Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ mười »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ mười

Donate

(Lượt xem: 2.254)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ mười

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 29 tháng 5 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 11, số lưu trữ: 19-012-0011)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời quý vị xem phần chính văn Cảm ứng thiên. Câu thứ tư bắt đầu là: “Toán giảm tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn.” (Toán giảm thì nghèo khó hao tổn, gặp nhiều buồn lo hoạn nạn.) Đó là một câu mở đầu, nêu lên một vấn đề. Từ đây đến câu thứ 9 “toán tận tắc tử” (Toán giảm hết thì phải chết) đều là giảng rõ chi tiết về vấn đề này.

Những gì gọi là “toán”? Toán là tính toán, phán định, như ta thường nói là thêm bớt, bù trừ. Vận mạng tất nhiên là có. Do nghiệp đã tạo từ đời trước chiêu cảm mà có quả báo. Ví như trong đời này không làm được việc thiện rất lớn lao, hoặc không tạo nghiệp quá xấu ác, thì nói chung là vận mạng trong đời sẽ diễn ra chính xác như đã định trước. Điều này có một số người giải thích thành thuyết định mạng. Ngạn ngữ thì nói rằng: “Nhất sinh giai thị mạng, bán điểm bất do nhân.” (Việc trong một đời đều do vận mạng, chẳng có gì do người định đoạt.) Như thế đều là nói trong trường hợp không làm được việc thiện lớn lao, cũng không tạo nghiệp quá xấu ác.

Nhưng nếu người phát tâm làm việc thiện, phước báo trong “định mạng” của người ấy sẽ tăng thêm. Nếu làm việc xấu ác, phước báo đã có từ đời trước sẽ bị giảm bớt. Cho nên, mỗi ngày đều có sự thêm bớt, bù trừ. Mỗi ngày khi chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng hành động, [tùy theo thiện ác mà] đều có sự thêm bớt, bù trừ. Mức độ thêm bớt, bù trừ như thế thường không lớn, nên vận mạng một người vẫn có thể được người khác tính toán, đoán được phần nào chính xác.

Vận mạng mỗi người là như thế, của cả một gia đình cũng thế, cho đến của một đoàn thể, một quốc gia hay cả thế giới cũng đều như thế, không ra ngoài lẽ ấy. Quý vị thấy trên thế giới có rất nhiều nhà tiên tri, dự báo, nói về những điều lành dữ, họa phước của thế giới này. Cho nên nói chung, hết thảy đều có định số.

Định số của mỗi người không phải do Phật, Bồ Tát định sẵn, cũng không do thần minh định sẵn. Vậy ai là người định sẵn? Vận mạng của mỗi người chính là do tự thân người ấy tạo thành. Vận mạng của mỗi gia đình chính là do cả gia đình tạo thành, là cộng nghiệp của mọi người trong gia đình ấy. Vận mạng của thế giới là cộng nghiệp của tất cả mọi người trong thế giới ấy. Cứ xem một người làm những việc gì thì biết được quả báo của người ấy thế nào. Gieo nhân lành ắt được quả lành, gieo nhân ác nhất định chiêu cảm quả báo xấu. Đó là lẽ chân thật. Chư Phật, Bồ Tát xuất hiện giữa thế gian, chỉ thuần làm việc thiện, không có việc ác, đó cũng là không ra ngoài lẽ nhân quả chân thật.

Quý vị thấy người xưa giảng kinh Pháp Hoa có “nhất thừa nhân quả”, kinh Hoa Nghiêm có “ngũ chu nhân quả”, hết thảy đều không xa lìa định luật nhân quả. Cho nên trong Phật pháp nói rằng: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không.” (Muôn pháp đều là không, nhưng nhân quả thật có.)

Vì sao nhân quả là thật có? Vì sự chuyển biến của nhân quả là thật có. Nhân rồi biến thành quả, quả lại biến thành nhân [của quả] theo sau nữa. Nhân quả cứ thế mãi mãi xoay vần, mãi mãi lưu chuyển, cho nên nói nhân quả là thật có. Nghiệp nhân, quả báo như thế, những việc lành dữ, họa phúc mãi mãi xoay vần. Đó là sự tương tục thật có, là ý nghĩa quan trọng, là chân tướng sự thật.

Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải lìa hình tướng. Hình tướng của thế gian không được bám chấp, cho đến hình tướng trong Phật pháp cũng không bám chấp. Trong kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.” (Pháp còn phải buông xả, huống chi những điều không phải pháp.) Pháp ở đây là Phật pháp, Phật pháp mà còn phải buông xả. Đó là vì Phật pháp cũng do nhân duyên sinh ra. Các pháp do nhân duyên sinh ra đều không có tự tánh, ngay nơi tự thể như thế đã là không, rốt cùng đều không thể nắm bắt. Dù là pháp thế gian hay Phật pháp cũng không ra ngoài lẽ ấy. Cho nên, hết thảy đều không được bám chấp. Phân biệt, bám chấp đều là sai lầm. Nếu đạt được đến [cảnh giới] không phân biệt, không bám chấp, thì pháp thế gian với Phật pháp đều không sai khác.

Những ý nghĩa này, trong kinh điển Đại thừa có giảng rất nhiều. Chúng ta cần chú tâm nhận hiểu. Hết thảy hiện tượng đều phải chú tâm quan sát kỹ thì mới có thể thực sự được phần lợi ích, phá trừ si mê, mở ra giác ngộ, xa lìa khổ não, đạt đến an vui.

Chúng ta quan sát hoàn cảnh khái quát hiện nay, đời sống của cả thế giới này đều đang loạn động. Đáng sợ nhất là sự tạo nghiệp của chúng sinh. Nghiệp ác quá nhiều thì quả báo sẽ hiện ra ngay trước mắt.

Người xưa nói, người làm việc ác không gặp quả báo xấu trong hiện tại, không phải do không quả báo, chỉ là chưa đến lúc. Những sự thật như vậy trong quá khứ, lịch sử đều có ghi lại. Toàn bộ lịch sử đều là ghi chép những chuyện nhân duyên quả báo. Những hiện tượng [nhân quả] như vậy hiện nay cũng hiển hiện trước mắt chúng ta. Cứ xem tư tưởng, lời nói, việc làm của một người như thế nào, thì quả báo tương lai của người ấy là thiện hay ác, lành hay dữ, họa hay phước, chẳng phải đã hết sức sáng tỏ, rõ ràng rồi sao?

Những người trong quá khứ tu phước, đời này lại không biết tiếp tục tu phước, chỉ chuyên làm việc xấu ác thì phước báo dần dần giảm đi, đó gọi là “toán giảm”.

“Bần” là nghèo khó, tiền bạc mất mát. “Hao” là hao tổn, đến mức nghiêm trọng nhất thì cửa nhà tan nát, nhân mạng tiêu vong, cho đến đất nước diệt vong.

“Đa phùng ưu hoạn” là gặp nhiều buồn lo hoạn nạn, chính là đời sống của chúng ta ngày nay trong thế giới này.

Hai câu này chính xác là mô tả rõ ràng đời sống của ta hiện nay. Chúng ta trong đời quá khứ cũng xem là có tu tích một phần phước báo, đời nay làm việc ác, quả báo xấu chưa đến, vẫn còn phước báo ngày trước lưu lại được hưởng. Như vậy thì phước báo ngày trước tu tích cũng không ít. Do đó có thể biết được, nếu như chúng ta đời này không làm việc ác, nỗ lực làm lành, thì phước báo tạo được trong đời này nhất định sẽ còn hơn xa phước báo đang được hưởng.

Ý nghĩa này, nếu không phải người thực sự trải nghiệm thấu đáo thì dù quý vị có vì họ giảng nói họ cũng không tin. Vì sao không tin? Vì mê muội, hết sức mê muội. Sự mê muội đó không phải không có nguyên nhân. Đó là vì những gì họ nhìn thấy hoặc tiếp xúc hiện nay, xem ra không giống với lời dạy của người xưa. [Đối với họ,] lời dạy của người xưa giống như một kiểu lý tưởng, chẳng phải sự thật. Họ nhìn thấy sự thật không phải như vậy. Họ tin vào sự thật mà họ nhìn thấy.

Thật ra, cái nhìn của họ là sai lầm. Chúng ta có thể khẳng định họ sai lầm. Vì sao có thể khẳng định như vậy? Tâm thức người xưa tĩnh lặng, người thời nay thì nông nổi, nóng nảy nên tâm thức loạn động. Cũng tương tự như nước, khi mặt nước yên tĩnh thì phản chiếu rõ ràng như gương soi, mọi hình ảnh phản chiếu đều rõ ràng. Mặt nước nếu gợn sóng nhấp nhô thì mọi hình ảnh phản chiếu không còn rõ ràng được nữa. Từ ý nghĩa đó quý vị có thể suy ngẫm kỹ hơn để thấy, khi tâm thức thanh tịnh thì nhìn việc gì cũng thấy được rõ ràng. Tâm thức nông nổi, loạn động thì nhìn việc gì cũng thấy sai lầm.

Cho nên, chúng ta tin tưởng vào lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát, của các bậc hiền thánh xưa là dựa vào đâu? Là vì tâm các ngài đều thanh tịnh, không nhiễm ô như tâm chúng ta. Suy nghĩ trong lòng ta hiện nay như gió to sóng lớn, điều này mỗi người phải tự thấy rõ. Tâm thức chúng ta bị nhiễm ô nghiêm trọng, từ sáng đến tối toàn chạy theo những điều thị phi, nhân ngã. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, mỗi ngày đều tăng trưởng. Như vậy thì đối với nhân sinh, vũ trụ, ta làm sao có khả năng nhìn thấy rõ ràng? Chúng ta làm việc đều chạy theo những vọng tưởng, bám chấp của bản thân mình, lẽ nào lại không tạo ra nghiệp ác?

Ngày nay học Phật nếu muốn thành tựu, nếu muốn có chút lợi lạc, nhất định phải buông bỏ những thành kiến của tự thân, phải thừa nhận những thành kiến của riêng mình là sai lầm, phải gấp gấp quay đầu, hối cải lỗi lầm, hướng về giác ngộ, y theo lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát mà tu học, từ chỗ căn bản mà bắt đầu.

Trong Quán Kinh giảng về Tam phước, dạy chúng ta bắt đầu làm từ việc “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng, giữ tâm từ không giết hại, tu mười nghiệp lành”. Hỏi thế nào là hiếu, thế nào là dưỡng, chẳng ai biết cả! Lại hỏi thế nào là phụng sự, cũng chẳng ai biết cả! Hiện nay nhiều người nhìn vào mấy chữ này đều tự cho mình là hoàn hảo, rằng mình đã làm được, điều đó cũng chẳng có gì lạ. Những người ấy tự mình đều làm được, hết thảy đều làm rất tốt, đều làm rất trọn vẹn, vậy thì họ đã thành Phật, thành Bồ Tát rồi!

Ngày nay, ở thế gian này, có những người tự xưng là Phật này Phật kia tái sinh, là Bồ Tát này Bồ Tát nọ tái sinh, điều đó cũng không trách họ. Tự thân họ cho rằng mình đã thành Phật rồi. Trong kinh điển đức Phật dạy rằng, chư thiên ở cõi trời Tứ thiền, Tứ không tự cho rằng họ đã thành Phật, thành Bồ Tát. Hiện tại không cần phải lên đến cõi trời Tứ không, ngay tại đây những người ấy cũng đều thành Phật, thành Bồ Tát cả rồi! Thật là một sự nhận hiểu sai lầm!

Chữ hiếu, chữ dưỡng đều mang ý nghĩa sâu rộng, sâu rộng đến mức không có giới hạn, chúng ta liệu đã hiểu được bao nhiêu? Bồ Tát ở địa vị Đẳng Giác vẫn còn một phần sinh tướng vô minh chưa dứt hết, nên các ngài đối với hai chữ hiếu dưỡng vẫn còn một phần khiếm khuyết, chưa được trọn vẹn. Ý nghĩa như vậy mấy ai hiểu được? Chỉ khi chứng đắc quả Phật Như Lai thì việc hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng mới thực sự trọn vẹn. Do đó có thể biết rằng, nếu thực sự đem hết sức mình hiếu dưỡng, phụng sự thì người như thế đã đạt đến quả vị của bậc thánh nhân, mức thấp nhất cũng là địa vị Bồ Tát Sơ tín theo Viên giáo.

Theo tiêu chuẩn này mà nói, khi 88 phẩm kiến hoặc trong ba cõi chưa dứt trừ hết, thì đối với ý nghĩa hiếu dưỡng, phụng sự như Phật dạy quý vị chưa làm được gì cả. Quý vị có hiếu dưỡng, phụng sự, cũng chỉ là theo pháp thế gian, là việc nằm trong sáu đường luân hồi. Dứt trừ được hết 88 phẩm kiến hoặc, sự hiếu dưỡng, phụng sự của quý vị mới đúng theo tiêu chuẩn Phật dạy, mà là tiêu chuẩn thấp nhất. Quý vị có thể làm được vậy chăng?

Nếu như niệm Phật cầu vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc, thực sự được vãng sinh rồi, thì sự hiếu dưỡng, phụng sự của quý vị có thể nói đã đạt được một nửa. Đó là theo tiêu chuẩn Phật dạy. Thế nhưng quý vị niệm Phật, nhất tâm cầu sinh Tịnh độ, liệu có thực sự được sinh về Tịnh độ hay không? Nếu thực sự vãng sinh thì được. Nếu có niệm Phật nhưng không vãng sinh thì [chuyện hiếu dưỡng, phụng sự xem như] không được.

Vì sao [niệm Phật] không được vãng sinh? Quý vị phải suy ngẫm, nhất định phải dứt trừ hết những nguyên nhân khiến mình không được vãng sinh. Đại sư Trí Giả dạy ta phương pháp [làm được điều đó]. Chúng ta phải suy đi nghĩ lại cho thật kỹ lưỡng. Chư Phật, Bồ Tát thực sự có lòng từ bi rộng lớn vô biên, dùng phương pháp “Ngũ đình tâm quán” (Năm phép quán định tâm) giúp ta hỗ trợ việc tu tập, giúp ta phá trừ thị phi, nhân ngã, phá trừ những phiền não như tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn.

Chư Phật quả thật có phương pháp hay, chỉ có điều chúng ta lại không chịu làm. Nếu y theo phương pháp Phật dạy mà làm, ắt phải có hiệu quả, cho dù chưa dứt trừ hết phiền não ba độc [tham, sân, si], nhất định cũng hàng phục được, nghĩa là làm cho chúng giảm nhẹ đi. Phiền não giảm nhẹ thì trí tuệ tăng trưởng. Nếu quý vị không chịu một lòng hướng thượng nỗ lực tu học thì còn có phương pháp nào khác nữa?

Chúng ta vãng sinh phải đạt đến mức nào? Mức thấp nhất là Phẩm vị thứ năm [theo tông Thiên Thai, tức Chánh hành Lục độ]. Đại sư Trí Giả vì chúng ta thị hiện, khi ngài vãng sinh, các đệ tử thưa hỏi ngài vãng sinh phẩm vị thế nào, ngài đáp là vãng sinh Phẩm vị thứ năm. Phẩm vị thứ năm là sinh về nơi vẫn còn hai bậc phàm, thánh. Nói thật ra, Ngũ đình tâm quán hay Phẩm vị thứ năm [theo tông Thiên Thai], hết thảy chúng sinh đều có thể làm được. Đại sư Trí Giả dạy chúng ta phương pháp ấy, tự thân ngài lại nêu gương thực hiện và thành tựu phương pháp ấy, quả thật là lòng từ bi rộng lớn vô biên.

Chúng ta hãy bình tĩnh quan sát thế giới này, quan sát hoàn cảnh cuộc sống của chính mình, chúng ta ngày nay đúng thật là “gặp nhiều buồn lo hoạn nạn”. Người sống trong thế giới ngày nay, mấy ai có được cảm giác thân tâm an toàn? Sống trong thế giới không thấy an toàn, thật đáng thương, thật đau khổ biết bao. Đó là sự bất hạnh của chúng ta khi sinh vào thế giới loạn lạc này.

Trong thế giới đại loạn, chúng ta có thể đạt được sự an ổn thân tâm hay không? Câu trả lời là được. Nhưng chỉ trong Phật pháp, trong sự giáo dục của thánh hiền, chúng ta mới có thể đạt được điều đó. Cần phải thấu hiểu sự thật này. Phải tự biết mình từ đâu đến, sẽ đi về đâu; phải biết được mọi thứ nghiệp nhân quả báo khác nhau trong thế gian này, thì trong tâm ta mới được an ổn. Đó gọi là “lý đắc tâm an” (thông đạt lý lẽ thì tâm an ổn). Nhận hiểu rõ ràng thấu đáo được ý nghĩa chân lý thì tâm an ổn. Nếu ý nghĩa ấy, sự thật ấy quý vị không thấu hiểu rõ ràng, thì tâm quý vị làm sao có thể an?

Những điều này chúng ta nhất định phải biết, nhất định phải hiểu rõ, nhất định phải học hỏi.

Quý vị muốn nhận biết, muốn hiểu rõ ràng, nhưng không chịu học tập thì làm sao đạt được? Học rồi phải rèn tập. Rèn tập là ôn luyện và thực sự bắt tay thực hành. Có như vậy quý vị mới thực sự thể hội được.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Em Là Vì Sao Sáng


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.73.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...