Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 87. NGUYỄN THỊ ĐIỀN (1922 - 1999, 77 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 87. NGUYỄN THỊ ĐIỀN (1922 - 1999, 77 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.031)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 87. NGUYỄN THỊ ĐIỀN (1922 - 1999, 77 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tâm luôn nhớ Phật,
Rơi hết sự đời!
Khách đến quên mời,
Thảnh thơi lòng dạ!
...
Thiên hạ hối hả,
Đon đả đầu môi.
Gương sáng rán soi,
Đừng nên khách sáo!
Người xưa thường bảo,
Bớt nói một câu;
Thoát khỏi khổ sầu,
Bằng danh hiệu Phật!

Bà Nguyễn Thị Điền sinh năm 1922, nguyên quán Phong Hòa. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Bông, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Huê. Bà là con thứ Bảy trong gia đình có chín anh em.

Khi đến tuổi hoa xuân bà thành hôn với ông Nguyễn Văn Thùa, sinh được tám người con nhưng đều mất sớm, chỉ còn hai trai một gái, cư ngụ tại Tân Mỹ, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Gia đình bà làm thuê, làm mướn để sinh sống.

Bà có bản tính hiền hậu, cần mẫn.

Nhân dịp cùng cha đi dự buổi thuyết pháp vào ngày mùng 8 tháng 6 năm 1945 tại sân vận động huyện nhà. Vị trí của bà đứng cách khán đài một khoảng khá dài, trước một biển người to rộng bao la, hình dáng của Thầy thì ở tận mù tít xa mờ, lại không có am-li, mi-rô gì cả. Thế mà... có lẽ do lòng chí thành cảm ứng nên bà đã nghe từng câu từng câu lọt qua tai rành rẽ rõ ràng, y như đứng gần kề bên gang tấc. Tín tâm của bà với Tam Bảo kiên định qua lần nghe pháp hôm ấy. Duyên lành này khiến bà vào đạo, lúc ấy bà 23 tuổi!

“Quyết tu sẽ đắc có ngày,

Đạo thành tựu được nhờ đầy lòng tin.

Tin Phật đã tu thành chánh quả,

Tin mình tu đạo cả sẽ thành;

Tin xưa Phật cũng chúng sanh,

Phật siêu kiếp được tin mình cũng siêu.

Tin càng mạnh càng tiêu khiếp nhược,

Tin càng sâu càng được vững tâm;

Có tin mới có dám làm,

Không tin phàm vẫn còn phàm như xưa.

Tin rồi phải sớm trưa thực hiện,

Nếu tin suông ý nguyện chẳng thành;

Ta bà thế giới chúng sanh,

Muốn tu chứng quả phải tin đầy lòng.

Đời xô đẩy như giông như bão,

Tu kém tin dễ đảo dễ nghiêng;

Có tin mới có nhẫn kiên,

Đức tin là bước đầu tiên tu hành.

Lòng tin có sự thành sẽ có,

Tu tin thành dù khó cũng tu;

Sấu tin thành mới hóa cù,

Người tin thành mới đạo mầu chứng nên.

Có tin chắc mới bền chí tiến,

Không thật tin dễ chuyển thối tâm.

Có tin lầm mới sửa lầm,

Có tin đúng mới lo làm đúng thêm.

Tin nhân quả mới kềm ác niệm,

Tin luân hồi mới kiếm siêu sanh;

Tin rằng vạn sự tại mình,

Muốn về Phật quyết tu hành được ngay.”

***

Do hoàn cảnh sống vất vả, đầy những cam go khó nhọc, phải luôn đối diện với giông tố của đời thường, nên bà cảm nhận sâu sắc về kiếp sống con người rất phù du tạm bợ, đầy khổ lụy tang thương. Do đó, bà phát tâm trường trai, mỗi ngày chuyên cần bốn thời lễ bái, niệm Phật một lòng cầu nguyện sanh về thế giới an lành của Đức Phật A-di-đà, lúc ấy vào năm 1972 (bà 50 tuổi).

Những tháng năm cuối đời, bà thường xuyên đau ốm, mình mẩy tay chân hay đau nhức, tuy không dữ dội lắm, ăn ngủ thì có phần suy kém. Đến bệnh viện nhiều lần, nhưng bác sĩ chẳng tìm ra được là bệnh gì, nên chỉ kết luận chung chung là “ bệnh già”, còn nói bệnh này tới chết mang theo chớ không bao giờ hết! Và đề nghị thân nhân nên cho bà dùng thuốc Nam và nghỉ ngơi là ổn thỏa nhất!

Bệnh thì không nặng không nhiều, nhưng cứ dây dưa mãi. Bà rất thích nghe đọc kinh sách. Mặc dù không biết một chữ u hay chữ a gì cả, vậy mà... bộ Thi Văn Giáo Lý bà thuộc lòng gần hết! Bà thường nghêu ngao ngồi niệm Phật một mình, âm lượng có khi lớn có khi nhỏ vừa đủ nghe. Hay vừa làm lặt vặt như sàng gạo, lượm thóc vừa niệm, thỉnh thoảng xen vào những câu như:

“A-di-đà nhìn xem khắp cõi,

Đặng trông chờ mong mỏi chúng sanh.

Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành,

Đặng tìm kiếm những người hiền đức.”

Có lúc Bà thường lặp đi lặp lại:

“Cầu Đức Phật A-di-đà từ bi phóng quang tiếp dẫn con về thế giới Cực Lạc!”

Ngoài ra bà còn một điểm đặc biệt là chưa từng ngồi lê đôi mách, thậm chí con cháu hay thân quyến đến chơi, một câu vã lã dư thừa cũng chẳng có... Hễ ai có hỏi tới đâu thì trả lời tới đó, phận mình chuyên lo niệm Phật mọi thứ đều chẳng bận lòng! Nhưng đối với các thiện tri thức đến trợ duyên sách tấn bà về Tịnh Độ thì bà rất vui vẻ chú tâm lắng nghe.

Có lần, một số bà con ghé thăm thấy bà bệnh kéo dài hoài liền than:

- Chèn ơi! Bà Bảy hiền quá mà bà đau hoài!

Bà liền nói:

“Ông nhồi quả cho người hành đạo.

Lúc nguy nàn có thối chí cùng chăng?

Nếu bền lòng vị quả cao thăng,

Chẳng chặt dạ bỏ lăn Phật Thánh.”

Đến ngày mùng 5 tháng 5 năm 1999, thấy sức khỏe của bà quá suy nhược nên con cháu mời đồng đạo đến cầu an cho bà. Được nửa tháng thì bệnh lại càng trầm trọng hơn, bèn lên chương trình hộ niệm cho bà.

Lúc mọi người đang hộ niệm cho bà, bỗng nghe bà kêu:

- Kía! Kía! Kía! Kía!

Thì ra thuở thiếu thời bà có nuôi một đàn vịt… Rồi khi mê lúc tỉnh, xen lẫn những cơn mệt và đau nhức dữ dội, trải qua một tuần lễ hộ niệm sức khỏe của bà dần dần hồi phục, tinh thần minh mẫn trở lại, ai ai cũng ngỡ rằng bà hết bệnh, nên đồng đạo đến hộ niệm thấy thế chỉ thăm hỏi vui vẻ rồi lần lượt ra về. Có lần bà nói với cô Tám Như và cô Út Thành:

- Tám với Út cho thím gởi con Quyến lại. Có gì… hai cháu làm ơn dạy nó giùm thím nghen!

Đến ngày mùng 3 tháng 6 cô con gái Út dự định ngưng trợ niệm, người cháu góp ý:

- Thôi đi dì ơi! Rán niệm vài đêm nữa đi. Bất quá mình hồi hướng công đức cho bà mau hết nghiệp!

Ngày 20, hai dì cháu tắm cho bà. Đứa cháu hỏi:

- Bà Bảy! Bà có biết chừng nào bà về Cực Lạc không?

Bà không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ đáp:

- Hai đứa rán cực khổ với bà đi. Đây tới ngày mùng 5 hà! Đây tới ngày mùng 5 là mấy đứa con khỏe rồi… không còn lo cho Bà nữa.

Cô Út mới hỏi:

- Ủa! Đây tới ngày mùng 5 là sao hả má?

Bà lặng thinh không đáp.

Chiều khoảng 2 giờ ngày mùng 5 tháng 6 năm 1999. Bà hỏi cô Út:

- Quyến ơi! Bữa nay mấy rồi con?

Cô đáp:

- Bữa nay là ngày mùng 4 rồi Má ơi!

Bà nghe xong còn đang ngần ngừ ngẫm nghĩ, đứa cháu lên tiếng rằng:

- Không phải. Bữa nay mùng 5 rồi, dì Út ơi!

Bà liền bảo đứa cháu:

- Hên! Con đi vô nấu nước cho bà tắm, lau mình cho bà!

Cháu bà nói:

- Thôi lỡ rồi bà Bảy ơi! Để sáng hãy tắm. Sáng 8 giờ tắm tốt hơn!

Bà không chịu, nói:

- Lẹ lẹ đi, để không có kịp!

Rồi bà quay sang hối thúc cô Út và chú Tám:

- Còn con Quyến thì đi thay bông bàn Phật đi! Thằng Dẫu thì thắp nhang các ngôi thờ, đi con!

Hôm ấy chỉ có đồng đạo Hai Mận đến trợ niệm. Khoảng 6 giờ bà nhờ con đỡ ngồi dậy, rồi nói với cô Út:

- Quyến ơi! Má muốn về cõi Cực Lạc quá à, phát nguyện ra sao con dạy má coi!

Sau khi hướng dẫn bà phát nguyện xong, bà liền nói:

- Ông Phật kìa! Ông Phật xuống rước má kìa!

Nói vừa dứt lời, bà nhờ con cháu đỡ nằm xuống, rồi chắp tay niệm Phật. Người cháu đem nước lại kề muỗng vào miệng, định cho bà uống, bà lắc đầu và nói:

- Thôi đi! Đừng đổ nước nữa, để bà niệm Phật!

Niệm Phật được một lúc thì bà xuôi thẳng hai tay, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, lúc ấy đúng 10 giờ 19 phút tối, ngày mùng 5 tháng 6 năm 1999. Bà hưởng thọ 77 tuổi.

***

Hộ niệm đến 2 giờ sáng hôm sau, khi thăm thân thì thấy các khớp xương mềm mại, mọi nơi đều lạnh, duy có đỉnh đầu nóng như lửa.

Vài tuần thất trôi qua, cô Út cứ hoài nghi không biết mẹ mình có được vãng sanh hay không. Tối hôm nọ cô đến bàn vong rút ra một cây hương, đốt lên rồi khấn nguyện nếu má có thật sự vãng sanh rồi thì má cho con biết.

Khi cầu nguyện xong, chẳng bao lâu thì một mùi hương lạ sực nức ngào ngạt tỏa khắp cả phòng!

(Thuật theo lời Nguyễn Thị Quyến, cô con gái Út của bà và một số đồng đạo.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.214.52 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...