Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» THIỀN VÀ TRÀ ĐẠO »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» THIỀN VÀ TRÀ ĐẠO

Donate

(Lượt xem: 8.524)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - THIỀN VÀ TRÀ ĐẠO

Font chữ:

Khi nói đến Trà đạo, có lẽ chúng ta muốn biết ngay Trà đạo là gì. Lợi Hưu (Rikyu, 1522 - 1591) người đã đưa nghệ thuật uống trà trở thành Trà đạo, trả lời rất giản dị: “Trà đạo là cách làm cho ta hết khát.”

Chúng ta khát nước khi uống không đủ, và chúng ta thường khao khát niềm an vui và muốn hòa nhập với sự sâu thẳm của tánh tự nhiên sẵn có nơi mình. Tánh đó vốn rộng lớn bao la, trong sạch vô cùng, an vui vô hạn và tĩnh lặng nhiệm mầu. Chúng ta gọi tánh ấy là tánh chân thật, tâm chân thật (chân tánh hay chân tâm) hay Phật tánh.

Trà đạo là nghệ thuật pha và uống trà, đưa ta tiếp xúc thẳng với cội nguồn tâm linh ấy. Nguyên tắc của Trà đạo nằm sẵn trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng.

Thiền cũng chỉ là một tông phái của Phật giáo, nên các nguyên tắc trên vốn là sự bất khả phân giữa hiện tượng bên ngoài và thế giới bên trong. Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của trà thất, của trà chủ (người mời) và trà khách (người được mời) vốn là sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi chúng ta.

Tô Đông Pha, một thi sĩ nổi tiếng và cũng là một người tinh thông đạo Phật, đã ca ngợi trà có tánh chất tinh khiết và giống như một người có đức hạnh cao quý, trà không sợ bị hư hỏng. Các vị Tăng sĩ Trung Hoa trước đây đã thực hành nghi thức uống trà trước tượng của vị tổ Bồ-đề-đạt-ma theo những cung cách trang trọng, biểu lộ trạng thái an bình, rỗng lặng nhưng linh động của tâm uyên nguyên, tâm ban đầu nơi mỗi chúng ta vốn luôn luôn tinh sạch và tỏa chiếu sự thấy biết chân thật. Nghi thức này cùng với nền văn minh đời nhà Tống bị hủy hoại nặng nề khi người Mông Cổ xâm chiếm và cai trị Trung Hoa. Nhiều hoa trái của nền văn minh đó đã được chuyển sang Nhật Bản, được nuôi dưỡng và đơm hoa.

Ở các thiền viện thuộc dòng Lâm Tế (Rinzai), các buổi thiền trà được diễn ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Sáng sớm, các thiền sinh thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, vệ sinh cá nhân rồi vào thiền đường. Thiền sinh phụ trách pha trà (trà giả) đã sẵn sàng với các chén trà đã lau sạch bóng cùng ấm trà nóng. Thiền sinh bưng khay đựng chén trà đến trước mỗi hai thiền sinh, cúi đầu chào. Hai thiền sinh chắp tay xá đáp lễ và mỗi người lấy cái chén nhỏ để trước mặt mình. Lần lượt như vậy cho đến khi mọi người đều có chén, thiền sinh phụ trách mời trà đem bình trà đến giữa mỗi hai người, trịnh trọng cúi chào và châm trà. Khi mọi người đã có trà trong chén, một tiếng báo hiệu vang lên, mọi người để tâm vào hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, nâng chén trà lên và uống trà hoàn toàn trong tĩnh lặng.

Các thiền đường dòng Tào Động (Soto) không uống trà vào mỗi buổi sáng như trên mà chỉ vào các dịp đặc biệt trong tháng. Vị thiền sư mời tất cả thiền sinh uống một tách trà quý do một cư sĩ biếu ngài. Trong những dịp ấy, vị thầy thường ân cần nhắc nhở môn sinh nỗ lực tu hành tinh tấn để thâm nhập vào sự kỳ diệu của tâm giải thoát.

Điều này làm chúng ta nhớ lại truyện các vị vua Nhật Bản ban trà cho quý vị tăng sĩ, như vào năm 729, Thánh Vũ Thiên Hoàng ban trà cho một trăm vị tăng tại cung Nại Lương. Đời sống tu hành của các vị tăng, ni và trà liên hệ với nhau rất mật thiết về nội dung cũng như hình thức.

Thiền trà nói trên là cách uống trà trong thiền đường, cùng phát triển theo dòng thiền đốn ngộ do ngài Huệ Năng chủ xướng. Đến thế kỷ 15, người Nhật đã tạo ra một nghi thức uống trà đặc biệt ở bên ngoài thiền viện mà chúng ta thấy còn tồn tại cho đến nay. Tuy cách thức có khác nhau, nhưng cũng phản ảnh sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của Trà đạo.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.125.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...