Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 20 tháng 1 năm 1996 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 20 tháng 1 năm 1996

Donate

(Lượt xem: 7.390)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 20 tháng 1 năm 1996

Câu Hỏi: Dhamma làm cho chúng ta năng động, cho chúng ta sẵn sàng để đối phó với những khó khăn, cho chúng ta sức mạnh để chống lại tội lỗi. Khi đối mặt với những khó khăn, có đúng không khi nói rằng Dhamma sẽ giúp đỡ để chúng ta trốn chạy những khó khăn để trở thành thụ động, suy nghĩ về những khó khăn sẽ làm hư hại những rung động của tôi. Do đó tôi có nên ban phát Metta hay không?

Thầy Goenka: Không. Các con đã không hiểu Dhamma rõ cho lắm. Ngay như trong khóa thiền mười ngày nó đã được giải thích rõ ràng là một người mạnh đang hãm hại một người yếu và các con chỉ ngồi đó nói rằng ta có thể làm gì được, hãy để cho người mạnh bị khổ vì những karma hay nghiệp của họ, và nạn nhân cũng bị khổ vì nghiệp của ngýời ðó. Ðiều này là sai trái. Dhamma không chỉ dạy ta ðiều ðó, hãy dùng hết sức mình, sức mạnh và lời nói để ngăn chặn người này nhưng không có một chút xíu thù ghét, tức giận hay thù hận đối với người gây hấn, các con nên có tình thương và lòng từ bi cho người này, nhưng bởi vì hắn ta không hiểu ngôn ngữ nhỏ nhẹ, các con đã thử làm như thế, bây giờ các con có thể dùng biện pháp mạnh nhưng với tình thương và lòng từ bi, Dhamma không làm cho các con trở nên thụ động, nhưng khi các con không có khả năng để giúp đỡ, giả sử có người nào rất ốm đau và yếu, nằm trên giường bệnh, bác sĩ ở đó đang chữa trị cho họ, bây giờ các con có thể làm gì được, các con không phải là bác sĩ, do đó các con ngồi hành thiền và ban phát metta, nếu các con nói rằng ta là một người hành thiền Vipassana bởi vậy ta phải chữa cho người này, đó là một quyết định sai lầm, do đó khi nào con có đủ sức mạnh các con phải năng động, không cho phép người nào đó làm gì sai trái, nếu các con có thể chặn đứng họ.

Câu Hỏi: Những nơi không có thiền sư phụ tá hay là thiền sư cho trẻ em, một người hành thiền có thể dạy anapana cho người khác không?

Trả lời: để xem, đã được thông báo rằng nếu ta là một nhà giáo ta có thể dạy cho một học sinh của mình và nếu ta là một bác sĩ ta có thể dạy cho bệnh nhân, trái lại thì không nên. Một lí do là các con không áp đặt phương pháp này vào người khác. Lí do khác là nếu các con không biết cách dạy, mặc dù các con chỉ giảng dạy anapana, Vipassana có thể bắt đầu và một vài phức cảm bám rễ sâu có thể trồi lên bề mặt, các con không biết làm sao để đối phó với điều đó, do đó tốt hơn nên tránh, không nên nhận lấy sự rủi ro này.

Câu Hỏi: Thưa thầy, một người hành thiền nghiêm túc muốn gia nhập vào quân đội, người đó có nên làm như thế không?

Trả lời: Đây là quyết định của người đó, nếu ta cảm thấy rằng tốt hơn ta nên làm một thành viên trong quân đội bởi vì ta muốn bảo vệ đất nước của mình thì cứ làm, người đó có thể làm như thế, Nhưng về phần chúng ta, ta không thể nói bạn nên hay không nên gia nhập quân đội, đây không phải là công việc của chúng ta. Mỗi cá nhân phải tự mình quyết định lấy.

Câu Hỏi: Nếu có một khu vực bị nghẽn hoặc mù mờ trong lúc hành thiền, con trở nên thất vọng mặc dù con không nên làm như vậy, thưa thầy con phải làm gì?

Trả lời: Hãy hiểu rằng các con đã tích lũy quá nhiều ham muốn và chán ghét trong người, khi các con trở nên thất vọng hay các con cảm thấy chán nản, điều đó cho thấy rằng các con đang thèm muốn một tình trạng khi không còn bị mắc kẹt, và các con đã có một số lượng quá lớn chán ghét đối với sự kẹt cứng này, đối với cảm giác khó chịu và các con muốn nó mất đi. Do đó hãy hiểu thực tế rằng ta đã không hiểu Vipassana một cách đúng đắn, hãy để ta bắt đầu trở lại bằng anapana hãy để ta trở lại lúc vỡ lòng và rồi ta sẽ tiến xa hơn.

Câu Hỏi: Nếu bước đi trên con đường này ta có thể trở thành một Alahán, thưa thầy, thầy đã tới giai đoạn nào rồi?

Trả lời: Thầy chưa đạt đến giai đoạn của một bậc Alahan, thầy không thể nói là thầy đã đạt đến giai đoạn nào và không có ý nghĩa gì khi thầy nói như thế, điều này chỉ để các con phán xét. Nếu mọi hành vi trong đời của thầy tràn đầy bất tịnh thì thầy không đạt đến đâu cả, nhưng nếu các con cảm thấy những gì tốt đẹp trong thầy thì chắc chắn thầy đã tiến triển trên con đường này.

Câu Hỏi: Nếu hàng ngày con nhớ đến thượng đế, người mà con tôn kính và có đức tin, thì làm như thế sẽ có tai hại gì trong một khóa thiền.

Trả lời: Bởi vì trong khóa thiền, đối tượng thiền là khác biệt. Trong khóa thiền, khi các con đang thực hành anapana, mục tiêu của sự hành thiền là hơi thở, chỉ vậy thôi , không gì khác. Và trong lúc tập Vipassana đối tượng thiền là cảm giác trên cơ thể, không gì khác. Do đó trong thời gian này, nếu các con đang cố tưởng tượng về nam thần hay nữ thần của các con thì các con đã chuyển sự chú tâm của mình và các con không làm việc một cách đúng đắn. Bất cứ đối tượng của sự hành thiền là gì hãy chú trọng đến đối tượng đó. Vào cuối khóa thiền, nếu các con có một sự thành kính lớn lao đến vị nam thần này và nữ thần kia thì hãy san sẻ công đức của con với ngài và ban phát metta, chỉ vậy thôi, không gì khác.

Câu Hỏi: Xin thầy cho biết chúng con phải trả lời câu hỏi sau đây một cách vắn tắt: cảm giác là gi?

Trả lời: Bất cứ những gì mà các con cảm thấy thực thụ trên cơ thể chúng ta gọi đó là cảm giác. Và vì tại sao các con có cảm giác? Bởi vì chúng ta đang sống, tâm và thân các con, nama và rupa đã làm việc chung với nhau, nơi nào không có nama, không có tâm, ta không thể cảm thấy gì. Một cơ thể bất động không thể cảm thấy cảm giác, cây cột này không thể cảm thấy cảm giác, bất cứ nơi nào có sự sống thì đều cảm thấy cảm giác.

Câu Hỏi: Thưa thầy, sự bình tâm là gì?

Trả lời: Khi con không phản ứng đối với cảm giác, các con chứng nghiệm được sự bình tâm.

Câu Hỏi: Khi chúng ta nói: “Không có phản ứng, điều này nghĩa là gì?”

Trả lời: Không tạo ra thèm muốn đối với cảm giác dễ chịu, không tạo ra chán ghét đối với cảm giác khó chịu. Là các con không có phản ứng.

Câu Hỏi: Thưa Thầy sự luân lưu thông suốt là gì?

Đáp: Không có gì đang trôi chảy cả, đó chỉ là tâm của các con, di chuyển từ đầu xuống chân và từ chân lên đầu một cách nhanh chóng. Bởi vì không có một sự ngăn chặn nào trên đường đi. Bây giờ không còn chỗ nào bị mù mờ hay có cảm giác thô thiển, trắc đặc, chỉ có những sự rung động vi tế thuộc loại đó, tâm của các con di chuyển một cách dễ dàng, nó cảm thấy như là có sự trôi chảy ở đó. Toàn thể mục đích là các con hiểu được rằng không có gì khác nhau cả. Cho dù có cảm giác thô thiển hay vi tế, tâm của các con phải có sự bình tâm, không phản ứng bằng chán ghét đối với những cảm giác thô thiển, không phản ứng bằng thèm muốn đối với những cảm giác dễ chịu.

Câu Hỏi: Thưa thầy con ở trong quân đội, nhiệm vụ của con đối với quốc gia có chiến tranh với những nước lân cạn là gì?

Trả lời: các con phải gia nhập quân đội để bảo vệ quốc gia do đó hãy làm tròn nhiệm vụ của mình. Đương nhiên là các con sẽ bảo vệ quốc gia bằng mọi cách, đó là nhiệm vụ của các con. Nếu các con là người hành thiền Vipassana các con sẽ làm việc một cách tốt đẹp hơn và hoàn chỉnh hơn.

Câu Hỏi: Có kiếp quá khứ và kiếp sống sau khi chết không, nếu có, bằng chứng là gì? Thầy có biết gì về kiếp quá khứ bằng chính kinh nghiệm của thầy không?

Trả lời: Không cần thiết ta phải tin rằng có kiếp quá khứ hay tương lai và chỉ sau đó thì Vipassana mới giúp đỡ các con. Các con tin rằng đây là cuộc đời hiện tại, hãy chú trọng hoàn toàn vào thực tại của giây phút này, từng giây phút các con đang chết dần, từng giây phút các con được sinh ra. Hãy quan sát điều đó, cảm thấy và hiểu được điều đó. Và cũng không ngừng hiểu rằng các con phản ứng lại dòng thay đổi đang diễn ra này như thế nào và bằng cách phản ứng các con đang hại chính mình như thế nào, khi các con thoát khỏi điều đó hiện tại sẽ trở nên càng ngày càng tốt hơn. Nếu có một tương lai, chắc chắn là các con sẽ có được lợi lạc từ đó, nếu không có tương lai, tại sao phải bận tâm, các con phải làm hết sức mình để sửa đổi hiện tại. Tương lai không là gì cả ngoài sản phẩm của hiện tại, nếu hiện tại tốt thì tương lai sẽ tốt.

Câu Hỏi: Người nào đó làm điều ác và sinh vào cảnh giới thấp hơn, có người khác cũng cùng làm một việc xấu như thế nó mang lại kết quả tức thì và không ảnh hưởng gì ngay trong cuộc đời này, thưa thầy tại sao có sự khác biệt này?

Trả lời: Bởi vì ta hiểu được Vipassana là gì, trong Vipassana quả của kiếp quá khứ sẽ tới trước tiên bằng cảm giác trên cơ thể. Nếu đó là một hành động tội lỗi thì những cảm giác hết sức khó chịu sẽ nảy sinh trên cơ thể. Ví dụ nếu các con nhục mạ và đánh ai đó, các con sinh ra giận dữ, khi con tạo ra giận dữ các con đang cháy bừng bên trong. Bởi vậy khi nào có quả của nhân này tới, nó sẽ tới với sự cháy bừng. Khi sự cháy bừng tới các con được chỉ dạy làm sao để quan sát chúng, nó sẽ mất hết tất cả sức mạnh và mất đi.

Giả sử có một cái gai đâm vào thịt, khi đâm vào rất đau đớn, và nếu các con muốn lấy gai ra các con phải dùng kim khều ra, sẽ rất đau đớn. Tất cả bất cứ cảm giác nào mà các con cảm thấy trong khi có một hành động, cùng một loại cảm giác đó các con sẽ thấy khi nhận được kết quả của nó. Đối với những người hành thiền Vipassana thuần thục sẽ quan sát chứ không phản ứng, sẽ không cho phép nó sinh sôi nảy nở và nó sẽ mất đi, và các con thoát khỏi nó. Nếu các con không thực hành như thế thì tự nhiên các con sẽ nhận được quả của nó sau này.

Câu Hỏi: Ngay cả khi chấp nhận rằng thiền Vipassana hữu hiệu và có ích, một số người cảm thấy rằng những người hành thiền đã chú ý tới hành thiền hơn. Và thông thường không được khuyến khích để giải quyết những khó khăn của xã hội và đất nước mình. Có hợp lý không để hướng dẫn thiền sinh và hướng dẫn họ phục vụ xã hội? Cho dù họ có thực sự làm những công việc xã hội hay không, tùy thộc và thái độ của họ. Tuy nhiên ít nhất chúng ta có thể làm cho họ ý thức hơn về những khó khăn của xã hội.

Trả lời: Toàn thể phương pháp là để cải thiện từng cá nhân, mỗi cá nhân quan trọng hơn vì xã hội hợp thành bởi từng cá nhân. Phương pháp này giúp đỡ từng cá nhân tốt hơn, bây giờ sau khi trở thành một các nhân tốt hơn, cách mà người này có thể giúp đỡ người khác tùy thuộc vào mỗi cá nhân, đó không phải là công việc của chúng ta. Tuy nhiên những gì xảy ra là: một số thiền sinh bắt đầu cảm thấy rằng phương pháp này đã bị mất trong quốc gia này trong 25 thế kỉ qua bây giờ trở lại và nó đã giúp tôi rất nhiều và tôi cảm thấy rằng càng ngày càng có thêm nhiều người nên nhận được lợi lạc từ phương pháp này. Đây là một sự phục vụ đối với xã hội. Khi có nhiều cá nhân trở nên tốt hơn, lành mạnh hơn, hoàn thiện hơn thì sau đó xã hội sẽ trở nên tốt hơn, lành mạnh hơn và thiện lành hơn.

Do đó nếu có ai cảm thầy rằng: Tốt hơn họ nên phục vụ xã hội theo cách này, thầy không thể ngăn chặn họ, đó là quyết định của từng cá nhân về cách nào để phục vụ tốt nhất.

Câu Hỏi: Sự khác biệt giữa Vipassana và thôi miên là gì? Người ta có thể có cùng một lợi ích từ cả hai không?

Trả lời: Không đâu. Vipassana muốn các con quan sát sự thật khi nó nảy sinh một cách tự nhiên chứ không phải một sự thật giả tạo. Khi các con bắt đầu nghĩ ra như thế nào, đó là một sự chứng nghiệm được tạo ra. Nó là một tầng lớp giả tạo mà các con đã đặt bên trên tâm nhận thức của mình. Điều này có thể tốt nếu các con là một người tốt hơn ở bề mặt của tâm, các con có được lợi lạc từ việc đó.

Nhưng những bất tịnh của các con được tích tụ sâu bên trong vẫn còn ở đó, do đó Vipassana sẽ dạy các con đi sâu vào bên trong và diệt trừ được nó bằng cách quan sát. Bất cứ sự thật nào thể hiện từ lúc này sang lúc khác, không một tầng lớp nào nên được đặt ra, không gì nên được tưởng tượng, không thôi miên, không tự kỉ ám thị. Ở bề sâu của tâm những điều này trái ngược với Vipassana, hai phương pháp này đi hai hướng khác nhau, ngược nhau.

Câu Hỏi: Người ta đề cập rằng tại Myama có những bài viết trên lá dừa mà VRI (viện nghiên cứu Vipassana) muốn phát hành trước khi nó bị hủy hoại và mất Đi. Nếu điều này đúng xin thầy cho chúng con biết vài điều về nội dung và ý nghĩa của những lời này cũng như khởi nguồn của nó.

Trả lời: Tất cả những chiếc lá dừa này đều chứa đựng văn hóa bằng tiếng Pali. Một số bài viết trên lá dừa đã được ấn hành, do đó chúng ta không phải làm việc này. Nhưng có một số bài viết trên lá dừa chưa bao giờ được ấn hành, chắn chắn nó phải có một điều gì liên quan đến Dhamma vì nó được viết bằng tiếng Pali. Do đó chúng ta muốn đem nó về đây in và ấn hành và dùng vào việc nghiên cứu của chúng ta. Tất cả là để bảo tồn những di sản văn hóa của nước chúng ta, điều mà Ấn độ đã mất hết. Mọi thứ viết bằng tiếng Pali đã mất đi tại quốc gia này. Nếu ở nơi nào đó có gì còn hiện hữu, đó là nhiệm vụ của chúng ta, để đưa nó về, phát hành và dùng nó cho Vipassana.

Câu Hỏi: Trong Vinaya Pitaka - luật tạng – Đức Phật đã bỏ đi điều lệ về hoàn toàn im lặng, thế thì tại sao chúng ta vẫn tiếp tục hoàn toàn im lặng trong khóa thiền?

Trả lời: Khi lời hứa này trở thành một nghi lễ thì đúng vậy, nó có hại. Nhưng khi các con đang hành thiền, đang học phương pháp thiền thì lời hướng dẫn của ngài rất rõ ràng. Hoặc là các con có sự im lặng thánh thiện hay khi các con nói về Dhamma với thiền sư hay những vị trưởng thượng. Điều đó được cho phép, trái lại các con phải giữ im lặng. Nhưng khi nó trở thành một nghi thức.Tôi nguyện giữ im lặng, tôi không nói, tuy nhiên các con tiếp tục liên hệ với người khác bằng cánh viết, dừng cử chỉ, ánh mắt, thì điều đó vô dụng. Các con im lặng bằng lời nói và sâu tận bên trong các con tập để giúp tâm được im lặng để tẩy trừ sự bất tịnh của mình. Đây là giáo huấn của Đức Phật, các con không đi ngược lại giáo huấn của ngài.

Câu Hỏi: Ngài Sayagyi U Ba Khin không bao giờ trưng bày một bảng để xin dana thì tại sao chúng ta dựng một bảng để xin dana.

Trả lời: Ngài Sayagyi U Ba Khin thường dán lên bảng những dự án, những dự án nào đang thực hiện, và đây là dự án kế tiếp, số lượng nào được cần tới và phí tổn là bao nhiêu. Chỉ như vậy thôi. Và những thiền sinh cảm thấy muốn hiến tặng thì họ hiến tặng, nếu không muốn hiến tặng thì họ không hiến tặng. Ngài không nài ép thiền sinh: “Ồ, hãy xem. Bây giờ thầy muốn cái này, các con nên hiến tặng nhiều chừng này.” Bởi vậy chúng ta sẽ đi theo cùng một kiểu cách, một đường lối.

Câu Hỏi: Chúng con vừa mới nghe thấy rằng một cái tháp lớn có thể sẽ được xây dựng ở nơi nào đó tại Ấn Độ. Chúng con muốn biết thêm một chút về điều này. Như nó sẽ được xây ở đâu, nó sẽ giống cái gì, nó được xây ra làm sao và mục đích của nó là gì. Xin thầy cho chúng con biết về chúng?

Trả lời: Chính thầy cũng không biết khi nào nó được xây dựng và xây dựng ở đâu. Hoặc ngay cả nó có được xây dựng hay không. Một điều cần phải rõ ràng là mục đích của chúng ta trong mọi thứ chúng ta làm là để cho người ta hiểu một cách đúng đắn về Đức Phật và giáo huấn của ngài về Vipassana để họ không có bất cứ một nghi ngờ nào về giáo huấn và họ sẽ có hứng khởi để tới tham dự một khóa thiền.

Những lợi lạc mà người ta có thể nhận được không phải vì cái tháp này mà bằng cách hành thiền, và họ sẽ tham dự một khóa sau khi họ hiểu cuộc đời đích thực của Đức Phật, có rất nhiều hiểu lầm đã nảy sinh trong quốc gia này trong 20 thế kỉ qua, những hiểu lầm này cần phải được xóa bỏ, giáo huấn đích thực của Đức Phật và cuộc đời của Ngài. Làm sao người ta có thể nhận được lợi lạc từ chúng. Tất cả những điều đó sẽ được giải thích nếu có khả năng, nếu nó thực sự được xây dựng.

Câu Hỏi: Những chính sách nào thầy có cho những thiền sinh Vipassana hay là thiền sư phụ tá viết những sách về Vipassana hoặc Dhamma tinh khiết.

Trả lời: Thầy không khuyến khích điều này tuy nhiên bất hạnh thay thầy đã thấy những bản dịch thuật về lời của Đức Phật bởi những người được coi là có tài năng và nó hoàn toàn trái ngươc và khác hẳn với những gì Đức Phật thực sự muốn nói. Chúng ta biết rằng có sự khác biệt bởi vì chúng ta đang thực hành. Chúng ta không thể trông đợi rằng ai đó không hiểu được phương pháp một cách đúng đắn có thể hiểu được lí thuyết một cách đúng đắn. Ai đó có thể viết những điều đối nghịch lại với những gì chúng ta đang dạy ở đây, nếu thầy không cải chính lại thì sau 100 hay 200 năm, 500 năm người ta sẽ nghĩ: ồ Goenka đã chấp nhận điều này, nó đã được thiền sinh của ngài viết trong lúc ngài còn tại thế, hay là những người thiền sư phụ tá, nó đã được thiền sinh và thiền sư phụ tá của ngài viết trong lúc ngài còn sống, chắc chắn đây là đúng. Và người ta sẽ hiểu lầm bằng cách đó.

Thầy không có đủ thời gian để rà soát những bài viết và sách mà thiền sinh của thầy viết, hoàn toàn không thể được. Một thiền sinh viết về tiểu sử của thầy và rồi một người trong gia đình đưa sách cho thầy và chỉ ra, thầy xem những điều như thế, như thế được viết ở đây và nó hoàn toàn sai. Những điều như thế, như thế được viết ở trang khác, thầy nói: “Được rồi, hãy đánh dấu ở chỗ đó và để sách ở đây, thầy sẽ xem chúng.” Đó là khoảng 4-5 năm trước đây và thầy vẫn không có thời gian để đọc hai trang đó.

Do đó hãy hiểu rằng nếu có điều gì sai trái trong khi viết mà thầy không cải chính thì nó sẽ được coi là thực thụ. Không nên quá hứng thú về việc viết sách và những thứ như thế. Hãy trở nên hoàn hảo trong sự hành thiền và hướng dẫn thiền cho người khác. Sau này khi các con đã hoàn hảo trong pháp học thì có thể viết, hay sau khi thầy qua đời thì các con được tự do viết gì thì viết.

Câu Hỏi: Trong buổi ngồi thiền hàng ngày một giờ con dành ra ít nhất 30 phút cho anapana, điều đó có đúng không thưa thầy?

Trả lời: Không có gì sai cả. Anapana là một công cụ giúp các con thực hành vipassana một cách đúng đắn. Bất cứ khi nào con thấy rằng tâm của mình rất dao động hãy sử dụng anapana. Có thể là 30 phút hay 40 phút, hay có thể là cả giờ các con tiếp tục với anapana và buổi ngồi thiền kế tiếp sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Do đó anapana là để an định tâm của mình, làm cho nó được tĩnh lặng và bén nhạy hơn để cảm thấy cảm giác.

Câu Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày không có ngoại lệ đối với những luật của sự thật. Không có ai sẽ được tha thứ. Dhamma là luật về sự tốt đẹp. Thế thì tại sao những người nói rằng trong Dhamma, những người đã phạm lỗi lầm đáng được tha thứ?

Trả lời: Họ đáng được tha thứ bởi vì lợi ích của chính các con. Nếu có ai đó làm điều gì mà khiến cho các con bị thương tổn, các con có sự thù ghét đối với người này, các con đã bắt đầu làm hại chính mình. Do đó, để giúp cho các con không bị hại, tốt hơn là nên tha thứ và quên đi. Đây là vì sự lợi lạc của chính các con. Những người này cũng nhận ra rằng tôi đã phạm phải lỗi lầm, và tôi sẽ không lặp lại điều đó trong tương lai. Và tiếp tục thực hành Vipassana, người đó sẽ thoát khỏi khổ đau. Các con tha thứ cho người này vì lợi ích của chính các con bởi vì nó giúp các con thoát khỏi ý nghĩ trả thù.

Câu Hỏi: Con luôn luôn chìm đắm trong ý nghĩ, quên lãng, hối hận. Con không cảm thấy mình đang thực tập, và con luôn luôn trễ nải trong công việc. Thưa thầy đây có phải là anatta không? Nếu đúng thì tại sao sự im lặng của con sẽ làm cho chúng con xa cách gia đình và bà con?

Trả lời: Bởi vì các con đã không hiểu Vipassana một cách đúng đắn, các con đã không thực hành một cách đúng đắn. Do đó, đương nhiên là các con trở thành xa cách với bạn bè, gia đình mà các con không biết làm sao để giao tiếp với họ. Nếu các con hiểu được vipassana một cách đúng đắn thì bất cứ khi nào các con cảm thấy chán nản, các con có những xúc cảm của sự chán nản trong quá khứ, và khi nó nảy sinh, nó trồi lên hãy chấp nhận sự thật rằng trong giây phút này tâm tràn đầy chán nản. Đây là sự thật. Không phải là chán nản vì lý do này hay lý do khác, mà sự thật là tâm của tôi tràn đầy chán nản vào giây phút này.

Bây giờ hãy để tôi xem tôi có những cảm giác gì. Bất cứ cảm giác nào mà các con có trong lúc đó, trên bất cứ phần nào của cơ thể thì liên quan đến sự chán nản. Và các con bắt đầu quan sát cảm giác. Các con chấp nhận sự thật là có sự chán nản. Và sự thật là có cảm giác. Tiếp tục quan sát cảm giác và hiểu được anicca. Các con đã thực hành, do đó các con hiểu cảm giác này nảy sinh và mất đi. Cũng như thế chán nản này nảy sinh và mất đi, hãy để tôi xem nó tồn tại được bao lâu. Các con có sự bình tâm. Chắc chắn nó sẽ mất đi,và các con đã bắt đầu thoát khỏi khuôn mẫu thói quen chán nản. Đây là cách làm thế nào để tận dụng tình trạng này.

Câu Hỏi: Hình như hầu hết mọi hành giả đều hiểu phương pháp thiền, nhiều người còn có sự luân lưu thông suốt, họ đã ngồi nhiều khóa thiền. Nhưng trí tuệ của họ không có ở trong những hành vi của họ. Thưa thầy có cần phải có thêm nhiều pháp thoại để tiến bộ không?

Trả lời: Không. Những người đó có thể ngồi cả trăm khóa cũng không giúp ích cho họ bằng cách nào được. Bởi vì thực ra họ đã không hiểu phương pháp. Phương pháp không phải để cảm thấy hồ hởi khi các con có cảm giác dễ chịu, hoặc không cảm thấy chán nản khi các con có cảm giác khó chịu. Nếu không có gì thay đổi xảy ra, điều đó có nghĩa là họ đang chơi trò chơi cảm giác. Nếu là dễ chịu họ cảm thấy hồ hởi, nếu khó chịu họ chán nản và họ sẽ tiếp tục không có được lợi ích gì cả. Do đó, hãy hiều phương pháp một cách đúng đắn, dễ chịu hay khó chịu, sự hiểu biết của các con là mọi thứ mà tôi đang chứng nghiệm là anicca – thay đổi, không có nghĩa lý gì cả khi phản ứng đối với những gì không ngừng thay đổi. Các con đang quan sát với sự bình tâm thì các con đang thực hành một cách đúng đắn. Và những thay đổi bắt đầu biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Câu Hỏi: Nhiều người ở Ấn Độ sống trong nghèo khó, những người này có phải đang chịu đau khổ như thế bởi vì họ đã có nghiệp xấu trong quá khứ không?

Trả lời: Nếu các con tin vào luật tự nhiên rằng gieo gì gặt nấy thì chắc chắn nó là như thế. Bất cứ ai đang đau khổ chắc hẳn là đã làm điều gì đó sai trái trong quá khứ. Nhưng điều này cũng không nên khiến cho các con nghĩ rằng: “Tôi không bao giờ có thể thoát khỏi khổ đau. Tôi đã làm quá nhiều những việc sai trái trong quá khứ. Và cái số phận của tôi là phải như thế.” Tất cả những việc trong quá khứ mà các con đã làm thì đã làm, những nghiệp hiện tại của các con mới quan trọng và mạnh mẽ. Nếu các con là một người hành thiền vipassana và có đức tin.

Nếu một người như A¬gulimāla, người đã giết 999 người trong cuộc đời của ông, chúng ta không biết ông đã làm những gì trong quá khứ, cũng có thể tẩy trừ những nghiệp trong quá khứ bằng cách hành thiền vipassana. Tại sao lại có sự bi quan. Hãy có tất cả sự lạc quan. Các con đã có phương pháp tuyệt vời này, phương pháp giúp cho các con thoát khỏi mọi khổ đau.

Câu Hỏi: Một thiền sư phụ tá có thể ăn mừng ngày sinh nhật tại trung tâm không. Và trong sự ăn mừng ngày sinh nhật yêu cầu người nào đó ngồi khóa thiền và hiến tặng dana cho trung tâm tất cả những phí tổn này nọ?

Trả lời: Chắc chắn bất cứ một thiền sư phụ tá hay không phải là thiền sư phụ tá, bất cứ người hành thiền vipassana nào cũng có thể tới đây và hành thiền trong ngày sinh nhật của họ, hay các con có thể hành thiền tại nhà riêng của mình. Đây là cách tốt nhất để ăn mừng ngày sinh nhật của mình. Nhưng sẽ không được lành mạnh khi các con yêu cầu ai đó hành thiền vì ngày sinh nhật của mình. Người khác có thể hay không thể hành thiền. Nếu các con là một thiền sư phụ tá, không có nghĩa là các con yêu cầu tất cả những thiền sinh của mình tới và hành thiền. Các con hành thiền. Bất cứ sự hiến tặng nào mà các con muốn, các con tự do hiến tặng, không có gì ngăn cấm trong chuyện đó cả.

Câu Hỏi: Trong khi đang đi hay nằm xuống, có đủ không khi quan sát cảm giác ra hay vào mà không phải tập trung ở nơi mà có sự xúc chạm không?

Trả lời: Nếu các con cảm thấy sự xúc chạm, tốt lắm. Bằng không các con chỉ ý thức được sự hít vào thở ra, thế là đủ tốt rồi. Điều này sẽ giúp các con bởi vì các con đang ở sự thật thực tại.

Câu Hỏi: Khi một chúng sinh quyết định rằng người đó phải chờ một Sammāsambuddha trước khi nhúng mình vào niết bàn. Điều đó có thể xảy ra ở giây phút kế tiếp, tại sao phải chờ một Sammāsambuddha?

Trả lời: Các con cứ làm công việc của mình và hãy để kết quả cho Dhamma lo liệu. Như thầy vẫn luôn luôn nói trong khóa thiền dài ngày. Hãy để cho thời gian chín mùi, khi thời gian chín mùi, tự động các con sẽ nhúng mình vào. Do đó hãy tiếp tục làm công việc của mình, quan sát cảm giác, giữ được sự bình tâm và các con sẽ tới càng lúc càng gần nibana-niết bàn. Nguyện cho các con được nhúng mình trong chính cuộc đời này, hãy tiếp tục làm việc, hãy quên đi kết quả, hãy để kết quả cho Dhamma. Nguyện cho các con được hạnh phúc, được an bình được giải thoát.

Câu Hỏi: Nếu một cái tháp (pagoda) được xây cất ở trung tâm thì hình dáng của tháp phải là tiêu chuẩn hay bất cứ hình dạng khác đều được như một ngôi đền – đền thờ Hồi giáo.

Trả lời: Nó có thể là một ngôi đền hoặc đền thờ Hồi giáo, không có gì sai trái cả. Nhưng những kiến trúc phải có ý nghĩa, trong tháp phải có phòng thiền để người ta có thể ngồi và hành thiền. Khi chúng ta có một hình dáng giống như tháp Burma nó nhắc nhở cho chúng ta rằng chúng ta đã đánh mất phương pháp tuyệt diệu này và Miến Điện đã duy trì được nó, chúng ta tạo ra lòng biết ơn mỗi khi chúng ta nhìn thấy kiến trúc này. Qua hàng thế kỉ người ta sẽ thấy biết ơn Miến Điện. Khi phương pháp này đi tới Miến Điện và cùng phương pháp, kiến trúc tại quốc gia này. Họ đã xây dựng tháp giống như tháp Sāñci stūpa và sau này tất cả hoa văn được thêm vào, hình dáng tháp ở Sāñci stūpa để nhắc nhở họ rằng Dhamma xuất phát từ Ấn Độ và họ rất cảm kích Ấn Độ.

Câu Hỏi: Trong nhiều khóa thiền, thiền sư hành xử như một người rất nghiêm khắc, tại sao họ không hành xử như một người mẹ giống như thầy?

Trả lời: Hãy để họ trở thành người mẹ giống như thầy và họ sẽ bắt đầu hành xử giống như thế. Họ đang học cách làm thế nào để trở thành người mẹ và các con đang học làm sao để thực hành Vipassana. Thầy đã một báo cáo tốt về nhiều thiền sư phụ tá hay phó thiền sư hay thiền sư. Người ta tới và nói rằng, con có một kinh nghiệm tuyệt vời với thiền sư này, ông ta tràn đầy từ bi, bà ta tràn đầy hảo tâm. Người đó đã giải thích những điều cho con rất rõ ràng. Và thầy rất vui vì điều này.

Tuy nhiên rất có thể có ai đó không làm việc theo một phương cách lí tưởng. Không nên chú trọng vào điều đó. Hãy hiểu rằng họ đang được đào tạo và các con đang được đào tạo. Họ đang được đào tạo để dạy như thế nào, và các con đang được đào tạo để học như thế nào. Hãy tiếp tục học theo cách ấy.

QUESTIONS & ANSWERS

ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India January 20, 1996

Questioner: The Dhamma makes us active, prepares us to face difficulties, and gives us strength to fight evil. Is it right to say then, when faced with difficulties, that the Dhamma will help, and to run away from the problem, to become inactive, saying, "Thinking about the problem will spoil my vibrations so I should just give mettā?" Goenkaji: No. You have not understood Dhamma very well. Even in the ten-day courses it is clearly explained that if a strong person is harming a weak person, and you just sit there and say, "What can I do? Let the strong person suffer for his kamma, and the victim is also suffering for his kamma"—this is wrong. Dhamma does not teach that.

Use all your strength, physical and vocal, to stop this person. But there should not be a trace of animosity, anger or hatred towards the aggressor. You have love and compassion for this person, but he does not understand soft language. You have tried that. Now you can take the hardest action, but with love and compassion. Dhamma does not make you inactive.

But where you don’t have the capacity to help—say somebody is very sick, on the deathbed, and the doctor is there treating him—now what can you do? You are not a doctor. So you sit and meditate, and give mettā. If you say, "I am a Vipassana meditator, so I must cure this person"—that would be a wrong decision. So wherever you are capable, you must be active. Don’t allow people to do something wrong if you can stop them. §

Can a meditator in whose area there is no AT or children’s course teacher teach Anapana to people?

Well, it has already been announced that if one is a schoolteacher, one can teach one’s students, and if one is a doctor, one can teach the patients. Otherwise, no. One reason is that you shouldn’t impose this technique on anyone. Another thing is that if you don’t know how to teach, even though you are only teaching Anapana, Vipassana may start, and some deep-rooted complex might come on the surface. You won’t know how to deal with that, so better avoid it. Don’t take that risk. §

A serious meditator wants to join the armed forces. Should he?

This is a decision for that person. If one feels, "I’d better be a member of the armed forces because I want to defend my country," well welcome, he can do that. But on our part we cannot say, "You should join the armed forces, or you should not join." That is not our job. Each individual has to decide for oneself. §

If there is a blockage or blank area during meditation, I become disappointed even though I should not. What should I do?

Understand that you have accumulated so much craving and aversion in you. When you become disappointed or you feel bored, that shows that you are craving for a situation where this blockage will go away. And you have a tremendous amount of aversion towards this blockage, towards this unpleasant sensation, and you want to get rid of it. So understand the reality, "I have not understood Vipassana properly. Let me start again with Anapana. Let me come back to kindergarten and then I will proceed further." §

If walking on this path one can become an arahant, then what stage have you reached?

I have not reached the stage of an arahant. What stage I have reached I cannot say, there is no meaning in my saying. It is for you to judge. If all my behaviour in life is full of impurity, then I have not reached anywhere. But if you find something good in me, then certainly I have developed on this path. §

If every day I remember the gods in whom I have faith, then what harm is there in doing so during the course?

Because during the course the object of your meditation is different. During the course, while you are practising Anapana, the object of your meditation is respiration. That is all, nothing else. And during Vipassana, the object is the sensation on the body, nothing else. So during this time, if you also try to imagine your god or goddess, then you are diverting your attention and you are not working properly. Whatever the object of meditation, give all importance to that. At the end of the course if you have great respect or great devotion to this god or that goddess, then share your merits with him or her and send mettā. That’s all, nothing more. §

Please advise us how to answer the following questions briefly: What is a sensation? Whatever you feel at the physical level on your body, we call it a sensation. Why do you get sensation?

Because you are alive. Your mind and matter—nāma and rūpa—are working together. Where there is no nāma, no mind, one cannot feel. An inanimate body cannot feel sensations. This pillar cannot feel sensations. Wherever there is life, sensations can be felt. §

What is equanimity?

When you don’t react to sensations you experience equanimity.

What do we mean when we say not to react?

Don’t generate craving for pleasant sensations. Don’t generate aversion for unpleasant sensations. Then you are not reacting. §

What is a free-flow?

There is nothing that flows. It is only your mind which moves from head to feet, or feet to head rapidly, because there is no obstacle on the way. Now there are no longer any blind areas or gross, solidified sensations—only very subtle vibrations of the same type. Your mind moves easily, and it feels as if a flow is there. The whole purpose is that you understand that no matter whether there are gross sensations or subtle sensations, your mind must remain equanimous. Don’t react with aversion towards the gross sensations. Don’t react with craving for the pleasant sensations. § I belong to the armed forces. What is my duty if our country gets into a war with a neighbouring country?

Well, you have joined the armed forces to defend the country, so fulfil your duty. Naturally you will defend the country by all means. That is your duty. If you are a Vipassana meditator you will work more perfectly. §

Is there a past life, or life after death? If there is, what is the proof? What have you known about the past lives from your experience?

It is not necessary that first one should believe that there is a past life, or a future life, and only then will Vipassana help you. You believe that this is the present life. Give all importance to the reality of this moment. Every moment you are dying, every moment you are taking a new birth. Observe that, feel that, understand that. And also keep understanding how you react to this changing flow, and how by reacting you are harming yourself. When you come out of that, your present becomes better and better. If there is a future, certainly you will get the benefit of it.

If there is no future, why worry? You have done your best to rectify your present. The future is nothing but the product of the present. If the present is all right, the future will be all right. §

Somebody does an evil deed and goes to the lower world. Someone else does the same amount of evil, it bears fruit immediately and he gets it over with in this life. Why is there this difference?

Because one understands what Vipassana is. In Vipassana, the fruit of the past life will come up first as a sensation on the body. If it was an evil deed, very unpleasant sensations will arise in the body. For example, if you abuse or hit somebody, you generate anger. When you generate anger you are burning inside, so whenever the fruit of this seed comes it will come with burning. When burning comes you are trained how to observe it, it loses all its strength and passes away.

Suppose a thorn has gone into your flesh. As it goes in it is very painful. If you want to take it out, you have to use a needle to go in deep. Again it is painful. Whatever sensation you experienced while performing an action, the same type of sensation you will experience while getting the fruit of it. Those who are good Vipassana meditators will observe, not react, not allow it to multiply, and it passes away. You are free from it. If you don’t practise like this, then naturally you will get the fruit of it later. §

Even while accepting that Vipassana meditation is effective and beneficial, some feel that meditators take more interest in meditation and do not usually get inspired to solve the problems of society and of the country. Wouldn’t it be proper to give students guidance and inspire them to serve society? Whether or not they actually do social work depends on their aptitude. Still, we can at least make them more cognizant of the problems of society.

Well, the whole technique is to improve each individual. The individual is more important because society is made up of individuals. This technique helps every individual to become a better person. Now, after becoming a better person, how he or she can best help others is each person’s decision. It is not our job.

However, what has been happening is that some of the students start feeling, "This technique, which was lost in this country for the last twenty centuries, has now returned. It has helped me so much and I feel that more and more people should get benefit from this. This is a service to society. When more individuals become better, healthier, more wholesome, then society becomes better, healthier, more wholesome." So if someone feels that they had better serve in this way, I can’t stop him or her. It is the decision of each individual how best to serve others. §

What is the difference between Vipassana and self-hypnotism? Does one get the same benefit from both?

No. Vipassana wants you to observe the reality as it arises naturally, not a created, artificial reality. When you start giving any kind of suggestion, it is a created experience. It is an artificial layer that you are giving over your conscious mind. This can be good, it gives results. If you are a better person at the surface of the mind you get benefit from that. But the accumulated complexes of your impurities deep inside remain as they were. So Vipassana teaches you to go deep inside and take them out by observing whatever reality manifests itself from moment to moment. No layer should be applied, nothing should be imagined, no hypnotism, no autosuggestion. At the depth of the mind these go totally against Vipassana. These two go in totally opposite directions. §

It has been mentioned that in Burma there are various writings on palm leaves that VRI would like to publish before they deteriorate and are lost. If this is correct, can you tell us something about the contents and significance of these writings as well as where they originally came from?

All these palm leaves contain literature in Pāli language. Certain palm leaf texts have already been published so we won’t deal with these. But there are some palm leaves with literature which has never been published. Certainly it will have something to do with Dhamma because it is in Pāli, so we want to bring it back here, print and publish it, and use it for our research. It is all to preserve the cultural inheritance of our country, which India has lost. Everything in Pāli was lost in this country. If somewhere something exists, it is our duty to bring it here and get it published and make use of it for Vipassana. §

In the Vinaya Piṭaka Buddha has censured the vow of complete silence. Why then do we keep complete silence in the course?

When this vow becomes a rite or a ritual then yes, it is harmful. But while you are meditating, when you are learning how to meditate, then his instruction is very clear: Either you have ārya maun, noble silence, or if you talk, you talk about Dhamma with your teacher or with your senior. That is allowed. Otherwise you have to be silent. But when it becomes like a rite—"I have taken this vow of silence, I won’t speak"—yet you keep communicating with others, either by writing or by gestures or glances, then it is worthless. On a course you are silent vocally, and deep inside you work to keep your mind silent, to eradicate your impurities. This is the teaching of Buddha, you are not going against his teaching. §

As Sayagyi U Ba Khin never put up a sign for donations, why do we put up boards requesting donations?

Sayagyi U Ba Khin used to put up a board on which projects were mentioned, "Now this is the next project, in which this amount will be spent." That is all. If the students felt like giving, they gave. If they didn’t give, they didn’t. He didn’t press people, "Oh look, now I want this, you had better give this much." So we are following the same procedure. §

We have just heard that a very large stūpa may be built somewhere in India. We would be interested to learn a little about this, such as where it might be located, what it is going to be like, how it is to be built, and what it is intended for. Can you tell us anything about it?

I do not yet know myself when it will be built, where it will be built, or whether it will be built or not.

One thing must be very clear: Our aim, in everything that we do, is to let people properly know about Buddha and his teaching, about Vipassana—so that they don’t have any doubts about the teaching and they get inspiration to come to the courses. The benefit that people get will not be because of this pagoda but by the meditation that they will do once they have understood the actual life of Buddha. So many misunderstandings have cropped up in this country during the last twenty centuries. These must be eradicated. The real teaching of Buddha, his life, and how people benefited from it, all that will be explained—if it is possible, if it really comes up. §

What policy do you have for Vipassana students or assistant teachers writing books on Vipassana or pure Dhamma?

I discourage it. Unfortunately I have seen translations of Buddha’s words by the so-called competent pundits, and they are totally different from what Buddha actually wanted to say. We know that it is different because we are practising. We cannot expect that somebody who does not know the technique properly would understand the theory properly. Someone might write something which is against what we are teaching here. If I don’t contradict it, then after one or two hundred years, or five hundred years, people may think, "Oh, Guruji has accepted this, it was written in his lifetime by his own student or by his assistant teacher. Certainly, this is correct." And people will be misled by that.

There is no time for me to check articles or books by my students. It is totally impossible. One of my students wrote my biography, then one of my family members brought that book to me and pointed out, "Look, such and such is written there, and this is wrong. Such and such is written on another page." I said, "All right, put a mark there and keep the book here, I will look at it." That was perhaps four or five years ago, and I still have not had time to look at those two pages. So understand, if something wrong is written in a book and I don’t contradict it, then it will be considered authentic.

Don’t be over-enthusiastic to write books and all that. Become perfect in meditation and teach meditation to others. Later on, when you become perfect in pariyatti also, yes, write. Or after my death, then you will be free to write anything. §

In my daily sitting of one hour, I devote at least thirty minutes to Anapana. Is it all right?

Nothing wrong. Anapana is just a tool to help you to practise Vipassana properly. Whenever you find your mind is very agitated, make use of Anapana. Maybe thirty or forty minutes, maybe for the whole hour you carry on with Anapana, and the next sitting will be much better. So Anapana is to stabilise your mind, to make it quiet and more sensitive to feel the sensations. §

In day-to-day life there is no exception to the rule of truth. Nobody is pardoned. Dhamma is the law par excellence. Why then is it said in Dhamma that those who make mistakes should be pardoned?

They should be pardoned because it is in your own interest. If somebody has done something which has hurt or harmed you, and you have animosity towards this person, you have started harming yourself. So to save yourself from that harm, it is better to forgive and forget. This is in your own interest. If this person also realizes, "I have made a mistake, and I won’t repeat that in the future," and keeps practising Vipassana, he or she will come out of misery. You are giving this person a pardon for your own benefit, because this helps you to come out of your feelings of revenge. § I am always lost in thoughts, forgetful, reticent. I don’t feel like working and am always behind in work. Is this anattā? If yes, then why has my silence put a distance between me and my family?

Because you have not understood Vipassana properly, you have not practised properly. So naturally you are becoming estranged from your friends and family, and you don’t know how to deal with them. If you understand Vipassana properly, then whenever you are depressed—you have a complex of depression from the past and it has arisen—accept the fact that at this moment the mind is full of depression. This is the truth. Not depression for this or that reason. The fact is, "My mind is full of depression at this moment. Now let me see what sensation I have."

Whatever sensation you have at that moment in any part of your body is related to that depression, and you start observing the sensations. You accept the fact that there is depression and the fact that there are sensations, and keep observing the sensations understanding anicca. You have been practising so you know, "This sensation is arising and passing, and so this depression is also arising and passing. Let me see how long it lasts." You are equanimous and certainly it will pass away, you will start coming out of your habit pattern of depression. This is how to make use of this situation. §

It seems that most meditators understand the technique of meditation. Many even get free-flow. They sit many courses. But their wisdom is not seen in their behaviour. Is there need for more discourses to progress?

No. Such people may take even a hundred courses without it helping them in any way because actually they have not understood the technique. The technique is not to get elated when you have pleasant sensations, and not to get depressed when you have unpleasant sensations. If no change comes that means they are playing the game of sensations—if it is pleasant they feel elated, if it is unpleasant, depressed— and they will continue not to get any benefit. So understand the technique properly. Pleasant or unpleasant, your understanding is, "Everything that I am experiencing is anicca, changing. There is no meaning to react towards something which is constantly changing." You are observing equanimously. Then you work properly and a change starts manifesting in your day-to-day life. §

Many people in India live in poverty. Do these people have to suffer like this because they have bad kamma of the past?

Well, if you believe in the law of nature, that as you sow, so you will reap, then certainly they do. Anybody who is suffering must have done something wrong in the past. But this should not make you feel, "I will never come out of my misery, I have done so much wrong in the past and my destiny is such." All the past kamma that you have done is done. Your present kamma is important and so powerful. If you are a Vipassana meditator, have confidence. If a person like A�gulimāla, who had killed 999 people in this very life (and we don’t know what he had done in the past), could eradicate his past kamma by the practice of Vipassana, why have pessimism? Have all the optimism. You have this wonderful technique by which you can come out of all your misery. §

Can an AT celebrate their birthday ceremony in the centre, and in the name of celebrating the birthday ask someone to sit a course and give dāna to the centre for all the expenses of that day?

Well certainly any AT or non-AT, any Vipassana meditator can come here and meditate on their birthday. Or you can meditate in your own house. This is the best way to celebrate your birthday. But it is not very healthy that you ask others to meditate for your birthday. Others may or may not meditate. If you are an AT this does not mean that you should ask all your students to come and meditate. You meditate. Whatever donation you want to give you are free to give, there is no objection to that. §

While walking or lying down, is it enough to observe the incoming or outgoing breath without concentrating on the point where it touches?

Well, if you feel the touch, good, but otherwise if you are only aware of the inhalation-exhalation, good enough. This will help you because you are with the truth, the reality. §

When is a human being able to decide that he or she is to wait for a sammāsambuddha before taking a dip in nirvāna?

It can happen in the next moment, why wait for a sammāsambuddha? You just do your job and leave the result to Dhamma. As I keep saying in the long courses, kālan āgameyya, let the time ripen. When the time ripens, automatically you will dip. So keep doing your job: observing sensations, remaining equanimous. Then you are coming nearer and nearer to nirvāna.

May all of you get a dip in this very life. Keep on working and forget about the results. Leave the result to Dhamma. May all of you be happy, be peaceful, be liberated. §

If a pagoda is being constructed at a centre, should the shape be standard, or is some other form also possible, such as a temple or a mosque-like form?

Well it could be a temple or a mosque, nothing wrong with that. But the architecture should be meaningful. There must be cells in it where people can sit and meditate. When we have a shape exactly according to the stūpas in Burma it reminds us that we lost this wonderful technique and Burma maintained it. We generate gratitude every time we see this structure. For centuries people will feel grateful to Burma. When this technique went to Burma, then along with it went the architecture of this country. They made stūpas like the Sāñci stūpa and later on all the decorations came. The form was of Sāñci stūpa to remind them that the Dhamma came from India. They were so grateful to India. §

In many courses teachers behave like disciplinarians. Why don’t they behave like a mother as you do?

Well, let them become a mother like me and then they will start behaving like this. They are learning how to become a mother and you are learning how to practise Vipassana. I have been getting good feedback about many of the assistant teachers or deputy teachers or teachers. People come and say, "I had such a wonderful experience under this teacher. He was full of compassion. She was full of goodwill. Look, he or she explained things to me so well." I am happy about this. However it is quite possible that there might be some who have not worked in an ideal way. Don’t give importance to that. Understand that they are under training and you are also under training. They are in training how to teach and you are in training how to learn. Carry on your job, learn. §

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.214.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...