Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 63. NGUYỄN THÀNH LỠN (1932 - 2009, 77 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 63. NGUYỄN THÀNH LỠN (1932 - 2009, 77 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.704)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 63. NGUYỄN THÀNH LỠN (1932 - 2009, 77 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

- Cây nghiêng về hướng nào, thì khi ngã phải ngã về hướng đó! Mình đã chuyên tâm mình niệm Phật thì mình phải về với Phật; còn ai niệm Tiên thì thành tiên; ai tu mà còn nóng giận thì thành Thần; còn ai niệm gian ác thì thành ma quỷ chớ gì!

- Lời ông Út -


Ông Nguyễn Thành Lỡn sinh năm 1932, cư ngụ tại ấp Bình Quới, xã Bình Thạnh Đông, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Điện; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Tiếu. Ông là con Út trong gia đình có năm anh em.

Năm lên 19 tuổi ông kết hôn với bà Lê Thị Tính, sinh được hai trai, ba gái. Gia đình ông sanh sống bằng nghề làm ruộng.

Ông có bản tính vui vẻ, cởi mở, hài hòa, chân thật, cần mẫn, thương người mến vật. Nhờ thừa hưởng di sản tinh thần quí báu của tổ phụ, nên ông đến với Tam Bảo rất sớm, ở độ tuổi thơ đồng!

Năm 1975, ông phát tâm trường trai. Khi người cha kính yêu qua đời (1979) toàn thể gia đình cũng phát tâm trường trai như ông. Noi theo gương hạnh của cha, nối tiếp sự nghiệp phúc lợi xã hội, như: bào chế Đông dược thành phẩm, cất nhà tình thương, giúp đỡ cơm áo gạo tiền cho những người nghèo khổ, bệnh tật… lúc nào ông cũng hăng hái, không cảm thấy mệt mỏi dù phải đối diện với muôn trùng khó khăn trở ngại ép ngặt!

Hằng ngày ngoài công phu bái sám hai thời tịnh niệm sớm tối ra, ông niệm Phật trong mọi oai nghi và thường đem Thánh ngôn ra khuyên dạy con cháu cố gắng thực hành theo phương châm: “Tu đền nợ thế cho rồi, thì sau mới được đứng ngồi tòa sen!”

Nền tảng căn bản vẫn là đạo làm người. Nỗ lực vun bồi những đức tính: chân thật, thuận hòa, trên kính dưới nhường, bao dung, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, quý tiếc mạng sống vật loại… Một khi đã là con người tốt rồi thì chuyện: “Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc” quá ư thuận lợi dễ dàng!

Năm 1983, đáp ứng yêu cầu của quần chúng, ông nhận trọng trách lãnh đạo nhà thuốc từ thiện Thanh Bình. Đến năm 1995 thì ông chuyển sang cơ sở Bình Thủy. Năm 1999 ông lại phải quay về chùa An Hòa để đảm nhiệm Ban Tiếp Tân cho Giáo hội.

Trong suốt thời gian công tác Phật sự này, ông cùng một số bạn bè đã vận động quyên góp gây quỹ mua đất, thành lập khu nghĩa trang công cộng ở Vàm Cả Đông, diện tích gần một mẫu. Ngoài những chỗ an táng ra, tất cả đất trống đều được tận dụng trồng thuốc Nam, cung ứng dược liệu cho các cơ sở từ thiện xa gần.

***

Vạn vật sinh ra trong cõi đời đều biến hóa, đổi thay theo chu trình khép kín: lá rụng về cội, nước trở về nguồn, trăng tròn rồi khuyết… cho đến cái nóng oi bức của ngày hạ cũng phải lụi tàn nhường chỗ cho cơn gió heo may se lạnh khi tiết đông về. Thân xác thịt xương của con người cũng không thoát ra ngoài quy luật tuần hoàn ấy, sinh ra lớn lên… rồi già… rồi bệnh… rồi cuối cùng cũng phải dừng chân nơi “điểm hẹn thiên thu”, cho dù: sang - hèn, khôn- ngu, giàu -nghèo, mập - ốm… hay bất cứ là ai trên cõi đời này, đều phải ngoan ngoãn chấp hành! Và vòng sinh tử luân hồi sẽ vĩnh viễn khép kín nếu ta không dũng mảnh tìm phương kế thoát ly, như người xưa đã thở than:

Nhớ lời Phật Tổ dạy rằng:

Đời người chớp nhoáng như lằn điển quang,

Xác thân tạm hợp rồi tan,

Lao xao bọt nước, mơ màng chiêm bao,

Nặng mang những nghiệp trần lao,

Loanh quanh ba cõi, xôn xao sáu đường.

Đã sinh trong cõi vô thường,

Thì ai thoát khỏi bi trường tử sanh,

Bầu trời lồng lộng cao xanh,

Sáng mưa chiều nắng tan tành gió mây,

Núi non rừng rú cao dày,

Còn đâu bể thẳm vơi đầy chiều mai.

Từ ngàn xưa đến ngày nay,

Mã mồ đào đắp dẫy đầy đồng hoang.

Than ôi cuộc thế ngỡ ngàng,

Não nùng chết khổ, lỡ làng sống vui,

Hơi thở nếu chẳng tới lui,

Mưa tuôn, cỏ lợp đất vùi nắng phơi.

Than ôi giấc mộng muôn đời!

Biết bao trần khách đọa nơi thảm sầu.

Thân người bền chắc chi đâu,

Mong manh tợ hạt sương đầu cỏ may!

Nếu không tìm kế lâu dài,

Bao giờ mới thoát khỏi ngày trầm luân!

Tháng 7 năm 2008, ông ngã bệnh, đơn thuần là triệu chứng sốt, uống thuốc không giảm. Người nhà đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang, năm ngày trôi qua vẫn không tìm được nguyên nhân của bệnh, bèn chuyển ra Bệnh Viện Nhiệt Đới ở Sài Gòn. Thời gian nằm viện có lần ông nói với người cháu:

- Từ trước tới giờ ngoại lo tu phước, ít tu huệ. Chuyến này về nhà ngoại sẽ cố gắng niệm Phật để vãng sang về Cực Lạc!

Mười hôm sau bệnh tình tạm ổn ông xuất viện về nhà, phải mất ngót hai tháng trời sau đó sức khỏe của ông mới hồi phục hoàn toàn.

Để làm tròn tâm nguyện của ông, các con cháu đã trang trí một căn phòng thoáng mát, thích hợp cho ông tinh chuyên tu niệm hành trì. Ban ngày ông mở máy niệm Phật cho phát ra hai cái loa, rồi niệm quyết liệt theo. Ông thường đùa với cô Hai:

- Ba niệm kình với ông sư này mới được!

Chiều tối các con cháu khoảng mười đến hai mươi mấy người sau khi lễ bái sám nguyện xong, xúm lại vào phòng cùng niệm Phật với ông từ 6 giờ đến 8 giờ. Có lúc niệm cao thanh, có lúc niệm thầm. Qua một thời gian quan sát thực trạng nhận thấy hai tiếng đồng hồ đối với đại chúng thì hơi quá lượng, nên ông đã giảm bớt lại một nửa và duy trì cho đến ngày ông ra đi là đúng một năm.

Mô hình đạo tràng cộng tu lý tưởng này đáng để cho chúng ta học tập, nhưng nếu phước duyên lẫn uy đức thiếu kém, chúng ta chỉ còn có cách tùy hỷ mà thôi chứ không dễ gì thực hiện!

Đến tháng 8 năm sau (2009), sáng ngày 22 ông bị nóng sốt và mệt nhiều, người nhà đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang. Nằm ở phòng cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán ông có khối u ở cuống mật. Qua một tuần lễ sức khỏe tạm bình phục. Một đêm vào giữa khuya ông nói lớn với mọi người:

- Vui quá! Có ai đọc sám kệ với tui không?

Thế là ông cất tiếng ngâm nga mấy đoạn thơ khá dài, kế đó niệm Phật liên tục, mọi người trong phòng cấp cứu đều hướng về ông, thấy ông mặc bộ đồ bà ba, tóc râu bạc trắng, ngồi ngay ngắn trang nghiêm nên đều hết sức lấy làm lạ!

Đến ngày 28 chú Tư Đức ở Kinh Xáng Cây Dương đến thăm thấy ông vui vẻ khác thường nên hỏi:

- Lúc này bác có thường nhớ niệm Phật không, thưa bác Út?

Ông hoan hỷ lấy tay chỉ cái máy niệm Phật, rồi nói:

- Nhờ vị sư này niệm Phật hay quá nên bác không có quên!

Chú lại hỏi tiếp:

- Từ trước tới giờ mình ăn chay, mình lễ bái, làm lành và chuyên niệm Phật. Vậy chí nguyện của bác là về đâu?

Ông khẳng khái trả lời:

- Cây nghiêng về hướng nào, thì khi ngã phải ngã về hướng đó! Mình đã chuyên tâm niệm Phật thì mình phải về với Phật; còn ai niệm Tiên thì thành tiên; ai tu mà còn nóng giận thì thành Thần; còn ai niệm gian ác thì thành ma thành quỷ chớ gì!

Chú Tư nghe ông nói như vậy, trong lòng hết sức phấn khởi vui mừng tin chắc rằng ao sen báu bên Tây Phương sẽ nở một đóa hoa quang minh tỏa sáng, làm cho kẻ thấy người nghe càng nguyện thiết tin sâu, đồng cầu sanh Tịnh độ! Chuyện vãn một hồi, rồi chú từ giã ông ra ngoài tìm gặp cô Hai, chú báo cho cô hay:

- Bác Út gần được về với Phật rồi! Chị nên theo dõi... coi chừng bác ra đi không hay đó! Vì người gần vãng sanh tinh thần thường sáng suốt và sức lực khỏe mạnh lạ lắm!

Cũng trong thời gian nầy, có lần ông thấy điềm lạ nên hỏi các con:

- Sao ngộ quá con ơi! Hễ mỗi lần cha nhắm mắt thì thấy một đoàn Tăng sư đến thăm cha rất đông, khi mở mắt ra thì không thấy gì hết! Các con có thấy không?

Thì ra, ông có người con nuôi ở bên Úc, pháp danh Như Trí, cô này là một Phật tử thuần thành, thường tới lui Tịnh Tông Học Viện Úc Châu, khi hay tin ông bệnh nặng cô đã ghi tên của ông gởi vào đạo tràng nhờ đại chúng hồi hướng cho ông, nên mới cảm ứng điềm lành như vậy!

Sáng ngày mùng 2 tháng 9 ông bảo với con:

- Đưa cha về nhà tắm rửa sạch sẽ… Chuyến này cha sẽ lùa hết con cháu vào phòng niệm Phật cho thoát khổ!

Khi ra khỏi bệnh viện ông ngồi trên xe tắc-xi tươi cười như người không bệnh. Chiều hôm đó bà con lối xóm đến thăm, ông khuyên:

- Đời này khổ lắm! Rán lo niệm Phật!

Ông còn căn dặn các con:

- Mình vừa lo làm, vừa lo niệm Phật nghen con!

Có mấy cháu đề nghị:

- Bệnh của cậu uống con tắc kè bay mới hết!

Ông tươi cười đáp:

- Con cháu có lòng thương cậu thì cậu rất cám ơn, cậu ăn chay từ năm 1975 đến nay… chỉ còn một bước nữa là trọn vẹn. Có đau mới chết, bệnh là để thử thách mình đó thôi... hãy để cho cậu được trọn vẹn!

Đến 6 giờ chiều, sau khi mọi người lễ bái xong, xúm nhau vào phòng niệm Phật như thường lệ. Cô đồng đạo Hiền bước vào trước bèn hỏi ông:

- Ông Út! Ông về nhà khỏe hả, ông Út?

Ông đáp:

- Về nhà niệm Phật vãng sanh cho khỏe!

Rồi ông nói tiếp:

- Con cháu cúng xong rồi vô đây ngồi niệm Phật đặng thoát khổ!

Thế là ông ngồi niệm Phật cộng tu suốt một giờ. Người cháu mới đến nói với ông:

- Ngoại ơi! Ngoại mỏi lưng thì ngoại nằm đi nghen ngoại?

Rồi bèn đỡ ông nằm xuống, ông vẫn nhép môi niệm Phật theo mọi người. Niệm được một lúc, đêm đã dần về khuya, đại chúng lần lượt giải tán chỉ còn lại vài người, sau đó đưa ông sang võng nằm nói chuyện bình thường. Ông dặn người rể thứ Năm:

- Con làm thì làm, như được 200 giạ lúa thì phải bố thí 100 giạ nghe chưa!

Rồi ông xoay qua người rể thứ Ba:

- Con vừa làm cũng phải vừa lo làm phước, vừa lo niệm Phật nghen con!

Khi ấy khoảng 10 giờ, các con múc cho ông một chén cháo trắng, dùng xong ông nói:

- Con Ba năm nay giàu dữ lắm! Nó làm nếp trúng mà còn trúng giá nữa!

Cháu ông sợ ông nhớ chuyện trần đời quên niệm Phật, nên chen vào:

- Ngoại ơi! Các dượng, các mợ lớn hết rồi!... Mà thôi đi, ngoại lo niệm Phật đi, mấy cái chuyện đó ngoại đừng có lo tới!

Ông nói:

- Con à! Con yên tâm đi, bây giờ ông ngoại niệm Phật, ông ngoại hết có quên rồi... Ông không có còn quên nữa đâu, con đừng có lo cho ông!

Đến 11 giờ 30 khuya, ông nhờ dìu cho ông đi vệ sinh. Xong rồi, ông nói:

- Sao mà trong mình nó kỳ lạ quá!

Mọi người lập tức thông báo nhau tập trung vào phòng của ông. Cô Hai vừa bước vào, ông kêu:

- Vân ơi! Con đi đốt nhang các ngôi thờ, rồi niệm Phật... Ba đi!

Nghe ông nói ai cũng giật mình, vì thấy rằng ông còn khỏe khoắn và tỉnh táo bình thường, đâu có biểu hiện gì khác lạ giống như người sắp mất đâu! Thế là các con cháu đồng cùng chắp tay ngồi niệm Phật với ông. Kế đó ông nhờ đỡ nằm xuống, ông nói:

- Sao mà trong mình nó nóng quá!

Lát sau lại nói:

- Sao mà trong mình nó lạnh quá!

Khi cây hương vừa tàn thì đốt thêm đợt thứ hai. Đang nằm ông vẫy tay, nói:

- Chào hết đồng đạo và bà con… Tôi đi nghen!

Rồi ông nhờ đỡ ngồi dậy, ông hỏi:

- Căn phòng này con cháu ở lại niệm Phật, có đồng ý không?... Mà ai sẽ nối tiếp theo?

Chú Tư trả lời:

- Cha ơi! Cái phòng này để con lãnh cho! Cha cứ yên tâm niệm Phật về Cực Lạc trước, con cháu sẽ về sau!

Ông gật đầu và niệm Phật lớn hai lần, rồi nhít người ra để thòng hai chân xuống giường, hai tay buông xuôi theo thân, lưng thẳng. Chú Tư bèn quỳ gối đặt càm của ông lên vai mình. Ông lần lượt đưa mắt nhìn hai mươi mấy người ngồi trang nghiêm niệm Phật trong bầu không khí thanh tịnh. Nhìn qua một vòng xong đôi mắt từ từ khép lại, im lìm ra đi giữa âm thanh sáu chữ trầm hùng chầm chậm vang lên đều đặn, khoảng cách của chữ Đà và chữ Phật hơi thưa ra. Bên ngoài có vài thầy giáo ngồi trên bàn trà đang quan sát hiện trường, họ mới vừa cùng xầm xì với nhau:

- Cái gì mà…Cậu Út, ổng còn nói chuyện rổn rảng mà đi đâu!... Mấy đứa này… hở một cái… là nó niệm Phật... hở một cái… là nó niệm Phật!”

Cô cháu ngoại đã từng đi hộ niệm, ngồi gần đối diện với ông mà vẫn không hề hay biết, cô nghĩ thầm rằng ông đang nhắm mắt để dưỡng thần. Khi chú Tư đổi sang niệm Tây Phương Tiếp Dẫn lớn lên báo hiệu rằng ông đã dứt thở rồi. Hốt nhiên ai nấy lông tóc dựng đứng cứ ngỡ ông đùa chơi cho vui, chẳng ngờ ông ra đi thiệt! Mấy vị thầy giáo đang “tâm sự loài chim biển” ngoài kia cũng không khỏi một phen thất vía kinh hồn, bò càng bò niểng! Lúc ấy đúng 1 giờ sáng, ngày mùng 3 - 9 - 2009, ông thọ 77 tuổi.

Khi hay tin ông Út vẫy tay chào con cháu và từ giã đồng đạo trước khi về Cực Lạc, nên chư vị đồng tu đến gia đình ông rất đông, thay phiên cầu nguyện và hộ niệm để gieo duyên. Đến 9 giờ sáng mới nhập liệm mà sắc diện của ông vẫn hồng hào, sáng đẹp, lộ nét tươi vui!

(Thuật theo lời của cô Hai Vân, chú Tư Ngoan, hai con của ông, cô Diễm, cháu ngoại của ông và đồng đạo Tư Đức.)

NỘI TÔI

Phúc hậu nhân từ Nội của tôi,
Nghìn thu giấc ngủ đã đi rồi.
Tây Phương Cực Lạc, Ông về trước,
Con gắng tu hành bước theo sau.
Mấy chục năm trường Nội xả thân,
Lo cho bá tánh những khi cần.
Thuốc tán, thuốc hoàn... luôn bào chế,
Trao tặng bà con khắp xa gần.
Giúp người an khỏe khi đang sống,
Lo nơi táng tống lúc qua đời.
Tốt đạo, thắm tình, hương thôn đẹp,
Cánh hoa đức hạnh nở rạng ngời!
Chân thật tu hiền chẳng lợi danh,
Mặc bao gai góc với sỏi sành.
Tình đời ấm lạnh âu thường lệ,
Cầu Phật ban ân vạn sự thành!
Dốc cạn tâm can trọn cả đời!
Đáp đền nợ thế đến tàn hơi!
Khi cần phải xả, liền buông xả!
Về cõi Tây Phương vui thảnh thơi!
***
Nội tôi thanh thoát từ bi,
Hôm nay Nội đã ra đi vĩnh hằng.
Ngồi nhìn con cháu một lần,
Dặn dò khuyên rán chuyên cần siêng tu.
Ông về Cực Lạc ngao du,
Ở đây phải rán công phu hành trì.
Biết rằng Nội sắp ra đi,
Cố ngăn nhưng lệ ưu bi vẫn tràn...
***
Nhiệm mầu cõi báu Tây Phang,
Trang nghiêm thanh tịnh, ông đang đến rồi.
Từ nay chấm dứt luân hồi,
Sen vàng rực rỡ ông ngồi hân hoan.
Giờ con đang ở trần gian,
Gắng tu tinh tấn chẳng màng khổ lao.
Hẹn ông mình sẽ gặp nhau,
Để không còn những nỗi đau kiếp người!
(Bé Thắm và một đồng tu)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Tổng quan về Nghiệp


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.170.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...