Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma Sikhara, Ấn Độ ngày 22 tháng 3 năm 1998 »»
CÂU HỎI & TRẢ LỜI
Câu Hỏi: Thưa Thầy, phẩm chất quan trọng cần thiết nhất để phục vụ Dhamma là gì?
Thầy Goenka: Nếu các con không có metta, thì tốt hơn không nên phục vụ Dhamma. Đôi khi một người phục vụ Dhamma la mắng thiền sinh như một người cảnh sát khi người này không tuân theo điều lệ, và điều này hoàn toàn sai trái. Mọi người phục vụ Dhamma thực ra là một người đại diện cho Dhamma; thiền sinh quan sát hành vi của những người này và nếu thấy rằng họ cũng lỗ mãng như những người khác, thiền sinh sẽ mất niềm tin vào Dhamma. Bởi vậy việc phục vụ Dhamma là một trách nhiệm lớn lao. Nếu ai đó không thể phục vụ với metta một cách khiêm nhượng, thì tốt hơn nên tránh không nhận lấy trách nhiệm này.
Câu Hỏi: Xin Thầy nói rõ tại sao ngồi thiền hằng ngày lại quan trọng.
Trả lời: Con là thiền sinh Vipassana mà không ngồi thiền hằng ngày? Con là thiền sinh gì thế? (cười lớn) Hãy tham dự thêm những khóa thiền.
Hỏi: Thưa Thầy, tại sao tránh tà dâm và say nghiện lại rất quan trọng cho người phục vụ Dhamma?
Trả lời: Chúng quan trọng để tăng tiến trong Dhamma. Mọi sila đều quan trọng cho người phục vụ Dhamma, nhưng hai giới này quan trọng nhất.
Nếu con tiếp tục dùng chất gây say nghiện, con sẽ vẫn mãi là nô lệ cho sự say nghiện và không thể tăng tiến trong Dhamma được. Tâm sẽ không được quân bình khi bị nô lệ. Con phải trở thành chủ nhân của chính mình, và sự say nghiện khiến con không thể làm chủ được chính mình. Tương tự như thế đối với tà dâm. Bằng cách thực hành Dhamma, cả vợ lẫn chồng cuối cùng sẽ tới giai đoạn sống cuộc đời không tình dục một cách tự nhiên. Nhưng nếu có sự liên hệ với hơn một người, sự ham muốn tình dục sẽ gia tăng. Nó giống như đổ dầu vào ngọn lửa mà con muốn dập tắt.
Do đó giới thứ nhất là sự liên hệ tình dục chỉ giới hạn giữa hai vợ chồng, không với một ai khác. Nếu cả hai là những thiền giả kỳ cựu, khi đam mê nổi lên, họ quan sát đam mê nảy sinh và chấp nhận sự kiện là, “Có đam mê trong tâm tôi.” Trong khi quan sát cảm giác thì đam mê có thể mất đi. Nhưng nếu vẫn còn đam mê và có sự liên hệ tình dục, thì không có gì sai trái cả bởi vì họ không phạm giới. Thầy đã thấy nhiều trường hợp, nếu cứ thực hành như thế này, người ta sẽ thoát khỏi đam mê mà vẫn cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc. Đòi hỏi không phát sinh. Sự liên hệ tình dục thực ra chỉ với mục đích truyền giống, nhưng sự yếu đuối của con người đã đi ngược với tự nhiên và dùng nó chỉ vì dục vọng.
Dần dần, nếu các con tiếp tục tập Vipassana, các con sẽ thoát khỏi đam mê và tiến tới giai đoạn cữ tình dục tự nhiên – và sự cữ tình dục bằng cách đè nén không hữu hiệu – và sự cữ tình dục tự nhiên này sẽ giúp các con phát triển rất nhiều trong Dhamma. Sự tiến bộ của các con sẽ vượt bực một khi đạt tới giai đoạn đó.
Hỏi: Thưa thầy, một người phục vụ Dhamma phải hành xử như thế nào khi có sự xung khắc xảy ra giữa những người phục vụ với nhau.
Trả lời: Theo phương cách Dhamma. Nếu có sự xung đột và con bắt đầu tranh cãi và tạo ra một môi trường bất tịnh trong trung tâm Dhamma, thì nó không được tốt lành. Nếu có bất kỳ ý kiến khác biệt nào giữa các người phục vụ, hãy dàn xếp bằng Meta đối với nhau, ddwangf tranh cãi nhau về điều đó. Nếu các con không giải quyết được, hãy tới gặp người trên, những ai đang có mặt, và thảo luận tình trạng với họ. Họ sẽ cho các con những hướng dẫn.
Thật bất thiện nếu ở trong trung tâm Dhamma và tạo ra bất tịnh. Nếu các con tạo ra bất tịnh ở nhà thì cũng có hại rồi, nhưng sự tai hại chỉ giới hạn cho những người trong gia đình. Tại một trung tâm, sự rung động của Metta tạo ra một môi trường thanh tịnh. Và nếu con làm ô uế nó với bất cứ sự bất tịnh nào, các con sẽ làm hại rất nhiều người tới đây để học Dhamma.
Nếu các con thấy rằng mình đang tạo ra bất tịnh thì tốt hơn nên nghỉ một thời gian. Hãy hành thiền để thoát khỏi bất tịnh, và rồi sẽ bắt đầu phục vụ trở lại .
Hỏi: Lợi ích của việc cúi lạy để tỏ lòng tôn kính là gì thưa thầy?
Trả lời: Dưới mắt của hầu hết mọi người, khi các con cúi lạy người nào đó để tỏ lòng tôn kính người đó thì trông chỉ có vậy thôi. Thực ra trên đỉnh đầu là chỗ tiếp nhận của cơ thể và nó tiếp nhận những rung động tốt hay xấu. Đối với một người hành thiền Vipassana rất có lợi khi giữ sự chú tâm ở đây và cúi xuống để lạy người nào đó đang ban phát Metta và tạo ra những rung động Dhamma.
Thầy nhớ sư phụ của thầy dạy cách làm sao để cúi lạy: Cúi lạy lần thứ nhất phải với sự ý thức về cảm giác ở đây (trên đỉnh đầu) và hiểu được anicca, lần thứ hai phải với sự hiểu biết về dukkha, và lần thứ ba phải với sự hiểu biết về anatta. Nhiều lúc khi chúng tôi cúi lạy, Ngài hỏi, “Các con có cúi lạy đúng cáchkhông?”
Khi các con đang quan sát anicca ở trong khu vực này các con hiểu rằng, “Hãy xem, mọi thứ đang thay đổi.” Khi các con quan sát dukkha các con hiểu rằng, “Bất cứ cái gì thay đổi đều là nguồn gốc của dukkha, nó không phải là nguồn gốc của hạnh phúc.” với anatta các con hiểu rằng, “Không có “tôi” trong này, không có “của tôi”, nó chỉ là một hiện tượng tâm thân.” Do đó cách để cúi lạy là với sự hiểu biết và ý thức về cảm giác ở trên đỉnh đầu.
Hỏi: Xin Thầy cho biết, làm thế nào để bốn thủ tục khi bắt đầu một khóa thiền có những lợi ích thiết thực chứ không phải chỉ là nghi thức hay nghi lễ.
Trả lời: Thầy lúc nào cũng giải thích vào đầu khóa thiền, khi các con nương tựa vào Tam Bảo, nó không phải là nghi thức nhưng là nương tựa vào phẩm chất của Tam Bảo với ý định phát triển những phẩm chất đó cho chính mình. Nếu các con không có ý định phát triển những phẩm chất đó và các con chỉ lặp lại lời nương tựa thì dĩ nhiên nó chỉ là một nghi thức.
Cũng như khi các con tiếp nhận năm giới các con nên tiếp nhận với ý định là các con sẽ tuân thủ chúng ít nhất là trong 10 ngày tới. Thì rồi nó không phải là nghi thức, nó là một quyết định mạnh mẽ.
Khi các con tuân phục, các con sẽ bắt đầu luyện tập theo những hướng dẫn được đưa ra cho các con. Thực ra các con tuân phục vào phương pháp. Tuân phục không có gì sai trái cả, nếu các con làm với sự hiểu biết này.
Cuối cùng là sự thỉnh cầu Dhamma. Có một truyền thống lành mạnh là không nên áp đặt Dhamma vào bất cứ một ai. Dhamma chỉ có thể được trao cho những ai thỉnh cầu. Khi các con thỉnh cầu thiền sư trao cho mình Dhamma, điều đó cho thấy rằng các con hiểu là thiền sư đã ban phát cái gì và các con chấp nhận. Các con đang sẵn sàng để học.
Những thủ tục này không phải là nghi lễ, ý nghĩa đằng sau chúng rất là rõ ràng. Mục đích của chúng được giải thích mỗi khi anapana được trao truyền.
Hỏi: Thưa thầy, Thiền sư phụ trách trung tâm phải làm gì để tránh cho những người phục vụ dài ngày làm việc quá sức?
Trả lời: Nhiệm vụ của Thiền sư là xem xét để chắc rằng không một ai làm việc quá sức. Mỗi người phục vụ phải làm việc tùy theo khả năng của mình. Nếu Thiền sư thấy rằng người nào đó quá mệt mỏi trong khi phục vụ Dhamma thì người đó nên có thì giờ để thư giãn và hành thiền để phục hồi, rồi phục vụ trở lại. Nếu quá nhiều công việc được giao cho một người không có khả năng để hoàn thành, điều đó không được tốt. Thiền sư phải ngăn chặn điều đó xảy ra.
Câu Hỏi: Thưa thầy, con nên làm gì nếu cả thân và tâm chưa sẵn sàng để thực hành metta sau buổi ngồi thiền hằng ngày, ngay cả sau khi đã thư giãn?
Trả lời: Nếu con ở trong tình trạng không phù hợp để thực hành metta thì tốt hơn không nên thực hành. Nhưng ít nhất ở phần trên mặt của tâm con có thể nghĩ, “Nguyện cho mọi người được hạnh phúc.” Nó không được mạnh cho lắm, nhưng các con có thể cố tập như thế. Tuy nhiên, nếu tâm rất là dao động, thì tốt hơn không nên thực hành metta.
Khi nào có những rung động vi tế và các con cảm thấy an lạc và hài hòa thì metta mà các con tạo ra rất là mạnh mẽ; Nó sẽ giúp ích cho môi trường xung quanh các con, làm cho nó rất thanh tịnh.
Câu Hỏi: Nếu một người kỳ cựu trong Dhamma có những quyết định độc lập đi ngược với những chỉ đạo mà thầy đã công bố, thì những người phục vụ Dhamma như chúng con phải làm gì?
Trả lời: Rất khiêm tốn và lịch sự trình bày quan điểm của mình với người này, nói rằng, “Theo sự hiểu biết của tôi về sự chỉ đạo, đây không phải là quyết định đúng đắn. Tôi nghĩ rằng lời chỉ dẫn là nên làm theo cách khác.” Rồi người đó sẽ giải thích lý do tại sao lại có quyết định như thế. Nếu các con vẫn thấy có sự khác biệt ý kiến, các con có thể nói, “Vì chúng ta không đồng ý về việc này, tôi sẽ viết thư cho thiền sư cấp trên hay cho Thầy Goenka. Chúng ta hãy giải thích tình trạng cho cấp trên và để người đó quyết định.” Nhưng không bao giờ được viết thư cho cấp trên mà không thảo luận về sự bất đồng ý kiến với người này, bằng không đó là nói đâm thọc sau lưng, phạm sila. Hãy cẩn thận để không phạm sila về lời nói.
Người ta thường viết thư cho Thầy nói rằng, “Người này người kia hành xử như thế này. Người này người kia làm điều này.” Rồi Thầy hỏi họ đã thảo luận vấn đề với người mà họ than phiền chưa và họ trả lời là chưa. Trong trường hợp như thế, tại sao lại viết thư cho Thầy?
Điều rất quan trọng là các con phải thảo luận vấn đề với người liên quan trước đã. Phần lớn những khó khăn sẽ được giải quyết khi các con thảo luận trực tiếp – không phải với thái độ tiêu cực nhưng là tích tực, cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Có thể quan điểm của các con sai, có thể quan điểm của cấp trên sai, và khi các con thảo luận với họ, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nếu các con thấy rằng tình trạng không khả quan hơn, thì thông báo cho cấp trên không có gì sai trái cả.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, con biết rằng một người phục vụ Dhamma nhiều kinh nghiệm nên đối xử với thiền sinh mới và khách viếng thăm với nhiều metta hơn là đối với thiền sinh cũ. Làm sao ta làm được điều này?
Trả lời: Bằng cách thực hành Dhamma nhiều hơn nữa. Khi tâm trở nên thanh tịnh hơn các con tự nhiên sẽ có nhiều metta hơn. Trong một câu hỏi trước đây, các con hỏi tại sao hành thiền hằng ngày lại quan trọng. Hãy hiểu rằng, nếu không hành thiền hằng ngày các con sẽ không có một chút metta nào cả, và nếu không có metta các con không thể phục vụ được. Do đó hãy hành thiền hằng ngày,làm cho mình vững mạnh trong dhamma, và tự nhiên metta của các con sẽ mạnh và có ảnh hưởng mạnh đến thiền sinh tới ngồi thiền.
Như Thầy đã nói, những người đến tham dự khóa thiền luôn luôn quan sát người phục vụ Dhamma, thiền sư và những người quản trị trung tâm. Nếu họ thấy rằng những người này không thực hành những gì được giảng dạy ở đây, họ sẽ nghĩ đây là sự lừa gạt. Họ sẽ nói với chính họ, “Hãy nhìn xem, phương pháp không giúp gì cho những người thực hành ở đây, tại sao ta lại phí thì giờ của mình?
Hãy hết sức cẩn thận: Hãy củng cố vững vàng trong Dhamma để các con có thể ban phát nhiều metta hơn. Hãy giữ cho môi trường tràn đầy metta, đầy metta. Nếu các con làm được như thế các con sẽ thành công và trung tâm sẽ thành công; càng ngày càng có nhiều người được lợi lạc.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, Ngài Ramana Mahashi nói về niềm tin rằng có thể giác ngộ mà không có “người thực hành.” Con có câu hỏi về “người thực hành”, trong đó nhiều khi sự nỗ lực để thực hành không dẫn tới sự bình tâm. Đôi khi con cảm thấy muốn để không bị mong muốn, hay tìm kiếm mà không tìm. Con muốn được tỉnh thức thay vì theo đuổi. Càng theo đuổi, con càng xa rời mục tiêu của mình.
Trả lời: Những gì Ngài Ramana Mahashi nói đều đúng, nhưng ngài nói về giai đoạn cao siêu hơn. Một người mới bắt đầu đi trên con đường phải luyện tập. Các con được dạy để đạt tới giai đoạn không có “Tôi” (anatta), và khi không có “Tôi” thì không có người thực hành. Nhưng nếu chúng ta nói không có “Tôi” vào lúc bắt đầu, con có thể bị bối rối và nghĩ rằng mình không cần phải luyện tập. Trước tiên, con phải hiểu, “Ta phải bước đi trên con đường.” Sẽ tới lúc khi con hiểu rằng, “Có con đường nhưng không có ai bước đi trên đó mà chỉ có những bước chân trên con đường.” Giai đoạn đó sẽ tới một cách tự nhiên. Nếu vẫn còn cái “Tôi” ở trong người và con cố áp đặt một ý tưởng là cái “Tôi” không có ở đó, thì không có lợi cho lắm.
Đó là lý do tại sao trong giáo huấn của Đức Phật, ta phải tập với anicca trước. Khi con đã củng cố trong anicca, thì dukkha đương nhiên trở nên rõ ràng đối với con, và con hiểu rằng cho dù cảm giác có dễ chịu đến đâu đi nữa nó cũng sẽ mất đi. Nếu con bị ràng buộc vào nó, con sẽ trở nên khổ. Bởi vậy, đau khổ nằm ngay trong kinh nghiệm dễ chịu nhất. Sự hiểu biết về dukkha trở nên càng lúc càng sâu sắc hơn một khi đã được củng cố trong anicca.
Khi đã củng cố trong anicca và dukkha, thì rồi giai đoạn thứ ba – hiểu về anatta – phát triển, và các con nghĩ, “Hiện tượng này gì? Cái “Tôi” ở đâu. Mọi việc cứ tiếp diễn, chỉ có sự trôi chảy của tâm và thân tương quan với nhau.” Khi cái “Tôi” tan rã tại tầng lớp thực nghiệm, nó rất hữu ích. Một ý tưởng bị áp đặt về anatta sẽ không có ích. Đó là lý do tại sao chúng ta được khuyên không bao giờ bắt đầu với anatta. Bắt đầu với anicca, sau đó là dukkha, và anatta sẽ phát triển. Khi Ngài Ramana Mahashi nói không có người thực hành, ngài nói về anatta, cái thứ ba, giai đoạn cuối. Chắc ngài đã đạt đến giai đoạn đó, nên tự nhiên ngài nói về nó với người mà ngài cảm thấy họ đã phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa là một người mới bắt đầu thực hành theo cách đó.
Hỏi: Thưa Thầy, tạo sao lại không nên chặt cây trong trung tâm?
Trả lời: Tại sao lại chặt cây ở khắp nơi? Tại sao lại chỉ tránh chặt cây trong một trung tâm Dhamma? Cây cối rất là hữu ích, chúng tạo ra một môi trường tốt. Môi trường trở nên tràn đầy những rung động tốt lành của cây cối; đó là lý do tại sao chặt cây không tốt.
Đặc biệt hữu ích nếu một trung tâm Dhamma có cây xanh ở khắp nơi. Một nơi khô cằn, không có cây cối, không phải là một trung tâm Dhamma tốt. Cành lá rất quan trọng, nên cây cối cũng quan trọng.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, trong khi thực tập Vipassana chúng ta có nên chú tâm vào những thứ khác ngoài cảm giác? Như thấy và nghe...
Trả lời: Đúng, nhưng không phải trong giai đoạn này. Việc đó sẽ đến sau này. Trước hết, các con phải phát triển tới giai đoạn cảm thấy cảm giác tại mọi phần của cơ thể. Một khi đã củng cố trong sự ý thức này, và một âm thanh đến, thì cũng dễ dàng cảm thấy cảm giác do âm thanh đó tạo ra. Nếu các con không ý thức được cảm giác, và các con chỉ lặp lại, “Ồ, đây là âm thanh, đây là âm thanh,” nó không hữu ích vì đó chỉ là một sự thật bề ngoài.
Âm thanh là một rung động; ánh sáng, màu sắc, hình thể là một rung động; bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong tâm là một rung động. Nhưng các con không trải nghiệm được những rung động này, do đó trước tiên các con phải củng cố trong việc cảm nhận được cảm giác trong cơ thể, và rồi tất cả những thứ khác sẽ theo sau.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, nếu cùng một vấn đề liên tục xảy ra trong nhiều khóa thiền, có đáng để đối phó với việc trần tục đó không? Hay nếu con tiếp tục ngồi nhiều khóa, vấn đề sẽ biến mất? Ví dụ, con băn khoăn không biết nên có nghề nghiệp nào đó hay có một việc làm chắc chắn.
Trả lời: Ngồi thiền và nghĩ về việc làm tốt nhưng không tìm cách có được việc làm thì không giúp ích gì được. Điểm căn bản phải nhớ khi tìm việc làm, là việc đó không giúp người khác phạm giới. Nếu các con làm gì đó mà giúp người khác phạm giới, điều này cũng tai hại như chính các con phạm giới. Nếu các con ý thức được điều này, thì tự nhiên các con sẽ tránh khỏi bất cứ nghề nào làm hại người khác.
Thiền sẽ làm cho tâm trong sáng, giúp các con chọn được nghề nào tốt nhất. Nhưng trong lúc tham dự khóa thiền không nên nghĩ về nghề nghiệp của mình. Điều này sai, không nên làm như thế.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, chúng con nghe nói màu đen, màu đỏ và xanh đậm không tốt cho sự hành thiền Vipassana. Điều này có đúng không?
Trả lời: Trong giai đoạn này, các con không thể chính mình kinh nghiệm được điều này bởi vì các con không cảm thấy những rung động của vật vô tri giác. Nhưng tiếp tục tăng tiến trong Dhamma, một giai đoạn sẽ tới khiến các con sẽ bắt đầu cảm thấy những rung động không những từ sinh vật mà còn từ những vật vô tri giác. Vào giai đoạn đó, sự khác biệt của màu sắc sẽ trở nên rõ ràng đối với các con. Vào giai đoạn này, tốt hơn các con nên chấp nhận lời của bậc trưởng thượng. Có thể làm gì khác hơn không?
Câu Hỏi: Thưa Thầy, hằng ngày con tập yoga. Con muốn thêm yoga vào thiền Vipassana.
Trả lời: Giờ nghỉ trong khóa thiền các con có thể đi bộ; để tập thể dục, chỉ được phép đi bộ. Trong những giờ khác, các con nên ngồi và hành thiền.
Câu Hỏi: Nhưng con gặp khó khăn khi ngồi và thấy rằng vận động giúp ích rất nhiều.
Trả lời: Thì hãy đi bộ một chút trong giờ hành thiền, nhưng không được tập yoga. Có hai lý do về việc này: Thứ nhất, các con tham dự khóa thiền vì muốn trở về nội tâm. Nếu con tập yoga, con sẽ chuyển sự chú tâm vào những tư thế yoga khác nhau.
Một vấn đề khác là trong khóa thiền có nhiều người xung quanh con hành thiền một cách nghiên túc, và nếu họ thấy con làm những động tác này nọ, họ sẽ nói, “Tuyệt quá! Tôi chưa từng làm qua, làm ơn dạy cho tôi.” Con đã làm người khác phân tâm.
Do vậy, trong một khóa thiền, chỉ có hành thiền và đi bộ. Đi bộ để tập thể dục cũng đủ tốt cho cơ thể rồi. Khi về nhà thì được, yoga là một sự luyện tập tuyệt vời để trau dồi sức khỏe.
Câu Hỏi: Thưa Thầy, con có câu hỏi liên quan đến câu hỏi trước: Con nghĩ rằng ngồi lâu không tốt cho cơ thể. Con biết nhiều thiền sinh kỳ cựu gặp nhiều vấn đề. Con phân vân không biết cảm giác khó chịu có phải là dấu hiệu của sự nguy hiểm, và thiền sinh cần được biết là ngồi thiền mười hai giờ một ngày không tốt lắm cho họ?
Trả lời: Nếu tốt cho rất nhiều người khác, thì nó cũng tốt cho con! (cười lớn) Dĩ nhiên, khi con không quen ngồi chéo chân, con sẽ thấy khó làm được, do đó chúng tôi nói, “Không cần thiết phải ngồi chéo chân. Ngồi với bất cứ tư thế nào hợp với mình.”
Nhưng ngồi thiền trong một khóa thiền không có hại dưới bất cứ hình thức nào. Không có trường hợp nào xảy ra khiến chúng tôi nghĩ rằng ngồi lâu có hại cho thiền sinh. Thật ra, toàn bộ phương pháp mở rộng năng lượng, và một dòng năng lượng thông suốt khắp cơ thể làm cho tâm và thân được thanh lọc. Nếu cơ thể có vấn đề, thiền thực ra giúp chứ không làm hại cơ thể.
Nếu con gượng ép để ngồi với adhitthana (quyết tâm) tám, mười hay mười hai tiếng một ngày thì có hại. Adhitthana chỉ dành cho ba buổi thiền chung một ngày, và chỉ sau khi tập Vipassana. Những giờ còn lại các con được tự do thay đổi thế ngồi, ngay cả nằm xuống. Hãy hành thiền trong tư thế ngồi, nhưng trường hợp bất khả kháng thì hãy nằm xuống hay đi bộ khoảng năm phút rồi lại ngồi. Cử động không bị cấm.
Dhamma Sikhara, India March 22, 1998
Questioner: What is the most important quality needed while serving the Dhamma?
Goenkaji: If you don’t have mettā, it is better that you don’t give Dhamma service. Sometimes a Dhamma server shouts like a policeman or a policewoman at students who do not observe the rules, and this is totally wrong. Every Dhamma server is actually a representative of the Dhamma; students watch their behaviour and if they are just as arrogant as others, the students will lose confidence in the Dhamma. Therefore Dhamma service is a great responsibility. If someone cannot work with mettā in a humble way, it is better to refrain from taking this responsibility. §
Please elaborate on why daily sittings are important.
You are Vipassana meditators and you don’t sit daily? What sort of meditators are you? [laughter] Take more courses! §
Why is abstaining from sexual misconduct and intoxicants so important for a Dhamma server?
They are important in order to progress in Dhamma. All the sīlas are important for a Dhamma server, but these two are the most important.
If you keep taking any intoxicant you will remain a slave to intoxication, and you cannot progress in Dhamma; the mind cannot be balanced when it is enslaved. You must become your own master, and intoxication cannot make you your own master. Similarly for sexual misconduct: By practising Dhamma, both husband and wife will ultimately reach the stage where they naturally live a life of celibacy. But if there is a connection with more than one person, sexual desire will continue to increase. It is like adding petrol to a fire that you hope to put out.
So the first discipline is that a sexual relationship should only exist between spouses, nowhere else. If both are good Vipassana meditators, when passion arises they observe the sensations arising and accept the fact, "There is passion in my mind." As they observe the sensations they will probably come out of passion. But if they don’t and have bodily relations, there is nothing wrong because they have not broken their sīla. I have seen many cases where, if they keep working like this, people easily come out of passion and still feel so contented, so happy. The need does not arise. A sexual relationship is actually designed by nature for reproduction, but it is human beings’ weakness to go against nature and use it only for passion.
Slowly, if you keep working with Vipassana, you will come out of passion and reach a stage where there is a natural celibacy—a celibacy achieved through suppression doesn’t help—and this natural celibacy will help you to develop so much in Dhamma. You progress by leaps and bounds once you reach that stage. §
How should a Dhamma server deal with conflicts that arise with other servers?
In a Dhamma way! If there is conflict and you start quarrelling and creating a negative atmosphere in the Dhamma centre, it is unwholesome. If there is any difference of opinion between servers, resolve it with mettā towards each other, don’t quarrel about it. If you can’t sort it out, go to your elders (whoever is available) and discuss the situation with them. They will give you some guidance.
It is unwholesome to stay at a Dhamma centre and generate negativity. If you generate negativity at your home it is harmful enough, but there the harm is limited to your family members. At a centre mettā vibrations create a positive atmosphere and if you pollute it with any kind of negativity you will harm so many people who come here to take advantage of Dhamma.
If you find you are becoming negative it is better to retire for some time. Meditate, come out of negativity, and then start serving once again. §
What are the benefits of bowing down to pay respect?
In the eyes of most people when you bow down to somebody you pay respect to that person, and that is all there is to it. Actually, this [the top of the head] is the receiving part of the body, and it receives good or bad vibrations. For a Vipassana meditator it is really worthwhile keeping the attention here and bowing down to somebody who is giving mettā or generating Dhamma vibrations.
I remember my teacher instructed us how to bow down: The first time should be with awareness of sensations here [at the top of the head] and understanding anicca, the second time should be understanding dukkha, and the third time should understanding anattā. At times when we bowed down, he would ask, "Did you bow down properly?"
When you are observing anicca in this area you understand, "Look, everything is changing." When you observe dukkha you understand, "Whatever is changing is a source of dukkha, it can’t be a source of happiness." With anattā you understand, "There is no ‘I’ in this, no ‘mine’, it is just a mind-matter phenomenon." So the way to bow down is with understanding and awareness of sensations at the top of the head. §
Can you explain how the four formalities at the beginning of a course have practical benefit and are not simply a ritual?
I explain this every time the course is given. When you take refuge in the Triple Gem it is not a ritual; you are taking refuge in the qualities of the Triple Gem with the intention of developing those qualities in yourself. If you don’t have that intention and you merely recite the refuge, of course it will only be a ritual.
Similarly when you take the Five Precepts you should do so with the intention that you will observe them at least for the coming ten days. Then it is not a ritual, it is a strong decision.
When you surrender yourself, you undertake to work according to the guidance that is given to you. In fact, you surrender to the technique. There’s nothing wrong in surrendering if you do so with this understanding.
Lastly there is the request of Dhamma. There is a healthy tradition that Dhamma should not be imposed on anybody; it can only be given to somebody who requests it. When you request the Teacher to give you Dhamma, it also signifies that you understand that the Teacher is giving something and that you are receptive to this, you are ready to learn.
These formalities are not rituals, the meaning behind them is clear. Their purpose is explained every time that Anapana is given. §
What is the role of the ācariya [teacher] of a centre in preventing the burnout of long-term Dhamma servers?
Well, it is the duty of the ācariya to see that nobody is over-taxed. Each server must work according to his or her capacity. If the ācariya finds that somebody is very much fatigued by Dhamma service, he or she should give the server time to relax, to meditate, to gain strength, and only then should the server serve again. If too much work falls on the shoulders of somebody who is not capable of working at that time, it is not healthy. The ācariya must prevent that happening. §
What should I do if neither my body nor my mind is ready to practise mettā at the end of my daily sitting, even after relaxing?
Well, if you are not in a state to practise mettā, then it is better not to do mettā. But at least at the surface level of your mind you can think, "May all beings be happy." It won’t be very powerful, but you can try to work like that. However, if the mind is very agitated it is better not to practice mettā.
When there are subtle vibrations and you feel peaceful and harmonious the mettā that you generate is very powerful; it helps the atmosphere around you, making it very positive. §
If our senior in Dhamma takes an independent decision which goes against the guidelines you have formulated, what should we as Dhamma servers do?
Very humbly and politely place your view before this person, saying, "Well, according to my understanding of the guidelines, this is an incorrect decision. I believe the guidelines suggest another course of action." Then your senior can explain the reasons for his or her decision. If you still find there is a difference of opinion you can say, "Since we do not agree on this matter I will write to a senior teacher or to Goenkaji. Let us explain the situation to a senior and let him or her decide." But never write to a senior without first discussing your difference of opinion with this person, otherwise it would be backbiting, a breakage of sīla. Be careful not to break your vocal sīla.
Often people write letters to me saying, "So-and-so is behaving like this. So-and-so is doing this." Then I ask whether they have discussed the matter with the person they are complaining about and they reply that they have not. In such a situation why write to me?
It is very important that you talk over the problem with the person concerned first. Most of your difficulties will be settled when you discuss the matter directly — not with a negative attitude but a positive attitude, making an effort to understand the other person’s view. Maybe your view is wrong or maybe the elder’s view is wrong, and when you discuss with them things will become clearer. If you find that the situation is not becoming clearer, then there is nothing wrong in informing other elders. §
I know that an experienced Dhamma server should treat new students and visitors with more mettā than old students. How can one do this?
By practising Dhamma more and more. When your mind becomes purer naturally you will have more mettā. In an earlier question you asked why it is important to practise daily. Understand, if you don’t practise daily you will not have any mettā, and if you have no mettā you can’t serve. So practise daily, make yourself strong in Dhamma, and naturally your mettā will become strong and have a great impact on the students who visit.
As I said, those who come to a course always look at the Dhamma servers, the teacher and all those who manage the centre. If they find these people are not practising what is being taught here, they will think that this is a sham. They will say to themselves, "Look, the technique has not helped those who practise here, why should I waste my time?"
Be very careful: Make yourself strong in Dhamma so that you can give more mettā. Keep the atmosphere full of mettā, full of mettā. If you do that you will be successful and the centre will be successful; more and more people will be benefited. §
Ramana Maharshi spoke about the belief that there is awakening without "doership." I have a question about doership, in that there are times when the effort to do does not lead towards equanimity. I feel that sometimes I long not to long, or I seek not to seek. I would like to be awake rather than in pursuit. The more I’m in pursuit, the more I seem to be moving away from my goal.
What Ramana Maharshi said was correct, but he was speaking of a higher stage. A beginner who starts on the path has to work. You are being taught to reach the stage that is without "I" (anattā), and when there is no "I" there is no doer. But if we say there is no "I" in the beginning, you could become confused and think you do not need to work. You must first understand, "Well, I have to take steps on the path." A time will come when you understand, "There is a path but there is nobody to walk over it, there are only steps being taken on the path." That stage has to come naturally. If the "I" is still there in you and you try to impose a feeling that the "I" is not there, it is not helpful.
That is why the Buddha’s teaching is to work first with anicca. When you get established in anicca, then dukkha will naturally become clear to you, and you will understand that however pleasant a feeling may be it passes away. If you develop attachment to it you will become miserable. So misery is inherent in even the most pleasant experience. Understanding of dukkha becomes more and more predominant once you are established in anicca.
When you are established in anicca and dukkha, then the third stage—an understanding of anattā—develops, and you think, "What is this phenomenon? Where is ‘I’? Things are just happening, there is just a flow of mind and matter interacting." When the "I" dissolves at the experiential level it is helpful. An imposed conception of anattā will not help. That is why the Buddha never advised us to start with anattā. Start with anicca, then dukkha will follow, and anattā will develop. When Ramana Maharshi spoke of no doer, he spoke of anattā, the third, final stage. He must have reached that stage, so naturally he spoke about it to people who he felt were developed. But it does not mean that a beginner should start working in that way. §
Why shouldn’t we fell trees at a Dhamma centre?
Why fell trees anywhere? Why only refrain from cutting them down at a Dhamma centre? Trees are so helpful, they create a conducive atmosphere. The environment becomes charged with good vibrations from trees; that’s why felling them is not healthy.
It is especially helpful in a Dhamma centre to have foliage all around. An area that is very dry, without trees or plants, won’t make a very good Dhamma centre. Foliage is important, therefore trees are important. §
While practising Vipassana shouldn’t we also focus on other things than the physical sensations? Like seeing and hearing and so on?
Yes, but not at this stage. That will come later. First you have to develop to the stage where you feel sensations on every particle of the body. Once you become established in this awareness, and a sound comes, it will be so easy to feel the sensations resulting from the sound. If you are not aware of sensations, and you just repeat to yourself, "Oh, this is sound, this is sound," it will not help because it is only a superficial truth.
Sound is a vibration; light, colour and shape are vibrations; smell is a vibration; taste is a vibration; touch is a vibration; any thought arising on the mind is a vibration. But you are not experiencing these vibrations, so you have to first get established in feeling the sensations on the body, and then all other things will follow. §
If the same issue keeps coming in many courses, would it be appropriate to deal with that worldly issue? Or if I continue sitting courses will this issue go away? For example, I worry whether I should have a certain career or get a more serious job. Sitting and thinking about a good career but not looking for one won’t help. The basic point to bear in mind when looking for a career is that the work should not help others to break their sīla. If you do something that helps others to break their sīla, this is as bad as breaking your own sīla. If you are aware of this, you will naturally abstain from any kind of career that harms others.
Meditation will give you the clarity of mind that will help you to choose which career is best. But while you meditate in a course don’t keep thinking about your career. That is wrong, don’t do that. § We have heard that the colours black, red, and dark green are not conducive to practising Vipassana. Is this true?
Well, you cannot experience this for yourself at this stage because you can’t feel the vibrations of inanimate things. But continuing to grow in Dhamma, a stage will come where you will start to feel the vibrations not only of animate beings, but also of inanimate things. At that time the difference between colours will become clear to you. At this stage you had better accept what your elders say. What else can be done? [laughter] §
In daily life I practise yoga. I would like to incorporate yoga into the Vipassana course.
During the recess periods on a course you can have a good walk; only walking is permitted as a physical exercise. For the rest of the time, you should sit and meditate.
But I have difficulty sitting and I find the stretching helps a lot.
Then walk a little during meditation hours, but don’t do yoga. There are two reasons for this: First, you have joined the course because you want to remain within yourself, and if you do yoga your attention will be diverted to think about the different yoga postures.
Another problem is that on the course there are others around you meditating seriously, and if they see you perform this or that exercise, they will say, "That is wonderful! I have never done that, please teach me how to do it." You will create a distraction for others.
So during a meditation course, only meditate and walk. Walking is good enough exercise for the body. When you go home, then yes, yoga is a wonderful exercise for your physical health. §
I have a question related to the previous question: I think sitting for a long time is not good for the body. I know long-term meditators who have sciatic nerve problems. I wondered whether the sensation of discomfort at some point indicates danger, and people need to know that maybe sitting twelve hours a day isn’t so good for them.
If it is good for so many others, then it is good for you also! [laughter] Of course, when you are not accustomed to sit cross-legged, you will find it difficult, so we say, "It is not necessary to sit cross-legged. Sit in any posture that suits you."
But meditating on a course doesn’t harm anyone in any way. No case has come to us suggesting that sitting for a long time has harmed people. In fact the whole technique opens up energy, and a free flow of energy inside purifies the body as well as the mind. If there is anything wrong in the body it is actually helped by the meditation, not harmed.
If you forcefully sit adhitthāna for eight, ten or eleven hours a day it would be wrong. Adhitthāna is given for three hours a day, and only after Vipassana. The rest of the time you are free to change your position, you can even lie down. Practise in the sitting position, but when it becomes unavoidable, lie down or walk for five minutes and then again sit. There are no restrictions on moving. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.104.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập