BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU Times font |
KINH PHÁP CÚ Tác giả: Nārada
Mahāthera
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
15. HẠNH PHÚC - SUKHA VAGGA Không hận thù giữa người thù hận, mạnh khỏe trong đám ươn yếu, không dục vọng giữa những người đam mê
Tích chuyện Ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Ðức Phật dạy không nên thù hận. Chú thích 1.- Khỏe mạnh - nghĩa là không còn mang các chứng bệnh của dục vọng. Hãy tiêu trừ chướng ngại
Tích chuyện Ngày kia Ðức Phật vào thôn xóm trì bình. Do sự can thiệp khuấy phá của Ma Vương, hôm ấy Ðức Phật không có gì để ngọ trai. Ma Vương bạch hỏi Ngài có nghe đói bụng không? Ðức Phật giải thích thái độ tinh thần của người đã thoát ra khỏi mọi chướng ngại. Chú thích 1.- Chướng ngại - kiñcana, là những trở ngại cho sự tiến bộ tinh thần như Tham, Sân, Si. Chiến thắng nuôi dưỡng hận thù
Tích chuyện Một ông vua lấy làm âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ðức Phật luận về hậu quả không hay của cả người thắng lẫn kẻ bại. Tham ái là lửa
Tích chuyện Nhơn dịp lễ thành hôn cho người con trẻ tuổi, gia đình nọ thỉnh Ðức Phật và chư Tăng về nhà để cúng dường. Trong lúc thấy cô dâu đang lăng xăng lui tới thì chú rể sanh lòng tham dục. Ðức Phật nhận thấy ý tưởng xấu ấy nên dạy những lời trên. Bụng đói là phiền não quan trọng
Tích chuyện Một nông dân nghèo đến nghe Ðức Phật thuyết Pháp trong lúc bụng đói. Trước khi bắt đầu thời Pháp Ðức Phật gọi người dọn cơm cho anh nông dân ăn. Vài vị Tỳ-khưu không hiểu tại sao, tỏ vẻ không hoan hỉ. Nhơn cơ hội, Ðức Phật giảng những lời trên. Chú thích 1.- Ðói bụng - thông thường, mỗi khi đau ốm người ta dùng một vị thuốc thích hợp làm cho bệnh thuyên giảm và chấm dứt. Nhưng cái đói thì không bao giờ dứt. Hằng ngày, và như vậy suốt đời, hễ ăn no rồi lại đói. 2.- Thân ngũ uẩn - Saṁkhāra, thường được dịch là hành, ở đây được dùng trong nghĩa khandha là uẩn, tức năm uẩn hay năm nhóm cấu thành chúng sanh. Ngũ uẩn là Sắc (rūpa), Thọ (vedanā), Tưởng (saññā), Hành (saṁkhārā), và Thức (viññāna). Cái được gọi chúng sanh là sự kết hợp của năm thành phần, hay nhóm, ấy. Cả hai danh từ saṁkhārā và khandha đều được dùng để chỉ năm uẩn hữu vi ấy. Ngoài hai tâm sở thọ (vedanā) và tưởng (saññā), năm mươi tâm sở còn lại gọi chung là hành (Saṁkhārā), trong ngũ uẩn. Sức khỏe là vàng
Tích chuyện Ông vua kia, vì ăn uống quá độ nên thường đau ốm. Về sau, nghe lời Ðức Phật khuyên dạy, vua sống chừng mực và được khỏe mạnh. Khi vua đến hầu Phật và bạch cho Ðức Phật biết như thế, Ðức Phật dạy bốn nguyên nhân tạo phúc như trên. Chú thích 1.- Người thành tín - dầu có bà con thân thuộc hay không. Hạnh phúc thay, người nếm hương vị của chơn lý
Tích chuyện Ðược nghe Ðức Phật sắp nhập Niết-bàn, một thầy Tỳ-khưu rút vào nơi vắng vẻ ẩn dật để hành thiền, thay vì cùng các vị khác đến đảnh lễ Ðức Phật. Khi được hỏi đến, thầy bạch rằng thầy cố gắng thành đạt đạo quả A-La-Hán trước khi Ðức Phật nhập diệt. Do đó Ðức Phật dạy những lời trên. Chú thích 1.- Tịch tịnh - Upasama, hạnh phúc Niết-bàn, phát sanh do sự dập tắt mọi dục vọng. Phước báu thay, được diện kiến bậc thánh nhơn đáng buồn thay, kết hợp với người cuồng dại hãy kết hợp với bậc thiện trí
Tích chuyện Một lần nọ Ðức Phật lâm bệnh, Sakka (Trời Ðế-Thích), vua của các vị Trời, biến ra hình người đến hầu và săn sóc Ngài. Các vị Tỳ-khưu lấy làm ngạc nhiên trước cử chỉ gương mẫu của vua Trời Ðế-Thích. Lúc ấy Ðức Phật thốt ra những lời trên. Chú thích 1.- Trí tuệ - Paññaṁ, người có đủ tri kiến tại thế và siêu thế. (Bản chú giải). 2.- Bậc thông suốt - Bahussutaṁ, người có học và đã chứng ngộ (Bản chú giải). 3.- Có chịu đựng - Dhorayhasīlaṁ, dấn thân vào việc mang cái ách (dẫn đến Niết-bàn) (Bản chú giải). 4. Giới hạnh trang nghiêm - Vatavantaṁ, đầy đủ giới đức và đạo hạnh của bậc xuất gia (Dhutaṅga). 5.- Thánh Nhơn - Ariya, người đã tận diệt mọi dục vọng. -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05
| 06 | 07 | 08
| 09 | 10 | |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và
Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet
này (Bình Anson, 01-2004).
last updated: 08-01-2004