BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU Times font |
KINH PHÁP CÚ Tác giả: Nārada
Mahāthera
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
19. CÔNG BẰNG, HAY CHÁNH HẠNH - DHAMMA ṬṬHA VAGGA Người công bằng phải điều tra thích đáng không thiên vị là người thật sự công bằng
Tích chuyện Vài vị tăng sĩ lưu ý rằng có mấy ông quan nhận của hối lộ và phân xử không công minh. Nghe câu chuyện, Ðức Phật mô tả trạng thái của ông quan thật sự công bằng. Không phải vì nói nhiều mà người ta cho rằng có trí tuệ
Tích chuyện Một nhóm sáu vị Tỳ-khưu đi đó đây rêu rao rằng mình là người học rộng và do đó làm mất trật tự. Ðức Phật đọc câu kệ trên để giải thích. Ham nói không phải là đặc tánh của người thông suốt giáo pháp
Tích chuyện Một vị Tỳ-khưu sống trong rừng chỉ thuộc một câu kinh và trong những ngày giới thường đọc câu ấy. Chư Thiên trong vùng hết lòng hoan nghênh. Hai vị Tỳ-khưu khác, vốn thuộc nhiều kinh kệ, cũng đến nơi ấy thuyết Pháp nhưng không được chư Thiên hoan nghinh. Bất mãn, hai vị bỏ đi nơi khác, và khi trở về, bạch lại với Ðức Phật về thái độ của chư Thiên. Ðức Phật dạy những lời trên. Chú thích 1. Trực chứng - thấy Giáo Pháp bằng con mắt của tâm (tâm nhãn). Danh từ Pāli là kāyena tức là nāmakāyena có nghĩa là xuyên qua thể xác của tâm hay, nói cách khác, xuyên qua sự tự chứng ngộ. Chỉ có tóc bạc không làm ra một vị Ðại đức, Ðại đức là người không còn ô nhiễm
Tích chuyện Có vài vị Tỳ-khưu tỏ vẻ không bằng lòng khi nghe Ðức Phật gọi một thầy Sa-di là Ðại đức (thera). Ðức Phật đọc câu kệ trên để giải thích. Chú thích 1. Ðại đức - Thera, là danh từ được dùng để gọi những vị Tỳ-khưu đã có trên mười hạ, nghĩa là đã tu được mười năm sau khi thọ cụ túc giới. Ðúng theo nguồn gốc của danh từ, thera là người đã vững chắc, đã ổn. 2. Chơn lý - Saccaṁ, tức bốn Chơn Lý Cao Thượng, hay Tứ Diệu Ðế. 3. Chánh hạnh - Dhammo, là đã đắc chín trạng thái siêu thế. 4. Tự chế - Saññamo, là nghiêm trì giới luật và thu thúc lục căn. 5. Thanh lọc mọi ô nhiễm - bằng bốn Thánh đạo. Hình dáng bề ngoài không làm con người trở nên lương thiện
Tích chuyện Vài vị sư và Sa-di trẻ tuổi tỏ ra cung kính thầy mình. Có vài vị sư cao hạ hơn và thuyết Pháp giỏi hơn ông thầy ấy mà không được tôn trọng bằng nên sanh lòng ganh tỵ. Các thầy mới đến hầu Phật và thỉnh cầu Ðức Phật khuyên dạy những vị trẻ tuổi kia không nên đọc lại Giáo Pháp trước khi được các thầy sửa dạy. Hiểu biết lý do thấp hèn đã thúc đẩy các thầy Tỳ-khưu ganh tỵ, Ðức Phật đọc hai câu kệ trên. Ðầu tròn vai vuông không tạo nên thầy Tỳ-khưu
Người đã vượt khỏi điều ác là thầy Tỳ-khưu
Tích chuyện Một vị tăng sĩ nọ có thói quen, mỗi khi tranh luận với ai mà thấy đuối lý, mời người ấy đến một nơi, vào một giờ hẹn trước, để tiếp tục thảo luận cho ra lẽ. Nhưng đến ngày, thầy lại chỗ hẹn trước giờ và tuyên bố là vị kia đã thua vì không đến. Khi câu chuyện được bạch lại với Ðức Phật, Ðức Phật giải thích thái độ của người thật sự đáng là Tỳ-khưu. Chú thích 1. Người không giới hạnh - Người không thực hành giới luật cao thượng (Sīla) và hạnh kham khổ (dhūtanga, hạnh đầu đà). Không phải chỉ đi khất thực mà trở thành Tỳ-khưu người có đời sống của bậc Thánh nhơn đáng gọi là Tỳ-khưu
Tích chuyện Một vị Bà-La-Môn từ bỏ thế gian để sống đời đạo sĩ du phương hành khất. Một hôm ông gặp Ðức Phật và thỉnh cầu Ðức Phật gọi ông là Tỳ-khưu (bhikkhu) vì ông cũng đi trì bình khất thực. Ðức Phật đáp rằng không phải chỉ đi khất thực mà trở thành Tỳ-khưu. Chú thích 1. Tỳ-khưu - Bhikkhu, đúng theo nghĩa uyên nguyên của danh từ, là người đi xin. Các thầy chỉ lặng lẽ đứng trước cửa để người ta sớt thức ăn vào bát và chỉ sống với vật thực nào mà người thí chủ vui lòng đặt vào bát một cách hồn nhiên. Xem Chú thích câu 31. "Không phải vì lý do giản dị là đi xin kẻ khác mà người ấy là Tỳ-khưu. Người đã chấp nhận toàn thể giới luật là Tỳ-khưu, chớ không phải chỉ chấp nhận từng phần". -- Radhakrishnan. Câu chuyện dẫn tích làm sáng tỏ ý nghĩa câu kệ. Ông Bà-La-Môn, đã chấp nhận đời sống du phương hành khất, đòi hỏi quyền được gọi là Tỳ-khưu chỉ vì mình cũng đi trì bình khất thực như các đệ tử của Ðức Phật, mặc dầu ông không thực hành các giới khác của thầy Tỳ-khưu. Vậy, Vissaṁ dhammam có thể được phiên dịch là toàn thể giới luật có liên quan đến đời sống Tỳ-khưu. Im lặng suông không làm nên bậc hiền thánh, trở nên bậc thánh hiền nhờ diệt ác
Tích chuyện Một vị đạo sĩ trong một hệ thống không phải Phật giáo có thói quen hồi hướng phước báu đến thí chủ sau khi thọ trai, nhưng các đệ tử của Ðức Phật thì im lặng ra đi sau khi độ ngọ. Trước thái độ hình như bất nhã ấy, thiện tín lấy làm khó chịu. Nhơn cơ hội, Ðức Phật khuyên dạy các thầy Tỳ-khưu nên hồi hướng công đức đến thí chủ sau khi thọ thực. Ðến lúc ấy các vị đạo sĩ kia lại im lặng ra đi, còn chê các thầy Tỳ-khưu nói chuyện dông dài. Lúc ấy Ðức Phật giải thích thái độ của bậc thánh hiền. Chú thích 1. Ðiều tốt nhứt - như giới, định, tuệ v.v... 2. Vì lý do ấy - là chọn điều tốt nhứt và dứt bỏ điều ác. 3. Thế gian - là những uẩn ở trong và ở ngoài. Do bản tánh không gây tổn hại con người trở thành bậc thánh
Tích chuyện Một người mang tên Ariya làm nghề đánh cá, Ðức Phật dạy rằng không phải bằng cách gây tổn thương cho chúng sanh khác mà có thể trở thành Ariya (Cao Quí). Cho đến khi tận diệt tất cả dục vọng, thầy Tỳ-khưu không nên mãn nguyện
Tích chuyện Vài vị Tỳ-khưu đã thành đạt những tiến bộ tinh thần khá cao nhưng không kiên trì tinh tấn để đắc quả A-La-Hán, nghĩ rằng các Ngài có thể trở thành A-La-Hán lúc nào cũng được. Ðức Phật khuyên dạy các Ngài không nên tự mãn trước khi thành đạt mục tiêu cuối cùng. Chú thích 1. Hạnh kham khổ - là bốn loại giới cao thượng của các thầy Tỳ-khưu và mười ba loại thực hành cao thượng (dhutānga, hạnh đầu đà) (Bản chú giải). 2. Học rộng - tức là thông suốt Tam Tạng. 3. Hưởng phước báu của hạnh từ khước - đó là từng A-Na-Hàm. 4. Thanh lọc trọn vẹn mọi ô nhiễm - tức là đạo quả A-La-Hán. -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05
| 06 | 07 | 08
| 09 | 10 | |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và
Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet
này (Bình Anson, 01-2004).
last updated: 08-01-2004