BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU Times font |
KINH PHÁP CÚ Tác giả: Nārada
Mahāthera
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
21. TẠP LỤC - PAKIṆṆAKA VAGGA Hãy từ bỏ hạnh phúc nhỏ để thành đạt hạnh phúc to
Tích chuyện Một lần nọ Ðức Phật được thỉnh đến viếng thành Vesali để đem an lành cho dân chúng, lúc ấy đang bị nạn đói khát, dịch hạch và nhiều âm hồn khuấy phá. Khi Ðức Phật đến thì có nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra. Ðức Phật giải thích rằng đó là vì trong quá khứ Ngài đã tạo nhiều phước báu, từ bỏ những khoái lạc nhỏ. Không lấy thù đáp lại thù
Tích chuyện Mối thù giữa hai người nối tiếp diễn tiến trong nhiều kiếp sống. Cuối cùng, nhờ Ðức Phật giảng hòa, mối thù truyền kiếp ấy được xoa dịu dần. Hoặc lậu của người ngã mạn tăng trưởng hoặc lậu của người có tâm niệm suy giảm
Tích chuyện Vài vị tăng sĩ mảng lo thích thú trong việc trang trí đôi dép mà lãng quên bổn phận tu hành. Ðức Phật quở rầy và đọc lên câu kệ trên. Chú thích 1.- Những gì phải làm - là nghiêm trang trì giới, thực hành thiền định v.v... 2.- Làm những gì không nên làm - Như lo chăm sóc, trang trí dù, dép, y, bát v.v... 3.- Niệm thân - suy niệm về tánh cách ô trược của thể xác. A-La-Hán không sầu muộn
Tích chuyện Chỉ một vị A-La-Hán có hình tướng tương đối nhỏ. Ðức Phật đọc hai câu kệ trên giải thích tâm trạng của người đã đắc quả A-La-Hán. Chú thích 1.- Mẹ Mātā, tiêu biểu tâm ái dục (taṇhā), vì chính ái dục dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh. 2.- Cha - Pitā, tiêu biểu tánh ngã mạn, chấp cái ta, và tự phụ, kiêu căng. 3.- Vị đại thần phụ trách quốc khố - sānucaraṁ, người trông nom kho tàng của vương quốc, ở đây tiêu biểu cho sự luyến ái bám bíu vào đời sống (nandirāga). 4.- Con đường nguy hiểm - Veyyagghapañcamaṁ, danh từ này được dùng ở đây để chỉ năm chướng ngại tinh thần (nīvaraṇa, phép triển cái) trong ấy hoài nghi hay tâm bất quyết (vicikicchā) là chướng ngại thứ năm. Veyyaggha là con đường nguy hiểm, có nhiều cọp. Hoài nghi là một chướng ngại được ví như con đường như thế ấy (bản chú giải). Bốn chướng ngại khác là tham dục (kāmacchanda), oán ghét hay ác ý (vyāpāda), phóng dật, lo âu (uddhaccakukkucca) và hôm trầm, dã dượi (thīna - middha). Gọi là chướng ngại vì năm loại tâm ấy ngăn trở con đường đưa đến các nhàn cảnh và Niết-bàn. Hãy suy niệm về Phật, Pháp, Tăng, thân, và đức tánh không hại người hãy thỏa thích trong Thiền định
Tích chuyện Chàng thanh niên kia thoát khỏi tay một con quỷ nhờ đọc câu "Tán dương Ðức Phật". Về sau chính con quỷ ấy và một người khác nữa có cơ hội giúp chàng. Vua nghe câu chuyện, đến hầu Phật và bạch hỏi vậy suy niệm về phẩm hạnh của Ðức Phật có đủ oai lực để xua đuổi những âm hồn xấu không. Ðể giải thích Ðức Phật đọc những câu kệ trên. Chú thích 1.- Suy niệm về Phật - suy niệm về các phẩm hạnh của Ðức Thế Tôn, đấng Toàn Giác. 2.- Suy niệm về Giáo Pháp - suy niệm về đặc tánh của Giáo Pháp, tức là giáo huấn của Ðức Thế Tôn, đấng Toàn Giác. 3.- Suy niệm về Tăng Già - suy niệm về phẩm hạnh của Giáo hội Tăng Già, Giáo hội cao quý của chư đệ tử bậc Toàn Giác. 4.- Suy niệm về Thân - suy niệm về sự ô trược của thể xác. 5.- Ðức Vô hại - đức tánh không gây tổn hại cho bất cứ ai. Dứt bỏ là khó
Tích chuyện Một hoàng tử xuất gia và rút vào rừng, hành thiền một mình. Về đêm, ông nghe văng vẳng tiếng đờn hát từ thành vọng đến và lấy làm bất mãn với lối sống đơn đọc giữa rừng sâu. Một vị thần trên cây khuyến khích ông nên cố gắng tìm thích thú trong đời sống cô đơn. Về sau, thầy Tỳ-khưu bất mãn ấy trở về bạch lại tự sự với Ðức Phật. Ðức Phật giảng cho thầy về tánh cách khó khăn của kiếp sống ở thế gian. Người có tâm đạo ở đâu cũng được quý trọng
Tích chuyện Một thiện tín giàu tâm đạo được hết sức quý trọng mỗi khi đến hầu Phật. Ðại đức A Nan Ðà (Ananda) bạch hỏi Phật rằng nếu ông ấy viếng một vị giáo chủ khác, không phải là Ðức Phật, ông có được quý trọng như vậy chăng. Ðức Phật đọc lên câu kệ trên để giải đáp. Chú thích 1.- Niềm tin - saddhā, niềm tin tưởng chơn thành nơi Tam Bảo, căn cứ trên sự hiểu biết. Trong Phật giáo không có chỗ nào để chứa đựng một đức tin mù quáng. Người tốt được nhận thấy từ xa
Tích chuyện Con gái của ông trưởng giả Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṇḍika) về làm dâu trong một gia đình không theo Phật giáo. Ðể làm vinh dự cho nàng, bên nhà chồng thỉnh những đạo sĩ lõa thể về nhà để cúng dường. Mặc dầu ông cha chồng yêu cầu cô chăm lo dâng cúng đến các vị đạo sĩ, đức khiêm tốn không để cho cô làm như vậy. Ông cha chồng không bằng lòng. Khi cô dâu nhắc đến Ðức Phật và các vị đệ tử của Ngài, cha mẹ chồng bảo nàng thỉnh các Ngài về nhà cúng dường ngày hôm sau, nhưng ông bà sẽ ở xa, không ra đón tiếp. Con gái của ông trưởng giả Cấp Cô Ðộc là một tín nữ có tâm đạo nhiệt thành. Cô trở về phòng, gởi một luồng tư tưởng đến Ðức Phật để cung thỉnh Ngài. Lúc ấy ông Cấp Cô Ðộc vừa nghe thuyết Pháp xong, cũng thỉnh Ðức Phật đến nhà để ông cúng dường. Ðức Phật trả lời rằng Ngài đã nhận lời thỉnh cầu của con gái ông trước rồi. Trưởng giả Cấp Cô Ðộc lấy làm ngạc nhiên vì ông đã gả con gái đi xa rồi. Ðức Phật đọc câu kệ trên. Thỏa thích trong cảnh cô đơn tịch mịch
Tích chuyện Ðức Phật đọc câu kệ trên để tán dương một vị Tỳ-khưu sống cô đơn trong rừng vắng. -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05
| 06 | 07 | 08
| 09 | 10 | |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và
Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet
này (Bình Anson, 01-2004).
last updated: 28-11-2013