Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma Mahi, Pháp - Tháng 8 năm 1988 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma Mahi, Pháp - Tháng 8 năm 1988

Donate

(Lượt xem: 9.135)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Dhamma Mahi, Pháp - Tháng 8 năm 1988

Làm thế nào để củng cố một trung tâm Dhamma

Các con trai con gái Dhamma thân mến của Thầy,

Bây giờ chúng ta có một trung tâm tại châu Âu, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là làm thế nào để duy trì kỷ luật tại đây. Dĩ nhiên kỷ luật cũng được duy trì tại những nơi không phải là trung tâm, nhưng ở đây quan trọng hơn vì chúng ta muốn phát triển những rung động Dhamma tốt lành để những thiền sinh tới đây hưởng được nhiều lợi lạc hơn so với nơi không phải là trung tâm.

Hãy hiểu rằng: Một trung tâm Dhamma không phải được tạo dựng chỉ vì lợi ích của những thiền sinh trong hiện tại. Nếu được điều hành đúng đắn, trung tâm sẽ tiếp tục phục vụ nơi đây qua nhiều thế hệ, có thể qua nhiều thế kỷ. Các con, những người tạo dựng trung tâm là những người tiên phong và có một trách nhiệm lớn lao. Nếu các con duy trì được sự thuần khiết của phương pháp, sự thuần khiết của giáo huấn và sự thuần khiết của những rung động (môi trường) Dhamma, những thế hệ tương lai sẽ bắt chước các con và cũng làm y hệt; và như vậy từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác những rung động sẽ mỗi lúc một mạnh mẽ hơn.

Một số thiền sinh sẽ không thích một vài điều lệ nào đó. Đây là nhiệm vụ của những thiền sinh kỳ cựu, thành viên ban điều hành, ban tổ chức, và thiền sư phụ tá thuyết phục được những người này rằng đây là điều cần thiết. Các con có thể giải thích rằng luật lệ tại nhà thương là điều cần thiết cho lợi ích của bệnh nhân, và tương tự như thế, kỷ luật cũng cần thiết tại trung tâm Dhamma này, giống như nhà thương là dành cho những người bị khổ đau. Sự thật nó quan trọng hơn tại trung tâm Dhamma bởi vì nếu kỷ luật nơi đây lơi lỏng, những lực đối kháng với Dhamma (Mara, ma lực) sẽ bắt đầu hoành hành.

Thầy nhớ trường hợp xảy ra tại một trong những trung tâm ở phương Tây, một vài thiền sinh kỳ cựu nói với Thầy là điều lệ cách biệt nam nữ chỉ thích hợp cho phong tục phương Đông, mà không phù hợp với phương Tây. Họ nói: “Nếu Thầy áp dụng điều lệ này, nó sẽ là gánh nặng cho thiền sinh. Tại đây khi gặp nhau, người ta bắt tay, ôm và hôn nhau trên má, do đó đụng chạm tay chân khó mà tránh được. Nếu không cho họ làm như vậy, họ sẽ bất mãn vì nghĩ rằng chúng ta quá khó khăn.”

Thầy không hài lòng, nhưng vì thiền sinh tiếp tục năn nỉ và họ là những người thành thực và đầy kính trọng, Thầy nói, “Thôi được, để chúng ta thử xem sao. Không nên khuyến khích sự đụng chạm tay chân, nhưng khi nào không thể tránh được, điều lệ này có thể du di.”

Chỉ ít lâu sau đó, Mara bắt đầu tác động và sau khoảng một năm, một cặp vợ chồng, cả hai đều là thiền sinh kỳ cựu, ly dị nhau bởi vì cả hai đều có liên hệ tình ái với hai thiền sinh kỳ cựu khác ở trung tâm. Trung tâm đã trở thành nơi để tán tỉnh, và điều này khuyến khích những thiền sinh khác bắt chước. Môi trường trở nên rất tồi tệ, và chính những thiền sinh này nhận ra rằng kỷ luật chặt chẽ phải được duy trì; bằng không trung tâm sẽ hư hỏng.

Chúng ta có thể học hỏi từ một sai lầm; chúng ta sẽ không phạm cùng một lỗi lầm ở mọi trung tâm. Bởi vậy hãy hết sức cẩn thận, không để cho Mara tìm thấy một kẽ hở dù rất nhỏ nhặt, để xâm nhập vào đất Dhamma. Nếu không Mara sẽ ngăn cản sự lan truyền của Dhamma.

Bây giờ tại Dhamma Mahi, cũng như tại những trung tâm thuở ban đầu, một số trong các con muốn nới lỏng kỷ luật. Đã có một số người chống đối việc ở đây không được ca hát hoặc giao du trong thời kỳ giữa hai khóa thiền. Không nên, điều đó không tốt cho trung tâm Dhamma. Không có gì sai quấy trong việc thiền sinh Vipassana giao du với nhau, nhưng không nên làm như thế tại đất Dhamma. Mảnh đất này chỉ dùng để thực hành Dhamma. Cho dù có khóa thiền hay không, kỷ luật chặt chẽ phải được duy trì.

Hãy nhớ rằng, mặc dù các con thi hành điều lệ một cách chu đáo, các con không được sinh ra bất tịnh. Nếu có bất tịnh trong tâm, các con đòi hỏi một thiền sinh làm việc một cách đúng đắn, thì chính các con đã bắt đầu làm hư hỏng môi trường, chính các con đã vi phạm kỷ luật. Nếu có ai phạm kỷ luật, phải có vô lượng từ bi và vô lượng tình thương đối với người này. Các con phải cứng rắn, nhưng phải với tình thương và lòng từ bi sâu đậm.

Khi nói với một thiền sinh có điều sai quấy, trước tiên hãy xem xét tâm mình có được bình tĩnh hay không, và các con có phát sinh tình thương và lòngtừ bi đối với người này hay không. Chỉ khi nào được như vậy, các con mới nên nói với thiền sinhh này; nếu chưa được thì không nên. Nếu các con có những bất tịnh thì tốt hơn nên giữ im lặng và hãy để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên. Các con phải sửa mình trước rồi mới sửa đổi người khác. Điều này rất là quan trọng trong mảnh đất Dhamma; nếu không các con chẳng những làm hư hỏng môi trường mà còn xua đuổi người ta đi.

Khi thiền sinh thấy một người phục vụ kỳ cựu, một thành viên ban quản trị, một người quản lý, một thiền sư phụ tá nói lời hằn học, họ có được khích lệ để bước đi trên đạo lộ Dhamma hay không? Họ sẽ nghĩ, “Nếu những người này, những người đã ngồi rất nhiều khóa, ở đây để giúp người khác, mà không có một chút tình thương và lòng từ bi, thì đây là loại phương pháp gì thế? Ta sẽ học được những gì ở đây?”

Thay vì giúp người khác được củng cố trong Dhamma, các con sẽ xua đuổi họ đi. Tốt hơn nên bỏ qua một điểm về kỷ luật hơn là làm hư hỏng môi trường trong mảnh đất Dhamma bằng sự bất tịnh. Mọi người nên cẩn thận về điểm này.

Cũng không nên đi đến chỗ cực đoan. Chúng ta không muốn sơn phòng ốc Dhamma bằng màu đen hay màu đỏ, nhưng cũng không nên thái quá mà nói rằng, “Bởi vì không được dùng màu đỏ, chúng ta cũng không được dùng màu hồng, hay chúng ta không cho phép người khác mặc áo ấm màu đỏ hay màu hồng.”

Bây giờ, kỷ luật mà chúng muốn duy trì này là gì? Dĩ nhiên sự cách biệt nam nữ rất là thiết yếu. Cũng thế, tại một trung tâm Dhamma và nơi không phải là trung tâm, không được phép ca hát hay tụng niệm, ngay cả tụng niệm những lời về Dhamma. Hãy thuyết phục những người thắc mắc về điều lệ này bằng cách giải thích rằng, khi ta tụng niệm hay ca hát ta tạo ra những rung động, và chỉ có những người được huấn luyện đúng đắn mới được tụng niệm tại trung tâm. Người đã được huấn luyện đi vào sâu trong nội tâm với sự bình tâm và cảm nhận cảm giác mỗi khi ngừng tụng. Lối tụng niệm này tạo ra những rung động lành mạnh. Cho dù một thiền có kỳ cựu đến đâu đi nữa, nếu người đó chưa được huấn luyện đúng đắn để tụng thì tránh không nên tụng. Còn ca hát thì hoàn toàn không được phép.

Giữa các khóa thiền, không nên bàn tán về người khác và tán gẫu. Các con không phải giữ im lặng nhưng chỉ nên nói những gì cần thiết. Có bốn loại bất tịnh về lời nói: nói dối, nói xấu sau lưng, nói thêu dệt, và nói nhảm nhí. Mặc dù các con cần phải giữ im lặng, hãy cẩn thận để tránh loại bất tịnh thứ tư cùng với những bất tịnh khác.

Những thiền sinh muốn mang trẻ em tới trung tâm nên hiểu rằng trung tâm không có đủ người để chăm sóc chúng. Nếu cả gia đình tới, người cha nên ở phía ngoài để trông nom chúng trong khi người mẹ ngồi thiền, và ngược lại; việc này chấp nhận được. Rất may ở đây có nhiều đất; cần dàn xếp thế nào để những trẻ em này ở xa nơi hành thiền và không làm phiền thiền sinh. Hãy hiểu rằng, khi một người hành thiền thực hành Metta, những rung động tốt lành rất là mạnh: tương tự như thế nếu một thiền bất mãn với một đứa trẻ, sự bất tịnh cũng rất mạnh và sẽ có hại cho đứa trẻ. Vì lợi ích của trẻ em, cha mẹ không nên để chúng quấy phá trong trung tâm thiền.

Thiền sinh không được mang thú vật tới trung tâm trong cứ hoàn cảnh nào. Điều này tuyệt đối cấm tại trung tâm Dhamma. Nếu có ai mang thú vật tới, hãy nhã nhặn nói họ mang đi chỗ khác. Nếu không được, tốt hơn là họ nên ra về cùng với thú vật.

Kế đến là một câu hỏi quan trọng về thiền sinh và thiền sư phụ tá sống và làm việc chung một cách hài hòa tại trung tâm: Đối với những người khác, thiền sinh cũ và thiền sư phụ tá là những người đại diện cho Dhamma. Họ làm được gương tốt nào nếu họ tranh cãi và đổ lỗi cho nhau?

Đức Phật muốn những người hành thiền cư xử theo phương cách để củng cố niềm tin vào Dhamma trong tâm những người không tin vào Dhamma, và gia tăng niền tin cho những người đã tin vào Dhamma. Những thiền sinh có trách nhiệm phải hết sức cẩn trọng. Không làm bất cứ điều gì làm suy giảm sự tin tưởng và lòng thành tín của thiền sinh đối với Dhamma, hay xua đuổi thiền sinh mới khỏi đạo lộ Dhamma.

Mọi người tới đây để phục vụ chứ không phải để làm gia tăng bản ngã. Một thiền sư phụ tá không bao giờ nên cảm thấy, “Ta cao cả hơn tất cả các thiền sinh.” Con chẳng có gì vượt trội cả; con được giao cho trách nhiệm phục vụ trong cương vị này. Nếu ngày mai con được yêu cầu phục vụ theo cách khác, con sẽ phục theo cách đó. Hãy hiểu rằng có những thiền cũ có khả năng làm thiền sư nhưng vì lý do này hay lý do khác họ không được bổ nhiệm.

Các thiền sinh cũ cũng nên cẩn thận; về phần họ, họ luôn luôn phải cảm thấy kính trọng những người đã được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá. Khi người nào đó ngồi trên chỗ của Dhamma, họ đại diện cho Dhamma, họ đại diện cho người Thầy của các con, như vậy tôn kính họ là tôn kính Dhamma, tôn kính người Thầy của các con.

Nếu cả thiền sư hpụ tá và thiền sinh đều có thái độ này, sự liên hệ sẽ tự động hài hòa. Nhưng có thể người thiền sư phụ tá nghĩ, “Mọi việc phải làm theo ý ta,” hay người quản lý hay người phục vụ Dhamma nghĩ, “Chúng tôi không cần biết thiền sư phụ tá nói gì, chúng tôi làm theo ý chúng tôi. Người này là ai mà ra lệnh cho chúng tôi?” Nếu có thái độ như thế, môi trường sẽ mục nát. Sự hài hòa rất là quan trọng. Mọi người phải hỗ trợ lẫn nhau để hỗ trợ Dhamma để hỗ trợ những người đến đây. Không một ai nên có ý nghĩ tự cao hay tự ti. Các con ở đây chỉ để phục vụ người khác.

Cách hay nhất để phục vụ người khác là phát sinnh ra càng nhiều tình thương và lòng từ bi càng tốt, và tiêu trừ bản ngã nhiều chừng nào tốt chừng đó. Điều này không những chỉ vì lợi ích cho thiền sinh mà còn vì lợi ích của chính các con. Nếu các con sinh ra ngã mạn khi phục vụ người khác, nhân danh Dhamma, nhân danh phục vụ người khác, các con bắt đầu làm hại chính mình. Người không thể giúp chính mình thì không thể giúp người khác được.

Lúc khởi đầu một hay hai trung tâm, có sự bất hòa giữa thiền sư phụ tá và ban điều hành. Đám cháy đó phát sinh nhưng được dập tắt rất nhanh; bây giờ không nên để sự việc không tốt đó tái diễn tại đây; chỉ có sự thân thiện và hảo tâm mà thôi.

Khi nào gặp khó khăn, ban quản trị, thành viên ban điều hành nên ngồi lại với nhau trong bầu không khí thân thiện và đưa đến đồng thuận. Nếu các con không thể có quyết định vì có ý kiến khác nhau, hãy cố hiểu quan điểm của người khác và báo cho Thầy; hãy để cho Thầy quyết định. Nhưng không nên nói với Thầy những vấn đề nhỏ nhặt; các con phải có khả năng thảo luận và thỏa hiệp với nhau.

Sau đây là một câu chuyện ngắn: Một người chủ xe bò dùng để vận chuyển hàng hóa từ chỗ này sang chỗ khác. Người này có một con chó nhỏ. Khi di chuyển từ làng nay sang làng khác, ông ta huấn luyện con chó đi dưới cỗ xe để tránh nắng. Bất cứ khi nào di chuyển, ông ta ngồi trên cỗ xe nhưng con chó đi dưới bóng mát của xe.

Chẳng bao lâu con chó nghĩ rằng nó đang mang vác toàn bộ sức nặng của cỗ xe, và nó thắc mắc tại sao ông chủ lại quá chú trọng đến cỗ xe. Nó nghĩ, “Ta mang vác toàn bộ sức nặng trên cỗ xe này! Khi nào di chuyển, sức nặng nằm trên lưng ta. Ta phải được chú trọng hơn!

Thật sự, không ai mang vác cỗ xe cả; Dhamma mang cỗ xe. Không một ai nên nghĩ là, “Ta là người quan trọng nhất, chỉ có ta mới làm cho trung tâm hoạt động một cách đúng đắn. Vì ta mà có sự giảng dạy này, mà Dhamma được truyền bá.” Hãy thoát khỏi sự điên rồ này.

Hãy hiểu rằng các con chỉ là một phương tiện, một công cụ, và Dhamma làm việc của Dhamma. Nếu con không được giao cho nhiệm vụ này, người khác sẽ lãnh trách nhiệm và mọi việc cứ tiếp diễn. Bây giờ Dhamma chắc chắn sẽ được lan truyền: đồng hồ Dhamma đã điểm. Các con đã có cơ hội để phục vụ bằng cách này hay cách khác, và điều này không phải là cái cớ để sinh ra ngã mạn.

Một trung tâm đã bắt đầu và nó phải được phát triển trong một môi trường Dhamma đúng đắn. Trung tâm phải là một nguồn khích lệ không phải chỉ cho những người đang bước đi trên đạo lộ, mà còn cho những người chưa bước đi, để họ sẽ được lôi cuốn và đến với Dhamma. Đây là trách nhiệm lớn lao cho tất cả các con.

Chắc chắn là tất cả các con đã có nhiều phúc đức và Paramis tốt trong quá khứ, đó là tại sao các con đã đến với đạo lộ Dhamma và bây giờ có cơ hội phục vụ Dhamma. Hãy tận dụng cơ hội này để gia tăng Paramis của mình để các con có thể càng lúc càng tới gần mục tiêu tối hậu của sự giải thoát. Hãy tự giúp mình và giúp người.

Nguyện cho Dhamma được tăng trưởng. Nguyện cho Dhamma được truyền bá trong sự thuần khiết tinh nguyên.

Nguyện cho trung tâm đầu tiên tại châu Âu trở thành một trung tâm lý tưởng. Nguyện cho trung tâm là nguồn bình yên và hài hòa cho nhiều người, chẳng những cho hiện tại, mà còn cho những thế hệ mai sau. Nguyện cho vô rất nhiều người hưởng được lợi lạc từ mảnh đất Dhamma này và thoát khỏi khổ đau.

Nguyện cho mọi người được hạnh phúc

Bhavatu sabba Manggalam

Dhamma Mahi, France August, 1988

HOW TO STRENGTHEN A DHAMMA CENTRE

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

Now that we have a centre in Europe, an important question has been raised about the need to maintain discipline here. Of course discipline was maintained in the non-centre courses, but it is even more important here because we want the centre to develop strong Dhamma vibrations so that the students who come here benefit far more than was possible in those camps.

Understand: A Dhamma centre is not established only for the benefit of the present students. Properly managed it will continue to serve this part of the world for generations, maybe for centuries. You who are establishing the centre now are pioneers and have a great responsibility. If you maintain the purity of the technique, the purity of the teaching and the purity of the Dhamma vibrations, coming generations will imitate you and also do the same; and so from day to day, year to year, and generation to generation the vibrations will become stronger and stronger. Some students may not like certain rules. It is the duty of the senior students, the trustees, the management and the assistant teachers to convince those people of their necessity. You can explain that discipline is necessary in a hospital for the wellbeing of the patients, and similarly discipline is necessary in this Dhamma place, which is like a hospital for people who are miserable. In fact it is even more important in a Dhamma centre because if rules are relaxed here, the anti-Dhamma forces (Māra) will start to play games.

I remember the case of one of the first centres in the West where some of the senior students told me that the rules of segregation are appropriate for Eastern culture, but not for the West. They said, "If you impose such rules it will be too much for the students. When we meet here in our country we shake hands, hug, or kiss each other on the cheek, so physical contact is unavoidable. If this is stopped, people will think that we are too harsh and regimented."

I was not happy, but because the students were pressing hard and they were honest, sincere and respectful, I said, "All right, let us give this a trial. Don’t encourage physical contact, but where it is unavoidable this guideline can be relaxed."

It wasn’t long before Māra started playing games and after about a year a married couple, both of them very old students, separated because they had developed relationships with two other serious students at the centre. The centre had become a place of courtship, and this encouraged other students to play the same game. The atmosphere became unbearable, and the senior students themselves realized that strict discipline must be maintained; otherwise the centre would be spoiled.

We can learn from one mistake; we do not have to make the same mistake at every centre. So be very careful, don’t allow Māra to find even a small entry on to this Dhamma land, or it will spoil the spread of Dhamma.

Now at Dhamma Mahi, just as at that early centre, some of you want a relaxation of the discipline. There have been objections that people here cannot sing or socialize, at least between courses. No, that would not be healthy at a Dhamma centre. There is nothing wrong with Vipassana students socializing, but that should not take place on Dhamma land. On this land only Dhamma is to be practised. Whether or not there is a course running, strict discipline must be maintained.

Remember that although you apply the rules firmly, you should not become negative. If, with negativity in your mind you ask a student to work properly, then you yourself have started to spoil the atmosphere; you yourself have broken the discipline. If somebody is breaking discipline, there must be immense compassion and infinite love towards this person. You have to be firm, but with deep love and compassion.

Before speaking to a wayward student, first examine whether your mind is balanced and whether you are generating love and compassion towards the person. Only if this is so may you speak to the student; otherwise not. If you are not fit it is better to remain silent and let things take their course. First correct yourself before you try to correct anybody else. This is so important on Dhamma land; otherwise not only will you defile the atmosphere but you will also drive people away.

When students see an experienced server, trustee, manager, or assistant teacher speaking harshly, will they be encouraged to walk on the Dhamma path? They will think, "If these people who have taken so many courses and are here to help others have no love or compassion, what sort of technique is this? What will I learn here?" Instead of helping people to get established in Dhamma, you will drive them away. It is better to sacrifice one point in the discipline than to spoil the atmosphere of the Dhamma land with negativity. Everyone must be cautious about this.

Also, never go to extremes. It is true that we do not want Dhamma buildings to be painted black or red, but don’t go to such an extreme that you say, "Because red is not permitted, we won’t use pink either, nor will we allow people to wear red or pink sweaters."

Now, what is this discipline that we have to maintain? Segregation is essential of course. Also, at a Dhamma centre as on a course, there should be no singing or chanting, not even chanting words of Dhamma. Convince questioners of the value of this rule by explaining that when one chants or sings one generates vibrations, and only those who have been properly trained should do that at a centre. One who has been trained to chant goes deep inside with equanimity and feels sensations whenever there is a pause. This kind of chanting generates healthy vibrations.

However developed a student may be, he or she has not been properly trained to chant and should refrain from doing so. Singing is out of the question.

Between courses, gossip and chatter should be discouraged. You do not have to maintain silence but there should be only such talk as is necessary. There are four kinds of verbal impurity: telling lies, backbiting, slanderous talk, and indulging in idle chatter. Although you don’t have to be silent, be careful that this fourth impurity is avoided along with the others.

Students who wish to bring their children here should understand that there are not enough servers to look after the children. If families come, the father can stay in the outer compound and look after the child while the mother meditates, and vice versa; this is acceptable. Fortunately there is plenty of land here; some arrangement can be made so that these children are kept far away from the meditation compound and do not disturb the students. Understand that when a meditator gives mettā, the positive vibrations are very strong; and similarly if a meditator directs negativity at a child, it would also be strong and would harm the child. In the interest of the children, parents should not let them cause any disturbance in the meditation compound. Under no circumstances should a student or server bring any kind of animal with them. This is totally prohibited in a Dhamma centre. If anybody brings an animal, politely request them to take it away. If they can’t, it is better that they leave with their animal.

Then there is the important question of old students and assistant teachers living and working together harmoniously at the centre: The old students and the assistant teachers are the representatives of Vipassana to all others. What sort of example are they if they quarrel and find fault with each other?

The Buddha wanted Vipassana meditators to behave in such a way that they establish confidence in Dhamma in the minds of those who have no confidence in Dhamma, and increase confidence in Dhamma in the minds of those who already have confidence in Dhamma. Responsible meditators have to be very careful. Nothing should be done that would decrease the confidence and devotion of students towards Dhamma, or would drive new students away from the path of Dhamma. Everyone comes here to serve, not to build up egotism. An assistant teacher should never feel, "I am superior to all other students." You are not superior; you have been given a responsibility to serve in this way, and if tomorrow you are asked to serve in a different way, you will serve in that way. Understand that there are old students who are capable of teaching but for one reason or another they have not been appointed.

The old students should also be careful; on their part they should always have a feeling of respect towards those who have been appointed assistant teachers. When somebody sits on the Dhamma seat they represent Dhamma, they represent your teacher; so showing them respect is respecting the Dhamma, respecting your teacher.

If both assistant teachers and students have this attitude, automatically the relationship will be harmonious. But perhaps an assistant teacher feels, "Everything must be done according to my orders," or the management or the Dhamma servers feel, "We don’t care what the assistant teacher says, we will work as we like. Who is this person to give us advice?" If such attitudes develop, the atmosphere would be spoiled. It is very important that there be harmony. Everyone has to help each other to help the Dhamma help the students who have come here. No one should feel that they are superior or inferior. You are here simply to serve people.

The best way to serve people is to generate as much love and compassion as possible, and dissolve your ego as much as possible. This is not only in the students’ interest, it is in your interest also. If you build your ego as you serve people, you have started to harm yourself in the name of Dhamma, in the name of serving others. One who cannot help oneself can never help others.

At the start of one or two of the centres there was a tussle between the assistant teachers and the management or trustees. That fire started, but soon it was extinguished; now don’t repeat that bad example here. From the beginning make sure that there is no fire; only cordiality and goodwill should prevail.

Whenever there is a problem the management, trustees and assistant teachers should sit down in a cordial atmosphere and make a decision. If you can’t make a decision because there is a difference of opinion, try to understand the others’ point of view and then inform the teacher; let him take a decision. But don’t run to the teacher for minor problems; you should be able to discuss things and settle them amongst yourselves.

Here is a little story: A bullock cart owner used to transport goods from one place to the other. This man had a small dog. When he travelled from one village to another, he trained the dog to walk under the bullock cart to avoid the sun’s heat. Wherever they travelled, the farmer sat on the bullock cart but the dog walked below in the shade of the cart.

In time the small dog came to feel that he was carrying the entire burden of the cart, and he wondered why the farmer gave so much attention to the bullocks. He thought, "I am carrying the burden of this cart! Wherever we travel, it is over my back. More importance should be given to me!"

Actually, nobody is carrying the cart; the Dhamma is carrying the cart. Nobody should feel, "I am the most important person, it is only because of me that the centre functions properly. It is only because of me that the teaching is given, that Dhamma spreads." Come out of this madness!

Understand that you are simply a vehicle, a tool, and Dhamma is doing its job. If you had not been given this responsibility, somebody else would have taken it and the work would go on. Dhamma is bound to spread now; the clock of Vipassana has struck. You have been given the opportunity to serve in one way or another, and this should not become a cause of inflating your ego.

A new centre has started and it should develop with the proper Dhamma atmosphere. It should be a source of inspiration not only to those who are on the path, but also to those who are not, so that they will be attracted and come to Dhamma. This is a great responsibility for all of you.

Certainly you all have good merits and pāramīs from the past, which is why you have come on the path of Dhamma and now have the opportunity to serve Dhamma. Make use of this opportunity to increase your pāramīs so that you draw nearer and nearer the final goal of liberation. Help yourself and help others.

May Dhamma grow. May Dhamma spread in its pristine purity.

May this first centre on the continent of Europe prove to be an ideal centre. May it be a source of peace and harmony to many—not only of the present, but also of future generations. May countless people benefit on this Dhamma land and come out of their misery.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Em Là Vì Sao Sáng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.31.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...