Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 13 - Phẩm THÁNH HẠNH - Phẩm thứ bảy – Phần ba »»
Thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát ma-ha-tát trụ ở kinh Đại thừa Đại Bát Niết-bàn mà quán sát Tập đế?
“Thiện nam tử! Bồ Tát ma-ha-tát quán Tập đế ấy là nhân duyên của các ấm. Gọi là tập, ấy là quay lại luyến ái chỗ sở hữu. Luyến ái có hai loại: một là luyến ái tự thân, hai là luyến ái những thứ cần đến.
“Lại chia ra hai loại: một là khi chưa được năm món dục thì hết lòng mong cầu; hai là khi đã cầu được rồi thì cố chịu đựng mà mê đắm bám giữ theo.
“Lại chia ra ba loại: một là luyến ái ở Dục giới, hai là luyến ái ở Sắc giới, ba là luyến ái ở Vô sắc giới.
“Lại chia ra ba loại: một là luyến ái do nhân duyên nghiệp, hai là luyến ái do nhân duyên phiền não, ba là luyến ái do nhân duyên khổ.
“Người xuất gia bốn thứ luyến ái. Những gì là bốn? Một là y phục, hai là thức ăn uống, ba là đồ dùng nằm ngồi, bốn là thuốc thang trị bệnh.
“Lại chia ra năm loại, tức là tham đắm vướng mắc năm ấm. Tùy theo những thứ cần đến, hết thảy đều luyến ái vướng mắc, nếu phân biệt tính đếm sẽ thành ra vô số.
“Thiện nam tử! Luyến ái lại có hai loại: một là luyến ái thiện, hai là luyến ái bất thiện. Luyến ái bất thiện, chỉ có kẻ ngu mới cầu. Luyến ái thiện là chỗ cầu của các vị Bồ Tát. Về pháp luyến ái thiện, lại cũng chia ra hai loại: bất thiện và thiện. Người cầu Nhị thừa gọi là bất thiện, người cầu Đại thừa gọi là thiện.
“Thiện nam tử! Chỗ luyến ái của phàm phu gọi là tập, không gọi là đế. Chỗ luyến ái của Bồ Tát gọi là Thật đế, không gọi là tập. Vì sao vậy? Bồ Tát vì cứu độ chúng sanh nên thọ sanh, chẳng phải vì luyến ái mà thọ sanh.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như ở trong các kinh khác, Phật vì chúng sanh thuyết dạy rằng nghiệp là nhân duyên, hoặc dạy rằng lòng kiêu mạn, hoặc sáu xúc, hoặc vô minh là nhân duyên của năm ấm bạo phát. Hôm nay vì nghĩa gì mà khi thuyết giảng Bốn Thánh đế, chỉ riêng nói tánh luyến ái là nhân của năm ấm?”
Phật khen Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Như ông vừa nói, các nhân duyên đó chẳng phải làm ra, chẳng phải là nguyên nhân, chỉ vì năm ấm cần thiết phải có nhân nơi luyến ái.
“Thiện nam tử! Ví như vị đại vương nếu ra đi tuần du thì các vị đại thần, quyến thuộc đều phải theo hầu. Luyến ái cũng như vậy. Tùy chỗ có luyến ái, các kết sử cũng đều theo đến. Ví như cái áo trơn láng, khi có bụi liền bám vào, bám vào rồi liền dính mắc nơi áo. Luyến ái cũng như vậy. Tùy chỗ có luyến ái, các nghiệp kết cũng dính mắc ở đó.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như đất ẩm có thể sanh các mầm cây. Luyến ái cũng vậy, có thể sanh ra hết thảy các mầm nghiệp và phiền não.
“Thiện nam tử! Bồ Tát ma-ha-tát trụ ở kinh Đại Thừa Đại Bát Niết-bàn quán xét sâu xa sự luyến ái đó, nói chung có chín loại: Một là như món nợ chưa trả hết, hai là như người vợ La-sát, ba là như thân cây hoa đẹp có con rắn độc quấn quanh, bốn là như món ăn độc chẳng nên ăn nhưng phải gượng ăn, năm là như người đàn bà dâm đãng, sáu là như hạt ma-lâu-ca, bảy là như chỗ thịt lồi ra nơi ghẻ độc, tám là như trận gió bão, chín là như sao chổi.
“Sao gọi là như món nợ trả chưa hết? Thiện nam tử! Ví như người cùng khổ, nợ tiền người khác. Tuy có trả nợ, muốn cho hết nhưng vẫn chưa hết, nên người ấy phải bị giam trong ngục chưa được thả ra. Hàng Thanh văn, Duyên giác cũng vậy, do tánh luyến ái vẫn chưa hết nên không thể thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam tử! Đó gọi là như món nợ trả chưa hết.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như người vợ la-sát? Thiện nam tử! Ví như người lấy vợ là la-sát nữ. La-sát nữ ấy, mỗi khi sanh con rồi liền ăn thịt con. Ăn hết thịt con rồi lại ăn thịt chồng. Thiện nam tử! Luyến ái cũng như la-sát nữ kia, bám theo chúng sanh, sanh ra con là các căn lành, nhưng sanh ra rồi lại ăn hết. Ăn hết các căn lành rồi lại ăn cả chúng sanh, khiến họ phải đọa vào [những cảnh giới] địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như người vợ la-sát.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như thân cây hoa đẹp có con rắn độc quấn quanh? Ví như người ưa thích hoa đẹp, chẳng thấy nơi thân cây hoa ấy có mối nguy là con rắn độc, liền đến hái hoa. Hái rồi liền bị rắn cắn chết ngay. Hết thảy người phàm phu cũng đều như vậy, ham mê loài hoa là năm món dục, chẳng thấy mối nguy rắn độc là luyến ái, nên liền nhận lấy, bị con rắn độc luyến ái cắn mổ, chết đi đọa vào ba đường ác, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như thân cây hoa đẹp có con rắn độc quấn quanh.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như món ăn [có độc] chẳng nên ăn nhưng cũng gượng ăn? Ví như có người gặp món ăn [có độc] chẳng nên ăn nhưng cũng gượng ăn. Ăn xong đau bụng quặn ruột mà chết. Luyến ái cũng như món ăn độc kia, chúng sanh trong Năm đường tham đắm gượng ăn. Vì nhân duyên ấy nên phải đọa vào Ba đường ác, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như món ăn [có độc] chẳng nên ăn nhưng cũng gượng ăn.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như người đàn bà dâm đãng? Ví như kẻ ngu si cùng tư thông với người đàn bà dâm đãng. Người đàn bà ấy khéo dùng đủ cách vuốt ve chiều chuộng, giả cách thương yêu rồi chiếm lấy hết tiền bạc, tài sản của kẻ ngu si ấy. Khi lấy hết tiền rồi liền xua đuổi đi. Luyến ái cũng như người đàn bà dâm đãng kia, kẻ ngu si không có trí tuệ, tư thông với nó, liền bị chiếm đoạt hết thảy pháp lành. Pháp lành đã hết liền bị xua đuổi, đọa vào ba đường ác, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như người đàn bà dâm đãng.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như hạt ma-lâu-ca? Ví như hạt ma-lâu-ca, khi chim nuốt hạt ấy vào bụng rồi, nó theo phân chim mà rơi xuống đất. Hoặc nhân khi gió thổi bay đến bám ở phía dưới thân cây, rồi nảy nở lớn dần lên, quấn chặt quanh cây ni-câu-đà, khiến cây này không lớn lên được, cho đến phải khô chết. Luyến ái cũng như hạt ma-lâu-ca kia, nó [phát triển lên thì] trói chặt kẻ phàm phu, khiến những pháp lành không thể tăng trưởng, cho đến phải khô chết. Pháp lành đã khô chết rồi, sau khi mạng chung phải đọa vào ba đường ác, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như hạt ma-lâu-ca.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như thịt lồi ra trong ghẻ độc? Ví như người bị ghẻ độc đã lâu, trong ghẻ sanh ra thịt lồi. Người ấy phải siêng năng điều trị, không được buông thả. Nếu như buông thả, ghẻ độc liền lớn thêm, lại sanh trùng trong đó. Do nhân duyên ấy mà bỏ mạng. Năm ấm của người phàm phu ngu si cũng như ghẻ độc kia, trong đó sanh ra thịt lồi là luyến ái. Phải siêng năng điều trị chỗ thịt lồi luyến ái đó. Nếu chẳng điều trị, khi mạng chung sẽ đọa vào ba đường ác, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như thịt lồi ra trong ghẻ độc.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như trận gió bão? Ví như trận gió bão có thể dời non lật núi, nhổ bật rễ sâu của cây to. Luyến ái cũng như trận gió bão lớn kia, đối với cha mẹ mà sanh lòng dữ, có thể nhổ bật rễ sâu cây Bồ-đề vô thượng của những người như Đại trí Xá-lợi-phất, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như trận gió bão.
“Thiện nam tử! Sao gọi là như sao chổi? Ví như khi sao chổi xuất hiện thì trong thiên hạ, hết thảy nhân dân đều đói kém, bệnh hoạn, lại thêm mọi sự khổ não. Luyến ái cũng như sao chổi kia, có thể làm dứt hết thảy các hạt giống căn lành, khiến cho người phàm phu trở nên cô độc, cùng khổ, đói kém, sanh các bệnh phiền não, lăn lộn trong vòng sanh tử, chịu đủ mọi khổ não, chỉ trừ hàng Bồ Tát mà thôi. Đó gọi là như sao chổi.
“Thiện nam tử! Đại Bồ Tát trụ ở kinh Đại thừa Đại Niết-bàn quán sát luyến ái trói buộc có chín loại như thế.
“Thiện nam tử! Vì nghĩa đó nên những người phàm phu có khổ mà không có đế; hàng Thanh văn và Duyên giác có khổ, có khổ đế mà không chân thật. Các vị Bồ Tát hiểu rõ được khổ, không khổ, nên không khổ mà có chân thật.
“Những kẻ phàm phu có tập, không có đế; hàng Thanh văn và Duyên giác có tập, có tập đế. Các vị Bồ Tát hiểu rõ tập, không tập, nên không có tập mà có chân đế.
“Hàng Thanh văn và Duyên giác có diệt, không chân thật. Bồ Tát ma-ha-tát có diệt, có chân đế.
“Hàng Thanh văn và Duyên giác có đạo, không chân thật. Bồ Tát ma-ha-tát có đạo, có chân đế.
“Thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát ma-ha-tát trụ ở kinh Đại thừa Đại Bát Niết-bàn nhìn thấy diệt và diệt đế? Đó là nói dứt trừ hết thảy phiền não. Nếu phiền não dứt thì gọi là thường còn. Dập tắt lửa phiền não thì gọi là tịch diệt. Vì phiền não đã dứt nên được hưởng vui. Chư Phật, Bồ Tát vì cầu nhân duyên nên gọi là tịnh. Không còn trở lại trong hai mươi lăm cảnh giới hiện hữu nên gọi là xuất thế. Vì là xuất thế nên gọi là ngã, là thường. Đối với hình sắc, âm thanh, hương vị, cảm xúc, nam nữ, sanh trụ dị diệt, khổ vui, không khổ không vui... đều không chấp giữ tướng mạo, cho nên gọi là tất cánh tịch diệt, là chân đế. Thiện nam tử! Bồ Tát trụ ở Đại thừa Đại Bát Niết-bàn như vậy, quán xét Diệt thánh đế.
“Thiện nam tử! Bồ Tát ma-ha-tát trụ ở kinh Đại thừa Đại Bát Niết-bàn quán xét Đạo thánh đế như thế nào? Thiện nam tử! Ví như ở chỗ tối, nhờ có ánh đèn mà thấy được các vật lớn nhỏ. Bồ Tát ma-ha-tát cũng vậy, trụ ở kinh Đại thừa Đại Bát Niết-bàn, nhờ có Bát Thánh đạo mà thấy được hết thảy các pháp, đó là: thường, vô thường, hữu vi, vô vi, có chúng sanh, không có chúng sanh, vật, chẳng phải vật, khổ, vui, ngã, tịnh, bất tịnh, phiền não, chẳng phải phiền não, nghiệp, chẳng phải nghiệp, thật, chẳng thật, thừa, chẳng phải thừa, biết, chẳng biết, đà-la-phiếu, chẳng phải đà-la-phiếu, cầu-na, chẳng phải cầu-na, thấy, chẳng thấy, sắc, chẳng phải sắc, đạo, chẳng phải đạo, hiểu, chẳng hiểu. Thiện nam tử! Bồ Tát trụ ở Đại thừa Đại Bát Niết-bàn như vậy, quán xét Đạo thánh đế.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu Bát thánh đạo chính là Đạo thánh đế thì nghĩa chẳng hợp nhau. Vì sao vậy? Có khi Như Lai dạy rằng: Đức tin là đạo, có thể độ thoát các lậu.
“Có khi lại dạy rằng: Đạo là không phóng dật. Chư Phật Thế Tôn nhờ không phóng dật nên thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đó cũng là pháp trợ đạo của hàng Bồ Tát.
“Lại có khi dạy rằng: Tinh tấn là đạo. Như bảo A-nan rằng: Nếu người nào siêng tu tinh tấn ắt sẽ được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Hoặc có khi dạy rằng: Hãy quán thân niệm xứ. Nếu người nào chú tâm tinh cần tu tập pháp thân niệm xứ sẽ được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
“Hoặc có khi dạy rằng: Chánh định là đạo. Như Phật bảo Đại đức Ma-ha Ca-diếp rằng: Chánh định chân thật là đạo, không chánh định không phải là đạo. Nếu nhập chánh định mới có thể suy xét sự sanh diệt của năm ấm, không nhập chánh định không thể suy xét được.
“Hoặc có khi chỉ dạy một pháp, nếu người tu tập có thể làm cho chúng sanh thanh tịnh, dứt trừ hết thảy ưu sầu khổ não, dần dần chứng đắc Chánh pháp. Đó là pháp niệm Phật Tam-muội.
“Hoặc lại dạy rằng: Tu phép quán tưởng vô thường gọi là đạo. Như bảo các vị tỳ-kheo rằng: Nếu ai thường tu phép quán tưởng vô thường có thể thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Hoặc dạy rằng: Ở nơi trống không vắng lặng, ngồi một mình mà suy xét thì có thể nhanh chóng được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Có khi lại dạy rằng: Vì người khác giảng pháp, đó gọi là đạo. Nếu nghe pháp rồi, tức trừ dứt lưới nghi. Dứt nghi rồi sẽ được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Lại có khi dạy rằng: Trì giới là đạo. Như bảo A-nan rằng: Nếu ai tinh cần tu tập giữ gìn giới cấm, người ấy ắt sẽ vượt qua nỗi khổ lớn sanh tử.
“Hoặc có khi dạy rằng: Gần gũi bạn lành là đạo. Như bảo A-nan rằng: ‘Nếu gần gũi với thiện tri thức sẽ được đầy đủ giới hạnh thanh tịnh. Nếu có chúng sanh nào được gần gũi với ta, ắt sẽ được phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Có khi dạy rằng: Tu tâm từ là đạo. Người tu học đức từ, dứt các phiền não, được chỗ không còn xao động.
“Có khi dạy rằng: Trí tuệ là đạo. Như lúc trước Phật có vì tỳ-kheo ni Ba-xà-ba-đề mà dạy rằng: Này các vị, như các vị Thanh văn dùng gươm trí tuệ có thể chặt đứt các phiền não rỉ chảy.
“Hoặc có khi Như Lai dạy rằng: Bố thí là đạo. Như lúc trước Phật bảo vua Ba-tư-nặc rằng: ‘Đại Vương nên biết, thuở xưa ta thường làm nhiều việc bố thí rộng rãi. Nhờ nhân duyên ấy mà ngày nay được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Bạch Thế Tôn! Nếu Bát thánh đạo là Đạo đế thì các kinh nói như trên chẳng phải là sai trái hay sao? Nếu các kinh ấy không sai trái, vậy duyên cớ gì mà trong đó không dạy rằng Bát thánh đạo là Đạo thánh đế? Nếu trong đó không dạy, lẽ nào lúc trước Như Lai đã nhầm lẫn? Nhưng con biết chắc rằng chư Phật Như Lai từ lâu đã lìa xa mọi sự nhầm lẫn.”
Lúc ấy, đức Thế Tôn khen ngợi Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Nay ông vì muốn biết chỗ sâu kín trong kinh điển vi diệu Đại thừa của hàng Bồ Tát nên mới hỏi như vậy. Thiện nam tử! Những kinh như vậy, hết thảy đều thuộc về Đạo đế. Thiện nam tử! Như ta đã nói, nếu có người tin đạo, lòng tin đạo này là căn bản của đức tin, có thể trợ giúp cho đạo Bồ-đề. Vậy nên những lời ta dạy đó không có sự nhầm lẫn.
“Thiện nam tử! Như Lai khéo biết vô số phương tiện, vì muốn giáo hóa chúng sanh nên tạo ra đủ mọi cách thuyết pháp như vậy. Thiện nam tử! Ví như vị lương y thấu hiểu mọi thứ nguyên nhân gây bệnh của chúng sanh, liền tùy theo từng bệnh mà pha chế các món thuốc, cũng như biết rõ những thứ cấm kỵ đối với thuốc. Chỉ có nước là chẳng nằm trong những thứ cấm kỵ. Hoặc cho uống nước gừng, nước cam thảo, nước cây tế tân, nước đường phèn đen, nước a-ma-lặc, nước ni-bà-la, nước bát-trú-la, hoặc cho uống nước lạnh, nước nóng, nước nho, nước thạch lựu... Thiện nam tử! Vị lương y ấy biết rành các chứng bệnh của chúng sanh, dù có nhiều thứ cấm kỵ đối với thuốc nhưng nước chẳng hề bị cấm kỵ. Như Lai cũng thế, khéo biết phương tiện, chỉ nơi một tướng pháp mà tùy theo các chúng sanh nên phân biệt giảng thuyết đủ mọi thứ tên gọi hình tướng. Các chúng sanh kia đều tùy chỗ giảng thuyết của Phật mà nhận biết. Nhận biết rồi liền tu tập, dứt trừ phiền não, cũng như những người bệnh kia nhờ nghe theo lời dạy của vị lương y mà trừ dứt bệnh tật.
“Lại nữa, thiện nam tử! Như có người kia khéo hiểu được nhiều thứ tiếng khác nhau trong đại chúng. Mọi người trong đại chúng bị nóng khát, mỗi người đều kêu lên: ‘Tôi muốn uống nước. Tôi muốn uống nước.’ Người ấy liền lấy nước trong mát, rồi tùy theo ngôn ngữ của mỗi người mà nói rằng: Đây là nước, hoặc nói là ba-ni, uất-trì, sa-lỵ-lam, sa-lỵ, bà-da, cam lộ hay sữa bò. Người ấy dùng vô số tên gọi của nước để nói với đại chúng. Thiện nam tử! Như Lai cũng vậy, ngài đem một Thánh đạo mà vì các vị Thanh văn diễn thuyết đủ mọi cách, từ các pháp như tín căn cho đến Bát Thánh đạo.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như người thợ vàng, dùng một chất vàng mà tùy ý làm ra đủ các món xâu chuỗi, trang sức, như là kẹp, khóa, dây chuyền, vòng, xuyến, thoa, mão thiên quan, tỷ ấn... Tuy các món ấy đều khác biệt nhau, nhưng cũng không ngoài chất vàng. Thiện nam tử! Như Lai cũng vậy, dùng một đạo Phật mà tùy theo chúng sanh phân biệt đủ cách để vì họ giảng thuyết.
“Hoặc ngài dạy chỉ có một, đó là một đạo của chư Phật, không có hai.
“Hoặc lại dạy hai pháp, đó là định và tuệ.
“Rồi lại dạy có ba pháp, ấy là: kiến, trí và tuệ.
“Lại dạy bốn pháp: kiến đạo, tu đạo, vô học đạo, Phật đạo.
“Lại dạy có năm pháp: tín hành đạo, pháp hành đạo, tín giải thoát đạo, kiến đáo đạo, thân chứng đạo.
“Lại dạy có sáu pháp: Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, A-la-hán đạo, Bích-chi Phật đạo, Phật đạo.
“Lại dạy có bảy pháp: Niệm giác phần, Trạch pháp giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ giác phần, Trừ giác phần, Định giác phần, Xả giác phần.
“Lại dạy tám pháp là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
“Lại dạy chín pháp là Tám Thánh đạo và Tín.
“Lại dạy mười pháp là Mười sức.
“Lại dạy mười một pháp là Mười sức và Đại từ.
“Lại dạy mười hai pháp là Mười sức và Đại từ, Đại bi.
“Lại dạy mười ba pháp là: Mười sức, Đại từ, Đại bi và Niệm Phật Tam-muội.
“Lại dạy mười sáu pháp là: Mười sức, Đại từ, Đại bi, Niệm Phật Tam-muội và Ba chánh niệm xứ của chư Phật.
“Lại dạy hai mươi đạo là: Mười sức, Bốn đức chẳng sợ, Đại từ, Đại bi, Niệm Phật Tam-muội và Ba chánh niệm xứ...
“Thiện nam tử! Đạo này là một thể; ngày trước Như Lai vì chúng sanh mà phân biệt đủ mọi cách.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như một thứ lửa nhưng do chất đốt khác nhau nên có rất nhiều tên, như lửa cây, lửa cỏ, lửa cám, lửa trấu, lửa phân bò, phân ngựa... Thiện nam tử! Đạo Phật cũng vậy, chỉ có một không hai, nhưng vì chúng sanh mà phân biệt ra đủ mọi cách.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như chỉ một thức mà phân biệt nói là sáu. Như ở nơi con mắt thì gọi là nhãn thức, cho đến ở nơi ý cũng gọi tên khác đi như thế. Thiện nam tử! Đạo cũng như vậy, chỉ một không hai. Như Lai vì giáo hóa chúng sanh mà phân biệt đủ mọi cách.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như sắc pháp chỉ là một, nhưng chỗ thấy của mắt thì gọi là hình sắc, chỗ nghe của tai thì gọi là âm thanh, chỗ ngửi biết của mũi thì gọi là mùi hương, chỗ nếm biết của lưỡi thì gọi là vị nếm, chỗ nhận biết của thân thì gọi là xúc chạm. Thiện nam tử! Đạo cũng như vậy, chỉ một không hai. Như Lai vì giáo hóa chúng sanh mà phân biệt đủ mọi cách.
“Thiện nam tử! Vì nghĩa ấy cho nên lấy Bát thánh đạo mà gọi là Đạo thánh đế. Thiện nam tử! Bốn thánh đế này được chư Phật Thế Tôn tuần tự thuyết dạy. Nhờ nhân duyên đó, vô lượng chúng sanh được thoát khỏi sanh tử.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Có một lần trước đây, khi Phật ở trong rừng Thi-thủ bên bờ sông Hằng. Lúc ấy Phật cầm một nắm lá cây, hỏi chư tỳ-kheo rằng: ‘Lá cây ta đang nắm trong tay là nhiều hay lá của hết thảy cây cỏ trên mặt đất là nhiều?’ Chư tỳ-kheo đáp rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Tất cả những lá cây cỏ trên mặt đất là nhiều, không thể tính đếm. Những lá cây mà Như Lai nắm trong tay đó thật quá ít không đáng nói.’
“Lúc ấy, Phật dạy rằng: ‘Chư tỳ-kheo! Tất cả những pháp mà ta biết rõ, ví như [số lá của cây cỏ] mọc trên mặt đất. Những pháp mà ta vì chúng sanh thuyết dạy chỉ như số lá ta nắm trong tay.’ Bạch Thế Tôn! Theo lời Phật nói lúc ấy thì Như Lai rõ biết vô lượng các pháp. Nếu các pháp ấy đều nằm trong Bốn đế, như vậy đều là những pháp đã thuyết. Còn nếu chẳng nằm trong Bốn đế, thì lẽ ra phải có đến Năm đế!”
Lúc ấy, Phật khen ngợi Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Việc ông hỏi ta hôm nay đó có thể làm lợi ích, an ổn, khoái lạc cho vô lượng chúng sanh. Thiện nam tử! Các pháp như vậy thảy đều thâu nhiếp vào trong Bốn Thánh đế.”
Bồ Tát Ca-diếp lại hỏi: “Nếu các pháp ấy đều nằm trong Bốn đế, tại sao Như Lai nói rằng không có thuyết dạy?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Tuy là [có những pháp] nằm trong ấy, nhưng không gọi là đã thuyết dạy. Vì sao vậy? Thiện nam tử! Hiểu biết về Bốn Thánh đế, có hai bậc trí tuệ. Một là bậc trung, hai là bậc thượng. Bậc trung là trí tuệ của hàng Thanh văn, Duyên giác. Bậc thượng là trí tuệ của chư Phật, Bồ Tát.
“Thiện nam tử! Rõ biết các ấm là khổ, đó gọi là trí tuệ bậc trung. Phân biệt các ấm có vô lượng hình tướng, thảy đều là khổ, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết các nhập là cửa vào, cũng gọi là khổ, đó gọi là trí tuệ bậc trung. Phân biệt các nhập có vô lượng hình tướng, thảy đều là khổ, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết các giới, đó gọi là chỗ phân chia, cũng gọi là tánh, cũng gọi là khổ, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt các giới có vô số hình tướng, thảy đều là khổ, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết tướng hư hoại của sắc, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt các sắc có vô số tướng hư hoại, thảy đều là khổ, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết tướng nhận biết của cảm thọ, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt các cảm thọ có vô số tướng nhận biết, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết tướng nắm giữ của tưởng, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt tưởng ấy có vô số tướng nắm giữ, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết tướng tạo tác của hành, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt hành ấy có vô số tướng tạo tác, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết tướng phân biệt của thức, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt thức ấy có vô số tướng trí, đó không phải là chỗ biết được của hàng Thanh văn, Duyên giác, gọi là trí tuệ bậc thượng. Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết nhân duyên luyến ái có thể sanh ra Năm ấm, đó là trí tuệ bậc trung. Sự sanh khởi luyến ái vô lượng vô biên của một người đã là chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác không thể biết được, nhưng có thể biết được chỗ luyến ái sanh khởi như vậy của tất cả chúng sanh gọi là trí tuệ bậc thượng. Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Rõ biết chỗ diệt trừ phiền não, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt được các phiền não không thể đếm kể, chỗ diệt trừ phiền não lại cũng như vậy, không thể đếm kể, đó không phải chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác biết được, gọi là trí tuệ bậc thượng. Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Biết tướng của đạo thì có thể lìa phiền não, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt tướng của đạo vô lượng vô biên, chỗ lìa phiền não cũng vô lượng vô biên, đó không phải chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác biết được, gọi là trí tuệ bậc thượng. Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Hiểu biết Thế đế, đó là trí tuệ bậc trung. Phân biệt Thế đế là vô lượng vô biên, không thể đếm kể, đó không phải chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác biết được, gọi là trí tuệ bậc thượng. Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.
“Thiện nam tử! Tất cả các hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết-bàn tịch diệt, đó là Đệ nhất nghĩa, gọi là trí tuệ bậc trung. Biết Đệ nhất nghĩa là vô lượng vô biên, không thể đếm kể, đó không phải là chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác biết được, gọi là trí tuệ bậc thượng. Những nghĩa như vậy ta cũng chẳng hề thuyết trong kinh khác.”
Lúc ấy Đại Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Thế Tôn! Thế đế và Đệ nhất nghĩa đế mà Phật dạy đó, ý nghĩa như thế nào?
“Bạch Thế Tôn! Trong Đệ nhất nghĩa có Thế đế hay không? Trong Thế đế có Đệ nhất nghĩa hay không? Nếu có, tức chỉ là một mà thôi. Nếu không, chẳng phải Như Lai đã nói lời hư dối rồi sao?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Thế đế tức là Đệ nhất nghĩa đế.”
“Thế Tôn! Nếu như vậy tức là không có hai đế.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Có phương tiện khéo léo, tùy thuận chúng sanh mà dạy rằng có hai đế. Thiện nam tử! Nếu theo như lời nói, hẳn phải có hai pháp: một là pháp thế gian, hai là pháp xuất thế gian.
“Thiện nam tử! Chỗ hiểu biết của người xuất thế gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Chỗ hiểu biết của người thế gian gọi là Thế đế.
“Thiện nam tử! Năm ấm hòa hiệp thì gọi tên đó là người này, người kia. Chúng sanh phàm phu tùy theo đó mà gọi tên, gọi là Thế đế. Hiểu rõ trong các ấm không có những tên gọi người này, người kia; lìa khỏi các ấm cũng không có tên gọi người này, người kia; người xuất thế đối với hình tướng và thể tánh như thế có thể rõ biết, gọi là Đệ nhất nghĩa đế.
“Lại nữa, thiện nam tử! Có những pháp thật có và có tên gọi; hoặc có những pháp không thật có nhưng có tên gọi. Thiện nam tử! Pháp không thật có nhưng có tên gọi, đó là Thế đế; pháp thật có và có tên gọi, đó là Đệ nhất nghĩa đế.
“Thiện nam tử! Các pháp như bản ngã, chúng sanh, thọ mạng, tri kiến, dưỡng dục, trượng phu, người tạo tác, người thọ nhận, ảo ảnh lúc trời nóng, cảnh hóa thành, lông rùa, sừng thỏ, vòng lửa xoáy quanh, các ấm, giới, nhập... đó gọi là Thế đế. Khổ, Tập, Diệt, Đạo, đó gọi là Đệ nhất nghĩa đế.
“Thiện nam tử! Thế pháp có năm loại: một là danh thế, hai là cú thế, ba là phược thế, bốn là pháp thế, năm là chấp trước thế.
“Thiện nam tử! Sao gọi là danh thế? Kẻ nam, người nữ, bình bát, y phục, xe cộ, phòng ốc..., những thứ như vậy gọi là danh thế.
“Sao gọi là cú thế? Bốn câu thành một bài kệ, các bài kệ như vậy gọi là cú thế.
“Sao gọi là phược thế? Những việc như đóng cuốn, kết lại, trói buộc, chấp tay, đó gọi là phược thế.
“Sao gọi là pháp thế? Như đánh chuông nhóm tăng, nổi trống thúc quân, thổi vỏ ốc biết giờ, đó gọi là pháp thế.
“Sao gọi là chấp trước thế? Ví như nhìn ra xa thấy người mặt áo nhuộm, liền sanh ra tư tưởng chấp trước, nói đó là sa-môn, chẳng phải bà-la-môn. Như thấy có gút dây mà choàng trên thân liền nghĩ rằng: Đó là bà-la-môn, chẳng phải sa-môn. Như vậy, gọi là chấp trước thế.
“Thiện nam tử! Đó gọi là năm loại thế pháp. Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh nào đối với năm loại thế pháp ấy mà tâm không điên đảo, hiểu biết đúng như thật, đó gọi là Đệ nhất nghĩa đế.
“Lại nữa, thiện nam tử! Như đốt cháy, cắt đứt, chết mất, hư hoại, đó gọi là thế đế. Không đốt cháy, không cắt đứt, không chết mất, không hư hoại, đó gọi là Đệ nhất nghĩa đế.
“Lại nữa, thiện nam tử! Có tám tướng khổ gọi là Thế đế. Không sanh, không già, không bệnh, không chết, không chia lìa người thương yêu, không gặp gỡ kẻ oán cừu, không mong cầu chẳng được, không năm ấm bạo phát, đó gọi là Đệ nhất nghĩa đế.
“Thiện nam tử! Ví như một người có thể làm được nhiều việc, khi chạy đua thì gọi là vận động viên, khi cắt gặt lại gọi là thợ gặt, khi nấu ăn gọi là đầu bếp, khi làm những đồ gỗ thì gọi là thợ mộc, khi làm những đồ vàng bạc thì gọi là thợ kim hoàn. Một người như vậy có nhiều tên gọi.
“Pháp cũng như thế, thật chỉ là một nhưng có nhiều tên. Do cha mẹ hòa hợp sanh ra, đó gọi là Thế đế. Do Mười hai nhân duyên hòa hợp mà sanh, đó gọi là Đệ nhất nghĩa đế.”
Đại Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Thế Tôn! Thật đế mà Phật dạy đó, ý nghĩa như thế nào?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nói Thật đế đó, gọi là pháp chân thật. Thiện nam tử! Nếu pháp không chân thật chẳng gọi là Thật đế.
“Thiện nam tử! Thật đế không có sự điên đảo. Không có điên đảo mới gọi là Thật đế.
“Thiện nam tử! Thật đế không có sự hư dối. Nếu có hư dối không gọi là Thật đế.
“Thiện nam tử! Thật đế gọi là Đại thừa. Không phải Đại thừa không gọi là Thật đế.
“Thiện nam tử! Thật đế chính là lời Phật dạy, không phải thuyết của ma. Nếu là thuyết của ma, không phải thuyết của Phật thì không gọi là Thật đế.
“Thiện nam tử! Thật đế là chỉ một đạo thanh tịnh, không có hai.
“Thiện nam tử! Có thường, có lạc, có ngã, có tịnh, đó gọi là nghĩa của Thật đế.”
Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu lấy chân thật là Thật đế, thì pháp chân thật tức là Như Lai, là hư không, là tánh Phật. Nếu là như vậy thì Như Lai, hư không và tánh Phật đều không có khác biệt.”
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Có khổ, có đế, có chân thật; có tập, có đế, có chân thật; có diệt, có đế, có chân thật; có đạo, có đế, có chân thật.
“Thiện nam tử! Như Lai chẳng phải khổ, chẳng phải đế, là chân thật. Hư không chẳng phải khổ, chẳng phải đế, là chân thật. Tánh Phật chẳng phải khổ, chẳng phải đế, là chân thật.
“Văn-thù-sư-lợi! Nói rằng khổ là tướng vô thường, tướng có thể dứt đoạn, đó là Thật đế. Tánh Như Lai không phải khổ, không phải vô thường, không thể dứt đoạn, cho nên là chân thật. Hư không, tánh Phật cũng là như vậy.
“Lại nữa, thiện nam tử! Nói rằng tập là có thể làm cho năm ấm hòa hợp mà sanh, cũng gọi là khổ, cũng gọi là vô thường, là tướng có thể dứt đoạn, đó là Thật đế. Thiện nam tử! Như Lai chẳng phải là tánh tập như vậy, chẳng phải do nhân các ấm, chẳng phải tướng có thể dứt đoạn, cho nên là chân thật. Hư không, tánh Phật cũng là như vậy.
“Thiện nam tử! Nói rằng diệt là diệt trừ phiền não, cũng là thường, vô thường. Chỗ chứng đắc của hàng Nhị thừa gọi là vô thường. Chỗ chứng đắc của chư Phật gọi là thường, cũng gọi là pháp chứng, đó là Thật đế. Thiện nam tử! Tánh Như Lai chẳng gọi là diệt, có thể diệt trừ phiền não, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, không gọi là chứng biết, thường trụ không biến đổi, nên là chân thật. Hư không, tánh Phật cũng là như vậy.
“Thiện nam tử! Nói rằng đạo là có thể dứt trừ phiền não, cũng là thường, vô thường, là pháp có thể tu, gọi là Thật đế. Như Lai chẳng phải đạo, có thể dứt trừ phiền não, chẳng phải thường, vô thường, chẳng phải pháp có thể tu, thường trụ không biến đổi, nên là chân thật. Hư không, tánh Phật cũng là như vậy.
“Lại nữa, thiện nam tử! Nói chân thật đó, tức là Như Lai. Như Lai là chân thật. Chân thật đó, tức là hư không. Hư không là chân thật. Chân thật đó, tức là tánh Phật. Tánh Phật là chân thật.
“Văn-thù-sư-lợi! Có đau khổ, có nguyên nhân của đau khổ, có sự chấm dứt đau khổ, có cách đối trị đau khổ. Như Lai chẳng phải là khổ, cho đến chẳng phải là đối trị đau khổ, nên là chân thật, không gọi là đế. Hư không, tánh Phật cũng là như vậy.
“Khổ, ấy là pháp hữu vi, hữu lậu, không vui sướng. Như Lai chẳng phải hữu vi, chẳng phải hữu lậu, hồn nhiên sâu lắng an vui, là chân thật, chẳng phải đế.”
Văn-thù-sư-lợi lại bạch Phật: “Thế Tôn! Như Phật có dạy, không có điên đảo gọi là Thật đế. Nếu vậy, trong Bốn đế có Bốn điên đảo hay chăng? Nếu có, vì sao lại dạy rằng không điên đảo gọi là Thật đế, hết thảy điên đảo không gọi là chân thật?”
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Hết thảy pháp điên đảo đều nằm trong Khổ đế. Như chúng sanh nào có tâm điên đảo thì gọi là người điên đảo. Thiện nam tử! Ví như có người không nhận lời dạy bảo của cha mẹ và các bậc tôn trưởng, hoặc có nhận cũng không theo đó mà làm. Những kẻ như vậy gọi là điên đảo. Những kẻ điên đảo như vậy không thể không khổ, chính là khổ vậy.”
Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Như Phật có dạy, không hư dối tức là Thật đế. Nếu vậy, nên biết rằng hư dối hẳn không phải là Thật đế.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Tất cả hư dối đều vào trong Khổ đế. Như có chúng sanh nào dối gạt kẻ khác, do nhân duyên ấy đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ. Những pháp như vậy gọi là hư dối. Hư dối như vậy không thể không khổ, chính là khổ vậy. Đó là chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác và chư Phật Thế Tôn đều xa lìa không làm, nên gọi là hư dối. Sự hư dối như vậy, chư Phật và hàng Nhị thừa đều đã trừ dứt, nên gọi là Thật đế.”
Văn-thù-sư-lợi lại bạch Phật: “Như lời Phật dạy, Đại thừa là Thật đế, vậy nên biết rằng các thừa Thanh văn và Bích-chi Phật hẳn là không chân thật!”
Phật dạy: “Văn-thù-sư-lợi! Hai thừa ấy cũng là thật, cũng là không thật. Hàng Thanh văn, Duyên giác dứt trừ các phiền não nên gọi là thật. Vô thường chẳng trụ, là pháp biến đổi nên gọi là không thật.”
Văn-thù-sư-lợi nói: “Như Phật có dạy: Nếu là lời Phật thuyết thì gọi là thật, nên biết rằng lời ma thuyết hẳn là không thật. Bạch Thế Tôn! Như lời ma thuyết có thâu nhiếp vào trong Thánh đế hay chăng?”
Phật dạy: “Văn-thù-sư-lợi! Lời của ma thuyết thâu nhiếp vào trong hai đế là Khổ đế và Tập đế. Nói chung hết thảy những điều không phải Chánh pháp, không phải giới luật thì không thể làm cho người ta được lợi ích. Dù có thuyết giảng suốt ngày cũng chẳng ai nhờ đó mà thấy được khổ, dứt trừ nguyên nhân của khổ, chứng được chỗ dứt trừ đau khổ, tu tập đạo giải thoát. Đó gọi là hư dối. Hư dối như vậy gọi là thuyết của ma.”
Văn-thù-sư-lợi nói: “Như Phật có dạy, chỉ một đạo thanh tịnh, chẳng có hai. Những kẻ ngoại đạo cũng nói rằng: ‘Ta có một đạo thanh tịnh, chẳng có hai.’ Nếu nói rằng chỉ một đạo là Thật đế, thì so với ngoại đạo kia có gì khác biệt? Nếu không khác biệt thì không nên nói rằng chỉ một đạo thanh tịnh!”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Những kẻ ngoại đạo có Khổ đế, Tập đế, nhưng họ không có Diệt đế, Đạo đế. Trong chỗ không phải diệt mà nảy sanh tư tưởng cho đó là diệt, trong chỗ không phải đạo mà nảy sanh tư tưởng cho đó là đạo, trong chỗ không phải quả mà nảy sanh tư tưởng cho đó là quả, trong chỗ không phải nhân mà nảy sanh tư tưởng cho đó là nhân. Vì nghĩa ấy, họ không có một đạo thanh tịnh duy nhất không phân biệt.”
Văn-thù-sư-lợi bạch rằng: “Như lời Phật dạy: Có thường, có lạc, có ngã, có tịnh, đó là thật nghĩa. Những kẻ ngoại đạo lẽ ra là có Thật đế, còn trong Phật pháp lại không có. Vì sao vậy? Vì những kẻ ngoại đạo cũng nói rằng: ‘Các hành là thường.’ Thế nào là thường? Dù vừa ý hay không vừa ý, hết thảy các nghiệp báo đều phải nhận chịu chẳng hề sai mất. Nói vừa ý, đó là quả báo của Mười điều lành. Nói không vừa ý, đó là quả báo của Mười điều ác. Nếu nói rằng ‘các hành đều vô thường’, vậy người tạo nghiệp sau khi chết mất ở nơi này, còn ai lại ở nơi kia mà chịu quả báo? Vì nghĩa ấy nên các hành chính là thường. Nhân duyên sát sanh cũng gọi là thường!
“Bạch Thế Tôn! Nếu nói rằng ‘các hành đều vô thường’, thì kẻ giết hại và kẻ bị giết hại, cả hai đều là vô thường. Nếu là vô thường, vậy ai ở địa ngục mà chịu tội báo? Nếu nói chắc chắn có người chịu tội báo nơi địa ngục, thì nên biết rằng các hành thật chẳng phải vô thường.
“Bạch Thế Tôn! Chuyên tâm ghi nhớ cũng gọi là thường. Như chỗ ghi nhớ trong mười năm, thậm chí đến trăm năm cũng chẳng hề quên mất, cho nên là thường. Nếu là vô thường thì những việc đã thấy từ trước còn ai nhớ, ai nghĩ? Vì nhân duyên ấy, hết thảy các hành đều chẳng phải vô thường.
“Thế Tôn! Hết thảy mọi sự nhớ tưởng cũng gọi là thường. Như có người trước kia đã nhìn thấy rõ một người khác từ đầu đến chân. Về sau, nếu có gặp liền nhớ lại ngay. Nếu là vô thường thì những sự nhớ tưởng việc trước kia lẽ ra phải mất rồi!
“Thế Tôn! Các nghề nghiệp, việc làm, đều nhờ sự học hỏi, rèn luyện lâu ngày, như từ khi mới học phải trải qua ba năm, hoặc năm năm... mới được thông thạo, cho nên là thường.
“Thế Tôn! Trong phép tính toán, từ số một đến số hai, từ số hai đến số ba... cho đến số trăm ngàn. Nếu là vô thường, đáng lẽ số một ban đầu phải mất. Số một ban đầu nếu mất, làm sao có đến số hai? Như vậy chỉ thường có số một, rốt cùng cũng chẳng có số hai! Vì số một không mất mới có đến số hai, cho đến số trăm ngàn, vậy nên là thường.
“Thế Tôn! Như trong phép tụng đọc, phải đọc kinh A-hàm bộ thứ nhất, kế đến A-hàm bộ thứ nhì, rồi đến bộ thứ ba, thứ tư. Nếu là vô thường, thì việc đọc tụng rốt cùng không đến được bộ thứ tư. Vì có nhân duyên là sự tụng đọc tăng dần như vậy nên gọi là thường.
“Thế Tôn! Bình bát, y phục, xe cộ... cho đến người thiếu nợ, hình tướng trên mặt đất, núi sông, rừng rậm, cây cối cỏ lá làm thuốc, chúng sanh trị bệnh... thảy đều là thường, cũng lại như vậy.
“Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo đều nói rằng: ‘Các hành là thường.’ Nếu các hành là thường, tức là Thật đế!
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng có sự vui sướng. Vì sao biết được? Người thọ nhận, chắc chắn sẽ được quả báo vừa ý. Thế Tôn! Nói chung những người thọ nhận sự vui sướng chắc chắn sẽ được như vậy, đó là những cảnh giới Đại Phạm Thiên vương, Đại Tự Tại thiên, Thích-đề-hoàn-nhân, Tỳ-nữu thiên, cùng cõi người, cõi trời. Vì nghĩa ấy nên gọi là quyết định có sự vui sướng.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng có sự vui sướng, vì có thể khiến chúng sanh nảy sanh lòng mong cầu: kẻ đói mong cầu thức ăn, kẻ khát mong cầu thức uống, kẻ lạnh mong cầu được ấm, kẻ nóng mong cầu được mát, kẻ cực khổ mong cầu được nghỉ ngơi, kẻ mắc bệnh mong cầu được khỏi, kẻ tham dục mong cầu sắc đẹp. Nếu không có sự vui sướng, vì sao những kẻ ấy lại mong cầu? Bởi có kẻ mong cầu nên biết rằng có sự vui sướng.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng bố thí có thể được vui sướng. Người đời thích bố thí cho sa-môn, bà-la-môn, những kẻ bần cùng khốn khổ các món áo quần, thức ăn uống, đồ ngủ, thuốc thang, voi ngựa, xe cộ, hương bột, hương thoa, các thứ hoa, phòng ốc, nhà cửa, chỗ nương dựa, đèn đuốc... Làm đủ các việc bố thí như vậy là vì muốn rằng đời sau sẽ được quả báo vừa ý. Vì vậy nên biết rằng chắc chắn có sự vui sướng.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng vì có nhân duyên nên biết rằng có sự vui sướng. Như nói người được vui sướng là vì có nhân duyên nên gọi là cảm xúc vui sướng. Nếu không có vui sướng làm sao có nhân duyên? Như không có sừng thỏ, hẳn không có nhân duyên. Bởi có nhân duyên vui sướng, nên biết rằng có sự vui sướng.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng vì có các cảnh giới cao, thấp và trung bình nên biết là có sự vui sướng. Cảnh giới thấp được vui sướng là cảnh Thích-đề hoàn-nhân. Cảnh giới trung bình được vui sướng là cảnh Đại Phạm Thiên vương. Cảnh giới cao được vui sướng là cảnh Đại Tự Tại thiên. Bởi có ba cảnh giới cao, thấp và trung bình như vậy, nên biết rằng có sự vui sướng.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng có sự thanh tịnh. Vì sao vậy? Nếu không có sự thanh tịnh thì lẽ ra không khởi lòng tham muốn. Nếu có khởi lòng tham muốn, nên biết là có sự thanh tịnh.
“Lại có kẻ nói rằng: vàng, bạc, trân bảo, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, san hô, chân châu, ngọc bích, ngọc đá, suối nước chảy, ao tắm, ẩm thực, y phục, hoa hương, hương bột, hương thoa, đèn đuốc... những vật như vậy đều là pháp thanh tịnh.
“Lại nữa, có sự thanh tịnh, như nói năm ấm là vật chứa thanh tịnh, vì chứa những vật thanh tịnh như là người ta, chư thiên, các vị tiên, A-la-hán, Phật Bích-chi, Bồ Tát, chư Phật. Vì nghĩa ấy nên gọi là thanh tịnh.
“Thế Tôn! Có những ngoại đạo lại nói rằng có ngã, vì có sự nhìn thấy, có khả năng tạo tác. Ví như có người vào nhà thợ gốm, tuy chẳng thấy người thợ ấy nhưng nhìn thấy những đồ nghề làm gốm liền biết chắc rằng nhà ấy có thợ gốm. Cái ngã cũng vậy, do thấy hình sắc nên biết rằng có ngã. Nếu không có ngã thì ai nhìn thấy hình sắc? Nghe biết âm thanh cho đến tiếp xúc với các pháp, cũng là như thế..
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Do hình tướng mà biết được. Những gì là hình tướng? Hơi thở nhanh chậm, con mắt nhìn nháy, mạng sống, đem lòng nhận chịu những sự đau khổ, vui sướng, tham lam, mong cầu, giận dữ. Những pháp như vậy đều là hình tướng của ngã. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã là vì biết phân biệt mùi vị. Như có người ăn trái cây, nhìn thấy đã biết được vị. Vì thế nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Vì thực hiện được các công việc. Như cầm liềm có thể cắt cỏ, cầm rìu có thể đốn cây, cầm bình chứa nước, lên xe có thể cưỡi đi... Những việc như vậy là do cái ngã có khả năng thực hiện. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Ngay khi sanh ra đã muốn được bú mớm, là do thói quen từ đời trước. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Vì có sự hòa hiệp làm lợi ích cho những chúng sanh khác. Ví như bình bát, y phục, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa, núi rừng cây cối, voi, ngựa, bò, dê. Những vật như vậy, nếu hòa hiệp hẳn có lợi ích. Năm ấm trong thân người cũng vậy, từ con mắt cho đến các giác quan khác nếu hòa hợp hẳn có lợi ích cho người. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Là vì có những pháp ngăn che. Như có vật nên có ngăn che, chướng ngại. Nếu không có vật thì không có ngăn che. Nếu có ngăn che thì biết là có ngã. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Lại nữa, nói có ngã, vì sao biết được? Vì có sự phân chia ra cùng nhóm, không cùng nhóm. Thân thiết và không thân thiết, đó chẳng phải cùng nhóm. Chánh pháp, tà pháp cũng chẳng phải cùng nhóm. Trí và vô trí, cũng chẳng phải cùng nhóm. Sa-môn, chẳng phải sa-môn; bà-la-môn, chẳng phải bà-la-môn; con, chẳng phải con; ngày, chẳng phải ngày; đêm, chẳng phải đêm; ngã, chẳng phải ngã... những pháp như vậy là cùng nhóm và không cùng nhóm. Bởi vậy nên biết rằng nhất định có ngã.
“Thế Tôn! Những kẻ ngoại đạo dùng đủ cách để nói rằng có thường, lạc, ngã, tịnh. Nên biết rằng nhất định có thường, lạc, ngã, tịnh. Thế Tôn! Vì nghĩa ấy nên những kẻ ngoại đạo cũng có thể nói rằng: Ta có chân đế.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nếu có vị sa-môn, bà-la-môn nào có thường, có lạc, có ngã, có tịnh, họ chẳng phải là sa-môn, bà-la-môn. Vì sao vậy? Vì mê muội nơi sanh tử, lìa xa bậc Đại đạo sư thông hiểu tất cả. Hạng sa-môn, bà-la-môn ấy chìm đắm trong các dục, vì pháp lành của họ bị yếu ớt, mất đi. Những kẻ ngoại đạo này bị trói buộc trong ngục tù của tham dục, sân khuể và ngu si, cam tâm hưởng thụ sự vui sướng [giả tạm].
“Những kẻ ngoại đạo ấy tuy biết rằng nghiệp quả tự làm tự chịu, nhưng chưa thể lìa xa pháp xấu ác. Những kẻ ngoại đạo ấy không tự sanh sống theo Chánh pháp, chánh mạng. Vì sao vậy? Vì không có lửa trí tuệ nên không thể tiêu trừ.
“Những kẻ ngoại đạo ấy tuy tham đắm vướng chấp nơi năm món dục lạc ở hàng cao quý tốt đẹp nhưng lại có rất ít pháp lành, vì không siêng năng tu tập. Những kẻ ngoại đạo ấy tuy muốn đạt được giải thoát chân chánh nhưng không giữ đúng theo giới luật nên không thể thành tựu.
“Những kẻ ngoại đạo ấy tuy muốn được vui sướng nhưng không thể cầu được nhân duyên của sự vui sướng; tuy chán ghét mọi khổ não nhưng việc làm chưa thể lìa xa những nhân duyên gây đau khổ.
“Những kẻ ngoại đạo ấy tuy bị con rắn độc bốn đại buộc trói, nhưng vẫn còn làm việc buông thả, không thể cẩn thận. Những kẻ ngoại đạo ấy bị vô minh che lấp, lìa xa các bạn lành, vui thích ở trong đám lửa lớn hừng hực của Ba cõi vô thường mà không thể thoát ra.
“Những kẻ ngoại đạo ấy mắc phải bệnh nan y phiền não nhưng lại không cầu tìm bậc lương y có trí tuệ lớn. Những kẻ ngoại đạo ấy, trong tương lai sẽ trải qua đường xa hiểm trở vô cùng, nhưng không biết tích lũy các pháp lành để làm hành trang, lương thực mang theo, tự làm tốt đẹp cho mình.
“Những kẻ ngoại đạo ấy thường bị hại bởi tai họa độc địa và dâm dục nhưng họ lại ôm giữ lấy đám sương độc năm món dục; tuy có lòng sân hận bốc cao nhưng lại gần gũi những người bạn xấu.
“Những kẻ ngoại đạo ấy thường bị vô minh che lấp nhưng lại tìm cầu những pháp tà ác. Những kẻ ngoại đạo ấy thường bị những tà kiến mê hoặc nhưng trong chỗ ấy lại nảy sanh tư tưởng thân thiện.
“Những kẻ ngoại đạo ấy cầu được ăn trái ngọt nhưng lại gieo hạt giống đắng. Những kẻ ngoại đạo ấy ở trong nhà tối phiền não nhưng lại lìa xa ngọn đuốc sáng trí tuệ lớn.
“Những kẻ ngoại đạo ấy, tuy khổ bức vì cơn khát phiền não nhưng lại uống vào thứ nước mặn là các món tham dục. Những kẻ ngoại đạo ấy trôi dạt chìm đắm trong dòng sông lớn sanh tử không bờ bến nhưng lại lìa xa vị thuyền sư giỏi nhất.
“Những kẻ ngoại đạo ấy mê hoặc, điên đảo, nói rằng các hành là thường. Các hành nếu là thường thì thật là vô lý!
"O good man! How does the Bodhisattva-mahasattva, abiding in the teaching of the Mahayana Mahaparinirvana, meditate on the cause of suffering? O good man! The Bodhisattva- mahasattva understands that the cause of suffering is grounded in the causal relations of the skandhas. We speak of the "cause of suffering". This corresponds to "love of what exists." There are two loves [desires, cravings]. One is the love that loves one’s own self; the other is the love that loves what is possessed. There are two further kinds. A person seeks, head and foot, to gain the objects of the five desires [objects of the five sense-organs, and wealth, lust, food, fame, and sleep] which he does not possess. Once he has gained them, he obstinately clings to them. Also, there are three kinds: 1) love of desire, 2) love of form, and 3) love of non-form [i.e. the realms of 1) the kamadhatu 2) the rupadhatu, and 3) the arupadhatu]. Additionally, there are three kinds, which are: 1) love of the causal relations of karma, 2) love of the causal relations of defilement, and 3) love of the causal relations of suffering. Bhiksus have four kinds of love. What are the four? These are: 1) clothing, 2) food, 3) bedding, 4) decoctions. Also, there are five kinds. A person greedily clings to the five skandhas and to all that he uses. There are innumerable and boundless varieties of discrimination and presumption. O good man! There are two kinds of love, which are: 1) love of good, and 2) love of non-good. The love of non-good is the love of the common mortal and the ignorant; the love of Wonderful Dharma is what the Bodhisattva seeks. The love of Wonderful Dharma is of two kinds: 1) non-good and 2) good. Those following the two vehicles are those of the non-good; those who pursue the Mahayana are those of the good. O good man! The love of common mortals is the "cause of suffering" [“samudaya”] and is not "truth" [“satya”]. The love of the Bodhisattva is called the truth of the cause of suffering, but not the cause of suffering. Why? Because he gains birth in order to save beings. He does not gain birth for the sake of love [i.e. out of selfish craving]."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The Buddha-World- Honoured One speaks in other sutras about karma and says that karma constitutes causal relations. For example, you speak about arrogance, or the six touches, or ignorance, and say that these have bearings on the burning urge of the five skandhas. Now, you speak of the Four Noble Truths. But why is it that only love [selfish craving] is the cause of the five skandhas?" The Buddha praised Kasyapa, saying: " Well said, well said, O good man! What you say cannot be classed as "non-cause". Only, the five skandhas are always based on love [craving]. O good man! This is like the situation of a great king. When he goes on a tour of inspection, all his ministers and relatives follow him. The case of love is the same. Where craving goes, all the bonds of defilement also follow in its train. For example, it is like oily clothing, which picks up dust, and whatever comes into contact with it remains there. It is the same with craving. As craving increases, there come about karmic bonds [“bandhana” - the bonds of defilement]. Also, next, O good man! For example, it is as in the case of wet ground, where a bud can easily come out. The same with craving. It easily calls forth the bud of the defilement of karma.
"O good man! As the Bodhisattva-mahasattva, abiding in the teaching of this Mahayana Mahaparinirvana, meditates deeply on this craving, [he sees] there are nine kinds, which are: 1) craving like an unpaid debt, 2) like a female rakshasa [flesh-eating demon], 3) like a beautiful flower in which nests a viper, 4) hateful gluttony, which is harmful and which one, by force, means to have [insists on having], 5) like a lustful woman, 6) like the "maruka" [“mallika”] seed, 7) like the stubborn flesh of a boil, 8) like a storm, and 9) like a comet.
"Why do we say that craving is like an unpaid debt? O good man! For example, it is as in the case of a poor woman who has borrowed money from others and has to pay back the debt. She wishes to pay the money back, but cannot. She gets sent to prison and cannot get free. The same is the case with sravakas and pratyekabuddhas. As there is a remaining taint of craving, they cannot attain unsurpassed Enlightenment. O good man! This is why we say that it is like an outstanding debt.
"Why do we say that craving is like a rakshasa woman? O good man! As an example, there is a man who gains a rakshasa woman as his wife. The rakshasa woman gives birth to a child. But after it is born, she devours it. Having devoured it, she also devours her own husband. O good man! The rakshasa woman of craving is also like this. All beings gain good children. But as they are born, they get devoured. When the good child is eaten, craving eats beings and gives them life in the realms of hell, animals, and hungry ghosts. The Bodhisattva alone is an exception. That is why we say "as in the case of a rakshasa woman."
"O good man! Why do we say that a viper lives in a beautiful flower? For example, a man, by nature, loves beautiful flowers. He does not notice a worrying viper anywhere about. He steps forth, catches hold of the flower, gets bitten by the viper and dies. The same is the case with all common mortals. They devour the flowers of the five desires. This craving, not seeing the viper within craving, takes hold of them. Bitten by the viper of craving, they die and get reborn in the unfortunate realms. It is otherwise with the Bodhisattva. That is why we say that it is as in the case of a beautiful flower in which a viper lives.
"O good man! Why do we say that, perforce, we partake of what is not helpful? For example, there is a man here who partakes of what is of no help. Having partaken, he gets a pain in his stomach, suffers from loose bowels [diarrhoea], and dies. The same with the food of craving. All the beings of the five reallms cling to gluttony. As a result, they get reborn in the three evil realms, except for the Bodhisattva. This is why we speak of "eating what is not helpful" .
"O good man! How is it that things go as with a lustful woman? For example, an ignorant person befriends a lustful woman, who skilfully feigns and flatters and shows familiarity, and takes away all that person's money and wealth. When these have all gone, the woman abandons the man. So do things go with the lustful woman of craving. The dull and those who have no wisdom befriend such. This woman of craving deprives one of everything good. When the good comes to an end, craving drives one away into the three evil realms, excepting the Bodhisattva. This is why we say that things go as with a lustful woman.
"O good man! Why is craving like a maruka [wisteria] seed? For example, a bird may peck at it and it may fall to the ground, beside droppings, or it may be carried by the wind to beneath a tree, where it grows and winds itself around a niagrodha, so that the tree cannot grow and finally dies. The same with the maruka seed of craving. It winds itself around the good done by common mortals and finally causes it to die away. [The good] having died, it [the common mortal] ends up in the three unfortunate realms, except for the Bodhisattva. This is why we say that things obtain as in the case of the maruka.
"O good man! How is craving like the stubborn flesh of a boil? When a boil exists for a long time, stubborn flesh comes about. The person patiently tries to cure it and the thought of it never leaves his mind. If the person does allow it to leave his mind, the stubborn flesh increases and worms come about. As a result, the man dies. It is the same with the boils of common mortals and the ignorant. Craving grows into stubborn flesh. One has to make effort and cure this stubborn flesh of craving. If one does not, when one's life ends, the three unfortunate realms await one. But the Bodhisattva is not amongst this number. That is why we say that it is like the stubborn flesh of a boil.
"O good man! How is it like a storm? For example, it is as when a storm shatters a mountain, flattens peaks, and uproots deep-rooted trees. The same with the storm of craving. One [might] gain an evil mind against one’s parents and uproot the root of Enlightenment as of the greatly learned Shariputra, which is unsurpassed and firm. Only the Bodhisattva is not of this number. That is why we say it is like a storm.
"O good man! Why is it like a comet? For example, when a comet appears, famine and illness increase and people become lean through illness and suffer from worries. The same with the comet of craving. It indeed cuts off all the seeds of good and makes common mortals suffer from loneliness, famine, and the illness of defilement, making them repeat birth and death and suffer from various sorrows. Only the Bodhisattva is not amongst their number. This is why we say that things proceed as in the case of a comet. O good man! There are nine kinds of meditation on the bond of craving by a Bodhisattva-mahasattva who abides in the teaching of Mahayana Mahaparinirvana.
"O good man! Thus, common mortals have suffering, and lack truth. Sravakas and pratyekabuddhas have suffering, the truth of suffering, but lack in truth. All Bodhisattvas see that suffering has no suffering. Hence, there is no suffering [for them]; what there is is “Paramartha-satya” [Ultimate Truth]. All common mortals have the cause of suffering and no truth. Sravakas and pratyekabuddhas have the cause of suffering and the truth of the cause of suffering. All Bodhisattvas see that the cause of suffering has no cause of suffering; and yet, there is “Paramartha-satya”. Sravakas and pratyekabuddhas have extinction, which is not truth. The Bodhisattva-mahasattva has extinction and “Paramartha-satya”. Sravakas and pratyekabuddhas have the Way, but not the truth. The Bodhisattva-mahasattva has the way and “Paramartha-satya”.
"O good man! How does a Bodhisattva-mahasattva abide in the Mahayana Mahaparinir- vana and see extinction and the truth of extinction? He extirpates defilement [“asravas”]. If defilement is cut out, this is called the Eternal. When the flame of defilement is extinguished, what there is is silence and extinction. When defilement is annulled, bliss arises. All Buddhas and Bodhisattvas seek causal relations. So we say "pure". And again, there arise the 25 existences. Hence, we say "supramundane". Being supramundane, we say "Self". There is nothing more ever again of the external expressions of colour, voice, smell, taste, touch, etc.; or male, female, birth, life, death, suffering, bliss, non-suffering or non-bliss. Hence, the ultimate extinction is “Paramartha-satya”. O good man! The Bodhisattva thus abides in the Mahaparinirvana of Mahayana, and meditates on the Noble Truth of Extinction.
"O good man! How does a Bodhisattva-mahasattva abide in the Mahaparinirvana of Mahayana and meditate on the holy truth of the Way? O good man! It is as when, with light, we can see small things in the darkness. The same is the case with the Bodhisattva- mahasattva. Abiding in the Mahaparinirvana of Mahayana and [following] the Noble Eightfold Path, he sees all things. This is seeing the Eternal versus the non-Eternal, the created versus the non-created, created beings versus non-created beings, thing versus non-thing, Suffering versus Bliss, Self versus non-Self, Pure versus non-Pure, defilement versus non-defilement, karma versus non-karma, true versus not-true, vehicle versus non-vehicle, to know versus not-to-know, dravya versus non-dravya, guna versus non-guna, drsti [views] versus adrsti, rupa [form] versus arupa [non-form], Way versus non-Way, and understanding versus non-understanding. O good man! The Bodhisattva, thus abiding in the Mahaparinirvana of Mahayana, meditates on the Noble Truth of the Way."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! If one says that the Noble Eightfold Path is the Noble Truth of the Way, this does not make sense. Why not? The Tathagata has spoken about faith, and called it the Way. Thus, all “asravas” were to be done away with. At times, you said that non-indolence was the way and that through this the All-Buddha-World-Honoured One attained unsurpassed Enlightenment, and that this was the teaching of the assisting way of a Bodhisattva. At one time you said to Ananda: " If one makes effort, one attains unsurpassed Enlightenment." At another time, you said: "Meditate on the impurity of the body [“kayasmrtyupasthana”]. If one concentrates one’s mind and practises this meditation of the body, one will attain unsurpassed Enlightenment." At another time, you said: "Right dhyana is the Way. It is as was said to Mahakasyapa. Right dhyana is truly the Way. Non-right dhyana is not the Way. When one enters dhyana, one meditates on the birth and death of the five skandhas. Without entering dhyana, one cannot meditate." Or you spoke about a single Dharma and said that if one thoroughly practises the Way, this will purify one, will drive away apprehension and worry, and one will attain Wonderful Dharma;
this is the Buddha Meditation Samadhi. Or you said: "Meditating on the impermanent is the Way. This is as I say to the bhiksus. One who meditates on impermanence will well attain unsurpassed Enlightenment." Or you said: "If one sits alone in an empty, quiet forest abode and meditates, one will indeed attain unsurpassed Enlightenment." Or, at another time, you said: " Speaking to others about the Way is the Way. Having heard Dharma, doubt disappears. If doubt disappears, one will attain unsurpassed Enlightenment." Or, at another time, you said: " Upholding the precepts is the Way. This is as was told to Ananda. If one faithfully upholds the precepts, one crosses the sea of great suffering of birth and death." Or, at another time, you said: "Coming into close proximity to a good friend [a knowledgeable, helpful follower of the Way] is the Way. This is as I said to Ananda. A person who associates with a good friend of the Way will be perfect in the pure precepts. Anyone who comes near to me will attain unsurpassed Enlightenment." At another time, you said: "Practice is the Way. By practising compassion, one extirpates defilement and attains the immovable state." At another time, you said: "Wisdom is the Way. This is as was said, in days gone by, by me the Buddha, to bhiksuni Prajapati. As in the case of the nuns and sravakas, the sword of Wisdom well extirpates all leakable defilement [“asravas”]." At another time, the Tathagata said: "Dana [giving] is the Way." This is as the Buddha said in days past to Prasenajit: " O great King! In days gone by I performed dana. Because of this, I have now attained unsurpassed Enlightenment." O World-Honoured One! If the Noble Eightfold Path is the Way, then what all such sutras say must be wrong. Is it not so? If all such sutras are not wrong, why do they not state that the Noble Eightfold Path is the Noble Truth of the Way? If it is the case that you did not say so, why do such misgivings arise? But I defintiely know that the All-Buddha-Tathagata is long since far removed from misgivings."
Then the Buddha praised Bodhisattva Kasyapa and said: "Well said, well said, O good man! You now desire to dig into the secret of the all-wonderful sutras of Mahayana that are of the Bodhisattva. That is why you put this question. O good man! All that is said in those sutras is the truths of the Way. O good man! As I have already stated, if one believes in the Way, such a Way of faith is the root of faith. This assists the Way of Enlightenment. Therefore, there cannot be any misstatements. O good man! The Tathagata is versed in all sorts of expedients, and desires to save beings. That is why he thus speaks variously.
"O good man! A good doctor, for example, knows all the causes of the maladies of all beings, and according to the nature of the illness does he mix his medicines. But water is the only instance [thing] which is not prohibited. Or he might use ginger water, licorice water, water which is somewhat pungent, black rock-candy water, amalaka water, nepala [Himalayan] water, pathola water, cold water, or hot water, grape juice, or pomegranate juice. O good man! A good doctor who knows about the illness of his patients prescribes diverse medicines. There are many things which are prohibited. But water is not one of them. The same with the Tathagata. He knows well [various] expedients. Though Dharma is one, he, according to the differences in beings, dissects, enlgarges upon and displays various categories. Various beings learn the Dharma that is shown them. Having practised as shown, they extirpate defilements. It is as with the patients, who, following the words of the doctor, do away with [their] illnesses.
"Also, next, o good man! There is a man who understands many idioms [vernaculars]. He is in a crowd. The people, oppressed by heat and thirst, all cry out: "Give me water, give me water!" The man at once gets cold water and, in accordance with the taste of each person, gives it to them, saying: "Here is water!" "Here is paniya!" "Here is ujji!" "Here is shariran!" "Here is vari!" "Here is paya!" [names of the water of different localities]. "Here is amrta!" or "Here is cow's milk!" Using all such innumerable names for water, he addresses the people. The situation is thus, O good man! The same with the Tathagata. He expounds the one Noble Path in various ways to sravakas. It [the Path] begins with the root of faith and goes up to the Noble Eightfold Path.
"Also, next, O good man! A goldsmith, for example, makes with one [and the same] gold various kinds of jewellery as he wills, such as: necklaces, bracelets, hair pins, heavenly crowns, and elbow bands. Though there are differences and though they are not the same, they are nothing other than gold. O good man! The same is the case with the Tathagata. The single Buddhist teaching is taught in various, diverse ways in accordance with the circumstances of beings. At times, one kind [of Dharma] is presented, and we say that the Ways of the Buddha are one, not two. Also, we speak of two kinds, which are "dhyana" [meditation] and "Wisdom". It is also presented as three, namely: perception, Wisdom [“prajna”] and Knowledge [“jnana”]. Also, it is presented as four, namely: 1)”darshana-marga” [the Way of Seeing, using reason and intellectual insight to move from mere faith in the Four Noble Truths to a full understanding of them], 2)”bhavana-marga” [the Way of Meditation], 3)”asaiksa-marga” [the Way upon which there remains nothing more to be learned], and 4)” Buddha-marga” [Buddha Way]. Also, five kinds are presented, namely: 1) the Way of the practice of Faith, 2) the Way of Dharma Practice, 3) the Way of Faith-Emancipation, 4) the Way of Intellectual Attainment, 5) the Way of Bodily Attainment. Also, six kinds are presented, namely: 1)”srotapatti-margapannaka [way of the Stream-Enterer], 2)”sakrdagami-margapannaka” [way of the Once-Returner to Sam- sara] 3)”anagami-margapannaka” [way of the Never-Returner to Samsara], 4)”arhat-marga” [way of the "Worthy One" - a defilement-free, passion-conquering saint], 5)”pratyekabuddha- margapannaka” [way of the Solitary-Awakened One], 6)”Buddha-marga” [Buddha-Path]. Also, seven kinds are presented, which are Enlightenment by 1) mindfulness 2) selection of the Law, 3) effort, 4) joy, 5) exclusion, 6) meditation, 7) equanimity. Also, eight kinds are presented, which are: 1) Right Seeing, 2) Right Thinking, 3) Right Speaking, 4) Right Action, 5) Right Livelihood, 6) Right Effort, 7) Right Mindfulness, and 8) Right Meditation. Also, nine kinds are presented, namely: eight paths and faith. Also, ten kinds are presented, which relate to the ten powers. Also, eleven kinds are presented, namely: the ten powers and great compassion. Also, twelve kinds are presented, which are: the ten powers, great loving-kindness and great compassion. Also, thirteen kinds are presented, namely: the ten powers, great loving-kindness, great compassion, and the Buddha meditation samadhi. Also, there are sixteen kinds, namely: the ten powers and great loving-kindness, great compassion, the Buddha meditation samadhi, and the three right mindfulnesses attained by the Buddha. Also, twenty ways are indicated, namely: the ten powers, the four fearlessnesses, great loving-kindness, great compassion, the Buddha meditation samadhi, and the three mindfulnesses. O good man! This Way is one in body. The Tathagata, in days past, expounded the Dharma in various ways for the sake of beings."
"Also, next, O good man! It is, for example, just as several names are given to a single fire because of the nature of the things burnt, such as: wood-fire, grass fire, rice-bran fire, wheat- chaff fire, cow and horse-dung fire. It is the same with the Buddha's teaching. It is one, not two. For the sake of beings, we speak in diverse ways.
"Also, next, O good man! One [basic] cognition, for example, is spoken of in six separate ways. [When something is] seen by the eye, we speak of "eye-consciousness". This applies [to all the senses] down to " mind-consciousness" . O good man! The same is the case with the Way too. To teach beings, the Tathagata discriminates [differentiates, distinguishes different aspects] and speaks variously.
"Also, next, O good man! For example, a thing seen with the eye is called " colour" ; what is heard with the ear is called " sound" ; what the nose smells is called " smell" ; what the tongue tastes is called " taste" , and what the body feels is called " touch" . O good man! The same is the case with what applies to the Way. It is one, not two. The Tathagata, in order to guide beings, presents things in various ways. That is why the Noble Eightfold Path is called the Noble Truth of the Way. O good man! The Four Noble Truths are presented by the All- Buddha-World-Honoured One in steps. As a result, innumerable beings cross the sea of birth and death."
Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! Once the Buddha was on the banks of the Ganges, in the forest of Simsapavana. At that time, the Tathagata picked up a small tree-branch with some leaves [on it] and said to the bhiksus: "Are the leaves that I hold in my hand many, or are all the leaves of the grass [plants] and trees of all grounds [forests] many?" All the bhiksus said: "O World-Honoured One! The leaves of the grass and tress of all grounds are many and cannot be counted. What the Tathagata holds in his hand is small in number and not worth mentioning." "O all you Bhiksus! The things that I have come to know are like the leaves of the grass and trees of the great earth; what I impart to all beings is like the leaves in my hand." The World-Honoured One then said: "The innumerble things that are known by the Tathagata must be my own if they [i.e. those things] but enter into the Four Noble Truths [i.e. if they are comprised within the Four Noble Truths]. If not, there would have to be five Truths." The Buddha praised Kasyapa: "Well said, well said, O good man! What you have now asked will greatly benefit innumerable beings and give peace. O good man! All such things are [contained] in the Four Noble Truths."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "If all such things are in the Four Truths, why do you say that they have not yet been spoken about?" The Buddhas said: "O good man! Though they are within [the Four Truths], we do not say that they have been spoken about. Why not? O good man! There are two kinds of wisdom relating to knowledge of the Noble Truths. One is of middle grade; and the other is of superior grade. What is of the middle grade of wisdom is that of sravakas and pratyekabuddhas; what is of the superior grade is that of Buddhas and Bodhisattvas.
"O good man! A person sees that all the skandhas are suffering. To know this is middle- grade wisdom. There are innumerable ways of knowing all the skandhas. All are suffering. This is not what can be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior knowing. O good man! All such things are not stated in the sutras.
"O good man! Cognition through the 12 spheres [“dvadasayatanani” - the 12 sense- fields] is the gate. This, too, is suffering. This we know. This is middle-grade wisdom. There are innumerble ways of knowing cognition through the spheres. All are suffering. This is not what can be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. I did not make statements on this in the sutras.
"O good man! All realms are parts. They are also nature and are suffering too. This we know. This is middle-grade wisdom. These have innumerable aspects when dissected [analysed]. All are suffering. This cannot be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. Nothing of this is stated in the sutras.
"O good man! To see [recognise] the destructible aspect of matter [“rupa”] is middle- grade wisdom. There are innumerable aspects of destructibility, when we look into any [form of] matter. They are all suffering. This is not what is known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. O good man! All such things have not been stated in the sutras.
"O good man! "Feeling" [“vedana”] is an aspect of awakening. This is middle-grade wisdom. There are innumerable aspects of awakening when we dissect feelings. This is not what can be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. O good man! I have not spoken about all of this in the sutras.
"O good man! "Perception" [“samjna”] is an aspect of receiving. Thus do we understand it. This is middle-grade wisdom. There are innumerable aspects of receiving in conception. This is not what is known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. Nothing of such is stated in the sutras.
"O good man! "Volition" [“samskara”] is an aspect of action. This is middle-grade wisdom. There are innumerable aspects of volition. This is not what can be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. O good man! Nothing of such is stated in the sutras.
"O good man! "Consciousness" [“vijnana”] is a discriminative aspect. This is middle- grade wisdom. When we look into this consciousness, we see that there are innumerable aspects of knowing. This is not what can be known by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior- grade Wisdom. O good man! None of this is stated in the sutras.
"O good man! We know that the causal relations of craving [“trishna”] indeed call forth the five skandhas. This is middle-grade wisdom. How innumerably and boundlessly craving awakens in a single person cannot be known by sravakas and pratyekabuddhas. What thoroughly knows all the aspects of craving of all beings is superior-grade Wisdom. I have not spoken about all of this in the sutras.
"O good man! To know that one extirpates defilement is middle-grade wisdom. We cannot fully discriminate and count the number of defilements. The same with extinction. One cannot fully count it. This is not within the reach of sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. Nothing of this is stated in the sutras.
"O good man! This aspect of the Way thoroughly delivers one from defilement. This we should know. This is middle-grade wisdom. Discriminating the aspects of the Way is incalculable and boundless. And the defilements to be done away with are uncountably boundless. This goes beyond the range of knowing of sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. I have not spoken of this in the sutras.
"O good man! One who knows the truth of secular life is one of middle-grade wisdom. Discriminating [discerning] the truth about secular life is uncountable and boundless. This stands beyond the compass of knowing of sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. I have not spoken about such in the sutras.
"O good man! All things are impermanent; all compounded things have no Self. Nirvana is silence. This is “Paramartha-satya”. Thus should we know. This is middle-grade wisdom. “Paramartha-satya” is, we should know, infinite, boundless, and uncountable. It is beyond the compass of knowing by sravakas and pratyekabuddhas. This is superior-grade Wisdom. I have not spoken of such in the sutras."
Then, Bodhisattva Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! How might we understand the “Paramartha-satya” of so-called relative truth [“samvrti-satya”]? O World- Honoured One! Is there any secular truth in “Paramartha-satya” or not? If there is, what there is is one truth. If not, does this not mean that the Tathagata has made a false statement?" "O good man! Relative truth is “Paramartha-satya”. "O World-Honoured One! If that is so, there cannot be two truths." The Buddha said: "O good man! What there is is the best expediency. Conforming to the way of life of beings, we say that there are two truths. O good man! If we follow the way of statements, there are two kinds. One is secular dharma, and the other is supramundane Dharma. O good man! What is known by those who have abandoned the world is “Paramartha-satya”; what worldly people know is secular dharma. O good man! The conjoined condition of the five skandhas is a certain person. What is said by common mortals and the world is secular dharma. In the skandhas there is no person or name to be designated; and other than the skandhas there can be no individual person. The world-fleeing person [“shramana”] knows the nature and characteristics [of things] just as they are. This is “Paramartha-satya”.
"Also, next O good man! A thing has at times a name and a true form; or, at other times, a thing has a name but no true form. O good man! Anything that has a name but [is not possessed of] true form is of secular [relative] truth. Having [both] name and true form is “Paramartha-satya”. O good man! I call such as the following secular truth: a being’s life, knowledge, growing up, manhood, the doer [of deeds], the recipient [of karmic consequences], a mirage in the hot season, a gandharvan castle, the hairs of a tortoise [i.e which do not exist], the horns of a hare [which again do not exist], a circle of flame, all such things as the five skandhas, the eighteen realms, and the twelve spheres. And suffering, the cause of suffering, extinction [of suffering], and the Way to extinction are “Paramartha-satya”. O good man! There are five kinds of secular dharma, which are: 1) the world of names, 2) the world of sentences, 3) the world of bonds, 4) the world of law 5) the world of clinging. O good man! What is the world of names? [Things] such as man, female, pot, clothing, vehicle and house are all of the world of names. A thing such as a gatha of four lines is of the world of sentences. What are the things of the world of bonds? Things such as joining, binding, restraining and folding of the hands are of the world of bonds. What is the world of law? Calling in bhiksus by hammering, warning soldiers by drumming, announcing time by sounding a horn are of the world of law. What is of the world of clinging? Seeing from afar a person who puts on coloured clothes, one imagines that this is a shramana and not a Brahmin; seeing a person with knotted cords, one thinks that this is a Brahmin, and not a shramana. This is what pertains to the world of clinging. O good man! Thus does it stand with the five kinds of things in the world. O good man! If beings’ minds, [when confronted with these] five worldly phenomena, do not get turned upside down, but recognise things just as they are, this is the truth of “Paramartha-satya”. Also, next, O good man! Things such as burning, dividing, death and destruction belong to secular truth. That which knows no burning, dividing, death or destruction is the truth of “Paramartha-satya”. Also, next, O good man! That which possesses the eight aspects of suffering is called secular truth. Where there is no birth, age, illness, death, the sorrow of parting from what one loves, the sorrow of encountering what one hates, not being able to possess what one desires, or the burning urge of the five skandhas, that is where the truth of “Paramartha-satya” lies. O good man! A person, for example, does many things. When running, he is [called] a runner; when harvesting, he is one who harvests, when cooking a meal, he is a cook; when working with wood, he is a carpenter; when at work on gold and silver, he is a goldsmith. Thus, a man has many names. The same is the case with Dharma. “Truth is one, but names are many.” When [a person] is said to have come about through the union of his parents, this expresses the truth of the secular world. When [he is] said to have come about through the truth of the twelve links of causation, this expresses the truth of “Paramartha-satya”.
Bodhisattva Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! What does the real truth mean?" The Buddha said: "O good man! By "real truth" is meant Wonderful Dharma. O good man! If a thing is not true, we do not say " real truth" . O good man! There is nothing inverted in the real truth. When there is nothing inverted, we speak of real truth. O good man! There is no falsehood in the real truth. If falsehood resides [there], we do not speak of real truth. O good man! The real truth is Mahayana. If not Mahayana, we do not say " real truth" . The real truth is what the Buddha says and is not what Mara says. If of Mara and not of the Buddha, we do not say " real truth" . O good man! The real truth is a pure, single path, and not two paths. O good man! “That which is Eternal, Bliss, Self, and Pure is the real truth.”
Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! If what is true is the real truth, Wonderful Dharma is the Tathagata, the Void and the Buddha-Nature. This means that there cannot be any difference between the Tathagata, the Void, and the Buddha-Nature." The Buddha said to Manjushri: " There are suffering, truth, and the real; there are the cause of suffering, truth and the real; there are the Way, the truth and the real. O good man! The Tathagata is no suffering, no truth, but the real. O Manjushri! Suffering is an aspect of the noneternal. It is an aspect of segregation [that which is subject to dissolution]. This is the real truth. The nature of the Tathagata is non-suffering, not the non-eternal, nor any aspect of segregation. That is why we say real. The same is the case with the Void and the Buddha-Nature. Also, next, O good man! So-called causation arises from the union of the five skandhas. Also, we call it suffering, or the non-eternal. This is a case that can be segregated. This is the real truth. O good man! The Tathagata is no cause of suffering, no cause of the skandhas, no aspect that can be segregated. So this is the real. So, too, with the Void and the Buddha-Nature. O good man! So-called extinction is the extinction of defilement. Also, it is the eternal and the non-eternal. What the two vehicles gain is the non-eternal. What all Buddhas attain is the Eternal. Also, it is the attainment of Dharma. This is the real truth. O good man! The nature of the Tathagata is non-extinction, which thoroughly extirpates defilement. It is not eternal and not non-eternal. It is no attaining of Dharma; it is that which is eternal and that which does not change. For this reason, it is the Real. The Void and the Buddha-Nature are also the same. O good man! The Way thoroughly cuts away defilement. It, too, is the eternal, the non-eternal, and the law that can be practised. This is the real truth. It is not the case that the Tathagata is the Way and he cuts away defilement. He is not eternal and not non-eternal. He is no law that can be practised. He is eternal and unchanging. Hence, he is the Truth. The same with the Void and the Buddha-Nature. O good man! “The Truth is the Tathagata. The Tathagata is the True; the True is the Void; the Void is the True; the True is the Buddha-Nature; the Buddha-Nature is the True.” O Manjushri! There is suffering, the cause of suffering, the end of suffering, and the opposite of suffering. The Tathagata is not suffering and no opposite. That is why he is the real and no truth. The same with the Void and the Buddha-Nature. Suffering is what is created, what leaks [i.e. what is characterised by the “asravas”], and what has no bliss. “The Tathagata is not what is created or what leaks; he is full and peaceful”. This is the real and not the true."
Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! You the Buddha say: "What is not upside down is the real truth." If that is so, could there be the four inversions in the four truths? If so, how can you say that what is not possessed of anything inverted is the real truth and that anything inverted is not the real?" The Buddha said to Manjushri: "Anything that is inverted is the truth of suffering. All beings have inversions [distortions of truth] in their minds. So they are upside down. The case is thus. O good man! Imagine, for example, a man who receives no injunctions from his parents or those above him. Even on receiving, he cannot follow and practise the Way. Such a person is called upside down. It is not the case that such inversion is not suffering; it is suffering itself."
Manjushri said: "You the Buddha say that what is not false is the real truth. If so, what is false is not the real truth." The Buddha said: "O good man! All falsehood falls into the category of the truth of suffering. Any being who cheats others falls into the realms of hell, animals, and hungry pretas. It is thus. Such dharmas are what is false. Such falsehood is nothing other than what is suffering. It is suffering. Sravakas, pratyekabuddhas and the All-Buddha-World-Honoured One keep away from such and do not do such. Hence, false. As such falsehood is what all Buddhas and the two vehicles do away with, this is the real truth."
Manjushri said: "You, the Buddha, say that Mahayana is the real truth. From this we can know that what sravakas and pratyekabuddhas say must be the non-real." The Buddha siad: "O Manjushri! Those two are the real and the non-real. If sravakas and pratyekabuddhas cut away all defilement, they are the real. Things which are non-eternal and non-abiding are the things of change. So, they are the non-real."
Manjushri said: "If what the Buddha says is, as he says, the real, we can know that what Mara says must be the non-real. O World-Honoured One! Do we take in what Mara says as the Noble Truths [is what Mara says part of the Noble Truths]?" The Buddha said: "What Mara says can be taken into [included in] the two Truths, which are those of suffering and the cause of suffering. They [the words of Mara] are all non-Dharma and non-precepts, and cannot benefit beings. [If Mara should] talk the whole day, there could be no seeing off of suffering and the cause of suffering, no attaining of extinction or the practising of the Way. They [the words of Mara] are false. What is false is what Mara says."
Manjushri said: "The Buddha said that the single path is what is pure and that there cannot be two. All tirthikas also say that they have a single path and that there are not two. If the single path is the real truth, what difference is there here from what the tirthikas say? If there is no difference, there cannot be a single path that is pure." The Buddha said: "O good man! The tirthikas all have the two truths of suffering and the cause of suffering. They do not have the truths of extinction and the Way. They think of extinction where there is no extinction; they think of the Way where there is no Way; they think of result where there is no result; they think of cause where there is no cause. Thus, they have no single path that is pure."
Manjushri said: "You the Buddha say that there are the Eternal, Bliss, Self, and the Pure, and that these are the Real. If so, all tirthikas, too, must have real truths. This may not be in the Buddhist teaching. Why so? All tirthikas say too that all things are eternal. How are they eternal? Because all the results of thinking and not thinking remain. "Thinking" answers to [relates to] the ten good karma results, and " not thinking" to the ten karma results of nongood. If we say that all things are non-eternal, how can it be that, if the doer dies here, there can be a person who gains the karmic results on the other side? For this reason, we may well say that all created things are eternal. The circumstantial factors of killing are always eternal. O World-Honoured One! If we say that all things are non-eternal, the killer and what can be killed must both be non-eternal. If they are non-eternal, who receives retribution in hell? If there surely is retribution in hell, know that all things cannot be non-eternal. O World-Honoured One! To be mindful and exclusively to think are also eternal. We think up to ten years or up to 100 years, and yet we do not forget. Hence, eternal. If non-eternal, who remembers or thinks of what one has seen? Because of this, all things are not non-eternal. O World-Honoured One! All remembrances, too, are eternal. We see the hands, feet, face and nape of a person for the first time. Later, we see that person again and recognise him. If non-eternal, the original form would have to die out. O World-Honoured One! We study something for a long time, from the first year up to the third year, and to the fifth year, and we come to see things well. So, we have to say that things are eternal. O World-Honoured One! In arithmetic, we proceed from one to two, from two to three, and to 100, and to 1,000. If non-eternal, the one that a person has first learned would have to first die out. Once one has gone, how can a person proceed to two? Thus, one is always one; there cannot be any two. As one does not die out, it can be two, 100, or 1,000. Therefore, it is eternal. O World-Honoured One! In reciting, one recites one agama [scripture], and goes to two agamas, and three and four agamas. If non-eternal, recitation cannot proceed up to four agamas. By reason of the augmentation that applies to recitation, we can say eternal. O World-Honoured One! A pot, clothes and a vehicle are like debt. What the great earth displays - mountains, rivers, forests, trees, plants, leaves, and the curings of beings - is all eternal. The same is the case here. O World-Honoured One! All tirthikas say the same. All things are eternal. If eternal, these must be real truths.
"O World-Honoured One! All tirthikas say: "There is bliss. How so? Because one who has received has gained a return to his thinking." O World-Honoured One! One who receives bliss unfailingly gains this, such as so-called Great Brahma, Mahesvara, Sakrodevanamindra, Vishnu, and all humans and devas. Because of this, there must surely be bliss. O World-Honoured One! All tirthikas say: "There is bliss. Beings indeed call forth the desire to have. Likewise, a person who is hungry seeks food; a person who is thirsty looks for something to drink; a person who feels cold seeks warmth; a person who feels hot seeks coolness; a person who is tired seeks rest; a person who is sick seeks a cure; a person who is sensual seeks lust. If there were no bliss, who would seek [thus]? From what is sought, we see that there is bliss." O World-Honoured One! There are tirthikas who say: "Dana [generous giving] calls forth bliss. People like to give [the following] to shramanas, Brahmins, the poor and the unfortunate: clothes, drink, bedding, medicines, elephants, horses, vehicles, such incense as powdered or smearing incense, all kinds of flowers, houses, shelter for the night, and lamps. They give various things. This is done to gain recompense in kind regarding what a person desires to have in days to come. For this reason, there assuredly arises happiness. This we should know." O World-Honoured One! Many tirthikas also say: " Through causal relations there surely is bliss. This we should know. As there are causal relations with a person who feels bliss, we say " touch of bliss" . If no bliss is felt, how can such be done. The hare has no horns, so there cannot be any causal relations [generating horns]. There is bliss, because there is a cause for it thus to arise." O World-Honoured One! Many tirthikas say: " Know that there are the grades of top, middle, and low, by which one gets blessed. One who gets the lowest grade of bliss is Sakrodevanamindra; one who gets blessed with middle-grade blliss is Great Brahma; one who gets blessed with top-grade bliss is Mahesvara. That there are such grades of top, middle, and low tells us that there is bliss."
"O World-Honoured One! Many tirthikas say: "There is purity. Why so? If there were no purity, no desire for it could come about. If the desire comes about, this indicates that there is purity." They also say: "Gold, silver, rare gems, lapis lazuli, crystal, agate, red pearl, carnelian, jade, horse-shoe shell, streams, springs, bathing pools, food, clothing, flowers, such incense as powdered incense or that for smearing, and the brightness of light are things which are pure. Also, next, there are pure things. The five skandhas are the utensils [vessels] of purity. They hold what is pure, such as humans, devas, rishis, arhats, pratyekabuddhas, Bodhisattvas, and all Buddhas. Because of this, we say that they are pure."
"O World-Honoured One! The tirthikas also say: "There is the Self, which can well be seen, because it certainly makes things. For example, one enters the house of a potter. One does not see the potter. But when one sees the wheel and the rope, one knows that one is in the house of a potter. The case is the same with the Self, too. When one sees colour through the eyes, one knows that there surely is a Self. If there is no Self, how can a person see colour? The same with hearing sound and touching what can is tangible. Also, further, there is the Self. Why? From external expressions. What are these external expressions? They are gasping, winking, life, mental worry, and all kinds of sorrow and joy, greedy seeking, and angry faces, all of which are none but the expressions of the Self. From this, one can know that there surely is the Self. Also, next, we see that there is the Self because we experience taste. One eats fruit; one eats and registers the taste. For this reason, we should know that there surely is the Self. Also, next, we say that there is the Self because man does things. A person holds a sickle and mows; another takes a hatchet and cuts; another takes a pot and pours water into it; a person gets a vehicle and drives it. All such things are sought after and done untiringly. This indicates that there surely is the Self. Also, next, there is the Self. How do we know? When one is born, one desires to have milk, due to long habit. So, we may know that there surely is the Self. Also, next, there is the Self. How do we know? Because one mixes with others, gets harmonized [joins together], and gives benefit. For example, if pot, clothing, vehicle, field, house, mountain, forest, tree, elephant, horse, cow, sheep, and others get harmonized, there is surely profit. The same is the case with the five skandhas of these. When there is the harmony of the eye, etc., there is the beautiful. Hence, one should know that there surely is the Self. Because there is hindering [obstruction]. As there is a thing that hinders, there can be hindering. If there is nothing, there cannot be any hindering. From hindrance, we see that there surely is the Self. Because of this, we see that there surely is the Self. Also, next, we say that there is the Self. How do we know? By accompaniment and non-accompaniment Familiarity and non-familiarity are not accompaniments. Wonderful Dharma and wrong dharma are not accompaniments. Wisdom and non-Wisdom do not accompany. Shramana and non-shramana, Brahmin and non-Brahmin, son and non-son, end and non-end, night and non-night, Self and non-Self, and others are accompaniments and non-accompaniments. This tells us that there surely is the Self." O World-Honoured One! All tirthikas speak variously of the Eternal, Bliss, Self and the Pure. O World-Honoured One! Because of this, all tirthikas also say that there is the truth of Self."
The Buddha said: " O good man! If there are shramanas and Brahmins who say that there are the Eternal, Bliss, Self, and the Pure, they are no shramanas and Brahmins. Why not? Because they are lost in birth and death and are far away from the Great Guide. Because such shramanas and Brahmins are sunk in all the desires and despoil Wonderful Dharma. All these tirthikas are chained to the prison-house of greed, anger and ignorance, and assiduously love and take pleasure in these. All these tirthikas know that karma results are of their own making and that they have to reap them, and yet they cannot segregate themselves from them. What all these tirthikas practise is not Wonderful Dharma, not right living, and is not self-support. Why not? If not by the fire of Wisdom, one cannot put things out [extinguish what is bad]. All these tirthikas desire to be immersed in the best of the five desires, and yet they are unable to covet and practise Wonderful Dharma. Though all these tirthikas desire to attain true emancipation, they cannot, since they are lacking in the upholding of the precepts. All of these tirthikas desire to attain bliss, but they are unable to do so, since they fail to amass the causes of bliss. All these tirthikas hate suffering, but they are not away from the causal concatenations of suffering. All of these tirthikas are sought after by the four great vipers, yet they are indolent and do not know how to be mindful of what they do. All these tirthikas are the servants of ignorance, are distant from good friends, and are lost in pleasures amidst the great fire of the non-eternal, and yet they cannot get out of it. All these tirthikas suffer from tough diseases which are hard to cure. Yet they do not seek great Wisdom or a good doctor. All these tirthikas will have to take the lanes which are hard to pass along in days to come. Yet they also do not know how to adorn their bodies with good dharmas. All these tirthikas are poisoned by lust and suffering, and yet they uphold the frosty poison of the five desires. All these tirthikas burn with anger, and yet they associate with evil friends. All these tirthikas are overspread by ignorance and yet they pursue evil dharmas. All these tirthikas are lured by defilement, and yet they entertain familiar thoughts. All these tirthikas sow bitter seeds, and yet they seek to harvest sweet fruit. All these tirthikas have already shut themselves up in the dark room of defilement and have parted from the light of Great Wisdom. All these tirthikas suffer from the thirst of defilement, and yet they repeatedly drink the brackish water of all desires. All these tirthikas are floundering in the boundless waters of the great river of birth and death, and yet they are far away from the best master mariner. All these tirthikas are suffering from the inversions, and they say that all things are eternal. There can be no such saying as that all things are eternal."
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.49.213 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập