Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1994 »»
Hỏi: Thưa thầy, mỗi khi một thiền sư phụ tá đi vào và đi ra khỏi thiền đường, những người phục vụ Dhamma thường hay cúi lạy. Thiền sinh quan sát những điều này, và khi họ phục vụ Dhamma họ cũng làm đúng như vậy. Nó hầu như đã trở thành một nghi lễ. Xin thầy chỉ dẫn cho chúng con về điều này?
Thầy Goenka: Trong Dhamma tinh khiết không một nghi lễ nào được cho phép. Dhamma và nghi lễ không thể hiện hữu cùng với nhau. Thầy thấy không có gì sai trái trong việc một người nào đó tỏ lòng kính trọng đối với thiền sư phụ tá, với điều kiện là người này bày tỏ sự kính trọng đối với Dhamma. Một thiền sư phụ tá hay bất cứ ai ngồi trên chỗ của Dhamma - thiền sư phụ tá hay thiền sư kỳ cựu, hay phụ tá cho thiền sư tổng quản, bất cứ ai - là đại diện cho giáo huấn của Đức Phật, cho Dhamma và toàn thể một dòng những thiền sư của Vipassana. Người đó đã sống một cuộc đời Dhamma và phục vụ người khác trong Dhamma. Ta phát triển lòng thành tín, lòng biết ơn đối với người này. Cúi lạy là một công việc tạo ra công đức. Thực ra ta cúi lạy Dhamma, tỏ lòng kính trọng Dhamma.
Nhưng khi điều này trở nên thuần túy là một nghi lễ hay nghi thức, nó đi ngược lại với Dhamma. Nếu có một ai vì sự kính trọng mà cúi lạy và người khác cảm thấy : “Nếu tôi không cúi lạy thì mọi người sẽ cho tôi là một người khiếm nhã, do đó tôi cũng phải cúi lạy,” một lần nữa, điều này đi ngược với Dhamma. Hành xử theo đường lối Dhamma là luôn luôn có chủ ý tinh khiết ở trong tâm. Bằng không nó chỉ là những thói quen máy móc: Các con cúi lạy và tập thể dục cho cái lưng! Nếu muốn tập thể dục, tốt hơn nên tập trong phòng riêng của mình.
Nếu có một ai không cúi lạy bởi vì vào một lúc nào đó người đó đã không phát triển được chủ ý thành tín đối với Dhamma. Thầy cảm thấy vui, “Rất tốt.” Cúi lạy phải kèm theo chủ ý là tỏ lòng kính trọng đối với Dhamma, chứ không phải đối với một cá nhân.
Ngay như Đức Phật cũng không thích người khác tỏ lòng thành kính đối với mình. Ngài nói rằng: “Các con có thể khi nào cũng ở gần ta, nắm lấy vạt áo của ta, nhưng các con ở xa ta rất nhiều. Nhưng nếu các con thực hành Dhamma với một tâm thanh tịnh, mặc dù các con ở xa hàng ngàn dặm các con vẫn rất gần ta.”
Yo dhammaṃ passati so maṃ passati, yo maṃ passati so dhammam passati. Người nào thực hành Dhamma - có nghĩa là thực hành Dhamma ở bên trong – là đang quan sát ta, là đang thấy ta. Nếu ai không thực hành Dhamma, thì cúi lạy chỉ là một bài tập điên rồ.
Hỏi: Ngài thiền sư Webu Sayadaw, trong một quyển sách có tựa đề “Tinh túy của sự thực tập”, đã nói anapanasati là một con đường tắt để tới Niết bàn. Điều này làm sao có thể được nếu người đó quan sát cảm giác chỉ ở trong một vùng nhỏ? Tuy nhiên, thầy nói rằng cần phải quan sát toàn thể lãnh vực của Vedana - Cảm giác. Xin thầy vui lòng giải thích cho điều này?
Đáp: Một câu hỏi rất hay. Có rất nhiều hiểu lầm ở những người không hiểu truyền thống này đã được duy trì ở quốc gia lân cận (Miến Điện) như thế nào. Đại sư Webu Sayadaw là người chịu ảnh hưởng của truyền thống đã được duy trì ở quốc gia đó, và truyền thống đó nói rằng: Một thiền sinh phải bắt đầu với Anapana. Có rất nhiều đối tượng mà các con có thể bắt đầu để phát triển samadhi của mình. Khi các con phát triển Samadhi bằng Anapana, đây là đường tắt để tới Niết bàn - như ngài đã nói rất đúng.
Bởi vì thầy đã gặp ngài nhiều lần và rất gần gũi với ngài, đường lối giảng dạy của ngài như sau: Không ngừng quan sát vùng này, không ngừng quan sát sự hô hấp. Một thời điểm sẽ tới khi cảm giác trở nên rất rõ rệt. Và một thời điểm sẽ tới khi cảm giác này tự động sẽ bắt đầu lan truyền khắp cơ thể. Cảm giác phải lan truyền khắp cơ thể. Nếu cảm giác không lan truyền khắp cơ thể, các con sẽ không thể đạt tới giai đoạn Niết bàn, bởi vì các con không thể chứng nghiệm bhanga (Bhanga là sự tan rã hoàn toàn). Bhanga không phải là chỉ cảm thấy cảm giác trên một vùng nhỏ của cơ thể: Toàn thể nama và rupa (thân và tâm) phải hoàn toàn tan rã. Đây là bhanga. Ngài Webu Sayadaw không dạy người nào bằng cách nói rằng: “Các con sẽ đạt được Niết bàn mà không cần bhanga.” Sự nhận định như vậy là một sự hiểu lầm về giáo huấn của ngài.
Hỏi: Tất cả chúng ta đều muốn truyền bá Dhamma để làm giảm thiểu khổ đau trên thế giới. Dù vậy, không một ai trong chúng ta muốn tạo ra cảm tưởng rằng chúng ta áp đặt Vipassana lên người khác, như thể là chúng ta muốn làm cho tông phái của chúng ta lớn mạnh. Xin thầy cho chỉ dẫn về việc truyền bá phương pháp tuyệt diệu này mà không để cho người khác có cơ hội biến Vipassana thành một tông phái?
Đáp: Nếu các con áp đặt Vipassana vào người khác, các con đã đẩy người ta xa khỏi Dhamma. Làm sao có thể áp đặt Dhamma tuyệt diệu này vào người khác? Thực ra truyền thống – một truyền thống lành mạnh - là Dhamma sẽ không được trao truyền cho bất cứ ai trừ khi người đó khẩn cầu một cách nhún nhường. Làm sao các con có thể áp đặt lên người khác được? Nếu có ai thỉnh cầu, các con ban cho họ. Bất cứ ai cố gắng áp đặt Dhamma vào người khác chắc chắn đang truyền bá một giáo phái.
Dhamma là Dhamma, nó phải được trao truyền với tất cả lòng từ bi và yêu thương. Và người ta chấp nhận một cách tự nguyện với đầy sự kính trọng. Chỉ như vậy nó mới là Dhamma, còn không thì không phải.
Hỏi: Xin thầy làm ơn giải thích nhiệm vụ của thiền sư phụ tá và thiền sinh để bảo đảm rằng Vipassana sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho nhân loại?
Đáp: Con muốn nói là mối liên hệ giữa thiền sư phụ tá và thiền sinh phải không? Thiền sư phụ tá được bổ nhiệm để học cách làm sao để giảng dạy Dhamma một cách đúng đắn. Đây là một thời gian đào tạo cho họ. Khi ta phát triển để được hoàn thiện trong việc giảng dạy Dhamma, ta sẽ có những trách nhiệm lớn hơn, trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu. Nếu như trong chức vụ đó ta tiếp tục phục vụ một cách đúng đắn, thì ta sẽ có nhiều trách nhiệm hơn nữa, và trở thành người phụ tá cho thiền sư tổng quản. Phục vụ toàn thiện trong việc đó, ta sẽ trở thành một thiền sư. Do đó tất cả đều là sự huấn luyện.
Có người nào đó ngồi trên chỗ của Dhamma như là một thiền sư phụ tá có thể phát triển ý nghĩ về ngã mạn: “Hãy xem, bây giờ ta vượt trội hơn tất cả những thiền sinh đã tới đây, đó là tại sao ta ngồi trên cái ghế Dhamma.” Hoặc là một người nào đó đi từ một thiền sư phụ tá trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu có thể bắt đầu nghĩ rằng: “Bây giờ ta vượt trội hơn rất nhiều những thiền sư phụ tá này.” Hay có người nào trở thành một thiền sư phụ tá cho thiền sư tổng quản thấy rằng, “Hãy nhìn xem, ta rất là vượt trội.” Hay có người trở thành một thiền sư có thể nghĩ: “Ồ, ta là người vượt trội nhất! Mọi người phải nghe theo lời ta nói.”
Nếu sự điên rồ này phát triển, người đó không phù hợp để giảng dạy Dhamma. Toàn thể sự huấn luyện là để đạt được mục đích này mà thôi. Ngay khi ta trở thành một thiền sư phụ tá, công việc của ta là học cách làm sao để trao truyền Dhamma một cách rất khiêm nhường.
Ta phải nghĩ: “Ta là một đại diện của Đức Phật, của Dhamma, của một dòng những thiền sư của Dhamma. Ta là đại diện của vị thầy của mình. Bất cứ điều gì ta làm gây tổn hại tới toàn thể truyền thống của Dhamma là một việc làm tổn hại công đức. Ta ở đây là để phát triển Paramis của mình, để trả lại món nợ về sự biết ơn đối với Đức Phật, đối với một dòng các thiền sư và cho vị thầy của ta, bởi vì ta nhận được Dhamma tuyệt vời này từ họ. Vì lý do này, ta phục vụ.” Nếu một thiền sư có được ý nghĩ này, thì mọi hành động của vị đó sẽ là những hành động tuyệt vời. Sự phục vụ của ta sẽ rất hữu hiệu.
Thiền sinh cũng tỏ lòng kính trọng đối với họ, nhưng ngay khi người này muốn chứng tỏ quyền hạn của mình, thì người này không phù hợp, không xứng đáng, mặc dù người này đã được bổ nhiệm làm thiền sư. Sự huấn luyện đang diễn ra bây giờ, tất cả đều là sự thử nghiệm; người ta được huấn luyện làm sao để phục vụ trong Dhamma.
Như Sayagyi U Ba Khin thường nói: “Người nào mà ta thấy rằng xứng đáng để dạy cũng có thể hoàn toàn thất bại.” Tất cả đều tùy thuộc vào paramis của người này. Nếu có paramis tốt trong quá khứ, người này sẽ tự động trở nên thành công trong việc giảng dạy, và sẽ tiến từ thiền sư phụ tá tới thiền sư, bởi vì người này có những phẩm hạnh đó.
Một người sẽ nghĩ: “Ta rất biết ơn những người tới để học Dhamma. Có rất nhiều người tới để học Dhamma từ tôi. Bây giờ tôi có thể có được parami về sự hiến tặng, (hay parami dana), và dana parami về sự hiến tặng Dhamma là danna parami cao quý nhất. Làm sao tôi có thể phát triển được parami đó, nếu những người này không tới đây? Tôi không thể đi vào rừng và tuyên bố: ‘Tôi sẽ dạy cho mọi người tại đây.’ Tôi đang phát triển dana parami của tôi bởi vì những người tới đây đã cho tôi cơ hội này. Tôi rất cảm kích họ. Một dòng - từ thiền sư cho tới Đức Phật - giảng dạy với tất cả tình thương và lòng từ bi! Tôi vẫn còn đang học hỏi, đây phải là mục đích của tôi. Đây là cách tôi phải làm.”
Người nào đã được giao cho một trách nhiệm cao nhất sẽ không ngừng nghĩ rằng, “Ngay từ lúc khởi đầu, công việc của tôi là một người tôi tớ Dhamma. Cho dù là một người phục vụ Dhamma hay là một thiền sư phụ tá, tôi đang phục vụ Dhamma. Bây giờ tôi đang có cơ hội để phục vụ Dhamma nhiều hơn nữa.”
Không có một quyền lực nào trong Dhamma. Chỉ có sự phục vụ khiêm nhường. Đây là cách duy nhất để có được sự đồng thuận với thiền sinh. Mọi thiền sư - thiền sư phụ tá, hay là thiền sư kỳ cựu, hay là phụ tá cho tổng quản, hay là thiền sư - đều phải hiểu rằng những gì sẽ xảy ra nếu các con áp đặt ý của mình vào thiền sinh.
Giả sử chúng ta nói: “Bắt đầu từ ngày mai trở đi, người này là một thiền sư phụ tá và qúy vị phải chấp nhận lệnh của ông ta, phải thỏa mãn tất cả những gì mà ông ta muốn… Bây giờ ông ta là một thiền sư kỳ cựu, nên tất cả thiền sư phụ tá phải nghe theo lời ông ta. Tất cả những gì ông ta nói là đúng và quý vị phải cúi lạy và chấp nhận nó… Bây giờ ông ta là phụ tá của thiền sư tổng quản, do đó mọi người phải lắng nghe ông ta.” Nếu đây là một đường lối như thế, thì thử hỏi sự áp đặt này tồn tại được bao lâu? Ngay trong cuộc đời của thầy, người ta sẽ bắt đầu tỏ ra bất kính người này. Sau đó, người này sẽ không có chỗ đứng trong hệ thống giảng dạy Dhamma.
Ta phải phát triển sự phục vụ theo cách là mọi thiền sinh sẽ tạo ra tình thương đối với các con. Nếu không có được tình thương thì chỉ là sự áp đặt quyền lực. Đây không phải là sự độc tài, đây là sự phục vụ. Do đó hãy phục vụ theo cách mà các con tạo ra tình thương và sự kính trọng trong tâm của những thiền sinh. Đây là cách mà sự phục vụ của con đưa ra kết quả tốt đẹp. Nếu con bắt đầu đưa ra sự áp đặt quyền lực của mình, địa vị của mình, các con sẽ không bao giờ là một thiền sư thành công.
Còn riêng đối với họ, thiền sinh phải luôn luôn hiểu rằng: “Đây là một người được bổ nhiệm. Tôi phải có sự kính trọng đối với người thầy của tôi, đối với một dòng các thiền sư. Tôi rất kính trọng Đức Phật. Và đây là một người, dù đúng hay là sai, thầy của tôi đã quyết định là có khả năng phục vụ. Bây giờ người đó là người đại diện của Dhamma bằng cách ngồi trên chỗ của Dhamma.”
Thiền sinh sẽ luôn luôn cố tạo ra sự kính trọng cho thiền sư phụ tá. Nhưng sự kính trọng này phải được tăng cường bởi cách hành xử của họ, bằng đạo đức của họ. Nếu thiền sư không có phẩm chất khiêm nhường, tình thương và lòng từ bi, người này không thể là một thiền sư thành công. Ngay cho dù người này được yêu cầu ngồi trên ghế của Dhamma, nó cũng không hữu hiệu.
Liên hệ này giữa thiền sư và thiền sinh rất là thiết yếu.
Hỏi: Thầy thường hay nói rằng chỉ giàu sang không thôi thì không mang lại bình an và an tĩnh. Những người không giàu sang và hạnh phúc phải làm gì?
Đáp: Đúng là chỉ có giàu sang không thể mang lại bình an và hài hòa. Nhưng cùng lúc, sự giàu sang đóng một phần quan trọng trong cuộc đời. Một người chủ gia đình không thể là một người ăn xin, cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Người đó phải có khả năng để kiếm sống, giống như mọi người khác.
Một người đã không được ăn trong hai ngày, tới gặp Đức Phật, và có người nói: “Thưa Ngài, xin vui lòng dạy Dhamma cho người này. Người này sẽ có bình an. Người này là một người rất bất ổn.” Đức Phật Trả lời: “Trước tiên hãy cho người đó đồ ăn, sau đó anh ta có thể tới gặp ta, và ta sẽ trao truyền Dhamma.” Với một cái bụng đói, ta không có thể dạy Dhamma hay thụ nhận Dhamma. Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng, nhưng chỉ có tiền không thôi thì không thể mang lại bình an và hài hòa.
Ở phương Tây, những nước được gọi là phát triển - vật chất đã được phát triển, nhưng thầy không biết họ có thực sự phát triển hay không - Có người tới chính phủ để xin trợ cấp bởi vì người đó không có việc làm. Người thất nghiệp này đi tới chính phủ bằng xe riêng của mình! Người này đã lái một chiếc xe tới để xin trợ cấp! Đó là một quốc gia giàu có. Tuy nhiên thầy được báo rằng cứ mỗi ba hay bốn người là có một người phải dùng thuốc an thần để ngủ được. Hàng tấn thuốc an thần và thuốc ngủ đã được bán ở quốc gia này mỗi ngày.
Giàu sang có ở đó, nhưng bình an ở đâu? Thầy muốn mọi đất nước được coi là kém phát triển trở thành phát triển không phải chỉ những về vật chất, mà với nền tảng của Dhamma. Phải có sự dồi dào vật chất ở mọi quốc gia, nhưng cùng với đó phải có sự bình an.
Ban đêm khi các con đi ngủ, ngay khi đầu các con chạm vào gối, các con phải bắt đầu ngáy, các con phải ngủ say. Tất cả các hãng chế tạo ra thuốc ngủ phải đóng cửa! Điều này sẽ xảy ra chỉ khi nào có Dhamma. Cùng với Dhamma, nếu những nhu cầu về vật chất được thỏa mãn, với sự giàu có thì các con có lý tưởng. Đây là những gì cần thiết.
Hỏi: Nếu tất cả người trong gia đình là những người hành thiền tốt và thường xuyên, nếu họ có rất nhiều khách tới thăm, đây có phải là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng họ đã hấp dẫn những người khách tới nhà họ không?
Đáp: Các con phản ứng như thế nào với điều đó? Nếu các con nghĩ rằng: “Bởi vì Vipassana nhiều người đã tới nhà tôi. Rồi Vipassana sẽ không tốt cho tôi. Tôi không thể có quá nhiều khách tới thăm nhà,” thì các con không phải đang thực hành Vipassana.
Tâm của các con phải tràn đầy niềm vui: “Ồ, có rất nhiều khách tới thăm nhà tôi. Bây giờ tôi có cơ hội phục vụ họ, giống như phục vụ những người trong gia đình. Tôi là một người rất may mắn, với rất nhiều người như thế tới nhà.” Và trong khi các con phục vụ họ, làm cho họ cảm thấy thoải mái, các con tất cả mọi việc với metta, với Vipassana. Đây là cách một người chủ gia đình lý tưởng phải hành xử.
Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày một người hành thiền Vipassana có cần phải tập thể dục hay yoga để duy trì sức khỏe thể xác không?
Đáp: Tập thể dục rất quan trọng. Các con đang thực hành Vipassana như là cách tập về tinh thần để giữ cho tâm có sức mạnh và khỏe khoắn. Tương tự như thế, các con phải tập thể dục, cho dù là yoga hay cách gì khác, để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh. Nó rất là thiết yếu và nên làm.
Hỏi: Một người phục vụ Dhamma bán thời gian có cần phải giữ năm giới không?
Đáp: Bán thời gian hay toàn thời gian, ta đã bắt đầu phục vụ Dhamma. Trong sự phục vụ cho thấy các con đã chọn con đường Dhamma và muốn Dhamma được lan truyền. Nếu các con không áp dụng Dhamma trong chính cuộc sống của các con, thì làm sao các con có thể là phương tiện để lan truyền Dhamma cho người khác. Hơn nữa khi các con lựa chọn để làm một người tôi tớ Dhamma, người ta bắt đầu nhìn vào lối hành xử và cuộc sống của các con. Người ta sẽ xét nghiệm Dhamma qua cách cư xử của các con. Nếu cách cư xử của các con không tốt thì làm sao người ta có thể tới với Dhamma được. Do đó không những chỉ cho sự phát triển Dhamma mà còn lợi lạc cho chính các con, các con phải giữ năm giới.
Hỏi: Nhiều người hành thiền muốn đi hành hương chung với thầy. Trong quá khứ, hành hương đã được tổ chức ở đây. Một cuộc hành hương khác có thể được tổ chức ở trong tương lai không?
Đáp: Thầy cũng muốn đi với những gia đình Dhamma của thầy trong cuộc hành hương này, nhưng đó không phải là một nghi thức hay nghi lễ. Trong cuộc hành hương vừa qua đó là một khóa thiền Vipassana di động. Tất cả những người hành hương đều bắt đầu anapana và rồi ngay khi ở trên tàu lửa đều tiếp tục sự hành thiền. Những lời hướng dẫn tu tập đã được sửa soạn để phát qua máy phóng thanh. Có hai toa xe lửa và cả hai đều nghe được cùng một lời hướng dẫn. Chuyến đi diễn ra như một khóa thiền Vipassana. Ở vài nơi, Vipassana được truyền dạy, và rồi khi nào chúng ta tới đích, chúng ta tiến hành giống như một khóa thiền bình thường. Chúng ta đi tới một nơi quan trọng nào đó – nơi sinh trưởng của Đức Phật, hay là nơi ngài trở nên giác ngộ - chúng ta nên hành thiền ở đó. Đây là một cách rất lành mạnh trong việc đi hành hương. Vào lúc đó, có khoảng 50 thiền sinh đi với thầy. bây giờ gia đình đã lớn mạnh, khi người có tuổi nhất trong gia đình bắt đầu cuộc hành hương, con cái sẽ nói: “Chúng con cũng muốn đi luôn.” Làm sao chúng ta có thể giàn xếp một khóa thiền di động cho nhiều người đến như vậy. Tuy nhiên, thầy cũng rất muốn có một cuộc hành hương giống như thế này. Nhưng hãy để xem chúng ta có cơ hội nào có thể được, và những cơ sở nào nào có thể giàn xếp được.
Hỏi: Bây giờ con đã 81 tuổi, và con rất mong muốn được phục vụ Dhamma ở một trung tâm. Nhưng con thấy rằng ban quản trị không có metta đối với con. Người già, người có tuổi nên có cơ hội để phục vụ.
Đáp: Nếu ban quản trị không có metta thì đó không phải là một ban quản trị lành mạnh. Nếu ban quản trị thấy rằng một người nào đó không cần đến bởi vì đã có đủ số lượng người phục vụ Dhamma, thì sự gia tăng người phục vụ Dhamma sẽ không có ý nghĩa gì cả. Thì ta sẽ không được nhận. Nhưng sự từ chối đó phải có nền tảng metta. Không có ai phải than phiền, “Ban quản trị không có một chút metta nào cho tôi.” Phải luôn luôn có metta. Nhưng sự từ chối là không thể tránh được. Có rất nhiều lý do để từ chối, và chỉ có ban quản trị hay thiền sư đang giảng dạy khóa thiền có thể có quyết định đó. Rất có thể một ai đó có chủ ý tốt muốn phục vụ, nhưng không có đủ sức khỏe hoặc có thể đôi lúc tinh thần không ổn định để phục vụ. Do đó ban quản trị hay thiền sư phụ tá phải có quyết định này. Nếu người ta được nói một cách lễ phép: “Chúng tôi chưa cần sự phục vụ của bạn vào lúc này.” Và chúng ta chấp nhận điều này một cách tươi cười.
Câu hỏi: Thưa Thầy, nếu một người hành thiền Vipassana dạy yoga làm kế sinh nhai, người đó có nên ngưng dạy asanas, gayatry và thần chú omkara hay vẫn tiếp tục dạy chúng?
Trả lời: Đó là quyết định riêng của từng cá nhân. Một thiền sinh cần một thời gian để hiểu sự sâu sâu sắc của Vipassana. Chúng ta không có gì chống báng gayatri hay om. Bất cứ tiếng nào khi được tụng sẽ tạo ra một loại rung động đặc biệt nào đó. Nhưng đây là một rung động được tạo ra, một rung động giả tạo. Vipassana muốn chúng ta tập với rung động tự nhiên, yathabhuta, đúng như thật. Đúng như thật, cái gì đang xảy ra trong cơ thể tôi. Đúng như thật, cái gì đang xảy ra trong tâm tôi.
Điều này phải được quan sát. Với thần chú chúng ta tạo ra một lớp che phủ bằng rung động giả tạo. Điều này sẽ gây ra khó khăn.
Chúng tôi không ngừng giải thích cho thiền sinh. Nếu một thiền sinh cảm thấy rằng, “Điều này rất tốt cho tôi,” hãy để họ làm như thế. Chúng ta không thể áp đặt ý tưởng rằng họ phải tập chỉ theo cách này mà thôi.
Nhưng đối với những người đã bắt đầu giảng dạy, cho dù là thiền sư khóa trẻ em hay thiền sư phụ tá hay phó thiền sư - nếu họ nói với người ta, “Nếu quí vị muốn thêm điều này thì cũng không sao cả,” điều này rất có hại. Giả thử có một thiền sinh rất dao động, và không được giải quyết theo đường lối Vipassana, thiền sư phụ tá khuyên, “Hãy đọc thần chú này. Hãy đi tới và ngồi ở một chỗ nào đó và đọc thần chú một thời gian.”
Bằng cách đọc thần chú này, thiền sinhh chắc chắn an tĩnh lại. Và thiền sư có thể nghĩ là, “Tuyệt quá, thần chú này rất hiệu nghiệm. Hãy để tôi dạy thần chú cho mọi người tới đây.” Rồi thì phương pháp Vipassana sẽ bị quên lãng và người ta không hưởng được lợi lạc từ Vipassana. Mọi thiền sư phải hết sức cẩn thận không được pha trộn bất cứ thứ gì vào Vipassana.
Riêng đối với thiền sinh, chúng ta phải để họ tự quyết định. Rốt cuộc, Dhamma khởi đầu khi người nào đó đi tới lớp mẫu giáo, với tất cả những lễ nghi, nghi thức và tụng niệm. Đây là cách chúng ta bắt đầu. Nhưng khi ta tiến bộ, tự nhiên là tất cả những thứ này đều bị bỏ lại phía sau. Khi ta thật sự tăng tiến trong Vipassana, tất cả những thần chú này hay những thứ tương tự sẽ biến mất một cách tự nhiên; ta không cần làm gì để chúng mất đi. Nhưng trong giai đoạn này, nếu chúng ta áp đặt điều gì đó thì không được chính đáng cho lắm.
Do vậy các con phải hết sức cẩn thận. Nếu là thiền sư các con không nên chỉ dẫn như thế cho thiền sinh. Và nếu các con là thiền sinh, hãy hiểu rằng sự pha trộn này sẽ có hại cho mình; các con không nên làm như thế. Nhưng nếu các con cảm thấy rằng, “Không, điều này hữu ích cho tôi,” thì cứ tiếp tục một thời gian. Sau này các con sẽ hiểu. Không được áp đặt bất cứ thứ gì.
Hỏi: Như thầy đã nói trong bài pháp thoại, sự hữu hiệu của thiền Vipassana sẽ tồn tại khoảng 500 năm ở đất nước này, rồi sau đó nó sẽ bị mất hữu hiệu bởi vì nó bị ô nhiễm do sự trộn lẫn với các phương pháp khác. Lời nói của thầy là dựa theo lịch sử trong quá khứ ở quốc gia này, hay dựa trên sự yếu kém của phương pháp khiến nó bắt đầu mất sự hữu hiệu trong vòng 500 năm kể từ bây giờ?
Đáp: Phương pháp này rất mạnh mẽ. Nó không trở nên yếu đi. Điều đó không cần phải nghi ngờ gì nữa. Chúng ta làm cho nó yếu đi bởi vì chúng ta không đủ mạnh. Nếu chúng ta vẫn đủ mạnh, có nghĩa là mọi người vẫn trở nên mạnh mẽ, thì pháp thiền sẽ vẫn vững mạnh. Chắn chắn nó còn trở nên hữu hiệu hơn 500 năm. Nhưng dựa trên kinh nghiệm quá khứ, chúng ta nói rằng nó sẽ chỉ có ít nhất là 500 năm, nếu chúng ta bắt đầu làm ô nhiễm nó ngay bây giờ, thì chỉ trong thế hệ này sẽ có sự nguy hiểm là nó không còn để phục vụ người khác trong vòng 500 năm. Phương pháp bị mất đi một phần vì nó bị trộn lẫn với các phương pháp khác. Mà cũng bởi vì những thiền sư Dhamma đã đánh mất cách sống thanh tịnh. Người nào đó ngồi trên ghế Dhamma bắt đầu trông mong: “Mọi người phải kính trọng tôi, mọi người phải cúng dường cái gì đó. Tôi là một người đặc biệt, một người đã được chọn lựa.” Bởi vì những ý nghĩ này, cuộc đời của họ trong Dhamma bắt đầu bị hư hỏng. Khi người ta không còn kính trọng những thiền sư như thế, làm sao họ có thể kính trọng sự giảng dạy, cho dù nó có tốt đến đâu đi nữa. Có hai lý do tại sao phương pháp sẽ mất sự hữu hiệu sau 500 năm. Thầy rất mong muốn là Dhamma sẽ còn tồn tại để phục vụ dân chúng không những chỉ trong vòng 500 năm mà còn trong rất nhiều năm nữa. Nhưng thầy vẫn nói rằng: ít nhất là trong vòng 500 năm, hãy để cho nó được tinh khiết, và hãy để cho những thiền sư cũng được tinh khiết.
Hỏi: Sống ở trong xã hội một người hành thiền nghiêm túc phải tham gia vào những lễ nghi, nghi thức, tế tự như là: đám cưới, đám ma, hoặc những hoạt động tương tự như thế. Trong tình huống như thế người hành thiền phải làm những gì?
Đáp: Hãy tham dự. Không có gì sai trái trong việc đó cả. Các con phải sống với gia đình của mình. Các con phải sống trong xã hội. Nếu các con bắt đầu chê bai: “Đây không phải là Dhamma”, hãy phân phát metta, không ngừng phân phát metta cho họ. Và nếu các con phải tham gia trong những nghi thức, nghi lễ này, sâu tận bên trong các con hãy luôn luôn chứng nghiệm anicca đang diễn ra, trong khi các con đang làm những thủ tục nghi thức, nghi lễ này. Nếu các con làm được như thế, sẽ không có gì sai trái cả. Những thành viên trong gia đình sẽ tới một giai đoạn khi họ hiểu được rằng: những nghi thức, nghi lễ này là vô nghĩa, và hiểu được rằng Dhamma thực sự mới là quan trọng. Và họ sẽ trở thành những người Dhamma, họ sẽ bắt đầu thực hành anicca. Nhưng không nên áp đặt ý tưởng của các con, không nên tạo ra bất cứ sự xung khắc nào.
Trong tất cả những cuộc đời quá khứ của các vị Bồ Tát, vị đó đã thực hành terakusala – có nghĩa là tìm thấy lối hành động thích đáng trong những tình huống khác nhau. Các con phải sống trong xã hội khi là người chủ gia đình, bởi vậy các con phải tìm ra phương cách thích hợp để không tạo ra bất cứ sự xung đột nào với những thành viên trong gia đình, hay những thành viên trong xã hội. Các con phải sống rất bình an, hòa hợp, tuy nhiên không ngừng tăng tiến trong Dhamma.
Hỏi: Đã thực hành thiền Vipassana lâu năm, nhiều người đã được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá và thiền sư phụ tá kỳ cựu. Mặc dù có một số người trong số đó không có được sự bình tâm, nhún nhường trong hành vi và lời nói của họ. Trên thực tế ngã mạn của họ gia tăng gấp bội. Thưa thầy, lý do của việc này là như thế nào? Lỗi lầm ở đâu và làm sao để sửa đổi?
Đáp: Một người đã gia tăng gấp bội bản ngã của mình thì không thể hiểu Dhamma là gì và đã không thực tập Vipassana. Nếu ta thực tập Vipassana, ta sẽ có trí tuệ Vipassana và ta hiểu được Vipassana. Rồi thì ngã mạn sẽ được tiêu trừ. Nó phải được tiêu tan. Hai điều này: sự thực tập Vipassana và ngã mạn là hai điều không thể đi đôi với nhau. Nếu ta tăng trưởng trong Dhamma, điều này có nghĩa là ta đang tiến bộ trong sự hiểu biết về anicca. Sự hiểu biết về anicca sẽ làm ta hiểu được dukkha và sau đó hiểu được anatta. Khi ta thực hành càng nhiều, kinh nghiệm và sự hiểu biết về anatta càng mạnh hơn, không có tôi, không có ngã mạn. Đây là thước đo để đo ai đó có thực sự tiến bộ trên con đường Dhamma hay không.
Nhưng một thiền sư có nhiều trách nhiệm hơn bởi vì người đó ngồi trên chỗ của Dhamma. Nhiều lúc rất có thể là một thiền sinh đã tạo ra những bất tịnh đối với thiền sư, vì một lý do nào đó. Và rồi ta bắt đầu nhìn bằng một cặp kính màu đầy bất tịnh và tìm thấy lỗi ở nơi thiền sư. Mọi người ngồi trên chỗ của Dhamma lúc nào cũng phải sẵn sàng sẽ có những người ngưỡng mộ các con, và cũng có những người lên án các con. Chấp nhận cả hai một cách tươi cười, hãy giữ sự bình tâm. Khi nào có sự ngưỡng mộ hãy hiểu rằng: “ Ồ, họ đang ngưỡng mộ Dhamma, còn ta thì vẫn như trước, Dhamma thì đã vào trong tôi và họ đang ngưỡng mộ Dhamma.” Nếu có ai lên án các con, trước tiên hãy tự xem xét mình: “Ta có đang phạm vào những lỗi lầm mà ta bị lên án hay không, nếu có lỗi lầm ở đó hãy làm cho nó mất đi.” Đây là công việc của các con. Vì lợi ích của chính các con, hãy làm cho nó mất đi. Nếu các con thấy rằng lỗi lầm không có ở đó, nếu các con đã xét nghiệm mình một cách đúng đắn mà vẫn còn người lên án, kết tội mình thì hãy mỉm cười ban phát metta cho người này. Không nên có phản ứng chán ghét nào. Đây là cách làm sao để ta không ngừng tăng trưởng trên con đường Dhamma. Cho dù người nào là thiền sư hay thiền sinh, nếu các con muốn tăng tiến trên con đường Dhamma, một thước đo quan trọng là: nếu ngã mạn của tôi gia tăng hay giảm đi. Nếu ngã mạn của tôi giảm đi, tôi đúng đường. Nếu ngã mạn của tôi gia tăng, tôi không đi đúng đường.
Hỏi: Thiền Vipassana là một con dao hai lưỡi, nếu không được sử dụng một cách thích hợp ta có thể làm hại chính mình. Người hành thiền Vipassana đôi lúc bắt đầu lăn lộn trong chán ghét, ganh ghét, nóng giận, ham muốn. Nếu ai tiếp xúc với một người như thế sẽ rất ngạc nhiên là Vipassana sẽ có những ảnh hưởng ngược thì lỗi lầm ở đâu. Xin thầy nói rõ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và duy trì được sự tỉnh thức?
Đáp: Vipassana không phải là con dao hai lưỡi. Nhưng sự tập trung của tâm – sammadhi – là con dao hai lưỡi. Sammadhi có thể là mirodha sammadhi và samma sammadhi. Khi thực hành đi sâu hơn, sâu hơn tới một giai đoạn các con có thể cảm thấy những thực tế sâu xa hơn, tâm của các con sẽ mỗi lúc một bén nhạy hơn. Với một tâm bén nhạy các con tạo ra metta và nó sẽ rất mạnh mẽ. Toàn thể môi trường sẽ thấm nhuần những rung động của metta bởi vì các con đang làm việc với bề sâu của tâm. Và con dao này đã trở nên rất sắc bén, nó sẽ cắt đứt mọi bất tịnh trong môi trường, khiến nó trở nên rất tinh khiết và bình an. Với cùng một chiều sâu và cùng sự sắc bén của tâm, nếu các con tạo ra sự chán ghét, toàn thể bầu không khí sẽ trở nên vọng động bởi sự chán ghét này mà các con đã tạo ra. Rất có thể ngay cả khi hành thiền hàng ngày, trong lòng cảm thấy chán ghét bởi vì khuôn mẫu thói quen cố hữu của tâm, chán ghét nảy sinh. Bây giờ điều tốt nhất mà thiền sinh có thể làm là chấp nhận: “ Vào lúc này tâm tôi tràn đầy chán ghét – Sadosam vā cittam ‘sadosam cittam’ ti pajānāti “ Cái tâm mà bây giờ thể hiện đầy những dosa – chán ghét – chỉ chấp nhận nó, không làm gì cả, không nên cố đẩy chúng đi chỗ khác.
Nhưng cùng lúc bắt đầu quan sát cảm giác, bởi vì bất cứ cái gì tới trong tâm - sabbe dhammā vedanā samosarana - thì chắc chắn sẽ thể hiện bằng một cảm giác ở trên thân. Cảm giác trên thân vào thời điểm đó liên quan tới những bất tịnh đang nảy sinh trong tâm. Chỉ chấp nhận thực tế tâm tôi lúc này tràn đầy chán ghét. Và hãy xem đây là những cảm giác, và tôi đã thực hành quá lâu, do đó tôi biết rằng chúng là vô thường. Chúng đến rồi đi. Đúng thế, chúng là anicca. Cũng như thế sự chán ghét này cũng là anicca, anicca. Hãy để tôi xem chúng tồn tại được bao lâu. Chỉ tiếp tục quan sát nó, không cố đẩy nó đi chỗ khác. Và rồi các con giống như người chủ nhà đang tỉnh thức, kẻ trộm đã vào nhà phải chạy đi ngay khi nó biết rằng người chủ nhà đã thức tỉnh. Bây giờ các con đã thức tỉnh, hãy xem kẻ trộm đã tới, chán ghét đã tới. Sự chán ghét này phải ra đi, và nó sẽ ra đi. Đây là cách thực hành Vipassana một cách đúng đắn. Nếu ta không thực hành Vipassana mà chỉ huấn luyện cho tâm trở nên sắc bén, thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Và sự thực hành của các con sẽ tới micca sammadhi chứ không phải là samma sammadhi.
Câu hỏi: Xin Thầy vui lòng cho biết Thầy đã đạt được giai đoạn nào trong bốn giai đoạn giải thoát là sotapanna, sakadagami, anagami và A La Hán?
Trả lời: Không giai đoạn nào cả! Nếu các con không muốn đi cùng, thì Thầy không thể cưỡng ép. Hãy hiểu rằng, con đường tâm linh là một sự phát triển tuần tự. Thầy bắt đầu sớm hơn vài năm, nên Thầy có thể nói là Thầy đi trước các con vài bước và Thầy có thể dạy các con, “Hãy tới đây, đây cách Thầy tăng trưởng như thế nào. Đây là cách Thầy hưởng được lợi lạc từ phương pháp như thế nào. Các con có thể đi cùng. Hãy không ngừng cố gắng.”
Điều chính là, nếu các con thấy có điều gì tốt lành trong con người này, trong sự giảng dạy, thì nên đi theo ông ta. Ngược lại, nếu các con thấy rằng ông ta không phải là một A La Hán, và nghĩ, “Ta không theo người này,” đó là quyết định của các con. Thầy không quan tâm.
Câu hỏi: Thưa Thầy câu hỏi chót. Xin vui lòng cho chúng con hiểu rõ về bổn phận và trách nhiệm của thiền sư phụ tá, tín viên, và người phục vụ Dhamma.
Trả lời: Có nhiều bổn phận và trách nhiệm nhưng không có quyền lực, địa vị. Ta không nên bắt đầu nghĩ, “Giờ này ta là một người phục vụ Dhamma, ta có quyền cai quản tất cả những thiền sinh này. Ta như là một người cảnh sát; Ta phải chắc rằng mọi người hành xử theo đúng điều lệ trong Bản Điều Lệ.” Với những ý nghĩ thế, ta không xứng đáng để phục vụ.
Hoặc ta nghĩ là, “Ta đã trở thành một tín viên, ta không còn là một thành viên bình thường trong tổ chức này nữa. Ta có quyền quyết định, dù là xấu hay tốt.” Người này không xứng đáng là một tín viên.
Như thế con là loại thiền sư gì thế? Một tấm lòng của bậc làm cha, làm mẹ phải được phát triển, “Ta được giao cho trách nhiệm này để phát triển phẩm chất của một người cha hay một người mẹ để chăm sóc con cái của mình. Nếu một đứa con phạm lỗi, thì metta của ta, lòng trắc ẩn của ta cho đứa con đó phải được nhiều hơn.” Chỉ có trách nhiệm và sự phục vụ. Không có quyền lực.
Bất cứ ai muốn tăng tiến trên con đường Dhamma nên hiểu rằng hoàn toàn không có quyền lực hay đặc ân. Nếu ta trông mong có được những thứ này, thì tốt hơn là người này nên từ chức và phục vụ như một thiền sinh bình thường. Ta phải nhận ra rằng toàn bộ con đường là một con đường phục vụ vô vị lợi, không trông mong được đền đáp bất cứ điều gì.
Thầy không ngừng nói: Śīśa utāre bhuīṅ dhare cale hamāre sātha. Hãy cắt bỏ đầu mình - cắt bỏ bản ngã - rồi mới theo Thầy. Nếu các con làm như thế, thì đúng vậy, các con xứng đáng để đi cùng Thầy. Bằng không, các con không thể đi cùng Thầy, các con sẽ bỏ cuộc.
Do đó, cho dù là một người phục vụ Dhamma, một tín viên, hay một thiền sư phụ tá khóa trẻ em, thiền sư phụ tá hay phó thiền sư, ta phải không có bản ngã. Khi nghĩ đến quyền lực là ta có bản ngã. Khi ta nghĩ đến sự phục vụ thì sự khiêm tốn có đó. Phẩm chất này phải có trong mọi người. Và Thầy thấy sự hiện diện của phẩm chất này. Đó là lý do tại sao Dhamma lan rộng. Và Dhamma sẽ lan rộng. Thầy rất tự tin về điều này.
ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India January 21, 1994
Questioner: Goenkaji, every time assistant teachers enter and leave the meditation hall, Dhamma servers bow down. The students are watching this, and when they offer Dhamma service they do the same thing. It has become almost a ritual. Could you please advise on this?
Goenkaji: In pure Dhamma no ritual at all should be allowed. Dhamma and ritual cannot co-exist. I find nothing wrong in somebody’s paying respect to an assistant teacher, provided this person is paying respect to Dhamma. An assistant teacher or whoever sits on the Dhamma seat—assistant or senior assistant or deputy or teacher, anybody—is representing the Buddha, the teachings of the Buddha, the Dhamma and the entire lineage of the teachers of Vipassana. He or she lives a life of Dhamma and is serving people in Dhamma. One develops a feeling of devotion, of gratitude towards this person. Bowing down is a meritorious deed. Actually one is bowing down to Dhamma, paying respect to Dhamma.
But when this becomes merely a formal rite or ritual, it goes totally against Dhamma. If someone bows out of respect and others feel, "If I do not bow then people will consider me a very discourteous person, so I must also bow," again, there is no Dhamma. To act with Dhamma is always to have a pure volition in the mind. Otherwise it is just a mechanical exercise: You bow down and give good exercise to your back! If these back exercises are to be done, better do them in your own room.
If somebody does not bow because at that particular moment he or she has not developed the volition of devotion towards Dhamma, I feel happy, "Very good." Bowing must be with this volition of paying respect to Dhamma, not to the individual.
Even the Buddha did not like people paying respect to him. He said, "You may be with me all the time, catching one corner of my robe, yet you are far away from me. But if you are practising Dhamma with purity of mind, though you may be thousands of miles away, you are near me."
Yo dhammaṃ passati so maṃ passati, yo maṃ passati so dhammaṃ passati. One who is observing Dhamma—that means observing Dhamma inside—is observing me, is seeing me. If one is not observing Dhamma, then bowing down is merely a mad exercise. §
The Venerable Webu Sayadaw, in the booklet entitled The Essential Practice, says ānāpānasati is the shortcut to nibbāna. How is this so if he is observing sensations only in one small spot? And yet you advocate the need to observe the full realm of vedanā. Could you explain this, please?
A very good question. There is a lot of misunderstanding by people who do not understand how this tradition was maintained in the neighbouring country [Burma]. The Venerable Webu Sayadaw was a product of a particular tradition of this technique maintained in that country, and that tradition says that a student must start with Anapana. There are many objects with which you can start to develop your samādhi. When you develop samādhi with Anapana, this is the shortcut to nibbāna— as he very rightly said.
His teaching—because I met him a number of times and I was in close proximity with him—his way of teaching was as follows: Keep observing this area, keep observing the respiration. A time will come when the sensation will become very clear. And a time will come when automatically this sensation will start spreading to the whole body. The sensation has to spread in the whole body. Unless it spreads to the whole body, you can’t reach the nibbānic stage, because you can’t experience bhaṅga. Bhaṅga is not just experiencing sensation in a small part of the body: The entire nāma and rūpa must get totally dissolved. This is bhaṅga. The Venerable Webu Sayadaw didn’t instruct anybody by saying, "You will reach nibbāna without bhaṅga." Such a view is a wrong understanding of his teaching. §
All of us want to spread the Dhamma to relieve misery around the world. None of us, however, wants to create the impression of pushing Vipassana on others, as if we want to expand the size of our sect. Could you give some guidelines about spreading the word of this wonderful technique without giving others reason to label Vipassana as a cult?
If you are pushing Vipassana on others, you are pushing people away from Dhamma. How can anyone push this wonderful Dhamma on others? Actually the tradition—a healthy tradition—is that the Dhamma is not given to anyone unless the person very humbly requests it. How can you push it on others? If somebody requests, then you give it. Anybody who is trying to push Dhamma on others is certainly spreading cultism, certainly spreading sectarianism.
Dhamma is Dhamma, it has to be given with all the compassion and love. And people should accept it willingly, with all respect. Only then is it Dhamma, otherwise it is not. §
Could you please explain the role of the assistant teachers and students in ensuring that Vipassana continues to benefit mankind.
You mean the relationship between the assistant teacher and the students? Assistant teachers are made assistant teachers in order to learn how to teach Dhamma in a proper way. It is a training period for them. As one develops the perfect way of giving Dhamma, one takes further responsibility, becoming a senior assistant teacher. If in that role one keeps working properly, one gets still more responsibility, becoming a deputy teacher. Working perfectly in that, one becomes a teacher. So it is all a training.
Somebody sitting on the Dhamma seat as an assistant teacher may start developing a feeling of ego, "See, I am now far superior to all these meditators who have come here, that is why I am sitting on the Dhamma seat." Or someone who moves from assistant teacher to senior assistant teacher may start feeling, "Now I am far superior to these assistant teachers." Or someone who becomes a deputy teacher feels, "Look, I am far superior." Or somebody who becomes a teacher may feel, "Oh, I am the uppermost! Everybody must obey whatever I say."
If this madness develops, the person is not fit to teach Dhamma. The whole training is given for this purpose. As soon as one becomes an assistant teacher, one’s job is to learn how to give Dhamma in a very humble way.
One must think, "I am a representative of Buddha, of Dhamma, of the entire chain of the Teachers of Dhamma. I am a representative of my own Teacher. Anything I do which gives a bad name to the whole tradition or to Dhamma is a very anti-meritorious deed. I am here to develop my own pāramīs, to pay back my debt of gratitude to the Buddha himself, to the whole lineage of Teachers, and to my own Teacher, because I got this wonderful Dhamma from them. For this reason, I am serving." If a teacher has this feeling, every action of his will be a wonderful action. One’s service will be helpful.
The students also give respect to him, but the moment he starts imposing himself as an authority, this person is not fit, although he was made a teacher. The training, which is going on now, is all trial and error; people are being trained how to serve in Dhamma.
As Sayagyi U Ba Khin used to say, "Someone whom I designate as fit to teach may fail, totally fail." It all depends what pāramīs this person has. If one has good pāramīs from the past, this person will automatically become successful in teaching, and will advance from assistant teacher to teacher, because he will have those qualities.
He or she will think, "I am thankful to the people who come to learn Dhamma. So many people have come to learn Dhamma from me. Now I can get the pāramī of dāna, and the dāna pāramī of giving Dhamma is the highest dāna pāramī. How could I develop that pāramī unless these people came? I cannot go into the jungle and declare, ‘I will teach everybody here.’ I am developing my dāna pāramī because these people who come are giving me the opportunity. I am grateful to them. "And the lineage—the Teachers, right from the Buddha—were teaching with all love and compassion! I am still learning, but this should be my ideal, this should be my aim. This is how I have to work."
Anybody who is given a higher duty should keep thinking, "From the very beginning, my job is to be a Dhamma servant. Whether a Dhamma server or an assistant teacher, I am giving Dhamma service. Now I am getting the opportunity to do more Dhamma service."
There is no authority in Dhamma. There is only very humble service. This is the only way to have rapport with the students. Every teacher—assistant or senior or deputy or full teacher—has to understand what will happen if you impose your will on the students.
Suppose we say, "From tomorrow onwards, this person is an assistant teacher and you have to accept his orders, to fulfil whatever he desires…. Now he is a senior, so all the assistants must listen to his words. Whatever he says is correct and you must bow down and accept it…. Now he is a deputy, so everybody else must listen to him." If that is the approach, how long will this imposition last? Even in my lifetime, people will start disrespecting this person. After that, this person will have no place in the whole system of teaching Dhamma.
One has to develop one’s service in such a way that every student starts generating love towards you. If this is not generated, there is merely imposed authority. This is not a dictatorship, it is service. So serve in such a way that you generate love and respect in the minds of the students. This is how your service will give good results. If you start imposing your authority, your power, you can never be a successful teacher.
For their part, the students should keep understanding, "Here is a person who has been appointed. I have great respect for my Teacher, for the line of the Teachers. I have great respect for Buddha. And here is a person—rightly or wrongly—whom my Teacher has decided is capable to give service. Now he or she represents Dhamma by sitting on the Dhamma seat."
The student will always try to generate respect for the assistant teacher. But this respect must be strengthened by the action of the teacher, by his or her behaviour. If the teacher does not have the quality of humbleness, of love and compassion, this person can never be a successful teacher. Even if he is asked to sit on the Dhamma seat, it won’t work.
This kind of relationship between the teacher and the students is essential. §
Very frequently you say that wealth alone cannot give peace and tranquillity. What should people who have neither wealth nor happiness do?
Yes, it is quite correct that wealth alone cannot give peace and harmony. But at the same time, wealth has a very important part to play in life. A householder should not remain a beggar, seeking help from others. He must have the ability to earn his own livelihood, as everyone should do.
Somebody who had not eaten for two days came to the Buddha, and people said, "Please, sir, give him Dhamma. He will get peace. He is a very restless person." Buddha replied, "First give him food, then he can come to me, and I will give Dhamma." With an empty stomach, one cannot teach Dhamma or take Dhamma. Money has a very important role to play, but this alone cannot give peace and harmony.
In a Western, so-called developed country—materially they are developed, but I don’t know whether they are really developed or not—somebody goes to the government to apply for welfare because he doesn’t have a job. This jobless person travels to the government office in his own car! He drives in a car to claim his dole! Now that is a very wealthy country. Yet I am told every third or fourth person takes tranquillizers or sleeping pills to sleep. Tons of tranquillizers and sleeping pills are sold in this country every day.
There is wealth, but where is peace? I want every so-called underdeveloped country to become developed not only materially, but with the base of Dhamma. There should be material affluence in each country, but along with this there must be peace.
At night when you go to bed, as soon as your head touches the pillow, you must start snoring, you must get a sound sleep. All these factories which manufacture sleeping pills should close! That will happen only when there is Dhamma. Along with Dhamma, if the material requirements are fulfilled by wealth, you have the ideal. This is what is needed. §
If all the members of a family are regular, good Vipassana meditators, and if they have a stream of visitors, is this a good sign that they are attracting visitors to the house?
How do you react to it? If you feel, "Because of Vipassana so many people are coming to my house. Then this Vipassana is not good for me. I can’t have so many guests in my house," then you are not practising Vipassana.
Your mind should be full of joy, "So many guests are coming to my house. I now have an opportunity to serve them, like members of my family. I am a very fortunate person, with so many people coming to my house." And while you are serving them, while you are seeing to their comforts, you do it all with mettā, with Vipassana. This is how the ideal householder should behave. §
In his daily life, does a Vipassana meditator not require any other exercises or yoga to maintain his physical health?
Exercise is very essential. You are practising Vipassana as a mental exercise to keep the mind strong and healthy. Similarly, you must have some physical exercises, whether yoga or any other exercise, to keep the body healthy and strong. It is essential, it should be done. §
Is it necessary for part-time Dhamma servers to observe the five precepts?
Part-time or full-time, one has started giving Dhamma service. That in itself shows that you have now chosen the path of Dhamma and you want to spread Dhamma. If you don’t apply Dhamma in your own life, how can you be a tool to spread Dhamma to others?
Moreover, when you choose to be a Dhamma servant, people start looking at your behaviour, your way of life. They will examine Dhamma by your behaviour. If your behaviour is not good, how will people come to Dhamma?
So not only for the spread of Dhamma, but also for your own interest, you must practise pañcasīla, the five precepts. §
Many meditators desire to go on a Dhamma pilgrimage with you. In the past it was organized from here. Is it possible to organize a similar one again?
I too would like to go with my Dhamma family for this Dhamma journey. But it is not a rite or a ritual.
The last such journey was a moving Vipassana course. All those who started the journey took Anapana. And then even in the train, there was just meditation going on. Arrangements were made for the instructions to be broadcast over the loudspeaker. There were two passenger coaches, and both received the same instructions. The trip went on like a Vipassana course. At some place Vipassana was given. And then whenever we reached a destination, we proceeded as in a regular course. We would go to a certain important place—Buddha’s birthplace or where he became enlightened—and we would meditate there.
This was a very healthy way of going on pilgrimage. But that was a time when I had about fifty students with me. Now the family is growing. Now when the eldest of the family starts on the journey, all the children will say, "We also want to go!" How can we make arrangements for so many people for this course-in-motion? Yet, I would very much like to take this kind of journey. But let us see what the possibilities are, what facilities can be arranged. §
I am eighty-one years of age and I long to give Dhamma service at the centre. But I find that the management does not have a mettā attitude towards me. Old people should also get an opportunity to serve.
If the management does not have mettā, it is not a healthy management. If the management feels that a certain person is not needed because there are already a sufficient number of Dhamma servers, there is no meaning in increasing the numbers. Then one has to be refused, but that refusal must be with the base of mettā. Nobody should complain, "The management had no mettā for me." There should be mettā, but refusals are unavoidable. There are many reasons for refusal, and only the management or the teacher who is giving the course can make the decision.
It’s quite possible that someone has a good volition to serve, but physically is not strong enough. Or perhaps sometimes even mentally one is not sufficiently stable to serve. So this decision must be made only by the management or the assistant teacher. If one is told very politely, "We don’t need your service at this moment," one has to accept this. Smilingly, one has to accept it. §
If a Vipassana meditator teaches yoga as a livelihood should he give up teaching the āsanas, gāyatri and oṃkāra mantras, or should he continue teaching them?
It is one’s own decision. It takes time for a student to understand Vipassana at the depth. We are neither against gāyatri nor against om. Any word that is recited again and again generates a particular type of vibration. But this is a created vibration, an artificial vibration. Vipassana wants us to deal with the natural vibration—yathābhūta, as it is. As it is—what is happening in my body? As it is—what is happening in my mind? This has to be observed. With mantras we are creating a veneer of an artificial vibration. This will cause difficulty.
We keep explaining this to the students. If a student still feels, "This other thing is very good for me," let them carry on. We cannot impose the view that they must practise only in this way.
But regarding those who have started teaching—whether junior teacher or assistant teacher or senior assistant teacher or deputy teacher—if they start telling people, "If you want to add this, nothing wrong," this will be harmful. Suppose a student becomes very agitated, and without giving a solution in the Vipassana way, the assistant teacher advises, "Recite this mantra. Go and sit somewhere and recite this mantra for some time." By reciting this mantra, the student will certainly calm down. And the teacher may feel, "Wonderful, this mantra has worked well. Let me give this mantra to everybody who comes." Then the technique will get lost and people won’t get the benefit of Vipassana. The teachers have to be very careful not to mix anything with Vipassana.
As for the students, we have to leave them to their own discretion. After all, initially Dhamma starts when somebody goes to kindergarten, with all these rites, rituals and recitations. This is how one starts. But as one progresses, all these will be left behind naturally. As one really progresses in Vipassana, all these mantras and such will fall away naturally; one won’t have to make any effort to make them go away. But at this stage, if we impose something, it won’t be proper.
So you should be careful. If you are a teacher, you must not give such guidance to people. And if you are a student, understand that this mixing will be harmful for you; you must come out of it. But if you feel, "No, this is helpful to me," then continue for some time. Later on you will understand. Nothing should be imposed. §
As expressed in your discourses, the effectiveness of Vipassana meditation will last around five hundred years in this country. Then it will lose its effectiveness because it will get polluted through mixture with other techniques. Is this comment of yours based on the past history of the country or is it due to some weakness in the technique itself that it will start losing its effectiveness around five hundred years from now?
The technique is very strong. It does not become weak—that is out of the question. We weaken it because we are not strong. If we remain strong—that means the public remains strong, the meditators remain strong—certainly it will be effective for more than five hundred years. But from the experience of the past, we say that it should be available for at least five hundred years. If you start polluting it even now, within this generation, there is a danger that it won’t be there to serve people for even five hundred years.
The technique was lost partly because it began to be mixed with other things, and also because the teachers of Dhamma lost their pure lifestyle. Somebody sitting on a high Dhamma seat started expecting, "Everybody must pay respect to me. Everybody must give some donation. I am a selected person, a special person."
Because of this kind of feeling their life in Dhamma started degenerating. And when people have no respect for such a teacher, how can they have respect for the teaching, however good it may be?
These were the two reasons why the technique lost its efficacy after five hundred years. I would very much like the Dhamma to be there serving people for not only five hundred years, but for many hundreds of years. But I keep saying, "For at least five hundred years allow it to remain pure, and let the teachers also remain pure." § Living in society, a serious meditator has to participate in the rites, rituals or ceremonies of marriages, funerals and other such activities. In such situations what should the meditator do?
Participate, there is nothing wrong in that. You have to live with your family members, you have to live in society. If you start being antagonistic, this is not Dhamma. Give mettā. Keep giving mettā to them. And if you have to participate in these kinds of rites and rituals, deep inside keep experiencing the anicca that is going on while you are performing that rite and ritual. If you do that, there is nothing wrong.
When the time comes, the family members will also come to the stage where they understand that these rites and rituals are meaningless, that actually Dhamma is important. They will also become Dhamma people and start practising anicca. But don’t impose your ideas, don’t create any kind of friction.
In all the previous lives of the Bodhisatta, he practised vohāra kusala, that is, finding a proper course of action in difficult situations. You have to live in society as a householder, so you have to find out appropriate means that do not create any kind of antagonism with the members of the family or members of the society. You have to live very peacefully and harmoniously, and yet keep progressing in Dhamma. §
Practising Vipassana meditation for long years, many have been appointed as assistant teachers and senior assistant teachers. In spite of this, in quite a few of them there is no equanimity and humbleness in their behaviour or in their speech. In fact their ego has multiplied because of their knowledge and practice. What is the reason for this? Where is the mistake and how can it be rectified?
A person who has multiplied his or her ego has no knowledge of Dhamma, is not practising Vipassana. If one is practising Vipassana, one has the wisdom of Vipassana, one understands Vipassana, then the ego has to get deflated, it has to get dissolved. These two—the practice of Dhamma and ego—cannot go together.
If one is progressing in Dhamma, this means one is progressing in the understanding of anicca. The understanding of anicca will take one to the understanding of dukkha, and then to the understanding of anattā. More and more as one practises, the experience and the understanding of anattā becomes stronger. No attā, no ego. Anattā—egolessness. This is the yardstick to measure whether one is really progressing on the path of Dhamma or not—for a teacher or a student—but a teacher has more responsibility because he is sitting on the Dhamma seat.
At times it is quite possible that a student may have developed some negativity towards the teacher due to another reason. Then one starts seeing with the coloured glasses of negativity and finding fault with the teacher.
Everyone who sits on the Dhamma seat must always remain prepared: There will be people who will admire you, and those who will condemn you. Smilingly accept both. Keep your equanimity. Whenever admiration comes, understand, "Oh, they are admiring Dhamma. I am the same as before, but Dhamma has entered into me, and they are admiring Dhamma." And if somebody condemns you, first examine yourself, "Am I committing this mistake for which I am being condemned?" If the mistake is there, remove it. This is your job. In your own interest, remove it.
If you find that the mistake is not there, if you have examined yourself properly and still somebody is abusing you, denouncing you, then smile, give mettā to this person. Don’t have any kind of reaction of aversion. This is how one keeps growing on the path of Dhamma.
Teacher or student—whoever one may be—if you are to progress on the path of Dhamma, one important yardstick is, "Is my ego increasing or decreasing? If the ego is decreasing, I am on the right path. If it is increasing, I am not on the right path." §
Vipassana meditation is a double-edged sword. If not used properly, one can harm oneself. The Vipassana meditator sometimes begins to roll in the emotions of aversion, hatred, anger, craving. And those who come in contact with such a person are surprised that Vipassana is having a reverse effect. Where is the mistake? Kindly clarify how to get out of this state and remain alert.
Vipassana is not a double-edged sword, but the concentration of mind, the samādhi, is a double-edged sword. Samādhi can be micchā-samādhi or sammā-samādhi.
When practising, you go deeper, deeper to the stage where you can feel the deeper realities. Your mind gets sharper and sharper. With this sharp mind, if you generate mettā it will be so powerful. The entire atmosphere will get charged with the electricity of mettā because you are working at the depth of the mind and this sword has become now very sharp. It is cutting all the impurities of the atmosphere, and making it very pure and peaceful. With the same depth and the same sharpness of the mind, if you generate aversion, the entire atmosphere will be agitated by this aversion that you have generated.
It is quite possible that while meditating, or even after meditation during one’s day-to-day life, a feeling of aversion arises. Because of the old habit pattern of mind, aversion has arisen. Now the best thing for the meditator is to accept, "At the present moment, my mind is full of aversion—Sadosaṃ vā cittaṃ ‘sadosaṃ cittaṃ’ ti pajānāti. The mind which has now manifested itself is full of dosa, aversion. Just accept it, do nothing. Don’t try to push it out.
But at the same time start observing the sensations. Because whatever has come on the mind—sabbe dhammā vedanā samosaraṇā—is bound to manifest as a sensation on the body. The sensation on the body at this particular moment is related to the impurity that has arisen in the mind. Just accept this fact, "My mind at this moment is full of aversion. And see, these are the sensations, and I have been practising so long, so I know that they are impermanent. They come, they go away. Yes, they are anicca, anicca. So this aversion is also anicca, anicca. Let me see how long it lasts." Just keep observing it, don’t try to push it out.
Then you are like the awakened owner of a house. The thief who has entered the house will run away the moment he knows that the owner of the house is awakened. Now you are awakened: "See, the thief has come. Aversion has come." This aversion has come and it will go away. This is how to practise Vipassana properly.
If one is not practising Vipassana, but only training the mind to become sharp, this is not a healthy sign. Then your practice may go towards micchā-samādhi, not towards sammā-samādhi. §
Of the four levels of liberation—sotāpanna, sakadāgāmī, anāgāmī, and arahant— kindly tell us what stage you are in.
No stage! If you don’t want to walk with me, I cannot force you. Understand, the path of spirituality is a progressive development. I started a few years earlier, so I can say that I am a few steps ahead of you and I can teach you, "Come, this is how I am progressing. This is how I benefited from the path. You also come along. Keep trying."
The main thing is, if you find that there is something good in this person, in his teaching, then you should follow him. Otherwise, if you find that he is not an arahant, and feel, "I won’t follow this person," it is your decision. I don’t mind. § One last question, Guruji. Please enlighten us again on the duties and responsibilities of assistant teachers, trustees, and Dhamma servers.
There are a lot of duties and responsibilities, but no power, no authority. One should never start thinking, "Because I am a Dhamma server now, I have authority to govern all these students. I am like a policeman or policewoman; I will see to it that everyone acts according to the rules written in the Code of Discipline." With this kind of feeling one is not fit to serve.
Nor should one think, "I have become a trustee. I am not an ordinary member of this organization any longer. I have the authority to make decisions, whether they are good or bad." This person is not fit to be a trustee.
Nor should someone who has become an assistant teacher or a senior assistant teacher or a deputy teacher feel, "Now I am the authority! I can condemn anybody. If I have bad relations with a certain person, I can see that this person is removed." Then what sort of teacher are you? A fatherly feeling, a motherly feeling must develop, "I have been given this responsibility in order to develop the quality of a mother or a father looking after their own children. If one child has a defect, then my mettā, my compassion for that child is greater." Only responsibility and service. No authority.
Anybody who wants to progress on the path of Dhamma should understand that there is no authority, power or prestige at all. If one is expecting to gain these, it is better for this person to step down and work as an ordinary meditator. One should realize that the whole path is a path of selfless service, with no expectation of anything in return.
I keep saying: Śīśa utāre bhuīṅ dhare cale hamāre sātha. Cut off your head—cut off your ego—then come with me. If you do this, yes you are fit to come with me. Otherwise you can’t accompany me, you will drop out.
So whether one is a Dhamma server, a trustee, or an assistant—junior, senior or deputy—there should be no ego. When one thinks of authority and power, there is ego. When one thinks of service, humility is there. This quality should be in everybody. And I see that this quality is there. That is why Dhamma is spreading. And it will spread. I am quite confident about it. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.227.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập