Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ - Ngày 01 tháng 03 năm 1988 »»
Sự xán lạn của Dhamma.
Những người đồng hành trên con đường Dhamma,
Một lần nữa chúng ta tụ họp ở nơi đây để hiểu cách làm sao để càng ngày càng có nhiều người khổ đau được tiếp xúc với Dhamma. Khi công việc gia tăng, nhiều thiền sư phụ tá hơn cần được bổ nhiệm, nhiều trung tâm phải được xây dựng và nhiều người phục vụ hơn để phục vụ cho sự truyền bá Dhamma. Sự lớn mạnh chắc chắn sẽ tiếp tục và do đó, điều quan trọng là những công việc phải được tổ chức một cách đúng đắn, để tránh những khuynh hướng có thể làm suy yếu Dhamma.
Vào thời điểm lúc Dhamma tăng trưởng, chúng ta ở một ngã tư đường, bởi vì có nhiều sự nguy hiểm biến Dhamma thành một tổ chức tôn giáo, thì rồi nó sẽ có hại thay vì giúp ích cho nhân loại. Một khi Dhamma trở thành một tông phái thì sự tinh túy của Dhamma đã biến mất, đây là một tình huống rất tế nhị. Một mặt, một số kỷ luật phải được duy trì; nhưng mặt khác, nếu nó trở thành hệ thống và mọi người làm việc với các quy tắc, khi đó một tông phái sẽ được thành lập.
Tông phái sẽ nảy sinh khi ngã mạn chiếm ưu thế, khi chức vụ của một người trong tổ chức là điều quan trọng chính yếu. Nếu ta hy sinh những tiện nghi ở nhà, công việc làm ăn, thời giờ với gia đình để làm việc Dhamma và trông mong được cảm kích, thì quả là điên khùng. Đây là khởi điểm của sự tôn sùng cá nhân, cũng như tông phái. Phục vụ vô vị lợi vì lợi ích cho nhiều người là điều quan trọng, Dhamma là quan trọng chứ không phải cái gì khác. Ta phải cảm thấy vui với tất cả những gì ta được yêu cầu hay không yêu cầu được làm.
Ta có thể nói rằng, ta làm việc một cách vô vị lợi và chỉ tự mình mới có thể xét đoán được điều này. Có hai brahmavihāras—muditā (niềm vui vị tha) và karuṇā (lòng thương xót, trắc ẩn) cho mục đích này. Chúng là những thước đo cho sự tăng trưởng thực sự của ta trong Dhamma. Nếu ta cảm thấy ganh ghét và đố kỵ với một người bạn phục vụ bởi vì sự phục vụ của người đó được ghi nhận, ta đã không hiểu Dhamma. Nếu ta có niềm vui vị tha thì ta đang tiến triển trong Dhamma.
Ngược lại, một người bạn phục vụ có thể có lỗi lầm, hay ta coi đó là lỗi lầm và ta tạo ra sự thù hận và ghét bỏ đối với người này, thì ta còn cách xa Dhamma nhiều lắm. Nhưng với chủ ý là để giúp người bạn này – người đã vấp ngã thì karuṇā đang được phát triển. Ngay khi ta có thể nói rằng ta không có sự thù ghét đối với người này, nhưng có một cảm giác khoan khoái đối với sự vấp ngã của người khác thì ta còn xa Dhamma rất nhiều.
Hãy không ngừng tự xét mình một cách cẩn thận vì không có ai có thể xét đoán cho các con. Trước tiên hãy củng cố chính mình trong Dhamma để các con có thể phục vụ người khác một cách đúng đắn. Nếu Dhamma quan trọng hơn cái tôi điên khùng này thì chắc chắn ngã mạn đang bị tiêu trừ. Tuy nhiên, nếu ta bảo vệ cái ngã mạn của mình dưới danh nghĩa phục vụ Dhamma, thì không ai có thể có được lợi lạc từ sự phục vụ như thế. Nếu ta không ngừng xem xét bao nhiêu ngã mạn đã được tiêu trừ, thì ta mới xứng đáng đứng trong tổ chức này.
Trong vài ngày tới đây, công việc quan trọng sẽ được làm để soạn thảo những điều lệ cho tất cả những người tham gia trong sự truyền bá Dhamma. Trong những công việc như thế, cá nhân không quan trọng gì cả - người ta có thể tới và người ta có thể đi, nhưng Dhamma phải được duy trì. Dhamma phải là điều quan trọng nhất trong tất cả những quyết định của các con, để có được sự phục vụ đúng đắn.
Mục đích duy nhất là bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya. Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người có được lợi lạc từ Dhamma, thoát khỏi khổ đau và hưởng được bình yên thực sự, hòa hợp thực sự. Thầy thấy một tương lai rất tươi sáng. Nguyện cho tất cả các con sáng ngời, chiếu tỏa trong ánh sáng Dhamma này, để có nhiều người có thể nhờ các con mà được lôi cuốn đến Dhamma. Nguyện cho tất cả các con được thành công trong việc phục vụ Dhamma cho những người khổ đau ở mọi nơi.
Bhavatu sabba mangalan
The Brightness of Dhamma
Companions on the path of Dhamma:
Once again we have gathered together to understand how more suffering people can come in contact with Dhamma. As the work grows, more assistant teachers are appointed, more centres are established and more servers give their service for the spread of Dhamma. This growth is bound to continue and so it is essential that the work be properly organized, avoiding the tendencies that can weaken Dhamma. At such a time in the growth of Dhamma we are at a crossroads because there is every danger of its turning into an organized religion, and then it will harm rather than help humanity. Once it becomes a sect the essence of Dhamma is gone. This is a delicate situation. On one hand some discipline has to be maintained; on the other hand, if it merely turns into a hierarchy with everyone working within regimented rules, a sect will be established.
Sects arise when egos are predominant, when one’s position within the organization is of primary importance. If one sacrifices one’s home comforts, business and time with family for Dhamma work and expects some appreciation for one’s service, this is madness. This is where the personality cult and sectarianism starts. Selfless service for the benefit of more people is important. Dhamma is important, nothing else. One should be happy with whatever one is asked, or not asked, to do. One may say that one is working selflessly but only the individual can judge this. Two of the brahmavihāras—muditā (sympathetic joy) and karuṇā (compassion)—are for this purpose. They are yardsticks by which to measure whether one is really developing in Dhamma. If one feels jealousy or enmity towards a fellow server because his service is greatly appreciated, then one has not understood Dhamma. If there is sympathetic joy, one is progressing in Dhamma.
Conversely a fellow server may make a mistake, or what one perceives to be a mistake. If one generates hatred or aversion towards this person then one is far away from Dhamma, but if one’s motivation is to help this companion who has slipped, then karunā is developing. One may even say that one has no hatred towards this person, but if there is a pleasant feeling at another’s downfall then one is far away from Dhamma. Keep on examining yourself carefully because nobody else can do this for you.
First establish yourself in Dhamma and then you can serve others properly. If Dhamma is important rather than this mad "I" then certainly the ego is getting dissolved. However, if one is projecting one’s ego in the name of serving Dhamma, no-one can benefit from such service. If one keeps on examining how much the ego is getting dissolved, one is fit to serve the organization.
Over the next few days important work will be carried out to formulate the code of discipline for all those involved in the spread of Dhamma. In such work the individual has no importance because persons may come and persons may go. It is Dhamma that should remain most important in all your decision-making to serve people properly.
The only aim is bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya. May more and more people benefit from Dhamma, come out of their misery and enjoy real peace and harmony. I see a very bright future. May all of you shine in this brightness with Dhamma so that people get attracted through you, to the Dhamma. May you all be successful working in Dhamma for suffering people everywhere.
Bhavatu sabba maṅgalaṃ
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.211.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập