Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm: Dhamma Thali, Ấn Độ, 1993 »»
Ngày 5 tháng 1 năm 1993
Diễn văn bế mạc
Gia đình Dhamma
Các con trai, con gái Dhamma thân mến của Thầy:
Báo cáo mà thầy vừa nghe rất khả quan. Gia đình Dhamma đang phát triển và đây là dấu hiệu tốt. Nhưng đồng thời sự phát triển phải theo đường lối đúng đắn. Toàn thể gia đình Dhamma phải đoàn kết mà không có sự bất hòa nào.
Trách nhiệm lớn lao nằm trên vai những người phục vụ Dhamma. Sự phục vụ khởi sự ở giai đoạn khi một người phục vụ Dhamma để phát triển Paramis và sự hành thiền của mình bằng cách phục vụ người khác. Sau khi học được phương pháp, bây giờ ta học cách ứng dụng nó trong cuộc sống ở một môi trường thoải mái. Khi sống ngoài đời, các con có thể thấy môi trường không được tốt lành và việc ứng dụng Dhamma không được thành công cho lắm. Ở đây môi trường thật là tuyệt vời, khắp nơi tràn đầy những rung động Dhamma. Trong khi phục vụ thiền sinh, rất có thể có người sinh ra bất tịnh và nói nặng lời với các con, hay không tuân theo kỷ luật. Nếu các con trở nên khó chịu và sinh ra bất tịnh thì các con đã không phục vụ một cách đúng đắn. Các con nên lập tức nhận ra rằng, “Hãy xem, tôi ở đây để phục vụ người khác, để diệt trừ bất tịnh của mình chứ không phải hành xử như một người cảnh sát.”
Khi các con hành thiền, các con không được phản ứng đối với cảm giác, tuy nhiên đôi lúc các con thấy một cảm giác khó chịu nảy sinh, phần của tâm có thói quen phản ứng bắt đầu phản ứng. Nhưng nhanh chóng nhận ra đến chừng nào, “Ồ không, tôi đã bắt đầu phản ứng bằng sự chán ghét?” Khi các con phát hiện, các con quay trở về với sự bình tâm. Một cảm giác dễ chịu nảy sinh và các con phản ứng với sự thèm muốn. Các con phản ứng vì không được hoàn hảo. Nhưng các con nhận ra nhanh chóng đến chừng nào, “Hãy xem, tôi đã phản ứng. Ồ, không được. Tôi phải quay lại để quan sát với sự bình tâm. Tôi phải thoát khỏi sự thèm muốn này.”
Tương tự như thế, khi các con phục vụ người khác và phản ứng sai lầm, các nhận ra nhanh chóng đến chừng nào, “Ồ, không được. Tôi ở đây để phục vụ và tôi đã phạm vào lỗi lầm”. Hãy trở lại. Luôn luôn phục vụ với tình thương và lòng trắc ẩn. Mọi hành động mà các con làm, mọi đề nghị mà các con đưa ra cho thiền sinh phải được làm với một tâm bình tĩnh, yên lặng và hài hòa, tràn đầy tình thường và lòng trắc ẩn.
Phục vụ trong khóa thiền là nơi rèn luyện cho các con. Nếu các con thành công ở đây thì các con có thể áp dụng những gì học được cho cuộc sống ngoài đời.
Trong số những người phục vụ sẽ có những người là quản lý thiền sinh hay trung tâm. Đây là trách nhiệm lớn lao cho người quản lý. Một người quản lý phải có sự liên hệ hài hòa đối với những người phục vụ Dhamma và thiền sinh. Người quản lý phải tràn đầy tình thương và lòng trắc ẩn.
Rồi ta có thiền sư cho trẻ em. Công việc của họ rất là quan trọng. Bất hạnh thay, thế hệ hiện tại gặp nhiều vấn nạn về tông phái và bè đảng. Tất cả những sự đấu tranh, xung đột và giết chóc này đang xảy ra vì người ta quên mất Dhamma và chỉ coi tông phái của mình là quan trọng. Mọi người đều cố xây dựng tông của mình mà không muốn xây dựng Dhamma cho chính mình.
Chúng ta không nên chuyển giao những tệ nạn này cho thế hệ tương lai: người ta phải thoát khỏi sự điên khùng của tông phái. Nếu Dhamma được trao truyền cho họ vào lúc còn trẻ - Dhamma tinh khiết, không tông phái, Dhama phổ quát – họ sẽ hiểu, “Tôi là một con người, cho dù tôi tự cho mình là người Hindu hay Cơ Đốc giáo hay đạo Jain cũng thành vấn đề. “ Ta chỉ là người nếu ta sống một cuộc đời Dhamma. Bằng không, người đó đã đánhh mất lòng nhân đạo. Bởi vậy từ lúc còn nhỏ, trẻ em phải hiểu được cách sống trong Dhamma như là một người tốt.
Phương phát phát triển Dhamma cho bản thân được trao truyền cho chúng. Sila, Samadhi và panna là phổ quát. Điều này phải được hiểu lúc còn nhỏ để chúng có thể được rèn luyện trong Dhamma tinh khiết. Nếu chúng được trao truyền với tình thương và lòng trắc ấn, chúng sẽ chấp nhận. Thông tin thầy nhận được từ những khóa thiền cho trẻ em rất là khích lệ, bởi vì sự lợi lạc đang đến. Nhiều khóa thiền cho trẻ em hơn nữa là điều thiết yếu. Đó là tại sao thầy lại muốn có nhiều thiền sư cho trẻ em nhận lấy trách nhiệm này.
Và rồi ta có thiền sư phụ tá. Đó là một trách nhiệm nặng nề cho những thiền sư phụ tá để hướng dẫn khóa thiền mười-ngày. Người ta chỉ đến với khóa thiền này nếu thiền sư phụ tá làm việc đúng đắn, với chủ ý phục vụ người khác chứ không phải để thổi phồng bản ngã. Không nên nghĩ là, “Bây giờ tôi là một thiền sư phụ tá, tôi ngồi trên chỗ của Dhamma và mọi người cúi lạy tôi ba lần. Tuyệt quá.” Ta phải thoát khỏi sự ngã mạn đó. Các con ở đây để phục vụ. Khi thiền sinh cúi lạy, họ cúi lạy Dhamma chứ không phải các con. Điểm này phải hết sức rõ ràng đối với mọi người.
Và rồi ta có thiền sư phụ tá kỳ cựu. Bây giờ nhiệm vụ của họ không những chỉ hướng dẫn những khóa mười-ngày mà còn cả những khóa nghiêm túc nữa. Đồng thời họ chỉ dẫn và huấn luyện những người được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá và thiền sư cho trẻ em.
Và rồi ta có những thiền sư được gọi là upacariya. Trước đây họ được gọi là người điều phối, nhưng thầy thích gọi họ là upacariya. Trong tiếng Anh có nghĩa là phó thiền sư. Công việc của họ đều giống với công việc của một Thiền sư.
Bây giờ sự liên hệ giữa những người này rất là quan trọng. Đây là cốt lõi của gia đình Vipassana, từ người phục vụ đến phó thiền sư. Nếu các con tranh cãi thì Dhamma ở đâu? Các con là những người đại diện cho Dhamma. Người ta xem xét Dhamma qua các con. Họ quan sát xem các con có sống một cuộc sống đúng đắn hay không. Nếu đúng vậy, họ quyết định là tốt. Nếu các con không sống một cách đúng đắn, họ sẽ thấy mọi cái đều là giả dối. Các con sẽ hại người khác bằng cách xua đổi họ khỏi con đường Dhamma. Các con phải hết sức cẩn trọng. Các con có một trách nhiệm lớn lao khi các con ngồi trên chỗ của Dhamma. Nếu có ai có chức vụ cao hãy hiểu rằng, “Bây giờ tôi có cơ hội phục vụ theo cách này. Mỗi người đều phải phục vụ, chỉ có vậy thôi. “Hãy hiểu rằng không có quyền lực nào cả. Nó không giống như một hệ thống nơi một người cao cấp phớt lờ người bên dưới, hay những việc tương tự thì rất nguy hiểm.
Nếu người trên thấy lỗi ở người dưới, hãy làm việc với tình thương và lòng trắc ẩn, nghĩ rằng, “Ta phải loại trừ những sai lầm trong người này. Ta không nên xua đuổi người này đi.” Do đó với tất cả tình thương, hãy cố gắng sửa đổi người đó. Và người dưới phải luôn luôn kính trọng người trên. Đây là truyền thống có từ thời của Đức Phật.
Có một sự việc vào thời của Đức Phật. Khi Ngài trở về cố hương sau khi đã giác ngộ, dân chúng ở đó có thể có những ý xấu về ngài, thắc mắc tại sao ngài lại trốn tránh trách nhiệm . Nhưng họ nhận ra ngài là một người hết sức tuyệt vời, và những gì ngài đạt được là cho sự tốt lành của toàn thể thế giới, nên tự nhiên là họ bị lôi cuốn đến với ngài.
Một số hoàng tử quyết định đi theo ngài và trở những tu sĩ để phục vụ chính họ và người khác. Khi họ tới gặp Đức Phật, họ tặng hết trang sức và quần áo đắt tiền cho người hầu, một người thợ hớt tóc tên là Upali, nói rằng, “Chúng ta sẽ trở thành tu sĩ. Nhà ngươi có thể có những thứ này.” Người thợ nghĩ rằng, “Những người này đã sống một cuộc sống xa hoa mà bỏ tất cả mọi thứ. Ta có thể làm gì với những thứ này? Tại sao ta không trở thành một tu sĩ?”
Những hoàng tử là những người thuộc giai cấp rất cao. Trong quốc gia này, bất hạnh thay, kỳ thị giai cấp đã và vẫn còn tồn tại và là một việc rất tể hại. Bởi vậy những hoàng tử quyết định người thợ hớt tóc phải xuất gia trước. Theo truyền thống, ai xuất gia trước sẽ là người trên của người xuất gia sau. Và người dưới luôn luôn tỏ lòng tôn kính đối với người trên. Những hoàng tử nói với nhau, “Mỗi khi chúng cúi lạy người thợ này, bản ngã của chúng ta sẽ tiêu tan. Nếu người thợ cúi lạy chúng ta, bản ngã của chúng không tiêu trừ được.” Một cách suy nghĩ tuyệt vời làm sao!
Tương tự như thế, một ai đã được bổ nhiệm trước vào những trách nhiệm này sẽ được coi là người kỳ cựu và được những người được bổ nhiệm sau kính trọng. Hãy hiểu rằng, người đó đại diện cho Dhamma, và tôi phải tôn kính họ. Chỉ như thế toàn bộ môi trường sẽ rất hài hòa. Người trên lúc nào cũng nên có tình thương và lòng trắc ẩn đối với người dưới.
Vào thời của Đức Phật, dĩ nhiên cũng có những người không làm việc một cách đúng đắn, nhưng hầu hết tín đồ của ngài, tu sĩ v.v.. nổi tiếng về Smagga này,, “Hãy xem họ sống đoàn kết như thế nào. Thật tuyệt vời!” Họ là những người đi theo Đức Phật, những con trai, con gái của Đức Phật.
Các con là con trai, con gái của Đức Phật bởi vì các con có được cuộc đời mới nhờ những lời của Đức Phật. Các con trai, con gái của Đức Phật sống như thế nào? Smagga – đoàn kết, không tranh cãi, với hạnh phúc trong tâm. Sammodamana – lúc nào cũng tràn đầy lòng trắc ẩn, tình thương, hạnh phúc, hòa hợp. Đó là phẩm chất của Buddha putra hay là một putri, của một con trai, con gái Đức Phật. Aviva-damana – họ không cãi cọ. Nếu cãi cọ thì họ không xứng đáng là những con trai, con gái.
Và rồi khirodakihuta. Khira nghĩa là sữa, odaka nghĩa là nước: Họ sống như nước và sữa hòa chung với nhau, không thể tách rời được. Và họ nhìn nhau với ánh mắt yêu thương chứ không phải bằng ánh mắt đỏ ngầu đầy tức giận. Ánh mắt họ đầy ngọt ngào – piyacakku, với rất nhiều yêu thương. Đây là cách sống. Lý tưởng này cần được tiếp tục. Đây là điều lệ cho gia đình: khirodakibhuta. Toàn thể gia gia đình phải sống như anh chị em. Hãy làm gương sáng, hãy là mô hình lý tưởng. Người ta trông vào các con, do đó điều quan trọng là sự liên hệ của các con phải hài hòa. Người ta phải được khích lệ, hứng khởi khi trông thấy các con. Các con phải lôi cuốn người ta đến với Dhamma, những người cho đến bây giờ chưa được lôi cuốn. Và các con phải chắc rằng những người đã được lôi cuốn đến với Dhamma được lôi cuốn mạnh hơn.
Đó là một trách nhiệm lớn lao. Đây là lúc sự bành trướng bắt đầu. Bây giờ sự bành trướng sẽ hết sức nhanh. Chúng ta rất được may mắn có cơ hội để phục vụ trong một bầu không khí tốt lành. Đây là lúc có rất nhiều bất hạnh. Dhamma phải khởi sinh. Dhama sẽ phát triển mặc cho chúng ta có ở đây hay không. Bây giờ chúng ta có cơ hội để phục vụ, để phát triển paramis cho chính mình.
Hãy tận dụng cơ hội vì sự tốt lành cho chính mình và sự tốt lành cho người khác; vì sự giải thoát và hạnh phúc cho chính mình, và vì sự giải thoát và hạnh phúc cho người khác. Nguyện cho Dhamma lớn mạnh. Nguyện cho người ta khắp thế giới thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho bình an, hài hòa và hạnh phúc có mặt.
Bhavatu sabba mangalam
The Family of Dhamma
My dear Dhamma sons and Dhamma daughters: The report that I just heard was quite positive. The Dhamma family is growing and this is a good sign. But at the same time it must grow in a proper way. The whole Vipassana family should be united without any disharmony.
Great responsibility rests on those who serve Dhamma. Serving starts at the stage when someone joins a camp as a Dhamma server in order to develop one’s own pāramīs, one’s own meditation, by serving people. Having learned the technique, now one learns how to apply it in life in a very congenial atmosphere. When you are in the world, you may find the atmosphere is not very good and you are not very successful in applying Dhamma. Here the atmosphere is wonderful; all around there are Dhamma vibrations. While you are serving the students, quite possibly one of them might generate negativity and speak harshly to you or may not accept the discipline. If you become irritated and generate negativity, you are not working properly. You should immediately realize, "Well look, I am here to serve people, to eradicate my negativity, not to work like a policeman or a policewoman."
When you meditate, you are not supposed to react to sensations, yet at times you find that when an unpleasant sensation arises, the part of the mind which has the habit of reacting starts doing so. But how quickly do you realize, "Oh no, I have started reacting with aversion"? When you do, you come back to equanimity. A pleasant sensation arises, and you react with craving. You reacted because you are not perfect. But then how quickly do you realize, "Well look, I have reacted. Oh, no. I must come back to observing with equanimity. I must come out of this craving." Similarly, when you are serving people and you have reacted wrongly, how quickly do you realize, "Oh, no, I am here to serve people, and I have made a mistake"? Come back. Always serve with love and compassion. Every action that you take, every suggestion that you give to a meditator must be with a very calm, quiet, harmonious mind, full of love and compassion.
Serving on a course is a training ground for you. You are successful here, and then you can apply what you have learned in the outside world.
Along with Dhamma servers there are some who manage the courses or the centres. This is a big responsibility for managers. A manager must have very congenial relations with the Dhamma servers and the meditators. Management should be full of love and compassion.
Then you have junior assistant teachers. Their work is very important. Unfortunately the present generation has a big burden of sectarianism, of communalism. All these struggles, strife and killing are going on because people have forgotten Dhamma and regard only their own sect as important. Everyone tries to build up one’s own sect without wanting to build up Dhamma in oneself.
We should not pass this inheritance to the coming generation; they should be saved from the madness of sectarianism. If Dhamma is given to them at a young age— pure Dhamma, free from sectarianism, universal Dhamma—they will understand, "I am a human being and whether I call myself a Hindu or a Muslim or a Christian or a Jain, it doesn’t matter." One is only a human being when one lives the life of Dhamma. Otherwise a person has lost his or her humanity. So from a young age children must understand how to live in Dhamma as good human beings.
The technique to develop Dhamma within oneself is given to them. Sīla, samādhi and paññā are universal: This must be understood at a very young age so that children get this training in pure Dhamma. If they are given this with love and compassion, they will accept it. The information I get from these children’s courses is very encouraging, because benefits are coming. More children’s courses are essential. That is why I want more junior assistant teachers to take up this job.
And then there are the assistant teachers. It is a serious responsibility for the assistant teachers who have to give these ten-day courses. People will come to these courses if the assistant teacher is working properly, with the volition to serve people, not just developing one’s ego. Do not think, "Now I am an assistant teacher, I sit on the Dhamma seat, and everybody bows down to me three times. Wonderful!" One has to come out of that ego. You are here to serve. When students are bowing down, they are bowing down to Dhamma, not to you. This point should be very clear to everyone.
And then you have senior assistant teachers. Now their job is not only to give ten-day courses, but also serious courses. At the same time they give guidance and training to the assistant teachers and the junior assistant teachers who have been appointed.
And then we have what we call upācāriya. We called them co-ordinators before, but I would like to call them upācāriya. In English that is deputy teacher. Their job is to take the same responsibility and to work in the same way that the Teacher is working.
Now the relationship between all these is very important. This is the inner core of the Vipassana family, from the Dhamma servers to the deputy teacher. If you quarrel, where is Dhamma? You are representatives of Dhamma. People examine Dhamma through you. They watch whether you live a proper life, and if so, they decide Dhamma is good. If you are not living a proper life, they see it as all a sham. You will harm people by turning them away from the path of Dhamma. You have to be very careful. You have a big responsibility when you sit on the Dhamma seat.
If someone gets a higher post, understand, "Now I have an opportunity to serve in this way. Each one has to serve, that is all." Understand that there is no power. It is not like a hierarchy or bureaucracy where the senior has the power to dismiss the junior, or do that type of thing, which is dangerous.
If a senior finds that there is some defect in a junior, work with compassion and love, thinking, "I must take out whatever is wrong in this person. I must not drive this person away." So with all the love try to rectify, to correct that junior. And juniors must always have respect for the seniors. This is the tradition from the time of Buddha.
There was an incident at the time of Lord Buddha: When he returned to his homeland after his enlightenment, the people there might have had some sort of negativity towards him, wondering why he had run away from his responsibilities. But they found that he was such a wonderful person, and that what he had attained was good for the whole world, so naturally they were attracted to him.
A few princes decided that they should follow him and become monks, serve themselves and then serve others. When they reached the Buddha they gave all their ornaments and valuable clothes to a servant, a barber by the name of Upāli, saying, "We are going to become monks. You have these." He thought, "These people who have lived such a luxurious life are leaving all this. What would I do with it all? Why don’t I also become a monk?"
The princes were from a very high caste. In this country unfortunately casteism was, and still is, the biggest malady, so the princes decided that the barber should be ordained first. The procedure was that someone who is ordained first is senior to the person ordained next. And a junior will always pay respect to a senior. The princes said to each other, "Every time we bow down to this barber we will be dissolving our ego. If he pays respect to us, then our ego will not get dissolved." What a wonderful way of thinking!
Similarly, anybody who is appointed earlier to these responsibilities will be seen as senior and respected by someone who is appointed later. Understand that he or she represents Dhamma, I bow down to Dhamma, and I have to respect them. Only then will the whole atmosphere be very congenial. The seniors must always have love and compassion for the juniors.
At the time of the Buddha, of course there were some who didn’t work properly, but the vast majority of his followers, the monks, etc., were renowned for this.
Samaggā, "Look how they live united. Wonderful!" They were the followers of Buddha, the sons and daughters of Buddha.
You are all sons and daughters of Buddha because you were given a new life with the words of Buddha. How did those sons and daughters of Buddha live? Samaggā— united, free from quarrelling, with happiness inside. Sammodamānā—all the time there is compassion, love, happiness, cordiality. That is the quality of a Buddha putra or a Buddha putri, of a son or daughter of the Buddha. Aviva-damānā—they don’t quarrel. If they quarrel then they are not fit sons and fit daughters.
And then khīrodakībhūtā. Khīra means milk, odaka means water: They live like water and milk joined together, you can’t separate them. And they look at each other with love in their eyes, not anger, not with red eyes. Their eyes are full of honey— piyacakkhū, so much love. This is their way of life. That ideal must be continued.
This is the code of the family: khīrodakībhūtā. The whole family must live like brothers and sisters. Be an example, be ideal. People look at you, so it is very important that your relations with each other are very cordial. People should be encouraged, inspired, seeing you. You should attract people towards Dhamma, who until now, have had no attraction to it. And you must see that those people who have already been attracted towards Dhamma are attracted more strongly. It is a very big responsibility. This is the time when the expansion is starting. Now it will be very rapid, there is no doubt. We are very fortunate that we have an opportunity to serve in such a good atmosphere. This is a time when there is so much unhappiness, Dhamma has to arise. It has started arising. It will grow in spite of us, whether we are there or not. Now we have an opportunity to serve and to develop our own pāramīs.
Make use of the opportunity for your own good and for the good of others; for your own liberation and happiness, and for the liberation and happiness of others. May Dhamma grow. May the people of the world come out of their miseries. May there be peace, harmony and happiness.
Bhavatu sabba maṅgalaṃ
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.23.20 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập