BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU Times font |
KINH PHÁP CÚ Tác giả: Nārada
Mahāthera
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
4. HOA - PUPPHA VAGGA Người đệ tử cao thượng chinh phục cái tự ngã này
Tích chuyện Khi nghe các môn đệ của Ngài thảo luận về bề rộng của quả địa cầu, Ðức Phật khuyên các thầy tốt hơn nên hành thiền, suy niệm về thành phần đất trong bản thân của chính các thầy. Chú thích 1. Thấu triệt - Vijessati = attano ñaṇnena vijānissati - ai sẽ biết được do nhờ trí tuệ của chính mình? (Chú giải). 2. Quả địa cầu - là thân này. Ý nói ai sẽ thông suốt thực tướng của mình? Mình như thế nào, hiểu mình đúng như thế ấy. 3. Cảnh giới Dạ-Ma - Yama, có nghĩa là bốn cảnh giới cùng cực, tức: khổ cảnh (thường gọi địa ngục), cảnh thú, cảnh ngạ quỉ (peta), và cảnh A-Tu-La (Asura). Theo Phật giáo, khổ cảnh hay địa ngục không trường tồn vĩnh cửu. Ðó là một trạng thái cùng cực, như hai cảnh giới thú và ngạ quỉ, trong ấy chúng sanh phải chịu khổ đau vì đã có hành động bất thiện, tạo nghiệp xấu, trong quá khứ. 4. Thế gian này - là cảnh người và sáu cảnh Trời (gọi là Trời dục, nghĩa là Trời trong cảnh Dục giới). Bảy cảnh giới ấy được xem là hữu phúc (sugati). 5. Chư Thiên - Devas, Trời, đúng nghĩa là những chúng sanh hữu phúc đang hưởng quả lành của những hành động thiện trong quá khứ. Các Ngài cũng không vĩnh cửu trường tồn, mà phải chết một ngày nào. 6. Con Ðường Giới Hạnh - Dhammapada. Lời chú giải ghi rằng danh từ này ám chỉ ba mươi bảy yếu tố dẫn đến Giác Ngộ (Bodhipakkhiyadhamma. Ba mươi bảy bồ đề phần) là: a. Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) gồm: Niệm thân (kāyānupassanā) b. Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna) gồm: Tinh tấn ngăn ác pháp phát sanh (saṁvarappadhāna) c. Tứ Thần Túc hay Tứ Căn Thông (Iddhipāda) gồm: Ý muốn làm (chanda) d. Ngũ Căn (Indriya) gồm: Tín hay niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng (saddhā) e. Ngũ Lực (Bala) gồm: Tín (saddhā) f. Thất Giác Chi (Bojjhanga) gồm: Niệm (sati) g. Bát Chánh Ðạo (Aṭṭhangikamagga) gồm: Chánh kiến (sammādiṭṭhi) 7. Người trong thời kỳ còn tu học - Theo đúng căn nguyên, danh từ Sekha có nghĩa người còn đang ở trong thời kỳ được huấn luyện, người đang được đào tạo. Sekha là người đệ tử còn trong khoảng ba từng thánh đầu tiên, tức từ Tu-Ðà-Hườn đến A-Na-Hàm, đang tu học để thành tựu thánh quả cuối cùng là A-La-Hán quả. Khi đã hoàn toàn tận diệt mọi dây trói buộc (saṁyojana, thằng thúc) và đắc quả A-La-Hán, vị ấy được gọi là Asekha, đã hoàn toàn thuần thục, không còn gì để được huấn luyện nữa vì đã hoàn tất mỹ mãn công trình tu học. Người đệ tử được đào luyện đầy đủ (asekha) thật sự tự hiểu biết thực tướng của mình và thông suốt chơn tướng của thế gian. Thể xác nầy tựa hồ một ảo ảnh
Tích chuyện Cảnh tượng một ảo ảnh và những bọt nước gợi ý cho một tăng sĩ đang hành thiền về lý vô thường và vô ngã của đời sống. Ðức Phật đọc tư tưởng của vị ấy và xuất hiện trước mặt thầy, xác nhận quan kiến ấy là đúng. Chú thích 1. Như bọt nước - Vì bản chất đổi thay, tạm bợ của nó. 2. Bản chất mờ ảo - bởi vì trong thể xác này không có gì vững bền, không có gì tồn tại lâu dài. 3. Tử thần - là phiền não của đời sống, phát sanh do dục vọng. Một vị A-La-Hán diệt trừ mọi dục vọng bằng trí tuệ và chứng ngộ Niết-bàn, không còn tái sanh nữa. Cái chết lôi cuốn người không giác tỉnh, người sống trong dục lạc
Tích chuyện Vì một lời nói có tánh cách khinh khi làm xúc động, vua Vidūdabha sanh lòng thù oán sâu đậm dòng dõi Thích Ca của Ðức Thế Tôn, mang quân sang tiêu diệt toàn thể những người cùng họ này. Trên đường về, vua an dinh hạ trại bên một bờ sông để nghỉ quân. Giữa đêm khuya, một trận lụt to lôi cuốn tất cả vua và binh lính theo dòng nước. Nghe câu chuyện thương tâm ấy Ðức Phật ghi nhận rằng nhiều người đi đến sự sụp đổ của chính mình trong khi thực hành mưu đồ để thành đạt mục tiêu. Người tham dục chết với dục vọng bất thỏa mãn
Tích chuyện Một tín nữ dâng vật thực đến Chư sư trong buổi sáng và chiều hôm ấy qua đời. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật giảng về bản chất vô thường của đời sống và thêm rằng con người ngã gục trước cái chết với lòng tham chưa toại nguyện. Chú thích 1. Thần tiêu diệt - Antaka, người chấm dứt, tức chấm dứt đời sống. Bậc thánh tăng không gây tổn hại cho bất cứ ai
Tích chuyện Ðức Mục-Kiền-Liên (Moggallāna) dùng thần thông đem hai vợ chồng một người giữ kho có tánh ti tiện đến trước mặt Ðức Phật. Khi nghe thuyết Pháp xong cả hai xin qui y. Nghe những vị tăng sĩ khác tán dương phẩm hạnh của Ngài Mục-Kiền-Liên, Ðức Phật lưu ý rằng những vị tốt như Ðức Mục-Kiền-Liên phải làm cho người khác đặt niềm tin nơi mình mà không hề gây tổn hại đến ai. Chú thích 1. Ði trì bình khất thực mà không gây phiền phức cho ai. Không tìm lỗi của kẻ khác mà tìm ở chính mình
Tích chuyện Do lòng ganh tỵ, một tu sĩ lõa thể cấm người tín nữ của mình đi nghe Ðức Phật thuyết Pháp. Tuy nhiên, bà biểu con thỉnh Ðức Phật về nhà. Trong khi Ðức Phật giảng Giáo Pháp cho bà, bỗng nhiên vị đạo sĩ xuất hiện, lăng mạ thậm tệ Ðức Phật và bà tín nữ. Trước sự ngẫu nhiên bộc phát dữ dội ấy, thiếu phụ vô cùng bối rối nhưng Ðức Phật khuyên bà nên tìm lỗi ở mình hơn là ở kẻ khác. Thực hành tốt hơn lời giáo huấn suông
Tích chuyện Hai bà tín nữ, cùng là mạng phụ phu nhơn trong triều, đến học Giáo Pháp với Ðại đức Ananda. Một bà chăm chú học. Bà kia không tiến bộ nhiều. Ðức Phật tuyên ngôn rằng tựa như cành hoa không hương vị, Giáo Pháp trở nên vô ích cho người không cố gắng tu học. Hãy tạo nhiều phước báu
Tích chuyện Một đại thí chủ thời Ðức Phật, Bà Visākhā, xây cất một ngôi chùa rất đắt tiền. Khi công tác hoàn tất, bà vô cùng hoan hỉ, cùng các con và các cháu đi vòng quanh chùa, hát bài kệ bày tỏ sự thỏa thích. Khi câu chuyện đến tai Ðức Phật, Ngài ghi nhận rằng sở dĩ bà làm như vậy vì bà đã thành tựu mỹ mãn nguyện vọng cao cả của bà và Ngài thêm rằng tất cả đều phải cố gắng tạo nhiều phước báu. Hương thơm của giới đức bay cùng khắp nơi
Tích chuyện Ðại đức A-Nan-Ða (Ānanda) muốn biết mùi thơm nào có thể vừa cùng bay theo chiều gió vừa bay ngược chiều. Ðức Phật dạy rằng hương thơm của giới đức bay cùng khắp nơi, theo chiều cũng như ngược chiều gió. Chú thích 1. Tagara - là một loại cây mọc theo lùm mà người ta lấy gỗ để làm bột hương như trầm. Hương thơm của đức hạnh cao quý nhứt
Tích chuyện Sakka, vua Trời Ðế-Thích, giả làm một người thợ dệt nghèo, dâng vật thực đến Ðại đức Ca-Diếp (Kassapa), lúc ấy đang tìm một người nghèo để giúp cho người ấy có cơ hội cúng dường Ngài. Ðức Phật giải thích rằng chính giới đức trong sạch của Ngài Ca-Diếp (Kassapa) la sức hấp dẫn đưa vua Trời Ðế-Thích đến. Không thể theo dấu thức tái sanh của một vị A-La-Hán
Tích chuyện Ðại đức Godhika, thất vọng vì bệnh hoạn, toan tự cắt cổ bằng dao cạo, nhưng liền trước khi chết Ngài phát triển minh sát, chứng ngộ Niết-bàn. Ma vương cố tìm coi thức tái sanh của Ngài đi về đâu. Ðức Phật ghi nhận rằng Ma vương không thể tìm thấy dấu vết thức tái sanh của một vị A-La-Hán. Chú thích 1. Ma vương - thể hiện sự xấu xa tội lỗi. Xem Chú thích câu 8. Trong người thấp hèn nhứt cũng có điểm cao thượng bậc thiện trí chói lọi sáng ngời giữa đám người trần tục
Tích chuyện Nữ tín đồ của một hệ thống khác tín ngưỡng âm mưu vu oan để phỉ báng Ðức Phật và các môn đệ Ngài. Ðức Phật phát giác mưu đồ và cảm hóa bà đến nghe Pháp Ðức Phật giải thích rằng vì kém trí tuệ nên vài người không nhận thức được sự cao thượng của các môn đệ Ngài. Ðức Phật so sánh những kẻ ấy với người mù và bậc thiện trí như người có mắt. Chú thích 1. Phật giáo không lên án ai một cách vĩnh viễn, không khi nào cho ai là người phải chịu hư hỏng buông lung mãi mãi, không thể cải hóa, vì tánh cách cao thượng luôn luôn ngủ ngầm bên trong mỗi người, dầu là người thấp hèn cách nào, cũng như hoa sen, từ bùn dơ nước đục vượt lên nhưng vẫn giữ mình trong sạch và tinh khiết. -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05
| 06 | 07 | 08
| 09 | 10 | |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và
Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet
này (Bình Anson, 01-2004).
last updated: 08-01-2004