Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 66. HUỲNH THỊ NHIỄM (1936 - 2010, 74 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 66. HUỲNH THỊ NHIỄM (1936 - 2010, 74 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.877)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 66. HUỲNH THỊ NHIỄM (1936 - 2010, 74 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Huỳnh Thị Nhiễm sinh năm 1936, cư ngụ tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Huỳnh Văn Dân, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mít. Bà là con Út trong gia đình có mười hai chị em.

Năm lên 7 tuổi, cha mẹ qua đời, bà và anh chị được sự bảo bọc, nuôi dưỡng của các cậu, mợ.

Đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Đến, sinh được chín người con nhưng chỉ còn hai trai, năm gái. Gia đình bà sinh sống bằng nghề chuyên chở lúa gạo và mua bán vật liệu xây dựng. Sau đó chuyển sang nghề làm ruộng rẫy.

Tính tình bà hoạt bát, hiền lương, nhân hậu, ưa thích bố thí, giúp người, tích cực tham gia các công tác từ thiện xã hội như: bắc cầu, làm đường…

Bà dùng chay kỳ mỗi tháng mười ngày, và mỗi năm ba tháng. Bà biết đến chùa chiền rất sớm và quy y Tam Bảo tại chùa Hưng Sơn, được pháp danh là Hoa Từ. Nhưng bà chỉ dừng lại ở mức làm lành lánh dữ, cầu mong cho gia đạo bình an, tấn tài tấn lộc, chứ chưa xác định mục đích quan trọng bậc nhất của người con Phật là phải giải thoát sanh tử luân hồi!

Mỗi lần có chuyện buồn là bà niệm Phật, càng nhiều chuyện buồn chừng nào thì bà càng niệm Phật nhiều chừng nấy!

Vào năm 1981, chồng bà mất do bị bệnh phổi, khi đó bà được 45 tuổi. Nỗi khổ sinh ly tử biệt của kiếp người đã giúp bà tỉnh ngộ rõ ràng hơn về chân lý qua lời Cổ Đức cảnh tỉnh:

“Sân lan trời ngã bóng chiều,

Xa trông phù thế ít nhiều ngẩn ngơ.

Tranh đời dệt mộng vẩn vơ,

Thân như hòn bọt lửng lơ đầu ghềnh.

Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh,

Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?

Hồng trần là kiếp phù sinh,

Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh.

Mà trông chiếc lá lìa cành,

Vinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!

Mà trông ngọn nước chảy trôi,

Mênh mang sáu nẻo biết rồi về đâu?

Đời người nào có bao lâu,

Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!

Lầu sương phủ ánh trăng tà,

Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!

Chi bằng về cõi Liên Bang,

Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.

Trời giải thoát, cảnh thậm thâm

An vui muôn kiếp, tuyệt lầm lỗi xưa.

Chỉ câu niệm Phật đừng thưa,

Chỉ tha thiết nguyện, tin ưa trong lòng.

Đài sen sáng chói hư không,

Nỗi đau sinh tử trần hồng tiêu tan!”

Những năm tháng còn trẻ khỏe, khi mùa vụ đã qua, bà lui tới chùa nhiều hơn và tụng kinh hằng đêm tại nhà. Thật ra bà không biết chữ, do không được đi học, nhưng bà ham xem kinh đọc sách quá nên bà đã học tập tành, dần dà đọc được trôi chảy. Khi gia duyên bận rộn thì bà tu ít lại để lo làm bổn phận trách nhiệm với gia đình.

Bà thường tụng đủ các kinh như: Pháp Hoa, Địa Tạng, Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân… rồi niệm Phật. Và bà cũng thường khuyên nhắc dạy dỗ con cháu cố gắng ăn hiền ở lành, tu phước tích đức, vun bồi nhân thiện!

***

Mãi đến năm 2008, do một cơ duyên may mắn, người con gái của bà nhân dịp ăn mừng tân gia, trong số tặng phẩm có bộ sách “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm. Bộ sách này đã làm thay đổi hẳn đời tu của bà. Mặc dù sách ấy xuất bản trong những lần đầu tiên chữ nhỏ nhưng bà rất say mê đọc đi đọc lại, càng đọc càng thích thú như người vừa bắt gặp được việc mừng vui vượt ngoài mong đợi!

Từ đó bà hăng hái hơn trong việc tu tạo phước lành để hồi hướng cầu sanh Tây Phương. Bà thường may mùng tặng cho những người nghèo và bệnh viện; may áo tràng đem đến chùa cho các thiện nam tín nữ có điều kiện tu tập được trang nghiêm...

Nông thôn nơi đây vẫn thường dùng những phương tiện kéo xe hoặc cày bừa bằng động vật như trâu, bò. Nhìn việc canh tác đồng ruộng thấy những con trâu kéo lúa nặng nề mà mình mẩy toàn là sình đất. Cho nên gần đến những đợt thu hoạch bà chuẩn bị mô-tơ bơm nước đặt sẵn, hễ có con trâu nào đi ngang qua nhà là bà chặn lại, bảo con cháu bà tắm rửa giùm cho nó sạch sẽ, mát mẻ, nghỉ ngơi một lát cho khỏe, rồi mới tiếp tục lên đường!

Bà tham dự đầy đủ các ngày thọ bát ở chùa Viên Quang và chùa Kỳ Viên. Sau đó bà đến tham dự khóa niệm Phật ở chùa An Phước.

Nhờ nương theo đại chúng cộng tu và nghe pháp thường xuyên nên sự tu trì của bà tiến bộ nhanh chóng, tâm nguyện vãng sanh của bà rất mạnh mẽ, mỗi khi gặp gỡ bạn đồng tu thân thiết bà đều khích lệ chí nguyện cầu sanh về Tây Phương, nhất tâm nhất ý hướng về Cực Lạc.

Mặc dù tuổi đã ngoài 70, bà vẫn hướng dẫn con cháu tu chung với bà mỗi tối. Hễ cứ chạng vạng thì tề tựu lại đông đủ, bà ngồi ở phía trước, con cháu ngồi phía sau tụng một biến kinh A-di-đà, xong rồi thì cùng nhau niệm Phật.

Thường nhật bà thích niệm theo tiếng của máy niệm Phật, hay là những lúc mưa, bà niệm lớn để cho âm thanh Phật hiệu vang dội hòa nhịp cùng với tiếng mưa ngoài trời, dường như khi ấy bà cảm nghe trong lòng tiêu sái thanh lương, tẩy sạch mọi trần lao phiền muộn!

Những lúc rảnh rỗi bà thường nhắc nhở con cháucố gắng làm lành lánh dữ,gắng lo niệm Phật cầu về Tịnh Độ, và bà còn dặn dò cặn kẽ chi li về hậu sự của mình trong tương lai. Cách thức hộ niệm, cho đến cách thức thiêu hóa lẫn tuần thất, mỗi mỗi đều rành rẽ như pháp. Nhất là phải nấu chay hoàn toàn trong tang sự cho đến cúng quảy hằng năm.

***

Xưa nay thể trạng của bà tương đối tốt, rất ít đi bệnh viện; nếu vào bệnh viện thì cũng chỉ do cái chân bị nhức mà thôi. Thường khi bà lạnh bụng chậm tiêu thì mua thuốc Tàu dùng là xong ngay!

Đến ngày 20 - 7 - 2011 là ngày chủ nhật, bà vẫn đi niệm Phật định kỳ ở đạo tràng chùa An Phước như thường lệ. Qua ngày kế, sự sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày. Đến 7 giờ tối bà nói với chú Bảy:

- Mẹ hình như ăn không tiêu, đâu con đi mua thuốc cho mẹ đi!

Chú liền ra đi. Khi đem về cho bà uống xong gói thuốc thì bà đi nghỉ. Một lát sau chú Bảy sang phòng của bà, lúc đó bà đang nằm trong mùng, chú mới cất tiếng hỏi:

- Mẹ lúc này ra sao rồi, mẹ?

Bà đáp:

- Mẹ đỡ đỡ rồi con ơi!

Chú nghe bà nói như vậy cũng yên tâm liền trở về, lát sau chú thấy căn phòng của bà bật đèn sáng trưng, chú bèn đi qua thấy bà ngồi trên võng. Chú lại hỏi:

- Mẹ bây giờ sao rồi, mẹ?

Bà vừa lấy tay chỉ vào bụng, vừa nói:

- Sao mẹ thấy đau cái này! Mẹ thấy hơi mệt. Đâu con điện cho thằng Út đi mua thuốc cho mẹ coi!

Vì xưa nay mỗi lần bà ăn chậm tiêu đều nhờ chú rể đi mua. Khi chú Bảy điện thoại nhờ em rể Út của mình mua thuốc cho bà rồi, bỗng nghe bà nói thêm:

- Đâu con điện Út Lợi vô đây... rồi điện cho thằng Tài riết lại đây luôn nghen!”

Chú Tài là con trai thứ Chín của bà.

Kế đó bà lên cơn mệt. Chú Bảy điện thoại cho các em xong thì bước lại ngồi bên cạnh bà, bà nói:

- Chắc không xong!

Nói xong, bà khẩn thiết niệm Phật to lên, chú Bảy cũng niệm lớn theo, và lấy tay vuốt vuốt vào ngực của bà. Chú Chín lúc ấy cũng vừa tới hỏi han anh mình vài ba câu rồi cũng ngồi xuống bên cạnh. Bà đang niệm Phật bỗng nhiên ngưng lại đưa mắt nhìn hai chú một lượt rồi dứt hơi, hai phút sau đầu gục xuống. Hai chú khiêng bà sang qua giường, khi đó khoảng 10 giờ đêm ngày 21 - 7 - 2010, bà thọ 74 tuổi.

Các con của bà hộ niệm đúng y như lời của bà căn dặn khi còn sanh tiền.

***

Trải qua mười lăm giờ hộ niệm sau khi bà mất, thì thấy gương mặt của bà hồng hào, sáng đẹp, tươi vui, các xương khớp thì mềm mại. Các nơi trên thân đều lạnh duy có đỉnh đầu còn ấm. Khi nhập liệm xong thì hộ niệm tiếp đến ngày 24 mới đưa linh cữu đi hỏa táng. Sau đó thu nhặt được mười bảy viên xá lợi, màu đỏ, màu huyền và màu trắng trong!

(Thuật theo lời Nguyễn Văn Đủ và Nguyễn Thị Lợi, các con của bà.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Vầng sáng từ phương Đông


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.37.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...