Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 33 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần một »»

Kinh Đại Bát Niết-bàn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 33 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần một

(Lượt xem: 9.926)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



QUYỂN 33 - Phẩm BỒ TÁT CA DIẾP - Phẩm thứ mười hai - Phần một

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như Lai thương xót tất cả chúng sanh, những kẻ chưa điều phục có thể khiến cho điều phục; những kẻ chưa thanh tịnh có thể khiến cho thanh tịnh; những kẻ không quy y có thể khiến cho quy y; những kẻ chưa giải thoát có thể khiến cho giải thoát. Ngài đã đạt được Tám đức tự tại, làm bậc Đại y sư, làm Đại dược vương.

“Khi Phật còn là Bồ Tát, tỳ-kheo Thiện Tinh từng là con trai của Phật, sau khi xuất gia liền thọ trì, đọc tụng, phân biệt giảng thuyết được Mười hai bộ kinh, phá trừ hết phiền não Dục giới, tu tập chứng đắc Bốn thiền. Vì sao Như Lai có lời báo trước rằng Thiện Tinh là nhất-xiển-đề, là người hèn kém trọn kiếp sống trong địa ngục, là kẻ không thể sửa trị? Vì sao Như Lai không vì Thiện Tinh mà diễn thuyết Chánh pháp trước tiên, sau mới vì các Bồ Tát? Nếu Như Lai Thế Tôn không thể cứu độ tỳ-kheo Thiện Tinh, làm sao có thể xưng là có lòng từ bi lớn lao, có phương tiện lớn lao?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Ví như cha mẹ có ba người con. Người thứ nhất biết tin nhận và vâng lời, cung kính cha mẹ, trí tuệ căn tánh lanh lợi, đối với mọi việc ở đời đều có thể nhanh chóng rõ biết. Người thứ nhì không cung kính, không tin nhận và vâng lời cha mẹ, nhưng trí tuệ căn tánh lanh lợi, đối với mọi việc ở đời cũng đều có thể nhanh chóng rõ biết. Người thứ ba không cung kính, cũng không tin nhận và vâng lời cha mẹ, lại là kẻ ngu si đần độn. Vậy khi cha mẹ muốn dạy bảo thì trước nhất nên dạy bảo đứa con nào? Nên gần gũi thương yêu đứa con nào trước? Trước nhất nên dạy bảo cho đứa con nào cho rõ biết mọi việc đời?”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Trước nhất nên dạy bảo người con biết tin nhận và vâng lời, cung kính cha mẹ, trí tuệ căn tánh lanh lợi, hiểu biết việc đời. Kế đó nên dạy cho người con thứ nhì; sau rốt mới dạy người con thứ ba. Tuy hai đứa con này không biết tin nhận và vâng lời, không cung kính cha mẹ, nhưng vì lòng thương con nên sau đó cũng [từ từ] dạy bảo chúng.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Đức Như Lai cũng vậy. Trong ba người con ấy, người thứ nhất ví với hàng Bồ Tát, người thứ nhì ví với hàng Thanh văn, người thứ ba ví với hạng nhất-xiển-đề. Như kinh Tu-đa-la trong Mười hai bộ kinh, trước tiên Phật dùng những nghĩa vi tế giảng nói với hàng Bồ Tát; sau lại dùng những nghĩa cạn hơn để giảng nói với hàng Thanh văn; cuối cùng mới dùng những nghĩa thế tục để giảng nói với hạng nhất-xiển-đề, những kẻ phạm năm tội nghịch. Tuy trong đời hiện tại không có lợi ích gì, nhưng Phật vì thương xót mà gieo trồng hạt giống lành cho họ trong những đời sau.

“Thiện nam tử! Ví như có ba loại ruộng. Thứ nhất là ruộng dẫn nước ra vào dễ dàng, không có cát, phèn, sỏi đá, gai góc, có thể gặt hái gấp trăm lần số giống gieo trồng. Thứ hai là ruộng không có cát, phèn, sỏi đá, gai góc, nhưng khó khăn trong việc dẫn nước ra vào nên chỉ có thể gặt hái được phân nửa so với loại ruộng thứ nhất. Thứ ba là ruộng dẫn nước ra vào khó khăn, có nhiều cát, phèn, sỏi đá, gai góc, chỉ có thể gặt hái bằng với số giống đã gieo, vì xen lẫn rất nhiều cây khô, cỏ dại.

“Thiện nam tử! Đến thời vụ gieo trồng mùa xuân, người nông dân trước hết nên gieo trồng loại ruộng nào?”

Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước hết nên gieo trồng ở loại ruộng thứ nhất. Kế đó gieo trồng ở loại ruộng thứ nhì. Sau chót mới tới loại ruộng thứ ba.”

Phật dạy: “Loại ruộng thứ nhất ví với hàng Bồ Tát, loại ruộng thứ nhì ví với hàng Thanh văn, loại ruộng thứ ba ví với hạng nhất-xiển-đề.

“Thiện nam tử! Ví như có ba cái bát. Cái thứ nhất nguyên vẹn, cái thứ nhì rỉ chảy, cái thứ ba đã vỡ. Nếu muốn dùng đựng sữa, kem sữa, bơ hay nước, trước hết nên chọn dùng cái bát nào?”

Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước hết nên dùng cái bát nguyên vẹn. Kế đó mới dùng cái bát rỉ chảy. Cuối cùng mới phải dùng đến cái bát đã vỡ.”

Phật dạy: “Cái bát nguyên vẹn ví với hàng Bồ Tát Tăng, cái bát rỉ chảy ví với hàng Thanh văn, cái bát đã vỡ ví với hạng nhất-xiển-đề.

“Thiện nam tử! Ví như có ba người bệnh cùng đến chỗ một vị lương y. Người thứ nhất có bệnh dễ trị. Người thứ nhì có bệnh khó trị. Người thứ ba thật không thể trị.

“Thiện nam tử! Vị lương y nếu điều trị thì nên chọn người nào trước?”

Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước nhất nên điều trị người dễ nhất. Kế đó đến người thứ nhì. Sau cùng mới trị cho người thứ ba. Vì sao vậy? Là vì những người thân thuộc [của họ].”

Phật dạy: “Bệnh nhân dễ trị là ví với hàng Bồ Tát Tăng. Bệnh nhân khó trị là ví với hàng Thanh văn Tăng. Bệnh nhân không thể trị là ví với hạng nhất-xiển-đề. Tuy không có quả lành trong đời hiện tại, nhưng Phật vì thương xót mà gieo trồng hạt giống lành cho họ trong những đời sau.

“Thiện nam tử! Ví như vị đại vương có ba loại ngựa. Loại thứ nhất đã thuần phục, còn đang non tơ, sức lực mạnh mẽ. Loại thứ nhì chưa thuần phục, trẻ khỏe, sức lực mạnh mẽ. Loại thứ ba chưa thuần phục, lại già yếu, không có sức lực. Như vua muốn cưỡi ngựa thì trước hết nên chọn loại ngựa nào?”

Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước hết nên chọn cưỡi loại ngựa đã thuần phục, còn đang non tơ, sức lực mạnh mẽ. Kế đó đến loại ngựa thứ nhì. Sau cùng mới dùng đến loại ngựa thứ ba.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Ngựa đã thuần phục, còn đang non tơ, sức lực mạnh mẽ là ví với hàng Bồ Tát Tăng. Loại ngựa thứ nhì ví với hàng Thanh văn Tăng. Loại ngựa thứ ba ví với hạng nhất-xiển-đề. Tuy trong đời hiện tại không có lợi ích gì, nhưng Phật vì thương xót mà gieo trồng hạt giống lành cho họ trong những đời sau.

“Thiện nam tử! Như khi mở hội lớn bố thí cúng dường, có ba người đến thọ nhận. Người thứ nhất thuộc dòng quý tộc, thông minh, tu hành trì giới. Người thứ hai thuộc dòng trung lưu, ngu độn, nhưng cũng tu hành trì giới. Người thứ ba thuộc dòng dõi thấp kém hạ tiện, lại ngu độn, hủy phạm giới cấm. Thiện nam tử! Vị đại thí chủ mở hội ấy nên cúng dường trước tiên cho người nào?”

Bồ Tát Ca-diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước tiên nên cúng dường cho người thuộc dòng quý tộc, căn tánh lanh lợi, tu hành trì giới. Kế đó cúng dường người thứ nhì. Sau cùng mới đến người thứ ba.”

Phật dạy: “Người thứ nhất là ví với hàng Bồ Tát Tăng. Người thứ nhì ví với hàng Thanh văn Tăng. Người thứ ba ví với hạng nhất-xiển-đề.

“Thiện nam tử! Như sư tử lớn những khi giết con voi tơ phải cố hết sức, nhưng khi giết con thỏ cũng vậy, không hề có ý khinh thường. Chư Phật Như Lai cũng thế, cho dù thuyết pháp với hàng Bồ Tát hay với hạng nhất-xiển-đề, sự dụng công cũng không khác gì nhau.

“Thiện nam tử! Khi ta ở tại thành Vương Xá, tỳ-kheo Thiện Tinh làm thị giả. Lúc đầu hôm, ta vì Thiên Đế-thích diễn thuyết yếu nghĩa Chánh pháp. Theo phép tắc thì đệ tử [thị giả] phải chờ đi nghỉ sau thầy. Bấy giờ, Thiện Tinh thấy ta ngồi lâu liền sanh lòng xấu ác. Thuở ấy, mỗi khi trẻ con ở thành Vương Xá khóc mãi không dỗ nín được thì cha mẹ thường dọa rằng: ‘Nếu còn khóc nữa ta sẽ đem giao mày cho quỷ Bạc-câu-la.’ Bấy giờ, Thiện Tinh bị bó buộc [theo phép tắc không đi nghỉ được], liền bảo ta rằng: ‘Thầy mau vào thiền thất đi, quỷ Bạc-câu-la đến kìa!’

“Ta đáp: ‘Ông thật là si mê! Ông chẳng thường nghe rằng Như Lai Thế Tôn là bậc không còn sợ hãi điều gì cả hay sao?’

“Bấy giờ, Đế-thích bạch rằng: ‘Thế Tôn! Những người như vậy mà cũng được vào trong pháp Phật hay sao?’ Ta đáp: ‘Kiều-thi-ca! Những người như vậy được vào pháp Phật, cũng có tánh Phật, rồi sẽ đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’

“Tuy ta vì Thiện Tinh thuyết pháp, nhưng ông ấy hoàn toàn không có lòng tin nhận!

“Thiện nam tử! Khi ta ở tại thành Thi-bà-phú-la, nước Ca-thi, tỳ-kheo Thiện Tinh cũng làm thị giả. Lúc ấy, ta muốn vào thành khất thực. Vô số chúng sanh ở đó đều hết lòng khát ngưỡng, muốn được nhìn thấy dấu chân ta. Tỳ-kheo Thiện Tinh đi theo sau liền cố ý xóa hết những dấu chân của ta đi. Nhưng rồi ông ta cũng không thể xóa hết, chỉ làm cho chúng sanh khởi tâm bất thiện.

“Ta vào thành rồi, thấy ở một nhà nấu rượu có người ngoại đạo Ni-kiền ngồi xổm dưới đất mà ăn hèm rượu.

“Tỳ-kheo Thiện Tinh thấy vậy liền nói: ‘Thế Tôn! Nếu thế gian có bậc A-la-hán thì người này là vị A-la-hán cao trổi nhất. Vì sao vậy? Vì người này dạy rằng không có nhân, không có quả.’

“Ta quở trách rằng: ‘Ông thật là si mê! Ông chẳng thường nghe rằng vị A-la-hán không uống rượu, không hại người, không dối trá, không trộm cướp, không dâm dục hay sao? Người này giết hại cha mẹ, mê ăn hèm rượu, sao có thể gọi là A-la-hán? Người này sau khi chết chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ. Vị A-la-hán đã dứt trừ mãi mãi ba đường ác, sao có thể gọi người này là A-la-hán?’

“Thiện Tinh liền nói ngay: ‘Tánh của bốn đại còn có thể thay đổi, nhưng nếu muốn cho người này chắc chắn phải đọa địa ngục A-tỳ là điều không thể có!’

“Ta bảo: ‘Ông thật si mê! Ông chẳng thường nghe rằng lời nói của chư Phật Như Lai là thành thật không thay đổi hay sao?’

“Tuy ta vì Thiện Tinh thuyết pháp, nhưng ông ấy tuyệt nhiên không có lòng tin nhận!

“Thiện nam tử! Khi ta cùng với tỳ-kheo Thiện Tinh ở thành Vương Xá, trong thành có một người ngoại đạo Ni-kiền tên là Khổ Đắc thường nói rằng: ‘Phiền não của chúng sanh không có nhân, không có duyên; sự giải thoát của chúng sanh cũng không có nhân, không có duyên.’

“Tỳ-kheo Thiện Tinh lại nói rằng: ‘Thế Tôn! Nếu thế gian có A-la-hán thì Khổ Đắc là bậc cao nhất!’

“Ta quở trách rằng: ‘Ông thật si mê! Ni-kiền Khổ Đắc ấy thật không phải A-la-hán, không thể hiểu rõ được đạo A-la-hán.’

“Thiện Tinh lại nói rằng: ‘Vì sao A-la-hán lại sanh lòng tật đố với A-la-hán?’

“Ta đáp: ‘Ông thật si mê! Ta đối với A-la-hán không hề sanh lòng tật đố, chỉ là do ông tự sanh ra chỗ thấy biết xấu ác, tà vạy. Nếu nói rằng Khổ Đắc là A-la-hán thì [hãy chờ xem,] sau bảy ngày nữa [ông ấy] sẽ bị trúng thực, đau bụng mà chết; sau khi chết sẽ sanh vào loài quỷ ăn đồ nôn mửa; những bạn đồng học của ông ta sẽ khiêng xác chết bỏ vào trong rừng tha ma.’

“Bấy giờ, Thiện Tinh liền đến chỗ người Ni-kiền Khổ Đắc, bảo rằng: ‘Trưởng lão! Nay ông đã biết việc này chưa? Sa-môn Cồ-đàm nói trước rằng sau bảy ngày nữa ông sẽ bị trúng thực, đau bụng mà chết, sau khi chết sanh vào loài quỷ ăn đồ nôn mửa, các bạn cùng học một thầy sẽ khiêng xác ông bỏ vào trong rừng tha ma. Trưởng lão! Ông hãy khéo suy tư quán xét, dùng đủ các phương tiện [thay đổi sự việc], khiến cho Cồ-đàm phải rơi vào chỗ nói lời hư dối.’

“Lúc ấy, Khổ Đắc nghe lời ấy rồi liền nhịn ăn từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ sáu. Vào cuối ngày thứ bảy mới ăn đường đen vào, sau đó lại uống nước lạnh. Sau khi uống nước lạnh liền bị đau bụng mà chết. Sau khi chết rồi, các bạn đồng học liền khiêng xác ông ta đem vất trong rừng tha ma. Khi ấy ông liền thọ thân của loài quỷ đói ăn đồ nôn mửa, ở kề bên xác chết ấy.

“Tỳ-kheo Thiện Tinh nghe biết việc ấy rồi liền đi vào rừng tha ma, nhìn thấy Khổ Đắc thọ thân quỷ đói ăn đồ nôn mửa, đang ngồi xổm dưới đất bên cạnh xác chết. Thiện Tinh liền hỏi: ‘Đại đức đã chết rồi sao?’

“Khổ Đắc đáp: ‘Tôi đã chết rồi.’

“Lại hỏi: ‘Vì sao chết?’

“Đáp: ‘Vì đau bụng mà chết.’

“Lại hỏi: ‘Ai mang xác ông đi?’

“Đáp: ‘Các bạn đồng học.’

“Lại hỏi: ‘Mang bỏ nơi nào?’

“Khổ Đắc nói: ‘Đồ ngu! Ông chẳng biết đây là rừng tha ma hay sao?’

“Thiện Tinh lại hỏi: ‘Ông [chết rồi] thọ thân gì?’

“Đáp: ‘Tôi thọ thân quỷ đói ăn đồ nôn mửa. Này Thiện Tinh! Ông hãy nghe cho kỹ đây: Đức Như Lai khéo nói ra những lời chân thật, đúng lúc, có ý nghĩa, đúng Chánh pháp. Thiện Tinh! Đức Như Lai nói ra lời chân thật như vậy, vì sao lúc ấy ông lại không tin? Nếu chúng sanh nào không tin lời chân thật của Như Lai, rồi sẽ phải thọ thân [quỷ đói] như tôi đây.’

“Lúc ấy, Thiện Tinh liền trở về chỗ ta, nói rằng: ‘Thế Tôn! Người Ni-kiền Khổ Đắc sau khi mạng chung đã sanh lên cõi trời Ba mươi ba.’

“Ta liền quở trách rằng: ‘Ông thật ngu si! Bậc A-la-hán không có chỗ sanh ra, sao ông nói rằng Khổ Đắc sanh lên cõi trời Ba mươi ba?’

“Thiện Tinh liền thú thật: ‘Bạch Thế Tôn! Quả như lời Phật dạy, người Ni-kiền Khổ Đắc thật chẳng sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Hiện ông ấy đã thọ thân quỷ đói ăn đồ nôn mửa.’

“Phật dạy: ‘Ông thật si mê! Chư Phật Như Lai nói ra lời thành thật, không thay đổi. Nếu bảo rằng Như Lai nói hai lời, thật không thể có.’

“Thiện Tinh liền nói: ‘Lúc ấy tuy Như Lai đã nói như vậy, nhưng đối với việc ấy tôi hoàn toàn không sanh lòng tin.’

“Thiện nam tử! Ta cũng thường vì tỳ-kheo Thiện Tinh giảng nói pháp chân thật, nhưng ông ấy tuyệt nhiên không có lòng tin theo.

“Thiện nam tử! Tỳ-kheo Thiện Tinh tuy cũng đọc tụng Mười hai bộ kinh, chứng đắc Bốn thiền, nhưng thậm chí không hiểu được ý nghĩa của một bài kệ hay một câu, một chữ [trong kinh]. Vì gần gũi những bạn xấu nên dần sa sút mất cả Bốn thiền. Mất cả Bốn thiền rồi liền sanh tà kiến xấu ác, nói rằng: ‘Không có Phật, không có Pháp, không có Niết-bàn. Sa-môn Cồ-đàm chỉ nhờ khéo biết được tướng pháp nên rõ được tâm ý người khác đó thôi.’

“Lúc đó, ta bảo Thiện Tinh rằng: ‘Những pháp do Như Lai thuyết, dù là ban đầu, khoảng giữa hay về sau đều là hiền thiện, tốt lành. Lời của Như Lai là khéo léo, nhiệm mầu, từ ngữ chân chánh, chỗ thuyết giảng không lẫn lộn, thành tựu trọn vẹn Phạm hạnh thanh tịnh.’

“Tỳ-kheo Thiện Tinh lại nói rằng: ‘Tuy Như Lai vì tôi thuyết pháp, nhưng tôi thật lòng cho rằng không có nhân quả.’

“Thiện nam tử! Nếu ông không tin có những việc như vậy, thì hiện nay tỳ-kheo Thiện Tinh đang ở gần đây, nơi bờ sông Ni-liên-thiền, chúng ta hãy cùng đến đó mà hỏi.”

Lúc đó, đức Như Lai cùng với Ca-diếp đi đến chỗ Thiện Tinh. Tỳ-kheo Thiện Tinh từ xa đã trông thấy Phật. Vừa thấy rồi liền sanh lòng xấu ác, tà vạy. Vì lòng xấu ác đó mà lập tức sa vào địa ngục A-tỳ ngay trong khi đang sống!

Phật dạy: “Thiện nam tử! Tuy tỳ-kheo Thiện Tinh được vào trong pháp Phật có vô lượng món báu, nhưng không thu hoạch được gì, thậm chí không có được lợi ích của một pháp nào cả! Đó là do sự buông thả, lười nhác; do [gần gũi] những bạn bè xấu ác, hiểu biết sai lầm.

“Ví như người đi vào biển cả, nhìn thấy nhiều thứ trân bảo, nhưng không lấy được gì cả chỉ vì lười nhác. Lại ví như người đi vào biển cả, tuy nhìn thấy trân bảo chất đống, nhưng vì đuối sức nên chết, hoặc bị ác quỷ la-sát giết chết. Thiện Tinh cũng vậy, tuy vào được trong pháp Phật rồi nhưng lại bị quỷ la-sát lớn là những bạn hữu xấu ác giết hại.

“Thiện nam tử! Cho nên Như Lai vì lòng thương xót thường dạy rằng: ‘Thiện Tinh có nhiều sự buông thả, lười nhác.’

“Thiện nam tử! Như người vốn dĩ bần cùng nghèo khó, người khác nhìn thấy tuy có đem lòng thương xót nhưng không sâu đậm. Với kẻ vốn xưa hết sức giàu có, sau bị mất hết tài sản, người khác nhìn thấy ắt sanh lòng thương xót rất sâu đậm.

“Tỳ-kheo Thiện Tinh cũng vậy. Ông ấy đã từng thọ trì, đọc tụng Mười hai bộ kinh, đạt được Bốn thiền, nhưng về sau lại sa sút mất đi, thật đáng thương thay! Cho nên ta nói: ‘Tỳ-kheo Thiện Tinh có nhiều sự buông thả, lười nhác. Vì có nhiều sự buông thả, lười nhác nên dứt mất các căn lành. Đối với ông ấy, những đệ tử của ta nghe biết đến thảy đều đem lòng thương xót một cách sâu đậm, cũng như người ta thương xót kẻ hết sức giàu có lại trở nên nghèo khốn.

“Thiện Tinh đi theo ta trong suốt nhiều năm, nhưng ông ấy tự sanh lòng tà vạy, xấu ác. Vì lòng tà vạy, xấu ác, ông ấy không buông bỏ được chỗ thấy biết xấu ác.

“Thiện nam tử! Từ trước tới nay ta luôn thấy căn lành của Thiện Tinh rất ít ỏi, chỉ như mảy lông, sợi tóc mà thôi, nhưng ta chưa hề nói rằng ông ấy đã dứt hẳn căn lành, rơi vào hạng nhất-xiển-đề, là kẻ hèn hạ thấp kém, sẽ đọa vào địa ngục trọn kiếp. Chỉ vì ông ấy nói ra thuyết không nhân không quả, không có nghiệp tạo tác, nên ta mới nói rằng Thiện Tinh đã dứt hẳn căn lành, rơi vào hạng nhất-xiển-đề, là kẻ hèn hạ thấp kém, sẽ đọa vào địa ngục trọn kiếp.

“Thiện nam tử! Ví như có người ngã xuống hố xí, có bậc thiện tri thức đưa tay xuống dò tìm [để cứu lên]. Nếu sờ chạm được tóc trên đầu người ấy mới kéo lên được; như tìm lâu không được sẽ từ bỏ ý định cứu vớt.

“Như Lai cũng thế, nếu tìm thấy Thiện Tinh có chút ít căn lành mới có thể cứu vớt ông ta, nhưng tìm kiếm mãi cũng không thấy được chút căn lành nào, dù chỉ như mảy lông, sợi tóc; cho nên không thể cứu vớt ông ấy thoát khỏi địa ngục.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch rằng: “Thế Tôn! Vì sao Như Lai phải nói trước rằng ông ấy sẽ đọa địa ngục A-tỳ?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Tỳ-kheo Thiện Tinh có nhiều quyến thuộc. Những người ấy đều cho rằng Thiện Tinh là A-la-hán, đã chứng đắc đạo quả. Vì muốn phá trừ lòng tà vạy xấu ác như thế nên ta mới phải nói trước rằng: ‘Vì buông thả, lười nhác, Thiện Tinh sẽ đọa vào địa ngục.’

“Thiện nam tử! Nay ông nên biết rằng lời nói của đức Như Lai là chân thật, không thay đổi. Vì sao vậy? Nếu Phật đã nói trước là sẽ đọa địa ngục mà không đúng thật như vậy là điều vô lý!

“Hàng Thanh văn, Duyên giác khi nói trước điều gì thì có hai khả năng: hoặc sai, hoặc đúng. Như Mục-kiền-liên khi ở nước Ma-già-đà nói với mọi người rằng: ‘Bảy ngày nữa trời sẽ đổ mưa.’ Thời hạn ấy đã trôi qua nhưng chẳng có mưa! Lại có lần, Mục-kiền-liên nói trước việc con bò sẽ sanh con màu trắng. Đến khi sanh ra lại là bò có lông nhiều màu! Lại có lần nói trước việc sanh con trai, nhưng sau người mẹ ấy lại sanh ra con gái!

“Thiện nam tử! Tỳ-kheo Thiện Tinh thường giảng nói với vô số chúng sanh rằng: ‘Hoàn toàn không có quả lành, quả dữ.’ Vào lúc giảng nói như vậy, tất cả căn lành của ông ấy đều dứt hẳn, không còn chút nào, dù chỉ như mảy lông, sợi tóc.

“Thiện nam tử! Ta đã biết trước từ lâu rằng tỳ-kheo Thiện Tinh sẽ dứt mất căn lành, nhưng ta vẫn sống chung với ông ấy. Trong suốt hai mươi năm ta vẫn nuôi dưỡng, cùng làm mọi việc với ông ấy. Nếu ta xa lìa không gần gũi bên cạnh thì ông ấy sẽ [có điều kiện để] dạy bảo cho vô số chúng sanh tạo tác các nghiệp xấu ác. Đó gọi là Giải lực thứ năm của Như Lai.”

Bồ Tát Ca-diếp lại hỏi: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà hạng nhất-xiển-đề không có các pháp lành?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Vì hạng nhất-xiển-đề đã dứt mất căn lành. Mọi chúng sanh đều có đủ năm căn như tín căn, tinh tấn căn... nhưng hạng nhất-xiển-đề thì vĩnh viễn dứt mất cả năm căn ấy. Vì nghĩa ấy nên giết một con kiến cũng mang tội giết hại, nhưng giết kẻ nhất-xiển-đề không mang tội giết hại!”

Bồ Tát Ca-diếp lại hỏi: “Bạch Thế Tôn! Có phải vì hạng nhất-xiển-đề mãi mãi chẳng bao giờ có được pháp lành nên mới gọi họ là nhất-xiển-đề hay chăng?”

Phật đáp: “Đúng vậy, đúng vậy.”

Bồ Tát Ca-diếp lại hỏi: “Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sanh có ba loại giống lành. Đó là giống lành trong quá khứ, tương lai và hiện tại. [Dù là] hạng nhất-xiển-đề cũng không thể dứt mất pháp lành trong tương lai, sao có thể nói rằng dứt hết pháp lành nên gọi là nhất-xiển-đề?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Có hai cách dứt mất. Một là dứt mất ngay trong hiện tại, hai là do sự việc hiện tại làm ngăn trở tương lai. Hạng nhất-xiển-đề có đủ hai cách dứt mất ấy, cho nên ta nói rằng họ đã dứt hết các căn lành.

“Thiện nam tử! Ví như có người ngã xuống hố xí, đã chìm hẳn chỉ còn mỗi một sợi tóc trên đầu nhô lên. Tuy còn lại một sợi tóc trên đầu nhô lên, nhưng sợi tóc ấy không chịu nổi sức nặng toàn thân. Hạng nhất-xiển-đề cũng vậy, tuy trong đời vị lai cũng sẽ có chút căn lành nhưng không cứu nổi sự khổ địa ngục. Tuy trong đời vị lai có thể được cứu vớt, nhưng trong đời hiện tại thật chẳng biết làm sao [để cứu vớt]. Cho nên gọi là không thể cứu vớt. Do nhân duyên là tánh Phật thì có thể cứu được, vì tánh Phật không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, cho nên không thể dứt mất. Nhưng cũng giống như hạt giống đã hư mất thì không thể nảy mầm, hạng nhất-xiển-đề cũng giống như vậy đó!”

Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Hạng nhất-xiển-đề không dứt mất tánh Phật, nhưng tánh Phật cũng là [pháp] lành, vì sao nói rằng hạng nhất-xiển-đề dứt mất tất cả [pháp] lành?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Nếu chúng sanh nào trong đời hiện tại có tánh Phật thì không gọi là nhất-xiển-đề. Cũng như tánh ngã của chúng sanh trong thế gian, tánh Phật là thường, không thuộc về ba đời. Nếu thuộc về ba đời [hiện tại, quá khứ và vị lai] thì gọi là vô thường. Vì trong tương lai chúng sanh sẽ thấy được tánh Phật, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Vì nghĩa ấy, hàng Bồ Tát Thập trụ đầy đủ [công hạnh] trang nghiêm mới thấy được đôi chút tánh Phật.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch rằng: “Thế Tôn! Tánh Phật là thường, cũng như hư không, vì sao Như Lai lại nói đến tương lai? Nếu Như Lai nói rằng hạng nhất-xiển-đề không có pháp lành, nhưng hạng nhất-xiển-đề ấy đối với những bạn bè cùng học một thầy, đối với cha mẹ, thân tộc, vợ con, lẽ nào không sanh lòng thương yêu? Nếu có sanh lòng thương yêu, đó chẳng phải là pháp lành hay sao?”

Phật dạy: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông đã nêu được câu hỏi thú vị thay! Tánh Phật dường như hư không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Tất cả chúng sanh đều có ba loại thân: thân quá khứ, thân vị lai và thân hiện tại. Trong đời vị lai, nếu chúng sanh có được thân đầy đủ [công hạnh] trang nghiêm và thanh tịnh thì sẽ thấy được tánh Phật. Cho nên ta nói tánh Phật trong tương lai.

“Thiện nam tử! Như Lai vì chúng sanh nên có khi dạy rằng nhân là quả, có khi dạy rằng quả là nhân. Cho nên trong kinh có nói mạng sống là vật thực, hoặc nói nhìn thấy hình sắc tức là xúc chạm; vì thân trong tương lai sẽ thanh tịnh nên ta nói tánh Phật [trong tương lai].”

Bồ Tát Ca-diếp bạch rằng: “Thế Tôn! Như Phật vừa nói nghĩa như vậy, vì sao nói rằng tất cả chúng sanh đều có tánh Phật?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Tánh Phật của chúng sanh tuy hiện tại không có, nhưng không thể nói là không có. Cũng như tánh của hư không tuy hiện tại là không có, nhưng không thể nói là không có. Tất cả chúng sanh tuy là vô thường, nhưng tánh Phật này là thường trụ, không biến đổi. Cho nên trong kinh này ta có nói: ‘Tánh Phật của chúng sanh chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, cũng như hư không chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài. Nếu hư không có ở trong, ở ngoài, thì hư không không gọi là một, là thường, cũng không nói rằng hư không ở khắp mọi nơi. Tuy hư không chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, nhưng chúng sanh đều có hư không. Tánh Phật của chúng sanh cũng giống như vậy.

“Như lời ông vừa nói, rằng ‘hạng nhất-xiển-đề có pháp lành’, nghĩa ấy không đúng. Vì sao vậy? Hạng nhất-xiển-đề nếu như có những nghiệp của thân, của miệng, của ý; những nghiệp nắm giữ, mong cầu; những nghiệp bố thí, giải thoát... tất cả những nghiệp như thế của họ đều là nghiệp tà vạy. Vì sao vậy? Vì họ [hiểu biết tà vạy] không [tin] cầu nhân quả.

“Thiện nam tử! Như cây ha-lê-lặc, từ trái cây, rễ cây, thân cây, cành lá, hoa quả đều có vị đắng; nghiệp của hạng nhất-xiển-đề cũng giống như vậy, [tất cả đều là tà vạy].

“Thiện nam tử! Như Lai có đầy đủ sức rõ biết các hạng căn tánh, nên khéo phân biệt được những căn tánh bậc cao, bậc vừa, bậc thấp của chúng sanh; biết được những người [như thế] này có thể chuyển từ bậc thấp lên bậc vừa; người [như thế] này có thể chuyển từ bậc vừa lên bậc cao; người [như thế] này sẽ phải chuyển từ bậc cao xuống bậc vừa; người [như thế] này sẽ phải chuyển từ bậc vừa xuống bậc thấp.

“Nên phải biết rằng căn tánh của chúng sanh không nhất thiết là cố định. Vì không cố định nên có khi dứt mất căn lành, nhưng dứt rồi vẫn có thể sanh ra lại. Nếu căn tánh của chúng sanh nhất thiết là cố định thì không thể có sự dứt mất trước đó rồi sau lại sanh ra; cũng không thể nói rằng hạng nhất-xiển-đề sẽ đọa vào địa ngục, đời sống kéo dài mãi mãi trong đó.

“Thiện nam tử! Cho nên Như Lai dạy rằng tất cả các pháp không có tướng nhất định.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như Lai có đầy đủ sức rõ biết các hạng căn tánh, biết chắc rằng Thiện Tinh sẽ dứt mất căn lành, vậy do nhân duyên gì lại cho phép ông ấy xuất gia?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Ngày xưa, khi ta mới xuất gia, em ta là Nan-đà, em họ ta là A-nan, Đề-bà-đạt-đa, con ta là La-hầu-la... thảy đều theo ta xuất gia tu hành. Nếu ta không cho phép Thiện Tinh xuất gia, ông ấy sẽ nối ngôi vua, có được thế lực tùy ý rồi sẽ phá hoại Phật pháp. Vì nhân duyên ấy, ta liền cho phép ông ấy xuất gia tu hành.

“Thiện nam tử! Nếu tỳ-kheo Thiện Tinh không xuất gia, ông ấy cũng dứt mất căn lành, trong vô lượng kiếp không được lợi ích gì! Nay ông ấy đã xuất gia rồi, dù dứt mất căn lành nhưng có thể thọ nhận và giữ giới, cúng dường cung kính những bậc kỳ cựu tôn túc, những người đức độ; rồi tu tập từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền. Đó gọi là [gieo] nhân lành. Nhân lành ấy có thể sanh ra pháp lành. Pháp lành đã sanh thì có thể tu tập Chánh đạo. Đã tu tập Chánh đạo thì sẽ đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì thế ta cho phép Thiện Tinh xuất gia.

“Thiện nam tử! Nếu ta không cho phép Thiện Tinh xuất gia thọ giới thì không xứng đáng được tôn xưng là bậc Như Lai có đủ Mười trí lực.

“Thiện nam tử! Phật quán xét thấy chúng sanh có đủ pháp lành và pháp chẳng lành. Thấy rõ được những người như thế này tuy có đủ hai pháp ấy, nhưng không bao lâu nữa sẽ dứt mất tất cả căn lành, chỉ còn toàn những căn chẳng lành mà thôi. Vì sao vậy? Vì những chúng sanh này không gần gũi bạn lành, không nghe Chánh pháp, không khéo suy xét thực hành theo đúng Chánh pháp. Vì nhân duyên ấy nên sẽ dứt hết căn lành, chỉ còn lại tất cả những căn chẳng lành.

“Thiện nam tử! Như Lai lại cũng rõ biết được những người như thế này, trong đời hiện tại hoặc đời vị lai, lúc còn nhỏ tuổi hoặc khi trưởng thành, già cả, rồi sẽ gần gũi bạn hữu tốt lành, lắng nghe và thọ nhận Chánh pháp: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Vào lúc ấy, các căn lành sẽ có thể sanh ra lại.

“Thiện nam tử! Ví như có một con suối ở cách thôn xóm không xa, nước suối ấy ngon ngọt, đầy đủ tám công đức. Có người nóng khát muốn đi đến chỗ con suối. Gần đó có bậc trí giả quan sát người khát nước ấy, liền biết chắc rằng sẽ đi tới chỗ con suối. Vì sao vậy? Vì không còn con đường nào khác. Như Lai Thế Tôn quán sát chúng sanh cũng giống như vậy. Cho nên tôn xưng Như Lai là Bậc có đầy đủ sức rõ biết các hạng căn tánh.”

Lúc ấy, đức Thế Tôn lấy một chút đất để trên móng tay, hỏi Bồ Tát Ca-diếp: “Ca-diếp! Chút đất này là nhiều hay đất ở khắp các thế giới trong mười phương là nhiều?”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Đất trên móng tay không thể so với đất trong khắp mười phương.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Có những người sau khi bỏ thân này rồi được sanh trở lại làm người; hoặc sau khi bỏ thân trong ba đường ác được thọ thân người, có đủ các căn, được sanh ra giữa nơi văn minh tiến bộ, đầy đủ đức tin chân chánh, có thể tu tập đạo. Tu tập đạo rồi có thể [nhận ra được để] tu theo Chánh đạo. Tu theo Chánh đạo rồi có thể đạt được giải thoát. Được giải thoát rồi có thể nhập Niết-bàn. Số người như vậy [rất ít], chỉ như chút đất trên móng tay này.

“Lại có những kẻ sau khi bỏ thân người rồi phải sanh vào ba đường ác; bỏ thân trong ba đường ác rồi lại sanh trở lại vào đó nữa; [hoặc sanh làm người thì] các căn không đầy đủ, sanh ra nơi những vùng xa xôi hẻo lánh, tối tăm chậm tiến; đặt niềm tin vào những kiến giải sai lầm, điên đảo; tu tập tà đạo, không đạt được những đức: giải thoát, thường, lạc, Niết-bàn. Số người như vậy [rất nhiều], cũng như đất trong các thế giới ở khắp mười phương.

“Thiện nam tử! [Có những người] bảo vệ giữ gìn giới cấm, tinh tấn chuyên cần không biếng nhác, không phạm vào bốn giới cấm nặng, không làm năm tội nghịch, không dùng tài vật cúng dường Tam bảo [làm của riêng], không làm kẻ nhất-xiển-đề, không dứt mất căn lành, có lòng tin vào những kinh điển như kinh Niết-bàn này. Số người như vậy [rất ít], chỉ như chút đất trên móng tay.

“[Lại có những người] phá hủy giới cấm, biếng nhác trì trệ, phạm vào bốn giới cấm nặng, làm năm tội nghịch, sử dụng tài vật cúng dường Tam bảo, làm kẻ nhất-xiển-đề, dứt mất căn lành, không có lòng tin nơi kinh [Đại Bát Niết-bàn] này. Số người như vậy [rất nhiều], cũng như đất trong các thế giới ở khắp mười phương.

“Thiện nam tử! Như Lai khéo léo rõ biết những căn tánh bậc cao, bậc vừa, bậc thấp như vậy của chúng sanh, nên tôn xưng Phật là bậc đầy đủ sức rõ biết các căn tánh.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như Lai có đủ sức rõ biết các căn tánh nên biết được căn tánh bậc cao, bậc vừa, bậc thấp của tất cả chúng sanh; rõ biết sự khác biệt giữa căn tánh lanh lợi và ngu độn; rõ biết các căn của chúng sanh đời hiện tại, cũng rõ biết các căn của chúng sanh đời vị lai.

“[Như Lai rõ biết] những chúng sanh [như thế này thì] sau khi Phật diệt độ sẽ nói: ‘Như Lai đã dứt bỏ tất cả mà vào Niết-bàn’; hoặc [những chúng sanh như thế này] sẽ nói: ‘Như Lai không dứt bỏ tất cả mà vào Niết-bàn’; hoặc [những chúng sanh như thế này] sẽ nói: ‘Có ngã’; hoặc [những chúng sanh như thế này] sẽ nói: ‘Không có ngã’. Hoặc nói: ‘Có thân trung ấm’; hoặc nói: ‘Không có thân trung ấm’; hoặc nói: ‘Có thối chuyển’; hoặc nói: ‘Không có thối chuyển’; hoặc nói: ‘Thân Như Lai là hữu vi’; hoặc nói: ‘Thân Như Lai là vô vi’; hoặc nói: ‘Mười hai nhân duyên là pháp hữu vi’; hoặc nói: ‘Nhân duyên là pháp vô vi’; hoặc nói: ‘Tâm là vô thường’; hoặc nói: ‘Sự hưởng thụ năm món dục lạc có thể ngăn trở Thánh đạo’; hoặc nói: ‘Không hề ngăn trở’; hoặc nói: ‘Pháp cao nhất trong thế gian chỉ là Dục giới mà thôi’; hoặc nói: ‘Là cả Tam giới’; hoặc nói: ‘Bố thí chỉ là nghiệp của ý mà thôi’; hoặc nói: ‘[Bố thí] tức là năm ấm’; hoặc nói: ‘Có ba pháp vô vi’; hoặc nói: ‘Không có ba pháp vô vi’; hoặc nói: ‘Có sắc được tạo thành’; hoặc nói: ‘Không có sắc được tạo thành’; hoặc nói: ‘Có hình sắc không do tạo tác mà có’; hoặc nói: ‘Tất cả hình sắc đều do tạo tác mà có’; hoặc nói: ‘Có pháp là đối tượng của tâm’; hoặc nói: ‘Không có pháp là đối tượng của tâm’; hoặc nói: ‘Có năm cách hiện hữu’; hoặc nói: ‘Có sáu cách hiện hữu’; hoặc nói: ‘Phải thọ đủ giới ưu-bà-tắc mới được truyền pháp Bát [quan] trai’; hoặc nói: ‘Không thọ đủ cũng truyền được’; hoặc nói: ‘Tỳ-kheo sau khi phạm Bốn giới cấm nặng rồi, giới tỳ-kheo vẫn còn’; hoặc nói: ‘Không còn nữa’; hoặc nói: ‘Các vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đều đạt đến Phật đạo’; hoặc nói: ‘Không đạt đến’; hoặc nói: ‘Tánh Phật do nơi chúng sanh mà có’; hoặc nói: ‘Không có chúng sanh cũng có tánh Phật’; hoặc nói: ‘Những kẻ phạm Bốn giới cấm nặng, làm Năm tội nghịch, cùng hạng nhất-xiển-đề, thảy đều có tánh Phật’; hoặc nói: ‘Không có’; hoặc nói: ‘Có chư Phật trong mười phương’; hoặc nói: ‘Không có chư Phật trong mười phương’...

“Bạch Thế Tôn! Nếu đức Như Lai đã thành tựu đầy đủ sức rõ biết các hạng căn tánh [của chúng sanh], vì sao hôm nay không giảng thuyết rõ ràng xác định [những nghĩa như trên]?”

Phật dạy Bồ Tát Ca-diếp: “Thiện nam tử! Những nghĩa như vậy không phải dùng nhãn thức [mà có thể] rõ biết, cho đến cũng không phải dùng ý thức [mà có thể] rõ biết, chính là chỗ rõ biết của trí tuệ. Đối với người có trí ta không bao giờ nói ra hai nghĩa; người ấy cũng [tự] biết rằng ta không nói hai nghĩa. Với người không có trí ta phải nói nghĩa không xác định, mà người không có trí cũng biết là ta nói nghĩa không xác định.

“Thiện nam tử! Tất cả hạnh lành của Như Lai đều là để điều phục chúng sanh, cũng như các phương thuốc của Bậc y vương đều là để điều trị tất cả bệnh khổ.

“Thiện nam tử! Đức Như Lai Thế Tôn do [sự khác biệt về] quốc độ, tùy theo điều kiện nhân duyên, vì lời nói của kẻ khác, vì muốn hóa độ người, vì [thích hợp với] nhiều hạng căn tánh nên đối với một pháp mà giảng nói hai thuyết [khác nhau], đối với một tên gọi của pháp mà nói ra vô số tên gọi, đối với một nghĩa mà giảng nói vô số tên gọi, đối với vô số nghĩa cũng nói ra vô số tên gọi.

“Thế nào là đối với một tên gọi mà nói ra vô số tên gọi? Ví dụ như Niết-bàn, vừa gọi là Niết-bàn, vừa gọi là vô sanh, cũng gọi là vô xuất, cũng gọi là vô tác, cũng gọi là vô vi, cũng gọi là quy y, cũng gọi là nơi nương náu, cũng gọi là giải thoát, cũng gọi là quang minh, cũng gọi là đèn sáng, cũng gọi là bờ bên kia, cũng gọi là không sợ hãi, cũng gọi là không thối chuyển, cũng gọi là trụ yên, cũng gọi là rỗng không vắng lặng, cũng gọi là vô tướng, cũng gọi là vô nhị, cũng gọi là một hạnh duy nhất, cũng gọi là trong trẻo mát mẻ, cũng gọi là không tối tăm, cũng gọi là không ngăn ngại, cũng gọi là không tranh chấp, cũng gọi là không uế trược, cũng gọi là rộng lớn, cũng gọi là cam lộ, cũng gọi là tốt đẹp an lành... Đó là do một tên gọi mà tạo ra vô số tên gọi.

“Thế nào là đối với một nghĩa mà giảng nói vô số tên gọi? Ví như Đế-thích, vừa gọi là Đế-thích, vừa gọi là Kiều-thi-ca, cũng gọi là Bà-sa-bà, cũng gọi là Phú-lan-đà-la, cũng gọi là Ma-pháp-bà, cũng gọi là Nhân-đà-la, cũng gọi là Thiên nhãn, cũng gọi là Xá-chỉ-phu, cũng gọi là Kim cang, cũng gọi là Bảo đỉnh, cũng gọi là Bảo tràng... Đó gọi là đối với một nghĩa mà giảng nói vô số tên gọi.

“Thế nào là đối với vô số nghĩa nói ra vô số tên gọi? Như đức Phật Như Lai cũng gọi là Như Lai, nghĩa khác, danh xưng khác; cũng gọi là A-la-ha, nghĩa khác, danh xưng khác; cũng gọi là Tam-miệu Tam-phật-đà, nghĩa khác, danh xưng khác; cũng gọi là Thuyền sư, cũng gọi là Đạo sư, cũng gọi là Chánh giác, cũng gọi là Minh hạnh túc, cũng gọi là Đại Sư tử vương, cũng gọi là Sa-môn, cũng gọi là Bà-la-môn, cũng gọi là Tịch tĩnh, cũng gọi là Thí chủ, cũng gọi là Đáo bỉ ngạn, cũng gọi là Đại y vương, cũng gọi là Đại tượng vương, cũng gọi là Đại long vương, cũng gọi là Thí nhãn, cũng gọi là Đại lực sĩ, cũng gọi là Đại vô úy, cũng gọi là Bảo tụ, cũng gọi là Thương chủ, cũng gọi là Đắc thoát, cũng gọi là Đại trượng phu, cũng gọi là Thiên nhân sư, cũng gọi là Đại phân-đà-lỵ, cũng gọi là Độc vô đẳng lữ, cũng gọi là Đại phước điền, cũng gọi là Đại trí tuệ, cũng gọi là Vô tướng, cũng gọi là Cụ túc bát trí... Như vậy là tất cả nghĩa đều khác, danh xưng cũng khác.

“Thiện nam tử! Đó gọi là đối với vô số nghĩa nói ra vô số tên gọi.

“Lại có khi đối với một nghĩa mà nói ra vô số tên gọi. Như nói về ấm, vừa gọi là ấm, vừa gọi là điên đảo, cũng gọi là sự thật, cũng gọi là Bốn niệm xứ, cũng gọi là Bốn cách ăn, cũng gọi là Chỗ trụ của bốn thức, cũng gọi là hiện hữu, cũng gọi là đạo, cũng gọi là thời, cũng gọi là chúng sanh, cũng gọi là thế gian, cũng gọi là đệ nhất nghĩa, cũng gọi là Ba pháp tu, là nói tu thân, tu giới, tu tâm; cũng gọi là nhân quả, cũng gọi là phiền não, cũng gọi là giải thoát, cũng gọi là Thập nhị nhân duyên; cũng gọi là Thanh văn, Phật Bích-chi, Phật; cũng gọi là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhân, thiên; cũng gọi là quá khứ, hiện tại, vị lai...

“Đó gọi là đối với một nghĩa mà nói ra vô số tên gọi.

“Thiện nam tử! Như Lai Thế Tôn vì chúng sanh nên [có khi] đối với việc [có nghĩa] rộng mà diễn thuyết sơ lược; đối với việc [có nghĩa] sơ lược mà diễn thuyết mở rộng; [có khi] đối với Đệ nhất nghĩa đế mà nói là Thế đế, đối với pháp Thế đế lại nói là Đệ nhất nghĩa đế.

“Thế nào là đối với việc rộng diễn thuyết sơ lược? Như Phật bảo các tỳ-kheo rằng: ‘Hôm nay ta giảng nói Mười hai nhân duyên. Thế nào gọi là Mười hai nhân duyên? Đó là nói nhân quả.’

“Thế nào là đối với việc sơ lược, diễn thuyết mở rộng? Như Phật bảo các tỳ-kheo rằng: ‘Hôm nay ta giảng nói về khổ, tập, diệt, đạo. Khổ là nói vô lượng các khổ... Tập là nói vô lượng phiền não... Diệt là nói vô lượng giải thoát... Đạo là nói vô lượng phương tiện...’

“Thế nào là đối với Đệ nhất nghĩa đế nói là Thế đế? Như Phật bảo các tỳ-kheo rằng: ‘Thân này của ta hiện nay có đủ già, bệnh, chết.’

“Thế nào là đối với Thế đế nói là Đệ nhất nghĩa đế? Như Phật bảo Kiều-trần-như: ‘Vì ông đã đắc pháp nên gọi tên là A-nhã Kiều-trần-như.’

“Như vậy là [Như Lai thuyết pháp] tùy nơi người [nghe], tùy ý [muốn nói], tùy thời điểm [thích hợp], đó gọi là sức rõ biết các hạng căn tánh của Như Lai.

“Thiện nam tử! Nếu đối với các nghĩa như trên mà giảng nói một cách cứng nhắc thì không thể tôn xưng là Như Lai, có sức rõ biết đủ các hạng căn tánh.

“Thiện nam tử! Người có trí nên biết rằng sức chuyên chở của con lừa không thể hơn sức con voi tơ. Hành vi [tạo tác] của tất cả chúng sanh là vô lượng, nên Như Lai cũng vì chúng sanh mà thuyết giảng đủ mọi pháp vô lượng. Vì sao vậy? Vì chúng sanh có nhiều phiền não. Nếu Như Lai chỉ giảng nói một công hạnh duy nhất thì không thể gọi là Như Lai thành tựu trọn vẹn sức rõ biết các hạng căn tánh. Cho nên trong những kinh khác ta có dạy rằng: ‘Có năm hạng chúng sanh không nên giảng nói năm việc. Đó là: Với kẻ không có lòng tin không ngợi khen lòng tin chân chánh; với kẻ hủy phạm giới cấm không ngợi khen việc trì giới; với kẻ tham tiếc keo lận không ngợi khen sự bố thí; với kẻ lười nhác biếng trễ không ngợi khen sự nghe nhiều học rộng; với kẻ ngu si không ngợi khen trí tuệ.’

“Vì sao vậy? Nếu người có trí giảng nói năm việc trên với năm hạng người ấy, thì nên biết rằng người giảng nói như vậy là không đạt được đầy đủ sức rõ biết các hạng căn tánh, cũng không gọi là người thương xót chúng sanh. Vì sao vậy? Năm hạng người ấy khi nghe những việc như vậy rồi ắt sẽ đánh mất lòng tin, sanh tâm xấu ác, sân hận. Vì nhân duyên ấy mà trong vô lượng kiếp sẽ phải chịu quả báo khổ não. Cho nên người giảng nói như vậy không thể gọi là thương xót chúng sanh, [không gọi] là có sức rõ biết đủ các căn tánh.

“Vì thế, trước đây trong một kinh khác ta có dạy Xá-lợi-phất: ‘Ông phải thận trọng, đối với người căn tánh lanh lợi đừng thuyết pháp mở rộng; đối với kẻ ngu độn chậm lụt đừng thuyết pháp sơ lược.’ Xá-lợi-phất bạch rằng: ‘Thế Tôn! Con vì lòng thương xót nên thuyết pháp, chưa phải đạt được sức rõ biết các hạng căn tánh mà thuyết pháp.’

“Thiện nam tử! [Việc tùy nghi] thuyết pháp mở rộng hay sơ lược là cảnh giới của chư Phật, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể rõ biết được.

“Thiện nam tử! Như lời ông nói, sau khi Phật vào Niết-bàn, các đệ tử mỗi người đều sẽ thuyết giảng khác nhau. Những người ấy đều do nhân duyên điên đảo, không có Chánh kiến, nên không thể làm lợi ích cho mình và người khác.

“Thiện nam tử! Chúng sanh không phải chỉ có một tánh, một hạnh, một căn, một loại quốc độ, một thiện tri thức. Cho nên Như Lai vì chúng sanh mà tuyên thuyết mọi thứ pháp yếu. Do nhân duyên ấy mà ba đời chư Phật Như Lai trong mười phương đều vì chúng sanh mở bày thuyết giảng Mười hai bộ kinh.

“Thiện nam tử! Như Lai thuyết giảng Mười hai bộ kinh chẳng phải vì sự lợi ích cho mình, chỉ vì lợi ích cho chúng sanh mà thôi. Cho nên trí lực thứ năm của Như Lai gọi là Giải lực. Lại do trí lực thứ hai [là Tri tam thế nghiệp báo trí lực] nên Như Lai rõ biết sâu xa rằng những người [như thế] này trong hiện tại có thể dứt mất căn lành; những người [như thế] này trong đời tương lai sẽ dứt mất căn lành; những người [như thế] này trong đời hiện tại có thể đạt được giải thoát; những người [như thế] này trong đời tương lai có thể đạt được giải thoát... Cho nên Như Lai được tôn xưng là Đấng Vô thượng Lực sĩ.

Chapter Thirty-Six: On Bodhisattva Lion’s Roar

Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The Tathagata truly pities all beings. You adjust well what is not adjusted, make the impure pure, give refuge to the person who has no refuge, and give Emancipation to the person who is not yet emancipated. You have eight unmolestednesses [unrestrictednesses], you are the Great Doctor, and you are the King of Medicine. Bhiksu Sunaksatra was a son of the Buddha when as yet a Bodhisattva. After renunciation, he upheld, recited, discriminated and expounded the 12 types of sutra, destroyed the bonds of the world of desire and gained the four dhyanas [deep meditations]. Why is it that you the Tathagata should prophesy that Sunaksatra is one lower than the icchantika, one who lives long in hell, one irremediable? Why, O Tathagata, do you not, for his sake, speak about Wonderful Dharma and then later speak for the sake of the Bodhisattvas? O Tathagata-World- Honoured One! If you cannot save Bhiksu Sunaksatra, how can we say that you have Great Loving-Kindness and great expedients?"

The Buddha said: " O good man! To illustrate: a father and mother couple have three sons. One is obedient, respects his parents, is sharp and intelligent, and knows well of the world. The second son does not respect his parents, does not have a faithful mind, is sharp and intelligent, and knows well of the world. The third son does not respect his parents, and has no faith. He is dull-witted and has no intelligence. When the parents wish to impart a teaching, who should be the first to be taught, who is to be loved, to whom do the parents need to teach the things of the world?"

Bodhisattva Kasyapa said: "First must be taught the one who is obedient, who respects his parents, who is sharp and intelligent, and who knows what obtains in the world. Next, the second and then the third [son]. And although the second son is not obedient, for the sake of loving-kindness this son should be taught next." "O good man! It is also the same with the Tathagata. Of the three sons, the first may be likened to the Bodhisattva, the second to the sravaka, and the third to the icchantika. I have already spoken to the Bodhisattvas all about the details of the 12 types of sutra, and of what is shallow and near to the sravakas, and of what obtains in the world to the icchantikas and to those of the five deadly sins. What obtains in the present does not benefit the person. But I would teach because of loving-kindness and for what may result in days to come. O good man! It is like three kinds of field. One is easy to irrigate. There is no sand there, no salt, no gravel, and no stones, and no thorns. Plant one, and one gains 100. The second also has no sand, no salt, no gravel, no stones, and no thorns. But irrigation is difficult, and the harvest is down by half. The third gives difficulties with irrigation, and it is full of sand, gravel, stones, and thorns. Plant one, and one gains one, due to the straw and grass. O good man! In the spring months, where will the farmer plant first?"

"O World-Honoured One! First, the first field, second, the second field, and third, the third field."

"The first can be likened to the Bodhisattva, the second to the sravaka, and the third to the icchantika."

"O good man! It is as with three vessels. The first is perfect, the second leaks, and the third is broken. When one wishes to put milk, cream or butter into them, which one would one use first?"

"O World-Honoured One! We would use the one which is perfect; next, the one that leaks, and then the broken one."

"The perfect and pure one is comparable to the Bodhisattva-priest; the one that leaks to the sravaka, and the one that is broken to the icchantika. O good man! It is as in the case of three sick persons who go to the doctor. The first is easy to cure, the second difficult to cure, and the third, impossible to cure. Whom will the doctor cure if he has to cure [any of them]?"

"O World-Honoured One! First he will cure the one who is easy to cure; next, the second person, and then the third person. Why? Because of the fact that they are related."

"The person who is easy to cure is analogous to the Bodhisattva; the one difficult to cure to the sravaka-priest, and the one impossible to cure to the icchantika. In the present life, there will not come about any good fruition. But by comparison and for the ages to come, all good seeds are cultivated. O good man! For example, a great king has three horses. One is trained, is in the prime of life and possesses great strength; the second has no training, no good teeth, is not in the prime of life and does not have great strength; the third has no training, is weak, old, and has no strength. If the king wishes to go riding, which one will he use?"

"O World-Honoured One! First, the trained one, which is in perfect health and which possesses great strength; then, the second and the third."

"O good man! The trained one, which is in the prime of life and has great strength, can be likened to the Bodhisattva-priest, the second to the sravaka-priest, and the third to the icchantika. Though no good comes about [for the icchantika] in this present life, it is done [i.e. he is taught] out of loving-kindness and also to sow the seed for the days to come. O good man! It is as when great dana [giving] is performed when three persons come. One of them is of noble birth and has a good mind and upholds the precepts. The second is of the middle caste, is dull, but upholds the precepts. The third is of low caste, is dull, and violates the precepts. O good man! To whom will this great danapati [giver] give first?"

"O World-Honoured One! To the person of noble birth, who is sharp-witted and who upholds the precepts; next, to the second person, and, then, to the third."

"The first person is comparable to the Bodhisattva-priest, the second to the sravaka- priest, and the third to the icchantika. O good man! When a great lion kills a gandhahastin, he uses all his strength. Even when killing a hare, he does not have a light thought. It is also the same with the All-Buddha-Tathagata. When addressing all Bodhisattvas and icchantikas, he does not do things in two ways. O good man! I once lived in Rajagriha, when the bhiksu, Sunaksatra, served me as an attendant. In the early part of one evening, I spoke to Devendra about the essence of Dharma. It is the way of a disciple to go to bed later. Then, Sunaksatra, as I sat up a long time, had an evil thought. In those days in Rajagriha, when small boys and girls cried and would not stop, the parents would say: " If you don't stop crying, we shall give you to the devil, Vakkula." Then, Sunaksatra, getting a dishonest thought, said to me: "Please speed to samadhi. There comes Vakkula!" I said: "You blockhead! Do you not know that the Tathagata-World-honoured One never has any fear?" Then, Devendra said to me: "O World-Honoured One! Can someone like that also get into the Buddha’s group?" I said: "O Kausika! Such persons can gain the Buddhist teaching; they too possess the Buddha-Nature. They will attain unsurpassed Enlightenment." I spoke to this Sunaksatra about Dharma. But he had no faith in me and did not take in anything I said.

"O good man! I once lived in the state of Kasi, at Sivapura [= Varanasi]. The bhiksu, Sunaksatra, served me as attendant. I then went into the castle, meaning to beg for alms. Innumerable people vacantly [without any set purpose] followed me wherever I went. Bhiksu Sunaksatra, on following me, wanted to drive them away, but was unable to do so. Instead, the people gained a non-good mind. Entering the castle, I saw a Nirgrantha in a wine shop, sitting hunchbacked on the ground and partaking of liquor lees. Bhiksu Sunaksatra, on seeing this, said: "O World-Honoured One! If ever there was an arhat, this is the greatest. Why? Because he says that there is no cause and no return to actions performed." I said: "O blockhead! Have you never heard it said that an arhat does not drink, does not cause any harm to others, does not cheat, does not rob, and does not have any sexual intercourse? Such persons as this kill their parents and partake of liquor lees. How can one call such a man an arhat? This man will assuredly fall into Avichi Hell. An arhat is eternally segregated from the three unfortunate realms. How can you call such a man an arhat?" Sunaksatra said: "We might well be able to change the natures of the four great elements, but it is impossible to make this person fall into Avichi Hell." I said: "O blockhead! Have you never heard that the All-Buddha-Tathagata truly never uses two words [i.e. speaks falsely]?" I spoke thus, but he would not believe my words.

"O good man! I once lived in Rajagriha with Sunaksatra. At that time, there was a Nirgrantha in the castle-town who was called "Sorrow-Ridden". He always said: "The defilement of a being has no direct or indirect cause. The emancipation of us beings also has no direct or indirect cause." Bhiksu Sunaksatra said: "O World-Honoured One! If anyone is an arhat, this Sorrow-Ridden is the greatest." I said: "You blockhead! The Nirgrantha, Sorrow-Ridden, is no arhat. He cannot understand the way of an arhat." Sunaksatra further asked: "Why does an arhat become jealous of another arhat?" I said: "O you blockhead! I have no jealousy towards any person. It is only that you have distorted notions. If you mean to say that Sorrow-Ridden is an arhat, he will suffer from indigestion, have stomach-ache, die, and, after death, he will be born amongst hungry pretas [ghosts], and his comrades will carry his corpse and place it in Sitavana." Then, Sunaksatra went to the Nirgrantha and said: "O Learned One! Do you know or not that Sramana Gautama prophesies that you will suffer from indigestion, get a pain in your stomach and die, and that after your death, you will be born among hungry pretas, and that your comrades and teachers will carry your corpse and place it in Sitavana? O Learned One! Think well and effect expedients and make Gautama see that he is telling lies." Then, Sorrow-Ridden, on hearing this, fasted. This continued from the first to the sixth day. On the seventh day, he completed his fast and took some molasses. After eating this, he drank some cold water, got a pain, and died. After death, his comrades carried his dead body to Sitavana. He gained the body of a hungry preta and sat along with the corpses. Sunaksatra, on hearing of this, went to Sitavana. He saw that Sorrow-Ridden was in the form of a hungry preta, living by the side of a corpse and squatting on the ground. Sunaksatra said: "Are you dead, O great one?" Sorrow-Ridden said: "I am dead." "How did you die?" "I died from a pain in my stomach." "Who carried your dead body?" He answered: "My comrades." "After carrying you, where did they place you?" " O you blockhead! Do you not know that I am in Sitavana? I have now been born as a hungry preta. Listen well, O you Sunaksatra! The Tathagata speaks good things, true words, timely words, meaningful words, and the words of Dharma. O you Sunaksatra! The Tathagata brings to mouth such true words. Why did you not believe his words? Anyone who does not believe in his true words will gain the [kind of] body that I now have." Then, Sunaksatra came back to me and said: "O World-Honoured One! The Nirgrantha, Sorrow-Ridden, has died and been born in Trayastrimsa Heaven." I said: "O you blockhead! There is no place where an arhat gains birth. How can you say that Sorrow-Ridden has now been born in Trayastrimsa Heaven?" "O World-Honoured One! Truth to tell, the Nirgrantha, Sorrow-Ridden, has not been born in Trayastrimsa Heaven. He has now gained the body of a hungry preta." I said: "O you blockhead! The All-Buddha-Tathagata speaks only truth and is not double-tongued. Never say that the Tathagata uses two words." Sunaksatra said: "The Tathagata spoke thus at the time, but I did not believe you." O good man! Although I spoke what was true to Sunaksatra, he never once had a mind to believe me. O good man! Although Sunaksatra recites the 12 types of sutra and gains the four dhyanas, he does not know the meaning of a gatha, a line, or a word. On associating with an evil friend, he lost the four dhyanas. Losing the four dhyanas, he gained an evil notion and said: "There is no Buddha, no Dharma, and no Nirvana. Sramana Gautama sees one’s future phrenologically. So does he well read the mind of others." I then said to Sunaksatra: " What I speak is good all through, from the beginning, through the middle, to the end. Whatever words I use are deftly chosen; the meaning is true. In what is said, there is nothing that is mixed up. I am perfect in pure actions." Sunaksatra again said: "Though the Tathagata spoke of Dharma for my sake, I said that there were truly no causal relations." O good man! If you do not believe me, go to Sunaksatra, who is now living by the River Nairanjana. Go and ask him."

Then, the Tathagata and Kasyapa together went to where Sunaksatra was living. Bhiksu Sunaksatra saw the Buddha coming from afar. On seeing him, he gained an evil mind. Due to this evil mind, he fell living into Avichi Hell.

"O good man! Bhiksu Sunaksatra was once in the treasure house of the Buddhist teaching. All meant nothing; he gained nothing; not a single benefit of Dharma did he gain. This comes from indolence and from an evil friend. For example, a person goes into the sea and sees many treasures, but gains nothing. This comes from indolence. The case is thus. Once he goes into the sea and sees the treasures, he gets himself killed, or is killed by a devil rakshasa [flesh-devouring demon]. It is the same with Sunaksatra. He entered into the teaching, but was killed by a great rakshasa, an evil teacher of the Way. O good man! For this reason, the Tathagata, out of compassion, always told Sunaksatra that he had too much indolence.

"O good man! If [a person is] poor, I may have pity but a little. If a person was once rich, but has now lost his wealth, I pity [that person] very much. It is the same situation with Sunaksatra. He upheld, recited [the scriptures] and attained the four dhyanas, and then he lost them. This is a great pity. So I say: "Sunaksatra has a great deal of indolence." Having much indolence, he is away from all good deeds. Whenever my disciples see or hear of him, there are not a few who gain pity for this person. It is as with the person who first had a lot of wealth and later lost it. For many years I lived with Sunaksatra. Yet he always had an evil mind. And because of this evil mind, he was unable to forsake twisted views of life. O good man! Since of old I have seen in Sunaksatra just a hair’s amount of good, but he has lost it. But I have never yet prophesied that he was an icchantika, the lowest, and one who would have to live for a kalpa in hell. By saying that there never exists any cause or result or action, he has long cut off the root of good. Such is the icchantika, the lowest, and one who has to live for a kalpa in hell. Thus have I prophesied.

"O good man! There is a man who drowns in the privy. A good teacher of the Way has people search for him with their hands. Grabbing a hair of [his head], he means to pull him out. He searches for him for a long time, but without success. And he gives up. It is the same with me. Looking for just a little bit of good in Sunaksatra, I wished to save him. For the whole day I tried, but could not even gain hold of a hair’s amount of good in him. That was why I could not get him out of hell."

Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! Why did you prophesy that he would go to Avichi Hell?"

"O good man! Bhiksu Sunaksatra had many kindred with him. They all said that Sunaksatra was an arhat and that he had attained the Way, so that he could crush out twisted minds. I prophesied that Sunaksatra would go to hell due to indolence. O good man! Know that what the Tathagata says is true and that it is not two [duplicitous]. Why? For there can never be any case where, when the Buddha has prophesied that a person would go to hell, the person failed to go there. There are two kinds of what the sravakas and pratyekabuddhas prophesy: either false or true. Maudgalyayana said to all in Magadha: "There will be rain in seven days." The time passed, and there was no rain. Later he prophesied: " This cow will bring forth a white calf." But what came out was a unicorn. This is like saying that a male will come out when a female comes out. O good man! Bhiksu Sunaksatra spoke to innumerable beings and always said that there came about no good or evil karmic results. Through this, he cut off all the roots of good eternally, and there did not remain a hair’s worth of good left [in him].

"O good man! I knew for a long time that this Bhiksu Sunaksatra would eternally cut off the root of good. But for 20 long years we lived together. If I had kept myself away from him and never come near him, this man would speak to innumerable beings, thus teaching others to do evil. This is what we call the Tathagata’s fifth power of understanding."

"O World-Honoured One! Why is it that the icchantikas do not possess good?"

"O good man! Because the icchantikas are cut off from the root of good. All beings possess such five roots as faith, etc. But the people of the icchantika class are eternally cut off from such. Because of this, one may well kill an ant and gain the sin of harming, but the killing of an icchantika does not [constitute a sin]."

"O World-Honoured One! The icchantika possesses nothing that is good. Is it for this reason that such a person is called an " icchantika" ?

The Buddha said: "It is so, it is so!"

"O World-Honoured One! All beings possess three kinds of good, namely those of: 1) past, 2) future, and 3) present. Even the icchantika cannot cut off the good of the days to come. How can one say that one who cuts off all good is an icchantika?"

"O good man! Of disruption , there are two kinds. One is the disruption in the present, and the other is what hinders the present and the future. The icchantika is perfect in these two disruptions. That is why I say that the icchantika is cut off from all the roots of good. O good man! For example, there is a man who drowns in the privy, and only a single hair remains that has not sunk down. And this hair cannot be greater than the body. It is the same with the icchantika, too. He may well possess the possibility of amassing good in the days to come, but this cannot relieve him from the pain of hell. He may be saved in the days to come, but he cannot be now. That is why we say unsavable. The causal relations of the Buddha-Nature will save [him]. The Buddha-Nature is not of the past, of the future, or of the present. Thus, this Buddha-Nature cannot be made away with. A rotten seed cannot call forth a bud. The same is the situation with the icchantika, too."

"O World-Honoured One! The icchantika is not segregated from the Buddha-Nature. The Buddha-Nature is that which is good. How can we say that all good is cut off?"

"O good man! If a being possesses now the Buddha-Nature, such a person is no icchantika. It is as in the case of the nature of the Self. The Buddha-Nature is what is Eternal. It does not fall within the category of the Three Times. If it were in the category of the Three Times, it would be non-eternal. The Buddha-Nature is what will be seen in days to come. So, we can say that beings possess the Buddha-Nature. On this account, the Bodhisattva of the ten stages can see partly due to the fact that he is perfectly adorned."

Bodhisattva Kasyapa said: "O World-Honoured One! The Buddha-Nature is Eternal; it is like space. Why is it that the Tathagata says that it can have the future? You, the Tathagata, say that the icchantika has no root of good. Can the icchantika not love his comrades, teachers, parents, relatives, wife and children? If so, is it not the case that he has an act of good?"

The Buddha said: " Well said, well said, O good man! You do well to put such a question. The Buddha-Nature is like space. It is not past, not future, and not present. Beings can perfect the pure body in the days to come and can accomplish themselves and gain the Buddha-Nature. That is why I say that the Buddha-Nature is a thing of the days to come. O good man! I, at times, for the sake of beings speak of the cause and say that it is the result; at times, I speak of the result and say that it is the cause. Because of this, I say in the sutras that life is food and that material form [“rupa”] is touch [“sparsa”]. The body of the days to come will be pure. Hence, the Buddha-Nature."

"O World-Honoured One! If things are as the Buddha says, why do you say: "All beings possess the Buddha-Nature?"

"O good man! Although there is no present of the Buddha-Nature of beings, we cannot say that it does not exist. Though, by nature, there is no present of space, we cannot say that there is not [space]. The case is thus. Though all beings are non-eternal, this Buddha-Nature is Eternal and cannot suffer change. That is why I say in this sutra: " The Buddha-Nature of beings is not in and not out; it is as in the case of space, which is neither in nor out." If there were in and out in space, we could not say that space is one and eternal; nor could we say that it exists everywhere. Although space exists neither in nor out, all beings possess it. The same is the case with the Buddha-Nature of beings, too. You say that the icchantika has a cause of good. This is not so. Why not? Whatever he does with body, mouth and mind, and whatever he obtains, seeks, gives or comprehends is all evil in nature. Why? Because these do not ride on the law of cause and effect. O good man! The Tathagata is perfect in the knowledge and power relative to all dharmas. So, he knows well the differences between the top, middle and low qualities of all beings. He indeed knows that [i.e. whether] a person turns low into middle, middle into top, top into middle, and middle into low. For this reason, know that there cannot be any fixedness in the qualities of beings. Being not fixed, the good is lost; and when it is lost, the person gains it again. If it were the case that the root quality of a being were fixed, once [the good had been] lost, it would never come back. Also, we must not say that the icchantika falls into hell and that life in hell is one kalpa [i.e. aeon] long. O good man! That is why the Tathagata says that no state is fixed in existence."

Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! You, the Tathagata, with the power of being able to know all things, see that Sunaksatra is certain to lose all the roots of good. Why do you permit him to be in the Sangha?"

The Buddha said: " O good man! In the past when I left home, my younger brother, Nanda, my cousins, Ananda and Devadatta, and my son, Rahula, all followed in my footsteps and renounced the world and [secular] life and practised the Way. If I had not allowed him to join the Sangha, he would have come to the throne. Gaining unrestricted power, he would have destroyed the Buddhist teaching. For this reason, I allowed him to enter the Sangha. O good man! If he had not entered the Sangha, he would have been far away from the root of good, and for innumerable ages to come he would have destroyed the Buddhist teaching. For this reason, he is now in the Sangha. Though he possesses no good, he upholds the precepts and respects the elders, the aged, and the virtuous, and makes offerings, and can practise dhyanas from the first to the fourth. This is a cause of good. Any such good cause will bring forth what is good. When good comes about, he will well practise the Way, and through this, he will attain unsurpassed Enlightenment. Because of this, I permitted Sunaksatra to enter the Sangha. O good man! If I had not permitted Sunaksatra to be ordained and receive sila, I could not be said to possess the Tathagata’s ten powers.

"O good man! The Buddha sees that a being possesses things both good and not good. Although a man possesses [such] two things, he soon severs himself from the roots of good and possesses what is not good. Why? Because such a person does not befriend a good teacher of the Way, does not give ear to Wonderful Dharma, does not think well, and does not act as he ought to act. He thereby severs himself from good and performs what is not good. O good man! The Tathagata knows that this person, in this life or in the next life, when small, in the prime of life, or in old age, will befriend a good friend, give ear to Wonderful Dharma, to suffering, to the cause of suffering, to extinction, and the Way leading to the extinction of suffering, and then he will come back again and do good.

"O good man! For example, there is a spring which is not far from a village. The water is sweet and beautiful, and possesses eight virtues. There is a man there who is very thirsty and desires to be by the spring. There is a wise person, who thinks that the thirsty man will unfailingly hasten to the spring, because he sees that the way to it is not difficult. The case is thus. So does the Tathagata-World-Honoured One see beings. On this account, we say that the Tathagata is perfect in the power of knowing all things relative to all beings."

Then, the World-Honoured One took up a small bit of earth and deposited it on his fingernail, saying to Kasyapa: " Is this bit of earth, or that of the ten directions, greater?" Bod- hisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The earth on your fingernail cannot be compared to the earth of the ten directions." "O good man! One abandons one’s body and gains a body again; one casts aside the body of the three unfortunate realms [i.e. the realms of hell, hungry ghosts, and animals] and gains another body. And when all the sense-organs are perfect, one gains life in the Middle Country, gains right faith, and practises well the Way.

Practising well the Way, one indeed practises the Right Way. Practising the Right Way, one attains Emancipation, and then one truly enters Nirvana. This is like the earth on my fingernail. One casts away one’s body and gains one of the three unfortunate realms. One casts away the body of the three unfortunate realms and gains the body of the three unfortunate realms [again]. One is not perfect in all one’s sense-organs, one gains life in an out-of-the-way [remote] place, holds an upside-down view of life, follows a twisted way, and does not attain Emancipation and Nirvana. All of this may be likened to the earth of the ten quarters.

"O good man! One who upholds the precepts always makes effort, does not commit the four grave offences, does not perform the five deadly sins, does not use the things that belong to the Sangha, does not become an icchantika, and does not segregate his self from all the roots of good. Such a person who believes in this Nirvana Sutra can be likened to the earth on my fingernail. Those who violate the precepts, those who are indolent, those who commit the four grave offences, those who perform the five deadly sins, those who use the things of the Sangha, those who become icchantikas, those who cut off all the roots of good, and those who do not believe in this sutra are as great in number as the earth in the ten directions. O good man! The Tathagata knows well all about the qualities of beings of the top, middle and low [positions]. Because of this, we say that the Buddha is perfect in the power of being able to see through to the root of all things."

Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! The Tathagata possesses this power of seeing through to the root of things. Because of this, he truly knows the sharp and dull, and the differences in qualities of the top, middle and bottom of beings, and also knows well the root qualities of the beings of the present world and also those of the beings of the future. Such beings, when the Buddha is gone, will say that the Tathagata has ultimately entered Nirvana or that he has not ultimately entered Nirvana. Or they might say that there is the Self or that there is no Self. Or they may say that there is an in-between existence or that there is no such; or that there is retrogression or that there is not; or that the Tathagata possesses a created body or that what he possesses is one uncreated; or that the 12 links of interdependent arising are of the created or that causal relations are the non-created; or that the mind is eternal or that it is non-eternal, or that when one partakes of the joy of the five desires, this hinders the Holy Way or that it does not; or that laukikagradharma ["first-of- the-world-root-of-good", or "prime-in-the-world condition" - the fourth and highest “nirvedha- bhaga”, intellectual penetration, insight] is but of the world of desire or that it concerns the three unfortunate realms; or that dana is a thing of the mind, or that it belongs to the realm of the five skandhas. Or they will say that there are three non-created [things], or that these do not exist. Or they will say that there is created "matter", or that there is no such thing; or that there is a non-created matter, or that there is nothing such as that. Or they will say that there are the mental functions, or that there is nothing such. Or they will say that there are the five kinds of " is" , or that there are six such; or that if one is perfect in the eight purifications [“astangasamanvagatopavasa”] and the upasaka [lay Buddhist] silas, one can well gain [benefit], or that one can well gain [such] even if one is not quite perfect in these observances. Or it will be said that even when a bhiksu has committed the four grave offences, there is yet sila [morality] for that bhiksu, or that there is not. Or they will say that all the srotapannas, sakrdagamins, anagamins, and arhats arrive at what Buddhism aims at, or that this is not so. Or they will say that the Buddha-Nature is with the being from birth, or that it exists apart from the being. Or it will be said that the Buddha-Nature must exist even with such kinds of people as those who have committed the four grave offences, those of the five deadly sins, and with the icchantika, or that they do not possess such. Or they will say that there are the Buddhas in the ten directions, or that there are no Buddhas in the ten directions. If the Tathagata is perfect in the power of seeing through the natures of beings, why does he not state definitely about it [i.e. these matters]?"

The Buddha said to Kasyapa: "O good man! Any such is not what eye-consciousness can know; nor is it what mind-consciousness can know. It is what Wisdom can know. To a person who has Wisdom, I do not say anything in a double way; and that is why I say that I do not speak in two ways. To those who are ignorant, I speak in indefinite ways, and they say that I speak in indefinite ways. O good man! Whatever good action the Tathagata performs is all to adjust and subjugate all beings. For example, whatever medical knowledge a good doctor possesses is all to cure beings' illnesses. The same is the case here. O good man! The Tathagata, on account of the land, on account of the season, on account of other languages, for beings, for the root qualities of beings, speaks, relative to one thing, in a double way. In the case of one name, he uses innumerable names; for one meaning, he displays innumerable names; regarding innumerable meanings, he speaks of innumerable names.

"How does he speak of innumerable names when referring to one thing? This is as in the case of Nirvnaa, which is called Nirvana, non-birth, non-appearance, non-doing, non-created; also [it is called] the refuge, vihara [dwelling-place], Emancipation, light, a lamp, the other shore, fearlessness, non-retrogression, the abode of peace, quietude, formlessness; also, the not-two, the one action, cool, non-gloom, the unhindered, non-disputation, the non-defiled, vast and great; also, amrta [Immortality] and happiness. Things are thus. This is how we say that one thing possesses many names.

"How does one refer to innumerable names? This is as in the case of Devendra, who is called Devendra, Kausika, Vasava, Puramda, Maghavat, Indra, The Thousand-Eyed, Saci, Vajra, Treasure-Head, and Treasure-Banner. The case is thus. This is how we say that one meaning has innumerable names.

"How do we use innumerable names for innumerable meanings? This is as in the case of the Buddha-Tathagata. We say "Tathagata", in which the meaning is different and the name different. Also, we say "arhat", which has a different meaning and the name is different. Also, we say "samyaksambuddha" [Fully Enlightened One], which has a different meaning and a different name. Also, we say " master mariner" . Also, we say " Guide" and " Right En-lightened One". Also, we say "All-Accomplished One". Also, we say "Great Lion-King"; also, "sramana", "Brahmin", "quietude", "danapati" [giver], "paramita" [transcendent perfection], " great doctor" , " great elephant-king" , " great naga-king" , " eye-giver" , " great wrestler" , " great fearlessness" , " ball of treasure" , " merchant" , " emancipated" , " great man" , " teacher of gods and humans", "pundarika" [lotus], "the one alone, with no equal", "the great field of blessings", " the great sea of Wisdom" , " formlessness" , and " perfect in eight knowledges" . Thus do we have different meanings and different names. This is why we say that innumerable meanings have innumerable names.

"Also, there is the case where the meaning is one, but the names are many. The so-called "skandha" is called: skandha, upside-down, satya; it is presented as: four remembrances, four kinds of food, and four abodes of consciousness. Also, it is called " is" , way, time being, world, “Paramartha-satya” [Ultimate Truth], three practices of the body, sila and mind, cause and effect, defilement, Emancipation, the 12 links of interdependent arising, sravaka, pratyekabuddha, hell, hungry preta, animal, human and god. Also, it is called: past, present, and future. This is why we say that innumerable are the names to one meaning.

"O good man! The Tathagata-World-Honoured One, for the sake of beings, speaks of the simplified in relation to detailed manifestations and of the detailed in reference to the simplified. He speaks of Ultimate Truth and makes it worldly truth, and speaks of worldly truth and makes it Ultimate Truth.

"How does he speak of the detailed, the middle, and the simplified? This is as when it is said to the bhiksus [monks]: "I shall now speak to you of the 12 links of interdependent arising. What are the 12 links of interdependent arising? They are none other than cause and effect."

"How does he speak of the detailed, the middle, and the simplified? This is as when he says to the bhiksus: "I shall now speak of suffering, the cause of suffering, extinction, and the Way to the extinction of suffering. Suffering is the various innumerable sorrows. The cause of suffering is the innumerable defilements. Extinction is the innumerable emancipations. The Way is innumerble expedients."

"How does he speak about Ultimate Truth and make it into the truth of the world? This is as when it is said to the bhiksus: "Now, this body has old age, sickness, and death."

"How does he speak of the truth of the world and make it Ultimate Truth? This is as when I said to Kaundinya: "Now you, Kaundinya, are so called because you gain Dharma." Thus, I accord with the person, will, and time. Hence, we say that the Tathagata has the power to see through to the root qualities of all things. O good man! If I spoke about things in definite terms, it would not be the case that the Tathagata was perfect in the power to see through to the root qualities of all things.

"O good man! One with Wisdom knows that what a gandhahastin shoulders cannot be borne by a donkey. All beings do innumerable things. So the Tathagata speaks innumerable things variously. Why? Because beings possess various defilements. If the Tathagata spoke only of one action, we could not say that the Tathagata was perfect and accomplished in the power of seeing through to the root qualities of all things. So I say in a sutra: " Do not speak to the five kinds of people the five kinds of things. To one who has no faith, one does not praise right faith; to one who breaks the prohibitions, one does not praise upholding sila; to the stingy, one does not praise dana [giving], to the indolent learning, and to the ignorant Wisdom."

"Why not? If a wise person speaks to these five kinds of people about these five things, know that that speaker cannot be said to possess the power to see through to the root qualities of all things; he cannot be said to pity beings. Why not? Because these five kinds of people, when they hear these [things], will gain a disbelieving mind, an angry mind, and in consequence of this they will suffer from sorrowful karmic results for innumerable ages. Because of this, for pity's sake, we do not call such a [person one with the] power to see through to the root qualities of beings. That is why I say in a sutra to Sariputra: " You should be careful not to speak to the sharp-born extensively about Dharma and to the dull-born in simplified language." Sariputra said: " I only speak out of pity, not because I possess this power to see through to the root qualities of beings."

"O good man! The sermons of the detailed and the simplified belong to the world of the Buddha. Such are not what sravakas and pratyekabuddhas can know.

"O good man! You say: " After the Buddha's entering Nirvana, the disciples will say various [divergent] things." Such a person does not have the right view, because of the causal relations of what is upside-down. Due to this, such a person is unable to benefit himself, nor can he benefit others. All beings are not of one nature, one root, one action, one kind of land, and one good teacher of the Way. Because of this, the Tathagata speaks variously. Due to this causal relation, the All-Buddha-Tathagatas of the ten directions and of the Three Times, deliver, for the sake of beings, sermons of the 12 types of sutra. O good man! The Tathagata delivers sermons of the 12 types of sutra. This is not to benefit his own Self, but to benefit others. Because of this, the fifth power of the Tathagata is called the power of comprehension. Because of these two powers, the Tathagata will know that the person has truly cut himself off from the root of good in this life or will in a later life, or that he gains Emancipation in this life or that he will gain it in a later life. Because of this, we call the Tathagata the unsurpassed wrestler.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 44 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Tây Vực Ký


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Hai Gốc Cây

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.204.34.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...