Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma Giri, Ấn Độ, Ngày 4 tháng 3 năm 1989 »»
Diễn văn bế mạc.
Dhamma sẽ lan truyền như thế nào?
Các con trai và con gái Dhamma thân mến của thầy,
Đã gần hai mươi năm từ khi trách nhiệm lớn lao được người cha Dhamma, Sayagyi U Ba Khin, đặt trên vai thầy. Khi xét lại công việc Dhamma-dūta (truyền bá Dhamma) Thầy rất ngạc nhiên khi nhìn thấy thành quả của Dhamma, thấy được cách Dhamma đang phát triển. Hai mươi năm trước, phương pháp này còn mới mẻ tại quốc gia này vì Thầy là một người vô danh. Hiện nay hàng ngàn người đã bắt đầu tới để tham dự những khóa thiền.
Nhưng điều tuyệt diệu lớn hơn là cách những người phục vụ Dhamma đã bắt đầu phục vụ. Họ gặp nhiều khó khăn để giúp người khác học được Vipassana. Ở những nơi không phải là trung tâm, không đầy đủ tiện nghi, những người phục vụ phải đối diện với rất nhiều điều bất tiện. Tuy vậy, họ phục vụ vô vị lợi như thế với rất nhiều tình thương và lòng trắc ẩn.
Khi những trung tâm bắt đầu được xây dựng, có vẻ như những cơ sở sẽ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn, nhưng bây giờ những khó khăn lại thuộc về những lãnh vực khác. Những cơ sở mới tiếp tục mọc lên và những gì đã xây dựng cần phải được sửa chữa và bảo trì.
Cho dù là một người phục vụ Dhamma hay là một thiền sư phụ tá, tất cả đều là những người có gia đình và mỗi người đều có những trách nhiệm đối với gia đình và có nghề nghiệp mưu sinh. Tuy thế họ dành rất nhiều thì giờ và gặp rất nhiều khó khăn. Thật không thể tin được! Thậm chí không có ai nghĩ đến chuyện có được tiền tài, họ tự rèn luyện để hiểu rằng, trách nhiệm giao phó cho họ thực ra là giao phó cho Dhamma và họ đơn giản chỉ là người đại diện cho Dhamma.
Mặc cho tất cả những điều khó khăn này, những người phục vụ vẫn rất hoan hỉ, “Hãy nhìn xem, có rất nhiều người đang nhận được Dhamma!” Ngoài sự hoan hỉ, họ nhận được những gì khác? Người thầy thụ nhận được từ vị cha Dhamma một kỷ luật nghiêm ngặt và đôi khi nói nặng lời. Những người phục vụ đã phục vụ vô vị lợi và đổi lại thì họ bị khiển trách: “Các con làm như thế này à? Các con là những người vô dụng! Tại sao các con làm như thế?” Đây là những gì họ nhận được từ vị cha Dhamma và từ những người khác! Không có ai biết ơn vì sự phục vụ của họ.
Thật dễ dàng để ai đó nói rằng: “Hãy quên những điều này đi! Hãy để cho vị thầy đó làm việc một mình, tại sao ta phải phí thì giờ ở đây? Và tất cả những người vô ơn này, tại sao tôi phải phí thì giờ với họ?” Nhưng không, họ vẫn tiếp tục bất chấp mọi sự chỉ trích.
Có một lý do tốt đằng sau nó. Không biết bao nhiêu kiếp trong quá khứ chúng ta đã thực hiện những công việc đầy công đức cùng nhau. Cùng nhau gặt hái công đức sẽ mang mọi người đến với nhau trong kiếp sống tương lai, và một lần nữa cùng thực hành những công việc đầy công đức. Hoặc là, trong nhiều kiếp sống trong quá khứ chắc hẳn chúng ta đã cùng nhau hành thiền, và điều này khiến chúng ta lại gặp nhau để hành thiền chung lần nữa.
Như vậy, không phải ai đó chỉ mới nhận được Dhamma trong một khóa thiền mười ngày mà đã biết ơn Dhamma nhiều đến nỗi người này cảm thấy muốn phục vụ. Ồ, không đâu! Dĩ nhiên đó là một lý do trực tiếp, nhưng lý do lớn hơn là những công việc mà chúng ta đã làm cùng nhau trong những kiếp sống khác. Đã nếm được hương vị Dhamma bằng cách này hay cách khác trong quá khứ, người này cảm thấy, “Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người tiếp xúc với Dhamma và thoát khỏi khổ đau.”
Trong suốt rất nhiều kiếp ta đã hiểu được rằng sabbadānam dhammadānam jināti – cống hiến Dhamma là sự cống hiến cao quý nhất - và điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn qua mỗi lần ta phục vụ. Chúng ta có thể làm việc tích cực và hiến tặng hàng triệu đồng để xây dựng những cơ sở khác nhau cho người khác, điều này tốt, bởi vì họ hưởng được lợi lạc, đừng ngưng những việc này. Nhưng khi so sánh với sự cống hiến Dhamma, ta thấy rằng không có gì sánh bằng.
Thăng trầm chắc chắn sẽ tới trong cuộc sống, và nếu ai đó có thể tươi cười đối mặt với những điều này, ồ, đó là món quà quí giá nhất mà ta có thể trao tặng cho những người khác. Món quà Dhamma này không phải chỉ có một mình thiền sư hay thiền sư phụ tá làm được mà do tất cả những người phục vụ.
Mặc dù những công việc đã thực hiện trong hai mươi năm qua làm thầy rất hài lòng nhưng vẫn còn nhiều việc khác cần được làm. Khi có quá nhiều đau khổ, Dhamma phải được nảy sinh. Khi có quá nhiều bóng tối, ánh sáng được cần tới, Dhamma được cần tới.
Thầy thấy sự sáng lạn trong tương lai. Không chỉ bởi những người trong hiện tại phục vụ một cách vô vị lợi, mà còn bởi những người với parami tốt trong quá khứ sẽ nhận lấy trách nhiệm, và bánh xe Dhamma sẽ tiếp tục luân chuyển trong nhiều thế hệ
Có một sự nguy hiểm trong việc luân chuyển bánh xe Dhamma nếu người ta biến nó thành một kế sinh nhai. Làm sao điều này có thể là Dhamma được? Các con trông đợi được đền đáp bằng cái gì đó. Sự nguy hiểm cũng hiện hữu nếu những người điên khùng phục vụ, những người chỉ thèm muốn một quyền lợi, một địa vị, một chức vụ. Và rồi Dhamma sẽ không còn là Dhamma nữa bởi vì đã không có sự tinh khiết trong đó. Một sự nguy hiểm khác là người nào đó sẽ thêm điều gì đó vào Dhamma chỉ để làm hài lòng một nhóm người hay một tông phái nào đó. Khi một người vô minh bắt đầu làm thế, nó sẽ gây ra một sự nguy hiểm lớn cho sự luân chuyển của bánh xe Dhamma. Không có gì cần thêm vào, không có gì cần lấy ra, Dhamma tuyệt đối là tinh khiết, tuyệt đối hoàn hảo - kevalam paripunnam, kevalam parisuddham.
Những người phục vụ Dhamma nên nhớ rằng, Dhamma đã được lan truyền không phải bởi vì họ, mà bởi vì thời điểm để Dhamma được lan truyền đã tới. Họ chỉ là những cỗ xe, và nên cảm thấy hài lòng được làm cỗ xe. Bởi vì nhờ sự phục vụ này họ sẽ có được những Parami tuyệt vời, panna tuyệt diệu và sẽ phát triển trong sự hành thiền của chính họ. Đây không phải là điều dễ dàng có được.
Một số lớn những người đang đau khổ có những sankhara bất thiện tích lũy trong quá khứ mang lại quá nhiều đau khổ cho họ. Nhưng cũng có những người có những sankhara thiện lành, và bây giờ thời điểm đã tới để những thành quả của những sankhara tốt lành sẽ hiện diện bằng Dhamma. Thế thì thầy và các con là ai mà cho họ Dhamma? Họ nhận được Dhamma là bởi vì những Karma tốt lành trong quá khứ. Chúng ta chỉ là những cỗ xe, chỉ vậy thôi.
Thầy luôn kể một câu chuyện về một con chó nhỏ đi dưới một cái xe bò và nghĩ rằng “Ta đang mang vác toàn bộ sức nặng của cái xe. Người chủ xe chú trọng quá nhiều đến hai con bò, nhưng chúng chỉ mang vác cái càng xe trên vai thôi. Trên vai tôi là sức nặng của toàn bộ cái xe.” Một con chó điên khùng.
Không người phục vụ Dhamma nào nên nghĩ như con chó đó. Họ nên cảm thấy rằng “Đó là Dhamma đang vận hành và ta có một chỗ nương tựa tuyệt diệu, ta đang ở trong bóng mát của Dhamma. Tốt quá!”
Hãy luôn nhớ đến một câu này của Khabi - một thánh nhân vĩ đại của quốc gia này, Khabi nói rằng: “Ta đang ở đây để kêu gọi quý vị, nhưng ta có một cái búa ở trong tay. Chỉ những người sẵn sàng chặt bỏ đầu mình, ném vào thùng rác mới xứng đáng để theo ta.” Đây là điều kiện tiên quyết: Hãy cắt bỏ đầu mình, cắt bỏ tất cả ngã mạn và tới. Tuy nhiên thật là tuyệt diệu cho các con và cho tất cả những người khác, những người đang thực hành Dhamma. Và Thầy chắc rằng không phải chỉ bây giờ mà cả những thế hệ mai sau sẽ có những người đến, những người đã chặt bỏ đầu của họ, những người sẽ phục vụ không phải vì ngã mạn. Khi đó Dhamma sẽ giữ được sự tinh khiết. Thầy chắc rằng một số lớn người sẽ hưởng được lợi lạc, những người phục vụ và những người được phục vụ. Dhamma làm việc theo hai cách: nó tốt cho các con và tốt cho những người khác, lợi lạc cho các con và lợi lạc cho người khác.
Nguyện cho Dhamma không ngừng tăng trưởng. Hưởng được Dhamma bằng cách tăng trưởng trong Dhamma, dưới sự che chở của Dhamma. Nguyện cho Dhamma tăng trưởng để càng ngày càng có nhiều người đau khổ trên thế giới được tăng trưởng dưới sự che chở của Dhamma và thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho Dhamma được lan truyền vì lợi ích của nhiều người và vì sự giải thoát của nhiều người.
Bhavatu sabba mangalam – Nguyện cho mọi người được hạnh phúc.
How Dhamma Will Spread
My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:
It is now nearly twenty years since a great responsibility was placed on my shoulders by my Dhamma father, Sayagyi U Ba Khin. When I review this work of Dhammadūta it is astonishing to see the fruits of Dhamma, to see how Dhamma is growing. Twenty years ago this technique was new to the country, and the Teacher was unknown, yet thousands of people started coming to the courses.
But the bigger wonder was the way these Dhamma servers started serving, taking such pains to help others to learn Vipassana. In those non-centre camps held in places without proper facilities, the servers faced so much discomfort, so many inconveniences, and yet they gave such selfless service, with so much love and compassion.
When centres started being built it looked as if the facilities would make it easier for the management, but now the problems are merely of a different nature. New structures keep coming up, and whatever has been built needs repair and maintenance.
Whether one is a Dhamma server or an assistant teacher, all are householders and each one has some responsibility towards family and livelihood, yet they spare so much time and suffer so many inconveniences. It is unbelievable! Nobody even thinks of monetary gain, and they train themselves to understand that the respect given to them is actually given to Dhamma, that they are simply representatives of Dhamma.
In spite of all the discomforts, the servers feel so delighted, "Look, so many people are receiving Dhamma!" Besides this delight, what else do they receive? The Teacher inherited from his Dhamma father a quality of very strict discipline and sometimes he uses hard words. The servers give so much selfless service and in return they are given reprimands: "You did like this? You useless fellow! Why did you do that?" This is what they are given from their Dhamma father and from others! Nobody thanks them for the service they give.
It would be very easy for someone to say, "Forget all this! Let this teacher do his own work, why should I spend my time here? And all these ungrateful fellows, why should I spend my time on them?" But no, they still carry on in spite of all the criticism.
There is a good reason behind that. We do not know how many lives in the past we have performed meritorious deeds together. Gaining merits together brings people together in future lives, to again perform meritorious deeds. Or, in so many past lives we would have meditated together and this brings us together to meditate again.
So it is not that somebody has only received Dhamma recently in a ten-day course, and has appreciated Dhamma so much that this person feels like serving. Oh, no! Of course that is the immediate cause, but the greater cause is the work we have done together in different lives. Having tasted Dhamma in one way or the other in the past, this person feels, "May more and more people come in contact with Dhamma and come out of their misery."
During many lives one has understood sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti—giving Dhamma is the highest dāna—and this becomes clearer every time we serve. One can work hard and donate millions, building different kinds of facilities for others— this is good because people benefit, don’t stop this. But when one compares the dāna of Dhamma, one finds there is no comparison.
Ups and downs are bound to come in life and if someone can face all that smilingly, oh, that is the biggest gift that can be given to anyone! This gift of Dhamma is not only made by the Teacher or the assistant teachers, but by all those who are serving.
Although the work done in the last twenty years is satisfactory, still so much more has to be done. When misery is so great, Dhamma has to arise. When there is so much darkness, light is needed, Dhamma is needed.
I see brightness for the future. Not only because of the present group of people who work so selflessly, but for generations those with good pāramīs from the past will take up the job, and the wheel of Dhamma will keep on rotating.
There is a danger to the rotation of the wheel of Dhamma if people make it a livelihood. How could this be Dhamma? You are expecting something in return. The danger also exists if mad people serve who crave only for position, power, or status. Then again Dhamma will not be Dhamma because there is no purity. Another danger is that someone will add something to Dhamma merely to please a particular group or sect. When an ignorant person starts doing that it will be a great danger signal for the rotation of the wheel of Dhamma. There is nothing to be added, nothing to be taken out. Dhamma is absolutely pure, absolutely complete—kevalaṃ paripuṇṇaṃ, kevalaṃ parisuddhaṃ.
Those who are giving service should remember that Dhamma is not spreading because of them, but because it is the time for Dhamma to spread. They are just vehicles, and should feel so pleased to be a vehicle. Because of this they are gaining wonderful pāramīs, wonderful paññā and developing their own meditation. This is not an ordinary gain.
A large number of suffering people have some unwholesome saṅkhāras accumulated in the past which have brought so much misery to them, but many also have some very good saṅkhāras, and the time has arisen now that the fruit of their wholesome saṅkhāra should come up as the Dhamma. Then who are you or I to give them Dhamma? They are receiving Dhamma because of their good karmas of the past. We are just vehicles, that is all.
I keep on telling the story of the puppy walking under the bullock cart thinking, "I am carrying the entire burden of this bullock cart! That trader gives so much importance to those two bullocks, but over them is only the weight of the yoke. Over me is the weight of the whole bullock cart!" A mad puppy.
Nobody who serves Dhamma should think like that puppy. You should feel, "It is Dhamma that is working, and I have a wonderful shelter, I am in the shadow of Dhamma. Good!"
Keep remembering this couplet, a dohā by a great saint of this country, Kabir: Kabira kharā bāzārameṅ, liye kuḷhārā hātha. Śiśa utāre, bhuīṅ dhare cale hamāre sātha. Kabīr says, "I am here calling you, but I have an axe in my hand. Only one who is ready to chop off his head and throw it in the dust can come with me." This is the prerequisite: Cut off your head, cut off all the ego, and then come. Yes, it will be wonderful for you and for all others who practise Dhamma. And I am sure that not only now, but for generations there will be people coming up who will have their heads chopped off, who will not work for ego. Then Dhamma will remain pure. I am sure that a large number will benefit—those who serve and also those who are served. Dhamma works both ways: It is good for you and good for others, beneficial for you, beneficial for others.
May Dhamma grow. Keep on enjoying Dhamma by growing in Dhamma, under the shelter of Dhamma. May Dhamma grow, so that more and more suffering people round the world grow under the shelter of Dhamma, and come out of their misery. May Dhamma spread for the good of many, for the liberation of many.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.231.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập