Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 56. PHAN THỊ YÊN (1914 - 1995, 81 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 56. PHAN THỊ YÊN (1914 - 1995, 81 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 6.020)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 56. PHAN THỊ YÊN (1914 - 1995, 81 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hiền lành, thật thà, nhân đức! Tâm lượng bao la, lòng luôn luôn thứ tha chưa hề giận tức!
Lục tự gắng sức chẳng rời! Vãng sanh linh hiển, độ con cháu tinh tiến tu niệm trọn đời!


Bà Phan Thị Yên sinh năm 1914, nguyên quán tại chợ Cái Dầu, Định Yên, Lấp Vò, Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông Phan Văn Viên, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tý. Bà là con Út trong gia đình có bảy anh em.

Khi đến tuổi thanh xuân, bà kết hôn với ông Lưu Văn Tôn, làm chức Hội Đồng đương thời, sinh được chín người con, định cư tại: Thới Bình, Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Gia đình bà sinh sống bằng nghề ruộng.

Tính tình của bà rất chân thật, hiền từ, nhẫn nại mọi khó khổ.

Thuở trẻ bà vốn là một trang tiểu thư “khuê môn đài các”, được song thân rất mực thương yêu. Đến khi đã làm dâu, làm mẹ, do vì cha mẹ chồng cùng với các em chồng quá khó, nên bà đã trải nghiệm thân phận của kiếp nhân sinh là: giàu đến đâu, quyền thế cách mấy, rồi… thì… nỗi khổ đau cũng chẳng hề nể nang, tha thứ bất cứ một người nào!

Năm 1945, có lần Thầy về thuyết pháp tại Vĩnh Trinh vào ngày 17 tháng 5. Cả gia đình từ lớn đến nhỏ đều được đi nghe, riêng bà phải ở giữ nhà. Bà khao khát muốn được tham dự nhưng vì phải nhường cho mọi người, nên tủi thân bà ngồi một mình bật khóc nức nở. Nhà của bà nằm trên tuyến đường giữa Bò Ót vào Vĩnh Trinh chỉ cách một con sông nhỏ. Khi buổi thuyết giảng hoàn mãn, chiếc xe bốn bánh màu nâu chạy ngang qua cửa nhà của bà thì bỗng nhiên dừng lại, bà thấy thế liền bơi xuồng riết qua. Khi đến gần, thì thấy Thầy mở cửa kiếng ra đưa tay lên vẫy chào. Bà quá mừng đôi bàn tay run run chắp lại ở giữa ngực, rồi cúi đầu xuống… Trong khi ấy chiếc xe màu nâu kia từ từ lăn bánh rồi dần dần khuất bóng hẳn sau hàng cây. Lòng bà trào dâng niềm vui vô hạn, và dấu ấn kính tín Tam Bảo đã in sâu vào tâm khảm của bà từ dạo ấy!...

Những tháng ngày sau đó, bà cùng chồng đồng tâm chung ý nghiên tầm kinh kệ, rộng làm phước thiện, cứu giúp người nghèo, nhất là xuất của bố thí gạo tiền nhân những dịp lễ lớn hằng năm.

Khi các con đã lớn khôn đều an bề gia thất, chỉ có cô gái Út trường trai sống hạnh xuất gia, hành nghề Đông Y, hoạt động cho các cơ sở từ thiện mỗi nửa tháng mới về thăm bà một lần. Hôm nọ cô về thăm bà, anh trai thứ Chín và chị dâu đều đi ruộng. Thấy bà nằm trùm mền, hỏi ra mới biết bà bị bệnh mà sáng nay chưa ăn uống gì cả. Có rọng con cá lóc, bà định nấu cháo. Cô bèn đem cá ra làm thịt, nhưng bà ngăn lại:

- Thôi, con ơi! Con ăn chay... con đừng có làm!

Cô đáp:

- Không sao đâu má ơi! Để con làm cá nấu cháo cho má!

Lát sau, khi bà ra ngoài đi vệ sinh, thấy cô ngồi khóc, bà hỏi:

- Bộ con bị đứt tay rồi hả con?

Cô đáp:

- Dạ không có! Tại đập đầu nó, thấy nó giãy tê tê, con sợ con run... tội nghiệp nó quá mà con khóc. Chớ con không có đứt tay!

Bà nghe xong, bèn bước đến gần lấy tay vò đầu cô con gái của mình rồi an ủi:

- Thôi con đừng có buồn! Má chuyến này má hết bịnh má sẽ phát tâm ăn chay luôn cho tới chết, để con khỏi phải sát sanh nữa... Con đừng có buồn!

Vài hôm sau, bà hết bịnh, cô cùng bạn đồng tu liền làm lễ phát nguyện trường trai đúng vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, lúc đó bà 66 tuổi.

Quyển Khuyến Thiện của ông Vô Danh Cư Sĩ, là quyển sách gối đầu giường mà bà ưa thích nhất, bà nghiền ngẫm từng chữ từng câu trong đó và chăm chỉ gắng sức thực hành theo!

Công khóa thường nhật của bà là ba thời lễ niệm. Dù công việc có bận rộn cỡ nào thì phải niệm ít nhất là 10 tràng chuỗi trở lên, không để ít hơn.

Bà có người con trai thứ Tư là môn đệ thuộc hệ phái “Lưu Linh”. Thỉnh thoảng chú đi nhậu, tối về thấy bà đang ngồi niệm Phật trong mùng thì lấy tay nắm kéo bà ra, nghiêng tới nghiêng lui, rồi chú lựa nhựa từng câu từng tiếng:

- Má niệm Phật,... bộ má... sợ muỗi hả?... Ra ngoài ngồi... chớ... không... được ở... trong mùng... nghe chưa!... Niệm Phật... thì phải... hành xác chớ!

Bà vẫn tươi cười, ung dung vỗ tay vào đầu chú, chẳng lộ vẻ giận tức bực bội gì với: “Ông Thần Nước Mặn” này cả! Quả thật là:

“Lúc nào cũng tràn trề tha thứ,

Dùng từ ngôn dạy chỉ lẫn nhau.

Mặt mày vui vẻ một màu,

Mật đường khó sánh ngọt ngào lời phân.

...

Chịu cay đắng giồi mài chánh đạo,

Hẹn một đời trực đáo Tây Phương

Vua lòng tay tự cầm cương

Thắng con ngựa ý trên đường xa xôi;

Không mỏi dạ trước ngôi Phật điện,

Chẳng lãng tâm khi niệm Di-Đà;

Huệ lòng ắt được trổ hoa,

Đạo mầu sẽ đắc, Phật tòa được lên.

Vật báu quí, giá tiền phải mắc,

Đạo cao siêu, công đức cho dày;

Chớ nên tu niệm sơ sài,

Lòng mong đạt được phép tài Thần Tiên.

Bị khảo đảo không phiền không chán,

Gặp chông gai chẳng ngán chẳng ngao,

Sòng nâu cứ vẹn một màu,

Gương lòng thường được chùi lau không rời.”

***

Năm 1994, một hôm cô Út cùng với người bạn đồng nghiệp cũng là bạn đạo là cô Năm Ngời về nhà thăm bà. Cô Năm thỏ thẻ với bà:

- Bác ơi! Con nằm chiêm bao con thấy bác được về cõi Tiên!

Bà nói:

- Không, con ơi! Về cõi Tiên vẫn còn sanh tử luân hồi. Bác nhất quyết nguyện sanh về Cực Lạc, chớ không về cõi Tiên. Dù cõi Tiên có đem xe đến rước bác cũng không đi. Bác nhất định là về Cực Lạc!

Vào khoảng đầu tháng 3 năm 1995 cô Út về thăm nhà, bà nói:

- Hổm rày má sao… ăn thì cũng được, mà ngủ thì không được ngon. Đâu con xem mạch cho má coi có gì bệnh gì không!

Khi chẩn mạch xong, cô Út cho bà biết:

- Tháng 5 năm nay nếu má phát bệnh thì má bỏ xác đó. Má liệu lường mà rán niệm Phật!

Bà nói:

- Con biết coi mạch, nói thì má tin. Thôi từ đây má buông bỏ hết mọi thứ. Má nhất tâm niệm Phật, má cầu vãng sanh Tây Phương!

Từ đó bà chuyên tâm trì niệm trong khi sức khỏe lần hồi suy kiệt, các con đòi đưa đi bệnh viện, bà không chịu. Các con đòi chích thuốc bà cũng không cho. Bà chỉ uống nước cúng Phật. Phần đi đứng thì vẫn bình thường, công phu lễ bái vẫn duy trì như mọi khi.

Đêm rằm tháng 5 năm 1995, cô Út ngủ chung với bà. Đang nằm, cô đưa tay sờ lên bụng của bà, bất giác cảm xúc trào dâng, bởi do nghề nghiệp lương y, cô tiên lượng rằng giờ phút phân ly giữa mình và mẹ dường như sắp sửa cận kề trong gang tấc. Cô không cam tâm chấp nhận cái bầu hạnh phúc “con còn có mẹ” bỗng dưng vuột khỏi tầm tay!

Cô cố nén cho lệ chảy ngược vào tim, nhưng rồi cũng phải bất lực!... Giây lát sau bà hay được, bà vừa rầy cô và vừa an ủi, đại để như vầy: Sao con tu lâu rồi mà con còn dở quá. Xả bỏ tấm thân tứ đại dơ bẩn bất tịnh, mình sẽ có Kim Thân, tức là cái thân chân thật. Như thay một chiếc áo cũ rách hôi dơ bằng bộ y phục nhung lụa sang quý, vậy thì còn gì hân hạnh và vui sướng hơn… Cuối cùng bà đọc mấy câu thơ:

“…Sớm về cõi Phật an thân,

Kẻo kiếp phong trần dày gió dạn sương.

Phật đài phưởng phất mùi hương,

Cúi đầu đảnh lễ cậy nương đức mầu.

Từ bi oai lực nhiệm sâu,

Độ con thoát chốn ưu sầu trần ai….”

Bà còn nói thêm:

- Má còn thuộc nhiều lắm, nhưng chỉ nhắc lại cho con nhớ 6 câu này thôi!

***

Qua hôm sau là ngày 16 tháng 5 năm 1995, cô Út hỏi bà:

- Má bệnh mà má thấy trong người má khỏe không?

Bà đáp:

- Không khỏe con ơi!

Cô hỏi tiếp:

- Má niệm Phật từ đó tới giờ, mà má biết thời gian chừng nào má bỏ xác không má?

Bà đưa lên ba ngón tay rồi nói:

- Ba ngày nữa má đi!

Cô Năm Ngời đứng bên cạnh sợ bà nói sảng, liền hỏi:

- Bác ơi! Bác nói ba ngày nữa bác đi, mà bác đi đâu?

Bà trả lời:

- Ba ngày nữa Phật rước bác đi về Cực Lạc!

Chú Tư bên cạnh nghe xong liền cất tiếng hỏi bà:

- Má nói ngày 19 má đi, mà má đi lúc mấy giờ?

Bà đáp:

- Má đi đúng giờ ngọ!

Cô Út mới hỏi:

- Má có biết hôm nay là ngày mấy không, má?

Bà đáp:

- Biết! Bữa nay là ngày 16!

Cô Út lại hỏi:

- Má có biết ngày 18 tới là ngày gì không?

Bà đáp:

- Ngày 18 là ngày đại lễ. Ngày đó các con đừng có cho má ăn uống bất cứ thứ gì, cũng đừng kêu, đừng hỏi gì hết. Chỉ nhểu nước cúng cho má thấm giọng thôi. Để má nhất tâm má niệm Phật!

Cô Năm xen vào:

- Bác về với Phật, bác có dặn dò gì hay không?

Bà ôn tồn, chậm rãi trả lời:

- Hai con ở lại... rán lo tu!... Chị em hãy nhường nhịn với nhau…

Cô Năm lại hỏi:

- Rồi Bác có phát tâm gì không?

Bà nói:

- Quần áo chỉ đem theo ba bộ thôi, còn bao nhiêu để lại bố thí hết... Đem theo chôn dưới đất uổng lắm!

Qua hôm sau cô Út mời chư đồng đạo đến hộ niệm cho bà. Đồng đạo đến thấy sức khỏe của bà còn quá tốt, nên có vị hỏi:

- Thấy bác còn sỏi quá!... Như vậy làm sao ba ngày nữa đi, Út?

Cô Út đáp:

- Tui cũng không biết! Quý vị cứ hộ niệm giùm đi... Sợ nhiều khi không có đồng đạo ủng hộ tui, sợ tui xúc động rồi tôi niệm Phật không có được vững tinh thần. Bà đã nói như vậy thì quý vị rán ủng hộ tui đi… chớ tui cũng không biết sao nữa!

Khi mọi người niệm Phật thì bà nằm im nhép môi niệm theo, thường thì bà nhắm mắt lại, lúc nhểu nước vào môi bà mở mắt ra.

Hộ niệm suốt hai ngày đêm, bà con thân thuộc và chư đồng đạo khá đông. Đến đúng 11 giờ 50 phút, môi bà đang nhép bỗng từ từ dừng lại, nhẹ nhàng ra đi về thế giới an lành. Nhằm ngày 19 tháng 5 năm, bà hưởng thọ 81 tuổi.

Qua hơn tám giờ hộ niệm thêm sau đó thì thấy gương mặt bà hồng hào, sáng đẹp, miệng như mỉm cười. Các khớp xương mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng trong khi toàn thân đều lạnh. Toàn thể gia quyến và đồng đạo ai cũng vui mừng, tiếng Phật hiệu vẫn được duy trì cho tới khi an táng vào sáng hôm sau.

***

Khi báo tin sắp sửa ra đi, tối hôm đó bà kêu chú Tư và chú Chín lại. Hai chú quỳ trước mặt bà bật khóc nức nở, chú Tư sám hối:

- Má! Má ơi!... Má tha thứ cho con… khi Má vãng sanh rồi con sẽ cố gắng lo tu!

Bà mỉm cười, lấy tay vò đầu của chú, và đưa cho chú Tư một xâu chuỗi trường 108 hạt; còn chú Chín thì xâu chuỗi tay 18 hạt, hai xâu chuỗi mà hằng ngày bà thường dùng. Xong rồi, bà dịu dàng từ tốn dặn dò:

- Hai con ở lại hãy rán lo tu hành... để sau này mới gặp được Má! Má về Cực Lạc rồi Má sẽ độ các con tu hết!

Từ đó hai chú dứt hẳn rượu chè, cùng cả gia đình vợ con trường trai tu hành, mạnh mẽ trong các việc phước thiện suốt mấy mươi năm nay!

***

Bảy tuần thất trôi qua, người cháu ngoại của bà tên là Ký Thanh Vũ, 25 tuổi, trong lòng thường ôm nỗi hoài nghi: Không biết ngoại mình ra đi như vậy mà có được vãng sanh hay không? Hôm nọ, anh đến bàn vong thắp một nén hương khấn nguyện với bà, mong cho có cảm ứng điềm gì đó để anh trọn đời tinh tấn tu hành. Ba hôm sau, vào lúc trưa anh nằm mộng thấy bà đứng trên tòa sen màu hồng từ trên cao hạ xuống, nhưng gương mặt bà không già mà lại rất trẻ, y phục giống đức Quán Thế Âm Bồ Tát, thân tướng to lớn cực kỳ xinh đẹp, hào quang tỏa sáng nhiều màu rực rỡ. Anh vô cùng vui mừng reo lên:

- Ngoại! Ngoại! Ngoại! Ngoại về thăm con, hả Ngoại?

Bà mỉm cười, liền nói:

- Cháu đã cầu xin với bà cho cháu thấy, để cháu có niềm tin cháu tu. Hôm nay bà về đây báo mộng. Bà đã được vãng sanh rồi! Thôi, cháu hãy rán lo tu hành!

Anh chạy đến gần bà, thì bà từ từ bay lên cao rồi chợt biến mất sau một áng mây lành. Khi tỉnh giấc anh rất phấn khởi, cõi lòng tràn ngập niềm vui, phấn khích kể lại cho mọi người nghe, rồi cùng tất cả vợ con đồng phát tâm trường trai, niệm Phật, tu hành!

(Thuật theo lời: Lưu Thị Giềng, con gái Út của bà và đồng đạo Năm Ngời).

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Giai nhân và Hòa thượng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.47.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...