Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, Ngày 4 tháng 3 năm 1990 »»
Câu hỏi: Xin thầy giải thích tại sao chúng ta có cảm giác khó chịu trong lúc hành thiền?
Thầy Goenka: Có nhiều loại cảm giác khác nhau với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các con không quen ngồi chéo chân trong một thời gian dài con có thể cảm thấy cảm giác đau đớn khi các con bắt đầu ngồi bởi tư thế đặc biệt đó. Hoặc là có cảm giác khó chịu bởi vì thức ăn mà các con đã ăn, hoặc cảm giác khó chịu bởi bầu không khí xung quanh các con. Ví dụ :Nếu thời tiết nóng, chúng ta cảm thấy nhiều thì hơi nóng trong cơ thể. Có thể có nhiều lý do cho cảm giác khó chịu.
Một lý do khác cho những cảm giác khó chịu là những sankhara tích lũy trong quá khứ. Nếu các con hành thiền một cách đúng đắn, sức mạnh của những rung động anicca-sanna (ý thức sự vô thường) sẽ mạnh đến nỗi tất cả những sự bất tịnh trong tâm sẽ bị lay động và trồi lên trên bề mặt từng mảng lớn. Khởi đầu là những sankhara thô thiển trên mặt và chỉ khi nào chúng hoàn toàn bị diệt trừ thì các con mới đạt đến giai đoạn của sotapanna (nhập lưu). Nó giống như đang quét nhà, lần đầu những rác rưởi lớn, to sẽ được quét đi, kế đến sẽ quét được những vật nhỏ hơn và lần thứ ba sẽ quét được những bụi mịn, khi các con quét với một cái chổi mềm thì những bụi mịn hơn sẽ được quét đi và cuối cùng khi các con lau sàn nhà thì những bụi bặm mịn hơn nữa sẽ được rửa sạch. Tương tự như thế trong Vipassana khi các con tập di chuyển từ thô thiển đến vi tế và tới vi tế nhất. Đây là luật tự nhiên.
Câu hỏi: Tông phái có vẻ là hình thức khác của phân biệt giai cấp, thưa thầy làm sao để tránh khỏi những điều này?
Trả lời: Đối với thầy tông phái tệ hại hơn là phân biệt giai cấp, phân biệt dựa trên giai cấp là điều tệ hại nhưng chỉ có giới hạn ở trong Ấn Độ. Tông phái bây giờ đã trở nên phổ quát.
Mọi nơi người ta chỉ quan tâm tới tông phái của họ và cho rằng “Tông phái của tôi là hay nhất!” Đối với họ tông phái của họ đã trở thành Dhamma.
Dhamma là luật tự nhiên, nó phổ quát, không có thể thuộc về một tông phái đặc biệt nào đó. Nếu ta tạo ra bất tịnh trong tâm, ta chắc chắn trở nên khổ sở. Ta có thể tự cho mình là người theo Ấn giáo, Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo nhưng điều này không thay đổi bởi vì nó là luật tự nhiên. Tương tự như thế, nếu ta diệt trừ được những bất tịnh của lobha, dosa, moha (thèm muốn, chán ghét và vô minh) trong tâm, ta chắc chắn cảm thấy được giải thoát và bình an.
Ta có thể tự cho mình là người mộ đạo nhưng không có một chút Dhamma nào cả, trong trường hợp đó cái nhãn hiệu này là vô nghĩa. Nếu bất cứ ai từ bất cứ tôn giáo nào mà tràn đầy Dhamma và là một người tốt thì người này sẽ giúp tạo thành một xã hội lành mạnh. Chừng nào tông phái còn tiếp tục hiện diện sẽ không có bình an trên thế giới. Cũng giống như vậy, chừng nào phân biệt giai cấp còn tồn tại trong quốc gia này thì sẽ không có bình an tại đây.
Đức Phật đã phá giai cấp và nói: một người không phải là một brāhmana (một giai cấp cao nhất) chỉ bởi vì người đó được sinh ra bởi cha mẹ là một brāhmana, một người trở thành một brāhmana chỉ bằng cách thanh lọc tâm. Một người được gọi là śūdra (giai cấp ti tiện) bởi vì họ được sinh ra trong một gia đình śūdra có thể trở thành một brāhmana bằng cách thanh lọc tâm.
Do đó hãy tiếp tục chú trọng tới Dhamma và tiếp tục giải thích rằng cả tông phái và giai cấp đều là kẻ thù của Dhamma. Bất kể ta thuộc giai cấp hay tôn giáo nào, nếu ta không quan tâm tới việc sống một cuộc sống sila, samadhi và panna, ta đã phí phạm đời mình, tự làm hại mình và hại người khác.
Nếu các con củng cố trong sila, samadhi và panna, thì bất kỳ con thuộc một tôn giáo nào, con là một người tốt, giải thoát và thiện lành, và những người tốt sẽ tạo ra một xã hội tốt lành.
Điều này cần được nhấn mạnh không phải chỉ bằng cách thảo luận hay thuyết pháp, mà bằng cách thực hành. Bất cứ ai đã bắt đầu thực hành Vipassana sẽ thấy sự tự hào về mình, tự hào về tôn giáo của mình là vô ích nếu ta không thực hành sila, samadhi và panna; Và nếu ta đã thực hành điều này ta có thể thuộc về bất cứ tôn giáo nào.
Câu hỏi: Một người Hồi giáo, theo đạo Jain hay Hồi giáo có thể tham dự vào những nghi lễ tôn giáo ở chỗ thờ phụng của họ mà vẫn có thể tiến bộ trong Dhamma được không?
Trả lời: Được. Nếu các con hiểu Vipassana một cách đúng đắn, mặc dù các con đã tham dự những lễ nghi tôn giáo các con sẽ hiểu rằng những cái này là vô nghĩa và không có thực chất. Nếu gia đình các con cử hành các nghi lễ này, đi tới những chỗ gọi là chỗ thờ phụng với họ để có sự liên hệ tốt lành. Các con không nên tạo ra những rạn nứt nảy sinh, nếu các con phải cúi lạy, được, hãy cúi lạy.
Nhưng các con cúi lạy như thế nào? Chúng ta được vị thầy của thầy dạy rằng: chúng ta không bao giờ được cúi lạy một cách máy móc. Khi chúng ta cúi lạy lần thứ nhất các con ý thức được cảm giác ở trên đỉnh đầu và hiểu được anicca, lần thứ hai các con cúi lạy các con hiểu được dukkha, lần thứ ba các con cúi lạy và hiểu được anatta.
Bất cứ khi nào ta cúi lạy và hiểu được anicca, dukkha, anatta tại tầng lớp thực nghiệm ta cúi lạy Dhamma và không có hại gì cả. Nhưng nếu các con tin rằng cúi lạy một bức tượng ở chùa, đền thờ, nhà thờ sẽ giải thoát các con khỏi khổ đau, các con không phải là một người hành thiền Vipassana tốt.
Chúng ta không thể nói một chỗ thờ phượng nào đó là tốt hay xấu, sự rung động tùy thuộc vào loại người nào tới đó. Khi ta được vững mạnh trong việc cảm thấy cảm giác ở bên trong, ta bắt đầu thấy được cảm giác ở bên ngoài nữa. Một giai đoạn sẽ tới là khi: nếu có hai người ngồi trước mặt con mà bề mặt trông có vẻ giống nhau nhưng một người thì đang bừng bừng với sự bất tịnh ở bên trong và người kia thì bình an và an tĩnh. Các con sẽ cảm thấy hơi nóng truyền ra từ một người và những rung động tươi mát phát ra từ một người khác.
Đây là những giai đoạn cao hơn, mọi người phải đạt tới giai đoạn cao hơn và bắt đầu cảm thấy cảm giác của những rung động ở xung quanh. Thầy của thầy có một cách riêng để khảo xét xem một thiền sinh có được phát triển trong Dhamma hay không. Một cuộc trình diễn của người Mỹ được gọi là “Holiday on ice” (ngày nghỉ trên đá) đã được diễn ra ở Rangon trong khi thầy đang tham dự một khóa thiền. Ngài nói với các con của thầy là họ nên mua vé cho các con tới xem vào ngày cuối khóa thiền. và vào ngày đó, thầy nói với thầy: “Goenka, các con của con đã mua vé cho con đi xem cuộc trình diễn do đó hãy đi với họ.”
Thầy tự nghĩ: “Ta mới tham dự một khóa thiền và bây giờ Sayagyi lại đề nghị ta đi xem một cuộc trình diễn nơi các cô gái hở hang đang nhảy múa và tạo ra đam mê, chắc phải có một lý do cho việc này.” Và thầy đồng ý.
Chúng tôi ngồi ở hàng ghế đầu và ngay khi ngồi xuống sự rung động tệ hại đến nỗi tôi cảm thấy nôn nóng và muốn ói mửa. Chúng tôi không thể ở quá 2 phút. Ngày hôm sau chúng tôi đến trung tâm và Sayagyi hỏi thầy:
“Goenka, các con có thấy thích Holiday on ice không?”
“Ồ, thưa thầy…”
“Con đã cảm thấy gì?”
Bởi vậy, thầy nói với ngài: “Sadhu, sadhu, sadhu”
Thầy trả lời “Thầy gửi con tới đó để xem con có bắt đầu cảm thấy được những cảm giác không chỉ ở bên trong mà cả ở bên ngoài nữa.”
Vào cuối một khóa thiền khác, ngài phái thầy đi tới Shwedagon Pagoda trước khi về nhà. Trước đây Ngài chưa bao giờ nói với thầy đi tới Shwedagon, do đó thầy thắc mắc mục đích này là gì? Thầy phải tới một cầu thang đặc biệt, tới một chỗ có một bức tượng đặc biệt và cúi lạy bức tượng đó trước khi trở về nhà.
Biết rằng thầy của mình không nói thầy tới đó mà không có lý do, thầy đồng ý. Shwedagon Pagoda (Tháp Shwedagon) là một chỗ tuyệt vời, nơi xá lợi của Đức Phật được thờ phụng. Thầy đã tới đó nhiều lần để hành thiền trên một chỗ cao và thầy đã biết rằng nơi đó có những rung động tuyệt vời.
Nhưng điều gì xảy ra lần đó, khi thầy cúi lạy thầy thấy mình không thể ngẩng đầu lên được, nó giống như là có chì lỏng đổ xuống cột xương sống của thầy. Thầy có một cảm giác nặng nề đau đớn rất mãnh liệt và cảm giác đó tồn tại 24 tiếng đồng hồ.
Chiều hôm sau thầy tới với vị thầy và ngài hỏi thầy:
“Hôm qua con có đi tới Shwedagon Pagoda hay không?”
“Dạ, thưa thầy, có”
“Chuyện gì đã xảy ra?”
Thầy không trả lời bởi vì Sayagi là một Phật tử từ lúc mới sinh ra và thầy nghĩ rằng nếu thầy diễn tả lại những kinh nghiệm thì thầy sẽ đau lòng. Nhưng ngài cố tra hỏi và thầy phải nói sự thật. Thầy nói với ngài: “Thưa thầy, bây giờ con không thể cúi lạy được, lưng của con thì cứng ngắc”
“Sadhu, sadhu, sadhu.” Thầy gửi con tới đó để xem con cảm thấy những gì. Người ta tới chỗ đặc biệt đó chỉ để sinh ra thèm muốn, họ cầu mong điều này điều nọ và rồi nhấc một viên đá ở đó lên. Nếu viên đá cảm thấy nhẹ, ý muốn của người cầu mong sẽ được thỏa nguyện, nếu viên đá cảm thấy nặng nề, ý nguyện không được thành tựu. những rung động nào có ở cái chỗ đó? Chỉ có thèm muốn.”
Một thiền sinh Vipassana thuần thục phải có khả năng phân biệt được những rung động thế này, thế kia, hay người này người kia. Nhưng không nên bàn luận về những gì mình cảm thấy, bằng không ngã mạn sẽ gia tăng. Khi các con cảm thấy một rung động xấu ở nơi nào đó, không nên nói với ai, chỉ mỉm cười ban metta và ra về. Cho dù các con có tới chùa, một đền thờ Hồi giáo hoặc nhà thờ cũng không có gì khác biệt cả. Hãy cảm nhận sự rung động, nếu sự rung động tốt thì tốt, nhưng nếu sự rung động không tốt thì cũng không lên án, chỉ mỉm cười ban metta và ra về. Một người hành thiền Vipassana phải luôn nhớ trong đầu rằng: sự bình tâm đối với những rung động ở bên trong sẽ có thể đưa ta tới mục đích cuối cùng.
Câu hỏi: Tại Ấn Độ, tụng niệm, đọc chú, tưởng tượng là một phần quan trọng trong việc hành thiền. Tại sao thầy lại nhấn mạnh là chúng ta không nên bận tâm tới những việc này và trái lại đặt toàn thể sự chú tâm vào hơi thở và cảm giác?
Trả lời: Chúng ta không có gì chống đối tụng niệm hoặc là hình dung; chúng có những giá trị của chúng và là sự hỗ trợ tuyệt vời để tập trung. Nếu các con tiếp tục tưởng tượng một hình dáng, đặc biệt là hình dáng của ai đó mà các con tin tưởng mãnh liệt tâm của các con sẽ tĩnh lặng và trở nên tập trung. Tương tự nếu các con đọc thầm trong tâm một tiếng nào đó tâm sẽ tĩnh lặng và cũng sẽ thanh lọc tâm. Tuy nhiên, đó chỉ là sự thanh lọc ở trên bề mặt mà cái bất tịnh vẫn còn bị dồn ép sâu tận bên trong.
Mục đích của Vipassana không phải thuần túy chỉ để tập trung tâm hoặc là để thanh lọc tâm ở tầng lớp trên bề mặt mà để thanh lọc tâm ở tầng lớp sâu nhất. Mỗi một tiếng có một sự rung động riêng của nó, đặc biệt là những tiếng bīja mantras (những lời chú). Nếu các con cứ tiếp tục lặp lại những chú này các con sẽ bao trùm trong một rung động giả tạo, và điều này tốt tới một mức độ nào đó. Bởi vì nó giống như một bức chắn không cho phép những rung động xấu làm phiền các con. Nhưng sự bất tịnh gốc rễ không có cơ hội được diệt trừ, và như thế các con không tìm thấy những gì xảy ra cho tâm và thân các con khi các con tạo ra bất tịnh như giận dữ, sợ hãi, ngã mạn, hoặc là đam mê.
Bất cứ một bất tịnh nào nảy sinh trong tâm chắc chắn sẽ tạo ra một cảm giác trên cơ thể bởi vì tâm và thân liên quan mật thiết với nhau, khiến cho chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu tâm có một ý nghĩ tốt các con cảm thấy những cảm giác dễ chịu. Nếu tâm tràn đầy bất tịnh các con sẽ cảm thấy những cảm giác khó chịu. Đây là luật tự nhiên. Khi một sự bất tịnh ở trong tâm tạo ra cảm giác khó chịu, các con phản ứng đối với cảm giác đó bằng sự chán ghét và sự phản ứng này tự nó tạo ra một loại cảm giác khó chịu nào đó và một lần nữa con lại phản ứng lại điều này. Do đó sự phản ứng của các con đối với sự bất tịnh gia tăng bội phần bởi những cảm giác này, và cảm giác nảy sinh gia tăng bội phần bởi vì những bất tịnh. Một chu kỳ ghê gớm bắt đầu.
Đức Phật khám phá ra rằng để phá bỏ chu kỳ ghê gớm này các con phải quan sát cảm giác một cách khách quan và hiểu được rằng chúng là anicca. Đây là bởi vì vedanā - paccayā tanhā - bởi vì có cảm giác thèm muốn nảy sinh. Vì chỉ có cảm giác dễ chịu trên thân khiến các con tạo ra thèm muốn, bám víu chứ không có cái gì khác. Nó có vẻ như là các con thèm muốn cái gì đó ở bên ngoài, một hình dáng ở bên ngoài, âm thanh, mùi vị, sự xúc chạm, vị nếm - Nhưng có một khoảng trống giữa đối tượng bên ngoài và sự phản ứng của con đối với nó. Khoảng trống được Đức Phật khám phá và đây là sự giác ngộ của ngài.
Không phải là salāyatana-paccayā tanhā – tùy thuộc vào đối tượng của giác quan thèm muốn nảy sinh mà vì salāyatana-paccayā phasso; phassa-paccayā vedanā; vedanā-paccayā tanhā - bởi vì sự xúc chạm của giác quan, cảm giác thèm muốn nảy sinh. Mắt xích nối bị bỏ quên, bị thiếu hụt là khám phá của Đức Phật. Nếu các con không tận dụng nó các con đã không đi theo lời giảng dạy khiến cho các con tiến tới mục đích cuối cùng.
Khi người ta chỉ chú trọng tới những rung động tự tạo, hay là những hình dáng tưởng tượng họ không chú trọng tới những cảm giác tự nhiên. Nhưng nếu họ bắt đầu tập với những cảm giác tự nhiên họ sẽ đi tới tầng lớp sâu thẳm nhất ở trong tâm và diệt trừ được những bất tịnh của mình.
Chúng ta không phải ở đây để lên án người khác đang dùng tụng niệm và tưởng tượng, nhưng đối với những người tin chắc rằng con đường này sẽ đưa chúng ta tới mục đích cuối cùng chắc chắn đã hiểu được sự quan trọng của vedana. Cho dù vedana là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, hãy quan sát chúng với anicca. Khi sự hiểu biết của các con về anicca trở nên mạnh hơn nó sẽ thanh lọc bề sâu của tâm và các con đạt được mục đích tối hậu bên ngoài vedana.
Câu hỏi: Thầy thường nói về vai trò và sự liên hệ giữa người phục vụ Dhamma, thành viên ban điều hành và thiền sư phụ tá, xin thầy nói rõ về điều này một lần nữa.
Trả lời: Thầy không ngừng lặp lại cùng một điều: nếu ta phục vụ Dhamma với mục đích để đạt được tiền tài, hay ngay như hi vọng hay bị lôi cuốn vì địa vị tiếng tăm thì ta không xứng đáng để làm một thiền sư phụ tá, thành viên ban điều hành hay một người phục vụ.
Ta chỉ nên tạo ra tình thương và lòng từ bi cho người khác, phục vụ chỉ để cảm thấy lòng biết ơn và mong muốn giúp họ thoát khỏi khổ đau mà không mong muốn được đền đáp. Chức vụ mà ta đang phục vụ không có gì khác nhau cả. Ta phải thoát khỏi ngã mạn càng nhiều càng tốt.
Nếu sự phục vụ của các con tạo ra ngã mạn trong tâm thì tâm đã bị ô nhiễm. Khi sự phục vụ không giúp gì cho các con làm sao các con giúp người khác được. Một người bệnh hoạn không thể giúp một người bệnh hoạn khác, đầu tiên hãy làm cho mình hết bệnh đã. Hãy chắc rằng Dhamma đã giúp các con và các con đã không còn ngã mạn, sau đó các con bắt đầu phục vụ.
Một khi các con đã bắt đầu phục vụ, nếu các con thấy rằng các con cố giữ quan điểm của mình, các con cũng nên hiểu rằng vào lúc này các con không nên phục vụ. Các con nên ngồi thiền và thoát khỏi ngã mạn càng nhiều càng tốt trước khi các con tiếp tục phục vụ. Nếu sự hiểu biết này phát triển sâu đậm, sự liên hệ giữa thiền sư phụ tá, người phục vụ, ban quản trị và thành viên sẽ được hòa thuận, bằng không thì không được. Đức Phật đã nói nếu người nào chỉ rõ lỗi lầm của mình, hãy cám ơn người đó. Người đó đã chỉ cho con một kho báu, các con đã không biết làm thế nào để tận dụng kho tàng này. Các con hãy cám ơn những ai đã chỉ cho các con lỗi lầm và tự xem xét chính mình, tự nghĩ rằng: “Đúng, nhiều người đã nói mình có sai lầm này, như vậy chắc chắn ta đã có lỗi lầm, giờ ta không nên bào chữa, ta nên xem xét và cố loại trừ được nó.” Đó là điều hay nhất để làm.
Thật là khó khăn để thấy rằng ta có lỗi hay không bởi vì xu hướng bào chữa hành động với chính mình và đối với người khác. Nhưng nếu các con thấy rằng các con bực bội khi có người khác phê bình mình thì đúng, có cái gì thực sự sai lầm trong chính các con. Nếu các con thực sự không thể chịu đựng được sự phê bình, nó cho thấy các con rất yếu trong Dhamma. Đức Phật muốn chúng ta sống trong hòa thuận mà không có tranh cãi. Những người con trai (Buddha-putra), con gái (Buddhaputri) của Đức Phật không bao giờ tranh cãi, họ luôn luôn đầy tình thương trong ánh mắt. Sự quan hệ giống như sữa và nước, một khi chúng hòa nhập chúng không có thể tách rời được. Tất cả những người phục vụ Dhamma nên giống như nước và sữa. Khi các con phục vụ Dhamma dưới bất cứ hình thức nào các con cũng là người hành thiền Vipassana trước và sau cùng.
Do đó hãy thực hành để xóa bỏ ngã mạn, nếu các con làm được điều này sự quan hệ sẽ tự động trở nên hòa thuận. Hãy vận dụng Dhamma để có những mối quan hệ tốt lành.
Câu hỏi: Tổ chức những khóa thiền Vipassana cần rất nhiều tiền, chúng ta phải cung cấp thực phẩm, chỗ ở…. Thầy có phản đối việc tính tiền khóa thiền hay không?
Trả lời: Có một sự chống đối rất lớn trong việc tính tiền. Dhamma không phải là một món hàng có thể mua bán. Đức Phật không bao giờ bán Dhamma cả, người ta tới với ngài và ngài không bao giờ đòi hỏi điều gì đối với việc bảo trì trung tâm thiền của ngài - āshram. Truyền thống của chúng ta không cho phép biến Dhamma thành món hàng để mua bán.
Đầu tiên có người có thể nói “Chúng ta chỉ tính tiền những phí tổn thực sự.” Nhưng những cái này sẽ bắt đầu tăng lên và chẳng bao lâu các con sẽ tính tiền chỗ ở, tiền điện, tiền nước… và rồi những nhu cầu của thiền sư, thiền sư này có nhu cầu này, thiền sư kia có nhu cầu nọ… nó sẽ tiếp tục gia tăng bội phần.
Thầy thường nghe được là nếu chúng ta tính tiền cho khóa thiền, việc tổ chức sẽ được chu đáo mà không phải lo lắng, bận tâm. Thầy Trả lời: “Tất cả các khóa thiền trên thế giới được tổ chức tại các trung tâm và bên ngoài trung tâm - và chúng diễn ra như thế nào? Các thiền sinh cống hiến danna. Khi người ta thấy lợi lạc nào đó, họ cảm thấy muốn hiến tặng và đây không phải giống như là trả phí tổn khách sạn. Lòng từ bi, metta và chủ ý muốn giúp người khác hành thiền nảy sinh và khích lệ họ cống hiến.”
Nếu các con bắt đầu tính tiền, dù chỉ là những lệ phí tối thiểu về chỗ ăn và ở, các con tạo ra một màn chắn đối với những người nghèo tới tham dự khóa thiền. Một số người tới những khóa thiền ở đây là những người duy nhất làm ra tiền trong gia đình, và những gì họ kiếm được hàng ngày giúp gia đình có hai bữa ăn. Chỉ nội việc tới đây trong mười ngày là một sự hi sinh lớn lao. Và nếu vào cuối khóa thiền các con muốn những người đó phải trả tiền, các con đã tạo ra một rào cản đối với việc họ tới tham dự khóa thiền.
Tính tiền sẽ không phải là Dhamma, đó không phải là giáo huấn của Đức Phật. Dhamma không phải chỉ giới hạn dành cho những người giàu có, nó dành cho những ai đang khổ đau. Nếu các con không muốn tạo ra một rào cản như thế, Dhamma sẽ chu toàn mọi việc. Hãy nhìn xem Dhamma đã được lan truyền như thế nào? Điều này cho thấy, không tính tiền thì Dhamma sẽ tăng trưởng một cách lành mạnh. Đây là lí do Dhamma giữ được sự tinh khiết. Thông thường là 25% hay có khi 50% thiền sinh không có hiến tặng gì cả và đi về. Vậy thì sao? Ai quan tâm đến? Tiền bạc sẽ tới và Dhamma tiếp tục luân chuyển. Đây là đường lối đúng đắn để giảng dạy Dhamma.
Thầy nói mình không nên tính tiền cho khóa thiền bây giờ hay trong tương lai. Những thế hệ sắp tới truyền dạy Dhamma phải rất cẩn thận để không rơi vào bẫy này của Mara. Hãy coi chừng để không trở thành một nạn nhân của Mara.
Câu hỏi: Nhiều khi một người vợ hay người chồng tham dự khóa thiền Vipassana nhưng người kia thì không, trong trường hợp này phải làm gì?
Trả lời: Các con không thể ép buộc vợ hoặc chồng đi theo con đường Dhamma, ép buộc không giúp ích gì được. Cách duy nhất để giúp họ là bắt đầu ban phát metta cho họ. Bằng những hành vi cử chỉ của chính các con cho thấy rằng Dhamma đã giúp các con. Hãy để cho người vợ, người chồng nghĩ rằng vợ hay chồng tôi là một người thường rất là nóng tính nhưng đã trở nên bớt đi sau khi thực hành Vipassana. Người này là một người rất ngã mạn nhưng bây giờ đã trở nên ít đi. Chỉ có điều này sẽ lôi cuốn người bạn đời tới với Dhamma, không còn cách gì khác.
Câu hỏi: Nhiều khi cả hai vợ chồng đều là người hành thiền Vipassana, nhưng họ tranh cãi. Thưa thầy cần phải làm những gì?
Trả lời: Điều này cho thấy họ không phải là những người hành thiền Vipassana, chắc họ tập Vipassana chỉ là một nghi thức hay là một nghi lễ. Nếu cả hai vợ chồng đều thực sự là những người hành thiền Vipassana làm sao họ có thể tranh cãi được. Vipassana sẽ giúp chúng ta không còn tranh cãi và sống một cuộc đời hòa thuận. Đây là một thước đo để đo được ta có được tiến bộ thực sự trong Dhamma hay không.
Câu hỏi: Có những sự xung đột lớn ở nhiều nơi trên Ấn Độ và cũng có sự bạo hành trên khắp thế giới. Vipassana có thể xoa dịu những điều này không?
Trả lời: Vipassana là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này không phải chỉ riêng tại Ấn Độ mà trên khắp thế giới. Tàn bạo nảy sinh ở những nơi có những bất tịnh lớn lao giống như nóng giận, thù hận, ghen ghét trong tâm của dân chúng. Viện vào cớ này hay cớ khác những bất tịnh này thể hiện ra. Nếu trong tâm tràn đầy bất tịnh nó sẽ dễ bị lôi vào sự bạo hành và làm hại người khác.
Chúng ta đều mong mỏi có bình an trên thế giới nhưng làm sao có thể được? Không một sự bàn luận, thuyết pháp, trừng phạt hay chống đối một cách hung bạo nào có thể giải quyết vấn đề này. Cách duy nhất là tùy vào mỗi cá nhân, những khó khăn của mỗi cá nhân được giải quyết bằng Vipassana.
Sau cùng xã hội được hình thành từ những cá nhân, nếu các con quên mỗi cá nhân và muốn thay đổi cả thế giới các con sẽ không thành công. Nếu cả một khu rừng bị héo úa, các con muốn nó xanh tươi các con phải tưới nước cho từng cây. Nếu mọi cây trở nên xanh tươi, toàn thể khu rừng sẽ trở nên xanh tươi. Tương tự như thế các con phải đối phó với từng cá nhân mặc dù cần nhiều thời gian, bởi vì không có cách gì khác. Vipassana là một giải pháp duy nhất.
Hãy chắc rằng Vipassana phải được lan truyền, chúng ta phải có lòng từ bi chứ không phải là thù hận cho những người đau khổ này, những thành phần khủng bố và những người dùng bạo lực họ cần tới Vipassana. Nếu họ có Vipassana chắc chắn họ sẽ có sự thay đổi tốt đẹp hơn.
Mọi người đã thay đổi sau khi tới với khóa thiền Vipassana, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì đó là bản tính của Vipassana. Và khi một cá nhân thay đổi xã hội sẽ thay đổi. Nếu chỉ có 10% dân số thực hành Vipassana và thể hiện bằng sự thanh tịnh, hảo tâm và metta, họ sẽ lôi cuốn càng ngày càng nhiều người và cả xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Đây là giải pháp duy nhất.
ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India March 4, 1990
Questioner: Please explain why we have painful sensations during meditation. Goenkaji: Sensations can be of different types and have different causes. If you are not accustomed to sit cross-legged for a long time you may experience painful sensations when you start to sit purely because of the sitting posture; or there may be painful sensations because of the food you have taken; or a painful sensation may be due to the atmosphere around you; if it is very hot, for example, a lot of heat may be felt in the body. There can be many reasons for painful sensations.
Another reason for these sensations is your accumulated saṅkhāras from the past. When you meditate properly, the power of the anicca-saññā [awareness of impermanence] vibrations is so strong that all the impurities inside are shaken and come up on the surface in a great upheaval. Initially the gross saṅkhāras surface, and only when they are completely eradicated can one reach the stage of sotāpanna. It’s like sweeping a floor: The first time, large pieces of debris are removed, the next sweeping will pick up the smaller particles, and the third sweeping will clear away finer dust. When you sweep with a small brush still finer dust will be removed and, finally, when you wash the floor the dust removed is still finer. Similarly, in Vipassana you work moving from the gross to the subtle, to the subtlest. This is the law of nature. §
Sectarianism seems to be another form of casteism. How should we safeguard against these evils?
To me, sectarianism is worse than casteism. Discrimination on the basis of caste is a poison, but is limited only to India; sectarianism has now become universal.
Everywhere people are obsessed with their own sect and feel, "My sect is the best!" For them their sect has become Dhamma.
The Dhamma is the law of nature. It is universal, it can’t belong to a particular sect. If one generates negativity in the mind one is bound to become miserable; one may call oneself Hindu, Buddhist, Christian, or Muslim, but this fact does not alter because it is the law of nature. Likewise, if one eradicates the impurities of lobha, dosa, moha [craving, aversion, ignorance] from the mind, one is bound to feel liberated and peaceful.
One may consider oneself religious yet not have even a trace of Dhamma, in which case the label has no meaning. But if anyone from any religion is full of Dhamma and is a good person, then this person will help to create a healthy society. So long as sectarianism keeps raising its head there cannot be peace in the world. Equally, so long as casteism keeps raising its head in this country, there cannot be peace in this country.
The Buddha condemned casteism and said one is not a brāhmaṇa [of the highest caste] just because one is born to brāhmaṇa parents: One becomes a brāhmaṇa only by purifying the mind. One who is called a śūdra [low-caste] because of being born in a śūdra family can become a brāhmaṇa by purifying the mind.
Therefore we have to keep giving importance to Dhamma, and keep explaining that both sectarianism and casteism are the enemies of Dhamma. No matter what caste or religion one belongs to, if one does not care to live the life of sīla, samādhi and paññā, one has wasted one’s life, harmed oneself, and harmed others.
If you get established in sīla, samādhi, and paññā, no matter what religion you belong to, you are a good, liberated, and pious person, and good people make a good society.
This must be emphasized not merely in discussions or discourses, but in actual practice. Anyone who begins to practise Vipassana will see how useless it is to pride oneself on one’s religion if one does not practise sīla, samādhi, and paññā; and if one is practising these one may belong to any religion. §
Can a Hindu, a Jain, or a Muslim take part in religious celebrations at places for the practice of their faith and yet still make progress in Vipassana?
Yes. If you have understood Vipassana properly, even when you attend religious celebrations you will understand that these are meaningless, essenceless. If your family celebrates such festivals, go to the so-called places of worship with them in order to have good relations; you shouldn’t cause antagonism to arise. If you have to bow down, yes, bow down.
But how should you bow down? We were taught by my teacher never to bow down mechanically. As one bows down the first time, one is aware of sensations at the top of the head and understands anicca; the second time one bows down understanding dukkha; and the third time one bows down understanding anattā.
Wherever one bows down understanding anicca, dukkha, anattā at the experiential level, one is bowing down to Dhamma and nothing can go wrong. But if you believe bowing down to a statue in a temple, mosque, or cathedral will liberate you from misery, you are not a good Vipassana meditator.
We can’t say a certain place of worship is either good or bad: The vibration depends on what sort of people go there. When one is established in experiencing sensations within, one starts feeling sensations outside also. A stage comes when, if there are two people sitting in front of you who may outwardly look the same but one is burning with some unhappiness deep inside and the other is peaceful and quiet, you will find you feel heat coming from one person and cool vibrations coming from the other.
These are higher stages, but everyone has to reach higher stages and start to feel the sensations of the vibrations around.
My teacher had his own ways of examining whether a student was developing in Dhamma. An American show called "Holiday On Ice" was playing in Rangoon and while I was meditating on a course he suggested to my sons that they should buy tickets for our family to go and see the show on the day my course ended. On that day he said to me, "Goenka, your boys have bought a ticket for you to see the show, so you should go with them."
I thought to myself, "I have just taken a ten-day course and now Sayagyi is suggesting I go to see a show where semi-naked girls will be dancing and generating passion? There must be some reason for this." And so I agreed.
Our seats were in the front row and as soon as we sat down the vibration was so bad that I felt nausea and wanted to vomit. We couldn’t stay for more than two minutes. The next day we visited the centre and Sayagyi asked me,
"Goenka, did you enjoy ‘Holiday On Ice’?" "Oh, sir…." "What was your experience?" So I told him. "Sādhu, sādhu, sādhu," he replied. "I sent you there to see whether you have started to experience sensations not merely within, but outside also."
At the end of another course he told me to go to Shwedagon Pagoda before returning home. He had never asked me to visit Shwedagon before so I wondered what the purpose was. I was to enter by a particular stairway, go to a place where there is a particular statue, and bow before that statue before returning home.
Knowing my teacher would not have asked me to go there without a reason, I agreed. Shwedagon Pagoda is a wonderful place where relics of the Buddha are enshrined. I had been there a number of times to meditate on a quiet, raised platform, and I knew the place to have wonderful vibrations.
But what happened on that visit? As I bowed down, I found I couldn’t raise my head. It was as if melted lead had been poured down my spinal cord. I had such a heavy and painful feeling, and that sensation lasted twenty-four hours. The next evening I went to my teacher and he questioned me,
"Did you go to Shwedagon Pagoda yesterday?" "Yes, sir." "And what happened?" I didn’t reply because Sayagyi was a Buddhist by birth, and I thought if I described my experience he would feel hurt. But he pressed me, and I had to tell the truth. I told him, "Sir, I can’t even bow down now, my back is so heavy."
"Sādhu, sādhu, sādhu. I sent you there to see what you would feel. People go to that particular place only to crave: They wish for this or that and then pick up a stone that is kept there. If the stone feels light the supplicant will be successful, and if the stone feels heavy the wish will be unfulfilled. What vibrations are there in that area? Only craving."
A good Vipassana meditator should be able to differentiate between the vibrations of this or that place, this or that person. But don’t discuss your impressions; otherwise
your ego will increase. When you find a bad vibration somewhere don’t tell anybody, just smile, give mettā and leave. Whether you go to a temple, a mosque or a church, it makes no difference. Feel the vibrations. If the vibrations are good, that is fine; but if the vibrations are not good, without condemnation smilingly give mettā and leave.
A Vipassana meditator should always bear in mind that it is equanimity towards the internal vibrations which will take us to the final goal. §
In India recitations, mantras and visualization are very important in meditation. Why do you insist that we should not give attention to these and instead devote our attention to pure respiration and sensations?
We are not against verbalization or visualization; they have their own value and are wonderful aids to concentration. If you keep imagining a shape, especially the shape of someone in whom you have great faith, your mind will calm down and become concentrated. Similarly if you mentally repeat a particular word, the mind will calm down and it is also purified. However, it is only purified on the surface; the impurities remain suppressed deep inside.
The aim of Vipassana is not merely to concentrate the mind nor to purify it at the surface level, but to purify it at the deepest level.
Every word has its own vibration, and especially those words called bīja mantras [seed mantras]. If you keep repeating them you get engulfed in a created, artificial vibration, and this is good to some extent because it acts like a shield and doesn’t allow some bad vibrations to disturb you. But your deep-rooted impurities don’t have a chance to be eradicated; and also, you won’t discover what happens to your body and mind when you generate impurities like anger, fear, passion or ego.
Any kind of impurity generated in the mind is bound to create a sensation on the body because mind and matter are so interrelated that they influence each other. If the mind has a positive thought you find pleasant sensations. If the mind is full of negativity you find unpleasant sensations. This is the law of nature. When an impurity in the mind generates an unpleasant sensation you react to that sensation with aversion, and this reaction itself creates a particular type of unpleasant sensation, and in turn you react to this. So your reaction to the impurities multiplies because of these sensations, and the sensations multiply because of the impurities— a vicious circle starts.
The Buddha discovered that to break this vicious circle you must observe sensations objectively, understanding that they are anicca. This is because vedanā-paccayā taṇhā—dependent on sensation, craving arises. It is only pleasant sensations on the body that make you generate craving and clinging, nothing else. It appears as though you are craving something outside—an external form, sound, smell, touch, or taste—but there is a gap between the outside object and your reaction to it.That gap was discovered by the Buddha and was his Enlightenment.
It is not saḷāyatana-paccayā taṇhā—dependent on the sense objects, craving arises. But instead saḷāyatana-paccayā phasso; phassa-paccayā vedanā; vedanā-paccayā taṇhā—dependent on the sense objects, contact arises; dependent on contact, sensation arises; dependent on sensations, craving arises. This missing link was discovered by the Buddha. If you don’t make use of it, you are not following the teaching that will take you to the final goal.
When people are involved only in created vibrations or imaginary forms they give no importance to natural sensations; but if they start working with natural sensations they go to the deepest level of their minds and eradicate their impurities.
We are not here to condemn others who use verbalization or visualization, but those who have confidence that this path will take us to the final goal certainly have to understand the importance of vedanā. Whether the vedanā are pleasant, unpleasant or neutral, observe them with anicca. As your understanding of anicca becomes stronger, this purifies the depths of the mind and you reach the final goal that is beyond vedanā. §
You have spoken quite often about our roles and the relationship between Dhamma servers, trustees and assistant teachers. Would you throw light on this subject once again?
I keep repeating the same thing: If one serves Dhamma with the hope of material gain or even hoping for the subtler attraction of status and fame, one is not fit to be an assistant teacher, a trustee or a Dhamma server.
One should generate only love and compassion for others and serve out of a feeling of gratitude and a wish to help them come out of misery, without expecting anything in return. The position in which one works makes no difference; one must be, as far as possible, free from ego.
If your service generates ego in your mind, it is polluted. When it cannot help you, how can it help others? A sick person cannot help another sick person. Come out of your own sickness first. See that Dhamma has started to help you and that you are coming out of ego. Then you can start serving.
Once you have started serving, if you notice that you keep trying to assert your views, you should understand that at this time you are not fit to serve. You’d better meditate and come out of this egotism as much as possible before you continue with service. If this understanding develops at a deep level, the relationship between the assistant teachers, servers, management and trustees will be cordial; otherwise not. The Buddha said that if somebody points out a defect to you, thank him. He is showing you a hidden treasure; you don’t know how useful this treasure is. Thank whoever points out your errors and examine yourself, thinking, "Yes, several people have told me I have this defect so I certainly must have it. Now I should not justify it, I’d better examine it and try to get rid of it." That is the best thing to do.
It is difficult to discover whether one is at fault or not because the tendency is to justify one’s actions to oneself and others; but if you find you get irritated when people criticize you then yes, there really is something wrong within you. If you can’t bear somebody criticizing you, it shows you are still very weak in Dhamma. The Buddha wanted us to live in cordiality without quarrelling. Buddha’s sons (buddha-putra) and Buddha’s daughters (buddhaputri) never quarrel, they always have piyacakkhū, eyes full of love. Their relationship is like khīra odaka, milk and water. Once combined, they can’t be separated. All those who are working for Dhamma should be like khīra odaka, milk and water.
Whatever the way in which you serve Dhamma, you are a Vipassana meditator first and last, so work to eradicate your ego. If you do this, relationships will automatically become cordial. Make use of Dhamma for good relationships. § Running Vipassana courses needs a lot of money; we have to arrange food, residential quarters etc. Is there any objection to charging for courses? There is a big objection to charging! Dhamma is not a commodity that can be sold. The Buddha never sold Dhamma. People came to him and he never asked for anything towards the maintenance of his āshram. Our tradition is against making Dhamma a commodity for sale.
Initially somebody may say, "We would only charge for the actual expenses." But these would start growing and soon you would charge for the residence, the electricity bills, the water bills, and then for the teacher’s needs: This teacher has this need, and that teacher has that…it would keep multiplying.
I repeatedly hear that if we charge for courses the organization will run properly, without a worry. I reply, "All around the world courses are given at centres and outside centres—and how do they run? Students give dāna. When people find something is beneficial they feel like giving, and this is not like paying a fee or a hotel bill. Compassion, mettā, and the volition to help others to meditate arise and inspire them to give."
If you start charging, even for the minimum requirements of board and lodging, you put up a barrier against very poor people attending. Some people come to courses here who are the sole earners in their family, and whatever they earn on a daily basis helps their family to get two meals for that day. Just to come here for ten days is a huge sacrifice. If at the end of the course you also want such people to pay for the expenses, you are creating a barrier against their attending.
To charge would not be Dhamma, it would not be the teaching of the Buddha. The Dhamma cannot be limited to wealthy people, it is for all who are suffering. If you don’t put up such barriers, Dhamma will take care of everything. See how the Dhamma is spreading? This shows that without charging the Dhamma grows, and grows healthily. This is how the Dhamma remains pure. Often twenty-five percent or even fifty percent of the people don’t give anything and leave. So what? Who cares? Money comes and the Dhamma keeps flowing. This is the proper way to teach Dhamma.
I do not recommend charging for courses either now or in the future. The coming generations who teach Dhamma should be very careful not to fall into this trap of Māra. Be aware, don’t become a victim of Māra. §
Sometimes one spouse has done a Vipassana course but the other has not. How can this situation be helped?
You can’t press your life partner to take the path of Dhamma; pressure won’t help. The only way to help them is to have great mettā for them. By your own behaviour show that Dhamma has helped you. Let your partner think, "My spouse used to be very short-tempered but has become less irritable after practising Vipassana. This person was very egocentric, but now is less so." Only this will attract your partner to Dhamma, nothing else. §
Sometimes both husband and wife are Vipassana meditators but they quarrel. What can be done?
This shows they are not Vipassana meditators; they must be doing Vipassana merely as a rite or a ritual. If both husband and wife are really Vipassana meditators, how could they quarrel? Vipassana takes us away from all quarrelling to a life of cordiality. This is one yardstick to measure whether one is really progressing in Dhamma or not. §
There is great turmoil in some parts of India and also violence all over the world. Can Vipassana play a role in relieving this?
Vipassana is the only way to solve these problems, not only in India but throughout the world. Such violence arises where there are deep impurities such as anger, hatred, and animosity in the minds of the people, and on some excuse or other these negativities are manifested. If the mind is full of negativity, it will succumb to violence and harm others.
We all want peace in the world but how will it happen? No amount of sermons, punishment, or violent opposition can solve this problem. The only way is for each individual’s problems to be tackled with Vipassana.
After all, society is made up of individuals. If you forget the individual and want to change the whole world, you will not be successful. If the whole jungle has withered and you want to see it green and blooming, you have to water the root of every tree. If each tree becomes green, the entire jungle will become green. Similarly, you have to deal with individuals; although it takes time, there is no other way. Vipassana is the only solution.
See that Vipassana spreads. We must have compassion, not hatred, for these miserable people—the terrorists and those who use violence. They need Vipassana. If they get Vipassana, they will certainly change for the better.
People have changed through coming to Vipassana courses, and this is bound to happen because it is the nature of Dhamma. And when the individual changes, society will change. If even ten percent of society practise Vipassana and manifest their purity, goodwill, and mettā, they will start to attract more and more people, and the whole society will start changing. This is the only solution. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.188.75 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập