Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 98. BÙI VĂN TY (1920 - 1989, 69 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 98. BÙI VĂN TY (1920 - 1989, 69 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.537)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 98. BÙI VĂN TY (1920 - 1989, 69 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người xưa dù đã biết trước ngày giờ về với Phật, nhưng các vị ấy vẫn rất thận trọng và càng nỗ lực dụng công chí thiết nhiều hơn, không dám mảy may buông lơi khinh suất. Ngày nay những hành giả Tịnh Tông cần ghi nhớ kỹ điều này!

Ông Bùi Văn Ty sinh năm 1920, nguyên quán Thị Xã Long Xuyên. Song thân là cụ ông Bùi Văn Nhượng và cụ bà Huỳnh Thị Cửu, ông là thứ Năm trong gia đình có sáu người con.

Năm 20 tuổi (1941) ông kết hôn với bà Phạm Thị Tiên, sanh được bảy người con. Nghề nghiệp của ông là quân nhân chuyên nghành cảnh sát; phần bà thì quanh năm tảo tần mua bán rau cải nuôi nấng đàn con.

Đến năm 41 tuổi (1962) ông kế phối với bà Hồ Thị Sáu, sinh được bốn trai, ba gái, định cư tại chợ Vĩnh Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ông chuyển sang nghề hớt tóc và viết đơn, còn bà thì bán thức ăn: bún, hủ tíu...

Tính ông hiền hòa, vui vẻ, cởi mở, miệng thường hay ca hát líu lo. Đời sống sinh hoạt rất ngăn nắp, chừng mực, ưa chuộng sự sạch sẽ thơm đẹp. Ông rất quan tâm trong việc dạy dỗ các con ngay thuở bé thơ, từ hạnh nết cho đến lời ăn tiếng nói sao cho đừng mất lòng mọi người, nhất là rán nhường nhịn. Có lần con ông lân la nô đùa với lũ trẻ đồng trang lứa, bỗng gây gổ, cha chúng đến nhà vừa chửi mắng vừa nắm xé áo của ông, ông tươi vui bình thường, giả lả đôi ba câu rồi cho qua, xem như không có chuyện gì xảy ra. Hoặc có những lúc bà vợ cãi vả với người ngoài, ông đều khuyên can nhẫn chịu!

Tâm tánh phải hôm mai bình tịnh.

Lúc nào cũng dặn lòng nên nhịn,

Nhịn tiếng đời nhịn tánh muốn ham;

Nhịn thói quen theo lối tục phàm,

Nhịn cay đắng khi làm đạo đức.

Nhịn cho được lúc người chọc tức,

Nhịn những điều thử thách của đời;

Nhịn chừng nào khỏi nhịn mới thôi,

Lúc còn phải nhịn thời rán nhịn.

Nhịn càng mạnh nghiệp càng không dính,

Sức nhẫn nhiều sớm định tâm nhiều;

Dục ý dù lớn mấy cũng tiêu,

Rán nhịn được những điều khó nhịn.

Thân còn tạm huống gì chung đỉnh,

Vật trên đời đâu đặng dài lâu;

Vì mến yêu mà phải ưu sầu,

Xưa đã thế nay đâu khác được.

Mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn eo hẹp, nhưng ông vẫn nhín ra một ít tiền mua thuốc Tây để sẵn, hoặc sưu tầm thêm một số thuốc Nam rồi chủ động biếu tặng những người trong thôn xóm ốm đau khi trái tiết trở trời.

Vào khoảng năm 1978, bà vợ của ông bị trúng gió rồi chết, toàn thân đã cứng đờ, màu da bầm tím như trái mồng tơi, các nơi đều lạnh duy chỉ còn vùng ngực ấm nóng lạ thường, thân quyến đã chuẩn bị đầy đủ các thứ để lo hậu sự. Đến ngày thứ năm ông mời bà con lối xóm và những cư sĩ tại gia đến cầu nguyện liên tiếp ba hôm. Trong đêm thứ ba đột nhiên bà từ từ sống lại, thời gian ngừng thở là đúng một tuần.

Trải qua mấy tháng sau sức khỏe của bà mới hoàn toàn bình phục. Khi tỉnh lại, bà tường thuật những gì đã thấy nghe trong suốt khoảng thời gian bảy ngày đó. Cũng từ ấy cả gia đình ông đồng phát tâm trường trai, niệm Phật tu hiền, sáng chiều hai thời lễ nguyện, hai ông bà đối nhau như bạn đạo và giữ tịnh giới. Trước kia bà bán thức ăn mặn, bây giờ đổi lại món chay, tính tình bà trở nên hiền lành, hòa ái, khác hẳn với thuở xưa! Đồng thời bà được chư đồng đạo rước đi các nơi để kể chuyện, rất nhiều người nghe rồi bèn tương chao, giới sát, làm lành lánh dữ, tinh tấn niệm Phật tu hiền!

Nhờ nhân duyên này, ông tỏ ngộ tường tận hơn về lý nhân quả báo ứng. Một mai tấm thân tứ đại giả tạm này tan hoại thì thần thức còn phải đi đầu thai, tìm một tấm thân mới, mà thân sau đẹp hay xấu, khổ đau hay sung sướng đều tùy thuộc trọn vẹn vào nghiệp thiện hay nghiệp ác của mình đang gây tạo hiện giờ. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, trồng dưa đặng dưa, trồng đậu hưởng đậu, không sai lệch một mảy may tơ hào nào cả!

Cũng từ đó ông bắt đầu giao tiếp với các bạn đạo như ông Hai Mum, ông Bảy Phương... và các nam nữ trẻ tuổi khác. Đặc biệt là ông rất kính trọng những người tu, say mê nghe đạo lý lắm. Mỗi lần cô Năm ở chùa Phước An (gần nhà) ghé thăm, sau khi chuyện trò một hồi, lúc xin kiếu về, ông thường cố mời ở lại:

- Con nói chuyện Phật pháp cho cậu nghe nữa đi!

- Con bận công việc nên phải về, cậu Năm ơi!

- Con rán ở lại một chút nữa đi!

Hình như đối với hết thảy các thiện tri thức, ông đều có thái độ y như vậy!

Ông ít đọc sách, thường chỉ xem kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân và quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ.

Mặc dù kiến thức về Phật pháp chẳng có chi nhiều, nhưng sự hành trì lễ niệm của ông lại chí thành cung kính; tín tâm đối với lý nhân quả và pháp môn Tịnh độ thì rất kiên định. Ông thường nói với mọi người:

- Rán niệm Phật, chỉ một kiếp này về Tây Phương Cực Lạc thôi, chớ không có về cõi nào hết!

Sau thời lễ nguyện ông thường đứng thẳng trước ngôi Tam Bảo, tay lần chuỗi tràng niệm Phật khoảng ba mươi phút. Cách niệm của ông là câu này dính liền câu kia, âm thanh vừa đủ nghe.

Đối với các công tác từ thiện xã hội, ông rất nhiệt tình hưởng ứng bằng công sức của mình.

Hằng ngày vào khoảng 4, 5 giờ chiều ông thường cầm chiếc giỏ đệm và con dao đến chùa hoặc đi theo lối xóm, thấy ai có trồng bông như: bông trang, bông điệp... thì ghé vào xin về chưng trên bàn thờ. Ông thường khoe với cô Năm và cô Bảy:

- Kìa! Con xem... Huy hoàng rực rỡ... Nhìn mà lòng thơ thới vô cùng!

Đi xin hoài riết rồi cũng cảm thấy áy náy, nên ông bèn sưu tầm giống về trồng gần nhà. Từ đó trở đi, hoa tươi khoe sắc đua nở bốn mùa!

***

Công phu của ông cứ bình thường đều đặn và lặng thầm như thế hơn mười năm. Đến khi 69 tuổi, sức khỏe ông bắt đầu suy dần. Vào khoảng đầu tháng 8 năm 1989, ông ngã bệnh, bèn bảo các con đưa ông ra Mỹ Xuyên, nhà cô con gái thứ Tư là Tư Xuân (con bà vợ lớn) chăm sóc, vì nhà gần bệnh viện thị xã. Thời gian ở đây khoảng ba tháng ông đã ba lần nhập viện, mỗi đợt độ khoảng một tuần, bác sĩ chẩn đoán là “suy nhược cơ thể” và nghi ông bị nhiễm “lao” do vóc dáng quá ư khô gầy.

Thấy cô con gái mãi lo kinh doanh nhiều quá, nên ông thường khuyên cô:

- Thôi con bớt làm lại, để lo niệm Phật tu hành đi con, kẻo không có kịp! Ngày xưa ba cũng đã từng đếm tiền nè con, nhưng mà… rồi cũng đành phải phủi trắng tay!

Lần nhập viện sau cùng, thấy bệnh tình của cha ngày càng trầm trọng, vì thương cha mình quá, cô muốn cha mau mạnh lời như đề nghị của thầy thuốc, nên cô khuyên ông trở đũa dùng mặn, ông từ chối:

- Sao con mê muội quá! Đời người ai mà chẳng chết! Mà chết cũng chỉ một lần thôi! Tới số rồi ăn mặn nhắm có sống được không?

Vì biết bệnh trạng của mình thuốc men lúc bấy giờ đã hoàn toàn bất lực, thế nên khi xuất viện ông về thẳng trong Vĩnh Thành nhằm ngày mùng 2 - 11 - 1989.

Hay tin ông bệnh nặng, chư đồng đạo hay tới lui ghé thăm, an ủi, khuyên nhắc ông phải gấp rút buông xả muôn duyên để cố gắng niệm Phật, ông thường đáp lại rằng:

- Tôi nhất định về với Phật, chớ không có về chỗ nào hết!

Sáng ngày 19 - 11 - 1989, ông bảo cô Tư Hồng:

- Con ra nói mẹ làm cho cha một tô bún, nhưng đừng để giá và rau sống, nghe hôn! Hôm nay là ngày 19, ba ăn xong là ba tuyệt thực luôn, ba không ăn nữa! Ba chỉ uống nước cúng thôi, để ba súc cái mình của ba cho sạch... bởi vì ba đi!

- Ba đi đâu, thưa ba?

- Ba đi theo Phật!

Từ đó trở đi, ông tuyệt nhiên chẳng ăn uống thứ gì cả, duy nhất chỉ thỉnh nước cúng Phật để uống mà thôi!

Bệnh của ông càng ngày càng tăng dần, một hôm ông nói với bà:

- Lúc tui đi theo Phật mà bà khóc lóc, kêu réo tui là bà ác lắm đó!

Đến ngày 22, gia đình tổ chức cầu nguyện cho ông liên tục ba đêm. Chiều tối hôm ấy ông kêu cô Năm và cô Bảy đến bên cạnh mà nói:

- Hai con lại đây cậu nói cho nghe!

- Cậu nói gì, thưa cậu?

- Kìa! Coi kìa! Phật hằng hà sa số Phật. Đẹp hết sức đẹp... mà vui quá, con ơi!

- Ở đâu, sao con không thấy?

- Kìa! Phật kìa!... Phật cho biết ba ngày nữa Phật rước cậu về Cực Lạc!

Khi hai cô về chùa, ai cũng hồ nghi trong lòng, bởi vì nhận thấy rằng ngoài hạnh nhẫn nhường, kính người tu và thích nghe Phật pháp ra, ông đâu có điểm gì nổi bật nên hai chị em thường xầm xì với nhau:

- Cậu Năm tu hành cũng bình thường quá mà, đâu có... gì bao nhiêu, mà sao ổng nói ổng thấy Phật! Thiệt là... Không biết ổng có nói sảng hay không!

***

Sáng ngày 25 con cháu các nơi tự thông báo với nhau rồi lần lượt tề tựu về đông đủ, ông ngưng ăn đã đúng một tuần nên giọng nói rất yếu nhưng vẫn còn nghe rõ. Ông nằm trên giường dặn dò mọi chuyện: nào là việc đào huyệt, nào là việc đi hỏi ông Út (bạn của ông) xem coi 2 giờ chiều này ông theo Phật có ảnh hưởng gì về chuyện làm ăn của con cháu hay không... cho tới việc chuẩn bị khăn đắp mặt cho ông nữa! Mọi người thì cứ vâng dạ nhất nhất đều làm theo lời ông, nhưng chuyện ông nói là ông theo Phật thì dường như chẳng mấy ai tin cả!

Ông còn dặn:

- Khi mà ba theo Phật rồi các con đừng có chụp hình nghen! Nếu ba chết các con chụp hình ba thì được. Còn cái này ba theo Phật nên đừng có chụp hình!

Kế đó có khách đến thăm, hỏi chuyện qua lại đôi ba câu, rồi ông nói:

- Một lát nữa đây tui ra đi... cho tui gởi gắm vợ và các con của tui lại đây cho các anh chị em mình... các anh chị em mình... tha thứ những lỗi lầm... bởi vì chúng nó còn nhỏ dại quá... Nhờ các anh chị vui lòng dạy dỗ, khuyên bảo chúng nó giùm, tui rất mang ơn!

Khi khách đã về hết, chú rể thứ Năm mới hỏi ông:

- Ba ơi! Chừng nữa ba muốn cái vỏ bao lớn?

Ông đáp:

- Thôi, vừa vừa thôi con ơi! Ít... ít tiền, chớ con đừng có mua thứ đắc tiền quá ba không chịu!

Kế đó ông nhờ tắm gội sạch sẽ đặng ông theo Phật. Khi tắm xong, ông bảo cô Tư Hồng (con bà vợ kế):

- Con dẫn chị Tư con (con bà vợ cả) ra ngoài tiệm mua cho ba chai dầu thơm để xịt xung quanh!

Lúc hai người quay về đem chai dầu đưa cho ông. Cầm lên giây lâu xem xong, ông nói cô Tư Hồng:

- Người ta đi theo Phật mà chị Tư con nó hà tiện... Chai dầu này là chai dầu dỏm nè, hôi rình hà. Thôi trả chai dầu này lại cho nó đi con! Con trở ra ngoải con mua chai dầu ‘xịn’, bao nhiêu tiền con trả đi... Chớ chị con mua chai dầu này không có được, chai dầu này là chai dầu dỏm!

Khi mua chai dầu khác đem về, xịt lên mình ông và khắp hết chung quanh giường nằm theo lời ông yêu cầu, chẳng mấy chốc đột nhiên thần sắc ông bỗng dưng biến đổi lạ, tâm trí không còn tỉnh táo sáng suốt bình thường nữa, các con khuyên nhắc niệm Phật ông không chịu niệm. Đang trong tình trạng bối rối bất ổn, thời may cô Năm (ở chùa Phước An) đi thỉnh thuốc giùm cho bệnh nhân trên đường về chùa, khi ngang qua cô thấy trước sân rất đông người đang che rạp, cô bèn thẳng vào nhà sau, bước vào phòng thấy cảnh huống nguy ngập, cô bèn trở ra nhà trước đốt hương rồi quỳ dưới bàn thờ Phật, thành tâm khấn nguyện, đọc tên họ của ông, cầu xin mười phương Tam Bảo từ bi gia hộ cho ông tỉnh táo để ông niệm Phật vãng sanh. Chừng quay vào thì ông bình thường trở lại, cô lại gần hỏi ông:

- Cậu biết con là ai không?

- Biết! Năm Chùa chớ ai!

- Bây giờ con niệm Phật, cậu niệm theo con nghen? Cậu niệm Nam Mô A-di-đà Phật để cậu về với Phật A-di-đà cho khỏe! Nếu mạng sống còn thì mình hết bệnh; nếu mạng số hết thì mình vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!

Thế là cô cất tiếng niệm, ông liền niệm theo, thấy vậy gia đình mời cô bước lên giường ngồi xếp bằng ở phía trong, còn vợ con thì ngồi ghế ở phía ngoài, thường ngày ông không cho bất cứ người thân nào lên giường của ông đang nằm hết, bấy giờ trời đã 12 giờ trưa. Niệm được một lúc nghe tiếng niệm của ông lớn quá, cô Năm sợ ông mau đuối sức nên khuyên:

- Thôi cậu Năm ơi! Cậu niệm nho nhỏ đi, cho đỡ mệt. Để con niệm lớn cho!

Thời điểm hiện tại địa phương này, chương trình hộ niệm chưa được phổ biến. Phần đông hiếu kỳ đến xem, chứ chẳng ai hiểu biết chuyện vãng sanh là gì! Thấy ông bệnh nặng, thể lực cạn kiệt trầm trọng, đoán chắc rằng ông sẽ ra đi trong một sớm một chiều, phần hậu sự dĩ nhiên là phải kết thúc trong khoảng thời gian không xa, nên mọi người ra ngoài trước để che rạp làm nhà khách, khi ông có những dấu hiệu gì lạ mới tập trung lại, đôi ba người niệm Phật, còn số đông thì cứ hiếu kỳ đứng nhìn!

Ngồi niệm mãi gần hai giờ trôi qua, ông kêu khát nước, cô Năm mới đi thỉnh nước cúng cho ông uống. Uống xong ông niệm thật lớn, được hơn mười câu, cô Năm bèn nói với ông:

- Thôi cậu Năm ơi! Cậu niệm nho nhỏ, để con niệm lớn được rồi!

Ông liền đổi âm thanh lại nhỏ vừa đủ nghe. Khi được vài mươi câu, ông hỏi:

- Mấy giờ rồi con?

Cô Tư bèn nhìn đồng hồ thấy 1 giờ 58 phút, tự nhiên cô giật thót cả người, vì ông nói 2 giờ chiều nay là ông theo Phật, cô liền đáp:

- Tới giờ rồi, thưa ba!

Ông đang ở tư thế nằm ngửa, bèn tự nghiêng mình sang bên phải theo thế kiết tường, tay trái kê đầu, tay phải xuôi theo thân, rồi im lìm nhẹ nhàng dứt hơi. Lúc ấy đúng 2 giờ chiều, ngày 25 - 11 - 1989, ông thọ 69 tuổi.

***

Sự ra đi của ông quá ư nhanh lẹ và im lìm, cô Năm ngồi bên cạnh vẫn không hay biết gì cả, cô Tư Hồng bèn kêu:

- Niệm Tây Phương tiếp dẫn đi chị Năm!

Cô Năm không tin rằng ông đã ra đi nên vẫn giữ nhịp niệm Phật đều đều như cũ, vì từ lúc vào cho tới giờ đã trải qua ba tiếng đồng hồ, cô chỉ nghĩ là mình niệm Phật cho ông niệm theo để ông khỏe, và cô ngồi niệm Phật để cho gia đình vui vậy thôi, chứ không ngờ rằng ông theo Phật đúng như lời ông đã mách trước.

Cô Tư chờ hoài không thấy cô Năm phản ứng gì hết, bèn lặp lại một lần nữa:

- Niệm Tây Phương tiếp dẫn đi chị Năm! Ba em mất rồi.

Khi biết ông đã thật sự ra đi, cô Năm cũng hết sức kinh hoàng, bèn chuyển sang niệm Tây Phương tiếp dẫn. Thân quyến và đồng đạo ở phía trước ùa vào, chẳng hiểu sao không ai bảo ai cùng nhau tự động đồng quỳ xuống nền nhà đất, đồng thanh niệm Phật lớn lên, âm thanh vang dội cả vùng!

Cũng trong lúc đó, những liên hữu đang làm ngoài ruộng nhìn thấy những tia sáng xẹt trên nóc nhà của ông. Bên kia sông má của ông Tư Suông cùng với vài bà cụ nữa cũng đồng trông thấy như thế!

***

Sau khi tang lễ đã hoàn tất, một chuyện khá lạ lùng là những cuộn phim mà con cháu đã chụp ông, khi đem đi rửa đều trắng tinh không có hình ảnh gì cả!

(Thuật theo lời Bùi Ngọc Xuân, Bùi Thị Xuân Hồng hai con ông và đồng đạo Đỗ Thị Năm, Đỗ Thị Bảy.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.153.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...