BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU Times font |
KINH PHÁP CÚ Tác giả: Nārada
Mahāthera
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
18. UẾ TRƯỢC, HAY Ô NHIỄM - MALA VAGGA Cái chết đã gần kề con
Hãy tinh tấn chuyên cần
Ðời sống đã đến mức cùng tận
Hãy dập tắt dục vọng
Tích chuyện Một ông cha vợ đã đến tuổi già mà chưa làm được việc thiện nào. Chú rể thỉnh Ðức Phật và chúng Tăng về nhà để cúng dường thay cha vợ. Ðức Phật dạy cụ già những lời trên. Chú thích 1. Nhàn cảnh của chư Thánh - đó là cảnh giới Thanh Tịnh (Suddhāvāsa) Hãy tự thanh lọc dần dần
Tích chuyện Một người có tâm đạo nhận thấy các vị Tỳ-khưu đấp y bề bộn phải qua lại trên một thửa đất có cỏ mọc cao bất tiện, nên bắt đầu xây dựng một dãy nhà trống trên đó. Trong khi lần hồi tiến hành công tác, thỉnh thoảng ông thỉnh Ðức Phật và chư Tăng về để cúng dường và luôn tiện trình bày sự tiến triển của công trình. Ðức Phật ngợi khen công đức của ông và thuyết về sự thanh lọc thân tâm dần dần. Hành động ác làm suy sụp người hành ác
Tích chuyện Một vị tăng sĩ trẻ tuổi bị trúng thực, chết với tâm luyến ái một bộ y mới rất mạnh mẽ. Nhơn dịp, Ðức Phật tiết lộ cho biết về số phần của ông. Ngài giảng luôn về hậu quả tai hại của tâm luyến ái. Chú thích 1. Phạm nhơn - Atidhonacāri, là người vi phạm luật pháp, chỉ thầy Tỳ-khưu sống không suy niệm về những vật dụng cần thiết của đời sống. Khi dùng tứ vật dụng là y, vật thực, thuốc uống và chỗ ở, thầy Tỳ-khưu được dạy phải suy niệm về lợi ích và tánh cách ô trược của các vật ấy. Nếu không làm đúng vậy thầy vi phạm một giới nhỏ. Dhona có nghĩa là bốn món cần thiết. Nguyên nhân của uế trược
Tích chuyện Một thầy Tỳ-khưu thấy hai vị đại đệ tử được tán dương về công đức truyền bá Giáo Pháp thì đem lòng ganh tỵ. Thầy tự phụ là có đầy đủ khả năng thuyết Pháp như hai Ngài đại đệ tử. Nhưng khi được thỉnh lên để chứng minh tài năng thì thầy không làm được. Nhơn đó Ðức Phật đọc câu kệ trên. Chú thích 1. Kinh sách - Mantā, là giáo lý hay lý thuyết của một tôn giáo, một nghệ thuật, hay một ngành khoa học. Không tụng niệm kinh kệ và không thực hành nghệ thuật có khuynh hướng làm cho người ta quên nó. 2. Nhà cửa - Ghara, được hiểu là người chăm sóc nhà cửa, người nội trợ trong nhà. Uế trược là điều ác vô minh là uế trược trọng đại nhứt
Tích chuyện Một chàng thanh niên mới cưới vợ lấy làm bất mãn với hạnh kiểm dâm ô của người vợ trẻ. Khi chàng đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật, Ngài nhơn cơ hội khuyên dạy luôn chúng Tăng. Sống không biết hổ thẹn là dễ, sống đời khiêm tốn là khó
Tích chuyện Vị tăng sĩ nọ dâng đến vị khác một thức ăn hiếm có và hứa mỗi khi có nữa sẽ lại dâng thêm. Vị sau này nhận lãnh rồi ra đi, không một lời cảm tạ. Nghe thuật lại câu chuyện Ðức Phật khuyên dạy về đức lễ độ và tính thô kịch. Người không nghiêm trì ngũ giới tự mình làm cho mình sụp đổ không nên tham lam và hành động sai lầm
Tích chuyện Nhiều thiện tín than phiền rằng thật là khó giữ tròn năm giới, vì mỗi người có một hay hai giới không giữ được. Nghe câu chuyện, Ðức Phật giảng về tánh cách khó giữ tròn năm giới trọn vẹn, nhưng không dạy giới nào kém quan trọng. Chú thích 1. Ðào lỗ tự chôn gốc rễ - là chôn sâu gốc rễ, bám chặt vào thế gian này, tức không bao giờ thoát ra khỏi thế gian đau khổ, hay vòng luân hồi. 2. Tội lỗi - Adhammo, nghịch nghĩa với chánh hạnh, dhammo, là không theo giáo pháp, ở đây được dùng trong nghĩa sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham ái và sân hận. Người có tâm đố kỵ không an tịnh người không đố kỵ được an tịnh
Tích chuyện Một ông Sa-di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, ngoại trừ những người có họ hàng với ông. Vài vị sư khác muốn tìm hiểu, điều tra và khám phá sự thật. Khi các vị này bạch lại với Ðức Phật về tác phong thấp hèn của ông Sa-di, Ðức Phật giảng về thái độ tinh thần của người ham muốn và người không ham muốn. Chú thích 1. An tịnh - danh từ dùng trong nguyên tác Pāli là Samādhi, tức tâm định, và tâm định đây có thể tại thế hay siêu thế. Không có sông nào như ái dục
Tích chuyện Một lần nọ Ðức Phật thuyết Pháp cho sáu người nghe, chỉ có một người chăm chú nghe, còn năm người kia thì lơ đểnh, không để ý đến lời khuyên dạy của Ngài. Ðức Phật giảng rằng sở dĩ như vậy là do những khuynh hướng của họ đã có từ nhiều kiếp quá khứ (tiền khiên tật). Khi Ðại đức A Nan Ðà (Ānanda) bạch hỏi rõ lý do, Ðức Phật giải thích thêm rằng đó là do bốn nguồn cội, Tham, Sân, Si, và Ái dục và trong năm người kia, người có một người có hai căn. Thấy lỗi của người thì dễ
Tích chuyện Một ông trưởng giả nọ muốn đến yết kiến Ðức Phật nhưng có mấy vị đạo sĩ nói xấu Ðức Phật để thuyết phục ông ấy đừng đi. Nghe câu chuyện, Ðức Phật lưu ý các đệ tử rằng có người chỉ thấy lỗi kẻ khác - lắm khi là những lỗi không bao giờ có - mà không thấy lỗi của chính mình. Chú thích 1. Ngụy trang - kitavā, đồng nghĩa với kitavāya, là dùng nhánh và lá cây để che giấu mình. 2. Núp trốn - kalim, đồng nghĩa với attabhāva, là thể xác. Người đánh bẫy chim núp trốn, hay tự giấu, mình, để chim đừng thấy mình. Bên trong những người chỉ tìm lỗi của kẻ khác, ô nhiễm sanh thêm ô nhiễm
Tích chuyện Ðức Phật đọc câu kệ trên khi đề cập đến một vị Tỳ-khưu luôn luôn tìm lỗi kẻ khác. Chú thích 1. Hoặc lậu - Xem Chú thích câu 226. Tiêu trừ hoặc lậu tức là đắc quả A-La-Hán. Bên ngoài không có bậc thánh đã chứng Niết-bàn không có uẩn nào trường tồn
Tích chuyện Khi Ðức Phật sắp nhập Niết-bàn, một khất sĩ du phương tên Subhāda đến hầu Ngài và bạch hỏi về những đạo sĩ và giáo chủ thuộc các hệ thống tín ngưỡng khác. Ðể trả lời, Ðức Phật đọc câu kệ trên. Chú thích 1. Bên ngoài - tức bên ngoài Giáo Sự (sāsana) của Ðức Phật. 2. Bậc Thánh - Ở đây danh từ samaṇa, Sa-môn, chỉ các bậc thánh đã chứng ngộ bốn Ðạo và bốn Quả. Các Ngài là những bậc Thánh (Ariya) đã thành đạo quả Niết-bàn. 3. Chướng ngại - như ái dục, ngã mạn v.v... 4. Hữu lậu - hay tùy thế (saṅkhāra) là vật hay hiện tượng phải có một hay nhiều nguyên nhân làm điều kiện để phát sanh. Vật hữu lậu ở đây chỉ ngũ uẩn. 5. Bất ổn - Chư Phật không còn một chướng ngại nhỏ nhen nào tương tợ như ái dục hay ngã mạn để, xuyên qua màn vô minh của những dục vọng ấy, thấy các vật hữu lậu là thường còn. Các Ngài đã vững vàng ổn định, không loạn động, nên thấy được chơn tướng của vạn Pháp là vô thường. Không có uẩn nào trường tồn. -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05
| 06 | 07 | 08
| 09 | 10 | |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh, Tỳ kheo Thiện Minh, và
Bác Phạm Kim Khánh
đã gửi tặng bản vi tính và các tư liệu cần thiết để thực hiện ấn bản Internet
này (Bình Anson, 01-2004).
last updated: 08-01-2004