Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 34 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần hai »»

Kinh Đại Bát Niết-bàn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 34 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần hai

Donate

(Lượt xem: 10.940)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



QUYỂN 34 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần hai

Thiện nam tử! Nếu ai nói rằng Như Lai dứt hết tất cả mà vào Niết-bàn, hoặc Như Lai không dứt tất cả mà vào Niết-bàn, những người ấy đều không hiểu được ý Như Lai nên mới nói ra những thuyết như vậy.

“Thiện nam tử! Trong Hương sơn có năm mươi ba ngàn vị tiên nhân, đều là những người vào thuở quá khứ đã tu các công đức nơi chỗ đức Phật Ca-diếp. Họ chưa chứng đắc Thánh đạo, chưa được gần gũi chư Phật để nghe và thọ nhận Chánh pháp. Như Lai vì những người này mới bảo A-nan rằng: ‘Sau ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn.’ Chư thiên nghe được rồi bèn truyền tin ấy đến tận Hương sơn. Các vị tiên nhân kia nghe được tin ấy liền sanh lòng hối tiếc rằng: ‘Vì sao chúng ta được sanh trong loài người mà không được gần gũi Phật? Chư Phật Như Lai ra đời là việc rất khó gặp, cũng như hoa Ưu-đàm. Nay chúng ta nên đến chỗ Phật Thế Tôn để nghe và thọ nhận Chánh pháp.’

“Thiện nam tử! Bấy giờ, năm mươi ba ngàn tiên nhân liền đến chỗ ta. Ta thuyết pháp thích hợp với họ: ‘Chư đại sĩ! Sắc là vô thường. Vì sao vậy? Vì nhân duyên của sắc là vô thường. Do nhân duyên vô thường sanh ra nên sắc làm sao có thể là thường?... Cho đến thức cũng giống như vậy.” Bấy giờ, các tiên nhân nghe pháp ấy rồi tức thời chứng đắc quả A-la-hán.

“Thiện nam tử! Ở thành Câu-thi-na có tộc họ Lực-sĩ khoảng ba trăm ngàn người. Họ không chịu phụ thuộc ai, thường tự thị, kiêu căng với hình sắc, sức mạnh, thân mạng và tài sản mà họ có được; tâm ý họ rối loạn, cuồng say. Thiện nam tử! Vì muốn điều phục những người họ Lực-sĩ ấy, ta bảo Mục-kiền-liên rằng: ‘Ông nên điều phục những người họ Lực-sĩ ấy.’

“Bấy giờ, Mục-kiền-liên kính vâng lời dạy của ta, trong suốt năm năm trời cố dùng mọi cách để giáo hóa họ, nhưng không thể khiến cho một người nào [trong số họ] thọ pháp, được điều phục. Cho nên, ta lại vì những người họ Lực-sĩ ấy mà bảo A-nan rằng: ‘Còn ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn.’

“Thiện nam tử! Bấy giờ, nghe được lời ấy, những người họ Lực-sĩ liền rủ nhau tụ tập, sửa dọn đường sá. Qua ba tháng rồi, ta bèn từ giã thành Tỳ-xá-ly, đi đến thành Câu-thi-na. Giữa đường, trông thấy những người họ Lực-sĩ từ xa, ta liền tự hóa thân làm một thầy sa-môn, đi thẳng đến chỗ bọn họ rồi hỏi rằng: ‘Bọn trẻ các con đang làm gì đó?’

Nghe hỏi như vậy, những người họ Lực-sĩ đều sanh tâm sân hận, trách mắng rằng: ‘Sa-môn! Sao ông dám gọi chúng tôi là bọn trẻ?’ Ta đáp: ‘Các con số đông đến ba trăm ngàn người, cùng đem hết sức mình mà chẳng dời được hòn đá nhỏ này, chẳng đáng gọi là bọn trẻ hay sao?’ Những người họ Lực-sĩ nói rằng: ‘Nếu ông dám gọi chúng tôi là bọn trẻ, hẳn ông phải là một bậc đại nhân!’

“Thiện nam tử! Bấy giờ, ta chỉ dùng hai ngón chân hất văng hòn đá lên. Thấy việc ấy rồi, những người họ Lực-sĩ ấy liền đối với thân mình tự sanh lòng chê trách là yếu ớt. Họ lại hỏi: ‘Sa-môn! Nay ông có thể dẹp hòn đá này ra khỏi đường đi chăng?’ Ta hỏi: ‘Này các con! Do nhân duyên gì mà các con sửa dọn đường này?’ Những người họ Lực-sĩ thưa rằng: ‘Sa-môn! Ông chẳng biết gì sao? Đức Thích-ca Như Lai sẽ theo con đường này đi đến rừng Sa-la để nhập Niết-bàn. Vì nhân duyên ấy nên chúng tôi dọn dẹp đường sá cho cho bằng thẳng.’

“Ta liền ngợi khen họ: ‘Lành thay! Các con đã phát lòng lành như vậy, ta sẽ giúp trừ bỏ hòn đá này cho các con.’ Ta bèn dùng tay nhấc hòn đá, ném lên tận cõi trời A-ca-ni-trá.

“Bấy giờ, thấy hòn đá còn đang lơ lửng trên không, những người họ Lực-sĩ đều lấy làm kinh sợ, muốn bỏ chạy. Ta liền bảo họ rằng: ‘Những người họ Lực-sĩ các con, nay chớ sanh lòng hoảng hốt muốn chạy trốn.’ Những người họ Lực-sĩ thưa rằng: ‘Sa-môn! Nếu ngài có thể cứu giúp bảo vệ chúng tôi, chúng tôi mới dám đứng yên nơi đây.’

“Bấy giờ, ta liền đưa tay ra đón lấy hòn đá, đặt trên lòng bàn tay mặt. Thấy vậy rồi, những người họ Lực-sĩ sanh lòng hoan hỷ, hỏi rằng: ‘Sa-môn! Hòn đá này là thường còn chăng? Là vô thường chăng?’

“Lúc ấy, ta dùng miệng thổi vào hòn đá. Tức thời, hòn đá tan nát thành bụi nhỏ. Thấy vậy rồi, những người họ Lực-sĩ cùng nói rằng: ‘Sa-môn! Đá này là vô thường.’ Họ liền sanh lòng hổ thẹn, tự trách mình rằng: ‘Tại sao chúng ta lại dựa vào sự tự tại, hình sắc, sức lực, mạng sống, tài sản của chúng ta mà sanh lòng kiêu mạn?’

“Biết rõ tâm ý của họ rồi, ta liền bỏ thân biến hóa, hiện nguyên hình [Phật] và thuyết pháp với họ. Những người họ Lực-sĩ được thấy nghe như vậy rồi, tất cả đều phát tâm Bồ-đề.

“Thiện nam tử! Tại thành Câu-thi-na, có một người thợ khéo tên là Thuần-đà. Người này thuở trước từng ở chỗ đức Phật Ca-diếp phát lời thệ nguyện lớn rằng: ‘Đến khi đức Thích-ca Như Lai nhập Niết-bàn, tôi sẽ là người sau cùng phụng thí ẩm thực!’ Vì vậy nên khi còn ở thành Tỳ-xá-ly, ta có bảo tỳ-kheo Ưu-bà-ma-na rằng: ‘Thiện nam tử! Còn ba tháng nữa ta sẽ đến thành Câu-thi-na, trong rừng cây sa-la mọc sóng đôi mà nhập Niết-bàn. Ông nên đến báo cho Thuần-đà được biết.’

“Thiện nam tử! Tại thành Vương Xá có vị tiên nhân ngũ thông tên là Tu-bạt-đà, sống thọ đến một trăm hai mươi tuổi, thường tự xưng là bậc Nhất thiết trí [rõ biết tất cả], sanh lòng kiêu mạn lớn. Người ấy đã từng đối trước vô lượng chư Phật quá khứ gieo trồng thiện căn. Vì muốn điều phục người ấy, ta bảo A-nan rằng: ‘Còn ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn.’ Nghe được lời ấy, Tu-bạt-đà ắt sẽ tìm đến chỗ ta, sanh tâm tín kính. Ta sẽ vì ông ấy mà thuyết giảng đủ mọi pháp lành. Nghe pháp rồi, người ấy sẽ được dứt hết phiền não [chứng quả A-la-hán].

“Thiện nam tử! Ở thành La-duyệt-kỳ có vị vua là Tần-bà-sa-la. Thái tử con vua tên là Thiện Kiến, vì nghiệp nhân duyên nên sanh lòng ác nghịch, muốn làm hại cha, nhưng chưa có cơ hội thuận tiện. Bấy giờ, kẻ xấu ác là Đề-bà-đạt-đa cũng do nghiệp nhân duyên quá khứ nên sanh lòng dữ, muốn làm hại ta. Đề-bà-đạt-đa liền tu tập Ngũ thông, chẳng bao lâu đạt được năm phép thần thông ấy. Sau đó, Đề-bà-đạt-đa kết thân với thái tử Thiện Kiến, vì thái tử mà biến hóa mọi phép thần thông: không đi qua cửa mà vẫn ra ngoài được, lại theo cửa mà vào; hoặc đi qua cửa mà ra, lại không qua cửa mà vẫn vào được; hoặc thị hiện thân voi, thân ngựa, thân bò, thân dê, thân nam, thân nữ...

“Thấy vậy, thái tử Thiện Kiến sanh lòng ái mộ, vui vẻ kính tin theo [Đề-bà-đạt-đa]. Vì thế, thái tử Thiện Kiến liền bày biện nghiêm trang các món phẩm vật mà dâng hiến cho Đề-bà-đạt-đa, lại thưa rằng: ‘Đại sư Thánh nhân! Tôi muốn được thấy hoa mạn-đà-la.’

Đề-bà-đạt-đa tức thời hiện lên cõi trời Đao-lợi hỏi xin hoa ấy. Nhưng Đề-bà-đạt-đa là người đã hết phước nên chư thiên ở đó chẳng ai cho. Xin hoa không được, Đề-bà-đạt-đa bèn suy nghĩ rằng: ‘Cây mạn-đà-la vốn không tự có bản ngã, cũng không sở hữu các pháp khác; nếu ta tự lấy hoa ấy cũng không có tội gì.’ Đề-bà-đạt-đa liền bước tới toan hái hoa, tức thời mất hết thần thông, nhìn lại thấy mình [đã rơi xuống] giữa thành Vương Xá. Lòng sanh hổ thẹn, Đề-bà-đạt-đa không dám đến viếng thái tử Thiện Kiến, lại nảy ra ý nghĩ rằng: ‘Nay ta nên đến chỗ Như Lai, xin ngài giao lại đại chúng [chư tăng] cho ta. Nếu Phật ưng thuận, ta sẽ có thể tùy ý dạy bảo, sai khiến những người như Xá-lợi-phất.’

“Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa đi đến chỗ ta, nói rằng: ‘Xin Như Lai đem đại chúng này mà phó chúc cho tôi. Tôi sẽ dùng mọi cách thuyết pháp giáo hóa, khiến họ được điều phục.’ Ta đáp: “Ông thật ngu si! Người thông minh đại trí, được người đời tin phục như Xá-lợi-phất còn chưa được ta đem cả đại chúng mà phó chúc, huống gì ông là kẻ ngu si, chỉ biết lặp lại những lời người khác đã nói?’

“Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa đối với ta càng sanh tâm xấu ác, liền nói: ‘Cồ-đàm! Nay tuy ông điều phục được đại chúng, nhưng thế lực chẳng tồn tại được lâu, chắc chắn rồi sẽ tàn diệt.’ Đề-bà-đạt-đa vừa nói ra lời ấy, toàn cõi đất này liền chấn động sáu lần. Đề-bà-đạt-đa đứng trơ trên đất, bên thân ông ấy có luồng gió cực mạnh thổi qua, làm cho bụi bặm, đất cát bám dơ cả người. Đề-bà-đạt-đa thấy tướng dữ ấy rồi lại nói rằng: ‘Nếu thân đời này của ta phải vào địa ngục A-tỳ, thế nào ta cũng phải trả mối oán thù sâu nặng này [với Cồ-đàm]!’

“Liền đó, Đề-bà-đạt-đa đến chỗ thái tử Thiện Kiến. Vừa thấy người, thái tử hỏi rằng: ‘Thánh nhân! Tại sao dung nhan ngài tiều tụy, ưu sầu?’ Đề-bà-đạt-đa nói rằng: ‘Tôi vẫn thường như vậy, thái tử chẳng biết sao?’ Thiện Kiến đáp rằng: ‘Xin ngài nói rõ ý, vì nhân duyên chi vậy?’

Đề-bà-đạt-đa liền nói: ‘Nay tôi với ngài rất thân thiết, người bên ngoài nói xấu ngài, thật là vô lý. Tôi nghe biết việc ấy, lại có thể không ưu sầu hay sao?’ Thái tử Thiện Kiến liền hỏi: ‘Người trong nước nói xấu tôi như thế nào? Đề-bà-đạt-đa đáp: ‘Người trong nước nói xấu ngài, gọi ngài là Vị sanh oán, [nghĩa là kẻ oán thù từ lúc chưa sanh].’ Thái tử Thiện Kiến lại hỏi: ‘Tại sao họ gọi tôi là Vị sanh oán? Ai đã đặt tên ấy?’

“Đề-bà-đạt-đa đáp: ‘Khi ngài chưa sanh ra, tất cả các thầy tướng đều nói rằng: ‘Đứa trẻ ấy về sau sẽ giết cha nó.’ Vì vậy, nên người bên ngoài đều gọi ngài là Vị sanh oán. Tất cả người trong cung vì muốn được lòng ngài nên gọi ngài là Thiện Kiến. Phu nhân Vi-đề nghe lời thầy tướng rồi, sau khi sanh ra liền từ trên lầu cao ném ngài rơi xuống đất, làm ngài gãy mất một ngón tay. Vì nhân duyên ấy, người ta lại gọi ngài là Bà-la-lưu-chi. Tôi nghe những điều như vậy lấy làm buồn rầu bấn loạn, nhưng không thể mang ra nói thẳng với ngài.’

“Đề-bà-đạt-đa đem những việc xấu ác như vậy kể ra để xúi giục thái tử giết cha, nói rằng: ‘Nếu cha ngài đã chết, tôi cũng có thể giết chết sa-môn Cồ-đàm.’

“Thái tử Thiện Kiến liền hỏi một đại thần tên Vũ Hành: ‘Đại thần! Tại sao Đại vương đặt tên cho tôi là Vị sanh oán?’ Đại thần liền kể nguồn gốc câu chuyện, cũng y như Đề-bà-đạt-đa đã nói, không khác chi cả.

“Nghe rồi, Thiện Kiến liền sai đại thần Vũ Hành đi bắt vua cha, giam ở ngoài thành, sai bốn loại quân canh giữ cẩn thận. Phu nhân Vi-đề nghe việc ấy rồi, liền đi đến chỗ giam vua. Những người canh giữ ngăn cản không cho bà vào. Khi ấy, phu nhân nổi giận, liền quở mắng bọn họ.

“Bấy giờ, những người canh giữ liền đến báo với thái tử Thiện Kiến: ‘Đại vương! Nay phu nhân Vi-đề muốn vào thăm vua, chẳng biết có nên cho vào hay không?’ Thiện Kiến vừa nghe liền sanh lòng giận tức, đi thẳng đến chỗ mẹ, nắm tóc bà kéo lên, vung đao muốn chém.

“Lúc ấy, [đại thần ngự y là] Kỳ-bà tâu rằng: ‘Đại vương! Từ khi lập quốc đến nay, dù tội rất nặng cũng không hại đến phụ nữ, huống chi là mẹ ruột của mình!’

“Nghe lời ấy rồi, thái tử Thiện Kiến liền vì Kỳ-bà mà buông tha mẹ, nhưng ra lệnh cấm tuyệt không để bà đem áo quần, mùng mền, đồ ăn uống, thuốc thang cho vua cha. Sau bảy ngày, vua liền mạng chung. Thái tử Thiện Kiến khi ấy mới sanh lòng hối hận.

“Đại thần Vũ Hành lại dùng đủ mọi pháp tà ác mà tâu lên: ‘Đại vương! Tất cả các hành vi tạo nghiệp đều không có tội, nay vì sao ngài lại sanh lòng hối hận?’

“Ngự y Kỳ-bà [nghe như thế] liền tâu: ‘Đại vương! Ngài nên biết rằng việc [ngài đã làm] như vậy phạm vào hai tội: một là giết hại vua cha, hai là giết vị Tu-đà-hoàn. Những tội nặng như vậy, trừ đức Phật ra thì không ai có thể trừ diệt được.’

“Vua Thiện Kiến liền hỏi: ‘Như Lai là bậc thanh tịnh, không chút bợn nhơ; ta là người có tội, làm sao có thể gặp ngài?’

“Thiện nam tử! Ta biết rõ việc ấy nên bảo A-nan: ‘Còn ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn.’ Thiện Kiến nghe được lời ấy rồi liền tức thời tìm đến chỗ ta. Ta vì vua ấy thuyết pháp, khiến tội nặng được thành nhẹ, đạt được đức tin vô căn.

“Thiện nam tử! Các đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta nên cho rằng: ‘Như Lai đã nói chắc sẽ buông bỏ tất cả mà nhập Niết-bàn.’

Thiện nam tử! Có hai hạng Bồ Tát: một là hạng Bồ Tát đúng nghĩa chân thật, hai là hạng Bồ Tát giả danh.

“Hạng Bồ Tát giả danh nghe nói rằng còn ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết-bàn, thảy đều sanh lòng thối chuyển, nói rằng: ‘Đức Như Lai còn là vô thường, chẳng trụ, thì chúng ta đây làm được gì? Vì sự vô thường ấy mà trong vô số kiếp chúng ta phải chịu khổ não lớn, nay Như Lai Thế Tôn thành tựu đầy đủ vô lượng công đức còn không trừ được ma chết, huống chi bọn ta lại trừ nổi hay sao?’

“Thiện nam tử! Cho nên vì hạng Bồ Tát ấy mà ta nói rằng: ‘Như Lai là thường trụ, không hề biến đổi.’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta liền bảo rằng: ‘Như Lai rốt cùng không hề buông bỏ tất cả mà nhập Niết-bàn.’

“Thiện nam tử! Có những chúng sanh sinh khởi quan điểm đoạn diệt, nói rằng: ‘Tất cả chúng sanh sau khi thân mạng dứt rồi thì không có ai thọ nhận các nghiệp thiện ác.’ Ta vì những người ấy ta nên nói rằng: ‘Quả báo thiện ác thật có người thọ nhận.’

“Vì sao biết là có? Thiện nam tử! Vào thuở quá khứ, tại thành Câu-thi-na có một vị vua tên là Thiện Kiến. Thời niên thiếu của vua ấy kéo dài đến tám mươi bốn ngàn năm. Đến thời gian ngài làm thái tử cũng kéo dài tám mươi bốn ngàn năm. Cho đến khi ngài lên ngôi vua, thời gian trị nước cũng kéo dài tám mươi bốn ngàn năm.

“Đức vua ấy trong khi ngồi một mình ở nơi vắng vẻ tự suy xét rằng: ‘Chúng sanh phước mỏng, sống đời ngắn ngủi, thường có bốn mối oán thù đeo đuổi mà không tự biết nên mãi buông thả, lười nhác. Vì thế ta nên xuất gia tu hành, trừ dứt bốn mối oán thù là sanh, già, bệnh, chết.’

“Vua liền sai quan hữu tư làm một tòa nhà bằng thất bảo ở phía ngoài thành. Sau khi làm xong, vua tuyên cáo với tất cả quần thần, bá quan, hậu phi trong cung, cùng tất cả con cái và quyến thuộc rằng: ‘Mọi người nên biết, nay ta muốn xuất gia. Mọi người có thuận ý hay không?’

“Bấy giờ, tất cả đại thần và quyến thuộc của vua thảy đều tâu lên rằng: ‘Lành thay, Đại vương! Nay chính là lúc thích hợp.’

“Vua Thiện Kiến liền cùng với một người hầu đến ở tòa nhà ấy, trải qua suốt tám mươi bốn ngàn năm tu tập tâm từ. Nhờ nhân duyên của đức từ ấy mà về sau ngài được liên tiếp làm Chuyển Luân Thánh vương trong tám mươi bốn ngàn đời, lại làm Thích-đề-hoàn-nhân trong ba mươi đời, và làm tiểu vương trong vô số kiếp.

“Thiện nam tử! Vua Thiện Kiến thuở ấy nào phải ai xa lạ? Cũng không cần quán tưởng [tìm hiểu] việc ấy, [vì] chính là ta ngày nay đây.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo rằng: ‘Như Lai nói chắc rằng có ngã và ngã sở.’

“Lại có lần ta vì chúng sanh mà nói rằng: ‘Ngã tức là tánh. Chẳng hạn như: nhân duyên trong và ngoài, Mười hai nhân duyên, năm ấm của chúng sanh, cảnh giới tâm thức của thế gian, mọi công đức, hạnh nguyện, tác nghiệp, đời sống ở cõi trời Tự tại... đó gọi là ngã.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy không hiểu được ý ta, liền bảo rằng: ‘Như Lai nói chắc rằng có ngã.’

“Thiện nam tử! Lại một lần khác, có vị tỳ-kheo đi đến chỗ ta hỏi rằng: ‘Thế Tôn! Sao gọi là ngã? Ngã đó là ai? Vì duyên cớ gì mà có ngã?’ Ta liền vì tỳ-kheo ấy mà dạy rằng: ‘Tỳ-kheo! Thật không có ngã và ngã sở. Nói ngã đó tức là vốn trước không mà sau thành có, rồi từ có trở lại thành không. Khi cái ngã ấy sanh ra, chẳng từ đâu đến; khi nó diệt đi, cũng chẳng về đâu. Tuy có nghiệp quả nhưng không có người tạo tác. Không có người lìa bỏ năm ấm [cũ] và thọ nhận năm ấm [mới]. Như lời ông hỏi: Sao gọi là ngã? Ngã đó chính là các giai đoạn, thời kỳ [chuyển biến khác nhau].’ Lại hỏi: ‘Ngã đó là ai?’ ‘Chính là các nghiệp [thiện ác đã tạo].’ Lại hỏi: ‘Vì duyên cớ gì mà có ngã?’ ‘Chính là do nơi tham ái.’

“Tỳ-kheo! Ví như hai bàn tay vỗ lại, âm thanh do nơi đó mà sanh ra; cái ngã cũng vậy, do ba nhân duyên là chúng sanh, nghiệp [lực] và tham ái [mà sanh ra] nên gọi đó là ngã.

“Tỳ-kheo! Hình sắc của tất cả chúng sanh chẳng phải ngã; trong ngã không có sắc, trong sắc không có ngã; cho đến đối với thức cũng vậy.

“Tỳ-kheo! Những người ngoại đạo tuy nói rằng có ngã, nhưng rốt cùng không lìa khỏi năm ấm. Nếu nói rằng lìa khỏi năm ấm mà riêng có ngã thì thật là vô lý! Hành vi [tạo tác] của tất cả chúng sanh đều như huyễn hóa, như những gợn sóng lung linh hiện ra khi trời nắng gắt.

“Tỳ-kheo! Năm ấm đều là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh.’

“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ có vô số tỳ-kheo quán xét lẽ năm ấm là không có ngã và ngã sở, nhờ đó chứng đắc quả vị A-la-hán.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy không hiểu được ý ta, liền bảo rằng: ‘Như Lai nói chắc rằng không có ngã.’

“Thiện nam tử! Trong các kinh ta lại có dạy rằng: ‘Có ba việc hòa hợp nên [chúng sinh] có thân này: một là cha, hai là mẹ, ba là thân trung ấm.’ Có đủ ba việc ấy hòa hợp mới có được thân này. Có khi ta lại dạy rằng bậc A-na-hàm nhập Niết-bàn ngay trong đời hiện tại, hoặc nói là nhập Niết-bàn với thân trung ấm, hoặc lại nói rằng: ‘Thân căn trung ấm được sáng tỏ trọn vẹn, đều do nơi nghiệp đời trước trong sạch tinh khiết như chất đề-hồ.’

“Thiện nam tử! Có lúc ta dạy rằng: ‘Thân trung ấm mà những chúng sanh xấu ác nhận lấy giống như cái áo vải thô cũ rách, thân trung ấm mà chúng sanh thuần thiện nhận lấy giống như lụa trắng tốt được làm ra ở Ba-la-nại.’ Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng có [thân] trung ấm.’

“Thiện nam tử! Ta lại vì những chúng sanh phạm [năm] tội nghịch mà dạy rằng: ‘Những kẻ tạo năm tội nghịch, khi bỏ thân này liền vào thẳng địa ngục A-tỳ.’ Ta lại dạy rằng: ‘Tỳ-kheo Đàm-ma-lưu-chi vừa xả thân liền vào thẳng trong địa ngục A-tỳ, khoảng giữa không có một chút thời gian ngừng nghỉ.’ Ta lại vì ông Phạm-chí Độc Tử mà dạy rằng: ‘Phạm-chí! Nếu có thân trung ấm, ắt có sáu cảnh giới hiện hữu.’ Ta lại có dạy rằng: ‘Chúng sanh cõi Vô sắc không có thân trung ấm.’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng không có [thân] trung ấm.’

“Thiện nam tử! Trong các kinh ta lại dạy rằng có sự thối chuyển. Vì sao vậy? Do nơi vô số những tỳ-kheo biếng nhác, trì trệ, không tu tập Chánh đạo, nên ta thuyết dạy rằng có năm loại [nhân duyên] thối chuyển: một là ưa thích nhiều việc, hai là ưa bàn nói việc đời, ba là ưa thích ngủ nghỉ, bốn là ưa thích gần gũi người thế tục, năm là ưa thích việc đi chơi đây đó. Do những nhân duyên này mà vị tỳ-kheo sanh ra thối chuyển.

“Ta cũng dạy rằng nhân duyên thối chuyển có hai loại, một là nhân duyên bên trong, hai là nhân duyên bên ngoài. Bậc A-la-hán tuy lìa khỏi nhân duyên bên trong nhưng chưa lìa dứt nhân duyên bên ngoài. Do nhân duyên bên ngoài nên sanh phiền não. Vì sanh phiền não, nên phải thối chuyển.

“Lại có vị tỳ-kheo tên là Cồ-đàn, sáu lần thối chuyển. Sau mỗi lần thối chuyển đều lấy làm hổ thẹn, trở lại tinh tấn tu tập. Đến lần thứ bảy thì chứng đắc. Chứng đắc rồi lại sợ thối chuyển nên dùng dao mà tự hại [mạng sống]. Có khi ta [phân biệt] nói [các quả vị] giải thoát tùy thời, hoặc nói về sáu hạng A-la-hán. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng có sự thối chuyển.’

“Thiện nam tử! Trong kinh lại có dạy rằng: ‘Ví như đốt cây thành than, than ấy không thể trở lại thành cây; như cái bình đã vỡ không thể dùng được nữa. Phiền não cũng vậy, khi vị A-la-hán đã dứt trừ [phiền não] rồi thì phiền não không bao giờ sanh khởi trở lại.’

“Trong kinh cũng có dạy: ‘Các nhân sanh ra phiền não của chúng sanh có ba loại: một là chưa dứt trừ phiền não, hai là không dứt nhân duyên, ba là không khéo suy xét. Nhưng vị A-la-hán không có hai [trong số ba] nhân duyên vừa nói, vì [vị ấy] đã dứt trừ phiền não và biết khéo suy xét.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng không có sự thối chuyển.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta dạy rằng: ‘Thân Như Lai có hai loại, một là thân được sanh ra, hai là Pháp thân.

“Nói thân được sanh ra tức là thân phương tiện ứng hóa. Thân này có thể nói là có sanh, già, bệnh, chết, cao, thấp, đen, trắng; có cái này, cái kia; có học hỏi, có vô học. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng thân Phật là pháp hữu vi.’

“Còn Pháp thân là thường, lạc, ngã, tịnh, vĩnh viễn lìa khỏi mọi điều sanh, già, bệnh, chết; chẳng phải trắng, chẳng phải đen; chẳng phải cao, chẳng phải thấp; chẳng phải cái này, chẳng phải cái kia; chẳng phải học hỏi, chẳng phải vô học. Dù Phật có ra đời hay không, thân ấy vẫn là thường trụ không lay động, không có sự biến đổi.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng thân Phật là pháp vô vi.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Thế nào gọi là Mười hai nhân duyên? Do vô minh sanh ra hành; do hành sanh ra thức; do thức sanh ra danh sắc; do danh sắc sanh ra sáu nhập; do sáu nhập sanh ra xúc chạm; do xúc chạm sanh ra cảm thọ; do cảm thọ sanh ra tham ái; do tham ái sanh ra chấp thủ; do chấp thủ sanh ra hiện hữu; do hiện hữu mà có sanh; do sanh mà có già, có chết, các mối lo khổ.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng Mười hai nhân duyên nhất định là pháp hữu vi.’

“Lại có lần ta dạy các tỳ-kheo rằng: ‘Dù có Phật hay không có Phật, tánh và tướng của Mười hai nhân duyên vẫn là thường trụ.’

“Thiện nam tử! Có [pháp thuộc về] Mười hai duyên, không do duyên sanh ra; lại có [pháp] do duyên sanh ra, không thuộc Mười hai duyên; lại có [pháp] do duyên sanh ra, cũng thuộc về Mười hai duyên; lại có [pháp] không do duyên sanh ra, cũng không thuộc về Mười hai duyên.

“[Các pháp thuộc về] Mười hai duyên, không do duyên sanh ra, đó là nói Mười hai chi của đời vị lai. [Các pháp] do duyên sanh ra, không thuộc về Mười hai duyên, đó là nói năm ấm của vị A-la-hán. [Các pháp] do duyên sanh ra, cũng thuộc về Mười hai duyên, đó là nói năm ấm, Mười hai nhân duyên của phàm phu. [Các pháp] không do duyên sanh ra, cũng không thuộc về Mười hai duyên, đó là nói hư không, Niết-bàn.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng Mười hai duyên nhất định là pháp vô vi.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Tất cả chúng sanh tạo ra những nghiệp lành, dữ, khi vừa bỏ thân thì bốn đại liền tan rã. Những người tạo toàn nghiệp lành thì tâm đi lên [cảnh giới] cao; những kẻ tạo toàn nghiệp dữ thì tâm đi xuống [cảnh giới] thấp.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tâm thức nhất định là thường tồn.’

“Thiện nam tử! Có lần ta bảo vua Tần-bà-sa-la rằng: ‘Đại vương nên biết, sắc là vô thường. Vì sao vậy? Vì sắc ấy do nhân vô thường sanh ra. Nếu sắc ấy do nhân vô thường sanh ra, người có trí làm sao có thể nói rằng đó là thường? Nếu sắc là thường, hẳn nó không thể hoại diệt, sanh các khổ não. Nay thấy rằng sắc ấy là tiêu tan, hư hoại, nên biết rằng sắc là vô thường... Cho đến thức cũng giống như vậy.’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tâm thức nhất định là đoạn diệt.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Đệ tử Phật tuy thọ nhận các món hương hoa, vàng bạc, châu báu, vợ con, tôi tớ, tám thứ vật bất tịnh... nhưng vẫn đạt được Chánh đạo; đạt được Chánh đạo rồi cũng chẳng lìa bỏ những thứ ấy.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng sự hưởng thụ năm món dục không trở ngại Thánh đạo.’

“Lại có lần ta dạy rằng: ‘Người tại gia không có lý nào lại đạt được Chánh đạo.’ Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng sự hưởng thụ năm món dục nhất định là ngăn trở che chướng Chánh đạo.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Lìa xa phiền não nhưng chưa đạt được giải thoát cũng giống như tu tập Thế đệ nhất pháp.’ Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng Đệ nhất pháp chỉ ở tại Dục giới.’

“Ta lại có dạy rằng: ‘Noãn pháp, Đỉnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp đều ở từ Sơ thiền cho đến Đệ tứ thiền. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Những pháp Như Lai nói đó đều ở tại Sắc giới.’

“Ta lại có dạy rằng: ‘Những người ngoại đạo trước đã dứt trừ phiền não trong cảnh giới Tứ thiền, tu tập Noãn pháp, Đỉnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp, quán xét Bốn chân đế, chứng đắc quả A-na-hàm.

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng Đệ nhất pháp ở tại Vô sắc giới.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Trong bốn trường hợp bố thí, có ba trường hợp được thanh tịnh. Bốn trường hợp bố thí gồm có: Một là người bố thí tin vào nhân quả và sự bố thí, nhưng người nhận bố thí không tin vào nhân quả và sự bố thí; hai là người nhận bố thí tin vào nhân quả và sự bố thí nhưng người bố thí không tin vào nhân quả và sự bố thí; ba là cả người bố thí và người nhận bố thí đều có lòng tin [vào nhân quả và sự bố thí]; và bốn là cả người bố thí và người nhận bố thí đều không có lòng tin [vào nhân quả và sự bố thí].

“Trong bốn trường hợp bố thí ấy, ba trường hợp trước là thanh tịnh. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng việc bố thí chỉ do nơi tâm ý.’

“Thiện nam tử! Có lần ta dạy rằng: ‘Người thực hành bố thí dùng đến năm món để bố thí. Những gì là năm? Một là bố thí vật chất; hai là bố thí công sức; ba là bố thí sự an ổn; bốn là bố thí mạng sống; năm là dùng biện tài để bố thí. Do [năm] nhân duyên này, người bố thí có được năm loại quả báo.

“Những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng bố thí tức là năm ấm.’

“Thiện nam tử! Có lần ta dạy rằng: ‘Niết-bàn là xa lìa [tất cả], vĩnh viễn dứt trừ phiền não, không còn chút vết tích nào. Như ngọn đèn đã tắt, không còn pháp nào sanh ra nữa; Niết-bàn cũng vậy. Nói hư không tức là không có gì cả. Ví như người thế gian, vì không có gì cả nên gọi là hư không. Không phải do dứt mất đối tượng nhận biết mà gọi là không có. Nếu đã là có, ắt phải có nhân duyên. Vì có nhân duyên nên phải có sự diệt mất. Vì không có nhân duyên nên không có sự diệt mất.

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng không có Ba vô vi.’

“Thiện nam tử! Có lần ta vì Mục-kiền-liên thuyết dạy rằng: ‘Mục-kiền-liên! Niết-bàn đó chính là theo kinh văn giảng giải, là dấu tích [của bậc giải thoát], là nơi đến rốt ráo [của người tu tập], là không còn sợ sệt, là bậc thầy lớn [để nương theo], là kết quả lớn lao, là trí tuệ rốt ráo trọn vẹn, là sức kham nhẫn lớn, là pháp tam-muội không ngăn ngại, là cõi pháp mênh mông, là vị cam lộ [bất tử], là rất khó thấy biết.

“Mục-kiền-liên! Nếu nói rằng không có Niết-bàn, vì sao những kẻ phỉ báng Niết-bàn lại đọa vào địa ngục?’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng thật có Niết-bàn.’

“Lại có lần ta vì Mục-kiền-liên thuyết dạy rằng: ‘Mục-kiền-liên! Con mắt không bền chắc..., cho đến thân cũng đều không bền chắc. Vì không bền chắc nên gọi là hư không, chỉ là chỗ để thức ăn đi vào xoay chuyển tiêu hóa. Tất cả âm thanh đều gọi là hư không.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng có hư không vô vi.’

“Lại có lần ta vì Mục-kiền-liên thuyết dạy rằng: ‘Mục-kiền-liên! Có người khi chưa đắc quả Tu-đà-hoàn, đang trụ ở Nhẫn pháp, dứt trừ được vô lượng quả báo trong ba đường ác, nên biết rằng [người ấy] không do nhân duyên trí tuệ mà diệt [được vô lượng quả báo xấu ác].’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng có Phi trí duyên diệt.’

“Thiện nam tử! Lại có lần ta vì tỳ-kheo Bạt-ba thuyết dạy rằng: ‘Bạt-ba! Vị tỳ-kheo [khi] quán xét hình sắc, như hình sắc trong quá khứ, vị lai hoặc hiện tại; như hình sắc ở gần hoặc ở xa; như hình sắc thô ráp hoặc tinh tế; [thì thấy rằng] mọi thứ hình sắc như thế đều không phải là ngã, ngã sở. Nếu tỳ-kheo quán xét như vậy rồi thì có thể dứt trừ sự tham ái đối với hình sắc.’

“Bạt-ba lại thưa hỏi rằng: ‘Thế nào gọi là danh và sắc?’ Ta đáp: ‘Bốn đại gọi là sắc; bốn ấm [còn lại] gọi là danh. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng sắc là bốn đại.

“Thiện nam tử! Ta lại có dạy rằng: ‘Ví như nhân có gương soi ắt phải có hình bóng hiện ra [trong đó]. Hình sắc cũng như vậy, nhân nơi bốn đại tạo nên; chẳng hạn như: thô, mịn, nhám, trơn; xanh, vàng, đỏ, trắng; dài, ngắn, vuông, tròn; tà, nhọn, nhẹ, nặng; lạnh, nóng, đói, khát; khói mây, bụi bặm, mù sương... Đó gọi là hình sắc được tạo ra, cũng giống như tiếng dội [của âm thanh], hình bóng [hiện trong gương].’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng có bốn đại ắt có tạo ra hình sắc, thật không có bốn đại thì không tạo ra hình sắc.’

“Thiện nam tử! Trước đây có lần Vương tử Bồ-đề nói rằng: ‘Như có vị tỳ-kheo hộ trì cấm giới mà phát khởi tâm xấu ác, nên biết rằng ngay khi ấy liền mất giới tỳ-kheo.’ Ta liền dạy: ‘Vương tử Bồ-đề! Giới có bảy loại, do nơi thân và miệng, có hình sắc không biểu lộ. Do nhân duyên là hình sắc không biểu lộ, nên dù tâm xấu ác, trong chỗ vô ký cũng không gọi là mất giới, vẫn là trì giới. Do nhân duyên gì gọi là hình sắc không biểu lộ? Vì không có nhân từ những hình sắc khác, không tạo thành quả là những hình sắc khác.

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng có hình sắc không biểu lộ.’

“Thiện nam tử! Trong các kinh khác ta có dạy rằng: ‘Giới tức là ngăn cấm, chế ngự các pháp xấu ác. Nếu không làm việc ác thì gọi là trì giới.’ Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai giảng thuyết nhất định rằng không có hình sắc không biểu lộ.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Sắc ấm cho đến thức ấm của bậc thánh nhân cũng đều do nhân duyên là vô minh sanh ra. Tất cả phàm phu cũng vậy; từ nơi vô minh sanh ra tham ái, nên biết rằng tham ái tức là vô minh. Từ nơi tham ái sanh ra chấp thủ, nên biết rằng chấp thủ tức là vô minh, tham ái. Từ nơi chấp thủ sanh ra hữu; hữu ấy tức là vô minh, tham ái, chấp thủ. Từ nơi hữu sanh ra thọ, nên biết rằng thọ ấy tức là hành, hữu. Do nhân duyên là thọ mà sanh ra danh sắc, vô minh, ái, thủ, hữu, hành, thọ, xúc, thức, sáu nhập... các thứ, cho nên thọ đó chính là Mười hai nhân duyên. Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng không có các tâm sở.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Từ nơi bốn yếu tố là con mắt, hình sắc, ánh sáng và sự tham muốn xấu, ắt phải sanh ra nhãn thức. Nói tham muốn xấu đó tức là vô minh. Đang khi tham muốn mong cầu gọi là tham ái. Tham ái làm nhân duyên cho chấp thủ. Chấp thủ gọi là nghiệp. Nghiệp làm nhân duyên cho thức. Thức làm duyên cho danh sắc. Danh sắc làm duyên cho sáu nhập. Sáu nhập làm duyên cho xúc. Xúc làm duyên cho tưởng, thọ, ái. Các pháp như tín, tinh tấn, định, tuệ đều nhân nơi xúc mà sanh ra, nhưng không phải là xúc.’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo rằng: ‘Như Lai nói rằng thật có các tâm sở.’

“Thiện nam tử! Có khi ta dạy rằng: ‘Chỉ có duy nhất một cảnh giới hiện hữu.’ Lại có khi ta dạy là có hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín... cho đến hai mươi lăm cảnh giới hiện hữu. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo rằng: ‘Như Lai nói rằng có năm cảnh giới hiện hữu, hoặc nói rằng có sáu cảnh giới hiện hữu...’

“Thiện nam tử! Có một lần ta đang ở trong rừng Ni-câu-đà tại Ca-tỳ-la-vệ. Lúc ấy, Thích-ma-nam đến chỗ ta thưa hỏi rằng: ‘Thế nào gọi là ưu-bà-tắc?’ Ta liền vì ông ấy thuyết giảng: ‘Nếu có thiện nam tử đầy đủ các căn, thọ Tam quy y thì gọi là ưu-bà-tắc.’ Thích-ma-nam lại thưa hỏi: ‘Thế Tôn! Thế nào gọi là ưu-bà-tắc không trọn vẹn?’ Ta đáp: ‘Ma-nam! Nếu ai thọ Tam quy và chỉ thọ trì một giới thì gọi là ưu-bà-tắc không trọn vẹn.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng giới ưu-bà-tắc có thể không cần thọ đủ.’

“Thiện nam tử! Có lần ta đang ở bên bờ sông Hằng, Ca-chiên-diên tìm đến chỗ ta thưa rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Con giáo hóa chúng sanh, khiến họ thọ Tám giới trai trong một ngày, hoặc trong một đêm, hoặc trong một lúc, hoặc chỉ trong một niệm. Những người như vậy có thành tựu Tám giới trai hay không?’ Ta đáp: ‘Tỳ-kheo! Những người như vậy làm được điều lành chứ không thành tựu Tám giới trai.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng Tám giới trai buộc phải thọ đủ mới được.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Tỳ-kheo nào đã phạm Bốn trọng cấm rồi thì không nên gọi là tỳ-kheo nữa, nên gọi đó là tỳ-kheo phá giới, tỳ-kheo hư hỏng, không thể trở lại sanh khởi hạt giống lành. Ví như hạt giống đã bị cháy thì không sanh quả hạt, như cây đa-la bị chặt ngọn không thể sanh trái. Tỳ-kheo phạm vào các trọng cấm cũng giống như vậy.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng các tỳ-kheo đã phạm các trọng cấm thì mất giới tỳ-kheo.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có vì Thuần-đà nói về bốn hạng tỳ-kheo. Một là các tỳ-kheo rốt cùng sẽ đạt được Chánh đạo; hai là các tỳ-kheo chỉ bày Chánh đạo [cho chúng sanh]; ba là các tỳ-kheo thọ nhận Chánh đạo; bốn là các tỳ-kheo làm ô uế Chánh đạo. Tỳ-kheo phạm vào Bốn trọng cấm chính là hạng làm ô uế Chánh đạo.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng các tỳ-kheo đã phạm vào Bốn trọng cấm không mất giới cấm.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy các tỳ-kheo về một thừa duy nhất, một đạo, một hạnh, một duyên. Từ một thừa cho tới một duyên ấy, có thể vì chúng sanh mà tạo ra sự vắng lặng an tĩnh, dứt trừ vĩnh viễn mọi sầu khổ trói buộc, khổ và nguyên nhân của khổ, khiến cho tất cả chúng sanh đều đạt đến một thừa duy nhất. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng từ hàng Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, thảy đều đạt được đạo của Phật.’

“Thiện nam tử! Trong kinh ta có dạy rằng: ‘Hàng Tu-đà-hoàn sau bảy lần tái sanh trong cõi người và cõi trời sẽ nhập Niết-bàn. Hàng Tư-đà-hàm chỉ còn thọ thân một lần trong cõi người hoặc cõi trời, rồi sẽ nhập Niết-bàn. Hàng A-na-hàm có năm hạng: hoặc ở trong khoảng trung gian mà nhập Niết-bàn, cho đến sanh lên những cõi cao nhất của Sắc giới mà nhập Niết-bàn. Hàng A-la-hán có hai hạng, một là hiện tại, hai là vị lai. A-la-hán hiện tại dứt phiền não năm ấm, A-la-hán vị lai cũng dứt phiền não năm ấm.’

“Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng từ hàng Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán đều không đạt được đạo của Phật.’

“Thiện nam tử! Trong kinh này ta có dạy rằng: ‘Tánh Phật có đủ sáu đức: thường còn, đúng thật, chân chánh, hiền thiện, thanh tịnh và có thể thấy.’ Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tánh Phật của chúng sanh lìa khỏi chúng sanh vẫn có.’

“Thiện nam tử! Ta lại có dạy rằng: ‘Tánh Phật của chúng sanh như hư không. Hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại; chẳng phải trong, chẳng phải ngoài; không chịu sự chi phối bởi hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm. Tánh Phật cũng như thế.’ Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tánh Phật của chúng sanh lìa khỏi chúng sanh vẫn có.’

“Thiện nam tử! Ta lại có dạy rằng: ‘Tánh Phật của chúng sanh như của báu chôn giấu trong nhà người đàn bà nghèo; như hạt châu kim cang quý ẩn giữa trán người lực sĩ; như suối nước cam lộ của vị Chuyển Luân Thánh vương.’ Những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tánh Phật của chúng sanh lìa khỏi chúng sanh vẫn có.’

“Thiện nam tử! Ta lại có nói: ‘Những kẻ phạm bốn trọng cấm, nhất-xiển-đề, phỉ báng kinh Phương đẳng, làm năm tội nghịch đều có tánh Phật. Những chúng sanh như vậy đều không có pháp lành. Tánh Phật là lành.’ Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng tánh Phật của chúng sanh lìa khỏi chúng sanh vẫn có.’

“Thiện nam tử! Ta lại có dạy: ‘Chúng sanh tức là tánh Phật. Vì sao vậy? Lìa khỏi chúng sanh thì không có sự chứng đắc quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cho nên ta đưa ra ví dụ người mù sờ voi với vua Ba-tư-nặc. Như những người mù mô tả con voi, tuy [người nghe] không nhận ra được con voi, nhưng cũng không ra ngoài [hình thể] con voi. Chúng sanh nói rằng sắc là tánh Phật, cho đến thức là tánh Phật, cũng giống như vậy; tuy không phải tánh Phật nhưng cũng không ra ngoài tánh Phật. Như ta vì nhà vua nói ví dụ về cây đàn không hầu. Tánh Phật cũng như thế.’

“Thiện nam tử! Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền đưa ra đủ mọi thuyết. Cũng như người mù hỏi về sữa; tánh Phật cũng thế. Vì nhân duyên ấy, có người nói rằng: ‘Những kẻ phạm bốn trọng cấm, phỉ báng kinh Phương đẳng, làm năm tội nghịch, hạng nhất-xiển-đề, thảy đều có tánh Phật.’ Hoặc có người nói rằng: ‘Những người như vậy không có tánh Phật.’

“Thiện nam tử! Ở nhiều nơi trong các kinh điển ta có nói rằng: ‘Một người ra đời mà nhiều người được lợi ích, một quốc độ mà có hai Chuyển luân vương, một thế giới mà có hai vị Phật ra đời; những việc như vậy đều không thể có. Trong một cõi Tứ thiên hạ mà có tám vị Tứ thiên vương, cho đến có hai cõi trời Tha hóa tự tại; cũng là không thể có.’ Nhưng ta có đề cập đến từ địa ngục A-tỳ [bên dưới] cõi Diêm-phù-đề lên đến cõi trời A-ca-ni-trá. Những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói rằng không có mười phương chư Phật.’ [Nhưng] trong các kinh Đại thừa ta thật có nói đến mười phương chư Phật.

Chapter Thirty-Six: On Bodhisattva Lion’s Roar

"O good man! One who says that the Tathagata ultimately enters Nirvana, or that he does not, does not understand the mind of the Tathagata. That is why he speaks thus.

"O good man! In this Gandhamadana, there are all kinds of rishis, to the number of 53,000, who had all amassed all kinds of virtue in the days of Buddha Kasyapa. Yet, they did not gain the Right Way. They befriended1 the Buddhas and listen to Wonderful Dharma. Because of such persons, I , the Tathagata, said to Ananda: "I shall enter Nirvana at the end of the third month." All the devas heard this, and their voices reached Gandhamadana. All the rishis, on hearing this, repented and said: "Why did we not, on being born as humans, befriend the Buddha? The appearance of the All-Buddha-Tathagata in this world is as rare as in the case of the udumbara. I shall now go to where the World-Honoured One is and listen to Wonderful Dharma."

"O good man! Then the rishis, to the number of 53,000, came to me. I then, as requested, spoke of Dharma thus: "All you great ones! Material form is non-eternal. Why? Because of the fact that the causal relations of material form are non-eternal. It comes out of a cause of [i.e. a cause which is] non-eternal. How could material form be eternal? The same is the case down to consciousness." All the rishis, on hearing this, attained arhatship.

"O good man! In the castle-town of Kusinagara, there were wrestlers, to the number of 300,000. They belonged to no one. Becoming haughty since they possessed physical power, vitality and wealth, they got drunk and mad. O good man! To subjugate all these wrestlers, I said to Maudgalyayana: "Hold down [tame] these wrestlers!" Then he, all-respectfully, to accord with my instructions, spent five years teaching [them]. But not one wrestler gained Dharma and not one was subjugated. On this account, I, for the sake of the wrestlers, said to Ananda: "In three months’ time, I shall enter Nirvana."

"O good man! On hearing this, all the wrestlers gathered together and made repairs to the road. Three months later, I moved from Vaisali to Kusinagara Castle and on the way saw many wrestlers. Transforming myself into a sramana, I joined the wrestlers: " All of you children! What are you doing?" The wrestlers, on hearing this, became vexed and said: "O you sramana! What do you mean by calling us children?" I then said: "You big group of people, whose number is 300,000, may not even be able to move this small piece of stone. How can I call you anything other than children?" All the wrestlers said: "If you can call us children, know that you must be a great man." I then, at that time, picked up the stone with two fingers. Having witnessed this, all the wrestlers thought that they were possessed of less strength than myself and said: "O you sramana! Can you now move this stone out of the way?" I said: "Why are you so seriously engaged in repairing this road?" " O sramana! Do you not know that the Tathagata Shakyamuni is taking this road and will come to the forest of sal trees and enter Nirvana? For this reason, we are making repairs [to the road] and making it flat." I then praised [them] and said: "Good children! You now possess such a good [attitude of] mind. I shall now make away with this stone." I picked up the stone and cast it up as high as Akanistha Heaven. Then, all the wrestlers, on seeing that the stone hung suspended in the sky, became frightened and wanted to scatter in all directions. I then said: " O wrestlers! Do not be afraid and try to fly in all directions." All the wrestlers said: "O sramana! If you will save and protect us, we shall remain in peace." Then I put my hand on the stone and placed it in the palm of my right hand. On seeing this, the wrestlers grew pleased and said: "O sramana! Is this stone eternal or not eternal?" I then puffed on it with my mouth, and the stone broke into pieces like dust-motes. On seeing this, the wrestlers said: "O sramana! This stone is non-eternal." Then, feeling ashamed, they reproached themselves and said: " How is it that we take pride in our unlimited physical strength, and in life and wealth?" I, seeing through [i.e. reading] their minds, threw off my transformed body, regained my own form, and spoke about Dharma. Seeing all of this, the wrestlers aspired to Enlightenment.

"O good man! In Kusinagara, there lives an artisan called Cunda. This person once, at the place of Buddha Kasyapa, took a great vow: " I shall make the last offering of food to Shakyamuni Buddha when he enters Nirvana." This being the case, I, at Vaisali, looked back to

more likely: did not befriend, etc. - ed.

Upamana and said: "In three months’ time, I shall enter Nirvana at Kusinagara, between the sal trees. Go and let Cunda know of this."

"O good man! In Rajagriha, there is a rishi who is well practised in the five miraculous powers and whose name is Subhadra. He is 120 years old. He calls himself one versed in all things and is extremely arrogant. Already, at the places of innumerable Buddhas, he has amassed all the roots of good. In order to teach him, I said to Ananda: "I shall enter Nirvana in three months’ time. On hearing of this, Subhadra will come to me and gain a faithful mind. I shall speak several things to him. On giving ear to what I say, he will make away with the defilements."

"O good man! Bimbisara, King of Rajagriha, had a prince called Sudarsana. This prince, through causal relations, gained an evil mind and wished to kill his own father. But he did not know how to. At that time, Devadatta, from the causal relations of his past, gained an evil mind and desired to do harm to me. He practised the Way so as to gain the five miraculous powers, and before long he had gained them. He now established good connections with Sudarsana, displaying various miracles before him. He emerged from where there was no gate, and entered through a gate; he came out of a gate, and entered at a place where there was no gate. At times, he would conjure up an elephant or a horse, a cow, a sheep, a man, or a woman. On seeing this, Sudarsana gained a loving [i.e. attached] mind, a mind of pleasure and of respect. And in consequence, he made various preparations and offered them up in various utensils. And he said: "O great one! I now wish to see the mandarava [a flower]." Then, Devadatta went up to Trayastrimsa Heaven and asked for it from the hand of a deva [god]. Any good that he may have amassed having come to an end, none would give [it to him]. Unable to obtain the flower, he thought: " The mandarava flower has no Self or what belongs to the Self. I shall now take it, and what sin will I [thereby] commit?" As he stepped forward, meaning to take it, he lost his divine power. He came back to himself and was then in Rajagriha. Being ashamed of himself, he could not see [face] Sudarsana.

"And he thought to himself: " I shall now go to the Buddha and ask him to entrust the mass [i.e. the community of the Buddha’s followers] to me. If he agrees, I shall be able freely to give commands to Sariputra and others." Then, Devadatta came to me and said: "O Tathagata! Commit your great mass to my guidance, so that I may teach and give them the Way." I said: " O you madman! I do not entrust the great mass even to the hands of the greatly clever and wise man, Sariputra, whom the world trusts. Why should I entrust it to you, who but swallow your own spittle?" Then Devadatta all the more gained hateful thoughts towards me and said: "You may now have control over your people. But your power will soon fade away." As he said this, the great earth shook six times. Devadatta at once fell to the ground. His body emitted a great storm, which blew up all the dust and made him look foul. Devadatta, seeing this evil effect, said further: "If I now fall into Avichi Hell, I shall certainly repay this great resentment." Then, raising himself, he went to Sudarsana, who queried: "Why, Holy One, do you look so crestfallen and sorrowful? " Devadatta said: "I always look thus, do you not know this?" Sudarsana answered: "Pray tell me why that is. Devadatta said: "I am now on very close terms with you. Other people criticise you and say that what you do goes against reason. I hear this. How can it be that I do not feel worried?" Prince Sudarsana further asked: "In what way do the people of the land criticise me?" Devadatta said: "The people of the land say that you are an "unborn-resentment." Sudarsana said again: "Why am I an "unborn-resentment"? Who says this?" Devadatta said: "When you were not yet born, the augur said: "This son, when grown up, will kill his own father." That is why all other people call you an "unborn-resentment". All of the people of your household call you " good-looking" , just to guard your mind. The royal consort, Vaidehi, on hearing this, gave birth to you on top of a high building, as a result of which you fell to the ground and lost one of your fingers. That is why all the people call you "Balaruci" [= "One without a finger"]. Hearing this, I felt sorry. But I could not tell you this."

Thus, Devadatta taught Sudarsana evil things and made him kill his own father. "If your father dies, I, too, will certainly kill Sramana Gautama."

"Sudarsana had a minister called Varsakara, whom he asked: "Why did the great King name me Ajatasatru?" The minister told him the whole story, which was none other than what Devadatta had told to Sudarsana. Hearing this, Sudarsana shut the minister and his own father up in a place outside the castle and had the place guarded by four kinds of soldier. Queen Vaidehi, on hearing of this, went to where the King was imprisoned. The guards would not let her in. Then the Queen became angry and reproached the guards. Then, all the guards said to the Prince: "O great King! The Queen wishes to see the King. It is difficult to know whether we are to let her in or not?" Sudarsana became vexed, went to his mother, took her by the hair, unsheathed his sword, and meant to kill her. Then Jivaka said: "O great King! Since the beginning of government, however grave, no sin extends to the female. And how can you act thus to the one who gave you birth?" On hearing this, because of Jivaka he released her. And he deprived his father of all such things as clothing, bedding, food, drink, and medicine. Seven days later, the King died. Sudarsana completed the funeral and then repented. Varsakara spoke to him in different ways about various evil things: "O great King! There is no sin in what you have done. Why do you now so repine?" Jivaka said: "O great King! Know that such an action is doubly sinful. The one sin is killing one's own father, and the other killing a srotapanna. No one can make away with such sins other than the Buddha." Sudarsana said: "The Tathagata is pure and has nothing [about him] that is defiled. How can we, the defiled, hope to see him?"

"O good man! Seeing this, I told Ananda: "In three months’ time, I shall enter Nirvana." On hearing of this, Sudarsana came to me. I then spoke of Dharma. Through this, his grave sin reduced and he gained a faith which was not rooted in him. O good man! All my disciples, on hearing of this, could not grasp what was in my mind. So they said: "The Tathagata is definitely going to enter Nirvana."

"O good man! There are two kinds of Bodhisattva. One is real, and the other temporary. The Bodhisattvas of the temporary class, on hearing that I am to enter Nirvana within three months, all gain a retrogressive mind and say: "If the Tathagata is non-eternal and not to live, what can we do? We shall have to undergo great pains for innumerable lives to come. The Tathagata-World-Honoured One is accomplished and perfect in innumerable virtues. And he can do nothing so as to crush out Mara [the devil]. How can we crush out any such?"

"O good man! For the sake of such Bodhisattvas, I say: "The Tathagata is Eternal and does not change." O good man! On hearing this, none of my disciples can grasp what I mean to say, and they say: "It is definite that the Tathagata will not enter Nirvana."

"O good man! Beings acquire this world-view of existence and say: "None of us beings gain any karmic effects after death." To any such, I say: "There are persons who actually receive karmic returns. How do we know it to be as "is"?

"O good man! In days gone by, there was a king in Kusinagara called Sudarsana. To become a child, it took [him] 84,000 years; to become a crown prince 84,000 years, and to become a king also a further 84,000 years. Sitting alone, he thought to himself: "Beings have little virtue. So, life is short. The four enemies [e.g. defilement, the skandhas, death, and Mara; or here: birth, old age, illness, and death] always pursue them and bear down upon them, but they do not feel it and are indolent. Because of this, I shall leave home, practise the Way, and drive away the four enemies, i.e. birth, old age, illness, and death." So he gave orders to his officials and had a house built of seven treasures, outside the castle. The hall having been built, he said to his ministers, officials, harem women, children, and relatives: " Know that I wish to renounce my home. Do you agree?" Then, the ministers and relatives said: "Well said, well said, O King! It is now truly time." So Sudarsana, taking a man along with him, went alone to his house. For 84,000 years he practised compassion. In consequence of this, he became, by degrees, a Chakravartin [world-ruler]. After 30 generations, he became Sakrodevanam; and for innumerable years he became [various] minor kings. Who could that Sudarsana have been? Do not think thus. I myself was that person. O good man! All my disciples, on hearing this, failed to take my meaning and said: "The Tathagata says that there definitely is Self and what belongs to Self."

"I also said to all beings: " Self is nature. That is to say that all the causal relations, the 12 links of interdependent arising, the five skandhas of beings, the world of mind, all virtuous actions, and the world of Isvara fall within the category of self." On hearing this, all my disciples do not grasp my meaning and say: "The Tathagata says that there definitely is self."

"O good man! Once on a different occasion, a bhiksu came to me and asked: "O World- Honoured One! What do we mean by self? Who is self? Why do we say self?" I then said to this bhiksu: " O bhiksu! There is nothing that can be called self or what belongs to self. The eye is what originally was not, but what now is; what once was, but is not now. When appearing, there is nothing which it follows, and when dying, there is no place [for it] to go. There can be the karmic returns, but no one who acted. There is no one who abandons the skandhas and no one who receives them. You ask: What is self? It is an action. How could it be a self? It is craving. O bhiksu! Clap [your] two hands together, and we get a sound. The case of self is also thus. The causal relations of beings, action, and craving are self. O bhiksu! The physical form [“rupa”] of all beings is non-self. There is no physical form in self; there is no self in physical form. So does it apply [all the way down the skandhas] to consciousness. O bhiksu! All tirthikas [non-Buddhists] say that there is self. But it is not away from the skandhas. There is no self other than the skandhas. None can say thus. All the actions of beings are like phantoms, being like a mirage which appears in the hot season. O bhiksu! The five skandhas are all non-eternal, non-bliss, non-self, and non-pure." O good man! Then, there were innumerable bhiksus who, seeing through the five skandhas and the fact that there is no self, and that nothing belongs to self, attained arhatship. O good man! All my disciples, on hearing this, fail to gain my meaning and say: "The Tathagata definitely says that there is no Self."

"O good man! I also say in a sutra: "One acquires this body when three things harmoniously come together. One is the father, the other the mother, and the third the in-between existence2. These three come together, and we get this body." I at times say: "The anagamin [non-returner to samsara] enters Parinirvana; or he enters into the state of an in-between." Or I also say: " The body and organs are perfect and clear: all come about from past actions, as in the case of pure sarpirmanda." O good man! I, at times, say: "The in-between existence which an evil person gains is like the coarse woolen cloth that is found in the world, whereas the in-between existence which a pure, good being gains is like the finely woven, white woolen cloth produced at Varanasi." All of my disciples hear this, do not get my meaning, and say: "The Tathagata says that there is an in-between existence."

"O good man! I also said this to those who had actually committed the deadly sins: "Those who commit the five deadly sins fall into Avichi Hell." I also said: "Bhiksu Dharmaruci, when he dies, will immediately fall into Avichi Hell. There is no place to stay in-between." I also said to the Brahmacarin, Vatsiputriya: "O Brahmacarin! If there were an existence in-between, there would have to be six existences." I also said: "To a non-form being, there can be no in-between existence." O good man! All of my disciples hear this, fail to grasp my meaning, and say: "The Buddha says that there decidedly cannot be any in-between existence."

"O good man! I also say in a sutra: " Also, there is retrogression. Why? Because innumerable bhiksus are indolent and lazy, and do not practise the Way." There are five kinds of retrogression, which are: 1) one likes having many things, 2) having enjoyed, one speaks of worldly things, 3) one loves sleeping, 4) one likes to associate with people of the secular world, 5) having enjoyed, one goes about. Because of all of this, the bhiksu falls back.

Jap. “chuon”: an existence that is supposed to exist after one’s death and before rebirth.

"Of the causal relations of retrogression, there are two types, which are: 1) inner, 2) outer. A person of the arhat stage certainly leaves the inner cause, but not the outer. Due to the external causal relations, defilement raises its head. Due to defilement, retrogression comes about. There was a bhiksu who was called Kutei , who had retrogressed six times. Having retrogressed, he repented and again practised the Way, and it was now the seventh time. Gaining it and being afraid of losing it again, he killed himself.

"I also, at times, say that there is Emancipation, or I speak about six arhats. All of my disciples hear this, do not arrive at my meaning, and say: " The Tathagata says that there decidedly is retrogression."

"O good man! I also say in a sutra: " For example, just as charcoal never turns back into wood, and when an earthen pot is shattered it never serves again as a pot, so does it obtain with defilement. The cutting off [of defilement] by an arhat nevermore becomes reversed." Also, I say: "There are three causes for beings’ having defilement. These are: 1) the defilement is not done away with, 2) the causal relations are not done away with, 3) the person does not think well. And the arhat does not have the two causal relations. The defilement is done away with and there is no thinking about evil things." O good man! All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that there never is retrogression." O good man! I say in a sutra that the Tathagata has two kinds of body. One is the carnal body3, and the other is the Dharmakaya4. The carnal body is none but expedient and accommodation. So such a body undergoes birth, old age, illness, and death. It is long, short, black, and white; this is right, that is [not] right; this is learning or non-learning. All my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that the Buddha’s body is but what is created." The Dharmakaya is the Eternal, Bliss, Self, and the Pure; it is eternally segregated from birth, old age, illness, and death. It is not white, nor black, neither is it long nor short; it is not learning, nor non-learning. The Buddha is one who has appeared or one who has not appeared. He is Eternal. He does not move about. There is no change. O good man! All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that the body of the Buddha is definitely an uncreated body."

"O good man! I say in a sutra: "What are the 12 links of interdependence? From ignorance comes about action, from action consicousness, from consciousness mind-and-body, from mind-and-body the six spheres [of sense], from the six spheres touch, from touch feeling, from feeling craving, from craving cleaving, from cleaving existence, from existence birth, and from birth ageing-and-death, apprehension and sorrow." O good man! All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that the 12 links of interdependence are decidedly the created."

"I once gave a bhiksu an injunction and said: "The 12 links of interdependence are the Buddha, non-Buddha, characteristics, and the Eternal."

"O good man! There is a case where the 12 links of interdependence arise from causal relations. Also, there is a case where they arise out of causal relations and yet are not the 12 links of interdependence. Also, there is a case where they come about from causal relations and are the 12 links of interdependence. Also, there is a case where they are those which have come about neither from causal relations nor from the 12 links of interdependence.

"We say that there is a case where they have not come about from the causal relations of the 12 links of interdependence. This is said referring to the 12 links of interdependence of the future.

"We say that there is a case where they come about from causal relations and yet are not the 12 links of interdependence. This refers to the five skandhas of an arhat.

3 Jap. “shoshin; “ "sho"= essential nature; "shin"= mind, consciousness - so this translation of "carnal

body" is not clear here - ed.

4 Jap. “hosshin” = Dharma Body, Dharma Mind

"We say that there is a case where they come about from causal relations and are the 12 links of interdependence. This refers to the 12 links of interdependence of the five skandhas of the common mortal.

"We say that there is a case where they are not those come about from causal relations and are also not the 12 links of interdependence. This refers to space and Nirvana.

"O good man! All of my disciples hear of this, do not come to my meaning, and say: "The Tathagata says that the 12 links of interdependence are definitely uncreated."

"O good man! I say in a sutra: " All beings do good and evil actions. When they die, the four great elements immediately break up. With those whose deeds are pure and good, their minds travel upwards; those whose deeds are solely evil travel downwards." O good man! All of my disciples hear this, fail to grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that the mind is definitely eternal."

"O good man! I once said to Bimbisara: "Know, O great King, that form [“rupa”] is non-eternal. Why? Because it comes about from a cause of the non-eternal. If this form comes about from a cause of the non-eternal, how can the wise say that this is eternal? If form is eternal, there will not be any breaking up [of it] and no coming about of all sorrows. Now, we see that this form breaks up and becomes dispersed. Hence, we must know that form is non-eternal. The same applies down to consciousness, too." O good man! All of my disciples hear this, do not get my meaning, and say: "The Tathagata says that the mind can definitely be cut off."

"O good man! I say in a sutra: "All of my disciples receive all incense and flowers, gold, silver, gems, wife, child, male and female servants, and the eight impure things, and yet they gain the Right Path. Having attained it, they do not abandon it." They hear this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that one may accept the things of the five desires and that this does not obstruct the Holy Way."

"And, at one time, I say: " There cannot be a case where men of secular life attain the Right Path." O good man! All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that partaking of the five desires definitely obstructs the Right Path."

"O good man! I say in a sutra: " Severing defilement, one does not yet gain Emancipation. This is as in the case where one lives in the world of desire and practises the laukikagradharma [insight into the world]." O good man! All of my disciples hear of this, fail to grasp my meaning, and say: "Tathagata says that the laukikagradharma is nothing but a thing of the world of desire."

"And also I say: " The usmagata, murdhana, ksanti, and the laukikagradharma are no other than gaining the four dhyanas, from the first to the fourth." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that the laukikagradharma is nothing but a thing of the world of form."

"And also I say: "All the tirthikas were already able to cut off the defilements that stood in the way of the four dhyanas. Practising the usmagata, murdhana, ksanti, and laukikagradharma, and meditating on the Four Truths, the person obtains the fruition of the anagamin." All of my disciples hear of this, do not get my meaning, and say: "The Tathagata says that the laukikagradharma exists in the world of non-form."

"O good man! I say in a sutra: "Of the four kinds of dana [giving], there are three which are pure. The four are: 1) the giver believes in cause, result, and dana, but the recipient does not, 2) the recipient believes in cause, result, and dana, but the giver does not, 3) both giver and recipient have faith, and 4) both giver and recipient have no faith. Of these four kinds of dana, the first three are pure." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that dana is but the mind."

"O good man! I once said: " When one gives, one gives five things. What are the five? These are: 1) matter, 2) power, 3) peace, 4) life, and 5) oratorical prowess. The causal relations of such come back as returns to the one who gives." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Buddha says that dana is nothing but the five skandhas."

"O good man! I once said: "Nirvana is what is cut off, and where defilement is eternally annihilated, and where nothing remains behind. This is as in the case of the light of a lamp. When gone, there is no [re]-appearing of a thing. It is the same with Nirvana.

"We say "Void". This is where there is no place that can be named. For example, in worldly life we say "like the Void", when there is nothing [there] to be possessed. This is apratisamkhya-nirodha [i.e. when the causal relations for something to exist have gone, nothing can come about], where there is nothing to be possessed. If there is something that can be named, there must be causal relations. When there are causal relations, there can be extinction. When there are not, there is no extinction." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Buddha says that there are not three uncreates."

"O good man! I once said to Maudgalyayana: " O Maudgalyayana! Nirvana is the sentence and the line, the forestep [forward step], the ultimate, fearlessness, the great teacher, great fruition, the ultimate knowledge, great ksanti [patience], and unhindered samadhi. This is the great world of Dharma, the taste of amrta [deathlessness] and is difficult to see. O Maudgalyayana! If it is said that there is no Nirvana, how can it be that a person who slanders falls into hell?" O good man! All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that there is Nirvana."

"Once, I said to Maudgalyayana: "O Maudgalyayana! The eye is not inflexible. So does it obtain with the carnal body. All is not inflexible. Being not inflexible, we say Void. Where the food goes on [down], and where it turns round and is digested, all sounds are Void." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that the uncreated Void definitely exists."

"Also, once I said to Maudgalyayana: " O Maudgalyayana! There is a person who has not yet attained the fruition of srotapanna. When abiding in ksanti, he cuts himself off from the karmic results of the three unfortunate realms. Know that it [samsaric existence] does not die out by the causal relation of intellect." All of my disciples hear this, fail to grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that there definitely exists the apratisamkhya-nirodha."

"O good man! I, at one time, said to Bhiksu Bhadrapala: "You, Bhiksu, should meditate on form. Nothing of the past, future, present, near, far, coarse, or delicate is the Self or what belongs to the Self. Thus meditating, the bhiksu truly cuts off the craving for form." Bhadrapala also said: " What is form?" I said: " The four great elements are form and the four skandhas are called "name" [i.e. what is mental]." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that form is definitely the four great elements."

"O good man! For example, by means of a mirror, an image appears. It is the same with matter too. By means of the four great elements, things come about, such as [what is] coarse, delicate, non-slippery, slippery, blue, yellow, red, white, long, short, square, round, wrong, angled, light, heavy, cold, hot, hungry, thirsty, smoky, cloudy, dusty, and misty. This is why we say that matter comes about like sound or form. All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that as there are the four great elements, there can be the works of matter."

"O good man! In days past, Prince Bodhi said: "Should a bhiksu who upholds sila gain an evil thought, know that at that moment he loses sila."

"I then said: " O Prince! There are seven kinds of sila. When things come about by body and mouth, there comes about non-expressible form [i.e. the secondary "rupa" that comes about from receiving sila]. Through the causal relation of this non-expressible form, we do not say that we lose sila, although the thing itself rests in the category of the evil-non-definable. It is yet the upholding of sila. Why do we say " non-expressible form" ? Because it constitutes no cause of any different form; nor is it the fruition of any different form." O good man! All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Buddha says that there is a non-expressible form."

"O good man! I say in other sutras: "Sila checks evil things. If one does not do evil, this is the upholding of sila." All my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that there definitely is no non-expressible form."

"O good man! I say in a sutra: " The skandhas from form down to consciousness of a holy person have come about from the causal relations of ignorance. It is the same whith what obtains regarding the things of all common mortals, too. From ignorance comes about craving. Know that this craving is ignorance. From craving comes about cleaving. Know that this cleaving is ignorance and craving. From cleaving comes about existence. Know that this existence is ignorance, craving, and cleaving. From existence comes about feeling. Know that this feeling is action and existence. From the causal relation of feeling come about such as mind-and-body, ignorance, craving, cleaving, existence, action, feeling, touch, consciousness, and the six [sense] spheres. Because of this, feeling is nothing but of the 12 links of interdependence." O good man! All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: " The Tathagata says that there is no caitta [mental factor]."

"O good man! I say in a sutra: " From the four things of eye, form, light, and evil desire comes about visual cognition. The evil desire is ignorance. As the nature of desire seeks to possess, we call this craving. From the causal relation of craving comes about cleaving, and this cleaving is called action. From the causal relation of action comes about consciousness, and consciousness is related to mind-and-body. Mind-and-body is related to the six spheres; the six spheres are related to touch, touch to conception, conception to feeling, craving, faith, effort, dhyana, and Wisdom. All such things come about by touch, and yet they are not touch itself." O good man! All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that the caitta exists."

"O good man! I, at one time, said: " There is but one existence. This extends to two, three, four, five, six, seven, eight, nine up to twenty-five." All of my disciples hear this, do not get my meaning, and say: "The Tathagata says that there are five existences or six existences."

"O good man! I once lived in Kapilavastu, in the nyagrodha gardens, when Kolita came to me and said: "What is an upasaka?"

"I then said: " Any male or female who is perfect in all the sense-organs and who takes the three refuges [in Buddha, Dharma and Sangha] is an upasaka [lay Buddhist]."

"Kolita said: "O World-Honoured One! What is a partial upasaka?"

"I said: " Anyone who has taken refuge in the Three Treasures [of Buddha, Dharma and Sangha] and who has received one sila [moral precept] is a partial upasaka." All of my disciples hear this, do not grasp my meaning, and say: "The Tathagata says that even a person who is imperfect can well gain the upasaka sila."

"O good man! I once was dwelling on the banks of the Ganges, when Katyayana came to me and said: "O World-Honoured One! I teach people to take the ritual of purification. This may go on for a day, a night, a time, or for a thought-moment. Can such a person accomplish the ritual of purification?" I said: "O bhiksu! This person accomplishes good, but not purification." All of my disciples hear of this, do not get my meaning, and say: " The Tathagata says that a person completely gains the eight purifications."

"O good man! I say in a sutra: "Any person who commits the four grave offences is no bhiksu. Such a bhiksu is one who transgresses sila or one who has forgotten sila. He cannot call forth the bud of good. For example, this is as with a burnt-out seed, from which one cannot expect any fruit. If the crown of the tala tree is damaged, no fruit can come about. It is the same with the bhiksu who commits the grave offences, too." All of my disciples hear of this, do not get my meaning, and say: " The Tathagata says that any bhiksu who has committed the grave offences loses the sila of a bhiksu."

"O good man! In a sutra I spoke, for Cunda’s sake, of the four kinds of bhiksu. These are: 1) ultimate arrival at the Way, 2) showing of the Way, 3) receiving of the Way, and 4) the defiled Way. One who commits the four grave offences belongs to those defiling the Way. All of my disciples hear of this, fail to get my meaning, and say: "The Tathagata says that the bhiksu who commits the four grave offences does not violate sila."

"O good man! I said in a sutra to all bhiksus: "All such as the one vehicle, one Way, one action, one condition, and all from one vehicle up to the condition give beings great quietude. These eternally excise all such as bondage, apprehension, suffering, and the suffering of suffering, and lead all beings to one existence." All of my disciples hear of this, do not get my meaning, and say: "The Tathagata says that all from srotapanna up to arhat achieve the Buddhist end."

"O good man! I say in a sutra: " The srotapanna repeats comings and goings between the world of humans and that of devas [gods] seven times, and then attains Parinirvana. The sakrdagamin has only one life as man or god and then attains Parinirvana. The anagamin comprises five kinds. One may attain, in between, Parinirvana or go up proceeding and gain it in the highest heaven. With those of the stage of arhat, there are two kinds, which are gaining [Nirvana] 1) in the present life and 2) in the next life. In the present life, they cut away defilement and the five skandhas; and in the next life, too, they cut away defilement and the five skandhas." All of my disciples hear of this, fail to get my meaning, and say: "The Tathagata says that one may go up from the stage of srotapanna up to the stage of arhat and yet cannot be perfect in the Buddhist Way."

"O good man! I say in this sutra: "In detail, there are six things in the Buddha-Nature, namely: 1) the Eternal, 2) the Real, 3) the True, 4) the Good, 5) the Pure, and 6) the Visible." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: " The Buddha says that the Buddha-Nature of beings exists outside of us beings."

"O good man! I also say: "The Buddha-Nature of the being is like the Void. The Void is not past, not future, and not present. it is not in, nor out; it is not within the boundaries of colour, sound, taste, and touch. It is the same with the Buddha-Nature." All of my disciples hear of this, do not get my meaning, and say: " The Buddha says that the Buddha-Nature of beings exists outside of the beings."

"O good man! I once said: " People such as those who have committed the four grave offences, the icchantikas, slanderers of the vaipulya sutras, and those who have committed the five deadly sins, all have the Buddha-Nature. Such persons do not possess good actions to depend upon. The Buddha-Nature is the Good in itself." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: " The Buddha says that the Buddha-Nature of beings exists outside of beings."

"O good man! I also once said: "The being himself is the Buddha-Nature. Why? Other than the being himself, there is no gaining of the attainment of unsurpassed Enlightenment. That is why I resorted to the parable of the elephant to Prasenajit. The blind persons, when speaking of the elephant, do not give us the elephant. Yet, what they say is not totally away from it. It is the same with beings who may be speaking of form down to consciousness and saying that such is the Buddha-Nature. The case is the same. Though not the Buddha-Nature itself, yet it is not quite away from it. I also gave the king the parable of a harp. The same is the case with the Buddha-Nature, too." O good man! All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and speak variously, like the blind man who asks about [the appearance of] milk. So do things stand with the Buddha-Nature.

"For this reason, I at times say: "People such as those who commit the four grave offences, slanderers of the vaipulya sutras, those committing the five deadly sins, and the icchantikas, possess the Buddha-Nature." Or I say: "No".

"O good man! I say in various sutras: " When one person appears in the world, many gain benefit. Never do two Chakravartins appear in one country, nor two Buddhas in one world. Nor under the four heavens do the eight guardians of the land appear, and no two Paranirmitavasavartins. No such thing can happen. And I say that I journey from Jambudvipa and Avichi Hell up to Akanistha heaven." All of my disciples hear of this, do not grasp my meaning, and say: "The Buddha says that there is no Buddha in the ten directions." And I also say in all Mahayana sutras that there are the Buddhas in all the ten directions."

    « Xem chương trước «      « Sách này có 44 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.203.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...