Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 11 tháng 1 năm 1997 »»
Câu Hỏi: Chúng con có thể quan sát cảm giác ở trên thân với một ít sự bình tâm nhưng làm sao chúng con có thể quan sát ý nghĩ và cảm xúc với sự bình tâm được?
Trả lời: Không cần thiết phải quan sát ý nghĩ, chỉ chấp nhận sự thật là bây giờ có những ý nghĩ đang xảy ra ở trong tâm. Như vậy là đủ rồi. Bất cứ ý nghĩ hay cảm xúc nào nảy sinh trong tâm không thể nảy sinh mà không có cảm giác ở trên cơ thể. Khi các con tu tập với cảm giác, các con đang tập với tầng lớp gốc rễ của tâm. Các con thanh lọc tâm ở tầng lớp gốc rễ. Do đó hãy làm việc với cảm giác và hãy chấp nhận sự thật là có điều gì đang xảy ra và có xúc động ở trong tâm, chỉ như vậy thôi, không nên đi vào chi tiết của những ý nghĩ và cảm xúc.
Câu Hỏi: Trong lúc hành thiền nhiều khi con có vẻ như không có cơ thể và cơ thể con đang chuyển động trong không khí, con phải làm gì thưa thầy?
Trả lời: Các con có hơi thở ở đó, các con vẫn còn đang thở, điều này cho thấy rằng có cơ thể ở đó. Do đó hãy làm việc với hơi thở, hãy giữ tâm được bình tĩnh với hơi thở, hãy để cho tâm được chăm chú hơn, vi tế hơn, và nó sẽ bắt đầu cảm thấy cơ thể.
Câu Hỏi: Thầy giảng dạy giáo huấn của Đức Phật nhưng không gọi chúng con là phật tử. Tại sao thầy không giảng dạy về Dhamma của Phật giáo?
Trả lời: Để xem. Đức Phật không bao giờ giảng dạy về Dhamma Phật giáo. Ngài chỉ giảng dạy Dhamma. Thầy là ai mà giảng dạy Dhamma Phật giáo? Thầy chỉ là người con của Đức Phật và thầy nhận được di sản này từ Đức Phật. Do đó thầy giảng dạy đúng như những gì Đức Phật giảng dạy. Nếu chúng ta gọi là Dhamma Phật giáo thì nó chỉ dành riêng cho một cộng đồng nào đó thôi. Nhưng Dhamma không có giới hạn, Dhamma dành cho tất cả. Dhamma Phật giáo chỉ dành cho Phật tử, Dhamma Ấn giáo chỉ dành cho người theo Ấn giáo, và Dhamma đạo Jain sẽ chỉ dành cho những người theo đạo Jain. Việc này sẽ khiến nó có giới hạn, trong khi Dhamma là không có giới hạn. Do đó tốt hơn nên giảng dạy Dhamma mà ai cũng có thể thực hành và nhận được cùng một kết quả, cùng một lợi lạc.
Câu Hỏi: Thưa thầy, xin thầy cho biết sự khác biệt giữa nibbana – Niết bàn, pahanibana và pahapali nibana – hậu niết bàn và đại dư niết bàn?
Trả lời: Bất hạnh thay trong quốc gia này từ Nibbana được hiểu là nirvana trong ngôn ngữ ở đây, nó được hiểu một cách rất sai lầm. Hàng ngàn năm đã qua và người ta đã đánh mất phương pháp giúp cho các con chứng nghiệm được giai đoạn niết bàn trong cuộc đời này. Ở đây nghĩa của nó là sự chết. Thầy nhớ đến một trường hợp. Chỉ vài tháng sau khi thầy tới từ Miến Điện, có một thiền sinh tới đảnh lễ thầy, thầy nói: “Nguyện cho con sớm đạt được Niết bàn,” người đó rất là sốc và nói rằng: “Con tới đây để nhận được sự chúc lành của thầy để có một cuộc sống lâu dài, và thầy trù ẻo con là con sẽ chết sớm.”
Con người đáng thương đó đã không hiểu ý nghĩa của từ Nibbana. Ngay trong cuộc đời này, trong khi các con thực hành các con đã chứng nghiệm được những cái bên ngoài thân và tâm, đó là là nibbana.
Parinibbā¬a được dùng để chỉ khi một vị arahant qua đời, sau đó người này sẽ không còn tái sinh nữa.
Từ mahā-parinibbāna được dùng cho một mahāpuruśa như Đức Phật, khi ngài qua đời sẽ không còn tái sinh nữa. Đó là mahāparinirvāna.
Câu Hỏi: Hành thiền vào đêm trăng tròn và trăng non, những ngày thứ 8 trong âm lịch có lợi ích đặc biệt nào không, thưa thầy?
Trả lời: Luôn luôn có những lợi ích đặc biệt. Khi nào các con hành thiền các con sẽ nhận được lợi ích đặc biệt, nhưng các con phải hành thiền. Tất cả những điều lệ này để cho người ta ít nhất có thể tìm được thời gian để hành thiền trong một tuần. Đó là lí do lời khuyên này được đưa ra.
Câu Hỏi: Thưa thầy, tỏi và hành có ảnh hưởng gì đến sự hành thiền của chúng con không?
Trả lời: Các con hãy tự quyết định lấy. Nếu các con thấy nó có hại cho sự hành thiền của mình, bằng kinh nghiệm của chính mình, thì đừng dùng nó. Thầy biết bằng kinh nghiệm của chính thầy là nó không được tốt. Do đó thầy không dùng nó. Trong những trung tâm ở Ấn Độ, chúng ta không cho phép hành tỏi được dùng cho thiền sinh. Nhưng nếu các con thấy rằng nó không có ảnh hưởng cho các con thì không có sự ngăn cấm nào cả.
Câu Hỏi: Thưa thầy, Buddha-dhātu là gì? Gần đây chính phủ Ấn Độ hiến tặng cho chính phủ Thái Lan một số Buddha-dhātu, đó là gì thưa thầy? Có sự khác biệt nào giữa Buddha-dhātu, Dhamma-dhātu and Sangha-dhātu?
Trả lời: Những xá lợi còn lại sau khi Đức Phật qua đời và sau khi hỏa thiêu sẽ có những rung động riêng. Do đó trong những quốc gia mà Phật pháp được thực hành, người ta thường tỏ lòng tôn kính và cũng hành thiền với những rung động đó. Chính phủ này có một số xá lợi nên họ mang tới những quốc gia đó, người ta tỏ lòng tôn kính và một số người có thể hành thiền, đó là Buddha-dhātu.
Dhamma-dhātu là những rung động của dhamma. Dhātu có nghĩa là sự rung động attano sabhāva¬ dhāretī’ti dhammā. Mọi rung động đều có những đặc tính riêng của nó. Có sự rung động của dhamma bởi vì đó là đặc tính của dhamma. Khi các con hành thiền các con đang chứng nghiệm được Dhamma-dhātu đó.
Sangha-dhātu – không có cái gì gọi là Sangha-dhātu, nhưng sangha có nghĩa là những người thánh thiện. Do đó ở những người thánh thiện có những rung động mà họ tạo ra các con có thể gọi nó là Sangha-dhātu.
Câu Hỏi: Khi một người phục vụ dhamma ăn trước khi phục vụ cho thiền sinh có đúng không thưa thầy?
Trả lời: Để coi, nếu các con thấy đói và thấy còn lâu mới tới bữa ăn sáng thì hãy ăn trước. Chúng ta không phản đối gì cả. Bằng không sẽ luôn là tốt nếu các con phục vụ cho những người khách đã tới đây, rồi sau đó mới ăn.
Câu Hỏi: Thưa thầy, có sự khác biệt nào giữa đức tin tông phái, và đức tin dhamma?
Trả lời: Đức tin luôn luôn là tông phái, dhamma không có đức tin. Trong dhamma các con chứng nghiệm và rồi các con có lòng tin. Sẽ không có lòng tin mù quáng trong dhamma, các con phải chứng nghiệm rồi sau đó hãy tin những gì mà các con đã chứng nghiệm.
Câu Hỏi: Tâm của con vẫn còn tràn ngập đầy những dục vọng, kết quả là sự liên tục trong hành thiền không được duy trì. Xin thầy cho biết cách nào để thoát khỏi điều này?
Trả lời: Hãy chiến đấu cuộc chiến của chính mình. Dục vọng là những gì đã luôn luôn theo các con từ đời này qua đời khác, nó là một sankhara rất sâu đậm. Bất cứ khi nào dục vọng nảy sinh ở trong tâm không nên chìm đắm vào những đối tượng của dục vọng. Hãy chấp nhận sự thật là dục vọng đúng như dục vọng. Vào giây phút này tâm tôi đầy những dục vọng, hãy chấp nhận điều này và hãy xem cảm giác nào mà các con đang có. Vào lúc đó bất cứ cảm giác nào mà các con đã cảm thấy chiếm ưu thế ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy bắt đầu quan sát nó. Hãy hiểu anicca, anicca, đây không phải là vĩnh viễn, đây không phải là vĩnh viễn. Cái dục vọng đã tới cũng không vĩnh viễn, hãy để tôi xem nó tồn tại được bao lâu. Nếu các con làm như thế dục vọng sẽ trở nên mỗi lúc một yếu hơn và mất đi.
Câu Hỏi: Thiếu ý chí và lười biếng là một chướng ngại cho sự hành thiền của con. Xin thầy có thể cho con lời khuyên như thế nào?
Trả lời: Hãy phát triển ý chí. Ý chí mạnh, nếu các con yếu đuối và các con luôn không giữ quyết định của mình để hành thiền hàng ngày buổi sáng và buổi tối thì hãy quyết định là các con sẽ không ăn sáng nếu không ngồi thiền một tiếng. Các con có thể không ăn sáng được bao nhiêu ngày? Các con sẽ bắt đầu thực hành hàng ngày.
Còn riêng đối với sự lười biếng và sự uể oải, hãy xem xét chính mình. Nếu sự lười biếng vì thiếu ngủ thì hãy ngủ cho đủ, hãy làm cho mình tươi tỉnh. Nhưng nếu các con thấy rằng sự lười biếng v́ có những bất tịnh ở trong tâm khiến nó trở thành một rào cản cho các con, th́ hăy chiến đấu với nó, hãy thở mạnh trong một khoảng thời gian, rửa mặt bằng nước lạnh, đứng lên đi bộ bằng cách này hay cách khác hãy thoát khỏi chúng.
Câu Hỏi: Thưa thầy sự tái sinh sẽ diễn ra ngay lập tức hay sau một khoảng thời gian?
Trả lời: Ngay lập tức, không có khoảng cách nào cả.
Câu Hỏi: Sự ra đời bắt đầu từ lúc ở trong bụng mẹ hay chỉ sau khi đứa trẻ được sinh ra?
Trả lời: Ngay khi thụ thai, ngay lúc đó.
Câu Hỏi: Con có chỉ nên quan sát cảm giác và để cho dhamma lo liệu mọi thứ? Hay là con cũng có những nỗ lực bằng ý nghĩ hay bằng những cách khác để hiểu được anicca?
Trả lời: Không những chỉ bằng ý nghĩ mà bằng kinh nghiệm. Các con đang quan sát cảm giác và các con đang chứng nghiệm: “Hãy xem đây là vô thường.” Rồi nó sẽ hữu hiệu. Nếu các con chỉ chứng nghiệm cảm giác mà không hiểu rằng đây là vô thường thì làm sao các con có thể phát triển sự bình tâm, làm sao các con có thể phát triển panna.
Câu Hỏi: Chúng con nghe thấy một cái tháp rất lớn đang được xây cất ở Mumbai, mục đích của tháp này là gì, cái tháp này liên quan đến sự hành thiền của chúng con ra sao?
Trả lời: Cái tháp là cái tháp, nó chỉ được dùng để hành thiền. Bất hạnh thay, các con thấy rằng 2000 năm qua dân chúng ở trong quốc gia này phải nói rằng đã hoàn toàn đánh mất sự thật về Đức Phật và sự thật về giáo huấn của ngài. Không những chỉ mất mà thôi mà nó đã bị méo mó, bị sai lệch theo một kiểu cách làm cho dân chúng hiểu sai.
Bất hạnh thay đã có những đoạn phim về cuộc đời của Đức Phật chiếu trên truyền hình ở đây cho thấy đã đưa ra một sự lầm lẫn lớn hơn nữa. Thì làm sao chúng ta có thể đưa ra cho người khác những thông tin đúng đắn?
Bởi vậy có một ý tưởng là có một tòa nhà lớn và có những người giúp để hoàn thành kiến trúc này với một chỗ trưng bày về cuộc đời của Đức Phật và những giáo huấn của ngài sẽ được trưng bày ở đó. Người ta sẽ tới vì tò mò để tìm hiểu kiến trúc này là gì và họ sẽ nhận được tất cả những thông tin, hơn nữa nó sẽ được dùng để hành thiền.
May mắn thay chúng ta đã có thể nhận được một số những xá lợi thực sự của Đức Phật – Hội mahabodhi đã đồng ý là họ sẽ tặng cho chúng ta một số xá lợi mà họ có. Và một số khác đã được thủ tướng Tích Lan gửi tới để giữ ở đây. Do đó tất cả những thiền sinh nghiêm túc có thể ngồi thiền ở tháp và hành thiền. Thầy biết, với kinh nghiệm của chính thầy, sự rung động của xá lợi của Đức Phật rất mạnh mẽ, khiến cho toàn thể bầu không khí sẽ tràn đầy những rung động tốt đó. Hơn nữa kiến trúc sẽ là một kiến trúc hình tròn rất lớn đường kính khoảng 350 feet (khoảng 120m), và một tháp cao khoảng 110m. Khoảng 10.000 người có thể ngồi thiền ở đó. Rất có thể sẽ tới lúc người ta cũng muốn có anapana được giảng dạy ở đó, mặc dù chỉ được vài phút, cũng không sao. Chúng ta sẽ có anapana cho một số rất đông.
Bây giờ thầy sẽ giải thích rõ thêm một chút nữa về cái tháp này, đây không chỉ dành riêng cho một cái tháp. Bây giờ chúng ta gặp rất nhiều khó khăn tại đây. Ở Dhamma Giri, có rất nhiều đơn tham dự khóa thiền và người ta phải đợi, nhiều khi phải hàng tháng mới được hành thiền. Thầy rất tiếc về điều đó nhưng chúng ta không làm gì được. Nếu chúng ta cho phép hơn 500 người ở đây, nếu chúng ta xây dựng thêm chỗ ở thì trung tâm trở nên rất khó để quản lý. Nhưng nhu cầu lại rất lớn, chúng ta có thể làm gì được. Do đó, cùng với tháp này sẽ có một khu vực rất lớn. Bây giờ sự thảo luận đang diễn ra để có khoảng 100 mẫu nữa bên cạnh và đằng sau cái tháp sẽ có một trung tâm.
Ở đây tại Dhamma Giri, chúng ta có những khóa thiền cùng với nhau, khóa 30 ngày, 45 ngày diễn ra cùng một lúc với khóa 10 ngày. Chúng ta biết rõ rằng những thiền sinh tham dự khóa dài ngày, những khóa thiền rất sâu đã bị xáo động, bị quấy rầy khi những thiền sinh của khóa thiền 10 ngày tới. Riêng về sự rung động mà nói là không được tốt lắm. Do đó thầy thấy rằng rất cần thiết chúng ta phải có thêm một trung tâm, nơi chỉ có khóa thiền lâu ngày diễn ra.
Hai khóa thiền song song không bao giờ nên xảy ra cùng một lúc, hoặc là ở đây hay ở đó, ở giữa Mumbai và Igatpuri. Sẽ chỉ có một khóa thiền dài ngày hoặc khóa thiền 10 ngày. Khoảng cách giữa Mumbay và Igatpuri là một giờ hoặc một giờ rưỡi sẽ tới lúc có thể trung tâm này sẽ chỉ có khóa dài ngày và trung tâm khác sẽ chỉ có khóa 10 ngày. Chúng ta sẽ dàn xếp để có những khóa thiền giống như vậy.
Và có một lý do khác, lý do thứ ba, là thầy của các con đã trở nên già yếu, tóc đã bạc. Do đó thầy có cảm tình với những người đang già yếu, một số người già yếu muốn sống cuộc đời còn lại trong một môi trường dhamma, do đó chúng ta sẽ có cái làng dhamma. Giữa tháp và trung tâm này sẽ có một làng dhamma, nơi người ta có chỗ ở riêng. Và trong môi trường dhamma đó sẽ có chỗ ở cho những thiền sinh được sống thoải mái. Họ sẽ có một căn nhà nhỏ, một số chung cư hai phòng ngủ, một phòng khách, một nhà bếp..v.v.. Rồi cũng sẽ có chỗ ở cho những người không có điều kiện nhưng vẫn muốn sống ở đó, sẽ có những cơ sở cho những người này. Họ có thể tới và ở lại trong một hoặc hai tháng hay ở lại cả đời, không có gì cấm cản cả.
Rồi cũng có nhà dưỡng lão mà không phải trả tiền. Toàn thể môi trường của viện dưỡng lão sẽ tràn đầy dhamma. Trong ngôi làng Vipassana và viện dưỡng lão chỉ có những người hành thiền mới được ở, không có một ai khác. Toàn thể môi trường sẽ phải là môi trường dhamma, và trong nhà dưỡng lão không được tính tiền, các con sẽ có được thực phẩm, chỗ ở và tất cả những phương tiện để hành thiền. Sẽ có một thiền đường, có lẽ một tháp sẽ được xây cất và các con có thể hành thiền được dễ dàng.
Một việc quan trọng khác sẽ được phát triển ở đó là một viện nghiên cứu rất lớn. Ở đây, tại Dhamma Giri thiền sinh tới để học Pali. Chúng ta biết rằng họ đã gặp phải nhiều khó khăn, họ đã phải chuyển chỗ ở từ chỗ này qua chỗ khác, chúng ta không có đủ chỗ ở cho tất cả những nhà nghiên cứu tiếng Pali. Và khi họ ở với nhau một thời gian dài, họ phải làm công việc phục vụ dhamma, nhiều khi ban quản trị nghĩ rằng họ chỉ học tiếng Pali một hay hai giờ một ngày, do đó họ bắt buộc phải làm những việc khác. Điều này gây khó khăn cho họ. Do đó sẽ có một viện nghiên cứu, nơi đó họ có thể làm việc và nghiên cứu tiếng Pali, tiếng Sankhit, tiếng Hindi, bất cứ ngôn ngữ nào họ thích, cũng như là lời lẽ của Đức Phật một cách chi tiết. Và họ sẽ có tất cả những nhu cầu, chỗ ở. Toàn bộ bầu không khí sẽ khiến cho người hành thiền có thể làm việc tốt hơn và được chủ động hơn. Do đó kế hoạch cũng dành cho mục đích này. Đây là giấc mơ của thầy các con. Thầy hi vọng rằng nó sẽ được thực hiện.
Câu Hỏi: Sammāsambuddha là người đã tái khám phá phương pháp Vipassana, điều này có nghĩa là không có một thiền sinh nào có thể trở thành một sammāsambuddha phải không?
Trả lời: Tại sao là không? Một người hành thiền có thể trở thành một sammāsambuddha nhưng cần thời gian. Đó không phải là việc dễ dàng. Khi chúng ta nói rằng một sammāsambuddha tái khám phám phương pháp, điều đó có nghĩa là một ai đó đã trở thành một sammāsambuddha, chỉ qua thời gian phương pháp này đã biến mất, bằng không ngài không phải là một samma sambudha. Ngài phải tái khám phá ra một cái gì đã hoàn toàn biến mất, do đó ngài sống một kiếp sống cuối cùng vào thời điểm phương pháp Vipassana đã hoàn toàn biến mất trên thế giới, và ngài đã tái khám phá ra nó.
Câu Hỏi: Thưa thầy dựa theo tiên tri của vị sư Mogaliputta Tissa, một bodhisattva – (một vị Bồ Tát) sẽ một lần nữa làm chuyển động bánh xe dhamma vào 2500 năm sau sự qua đời của Đức Phật Gotama, đó là vị nào và ai là vị Bồ Tát đó?
Trả lời: Sự thật là bây giờ bánh xe dhamma đã bắt đầu chuyển động, dhamma đã bắt đầu, chỉ như vậy thôi. Tại sao phải quan tâm ai đã bắt đầu nó. Rồi các con sẽ bắt đầu bày tỏ sự tôn kính đối với người này, và cầu nguyện, trông đợi một cái gì đó từ người đó.
Câu Hỏi: Thưa thầy Vipassana có được coi là sự thực hành lời giảng dạy của Krishnamutri không?
Trả lời: Vipassana là đường hướng thực tiễn của Đức Phật. Krishnamutri cũng có thể có sự trợ giúp của Đức Phật, nhưng đây là lời giáo huấn của Đức Phật, Đây là phương pháp của Đức Phật.
Câu Hỏi: Thưa thầy có phải metta là một dạng năng lượng không? Nó có giới hạn không? Số lượng của metta có tăng hay giảm theo thời gian không?
Trả lời: Để coi. Mọi người đều tạo ra metta, do đó nó tăng và giảm tùy theo khả năng của từng cá nhân. Nếu cá nhân đó trở nên mỗi lúc một thanh tịnh hơn, metta trở nên mỗi lúc một mạnh hơn. Nếu tâm của một người hành thiền yếu đuối và tràn đầy bất tịnh thì metta rất yếu. Metta là do người hành thiền tạo ra.
Câu Hỏi: Một bậc giác ngộ nhớ lại kiếp quá khứ của mình, điều này có nghĩa rằng cái tâm thực sự đi theo sự trôi chảy của sankhara từ đời này sang đời khác không?
Trả lời: Chắc chắn là như thế. Đó là cái tâm trôi chảy từ đời này sang đời khác mang theo cả những sankhara này. Khi chúng ta tới một giai đoạn đạt được những sự thanh tịnh như thế ta phát triển khả năng nhớ lại những kiếp quá khứ, sự thật về cuộc đời quá khứ. Ta chắc chắn sẽ đạt tới giai đoạn như thế.
Câu Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa nama và citta?
Trả lời: Không có, nó chỉ là sự khác nhau về tên gọi. Tâm là: mana, citta, and viññā¬a. Cả ba có cùng một ý nghĩa.
Câu Hỏi: Tại sao cái khăn phủ ghế của thiền sư là trắng, và của thiền sinh là xanh?
Trả lời: (cười lớn) có sự khác biệt giữa thiền sư và thiền sinh, do đó cái khăn phủ cũng phải khác nhau.
Câu Hỏi: Con làm việc 5 tháng trong một năm cho một công việc mà con rất thích, phần còn lại của năm con có thể phục vụ tại trung tâm mà con cũng rất thích. Nhưng con cảm thấy vô trách nhiệm bởi vì con không tiết kiệm cho tương lai. Thầy có nghĩ rằng phục vụ nhiều thời gian ở trong trung tâm là tốt không?
Trả lời: Nếu các con cảm thấy là mình vô trách nhiệm thì tốt hơn nên có trách nhiệm hơn. Tại sao các con lại cảm thấy vô trách nhiệm? Nếu các con cảm thấy rằng các con đã không tiết kiệm đủ cho tương lai của các con, thì thay vì 5 hay 6 tháng hãy làm thêm 1 tháng nữa và có đủ tiền cho tương lai, thời gian còn lại dành để phục vụ.
ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India January 11, 1997
Questioner: We are able to observe the sensations on the body with some equanimity. But how do we observe thoughts and emotions with equanimity?
Goenkaji: It is not necessary to observe the thoughts. Only accept the fact that now there is some chattering going on in the mind; that is good enough. Any thought or emotion that arises in the mind can’t arise without a sensation on the body. When you are working with the sensations you are working at the root level of your mind. You are purifying your mind at the root level. So be with the sensation, and just accept the fact that some chattering or emotion is going on, that is all. Don’t go into the details of the thoughts or emotions. §
While meditating sometimes it appears as if I have no body, and my body is moving around in the air. What should I do?
You have breath all right, you are still breathing! That shows the body is there, so work with the breath. Keep the mind calm with the breath; let it become more attentive, more subtle, and it will start feeling the body. §
You expound the teachings of the Buddha but don’t call them Buddhist. Why don’t you disseminate the Buddhist Dhamma?
Well, Buddha never taught Buddhist Dhamma. He taught only Dhamma. Who am I to teach Buddhist Dhamma? I am just a son of Buddha and I got this as an inheritance from Buddha. So I must teach exactly as Buddha taught. If we call it Buddhist Dhamma then it will remain limited to a certain community only. But Dhamma is unlimited, it is for all. The Buddhist Dhamma will be for the Buddhists, Hindu Dhamma will be for the Hindus, and Jain Dhamma will be for the Jains. It makes it limited, whereas Dhamma is unlimited. So it is better to teach Dhamma, which anybody can practise and get the same results, same benefit. §
What is the difference between nibbāna, parinibbāna, and mahāparinibbāna?
In this country unfortunately the word nibbāna, which is nirvāna in the language here, is very wrongly understood. Thousands of years have passed away, and people have lost the technique by which you can experience this nibbānic stage within this life. So here the meaning has been taken as death.
I remember a case just a few months after I came from Burma, where a student came and paid respect to me. I said, "May you get nibbāna soon." And he was shocked, "I have come here to get from you a blessing of long life, and you are cursing me that I should die soon!"
Poor person, he didn’t know the meaning of the word nirvāna. Within this life while practising you experience something beyond mind and matter; that is nibbāna. Parinibbāna is used for when an arahant dies. After that there is no more birth for this person. And mahā-parinibbāna is for a mahāpuruśa like Buddha. When he dies there is no more birth; that is mahāparinirvāna. §
Is there any special benefit gained by meditating on the full moon night and new moon night, and on the eighth day of the lunar cycle?
There is always special benefit. Whenever you meditate, you get special benefit from it. But you have to meditate. All these rules were made so that at least once a week people would find time for meditation. That is why this advice was given. §
Do garlic and onions affect our meditation?
Well, decide for yourself. If you see it is harming your meditation through your own experience, leave it. I know with my own experience, that it is not very good, so I don’t like to take it. In the Indian centres we don’t allow it for students, but if you feel it is all right for you, there is no restriction. §
What is Buddha-dhātu? Recently the government of India gave a gift to the government of Thailand of some Buddha-dhātu. What is that? What is the difference between Buddha-dhātu, Dhamma-dhātu and Sangha-dhātu?
Whatever relics were left after the Buddha’s passing away and cremation have their own vibrations. So in countries where Buddha Dhamma is being practised people would like to pay respect, and also to meditate with that vibration. This government has some of these relics, so they take them to those countries and people pay respect, and some might meditate. That is Buddha-dhātu.
Dhamma-dhātu is Dhamma vibration. Dhātu means vibration—attano sabhāvam dhāretī’ti dhammā. Every vibration has its own nature. So, there is a Dhamma vibration because of the Dhamma nature. When you meditate you are experiencing that Dhamma-dhātu.
Sangha-dhātu—there is no such thing as Sangha-dhātu. But sangha means saintly people. So saintly people—the kind of sensations or vibrations they are generating— you may call that Sangha-dhātu. §
At my home if the morning chanting tape is played, is it necessary to meditate?
When you are listening to these chantings and at the same time you are aware of what is happening within you, it will have a better effect. But when you are meditating it is not essential that you play a chanting tape. §
Is it proper for Dhamma servers to take a little refreshment before serving the students?
Well, if you are very hungry and feel it will be too long a time before your breakfast, take it, we don’t object. But otherwise, it is always good if you first serve the guests who have come, and then take your food. §
What is the difference between sectarian beliefs and Dhamma beliefs?
Beliefs are always sectarian. Dhamma has no belief. In Dhamma you experience, and then you believe. There is no blind belief in Dhamma. You must experience and then only believe whatever you have experienced. §
My mind still remains immersed in lust, as a result of which the continuity of practice is not maintained. Kindly suggest a way out.
Fight out your battle. Lust is something which keeps on following you from life to life. It is a very deep sankhāra. Whenever lust arises in the mind, don’t get involved in the object of the lust. Just accept the fact: lust as lust. "At this moment my mind is full of lust." Accept this, and see what sensation you have. At that moment whatever sensation you are feeling predominantly anywhere in the body, start observing it— understanding anicca, anicca, this is not permanent, this is not permanent. This lust that has come is also not permanent, let me see how long it lasts. If you do this, the lust becomes weaker and weaker and passes away. §
Lack of will-power and laziness are obstructing my meditation. Could you kindly give me some advice.
Develop will-power, strong will-power. If you are so weak that you keep on breaking your decision to meditate every day in the morning and evening, then decide that you won’t take your breakfast without having sat for one hour. How many days will you miss your breakfast? You will start practising daily. And so far as laziness or drowsiness is concerned, just examine yourself. If the laziness is because of lack of sleep, then sleep for some time. Get refreshed. But if you find this laziness is because of your mental impurity which has become a barrier for you, then fight it out. Have hard breathing for some time, sprinkle some cold water on the eyes, stand up, walk. Somehow or the other, get rid of it. §
Does a being take rebirth immediately, or after some time?
It is immediate, there is no gap.
Does the birth start in the womb or after the child is born?
As conception happens, at that moment. §
Should I only observe the sensations and let Dhamma do the rest? Or should I also make a conscious effort by thought or by other ways to understand anicca?
Not only by thought, but by experience. You are observing sensations and you are experiencing, "Well look, it is anicca." Then it works. If you are just experiencing sensation and you don’t understand, "This is impermanent," how will you develop equanimity, how will you develop paññā? §
We have heard that a large pagoda is being built near Mumbai. What is the purpose of this pagoda? How is it related to our meditation?
The pagoda is a pagoda, and it will be for meditation. You see, unfortunately during the last 2,000 years people in this country have lost, I will say really totally lost, the truth about Buddha and the truth about Buddha’s teaching. Not only lost, but distorted it in a way that misleads people. Unfortunately there have been some episodes of the Buddha’s life shown on TV here, which have created more confusion.
Then how can we give people the correct information?
So an idea came to have a huge monument—and there are people to help to get it done—with a gallery where Buddha, his life and his teaching will be shown. People will come out of curiosity to find out what this monument is, and they will get all this information.
Moreover, it will be used for meditation. Fortunately we have been able to procure some genuine relics of Buddha. The Mahabodhi Society has agreed that they will give some part of the relics that they have. And some have been sent by the Prime Minister of Sri Lanka to be kept there. So all serious students can sit in that pagoda and meditate. And I know with my personal experience: The vibration of Buddha relics is so strong that the whole atmosphere will get charged with that. Moreover, it will be a huge area—about 350 feet in diameter, a circular hall under a 350-foot-high pagoda. About 10,000 people will be able to sit there. Quite possibly a time may come when people would like to have Anapana taught—even for a few minutes. All right, we might give mass Anapana.
Let me explain a little more about this pagoda project. This is not only for a pagoda. Now we have so much difficulty here at Dhamma Giri. Applications come in such large numbers and people have to wait sometimes for months to get their turn. I feel very sorry because of that, but we are helpless. If we allow more than 500 people here—if we construct more buildings—the centre will become so difficult to manage. But there is so much demand. What can be done? So along with this pagoda there will be a huge area—negotiations are going on now—of about 100 acres or more. Besides the pagoda, behind it, there will be a centre.
Here at Dhamma Giri we have simultaneous courses—30-day courses, 45-day courses, along with simultaneous 10-day courses. I know very well that students who are taking such long, deep courses are disturbed when the ten-day students come—vibration-wise it is not very helpful. So I feel it is necessary that we must have a centre where only long courses are given. Two courses should not be given simultaneously. Either here or there will be only long courses, or at a centre between Mumbai and Igatpuri—say about one or one and a half hours away from Mumbai and about one and a half hours from Igatpuri. At times maybe one centre will have only long courses, and the other will have regular courses. At times the other centre will have long courses, and this centre will have shorter ones. We will distribute the work like that. That is another reason.
A third reason cropped up: Your Teacher is getting old, white-haired. So he has sympathy for people who are getting old. Many elderly people want to spend the rest of their life in a Dhamma atmosphere. So we are going to have a Dhamma village. Between the pagoda and this centre there will be a Dhamma village where people will own their own residences. And in that atmosphere of Dhamma there will be residences for people who are comfortably off—they can have some small mini-farmhouses, some bungalows, two bedrooms, one drawing room, a kitchen, etc.
There will also be accommodation for people who cannot afford that much but want to live there. There will be all sorts of facilities for people. They can come and stay there for one or two months, or stay for the whole life; there is no objection. There will also be an old age home where no money is involved. The whole atmosphere in this old age home will be suffused with Dhamma. In the Vipassana village and old age home only Vipassana meditators will stay, nobody else. The whole atmosphere must be a Vipassana atmosphere. In the old age home where no money is involved, you get your food, your residence and all facilities for meditation. There will be a Dhamma hall, perhaps a pagoda will be constructed, and you can meditate very easily.
Another important thing that is going to develop there is an institute on a big scale. Here at Dhamma Giri people come to learn Pāli. We know what difficulty they have to face. Even for their residence they have to keep moving from one room to the other. We don’t have sufficient residences for the Pāli scholars. And when they are living here for a long time, people expect them to be doing Dhamma service. Sometimes the management think they are just learning Pāli for one or two hours a day so they should be doing other things as well. It can put a big burden on them. So there will be an institute where they can work and study Pāli, Sanskrit, Hindi, whatever they like, and the words of Buddha in detail; and they will get good accommodation, their own residences. The whole atmosphere will be such that meditators can work better and be their own masters. So the plan is also for this purpose. This is a dream of your Teacher. I hope it will be fulfilled. §
A sammāsambuddha is a being that rediscovers the technique of Vipassana. Does it mean that no meditator can ever be a sammā-sambuddha?
Why not? A meditator can be a sammāsam-buddha but it takes time, it is not easy. When we say that a sammāsambuddha rediscovers the technique, that means somebody becomes a sammāsambuddha only at a time when the technique is totally lost. Otherwise he is not a sammāsambuddha. He has to rediscover something which is totally lost. So he takes his last birth at a time when the technique of Vipassana is totally lost in the world and he rediscovers it. §
According to the prophecy of the monk Mogaliputta Tissa, a bodhisattva was going to set in motion the Dhamma wheel once again from Jambudīpa 2,500 years after the mahāparinibbāna of Gotama the Buddha. What was the year and who was that bodhisattva?
Who was that bodhisattva? The truth is that now the dhammacakka has started, Dhamma has started. That is all. Why worry about who started it? Then you may start paying respect to this person, and praying and expecting something from him. §
Can Vipassana be called the practical teaching of J. Krishnamurti?
Vipassana is the practical teaching of Buddha. J. Krishnamurti also might take some help from Buddha, but it is Buddha’s technique. §
Is mettā some sort of energy? Is it limitless? Does the amount of mettā increase and decrease over time?
Well, every individual generates mettā. So it increases and decreases according to the capacity of the individual. If the individual becomes purer and purer, the mettā becomes stronger and stronger. If the mind of the meditator is very weak or full of impurity, then the mettā is very weak. It is generated by the meditator. §
An enlightened being remembers his or her past lives. Does that mean that the mind actually follows the flow of sa�khāras from life to life?
Certainly. It is the mind which flows from life to life carrying all these sankhāras. When one reaches the stage where one gets such purity, one develops the power to remember situations from past lives—the truth of past lives. One can certainly reach that stage. §
Is there any difference between mana and citta?
No. It is just a difference in nomenclature. Mind—mana, citta, and viññāna—all three have the same meaning. §
Why are the seat covers of ATs white and those of students blue? [Laughter] [Laughs] There is a difference between ATs and the students, so the seats must also be different. §
I work for five months of the year in a job which I like very much. The rest of the year I can serve at a centre, which I also like very much to do. But I feel irresponsible because I am not saving for the future. Do you think it is good to spend a lot of time in centres?
Well if you feel irresponsible then better be responsible. Why do you feel irresponsible? If you feel that you must save something for your future, then instead of working for five or six months, work a month more and get that money for your future, and the rest of the time serve. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.41.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập