Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma Giri, Ấn Độ, 25 tháng giêng năm 1999 »»
Trách nhiệm của sự phục vụ Dhamma
Những con cái Dhamma thân mến của Thầy,
Phục vụ Dhamma là một trách nhiệm lớn lao. Trong khi phục vụ, các con phải hiểu những hạn chế của mình và làm việc trong trong giới hạn này. Một người phục vụ Dhamma phải giúp đỡ thiền sinh trong những vấn đề về quản trị nhưng không được chỉ dạy họ cách hành thiền. Chỉ những người được phép mới có thể dạy Dhamma. Khi các con đã phát triển đầy đủ để giảng dạy, Thầy sẽ rất vui để bổ nhiệm các con làm thiền sư phụ tá. Nhưng nó cần thời gian để chín mùi trong Dhamma; cho tới thời điểm đó, hãy tiếp tục làm việc trong giới hạn được cho phép của mình.
Khi một thiền sinh gặp khó khăn, các con cảm thấy rằng mình có thể nói giống như thiền sư sẽ nói, ví dụ như, “Hãy thở mạnh hơn một chút. Hãy đưa sự chú tâm tới hai bàn tay, bàn chân.” Nhưng các con không bao giờ nên chỉ dẫn vì có sự nguy hiểm là mặc dù con có thể giúp ích, các con cũng có thể có lời chỉ dẫn hoàn toàn đi ngược với Vipassana. Đây là điều xảy ra tối qua khi một thiền sinh than đau dữ dội và một người phục Dhamma nhiều kinh nghiệm nói “Tôi sẽ châm cứu để bạn bớt đau.” Một lỗi lầm quá sức trầm trọng!
Vài tháng trước Thầy nhận được điện thoại nói rằng có người trong một khóa thiền ở Hi Mã Lạp Sơn đã áp dụng Reiki (nhân điện) vào một thiền sinh đang bị đau rất nhiều. Hai sự kiện này là một sai lầm nghiêm trọng. Trong cả hai trường hợp Thầy phải áp dụng biện pháp mạnh để bảo vệ sự tinh khiết của phương pháp.
Hãy hiểu tại sao điều này lại quan trọng đến thế: Bất tịnh bị trồi lên trên bề mặt vì sự thưc hành Vipassana, và chỉ có Vipassana mới có thể tẩy trừ được chúng – không phương pháp nào khác. Nếu các con pha trộn phương pháp nào khác vào Vipassana, nó sẽ chiếm ưu thế và Vipassana sẽ bị lãng quên.
Trong quá khứ điều này đã xảy ra ở Ấn Độ. Sự nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng năm trăm sau thời của Đức Phật. Vipassana được giảng dạy trong sự tinh khiết tinh nguyên. Sau đó, những người vô ý thức bắt đầu thêm thắt vào phương pháp, và những gì được thêm vào chiếm ưu thế và Vipassana bị tàn lụi. Ngay cả trong thời gian ngắn ngủi lúc Thầy đang giảng dạy, vài người có đượcc lợi lạc sau khi tham dự vài khóa quyết định dùng phương pháp tuyệt vời này trong tôn giáo của họ. Nhưng nếu họ giảng dạy y hệt như chúng ta đã làm thì quan điểm tông phái của họ sẽ không còn chỗ đứng. Bởi vậy, họ thêm lời hướng dẫn về quan sát linh hồn. Kết quả là sau mười năm thiền sinh của họ tới gặp Thầy nói rằng, “Bây giờ chúng tôi không quan sát cảm giác, chúng tôi chỉ quan sát linh hồn.” Họ đã hoàn toàn đánh mất Dhamma. Và cùng việc đó sẽ xảy ra tại trung tâm ở đây nếu thêm thứ gì vào.
Dhamma đã trở về Ấn Độ sau hai ngàn năm và bây giờ lan truyền khắp thế giới. Trong cương vị một người Thầy, nhiệm vụ của Thầy là chắc rằng phương pháp phải được duy trì trong sự tinh khiết tinh ban sơ vì lợi ích của những thế hệ mai sau. Người đang lãnh đạo phải hết sức cẩn thận; Thầy không thể dung dưỡng một số hành động làm hại đến sự truyền bá Dhamma. Hành động đầu tiên như thế là tà dâm, thứ hai là thêm bất thứ gì vào trong lời hướng dẫn thiền sinh.
Thầy biết hầu hết các con không bao giờ phạm những lỗi lầm như thế, nhưng các con phải học hỏi từ việc xảy ra ngày hôm qua và đảm bảo rằng những việc như thế sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai khi các con phục vụ ở bất cứ nơi đâu. Sư phụ của Thầy, Sayagyi U Ba Khin, không cho phép Thầy tham dự khóa đầu tiên vì Thầy nói với ngài là Thầy tham dự chỉ để chữa trị chứng nhức đầu kinh niên. Mặc dù Thầy là một người lãnh đạo cộng đồng người Ấn ở Rangoon, người lãnh đạo cộng đồng thương mại, chủ tịch Phòng Thương Mại, một triệu triệu phú, Sayagyi nói, “Không, ta không thể dạy cho con. Nếu con muốn học một con đường tâm linh cao cả, ta có thể giúp con. Nhưng nếu con tới chỉ để chữa trị về thể xác thì hãy đi về; con làm giảm giá trị của Dhamma.”
Nếu một thiền sinh bị đau đớn và chúng ta bắt đầu châm cứu, dùng Reiki hay bất cứ thứ gì khác, chúng ta sẽ làm hại thiền sinh; chúng ta sẽ làm giảm giá trị của Dhamma. Hãy cẩn thận. Lời khuyên này được đưa ra với Metta để giúp các con hiểu rõ: Khi các con phục vụ Dhamma ở bất cứ nơi đâu, các con phải đảm bảo là người phục vụ không bao giờ được chỉ dẫn cách hành thiền cho thiền sinh và không một ai được khuyên thiền sinh pha trộn bất cứ thứ gì vào Vipassana. Thầy chắc là chính các con sẽ không làm những việc như thế.
Bhavatt sabba mangalam
THE RESPONSIBILITY OF DHAMMA SERVICE
My dear Dhamma children:
Giving Dhamma service is a great responsibility. While fulfilling it, you must understand you have your own limitations and work within them. A Dhamma server should help students with management problems but should not give them meditation advice. Only those who have been authorized may teach Dhamma. When you are developed enough to give such instructions, I will happily make you assistant teachers, but it takes time to ripen in Dhamma; until then continue to work within the limitations set for you.
When a student is in trouble, you might feel you could say the same thing the teachers would say, for example, "Have slightly hard breathing. Bring your attention to the extremities." But you must never give instructions because there is a danger that although you might be helpful, you might also give guidance that goes totally against Vipassana. This is what happened last night when a student complained of intense pain and an experienced Dhamma server said, "I will give you acupressure to relieve your pain." What a serious mistake!
A few months back I got a call saying someone on a course in the Himalayas had practised Reiki on a student who was in a great deal of pain. These two events were serious errors. In both cases I had to take strong action in order to protect the purity of the technique.
Understand why this is so important: Impurities are brought to the surface by the practice of Vipassana, and only Vipassana can eradicate them—no other technique. If you mix another technique with Vipassana, it will become predominant and Vipassana will be forgotten.
In the past this happened in India. Our research tells us that for the five hundred years following the Buddha, Vipassana was taught in its pristine purity. Then unscrupulous people started to add to it, and whatever was added became predominant and Vipassana faded away. Even during the short time I have been teaching, some people who had benefited after taking several courses decided to use this wonderful technique in their own religion. But if they had taught it exactly as we do, their sectarian views would have had no place, so they added the instruction to observe the soul. The result was that within ten years their students came to me and said, "Now we don’t observe sensations, we only observe the soul." They have totally lost Vipassana. And the same thing will happen here in centres if anything is added. The Dhamma has returned to India after two thousand years and is now spreading around the world. My responsibility as the Teacher is to see it is maintained in its pristine purity for the benefit of future generations. One who is at the helm has to be very careful; therefore I cannot tolerate certain activities that harm the spread of Dhamma. The first such activity is sexual misbehaviour, and the second is instructing students to add anything to Vipassana.
I know most of you would never make such mistakes, but you should learn from yesterday’s incident and ensure such things never happen in the future, wherever you give service.
My teacher, Sayagyi U Ba Khin, wouldn’t allow me to take my first course because I had told him I intended to join it in order to rid myself of migraine. Even though I was a leader of the Indian community in Rangoon, a leader of the business community, the president of the Chamber of Commerce, a multi-millionaire, Sayagyi said, "No, I can’t teach you. If you wish to learn a high spiritual path I will help you, but if you come for relief from a physical disease then leave; you are devaluing Dhamma."
If a student is in pain and we start using acupressure, Reiki or anything else, we would harm the students; we would devalue Dhamma. Be careful. This advice is given with mettā to help you understand: Wherever you give any Dhamma service, you must ensure that no server ever gives meditation instructions to students and nobody advises students to mix anything else with Vipassana. I am sure you yourselves won’t do such things.
Bhavatu sabba mangalam
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.166.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập