Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 38 - Phẩm BỒ TÁT CA-DIẾP - Phẩm thứ mười hai – Phần sáu »»
Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Phạm hạnh thanh tịnh?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Tất cả các pháp [đều là Phạm hạnh thanh tịnh].”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! [Nói] tất cả các pháp [như vậy thì] ý nghĩa không xác định. Vì sao vậy? Như Lai có lúc dạy rằng [tất cả các pháp] là thiện và bất thiện; hoặc có khi dạy là quán Bốn niệm xứ; hoặc dạy là Mười hai nhập; hoặc dạy là thiện tri thức; hoặc dạy là Mười hai nhân duyên; hoặc dạy là chúng sanh; hoặc dạy là chánh kiến và tà kiến; hoặc dạy là Mười hai bộ kinh; hoặc dạy là Nhị đế. Nay Như Lai nói rằng tất cả các pháp là Phạm hạnh thanh tịnh, không biết là nói đến ý nghĩa nào?”
Phật dạy: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Kinh Đại Niết-bàn vi diệu này mới chính là kho báu trong tất cả các pháp. Ví như biển cả là kho chứa [tất cả] các loại châu báu, kinh Niết-bàn này cũng vậy, là kho tàng sâu kín chứa đựng tất cả ý nghĩa của văn tự.
“Thiện nam tử! Như núi Tu-di là nguồn gốc của mọi thứ cây thuốc; kinh này cũng vậy, chính là căn bản của giới hạnh Bồ Tát.
“Thiện nam tử! Ví như hư không là nơi dung chứa hết thảy mọi vật thể; kinh này cũng vậy, là nơi quy tụ của hết thảy mọi pháp lành.
“Thiện nam tử! Ví như cơn gió mạnh, không gì có thể trói buộc được; tất cả Bồ Tát tu hành kinh này cũng vậy, không bị tất cả các pháp xấu ác phiền não trói buộc.
“Thiện nam tử! Ví như chất kim cang, [rắn chắc] không gì phá hoại được; kinh này cũng thế, dù có những kẻ ngoại đạo xấu ác tà kiến cũng không thể phá hoại.
“Thiện nam tử! Ví như cát sông Hằng, không ai có thể đếm được; ý nghĩa kinh này cũng vậy, không ai có thể tính đếm.
“Thiện nam tử! Kinh điển này vì các vị Bồ Tát mà làm ngọn cờ Chánh pháp, như ngọn cờ của vị vua trời Đế-thích.
“Thiện nam tử! Kinh này là vị thương chủ dẫn dắt đoàn khách buôn hướng đến thành thị Niết-bàn, cũng giống như vị thầy dẫn đường giỏi nhất đưa những người đi buôn hướng về biển cả.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể vì các vị Bồ Tát mà chiếu tỏa ánh sáng Chánh pháp, như mặt trời, mặt trăng [có thể] phá tan mọi sự tối tăm u ám ở thế gian.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể vì những chúng sanh bệnh khổ mà làm vị thuốc quý, cũng như nơi Tuyết sơn có vị thuốc kỳ diệu trị được tất cả các bệnh.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm cây gậy chống cho những kẻ nhất-xiển-đề; cũng như những kẻ suy nhược yếu ớt nhờ có cây gậy để chống mà đứng lên được.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm cây cầu [vượt qua sự khổ] cho tất cả những kẻ xấu ác, cũng như cây cầu ở thế gian giúp cho mọi người đều có thể đi qua sông.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm bóng râm che mát cho những kẻ lang thang trong hai mươi lăm cảnh giới hiện hữu khi gặp phải cơn nóng nực phiền não; cũng như dù lọng ở thế gian che được nắng nóng.
“Thiện nam tử! Kinh này như vị vua dũng mãnh không sợ sệt, có thể phá trừ tất cả quỷ ác phiền não; cũng như chúa sư tử hàng phục tất cả các loài thú.
“Thiện nam tử! Kinh này như vị thầy tinh thông thần chú, có thể phá trừ tất cả ác quỷ phiền não; cũng như vị chú sư ở thế gian có thể trừ khử loài yêu quái sống trong gỗ đá.
“Thiện nam tử! Kinh này như trận mưa đá mạnh mẽ nhất, có thể phá hoại quả báo sanh tử; cũng như mưa đá ở thế gian phá hoại các loại cây trái.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm vị thuốc hay cho người bị hư hoại con mắt giới thể; cũng như vị thuốc an-xà-na ở thế gian có thể trị lành bệnh đau mắt.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm chỗ dựa vững chắc cho hết thảy các pháp lành; cũng như mặt đất ở thế gian có thể làm chỗ đứng vững cho mọi vật.
“Thiện nam tử! Kinh này là tấm gương sáng cho những chúng sanh hủy phạm giới luật [soi vào]; cũng như gương sáng ở thế gian [nhìn vào có thể] thấy được các hình sắc, ảnh tượng.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể vì những kẻ không biết hổ thẹn mà làm y phục; cũng như quần áo ở thế gian che kín thân thể [cho những người biết hổ thẹn].
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm tài vật quý báu cho những kẻ nghèo thiếu pháp lành; cũng như vị Công Đức Thiên làm lợi ích cho những người nghèo khó.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm nước cam lộ cho chúng sanh khao khát Chánh pháp; cũng như nước có đủ tám vị [ở thế gian] giúp cho người giải trừ cơn khát.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm giường Chánh pháp cho kẻ phiền não [nghỉ ngơi]; cũng như người ở thế gian gặp được giường nằm yên ổn.
“Thiện nam tử! Kinh này có thể làm cỗ xe thanh tịnh trang nghiêm đầy đủ các thứ chuỗi ngọc, hương hoa, hương phết, hương bột, hương đốt... dành cho hàng Bồ Tát từ Sơ địa đến Thập địa, hơn cả chỗ thọ nhận niềm vui vi diệu của tất cả sáu pháp Ba-la-mật, giống như [được ở] dưới cội cây ba-lợi-chất-đa-la trên cõi trời Đao-lợi.
“Thiện nam tử! Kinh này là lưỡi rìu trí tuệ sắc bén rắn chắc, có thể đốn ngã hết thảy những cây lớn phiền não; là lưỡi dao bén có thể cắt đứt mọi tập khí; là dũng sĩ mạnh mẽ có thể dẹp tan bọn oán tặc ma; là lửa trí tuệ đốt cháy củi phiền não; là kho chứa nhân duyên xuất sanh chư Phật Bích-chi; là kho chứa Thanh văn sanh ra các vị Thanh văn; là mắt nhìn của tất cả chư thiên; là con đường chân chánh của tất cả loài người; là chỗ nương dựa của tất cả súc sanh; là chỗ giải thoát của loài ngạ quỷ; là nơi đáng tôn kính nhất trong cõi địa ngục; là món khí cụ cao quý nhất của tất cả chúng sanh trong mười phương; là cha mẹ của chư Phật mười phương trong cả quá khứ, hiện tại và vị lai.
“Thiện nam tử! Cho nên kinh này thâu nhiếp tất cả các pháp.
“Như trước ta đã nói, tuy kinh này thâu nhiếp tất cả các pháp, nhưng ta cũng dạy rằng Phạm hạnh chính là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
“Thiện nam tử! Nếu lìa khỏi Ba mươi bảy phẩm trợ đạo này thì không bao giờ có thể đạt được Chánh quả Thanh văn cho đến quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, không thể thấy được tánh Phật cùng quả của tánh Phật. Vì nhân duyên ấy nên Phạm hạnh chính là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
“Vì sao vậy? Tánh của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo ấy là không điên đảo, có thể phá hoại sự điên đảo; là không thấy biết [theo cách] xấu ác, có thể phá hoại sự thấy biết xấu ác; là không sợ sệt, có thể phá hoại sự sợ sệt; là hạnh thanh tịnh, có thể khiến cho chúng sanh cuối cùng rồi sẽ thực hành đạt được Phạm hạnh thanh tịnh.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Pháp hữu lậu cũng có thể làm nhân cho pháp vô lậu, vì sao Như Lai không dạy rằng [các pháp] hữu lậu là Phạm hạnh thanh tịnh?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Tất cả [các pháp] hữu lậu đều là điên đảo, nên không gọi là Phạm hạnh thanh tịnh.”
Bồ Tát Ca-diếp thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Pháp đệ nhất trong thế gian là hữu lậu hay vô lậu?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Đó [cũng] là hữu lậu.”
Bồ Tát Ca-diếp lại hỏi: “Bạch Thế Tôn! Tuy pháp đệ nhất trong thế gian là hữu lậu, nhưng tánh của nó không điên đảo, vì sao không gọi là Phạm hạnh thanh tịnh?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Pháp đệ nhất trong thế gian là nhân của [pháp] vô lậu nên tương tợ với vô lậu; vì hướng về vô lậu nên không gọi là điên đảo.
“Thiện nam tử! Nhưng sự phát tâm của Phạm hạnh thanh tịnh là tiếp nối mãi cho đến lúc rốt ráo, còn pháp đệ nhất trong thế gian chỉ là trong một niệm, nên không gọi là Phạm hạnh thanh tịnh.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Năm thức của chúng sanh cũng là hữu lậu, không phải điên đảo, lại không phải trong một niệm, vì sao không gọi là Phạm hạnh thanh tịnh?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Năm thức của chúng sanh tuy không phải một niệm, nhưng là hữu lậu, lại là điên đảo. Vì năm thức ấy làm tăng trưởng các lậu, nên gọi là hữu lậu. Vì thể của chúng không chân thật, vướng mắc vọng tưởng nên là điên đảo.
“Sao gọi là [thể của năm thức] không chân thật, vướng mắc vọng tưởng nên là điên đảo? Đối với những vật thật không phải nam, nữ... mà khởi sanh tư tưởng cho đó là nam, là nữ; cho đến các thứ nhà cửa, xe cộ, bình bát, y phục... cũng đều như vậy. Đó gọi là điên đảo.
“Thiện nam tử! Tánh của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là không điên đảo, nên gọi là Phạm hạnh thanh tịnh.
“Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát đối với Ba mươi bảy phẩm trợ đạo rõ biết chỗ căn bản, rõ biết nguyên nhân, rõ biết chỗ thâu nhiếp, rõ biết chỗ tăng trưởng, rõ biết [pháp] làm chủ, rõ biết [pháp] dẫn dắt, rõ biết [pháp] trổi thắng, rõ biết [pháp] chân thật, rõ biết chỗ rốt ráo, thì Bồ Tát ấy gọi là Phạm hạnh thanh tịnh.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Sao gọi là rõ biết chỗ căn bản... cho đến rõ biết chỗ rốt ráo?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Lành thay, lành thay! Bồ Tát khởi lên sự thưa hỏi là vì hai việc. Một là tự mình muốn biết, hai là vì muốn cho người khác biết. Nay ông đã rõ biết, chỉ vì vô lượng chúng sanh chưa hiểu nên thưa hỏi việc này. Vì thế nay ta ngợi khen ông lần nữa: Lành thay, lành thay!
“Thiện nam tử! Căn bản của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là sự ham muốn [chân chánh tốt lành]; nguyên nhân [của chúng] là sự xúc chạm sáng suốt, [tức là giải thoát xúc]; chỗ thâu nhiếp [của chúng] là cảm thọ; chỗ tăng trưởng [của chúng] là sự khéo suy xét; [pháp] làm chủ là niệm; [pháp] dẫn dắt là định; [pháp] trổi thắng là trí tuệ; [pháp] chân thật là giải thoát; chỗ rốt ráo là Đại Bát Niết-bàn.
“Thiện nam tử! Sự ham muốn chân chánh tốt lành là căn bản [của người tu tập] từ khi mới bắt đầu phát khởi tâm đạo cho đến lúc đạt được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cho nên ta nói rằng sự ham muốn [chân chánh tốt lành] là căn bản.
“Thiện nam tử! Như người thế gian nói rằng tham ái là nguồn gốc của tất cả khổ não; việc ăn ban đêm là nguồn gốc của tất cả bệnh tật; sự tranh giành là nguồn gốc của tất cả những việc kiện tụng; sự hư dối là nguồn gốc của tất cả những việc xấu ác.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Trước đây trong kinh này Như Lai có dạy: ‘Không buông thả lười nhác là căn bản của tất cả pháp lành’; nay lại dạy rằng sự ham muốn [chân chánh tốt lành] là căn bản. Nghĩa [khác biệt] ấy là thế nào?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nếu nói về nhân sanh ra thì sự ham muốn chân chánh tốt lành là căn bản; nếu nói về nhân thành tựu thì không buông thả lười nhác là căn bản. Cũng như người thế gian nói hạt giống là nhân của các loại trái cây; lại nói rằng hạt là nhân sanh ra, đất... là nhân thành tựu. Nghĩa ấy cũng giống như thế.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch: “Thế Tôn! Trước đây trong các kinh khác, Như Lai có dạy rằng Phật là căn bản của Ba mươi bảy phẩm. Nghĩa ấy thế nào?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Trước đây Như Lai có nói: Chúng sanh khi vừa mới nhận biết thì Phật là căn bản của Ba mươi bảy phẩm, nhưng nếu tự chứng đắc thì sự ham muốn [chân chánh tốt lành] là căn bản.”
Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Vì sao sự xúc chạm sáng suốt, [tức giải thoát xúc,] được xem là nguyên nhân [của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo]?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Như Lai có khi dạy rằng sự sáng suốt là trí tuệ, có khi dạy rằng đó là đức tin, [nên giải thoát xúc cũng được hiểu là sự tiếp xúc phát khởi từ lòng tin].
“Thiện nam tử! Do nhân duyên là đức tin nên gần gũi những người bạn lành, đó gọi là [giải thoát] xúc. Do nhân duyên gần gũi [bạn lành] mà được nghe Chánh pháp, đó gọi là [giải thoát] xúc. Do nhân duyên được nghe Chánh pháp nên thân, miệng, ý trở nên thanh tịnh, đó gọi là [giải thoát] xúc. Do nhân duyên ba nghiệp [thân, miệng, ý] thanh tịnh mà đạt được sự mưu sanh chân chánh, đó gọi là [giải thoát] xúc. Do nhân duyên mưu sanh chân chánh nên được giới làm thanh tịnh các căn. Do nhân giới làm thanh tịnh các căn nên vui thích ở nơi vắng vẻ yên tĩnh. Do nhân duyên vui thích ở nơi vắng vẻ yên tĩnh nên có thể khéo suy xét. Do nhân duyên khéo suy xét nên sống đúng theo Chánh pháp. Do nhân duyên sống theo Chánh pháp nên đạt được Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, có thể phá trừ vô lượng phiền não xấu ác. Vì thế nên [giải thoát] xúc [được xem là nguyên nhân của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo].
“Thiện nam tử! Cảm thọ được xem là chỗ thâu nhiếp. Khi chúng sanh cảm thọ có thể làm ra các việc thiện, ác; cho nên cảm thọ gọi là chỗ thâu nhiếp [mọi hành vi].
“Thiện nam tử! Do nhân duyên là cảm thọ mà sanh ra các phiền não, Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo] có thể phá trừ các phiền não ấy. Cho nên gọi cảm thọ là chỗ thâu nhiếp.
“Do nhân duyên là khéo suy xét nên có thể phá trừ phiền não. Vì thế, khéo suy xét được gọi là chỗ tăng trưởng [của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo]. Vì sao vậy? Nhờ siêng năng tu tập mà đạt được Ba mươi bảy phẩm ấy.
“Nếu quán xét thì có thể phá trừ các phiền não xấu ác, nhưng cần phải nhờ ở sự chuyên tâm niệm tưởng. Cho nên lấy niệm [là pháp] làm chủ. Cũng như ở thế gian, tất cả bốn loại quân binh đều tuân theo ý chủ tướng. Ba mươi bảy phẩm cũng vậy, đều tuân theo vị chủ tướng là niệm.
“Thiện nam tử! Khi đã nhập định thì Ba mươi bảy phẩm có thể phân biệt rõ ràng tướng trạng của tất cả các pháp. Cho nên lấy định làm pháp dẫn dắt.
“Ba mươi bảy phẩm này phân biệt tướng trạng các pháp, trí tuệ là hơn hết. Cho nên lấy tuệ làm pháp trổi thắng. Nhờ trí tuệ này mà rõ biết các phiền não, nhờ sức của trí tuệ mà phá trừ phiền não. Cũng như ở thế gian, bốn loại quân binh phá trừ quân thù địch; hoặc có một, hai dũng tướng có thể làm được việc ấy; Ba mươi bảy phẩm cũng giống như vậy. Nhờ sức của trí tuệ mà phá trừ được phiền não, cho nên lấy trí tuệ làm pháp trổi thắng.
“Thiện nam tử! Tuy nhân nơi sự tu tập Ba mươi bảy phẩm mà đạt được Bốn thiền, các thần thông, sự an vui, nhưng cũng không phải là chân thật. Chỉ khi phá trừ được [tất cả] phiền não, chứng đắc giải thoát rồi mới gọi là chân thật.
“Phát tâm tu tập theo Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo] này, tuy có đạt được niềm vui ở thế gian và xuất thế gian, đạt được bốn quả sa-môn và sự giải thoát, nhưng cũng không phải là rốt ráo. Nếu có thể dứt trừ cả việc tu tập Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo] mới gọi là Niết-bàn. Cho nên ta nói chỗ rốt ráo chính là Đại Niết-bàn.
“Lại nữa, thiện nam tử! Tâm ưa thích nhớ tưởng đến điều lành tức là sự ham muốn [chân chánh]. Nhân nơi tâm ưa thích nhớ tưởng đến điều lành mà gần gũi bạn lành, cho nên gọi là [giải thoát] xúc, đó là nguyên nhân. Nhân sự gần gũi bạn lành mà có cảm thọ [tốt lành], nên gọi là chỗ thâu nhiếp. Nhân sự gần gũi bạn tốt lành mà khéo suy xét, nên gọi là chỗ tăng trưởng. Nhân nơi bốn pháp có thể sanh trưởng đạo pháp, đó là ham muốn [chân chánh], niệm, định và trí tuệ. Đây gọi pháp làm chủ, pháp dẫn dắt và pháp trổi thắng. Nhân nơi ba pháp này mà đạt được hai sự giải thoát. Nhờ dứt trừ tham ái nên tâm được giải thoát, và nhờ phá trừ vô minh nên tuệ được giải thoát. Đó gọi là chân thật.
“Tám pháp kể trên, [gồm ham muốn chân chánh là căn bản, giải thoát xúc là nguyên nhân, cảm thọ là chỗ thâu nhiếp, khéo suy xét là chỗ tăng trưởng, cho tới niệm là pháp làm chủ, định là pháp dẫn dắt, trí tuệ là pháp trổi thắng, giải thoát là pháp chân thật,] rốt cuộc đạt đến kết quả, gọi là Niết-bàn. Cho nên gọi [Niết-bàn] là chỗ rốt ráo.
“Lại nữa, thiện nam tử! Ham muốn [chân chánh] là phát tâm xuất gia. [Giải thoát] xúc là [theo đúng pháp] bạch tứ yết-ma; đó gọi là nguyên nhân. Thâu nhiếp là thọ trì hai loại giới luật: giới Ba-la-đề-mộc-xoa và giới làm thanh tịnh các căn. Như thế là thọ, tức là chỗ thâu nhiếp. Tăng trưởng là tu tập Bốn thiền. Pháp làm chủ là các thánh quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm. Pháp dẫn dắt là thánh quả A-na-hàm. Pháp trổi thắng là thánh quả A-la-hán. Pháp chân thật là quả Phật Bích-chi. Chỗ rốt ráo là quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Lại nữa, thiện nam tử! [Đối với người thế tục thì] tham dục là [các] thức, xúc chạm là sáu nhập, chỗ thâu nhiếp là cảm thọ, tăng trưởng là vô minh, pháp làm chủ là danh sắc, pháp dẫn dắt là tham ái, pháp trổi thắng là chấp thủ, chỗ chân thật là hiện hữu, chỗ rốt ráo là sanh, già, bệnh, chết.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! [Theo lời Phật dạy] ba pháp căn bản, nguyên nhân và tăng trưởng đó có gì khác nhau?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nói căn bản tức là vừa mới phát tâm, [nói] nguyên nhân là sự tương tợ chẳng dứt, [nói] tăng trưởng là diệt sự tương tợ này rồi có thể sanh ra sự tương tợ khác.
“Lại nữa, thiện nam tử! Căn bản tức là tạo tác, nguyên nhân là kết quả [của sự tạo tác], tăng trưởng là chỗ có thể vận dụng. Thiện nam tử! Tuy [sự tạo tác] có quả báo về đời vị lai, nhưng vì chưa thọ nhận nên gọi là nhân, đến khi thọ nhận thì gọi là tăng trưởng.
“Lại nữa, thiện nam tử! Căn bản là sự mong cầu, nguyên nhân là sự đạt được, tăng trưởng là sự vận dụng.
“Thiện nam tử! Trong kinh này thì căn bản là sự nhận biết Chánh đạo, nguyên nhân là sự tu tập Chánh đạo, tăng trưởng là thánh đạo Vô học.
“Lại nữa, thiện nam tử! Căn bản tức là nhân chánh, nguyên nhân tức là nhân phương tiện. Do nơi nhân chánh này mà đạt được quả báo, đó gọi là tăng trưởng.”
Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Như Phật dạy rằng chỗ rốt ráo là Niết-bàn. Niết-bàn như thế làm sao có thể chứng đắc?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nếu vị Bồ Tát ma-ha-tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào có thể tu tập mười pháp quán tưởng thì nên biết rằng những người ấy có thể chứng đắc Niết-bàn. Những gì là mười? Một là quán tưởng về vô thường, hai là quán tưởng về khổ, ba là quán tưởng về vô ngã, bốn là quán tưởng chán lìa sự ăn uống, năm là quán tưởng về hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích, sáu là quán tưởng về sự chết, bảy là quán tưởng [các cảnh giới hiện hữu] có nhiều lỗi lầm tai hại, tám là quán tưởng sự xa lìa [các cảnh giới hiện hữu], chín là quán tưởng sự diệt mất [của các cảnh giới hiện hữu], mười là quán tưởng sự không tham ái vướng mắc [đối với các cảnh giới hiện hữu].
“Thiện nam tử! Vị Bồ Tát ma-ha-tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào tu tập mười pháp quán tưởng như vậy thì rốt ráo nhất định chứng đắc Niết-bàn. [Người như vậy] không chạy theo tâm ý người khác, tự mình có thể phân biệt thiện ác. Đó là những vị tỳ-kheo chân thật đúng nghĩa, cho đến chân thật đúng nghĩa là những tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.”
Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ Tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di tu tập pháp quán tưởng về vô thường?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Bồ Tát có hai hạng, một là vừa mới phát tâm, hai là đã thực hành đạo pháp. Pháp quán tưởng vô thường cũng có hai loại, một là [ở mức độ] thô, hai là [mức độ] vi tế.
“Vị Bồ Tát mới phát tâm, trong khi quán tưởng về sự vô thường có suy xét thế này: ‘Những sự vật thế gian có hai loại, một là trong thân, hai là bên ngoài. Những sự vật trong thân là vô thường, biến đổi. Như lúc sanh ra, thơ ấu, lớn lên, trưởng thành, già yếu, chết đi. Những điều kiện [trong các giai đoạn] ấy đều không giống nhau. Cho nên biết rằng sự vật trong thân là vô thường.’
“Lại quán xét rằng: ‘Ta nhìn thấy chúng sanh có những người mập mạnh, đầy đủ hình sắc sức lực, đi đứng, tới lui tùy ý không trở ngại. Lại thấy có những kẻ bệnh khổ, hình sắc sức lực hư hao yếu ớt, dung nhan hình mạo đều suy tổn, không thể [vận động] tùy ý. Lại thấy những người giàu có, kho chứa tràn đầy; lại có những kẻ nghèo khó, gặp việc luôn thiếu thốn, túng quẫn. Lại thấy [có những người] thành tựu vô lượng công đức; lại thấy có những kẻ phạm vào vô số việc xấu ác. Cho nên biết chắc chắn rằng sự vật trong thân là vô thường.’
“Vị Bồ Tát ấy lại quán xét các pháp bên ngoài rằng: ‘Từ khi là hạt giống, đến lúc nảy mầm, mọc lên thành cây, phát triển cành lá, cho đến ra hoa, kết quả... Các thời kỳ ấy đều không giống nhau. Những pháp bên ngoài như vậy, có khi đầy đủ, có khi chẳng đầy đủ. Cho nên biết chắc chắn rằng tất cả sự vật bên ngoài đều là vô thường.
“Sau khi quán xét những pháp nhìn thấy đều là vô thường, Bồ Tát lại quán xét về những pháp được nghe biết, nghĩ rằng: ‘Ta từng nghe chư thiên thành tựu đầy đủ sự khoái lạc tột cùng, thần thông tự tại, nhưng cũng có năm tướng suy. Vậy nên biết rằng đó là vô thường. Ta lại nghe rằng vào thuở Kiếp sơ có những chúng sanh đầy đủ công đức nhiệm mầu tốt đẹp, hào quang nơi thân thể tự nhiên chiếu sáng, không cần nhờ tới ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Nhưng bởi sự vô thường nên hào quang kia rồi cũng dứt mất, phước đức cũng suy tổn. Ta lại nghe rằng, thuở xưa có những vị Chuyển luân Thánh vương thống trị Bốn cõi thiên hạ, thành tựu Bảy món báu, được sức đại tự tại, nhưng cũng không thể phá trừ được tướng vô thường.’
“Rồi lại quán xét rằng: ‘Trên cõi đất rộng lớn này, từ thuở xa xưa từng có vô số chúng sanh sống yên ổn khắp nơi, không còn khoảng trống, như cái bánh xe đang chạy. Khi ấy, tất cả những cây thuốc quý mọc lên đầy đủ; rừng xanh tươi tốt, cây trái sum suê. Nhưng vì chúng sanh ít phước, khiến cho cõi đất này chẳng còn sức [nuôi dưỡng], nên những vật từ đất sanh ra đều trở thành hư hao. Vậy nên biết rằng, các pháp trong thân và bên ngoài thảy đều vô thường.’ Đó gọi là [quán xét] vô thường ở mức độ thô.
“Vị Bồ Tát ấy sau khi đã quán xét [mức độ] thô rồi, tiếp đó lại quán xét [vô thường ở mức độ] vi tế. Sao gọi là vi tế? Bồ Tát ma-ha-tát quán xét tất cả mọi sự vật trong thân và bên ngoài, cho đến từng hạt bụi nhỏ, trong tương lai đều sẽ là vô thường. Vì sao vậy? Vì mọi sự vật ấy đều có đủ các tướng hư hoại. Nếu hình sắc trong tương lai không phải vô thường thì không thể nói rằng hình sắc có mười thời kỳ sai biệt.
“Thế nào là mười thời kỳ? Thứ nhất là thời kỳ [hình thành] màng [tế bào], thứ hai là thời kỳ [hình thành tế bào] dạng bọc, thứ ba là thời kỳ [hình thành] dạng khối nhỏ, thứ tư là thời kỳ [hình thành] khối thịt tròn, thứ năm là thời kỳ [hình thành] tay chân, thứ sáu là thời kỳ hài nhi, thứ bảy là thời kỳ thơ ấu, thứ tám là thời kỳ niên thiếu, thứ chín là thời kỳ thanh niên cường tráng, thứ mười là thời kỳ già yếu.
“Vị Bồ Tát ấy quán xét [hình thức ban sơ là] màng [tế bào], nếu không phải vô thường thì lẽ ra không trở thành [tế bào] dạng bọc... [rồi tiếp tục tiến triển] cho đến thành thanh niên cường tráng, nếu không phải vô thường thì [lẽ ra] chẳng bao giờ già yếu. Nếu [tất cả] những thời kỳ ấy không phải là [liên tục] diệt mất trong từng sát-na thì không thể dần dần tăng trưởng, mà lẽ ra phải tức thời trưởng thành đầy đủ! Vì không có sự trưởng thành tức thời, nên biết chắc rằng có sự vô thường [biến chuyển] rất nhỏ nhặt tinh tế trong từng sát-na.
“[Bồ Tát] lại thấy có người đầy đủ các căn, nhan sắc tươi đẹp, rồi về sau lại thấy người ấy khô héo, tiều tụy, liền suy xét rằng: ‘Người này chắc chắn có sự vô thường [thay đổi liên tục] trong từng sát-na.’
“Bồ Tát lại quán xét bốn đại [là đất, nước, gió, lửa] và bốn oai nghi [đi, đứng, nằm, ngồi]. Rồi [Bồ Tát] lại quán xét nguyên nhân của các sự khổ trong thân và bên ngoài. Bồ Tát lại quán xét bốn nỗi khổ là đói, khát, lạnh, nóng. Nếu không có sự vô thường tinh tế [biến đổi] trong từng sát-na thì cũng không thể nói đến bốn nỗi khổ như thế.
“Nếu vị Bồ Tát nào có thể suy xét những điều như trên, đó gọi là Bồ Tát quán xét vô thường ở mức độ vi tế.
“Như các pháp hình sắc bên trong, các pháp hình sắc bên ngoài và tâm pháp cũng đều như thế. Vì sao vậy? Vì đều hướng theo sáu chỗ. Trong khi chạy theo sáu trần, hoặc sanh tâm vui mừng, hoặc sanh tâm sân hận, hoặc sanh tâm tham ái, hoặc sanh tâm nhớ nghĩ... lần lượt khởi sanh những tâm khác nhau, không chỉ một loại. Vậy nên biết rằng tất cả các pháp thuộc về hình sắc thể chất và không phải hình sắc thể chất cũng đều là vô thường.
“Thiện nam tử! Nếu ngay trong một niệm tưởng Bồ Tát có thể thấy được sự sanh diệt vô thường của tất cả các pháp, đó gọi là Bồ Tát quán tưởng [trọn vẹn] lẽ vô thường.
“Thiện nam tử! Người có trí tu tập pháp quán tưởng vô thường rồi liền lìa xa những tư tưởng điên đảo và kiêu mạn do sự chấp thường.
“Tiếp đó, Bồ Tát tu tập pháp quán tưởng về sự khổ. [Bồ Tát tự hỏi rằng:] ‘Do nhân duyên gì mà có những nỗi khổ như thế này?’ [Quán xét rồi liền] rõ biết sâu xa rằng những nỗi khổ này đều do nơi vô thường.
“Nhân nơi vô thường mà phải thọ nhận sanh, già, bệnh, chết; lại do nhân duyên có sanh, già, bệnh, chết nên gọi là vô thường. Vì nhân duyên vô thường nên phải thọ lãnh những nỗi khổ bên trong và bên ngoài, như đói, khát, lạnh, nóng, bị đánh đập, mạ nhục... Những nỗi khổ như vậy đều có nguyên nhân nơi vô thường.
“Lại nữa, người có trí quán xét sâu xa rằng: ‘Thân này chính là món đồ vật chứa đựng sự vô thường. Món vật chứa này là khổ; vì là khổ nên những pháp mà nó chứa đựng cũng đều là khổ.
“Thiện nam tử! Người có trí lại quán xét rằng: Sanh ra tức là khổ, diệt mất tức là khổ. Vì khổ có sanh diệt nên là vô thường, không phải ngã, không phải ngã sở, [do đó] nên tu tập pháp quán tưởng vô ngã.
“Người có trí lại quán xét rằng: ‘Khổ tức là vô thường, vô thường tức là khổ. Nếu là khổ và vô thường, người trí sao có thể nói rằng có ngã? Khổ không phải là ngã, vô thường cũng vậy. Tương tự, năm ấm [hợp thành thân] này là khổ, là vô thường, chúng sanh sao có thể nói rằng có ngã?’
“Tiếp đó, [người có trí] lại quán xét rằng: ‘Hết thảy các pháp đều có sự hòa hợp khác nhau, không do một sự hòa hợp mà sanh ra tất cả các pháp. Cũng không phải một pháp [có thể] là kết quả của tất cả những sự hòa hợp. Tất cả mọi sự hòa hợp đều không có tự tánh, cũng không có một tánh [duy nhất], cũng không có nhiều tánh khác nhau, cũng không có tánh [riêng] của sự vật, cũng không thể tùy ý tồn tại. Nếu các pháp có những tướng trạng như vậy, người có trí sao có thể nói rằng có ngã?’
“Người có trí lại quán xét rằng: ‘Trong tất cả pháp, không một pháp nào có thể [là chủ thể] tạo tác. Nếu mỗi một pháp không thể [là chủ thể] tạo tác, thì nhiều pháp hòa hợp cũng không thể [là chủ thể] tạo tác. Tánh của hết thảy các pháp thảy đều không hề sanh ra đơn độc, diệt mất đơn độc, đều do sự hòa hợp mà diệt mất, do sự hòa hợp mà sanh ra. Khi một pháp sanh ra rồi, chúng sanh vì suy tưởng điên đảo nên cho đó là sự hòa hợp. Tư tưởng điên đảo của chúng sanh [lại cũng] do sự hòa hợp sanh ra, không hề chân thật. Làm sao có thể có một cái ngã chân thật? Vì thế nên người có trí quán xét là không có ngã.
“[Người có trí] lại quán xét kỹ rằng: ‘Do nhân duyên gì mà chúng sanh nói [là có] ngã? Ví như có ngã thì phải là một [ngã] hay là nhiều [ngã]? Nếu ngã chỉ là một, vì sao lại có [sự phân ra thành] sát-lợi, bà-la-môn, tỳ-xá, thủ-đà, người, trời, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, lớn, nhỏ, già, trẻ...? Vậy nên biết rằng ngã ấy không phải là một. Nếu ngã là nhiều, vì sao lại nói rằng cái ngã của chúng sanh là một, là khắp cả, không có giới hạn? Dù là một hay là nhiều, cả hai trường hợp ấy đều là không có ngã.
“Người có trí quán xét lẽ vô ngã như vậy rồi, tiếp đó lại quán tưởng chán lìa sự ăn uống. Vị ấy suy nghĩ rằng: ‘Nếu tất cả các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã, thì sao lại vì sự ăn uống mà khởi lên ba thứ nghiệp xấu ác của thân, miệng và ý? Nếu chúng sanh vì tham ăn mà khởi lên ba thứ nghiệp xấu ác của thân, miệng và ý, thì khi có được tài vật, mọi người [chung quanh] cũng đều chung hưởng, nhưng về sau khi lãnh chịu quả báo khổ đau thì không ai có thể chia sớt với họ cả.’
“Thiện nam tử! Người có trí lại quán xét rằng: ‘Tất cả chúng sanh vì sự ăn uống nên thân và tâm phải chịu khổ. Nếu từ những sự khổ não mà có được món ăn, thì sao ta có thể sanh lòng tham lam vướng mắc đối với những món ăn ấy? Vì thế nên đối với món ăn không sanh lòng tham.
“Lại nữa, người có trí nên quán xét nguyên nhân [tạo thành] thân mạng: ‘Nhân nơi sự ăn uống mà thân này được tăng trưởng. Nay ta đã xuất gia, thọ giới tu hành là vì muốn xả bỏ thân [mạng thế tục]. Nếu ta tham đắm các món ăn uống, làm sao có thể xả bỏ thân này?’ Sau khi quán xét như vậy rồi thì tuy vẫn thọ nhận thức ăn nhưng [trong lòng đau đớn] dường như quỷ khoáng dã ăn thịt con mình, sanh ra chán ghét, không hề thấy có chút gì là ngon ngọt, ưa thích.
“Người có trí quán xét sâu xa về sự ăn uống [bằng cách] nhai nuốt, thấy có những sự sai trái lỗi lầm như vậy.
“Tiếp đó lại quán xét về sự ăn uống [bằng] cảm xúc, thấy chẳng khác nào con bò bị lột da, vô số ruồi nhặng bâu vào rúc rỉa.
“Sau đó lại quán xét về sự ăn uống [bằng cách] nghĩ tưởng, thấy như một đám lửa lớn [thiêu đốt mình].
“Cuối cùng quán xét về sự nuôi sống bằng thức, thấy như ba trăm mũi khoan nhọn [khoan sâu vào thân mình].
“Thiện nam tử! Người có trí quán xét bốn cách ăn uống nuôi sống như vậy rồi, đối với thức ăn không còn sanh ra tư tưởng tham muốn, ưa thích. Nếu còn sanh lòng tham muốn thì nên quán tưởng sự bất tịnh. Vì sao vậy? Vì muốn lìa khỏi tâm tham muốn thức ăn nên đối với tất cả các món ăn có thể khéo phân biệt [khởi sanh] những tư tưởng bất tịnh. Tùy theo những sự bất tịnh mà [hình dung sự] tương tợ [với loại thức ăn đang tiếp xúc].
“Quán tưởng như vậy rồi, dù có được món ăn ngon hay dở, khi ăn cũng xem đó chỉ như món thuốc dùng bôi chỗ ghẻ lỡ mà thôi, không hề sanh tâm tham muốn, ưa thích.
“Thiện nam tử! Nếu người có trí có thể quán tưởng được như vậy thì gọi là thành tựu pháp quán tưởng chán lìa thức ăn.”
Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Người có trí [khi] quán xét thức ăn thực hành pháp quán tưởng bất tịnh, vậy pháp quán đó là chân thật hay diễn giải một cách hư dối? Nếu là pháp quán chân thật, thì những món ăn được quán đó thật không phải bất tịnh [sao lại thấy là bất tịnh?] Nếu là diễn giải một cách hư dối thì sao có thể gọi là pháp quán tưởng hiền thiện?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Pháp quán tưởng như vậy là pháp quán chân thật, lại cũng là diễn giải một cách hư dối. Vì có thể [dùng để] phá trừ sự tham ăn nên gọi là chân thật; vì không phải trùng mà thấy [thức ăn đó] là trùng, nên gọi là diễn giải một cách hư dối.
“Thiện nam tử! Tất cả những pháp hữu lậu đều là hư dối, nhưng cũng được xem là chân thật.
“Thiện nam tử! Nếu vị tỳ-kheo nào vừa khởi tâm đi khất thực liền có suy nghĩ trước rằng: ‘Tôi sắp đi khất thực, nguyện xin được đồ ăn thơm ngon, không gặp các món ăn dở. Nguyện cho xin được nhiều, đừng quá ít ỏi. Cũng nguyện cho mau xin được, đừng [phải chờ đợi] lâu.’ Thầy tỳ-kheo như thế không thành tựu pháp quán chán lìa đối với thức ăn. Chỗ tu tập pháp lành của người này ngày đêm suy tổn, các pháp bất thiện ngày càng tăng trưởng.
“Thiện nam tử! Nếu thầy tỳ-kheo muốn đi khất thực, trước nên nguyện rằng: ‘Cầu cho những ai khất thực đều được no đủ! Cầu cho những người thí thực đều được vô lượng phước lành! Nếu ta nhận được món ăn, đó là để chữa bệnh của thân có độc, nhằm tu tập pháp lành, làm lợi ích cho người thí thực.’ Trong khi cầu nguyện như vậy, chỗ tu tập pháp lành của vị này được ngày đêm tăng trưởng, các pháp bất tịnh dần dần diệt mất.
“Thiện nam tử! Nếu thầy tỳ-kheo nào có thể tu tập [quán niệm] như vậy, nên biết rằng vị ấy chẳng hề ăn luống của những người tín thí khắp nơi.
“Thiện nam tử! Người có trí [sau khi] thành tựu trọn vẹn cả bốn pháp quán tưởng như trên, có thể [bắt đầu] tu tập pháp quán tưởng hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích. Người ấy suy xét rằng: ‘Trong khắp thế gian không nơi nào không có sanh, già, bệnh, chết; nhưng thân này của ta thì không một nơi nào không [thể] sanh vào. Nếu trong khắp thế gian không một nơi nào có thể lìa khỏi sanh, già, bệnh, chết, vậy sao ta có thể ưa thích thế gian này?
“Trong khắp thế gian không hề có sự tiến lên, đạt được hay thối lui, bỏ mất; vì thế nên thế gian chắc chắn là vô thường. Nếu là vô thường, sao người có trí lại có thể ưa thích thế gian?
“Mỗi một chúng sanh đều luân chuyển trải qua khắp cả thế gian, thọ nhận đủ mọi sự khổ não và khoái lạc; cho dù có được làm thân Phạm thiên, cho đến thân ở cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng, nhưng khi mạng chung cũng trở lại đọa vào ba đường ác; cho dù làm thân Tứ thiên vương, cho đến thân cõi trời Tha hóa tự tại, nhưng đến lúc mạng chung cũng [có thể phải] sanh vào trong loài súc sanh, hoặc làm sư tử, cọp, tê giác, lang sói, voi, ngựa, bò, lừa...
“Người có trí lại quán xét rằng: ‘Như vị Chuyển luân Thánh vương cai trị cả Bốn cõi thiên hạ, giàu sang cao quý muốn gì được nấy, nhưng khi phước đức đã hết cũng phải chịu cảnh nghèo túng, không đủ cơm ăn áo mặc.’
“Người có trí quán xét sâu xa những việc như vậy rồi, liền sanh tư tưởng không thể ưa thích [mọi việc] thế gian.
“Người có trí lại quán xét rằng: ‘Thế gian có những sự vật như là nhà cửa, áo quần, món ăn vật uống, giường chiếu, mùng mền, thuốc thang, hương hoa, chuỗi ngọc, mọi thứ kỹ nhạc, của cải, đồ quý báu... Những sự vật như vậy đều [được người ta] dùng để xa lìa sự khổ, nhưng bản chất của chúng vốn đều là khổ. Làm sao có thể dùng khổ để xa lìa được khổ?
“Thiện nam tử! Người có trí quán xét như vậy rồi, đối với mọi sự vật trong thế gian không còn sanh lòng ham muốn mà có tư tưởng ưa thích nữa.
“Thiện nam tử! Ví như có người thân mang bệnh nặng, dù cho có đủ mọi thứ âm nhạc ca múa, hương thơm, hoa đẹp, chuỗi ngọc... cũng chẳng hề sanh lòng ham muốn. Người có trí quán xét [như trên] rồi, cũng [không còn sanh lòng ham muốn thế gian] giống như người ấy.
“Thiện nam tử! Người có trí quán xét sâu xa rằng: ‘Khắp cả trong thế gian đều không phải chỗ để quay về nương dựa, không phải chỗ giải thoát, không phải chỗ vắng vẻ yên tĩnh, không phải chỗ đáng ưa thích, không phải chỗ vượt qua sanh tử, không phải pháp thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu ta ham thích thế gian như vậy, làm sao có thể lìa khỏi thế gian? Khác nào như người không thích chỗ tối, muốn tìm cầu ánh sáng, nhưng rồi lại quay trở về chỗ tối! Chỗ tối tức là thế gian, chỗ sáng là xuất thế gian. Nếu ta ưa thích thế gian ắt phải tăng thêm sự tăm tối, lìa xa ánh sáng. Tăm tối tức là vô minh, ánh sáng là trí tuệ sáng suốt. Nguyên nhân tạo thành trí tuệ sáng suốt này là pháp quán tưởng hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích. Tuy rằng tất cả tham muốn vướng mắc đều là trói buộc, nhưng nay ta [tạm thời] chỉ tham được trí tuệ sáng suốt mà không tham muốn thế gian.’
“Người có trí quán xét sâu xa những pháp như vậy rồi, liền thành tựu trọn vẹn pháp quán tưởng hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích.
“Thiện nam tử! Người có trí, sau khi tu tập pháp quán tưởng hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích, tiếp đó liền tu tập pháp quán tưởng về sự chết. Người ấy quán xét rằng: ‘Mạng sống này [của ta] thường bị vô số sự thù nghịch vây quanh, suy tổn diệt mất trong từng niệm tưởng, không hề có sự tăng trưởng; như dòng nước mạnh trên núi cao [chảy xuống], không thể dừng lại; lại như giọt sương mai, chẳng tồn tại được lâu; lại như [kẻ tử] tù bị đưa ra chợ [xử tử], mỗi bước đi càng đến gần cái chết; như con bò, con dê bị lôi đi đến lò mổ.”
Bồ Tát Ca-diếp thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Thế nào là người có trí quán xét về sự hoại diệt [liên tục không ngừng] trong từng niệm tưởng?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Như có bốn người rất giỏi bắn cung, cùng họp nhau một chỗ, bắn tên về một hướng. Họ cùng nghĩ rằng: ‘Bốn mũi tên của bọn ta cùng bắn ra sẽ cùng rơi xuống.’ Lại có một người khác [không thuộc nhóm ấy] nghĩ rằng: ‘Bốn mũi tên [đã bắn ra] ấy, trong khi còn chưa rơi xuống đất ta có thể cùng lúc đưa tay bắt lấy tất cả.’
“Thiện nam tử! Người như vậy có thể gọi là nhanh lẹ hay chăng?”
Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Quả thật rất nhanh lẹ.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Loài quỷ địa hành còn nhanh lẹ hơn cả người ấy nữa. Loài quỷ phi hành lại mau lẹ hơn cả quỷ địa hành. Các vị Tứ thiên vương lại mau lẹ hơn cả quỷ phi hành. Nhật nguyệt thần thiên còn mau lẹ hơn cả Tứ thiên vương. Hành kiên tật thiên còn mau lẹ hơn cả Nhật nguyệt [thần thiên]. Mạng sống của chúng sanh lại còn mau lẹ hơn cả Kiên tật!
“Thiện nam tử! Trong mỗi một hơi thở, một cái nháy mắt, mạng sống của chúng sanh đã trải qua bốn trăm lần sanh diệt. Nếu người trí có thể quán xét về mạng sống như vậy, đó gọi là có thể quán xét sự hoại diệt [liên tục không ngừng] trong từng niệm tưởng.
“Thiện nam tử! Người có trí quán xét rằng: ‘Mạng sống trói buộc với vị vua là cái chết, nếu ta có thể lìa khỏi ông vua của sự chết này, ắt có thể mãi mãi dứt trừ sự vô thường của mạng sống.
“Lại nữa, người có trí quán xét rằng: ‘Mạng sống này [mong manh] như cây cao lớn đứng cheo leo ven bờ sông. [Mạng sống này chắc chắn phải dứt mất,] như người đã phạm tội đại nghịch, khi bị hành hình không một ai thương xót [muốn giữ lại]. Ông vua sự chết của chúng sanh lại [cực kỳ hung mãnh,] như chúa sư tử trong cơn đói mồi đã lâu, như rắn độc đang khi [phùng mang] hớp gió, như con ngựa khát quyết giữ chút nước uống, như con quỷ lớn hung ác đang cơn tức giận.’
“Thiện nam tử! Nếu người trí thực hành phép quán như vậy thì có thể gọi là tu tập pháp quán tưởng về sự chết.
“Thiện nam tử! Người có trí lại quán xét rằng: ‘Nay ta đã xuất gia, nếu mạng sống ta chỉ còn trong bảy ngày bảy đêm, ta sẽ dành trọn thời gian ấy mà tinh cần tu tập Chánh đạo, hộ trì cấm giới, thuyết pháp giáo hóa, làm lợi ích chúng sanh.’ Đó gọi là người có trí tu tập pháp quán tưởng về sự chết.
“[Người ấy] lại quán xét rằng: ‘Bảy ngày bảy đêm như vậy cũng là nhiều, cho dù ta chỉ được sống sáu ngày hay năm ngày, bốn ngày, ba ngày, hai ngày, một ngày, một giờ, cho đến chỉ trong khoảng một hơi thở ra thở vào, ta cũng sẽ dùng trọn thời gian ấy mà tinh cần tu tập Chánh đạo, hộ trì cấm giới, thuyết pháp giáo hóa, làm lợi ích chúng sanh. Đó gọi là người trí khéo tu tập pháp quán tưởng về sự chết.
“Người có trí sau khi tu tập đầy đủ sáu pháp quán tưởng như trên, [từ quán tưởng sự vô thường cho đến quán tưởng về sự chết,] tức là [đã tạo] nhân cho bảy pháp quán tưởng.
“Những gì là bảy? Một là pháp quán tưởng thường tu tập, hai là pháp quán tưởng ưa thích tu tập, ba là pháp quán tưởng không sân hận, bốn là pháp quán tưởng không đố kỵ, năm là pháp quán tưởng các nguyện lành, sáu là pháp quán tưởng không kiêu mạn, bảy là pháp quán tưởng Tam-muội không trói buộc. Thiện nam tử! Nếu vị tỳ-kheo nào [tu tập] trọn vẹn bảy pháp quán tưởng này thì gọi là sa-môn, là bà-la-môn, là Bậc vắng lặng yên tĩnh, là Bậc thanh tịnh cao khiết, là Bậc giải thoát, là Bậc trí tuệ, là Bậc chánh kiến, là Bậc đã vượt sanh tử, là Bậc Đại y vương, là vị Đại thương chủ, là người khéo giảng giải được bí mật của Như Lai, cũng hiểu rõ được bảy cách giảng nói của chư Phật, gọi là thấy biết chân chánh, đoạn trừ được mọi sự nghi ngờ khởi sanh trong bảy cách giảng nói.
“Thiện nam tử! Nếu người nào tu tập trọn vẹn sáu pháp quán tưởng đã nói như trên, [từ quán tưởng sự vô thường cho đến quán tưởng về sự chết,] nên biết rằng người ấy có thể chê trách Ba cõi [vì quán tưởng trong Ba cõi có nhiều lỗi lầm tai hại; có thể quán tưởng sự] xa lìa Ba cõi; [có thể quán tưởng sự] diệt mất [của] Ba cõi; có thể [quán tưởng] không sanh lòng tham ái vướng mắc đối với Ba cõi.
“Đó gọi là người có trí tu tập trọn vẹn mười pháp quán tưởng. Nếu vị tỳ-kheo nào tu tập trọn vẹn mười pháp quán tưởng ấy, có thể nói là hình tướng sa-môn chân thật.”
Bấy giờ, Bồ Tát Ca-diếp đối trước Phật đọc kệ ngợi khen rằng:
“Đại Y vương thương xót thế gian,
Thân và trí tuệ đều tịch tĩnh;
Trong pháp vô ngã, có chân ngã,
Nên con kính lễ Đấng Vô thượng.
Phát tâm, rốt ráo, chẳng khác biệt,
Nhưng tâm vừa phát thật khó thay!
Dù chưa tự cứu, trước cứu người,
Nên con kính lễ Sơ phát tâm.
Phát tâm đã dạy khắp trời, người,
Vượt hẳn Thanh văn và Duyên giác;
Phát tâm như vậy vượt Ba cõi,
Nên được xưng Bậc Cao cả nhất.
Người đời mong cầu, sau mới được,
Như Lai không thỉnh, làm chỗ quy;
Tùy thế, như nghé con theo mẹ,
Nên tôn xưng Phật: Bậc Đại bi.
Công đức Như Lai khắp mười phương,
Phàm phu vô trí không thể khen;
Nay con tán thán tâm từ bi,
Vì báo đáp hai nghiệp thân, miệng.
Người đời tham muốn lợi về mình,
Như Lai chẳng hề giống như thế.
Dứt trừ quả báo của chúng sanh,
Nên lễ Bậc Tự lợi, lợi tha.
Người đời cầu lợi người thân yêu,
Như Lai làm lợi không oán, thân;
Phật không các tướng như thế tục,
Nên tâm bình đẳng, không phân biệt.
Người đời nói khác, việc làm khác,
Như Lai như thuyết, việc không sai;
Trong sự tu hành, dứt các hạnh,
Nên được xưng là Đấng Như Lai.
Đã biết tội lỗi các phiền não,
Nhưng vì chúng sanh thị hiện vào;
Từ lâu đã thoát khỏi thế gian,
Vì từ bi vào chốn sanh tử.
Tuy hiện thân trong cõi trời, người,
Luôn giữ lòng từ bi không bỏ;
Nên Như Lai ví như bò mẹ,
Lòng từ bi ấy là nghé con.
Chịu bao nỗi khổ, vì chúng sanh,
Thương xót nhớ nghĩ, lòng chẳng hối;
Vì quá thương xót không thấy khổ,
Nên con kính lễ Đấng Cứu khổ.
Như Lai tuy tạo vô lượng phước,
Nghiệp thân, miệng, ý thường thanh tịnh.
Thường vì chúng sanh, chẳng vì mình,
Nên con lễ Bậc Thanh tịnh nghiệp.
Phật chịu khổ, không cho là khổ,
Thấy người chịu khổ, như mình khổ;
Tuy vì chúng sanh, vào địa ngục,
Không nghĩ đến khổ, lòng không hối.
Chúng sanh chịu bao khổ sai khác,
Thảy đều như khổ Phật gánh chịu;
Biết rồi, tâm trở nên kiên cố,
Chuyên cần tu chứng Vô thượng đạo.
Phật chỉ một lòng từ trải khắp,
Lòng thương chúng sanh như thương con;
Phật, Pháp, Tăng cứu độ chúng sanh,
Phàm ngu không biết nên phỉ báng.
Thế gian tuy đủ mọi phiền não,
Cùng vô số tội lỗi xấu ác,
Nhưng tất cả phiền não, tội lỗi,
Phật vừa phát tâm đã trừ sạch.
Chỉ Phật đủ sức ngợi khen Phật,
Ngoài Phật, không ai đủ sức ấy!
Nay con chỉ xưng tán một việc:
Lòng từ trải khắp cả thế gian!
Lòng từ Như Lai gồm mọi pháp,
Với lòng từ này độ chúng sanh,
Là chân thật Giải thoát vô thượng,
Giải thoát chính là Đại Niết-bàn.”
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! What is pure action?"
The Buddha said: "All things are nothing but pure action."
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! All things are not fixed in meaning. Why? The Tathagata calls them either good or non-good. At times, he says that such is the meditation of the four remembrances, or at times, the 12 spheres, or the good teacher of the Way, or the 12 links of interdependence, or the being, right view, wrong view, the 12 types of sutra, or the two truths; or the Tathagata now says that all things are pure actions. All in all, what do you mean by " all things" ?
The Buddha said: " Well said, well said, O good man! The all-wonderful Great Nirvana Sutra is the treasure-house of all dharmas. It is like the great sea, which stores up all treasures. It is the same with this Nirvana Sutra. This is the secret house which contains all the meanings of all words.
"O good man! Just as Mount Sumeru is the root source of all medicines, so is this sutra the root source of the Bodhisattva precepts.
"O good man! It is as with the Void, wherein rests all that exists. So is it with this sutra, which is the abode of Good Dharma.
"O good man! It is like the great wind, which no one can bind or check. So is it with all Bodhisattvas who practise this sutra. No defilement or evil teaching can check or bind [them].
"O good man! It is like the diamond, which no one can destroy. So do matters stand with this sutra, which no tirthikas or men of evil notions can destroy.
"O good man! It is like the sand of the river Ganges, which no one can count. So is it with the meaning of this sutra. No one can truly count it out to completion.
"O good man! This sutra is the banner of the Dharma of all Buddhas, just as things so obtain with the hanging ensigns of Sakra.
"O good man! This sutra is the merchant that journeys nirvana-wards, or the great guide that takes to the great sea with all merchants.
"O good man! This sutra is the light of the Dharma of all Bodhisattvas, just as the light of the sun and moon truly destroy the gloom all round.
"O good man! This sutra serves as the best [medicine] to all beings who are suffering from illness. It is like the all-wonderful king of medicine of Gandhamadana, which thoroughly cures all illnesses.
"O good man! This sutra truly serves as a staff to the icchantika, as in the case of a weak person who can [thereby] easily support himself and stand up.
"O good man! This sutra truly serves as a bridge to all evil persons, just as a bridge even allows all the evil persons of the world to pass [over it].
"O good man! This sutra truly serves as a cool shade to all those who carry on their life in the five realms, where they feel hot due to the heat of defilement, serving [them] like a parasol that protects a person well from the heat.
"O good man! This sutra is the king of fearlessness, which thoroughly crushes out all the devils of defilement, acting like the lion king, who truly subdues all beasts.
"O good man! This sutra is a great charmer that can thoroughly crush out all the devils of defilement, just as a charmer makes away with the mountain elf.
"O good man! This sutra is like the unsurpassed frost and hail that crush out all the karmic results of birth and death, just as the hail destroys the fruit trees.
"O good man! This sutra is the greatest of medicines to a person who violates sila [the moral precepts], just as the ajata can truly cure pain of the eyes.
"O good man! This sutra houses all good dharmas, just like the earth, which serves as the support for all things.
"O good man! This sutra is a bright mirror to all beings who violate the precepts, just like a mirror which reflects well all colours and forms.
"O good man! This sutra serves as clothing for those who do not feel ashamed of what they do, just like clothing that can well cover and hide the carnal form.
"O good man! This sutra serves as a great treasure-house to those who are lacking in good things, just as Gunadevi gives benefit to the poor man.
"O good man! This sutra serves as the water of amrta [Immortality] for those who thirst for Dharma, just like the water of the eight tastes, which thoroughly satisfies a thirsty man.
"O good man! This sutra serves as a bed of Dharma to those who have the worries of defilement, just like the bed of peace that serves the people of the world.
"O good man! By means of this sutra, the Bodhisattva rises from the first stage up to the tenth. It is the cart upon which are laden jewellery, incense, flowers, and all such incense as pasting, powdery, and burning incense, and the cart in which those of pure castes can ride. It truly supercedes [surpasses] the six paramitas. This is a wonderful land of bliss. It is like the parijata tree of Trayastrimsa Heaven.
"O good man! This sutra is an adamantine and sharpened hatchet which can indeed fell the great tree of all defilements. This is the sharpened sword that can truly make away with the taint of ill smell. This is the valiant and strong that can thoroughly crush out the adversity [opposition] of Mara. This is the fire of Wisdom, which burns up the fuel of defilement. This is the storehouse of causal relations which gives birth to the pratyekabuddha. This is the storehouse of hearing which gives birth to the sravakas. This is the eye of all gods that serves as the Right Path to all beings. This is a refuge to all animals. This is where the hungry ghosts gain Emancipation, the most holy of hell, and the unsurpassed utensil for all beings of the ten directions. This is the parent of all Buddhas of the ten directions of past, future, and present. O good man! Thus, this sutra holds within itself all dharmas."
[The Buddha said:] "As I have already said, this sutra embraces all dharmas. But I have stated that the pure actions about which I speak are none other than the 37 elements assisting towards Bodhi [Enlightenment]. O good man! Separated from the 37 elements of Enlightenment, one cannot attain the fruition of sravaka practice and unsurpassed Enlightenment, and one cannot see the Buddha-Nature, nor the fruition that arises from the Buddha-Nature. This being so, pure action is the 37 Bodhi elements [“bodhipakshikadharma” - the 37 prerequisites for attaining Enlightenment; they include mindfulness, and the Noble Eightfold Path]. How can we say this? Because the 37 elements assisting towards Enlightenment are those factors which, by nature, are not inverted and indeed crush out the inversions. They are, by nature, not evil views, and can truly crush out evil views. They are, by nature, not fears, and they well crush out fear. They are, by nature, pure actions, so that beings ultimately perform pure actions."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! Even the defiled can also become a cause of the non-defiled. Why is it that the Tathagata does not say that the defiled, too, is pure action?"
"O good man! All defiled things are nothing but inversions [of Truth]. That is why I cannot claim the defiled to be pure action."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "Is the first-of-the world root of good [“laukik- agradharma” - intellectual penetration and insight] that which is defiled or non-defiled?"
The Buddha said: "It is that which is defiled."
"O World-Honoured One! Though defiled, its nature is not inverted. Why do you not call it pure action?"
"O good man! The first-of-the-world root of good is the cause of the defiled. So it well resembles it. As it faces the undefiled, we do not call it any inversion. O good man! Pure action takes its rise from the stage of taking one's aspiration [to Buddhahood]. It goes thus and attains the uttermost. The first-of-the-world root of good is none but one mind. That is why we cannot call it pure action."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The five consciousnesses of the being are the defiled, and yet not inversions. Nor are they of one mind. Why do we not say pure actions?"
"O good man! The five consciousnesses of the being are not of one mind. They are the defiled and inversions. As defilements increase, we say "defiled". The body is not of true stuff. Due to clinging and the image, they are inversions. Why do we say that the body is not true? Because of clinging and image. Where there is no man or woman, they gain the image of man or woman. So does it go with house, vehicle, pot, clothing, etc. This is an inversion.
"O good man! With the 37 factors of Enlightenment, there is no inversion. So we can speak of " pure action" . O good man! If any Bodhisattva comes to know of the root, cause, what takes in, what augments, the master, what leads, what is superior, what is true, and the ultimate, such a Bodhisattva is one of pure action."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! In what sense do we say that one knows the root up to the ultimate?"
The Buddha said: "O good man! Well said, well said! What you, Bodhisattva, speak about concerns two things. One is for your own good, and the other is for knowing by others. You now know, but since innumerable beings do not yet understand, you ask. So I now praise you once again. It is good, it is good. O good man! The root of the 37 elements assisting towards Enlightenment is desire. The cause is the touch of brightness; that which takes in is " feeling" ; that which augments is " thinking" ; the " master" is " remembrance" ; that which leads is dhyana [meditation]; that which is superior is Wisdom; that which is true is Emancipation; and the ultimate is Great Nirvana.
"O good man! All the worries of the world take their rise from craving. All illnesses rest on the food cooked on the preceding day. All segregation arises out of quarrelling and disputation. All evils arise out of falsehood. The situation is thus."
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! The Tathagata has already in this sutra stated that all good things are grounded on non-indolence. You now say " desire" . How am I to understand this?"
The Buddha said: " O good man! If the cause is sought relating to [a good thing's] coming about, it is good desire. If the revealing cause1 is sought, this is non-indolence. We say in the world that the result depends on the seed; and we say that the seed is the cause of the coming about, and the soil is the revealing cause. The same is the case here too."
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! The Tathagata says in other sutras that the 37 Enlightenment factors constitute the base. What does this imply?"
"O good man! The Tathagata said before that beings first come to know of the 37 factors of Enlightenment. The Buddha is the root. To awaken depends on desire."
"O World-Honoured One! What do you mean when you say that "bright touch" is the cause?"
"O good man! The Tathagata at times speaks about brightness and says that it is Wisdom; and at time he says " faith" . O good man! Through the causal relation of faith, one draws near to a good teacher of the Way. This is touch [contact]. The causal relation of befriending leads the person to give ear to Wonderful Dharma. This is " touch" . When one
Jap. “ryoin”: the cause that reveals what is hidden, like, for example, lamplight that shines and shows what lies hidden when it is dark - K. Yamamoto
listens to Wonderful Dharma, one’s body, mouth and mind become pure. This is "touch". Through the purity of the three actions, one gains right living. This is touch. Through right living, one gains the sila that purifies the sense-organs. On account of the sila that purifies the sense-organs, one comes to seek a silent place. In quietude, one thinks of good. By good thinking, one thinks of a life that accords with Dharma. Through right living, one gains the 37 elements of Enlightenment. And one thoroughly crushes out innumerable evil defilements.
"O good man! Feeling is called "taking-in". Beings do good or evil at the stage of feeling. Hence, we say that feeling is the taking-in. O good man! Through the causal relation of feeling, all kinds of defilements come about. The 37 Bodhi elements truly crush these out. Because of this, we call feeling the taking-in. Good thinking well crushes out the defilements. Hence we speak of "augmenting". Why? We make effort and try to learn. And we arrive at these 37 elements of Enlightenment. Meditation truly destroys evil defilements. This always is grounded on exclusive mindfulness. So, to think is the master. In the world, all the four armies move at the will of the head general. It is the same with the 37 elements of Enlightenment. All follow the will of the master, which is the mind.
"When one enters dhyana [meditation], the 37 elements of Enlightenment well discriminate all phases of dharma. Hence, meditation is what leads one. We look into the 37 elements of Enlightenment and see that Wisdom is the most superior. Because of this, Wisdom is the most superior. That is why Wisdom is made [stated to be] superior. Thus, Wisdom sees defilement. Through the power of Wisdom, defilement dies.
"In the world, the four armies crush out the enemy. There may well be one or two who are valiant and strong and that do well. So is it with the 37 elements assisting towards Enlightenment. Through the power of Wisdom, defilement is done away with. Hence, Wisdom is that which is superior.
"O good man! By learning and practising the 37 elements of Enlightenment, one gains the four dhyanas, the miraculous divine powers, and peace. But this is not called " real" . When defilement is done away with and Emancipation is reached, we say " real" . A person may aspire to learn and practise the 37 elements of Enlightenment and be blessed with worldly bliss, supramundane bliss, the fruition of sramana practice, and Emancipation. Yet, we cannot call this the "Ultimate". When all the practices of the 37 elements of Enlightenment have been done away with, this is Nirvana. That is why I say that the Ultimate is Great Nirvana."
"Also, next, O good man! The good-loving mind is desire. Through the good-loving mind, a person associates with a good friend. Hence, "touch". This is "cause". When a person associates with a good friend, we call this love. This is a taking-in. Befriending a good teacher, that person thinks well. Hence, "to augment". Through four dharmas is the Way well augmented, namely: 1) desire, 2) remembrance, 3) meditation, and 4) Wisdom. This is: 1) master, 2) leading, and 3) superior. Through these three dharmas, the person attains three Emancipations. Cutting off craving, he attains Emancipation of mind. Doing away with ignorance, he attains Emancipation of Wisdom. This is the Real. All such dharmas result in fruition. This is Nirvana. Hence, the "Ultimate".
"Also, next, O good man! "Desire" is aspring and renouncing. Touch is the four jnapti- caturtha-karman [one of the rituals in the vinaya = monks’ code of monastic living]. This is the cause. Taking-in means receiving the two kinds of precept, namely: 1) pratimoksa and 2) sila that purifies the sense-organs. This is " feeling" and also " taking-in" . To augment means to learn and practise the four dhyanas. The Master refers to the fruitions of srotapanna and sakrdagamin. To lead refers to the fruition of the anagamin; "superior", to that of arhatship. The Real refers to the fruition of the pratyekabuddha; the "Ultimate" is unsurpassed Enlightenment.
"Also, next, O good man! "Desire" is consciousness. Touch is called the six [sensual] spheres. Taking-in is feeling. Augmenting is ignorance. The master is mind-and-body. To lead in is craving. The superior is cleaving. The real is existence. The ultimate is birth, old-age, illness, and death."
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! What difference is there between the three items of: 1) root, 2) cause, and 3) augmentation?"
"O good man! The root referred to is that which is to take rise; the cause is that which resembles; augmentation is cutting off resemblance, and yet, calling forth resemblance. Also, next, O good man! The root is to do, the cause fruition, and augmentation is the use. O good man! The world that is to come sees the karmic results. But not yet receiving [them], we call this " cause" . When received, that is augmentation. Also, next, O good man! The root is to seek; to gain is the cause, and the use is to augment. O good man! The root spoken of in this sutra is darsanamarga [the path of seeing, leading the person from mere blind trust in the Four Noble Truths to actual comprehension of them, transforming him or her into a " stream- enterer"], the cause is bhavanamarga [the path of self-development through meditation], and to augment is asaiksamarga. Also, next, O good man! The root is the right cause and the cause is the expedient cause. From this right cause comes about the karmic result which one harvests. This is to augment."
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! If things are as you the Buddha state, the Ultimate is no less than Nirvana. How can one reach this Nirvana?"
"O good man! If the Bodhisattva, bhiksu, bhiksuni, upasaka, or upasika practises well the ten images, know that such a person will well attain Nirvana. What are these ten? They are the images of: 1) non-eternal, 2) suffering, 3) non-Self, 4) abhorring food, 5) the world as having nothing in it to enjoy, 6) death, 7) one’s having many sins, 8) parting from [the worldly] and emancipating [oneself], 9) extinction [of defilement], 10) non-craving.
"O good man! If any Bodhisattva-mahasattva, bhiksu, bhiksuni, upasaka or upasika practise these ten images, such a person will definitely attain Nirvana. Such a person will not follow what other minds think, but will discriminate the good and the non-good for himself. This is what we call: "Truly according with the Way of a bhiksu [monk] or according with the Way of a bhiksuni [nun] ".
Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! How do those from Bodhisattva- mahasattva down to upasika practise the image of the non-eternal?"
"O good man! There are two kinds of Bodhisattva, namely: 1) the one who has first aspired to and 2) the one who has finished the practice of the Way. There are two kinds of image of the non-eternal, namely: 1) coarse and 2) fine. The Bodhisattva who has first aspired to Bodhi, when he meditates on the image of the non-eternal, thinks: " There are two kinds of thing which obtain in the world: 1) inner and 2) outer. What is within is non-eternal and changes. When I get born, I see that things obtain differently at such times of life as when I am small, big, in the prime of life, in old-age, and when dying, and I see that at all such times of life, things are not the same. Hence, I have to know that what is with me is non-eternal."
"Also, this thought comes to him: "When I look at beings, one is [i.e. I see one person who is] well nourished and fresh, and is perfect in physical strength and in the movements of going and coming, in stepping forward or stopping; and things all proceed unimpededy and without hindrance. Or through illness, [another] person’s physical strength is weak and his face fallen and haggered, with nothing of freedom. Or I see that a person’s storehouse is full, or that another person is poverty-stricken. Or I see one who is full of all virtues, or I see one full of evil. Thus I definitely know that what is within one is non-eternal. Also, as regards the external world, too, I see things are different one from the other, as, for example, at the times of seed, bud, stem, leaf, flower, and fruit. All that stands [there] in the external world is either perfect or not perfect. And I know that all things are definitely non-eternal."
"Having thus seen that things are all non-eternal, one next meditates on what one listens to sermons. "I hear that though the devas [gods, heavenly beings] fully enjoy the best of pleasures, and though they are unimpeded in divine powers, they are subject to the five declining forebodings [intimations of their eventual personal decline from the status of being devas]. Due to this, one knows that what there is is non-eternal."
"Also, I hear that at the beginning of the kalpa [aeon, age], there were many beings. Each was garbed in the best of virtues. The light that shone from their bodies was so great that one did not need any more to depend upon the light of the sun and moon. [But] due to the power of the non-eternal, the light waned and the virtues lessened. Also, I hear that there lived, in days gone by, a Chakravartin [world emperor] who ruled over the four lands. The seven gems [which he possessed] were perfect, and his power was greatly unconstrained. And yet he could not beat the non-eternal."
"Also, he meditates that on the great earth, at one time in the past, innumerable beings were fully stationed in life and enjoyed peace, so that no furrows of the wheel sat one upon the other. Wonderful medicines were ready at hand, and people grew up. Bushes, trees and fruits were full-grown. The beings were [gradually] less blessed and this great earth had little strength. Whatever grew had to waste away. Hence, one can know that all things are non-eternal. That is what we call " coarse" and non-eternal.
"The coarse having been meditated upon, the detailed parts are next meditated upon. How do we meditate? The Bodhisattva-mahasattva meditates on all things, both within and without, down to mote existences. Whatever might come about in the future will be non-eternal. Why? Because all things are perfect in the forms of breaking [i.e. are fully subject to dissolution]. If things were not non-eternal in the future, we could not say that there are the differences of the ten kinds of physical form. What are the ten? They are at the times: 1) membrane, 2) foam, 3) pox, 4) ball of flesh, 5) limbs, 6) small infant, 7) child, 8) boyhood, 9) prime of life, 10) tottering old age. The Bodhisattva meditates: "If the membrane is not non-eternal, it cannot become foam. And if the prime of life were not non-eternal, it could never reach old age. If time were not fleeting by, moment after moment, it could never last long. All would have to grow up at one and the same time and be full in size. Hence, one must definitely know that there are the fine, non-eternal mote existences that have to go on existing thus continuously [i.e. changing from moment to moment]."
"Also, we see a person with all his sense-organs perfect, and of a bright and shining mien, [only for] all this to fade away into a weakened state.
"Also, he thinks: "There is with this person the non-eternal [i.e. that which is impermanent] going on moment after moment." Also, he meditates on the four great elements and the four deportments. Also, he meditates on the cause of suffering, hunger, and thirst, the cold and heat that exist within and without. Also, he meditates: "If these four things were not noneternal moment after moment, we could not speak of such four sufferings." If the Bodhisattva well meditates thus, we call this the Bodhisattva’s meditating minutely upon the non-eternal."
[The Buddha said:] "As with all things that exist within and without, so does it go with what obtains in the mind. Why? Because action obtains in the six spheres. When this obtains in the six spheres, there comes about the happy mind, the angry mind, the craving mind, or the greedy mind. Life goes differently one after the other, and cannot be one. For this reason, one has to know that all that is physical and non-physical is non-eternal.
"O good man! If the Bodhisattva can, in the flash of a moment, see the birth and death and non-eternality of all things, this is what we call the Bodhisattva’s being perfect in the image of the non-eternal. O good man! The wise man learns and practises the image of the non-eternal, and makes away with the arrogance of the eternal, the inversion [i.e. wrong-headed view] of the eternal, and the inversion of the image.
"Next, he practises the image of suffering. Why should there be such suffering? He sees that this suffering is grounded on the non-eternal, that because of the non-eternal, there is the suffering of birth, old age, illness, and death, that because of birth, ageing, illness, and death,
there is the non-eternal, that because of the non-eternal, there is internal and external suffering, and such suffering as [that from] hunger, thirst, cold, heat, whipping, beating, abusing, and endurance. He sees that all suffering is based on the non-eternal.
"Also, next, the wise man looks deeply into this fleshly body and sees that it is a vessel of the non-eternal, and that this vessel is suffering. And as the vessel is suffering, the things that are put into it are suffering.
"O good man! The wise person meditates [thus]: "Suffering is non-eternal. If suffering is non-eternal, how can the wise say that there is the Self [there]? Suffering is not the Self. The same is the case with the non-eternal [i.e. that which is impermanent is not the Self]. Thus, the five skandhas are also the non-eternal of suffering. How could all beings say that there is the Self [there]?"
"Also, next, he meditates on all things [thus]: "There is a conjoining of what is different. All things do not come about from a single conjoining. Also, one thing is not the result of the conjoining of all things. The conjoining of all things does not have a Self of its own. Also, there is no single nature and no different natures. Also, there is no nature of material form, and no unmolestedness [freedom to do as one wills; unobstructedness]. If all things possess these aspects of existence, how can the wise say that here is the Self?"
"Also, he thinks: "Of all things, there is not one thing that is done by the creator of its own [i.e. nothing creates itself]. If there is not one thing that has that which creates it, the conjoining of all things also cannot come about. All things cannot come about alone and die out alone. Through [the act of] conjoining, they die, and through conjoining, they come about.
"When things have come about, beings gain an inverted [view] and say that this is conjoining and that this comes about by conjoining. There is nothing true in the inverted [view] of beings. How could there be any [such view] that is true?" Hence, the wise meditate on the non-Self.
"And, also, the wise person clearly thinks: " For what reason do beings speak about the Self? Why is it that beings speak about the Self? If this Self exists, it must be [either] one or many. If it is one, how can there be such as Kshatriyas, Brahmins, Sudras, humans and gods, hell, hungry ghosts, animals, or big and small, or old age or the prime of life? For this reason, I know that the Self is not one. If the Self is many, how can we say that the Self of the being is one and all-pervading, knowing no bounds? Be it one or many, in either case, there is no Self."
"Having so meditated that there is no Self, the wise man next meditates on the image of abhorring food, and thinks: " If all things are non-eternal, suffering, and non-Self, how could one, for the sake of food, commit the three evil actions of body, mouth and mind, all that has been in hand goes along with [the person] and, later, the karmic results visit [him], and no one [else] indeed can share them." O good man! The wise person further meditates [thus]: "All beings, on account of food and drink, suffer from the sorrows of body and mind. If one gains various sorrows from food, why should I gain any greed or clinging? Hence, I do not covet a greedy mind for food."
"And, next, the wise person meditates [thus]: "Through food and drink, one gains one's own bodily augmentation [i.e. one perpetuates the process of one’s physical embodimentation]. I now practise renunciation and receive sila and practise the Way. All of this is to abandon the carnal body. I now covet this food. How [then] will I be able to abandon this body of mine?" So meditating, even if food is accepted, this is as though he were partaking in the wilderness of the flesh of his own son, in which situation his mind is so hard-pressed that there cannot be any talk of sweetness or pleasure [here]. When food is meditated upon, we see such wrongs [i.e. such ills].
"Next, the person meditates on the touch of food: "It is like an unskinned cow that gets eaten by innumerable worms."
"Next, the person thinks of food as being comparable to a great fire-ball, and consciousness of food as being like 300 halberds. When the wise person meditates on the four foods, there cannot be any entertaining of any image of having greed and enjoying food. If the person has any greed for food, he must meditate on the impurities. Why? This is to segregate himself from the love of greed. He must discriminate the images of impurities in all food and realise that all impurities obtain thus. When he meditates thus, and when good or bad food is spread out before his eyes, he feels as though ointment were being applied to his own carbuncles, gaining no thought of craving there any more.
"O good man! If any wise person comes to meditate thus, this is accomplishing the renunciation of the image of food."
Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The wise person meditates on food and gains the image of impurity. Can this be a true meditation or one that is false? If it is true, whatever is partaken of cannot be impure. If this is a false understanding, how can one call this a root of good?"
The Buddha said: "Such an image is both true and also a false understanding. If the greed is thoroughly crushed out, it is one that is true. When what is not a worm is seen as a worm, this is a false understanding. O good man! All defilements are false, yet, they can be real. O good man! The mind of a bhiksu starts from begging and thinks: " I shall now beg for food. I pray that I shall gain what is good and not what is coarse and bad; let it be a lot and not a small amount. I pray that I shall gain it at once, that it will not be late in coming." Such a bhiksu is not called one who possesses the image of renunciation. The good things done will diminish day and night. What is evil will by degrees increase.
"O good man! If there is any bhiksu who begs for food, he must first pray and say: " I shall satisfy all those who beg for food. This giving of food will bring in immeasurable blessings. If I gain food, I shall heal the poisoned body, and I shall learn and practise what is good and give benefit to the person who gave." After he has vowed thus, the good he practises will increase day and night, and what is bad will hide away [retreat]. O good man! If any bhiksu practises the Way thus, such a one will not meaninglessly partake of what is given.
"O good man! The wise who are perfect in the four images will practise an image and think that there is nothing to please them, and they will think to themselves: " In all the world, there is no place where birth, old age, illness, and death do not exist. And there is no place where I do not get born. If there is no place where one finds no birth, old age, illness, and death, how can I be happy with the world? In all the world, one moves onwards and there is no place where one cannot come back. Hence, the world is definitely non-eternal. If it is non-eternal, how can a wise person feel happy? Every being goes around the world and minutely suffers and has joy. One may be blessed with the body of Brahma and attain such as the life of the thoughtlessness-and-non-thoughtlessness heaven. But when life ends, one gains life once again in the three unfortunate realms. One may gain the body of the four guardians of the earth, or that of the Paranirmitavasavartin, but when one's life ends, one falls again into the three unfortunate realms. Or one may get born as a lion, a tiger, a Chinese buffalo, a jackal, a wolf, an elephant, a horse, a cow, or a donkey."
"Next, the person meditates [thus]: "The Chakravartin may well reign over the four lands and can be gorgeous and unlimited [in his power]. But when his fortune departs, he will become poor and will feel the want of food and clothing." The wise person indeed deeply meditates thus and gains an image of the world as not a place where one can be happy.
"The wise person also meditates [thus]: "All the things of the world, such as horses, clothing, food and drink, bedding, medicine, incense and flowers, jewellery, the various kinds of music, treasures and gems are sought solely to segregate oneself from sorrow. All such things are based on sorrow. How can one hope to get out of sorrow through sorrow?" O good man! When a wise man thus meditates, he no longer entertains the thought of worldly things and gains [from them] any image of pleasure. O good man! For example, a man who is suffering from a serious illness will not greedily have any feeling for music, beautiful females, flowers and incense, and jewellery. Thus the wise man meditates.
"O good man! The wise man thinks deeply about the world. He sees: "It is not a place to take refuge in, to gain Emancipation, quietude, love, and it is not the other shore, and nothing of the Eternal, Bliss, the Self, and the Pure. If I greedily pursue the world, how can I segregate myself from it? This is as with a man who, abhorring the gloom, seeks the light and, yet, turns back again to the gloom. The gloom is the world; the light is the Supramundane. If I adhere to the world, I shall increase the gloom and part from the light. Gloom is ignorance, and light the brightness of Wisdom. The cause of the brightness of Wisdom is the image where one does not feel any sense of wanting to enjoy worldly things. All greed is nothing but the bond of defilement. I shall now avidly seek the light of Wisdom, and not the world." The wise person meditates thus. This is the image where one does not seek for one’s own self. O good man! The wise person has already practised the image of not seeking worldly pleasures. Next, he practises the image of death. He sees this life. He sees that it is ever bound to innumerable enmities. Every moment sees a decrease, nothing increasing. It is like a mountain, where the rushing water cannot find any place to rest, or the morning frost that cannot long remain. It ever proceeds to the market-place of the prison house, only leading one to death. It is like taking a cow or sheep to where death awaits them." Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! How does a wise person meditate on momentary extinction?" "O good man! For example, there are four persons all skilled in archery. They forgather at a place, and each releases an arrow into a [particular] direction. They all think: "We all release arrows together, which will all fall." And one person thinks: "Before the four arrows fall to the ground, I shall catch them with my hand." Thus does he think. O good man! Does this person act speedily or not?"
Bodhisattva Kasyapa said: "He does this in a speedy way, O World-Honoured One!"
The Buddha said: " O good man! The devil that lives on earth moves more quickly than this person does. There is a flying devil who goes faster than the one on the ground. The four guardians of the earth move still faster than the flying devil. The sun and moon and the heavenly gods move faster than the four guardians of the earth. The gyokenshitsuten [garuda] goes faster than the sun and moon. The life span of a human goes more quickly than the kenshitsuten. O good man! In one breath and in one wink, the life of a being comes about and dies 400 times. If a wise person meditates on human life thus, this is to meditate on momentary extinction.
"The wise man meditates [thus] on the life span: "It depends on Yama [ruler of the hells, who sends old age, sickness and death]. If I can get away from Yama, I shall eternally part from the non-eternal."
"Also, next, the wise person meditates on life and views it as a great tree standing on a cliff; or he sees it as one [would] who has committed a great deadly sin, whom no one ever pities while he is being punished. Or things are compared to a lion-king who faces a great famine, or a viper that breathes in fiery air, or a thirst-ridden horse who guards and begrudges water; or to the anger of a great devil about to explode. So do things stand with the king of death in relation to beings. O good man! If a wise person meditates thus, this is to learn and practise the image of death."
"O good man! The wise person also meditates [thus]: "I now renounce. Even if I only get life for seven days and nights, I shall make effort therein. I shall be true to the moral precepts, and I shall deliver sermons and bestow benefit upon beings." This is how the wise person learns and practises the image of death.
"And he makes seven days and nights more than enough. "Or if I gain only six, five, four, three, two days, or one day, or one hour, or one moment in which I breathe in and out, I shall make effort and practise the Way, uphold and protect the precepts, deliver sermons, teach the Way, and bestow benefit upon beings." This is how the wise person meditates on the image of death.
"When the wise person is perfect in the six images, this becomes the cause of the seven images. What are the seven? They are: 1) always practising the images, 2) feeling joy in practising? ?the images, 3) the image of non-anger, 4) the image of not being jealous, 5) the image of seeking good, 6) the image of not being proud, and 7) being unmolested [unrestricted] in samadhi.
"O good man! If a bhiksu is perfect in these seven images, such a person is a sramana or a Brahmin. This is quietude, purity, and Emancipation. This is one who is wise, and this is the right view. This is arrival at the other shore, and a great doctor, and a great merchant, and this is how we gain the secret bosom of the Tathagata.
"Also, this is being versed in the seven kinds of words of all Buddhas, and also cutting off the web of doubt regarding what exists there in the seven kinds of words of right seeing.
"O good man! If a person is perfect in the six images stated above, that person truly reproves and renounces, and extinguishes, and does not love the three worlds [of Desire, Form, and Formlessness]. This is how we speak of a wise person who is perfect in the ten images. If a bhiksu is perfect in the ten images, this means that he indeed praises the characteristics of a sramana."
Then, Bodhisattva Kasyapa applauded the Buddha in a gatha in his presence:
"The Great Doctor who pities the world is serene in both body and Wisdom.
“In the world of the non-Self, there is the True Self.
Hence, I pay homage to the Unsurpassed One.
The mind that first aspires to [Enlightenment] and the end attained are not separate.
Of these two minds, it is difficult to say which comes first.
The end not yet attained, one saves others first.
That is why I pay homage to the initial aspiration.
From the first, he is the teacher of humans and gods
And is far above sramanas and pratyekabuddhas.
Such an aspiration transcends the three worlds.
That is why he is the most superior.
He seeks to save the world and gains the end.
Unasked, the Tathagata becomes the refuge.
The Buddha follows the world like a calf,
So we call him the greatly compassionate cow.
The virtue of the Tathagata towers above all the world.
Common mortals are low and ignorant and cannot appraise him.
I now praise the compassionate heart,
Which is to thank him for the two actions of body and mouth.
The eternal and bliss of the world obtain only for one’s own good.
The Tathagata never does this.
He truly cuts off the karmic results of all beings.
Hence, I give respect to actions that help one’s own self and others.
The benefiting of the world follows the grade of befriending,
Calling forth different benefits.
The good works of the Tathagata know of no animosity or befriending.
The thought of the Tathagata does not proceed as with people of the world.
Hence, his heart works equally
And there are not two [i.e. no division within him].
The world speaks variously and its actions differ.
The Tathagata acts as he says and his actions do not differ.
Whatever is practised fully cuts off all [defilements].
Hence, we call him Tathagata.
Before, he is aware of the ills of defilement.
He speaks and acts as he speaks, all for the sake of beings.
It is long since he attained Emancipation in the world,
And he seeks to live amidst birth and death, all for compassion’s sake.
He manifests himself in the worlds of humans and gods,
But his compassion follows him like a calf.
The Tathagata is the mother of beings.
His compassionate heart is the little calf.
Himself undergoing pains, he only thinks of the beings.
Working in Compassion, no repentance is there in him.
Overflowing is he with Compassion, and he knows no hardships.
That is why I bow to him, the one who extracts pain.
Innumerable are the works of good which the Tathagata performs,
Yet he is pure in deeds bodily, oral, and mental.
He always acts for the sake of beings, but not for his own sake.
That is why I bow to his pure actions.
The Tathagata suffers from hardships and he feels it not.
He looks upon the pains of the beings as he does the pains of his own son. He lives in hell for the sake of beings,
But he has no thought of pain or regret.
All beings experience different pains,
All of which are those of his single Self.
Having attained the light, his heart is firm.
Thus does he practise well the unsurpassed Way.
The Buddha has a great compassionate heart of one taste,
And pities beings as though they were his children.
Beings do not know that the Tathagata truly saves.
And they slander the Tathagata, Dharma, and Sangha.
The world is full of defilement, and there are innumerable ills.
But all such fetters of defilement and sins and ills
The Tathagata broke out of at his first stage of aspiration.
Only him, the Buddha, do all Buddhas praise.
Other than the Buddha, there is none who is praised.
I now with one single Dharma praise him.
The so-called compassionate heart travels the world.
The Tathagata is a great ball of Dharma,
And his Compassion also truly saves beings.
This is true Emancipation; Emancipation is Great Nirvana."
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.4.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập