Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 13 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 13

Donate

(Lượt xem: 1.907)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 13

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 1 tháng 6 năm 1999 tại Hương Cảng, file thứ 14, số lưu trữ: 19-012-0014)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên. Chúng ta ngay từ đầu đã đọc thấy:

Thái thượng viết:

Họa, phước không cửa vào,
Đều do người tự chuốc.
Việc báo ứng thiện, ác,
Như bóng luôn theo hình.

(Họa phúc vô môn,
Duy nhân tự chiêu.
Thiện ác chi báo,
Như ảnh tùy hình.)

Bốn câu này là nói tổng quát. Nói tổng quát những gì? Nói rằng hết thảy sự trang nghiêm của y báo, chính báo khắp các pháp giới trong tận cùng hư không đều không ra ngoài nguyên lý báo ứng này. Cuộc đời của mỗi người là nhân duyên quả báo [của người ấy], cho đến cả một thế giới hay vô số thế giới cũng đều [là nhân duyên quả báo] giống như vậy. Nguyên lý quan trọng này chúng ta nhất định phải thấu hiểu.

Toàn bộ phần còn lại của bản văn đều là sự chú giải của bốn câu này. Chúng ta hãy xem qua đoạn đầu tiên:

“Thị dĩ thiên địa hữu ty quá chi thần, y nhân sở phạm khinh trọng dĩ đoạt nhân toán. Toán giảm tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn, nhân giai ố chi, hình họa tùy chi.”

(Cho nên, trong trời đất có thần chủ trì việc xét lỗi, tùy theo chỗ phạm lỗi nặng nhẹ của người mà giảm toán. Toán giảm thì nghèo khó hao hụt, gặp nhiều buồn lo hoạn nạn, người người đều ghét bỏ, tai họa, hình phạt liền theo sau.)

Bài trước đã giảng đến chỗ này. Có rất nhiều vị quỷ thần trong trời đất phụ trách việc giám sát từ sự khởi tâm động niệm cho đến nói năng, hành động của hết thảy chúng sinh. Cho nên, hết thảy mọi điều thiện, hết thảy mọi điều ác, không chỉ là trong lời nói, việc làm, mà ngay cả khi vừa khởi tâm động niệm thì quỷ thần đều thấy biết. Không chỉ là thấy biết, mà đều có sự ghi chép lưu lại. Mỗi chúng sinh đều có một hồ sơ tư liệu hết sức hoàn chỉnh [ghi rõ việc thiện ác]. Đây không phải việc lừa người, không phải việc giả dối.

Quý vị thử xem trong xã hội thực tế hiện nay của chúng ta, theo cách làm việc của chính phủ thì mỗi người từ lúc sinh ra cho đến chết đi đều có hồ sơ tư liệu, là vì chính phủ [có trách nhiệm] quản lý địa phương. Các vị thiên thần, quỷ thần vì sao phải lưu giữ hồ sơ hoàn chỉnh [của mỗi người]? Vì địa phương chúng ta đang sống đây cũng thuộc sự quản lý của họ. Thành hoàng quản lý huyện thị này thì phải có hồ sơ tư liệu. Tư liệu của Thành hoàng so với tư liệu của chính phủ ở dương gian cũng phải hoàn chỉnh như vậy.

Địa phương của chúng ta cũng thuộc phạm vi cai quản của thiên thần. Trong kinh Phật có nói đến Đại Phạm Thiên Vương, Ma-hê-thủ-la Thiên Vương là những vị cai quản thế giới Ta-bà. Nói cách khác, ta là chúng sinh trong sáu đường, có rất nhiều vị cai quản chúng ta, chỉ là ta không biết họ. Cũng giống như xã hội hiện nay, chúng ta đang sống trong địa phương này, có các vị trưởng thôn, chủ tịch xã quản lý chúng ta. Cao hơn nữa lại có các vị ở chính quyền quận, huyện... Lại cao hơn nữa là các vị ở chính quyền thành phố, tỉnh... cho đến cao nhất là chính quyền trung ương. Cho nên, người [có trách nhiệm] quản lý chúng ta thật rất nhiều.

Các vị quỷ thần, thiên thần quản lý chúng ta so ra còn nhiều hơn, phức tạp hơn nữa, vậy có cách nào [thoát khỏi được] không? Ai khiến chúng ta đọa lạc vào trong ba cõi? Trong mười pháp giới thì các vị quỷ thần này không quản được đến các bậc A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ Tát, Phật Như Lai. Những bậc [giác ngộ] này quỷ thần không quản đến nổi. Vì sao không quản được? Vì các ngài đã đạt đến vô ngã.

Nói cách khác, còn bám chấp bản ngã thì còn bị các vị quỷ thần cai quản, [tu hành] đạt đến vô ngã thì các vị này không quản nổi. Các bậc như thế là: “Thân chơi ngoài ba cõi, không hệ lụy ngũ hành”, thiên thần, quỷ thần đều tôn kính. Đức Phật được tôn xưng là bậc thầy của hai cõi trời, người, ý nghĩa là ở chỗ này.

Bài văn Cảm ứng thiên [ngày nay] nhất thiết phải giảng vào chi tiết. Những người thời xưa có đọc sách, hoặc giới trí thức Trung quốc thì hầu như ai ai cũng từng đọc qua Cảm ứng thiên. Những người ấy ít nhiều đều có nền tảng Hán học, nên chỉ giảng qua hết bản văn một lần là đủ, không cần phải giảng lại chi ly, tường tận.

Người thời nay không đọc sách xưa, đối với các bản văn đời sau dùng lối “thiển văn ngôn” rõ ràng dễ hiểu cũng đều gặp khó khăn chướng ngại, không có ai giảng giải, chỉ bày. Đối với ý nghĩa [cảm ứng] này, sự thật này, hiện nay mang ra giảng thì họ cho rằng đầu óc chúng ta có vấn đề, rằng chúng ta mê tín. Họ đâu biết được rằng đây là sự thật, đây là lẽ chân thật?

Phật độ người hữu duyên. Sao gọi là hữu duyên? Là người chịu tin nhận, là người có khả năng lý giải, nhận hiểu. Người có thể tin nhận, đó là người có căn lành sâu vững. Có thể nhận hiểu, lý giải cũng là có căn lành sâu vững. Người có thể y theo lời Phật dạy vâng làm, đó là người có phước đức sâu dày. Chúng ta có duyên tiếp cận được với những lời răn dạy của thánh hiền, đó quả thật là “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” (trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được).

Trên đây đã nói rõ ý nghĩa câu “trong trời đất có thần chủ trì việc xét lỗi”. Đó là những vị chuyên trách soát xét [mọi hành vi thiện ác của chúng ta]. Trong xã hội hiện tại thì “chủ trì xét lỗi” như vậy chính là ngành công an, cảnh sát, những người phụ trách công việc điều tra.

Trong bản văn nói “tùy theo chỗ phạm lỗi nặng nhẹ của người”, đó là nghiêng về những việc làm xấu ác. Tùy theo người phạm tội nặng hay nhẹ, đối với tuổi thọ dài ngắn hay sự giàu nghèo của họ đều có thêm bớt, bù trừ. Người tu thiện tích đức thì phước báo được tăng thêm, tuổi thọ được lâu dài hơn. Người làm việc xấu ác thì tuổi thọ bị rút ngắn, phước báo cũng bị giảm trừ.

Cho nên, mỗi ngày chúng ta khởi tâm động niệm [như thế nào], tuổi thọ hay những điều họa phước của ta đều [tùy theo đó] có sự thêm bớt, bù trừ. Chỉ có điều là sự thêm bớt, bù trừ như thế thường có mức độ không lớn, cho nên về đại thể thì người áp dụng phương pháp đúng vẫn có thể đoán biết được khá chuẩn xác vận mạng của chúng ta. Như trong sách Liễu Phàm tứ huấn, ngay từ đầu ta đã thấy Khổng tiên sinh đoán vận mạng cho Viên Liễu Phàm, đoán rất chính xác. Đó là vì Liễu Phàm tuy mỗi ngày đều có tạo ác, nhưng việc ác không lớn, lại có làm thiện, nhưng việc thiện cũng không lớn. Do đó, mức độ thêm bớt, bù trừ vào vận mạng không lớn, có thể đoán trước được rất chính xác.

Nếu làm điều thiện lớn hoặc điều ác lớn thì vận mạng nhất định có thay đổi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm về sau gặp được thiền sư Vân Cốc, dạy cho ông [lẽ nhân quả tự làm tự chịu]. Ông nhận hiểu rõ ràng liền dứt ác tu thiện, vận mạng được thay đổi, phước báo tăng thêm, không phải trong vận mạng đã sẵn có như thế. Về tuổi thọ, Khổng tiên sinh đoán ông chỉ sống đến 53 tuổi, về sau sống được đến hơn 70 tuổi. Tuổi thọ tăng thêm, đó là hiệu quả của việc làm nhiều điều thiện.

Nếu như tạo nghiệp ác lớn, phước báo sẽ rút ngắn thời gian được hưởng, tuổi thọ cũng rút ngắn. Hồi Đệ nhị Thế chiến, quý vị đều thấy Hitler của nước Đức là người có phước báo rất lớn. Nếu ông ta không phát động chiến tranh, biết đem tâm hiền thiện đối đãi với tất cả nhân dân, thì tuổi thọ của ông ta rất lâu dài, phước báo không ai có thể sánh bằng. Nhưng ông ta có tâm bất thiện, giết chết rất nhiều người, số người bị hại cũng rất nhiều, phước báo một phen giảm thiểu, chỉ hơn mười năm đã hết sạch. Ông ấy lẽ ra có thể hưởng phước đến vài trăm năm chưa hết, lại chỉ hưởng được trong mười mấy năm; tuổi thọ lẽ ra rất lâu dài, nhưng cuộc chiến tranh ấy chưa kết thúc thì ông đã chết.

Đó là [kết quả của] những việc thiện lớn, những việc ác lớn, chúng ta đã xem xét. Trong xã hội hiện thực, chúng sinh hiện hữu khắp nơi chính là hiện tượng quả báo thực tiễn, là sự thật quả báo bày ra ngay trước mắt, nhưng chúng ta không thấy được. Không thấy được như vậy là vì ngu si, mê hoặc, điên đảo.

Nếu quý vị thấy ra được, đó là quý vị đã khai mở trí tuệ, đã có được sự cảnh giác cao, biết được phải tu sửa tâm tánh như thế nào, phải làm người như thế nào, biết trừ dứt mọi điều ác, làm mọi điều thiện. Được như vậy rồi mới thực sự đối trước chư Phật, Bồ Tát, đối trước lời răn dạy của các bậc thánh hiền xưa mà phủ phục lễ lạy, năm vóc đều sát đất, khâm phục bội phần, mới biết là những giáo huấn ấy nhất định phải tu học.

Cho nên, câu tiếp theo nói rõ sự thật một cách cụ thể: “toán giảm tắc bần hao” (toán giảm thì nghèo khó hao tổn). “Toán giảm” là những gì bị giảm? Đó là giảm phước báu, giảm tuổi thọ. Người làm việc ác, phước báo giảm thiểu còn ít ỏi thì phải nghèo khó. Hao là hao tổn, tiêu tán, mất mát. “Đa phùng ưu hoạn” (gặp nhiều buồn lo hoạn nạn) là nói về những điều gặp phải trong đời sống, [kẻ làm ác phải] gặp nhiều hung tai, hoạn nạn. Kẻ ấy sống trong xã hội bị người người ghét bỏ, đàn áp, đó là “nhân giai ố chi”.

Tiếp theo, “hình họa tùy chi” (hình phạt, tai họa liền theo sau) là nói người làm việc ác [phạm vào hình luật] phải chịu sự chế tài của luật pháp trong xã hội, đó là hình phạt. Tai họa là như chúng ta đang nói về thiên tai, nhân họa, kẻ làm việc ác sẽ thường gặp phải.

Nhưng vấn đề hiện nay nằm ở đâu? Chính là ở chỗ không nhận biết rõ ràng được thế nào là thiện, thế nào là ác, thật khó phân biệt. Nếu có thể phân biệt được lợi hại, thiện ác trong xã hội hiện nay, có thể xem là đó bậc thượng căn. Trong muôn ngàn người, nói thật ra rất khó tìm được năm ba người như thế! Tuyệt đại đa số mọi người đều không phân biệt được điều lợi hại, không hiểu rõ được điều thiện ác; đối với điều thiện cho là ác, đối với điều ác cho là thiện; đối với việc chân chính lợi lạc thì cho là có hại, đối với việc tai hại thì cho là có lợi. Quý vị có giảng giải [lẽ thật] với những người ấy thì họ không tin tưởng, không tiếp nhận, cho rằng những điều ấy đã lỗi thời, rằng quý vị mê tín. Hạng người như thế, trong kinh Phật gọi là “nhất-xiển-đề”.

Nhất-xiển-đề là phiên âm từ Phạn ngữ, nghĩa là “người không có căn lành”. Người không có căn lành thì chư Phật, Bồ Tát cũng không thể giúp đỡ, hỗ trợ. Vì sao không thể giúp đỡ? Vì họ không chịu tiếp nhận.

Những người có thể thực sự nhận thức phân biệt được giữa chân thật với hư vọng, chánh với tà, đúng với sai, thiện với ác, lợi với hại, trong kinh Phật gọi là bậc thượng căn. Chúng ta đích thực chỉ thuộc hàng hạ căn, căn cơ thấp kém, phải hết sức nỗ lực học tập mới mong được tăng trưởng, mới mong được vươn lên. Chúng ta bắt đầu từ chỗ thấp kém nhất trong hàng hạ căn, [nhờ nỗ lực tu tập] có thể vươn lên đến chỗ thấp kém nhất trong hàng thượng căn. Từ chỗ thấp kém trong hàng thượng căn, có thể vươn lên bậc trung bình. Tiếp tục nỗ lực tu học, công phu ấy sẽ không uổng phí, dần dần trải qua nhiều năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, chúng ta có thể vươn lên đến bậc cao trổi trong hàng thượng căn.

Đây chính là điều mà Đại sư Thiện Đạo trong chú giải Quán Kinh đã gọi là “ngộ duyên bất đồng” (gặp duyên khác nhau). Chúng ta có thể được gần gũi bậc thiện tri thức chân chính, có thể gần gũi chư Phật, Bồ Tát, đó là đại nhân duyên tốt đẹp, phải biết giữ gìn, phải biết nắm chắc, thời gian còn lại trong đời này nhất định phải tu tập có thành tựu.

Sự thành tựu ấy, trước hết là thấu hiểu triệt để về nguyên lý cũng như thực tiễn nhân duyên quả báo. Quý vị có thấu hiểu triệt để rồi mới có thể thực sự dứt ác tu thiện, mới biết quay đầu sửa lỗi hướng thượng. Quý vị không thể quay đầu hướng thượng là vì chưa thông suốt rõ ràng, không khắc phục được tập khí xấu ác, không lìa xa được ma chướng. Kinh Phật gọi những trường hợp như vậy là “thật đáng thương”.

Chúng ta đã giảng đến câu “hình họa tùy chi”. Trong sách Vị biên nêu ra một chuyện tích nói lên công năng hiệu quả của sự tu tập. Ở đoạn thứ hai của chuyện này trích dẫn kinh Hoa Nghiêm, phần trước đã giảng qua với quý vị nhưng chưa hết ý. Bây giờ, tôi tận dụng thời gian còn lại để bổ sung thêm một chút. Tôi sẽ đọc qua một lần đoạn trích dẫn này:

“Trong cõi Diêm-phù-đề, chúng sinh chịu năm sự uế trược, chẳng tu mười nghiệp lành, chuyên tạo các nghiệp ác: giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói ác độc, nói hai lưỡi, tham lam, sân hận, tà kiến; bất hiếu với cha mẹ, bất kính Tam bảo.”

Phần trước đã giảng đến đây, ý nghĩa thật hết sức sâu xa, sự tướng hết sức rộng lớn, rộng lớn đến khắp cùng pháp giới trong hư không.

Nói đến việc “bất hiếu với cha mẹ”, thử hỏi chữ “hiếu” có ý nghĩa gì? Liệu có bao người hiểu thấu? Trên giảng đường, tôi đã từng giảng qua ý nghĩa chữ này rất nhiều lần, nhưng với những ai không có cơ hội đến nghe thì cũng đành chịu. Ý nghĩa của một chữ “hiếu” này, đừng nói là phàm phu như chúng ta, dù chư Phật Như Lai có vì chúng ta giảng giải, cho đến hết thảy các đấng Như Lai đều hiện đến vì chúng ta giảng giải, giảng qua vô số kiếp, cũng không thể giảng hết ý nghĩa chữ này.

Ý nghĩa chữ “hiếu” bao quát khắp hư không pháp giới, là chân lý căn bản, vô lượng vô biên sự tướng đều nằm trong đó, làm sao có thể giảng nói hết được? Vậy ai có thể thực hiện đạo hiếu một cách trọn vẹn? Chỉ có các đấng Như Lai mới thực hiện được trọn vẹn đạo hiếu. Tôi đã từng nói rất nhiều lần, cho đến quả vị Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm sinh tướng vô minh chưa dứt sạch, nên vẫn chưa trọn vẹn đạo hiếu.

Phật pháp là gì? Phật pháp chính là đạo hiếu. Thành Phật là gì? Thành Phật chính là thực hiện trọn vẹn đạo hiếu. Phật pháp được xây dựng trên cơ sở đạo hiếu, từ khởi đầu cho đến kết thúc đều là thực hành đạo hiếu, chỉ là hết sức thực hành đạo hiếu mà thôi. Chúng sinh hiện tại không người dạy dỗ nên đâu biết được, mỗi sự khởi tâm động niệm, nói năng hành động của họ đều là bất hiếu với cha mẹ.

Lại nói đến việc “bất kính Tam bảo”. Tam bảo chính là bậc sư trưởng của chúng ta. Thời Phật tại thế, Phật là thầy của chúng ta. Phật không còn tại thế, Pháp là thầy của chúng ta. Nhưng Pháp phải có người trao truyền, phải có người hoằng hóa rộng ra. Truyền pháp, hoằng pháp chính là [việc của] Tăng bảo. Vì sao chư tăng được tôn xưng là bảo, là ngôi báu? Vì chư tăng là người truyền pháp, hoằng pháp. Truyền pháp là đem Giáo pháp của Như Lai truyền lại từ đời này sang đời khác, không để gián đoạn. Ngày nay chúng ta gọi đó là công việc dạy học, bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp để kế tục. Đó là truyền pháp.

Hoằng pháp là mang Phật pháp ra giới thiệu, phổ biến rộng rãi đến với quảng đại quần chúng, giúp cho hết thảy chúng sinh đều có thể tiếp cận được với những lời răn dạy trong Phật pháp, đều có thể đạt được những lợi ích chân thật từ Phật pháp.

Thực hiện công việc truyền pháp, hoằng pháp, đó là Tăng bảo. Như thế mới xứng được tôn xưng là “ngôi báu”. Chánh nghiệp của người xuất gia chính là những việc này. Người xuất gia không cần theo đuổi những công việc xã hội như từ thiện, phúc lợi. Đó không phải việc của người xuất gia. Người xuất gia phải lo việc dạy học, hoằng pháp. Người xuất gia không sở hữu tài sản, lấy gì để làm chuyện phúc lợi xã hội? Chuyện phúc lợi xã hội là việc của hai chúng tại gia, nam nữ cư sĩ. Quý vị nghĩ xem, đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi còn tại thế, du phương hoằng hóa đến nơi nào cũng đơn sơ chỉ ba tấm y, một bình bát, mỗi đêm ngủ dưới một gốc cây, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, nếu như ngài làm chuyện từ thiện xã hội thì lấy gì mà làm? Hoàn toàn không một xu dính túi! Cho nên, bổn phận của người xuất gia là hoằng truyền đạo pháp.

Xây dựng chùa chiền không phải bổn phận của người xuất gia. Vì sao vậy? Đức Phật Thích-ca Mâu-ni không xây ngôi chùa nào cả. Tinh xá Trúc Lâm, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên là do cư sĩ tại gia cúng dường. Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc người tại gia, chẳng phải người xuất gia. Người ấy phát tâm thỉnh Phật, thỉnh các vị đệ tử Phật đến an cư, đến giảng kinh thuyết pháp.

Do đó mà biết rằng, chư Phật, Bồ Tát, các bậc Tổ sư qua nhiều đời, đều chỉ tá túc nơi các đạo trường. Đạo trường không thuộc sở hữu các ngài. Bản thân các ngài không hề xây dựng đạo trường. Ý nghĩa đó tự thân đức Phật cũng đã nêu gương cho chúng ta. Ngài nêu lên một tấm gương hết sức sáng tỏ rõ ràng nhưng chúng ta vẫn không thấy được. Thật ngu si đến thế là cùng, còn nói chi đến chuyện thành tựu được gì?

Người xuất gia nếu phải tự mình xây dựng đạo trường thì làm thế nào? Chỉ đơn sơ lợp bằng cỏ tranh. Điều này kinh Phật có dạy, trong Giới kinh có ghi chép. Đệ tử đời sau hết thảy đều kém thể lực so với thời đức Phật. Vào thời đức Phật, [chư tăng] có thể ngủ dưới gốc cây ngoài trời. Chúng ta hiện nay không làm được, thân thể không có được thể lực như vậy, nên cần phải có chỗ che trú. Làm sao có chỗ che trú? Tự mình lên núi chặt năm ba cây nhỏ, dựng lều cỏ tranh. Đó là đạo tràng của người xuất gia. Tại Trung quốc, các vị tổ sư, đại đức ngày xưa đều làm theo cách ấy. Chúng ta phải ghi nhớ, đó là những khuôn mẫu tốt nhất để noi theo. Phải hướng thượng học tập, dứt trừ tham lam, sân hận, si mê, thành tựu giới, định, tuệ.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Về mái chùa xưa


Cảm tạ xứ Đức


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.126.33 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...