Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 77. NGUYỄN VĂN NÔ (1935 - 2013, 78 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 77. NGUYỄN VĂN NÔ (1935 - 2013, 78 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.665)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 77. NGUYỄN VĂN NÔ (1935 - 2013, 78 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

“Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái dũng của người chài lưới; Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái dũng của người thợ săn; Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái dũng của người chiến sĩ; Biết được chỗ ‘cùng - thông’ là Thời, Mệnh và bất cứ ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái dũng của Thánh nhân.” Còn như nghe lời Phật, lời Tổ chỉ dạy mà cố gắng làm y theo, bỏ hẳn những thói hư tật xấu, những tập khí hung ác tà vạy, chừa bỏ dứt khoát chứ không hẹn lần hẹn lựa, hay dây dưa cù cưa...thì đây là cái dũng của người đệ tử Phật! Gương vãng sanh sau đây là bài học quý báu rất cần thiết để cho chúng ta tham khảo và noi theo!”

Ông Nguyễn Văn Nô sinh năm 1935, cư ngụ ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Song thân là cụ ông Nguyễn Phú Chuộc và cụ bà Phạm Thị Oanh. Ông là con thứ năm trong gia đình có bảy anh em.

Năm 19 tuổi, ông kết hôn với bà Tăng Thị Bé, sinh được ba trai bốn gái. Gia đình chuyên sống bằng nghề làm ruộng.

Tính tình của ông thẳng thắn, cương trực và chân thật. Rất nghiêm khắc và qui củ đối với gia đình cũng như đối với chính bản thân mình.

Ông vốn dĩ bẩm chất thông minh, lanh lợi, vừa đẹp trai lại vừa hào phóng. Trước kia ông nội là Chủ Cả trong vùng, đến thời cha ông thì làm Xã Trưởng, nên thuở thiếu niên ông có điều kiện tốt học hành đỗ đạt. Bạn bè của cha ông phần lớn đều là những người có địa vị quyền thế trong xã hội, lại rất thương mến ông, muốn cất nhắc nâng đỡ ông, nhưng ông không thích ra làm việc. Có lần ông đã nạp đơn xin dạy học, nhưng sau đó ông đổi ý nên ngừng lại.

***

Vợ ông cũng là con cháu Chủ Cả. Khi về làm dâu cho nhà họ Nguyễn thì “áo vận quần vo”, phải lo phục dịch đãi đằng khách khứa… rồi lo cho chồng, cho con. Một bữa cơm ăn hằng ngày xấp xỉ gần bằng một tiệc giỗ nho nhỏ. Trải qua nhiều năm tháng như thế, cám nỗi khổ của kiếp người, bà phát tâm trường trai, mỗi ngày bốn thời lễ niệm. Dù rằng vẫn đang vất vả chăm sóc đời sống gia đình, nhất là đứa con Út hãy còn chưa dứt sữa. Bà luôn âm thầm nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho chồng con sớm tỉnh giác tu hành quy y Phật Đạo!

Trải qua hơn một năm, lòng thành của bà ứng nghiệm. Hôm nọ ông đi xuống sông tắm. Tắm xong, ông nghe trong người không được khỏe. Tối lại khi ngủ, ông nằm mơ thấy mình chạy xe đi hốt thuốc Nam. Trên đường về gói thuốc rớt xuống đất, ông dừng xe lại lượm lên. Cứ liên tục nhiều lần như vậy. Lần sau cùng giấy báo dùng để gói thuốc bị rách, thế mà không lòi thuốc Nam ra ngoài, mà lại lòi cái xương sườn người ta, ông nhìn thấy liền ụa mửa trong giấc chiêm bao. Chợt giật mình thức dậy thì ông buồn nôn liên tục. Đến giờ ăn bà vợ dọn cơm có cá thịt thì ông không tài nào nuốt vào được, chỉ ăn cơm với muối cục chan nước nóng mà thôi. Xưa nay ông chưa từng ăn được một ngày chay lạt nào, dù chỉ một ngày, hễ sáng ăn chay thì chiều trở đũa dùng mặn ngay lập tức!

Dần dà ông bèn giác ngộ Phật pháp nên đã cùng vợ con chính thức làm lễ quy y Tam Bảo, thệ nguyện trường trai giới sát, chuyên chí tu hành. Sống đời thiểu dục tri túc, sự ăn mặc hết sức bình dị giản đơn. Từ đó bao nhiêu tập nhiễm của mấy mươi năm phong lưu hào phóng, tứ đổ tường đầy đủ không sót món nào, ông thảy đều nhất loạt san bằng sạch sẽ. Nào rượu chè, cờ bạc, thuốc lá… cho đến cái thứ quái ác nhất, độc hại kinh thiên động địa nhất, khó bỏ nhất là á phiện, thế mà ông một đao chặt đứt tất cả, đứt một cách ngọt lịm không chút xíu cù cưa, nhùng nhằng! Theo thường tình người ta hay có thái độ bỏ đi rồi lượm lại, ông thì không như vậy, quả thật là dũng khí phi phàm! Lúc ấy là năm 1974, ông đang 39 tuổi.

Khi ngồi lại, trầm lặng lắng lòng suy tư về cuộc đời, nghiệm xem giá trị đích thực của kiếp nhân sinh, ai lại chẳng buâng khuâng khi nghe lời khai thị của Cổ Đức:

“Luẩn quẩn đời người chỉ bấy nhiêu,

Loanh quanh sự sống có bao điều.

Danh lợi cảm tình ăn với ngủ,

Ai cũng đua chen mãi bíu dìu,

Lao nhọc cả đời lo tạo dựng,

Đâu ngờ bất chợt tử thần kêu.

Giật mình hối hận. Ô hô, muộn!

Kèn trống tiễn đưa đến lò thiêu.

***

Xem thấy chuyện người gẫm lại ta,

Sớm liệu nếu không chẳng kịp mà!

Trầm luân muôn kiếp. Ồ!... Đã đủ!

Đừng luyến lưu chi cõi Ta Bà!

Làm phước làm lành cho tan nghiệp,

Xem kinh nghe kệ bớt dại tà.

Biết khổ hãy mau mau niệm Phật,

Hầu vượt trần mê kiến Di Đà.”

Cũng từ dạo đó, ông xem kinh đọc sách, chuyên nghiên cứu và thực hành pháp môn Tịnh độ, gần gũi các thiện tri thức để trao đổi Phật pháp, ngày đêm bốn thời lễ niệm, những người thân thuộc và lối xóm đều có cùng nhận xét là: “Hai ông bà đang tranh đua tu kình với nhau.”

***

Một sự việc xảy ra cũng khá lạ lùng, là kể từ khi ông phát tâm tu hành thì ông không dám ngủ, thường giăng cái mùng ở ngoài hàng ba trước nhà để niệm Phật. Hễ vừa ngã mình xuống thì ông thấy có người kêu ông dậy niệm Phật, lễ Phật. Có đêm ông mở cửa, trải chiếu rồi nằm trên võng nhắm mắt lim dim, miệng thì cứ mời gọi:

- Kính mời quý ông vào nhà nghỉ!

Rồi láp dáp trò chuyện một mình, vợ con thì chẳng nhìn gặp ai cả. Sáng ra lúc được thân quyến nhắc lại, ông bèn cho biết là khi mình vừa thiêm thiếp mơ màng thì nghe tiếng vó ngựa lộc cộc và trông thấy rất nhiều binh lính của Đức Cố Quản, nên ông mới mời các vị ấy vào nhà. Cứ vài ba ngày lặp lại một lần như thế, kéo dài suốt cả năm hiện tượng trên mới thưa dần rồi mất hết. Dinh của Đức Cố cách nhà ông không xa lắm!

Mặc khác, nhờ nhân duyên khá thuận lợi là khi ấy các con cũng đã trưởng thành, ông cùng bà đã khéo hướng dẫn cho chúng trường trai niệm Phật tu hiền, rồi chúng tự nguyện gánh vác hết mọi việc gia đình. Vả lại, lúc bấy giờ sức khỏe của ông thuộc dạng: “Nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kỵ mù sương” cho nên quanh năm suốt tháng ông chỉ chuyên lo việc kinh kệ hành trì mà thôi!

Phần đối nhân xử thế ông rất hài hòa, tích cực giúp được ai điều gì thì tùy sức tận tâm giúp đỡ, riêng bản thân mình thì rất kiệm ước, thích giản đơn, không thích nhà cao cửa rộng, dù rằng ông có dư khả năng để xây cất khang trang. Thỉnh thoảng ông cũng thường cùng các bạn đồng tu đi cầu nguyện, hay đi niệm Phật ở chùa Huê Viên hoặc ở Dinh Cố.

Do chuỗi dài thời gian gắn liền với bệnh tật, nên ông thấm thía lời Phật dạy lẽ thật về sự khổ và lý vô thường. Các bệnh viện như: Bệnh Viện 115 ở Sài Gòn, các bệnh viện ở Long Xuyên, Châu Đốc, ông đều lần lượt tham quan ít nhất là một lần, thời gian trú chân có khi một tuần, cũng có lúc đôi ba tuần lễ. Vì vậy sanh tâm nhàm chán Ta Bà, ý nguyện cầu sanh về Tây Phương nơi lòng ông rất mãnh liệt và khẩn thiết.

Đến cuối tháng 5 năm 2013, vì nhồi máu cơ tim nên các con đưa ông vào Bệnh Viện Tim Mạch An Giang. Nằm ở phòng cấp cứu suốt một tháng thì chuyển ra ngoài. Bệnh hành hạ ông bằng những cơn ngặt mình khó kham nhẫn, nằm xuống thì nhờ các con đỡ dậy, ngồi dậy chưa bao lâu thì nhờ đỡ nằm xuống… Cứ như thế liên tục cả đêm. Sau đó tiến triển thêm cả đêm lẫn cả ngày. Còn ăn uống bất cứ thứ gì, thì đến muỗng thứ ba là bị nôn mửa ra hết. Cuối cùng, gia đình đã phải xin với bác sĩ cho ông được xuất viện về nhà để tiện bề cho ba cô con gái vây quanh chăm sóc. Tình trạng này kéo dài suốt ba tháng trường!

Đầu tháng 10 năm 2013, đêm nọ vào giữa khuya ông đang nằm trên chiếc võng, bỗng chợt nói:

- Đại ca à! Đại ca buông tha cho tôi đi. Tôi đâu có làm gì tội đâu mà đại ca hành hạ thân xác tôi, tội nghiệp cho mấy đứa con tôi, nó cực khổ quá vậy!

Cô Phượng bèn cất tiếng hỏi:

- Đại ca ở đâu, thưa ba?

Ông vừa chỉ, vừa đáp:

- Đó! Ổng bước vô đó!

Các con ông nhìn thì không thấy ai hết. Lát sau ông lại hỏi:

- Đại ca đó ra ngoài… mà… ổng đi chưa vậy con?

Cô Phượng bất giác không tự chủ được mình, bỗng dưng vọt miệng đáp:

- Chưa, thưa ba! Ổng còn đứng đây nè!

Ông lại hỏi:

- Ổng đứng đó làm gì vậy con?

“Phước chí tâm linh”, cô đáp:

- Ổng đứng đó, ổng nói rằng: Ông rán nhiếp tâm niệm Phật đi, thì tôi tha cho ông!

Ông nói:

- Ổng nói như vậy hả con! Nói chuyện phải có giấy tờ. Thời kỳ này mà… bút sa gà chết! Con lên trình ngôi Tam Bảo đi!

Cô con gái thứ Hai thấy thế nghĩ thầm, nếu mà không đi thì ba sẽ biết em mình nói dối, nên cô liền kêu cô Phượng:

- Thôi em ở đây đi, để chị đi lên chị trình ngôi Tam Bảo cho!

Khi đến trước bàn Phật đốt nhang xong, cô bèn xá rồi quỳ xuống thành tâm khấn nguyện:

- Cầu xin Đức Phật từ bi hộ độ cho những oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp tha cho ba con, để ba con nhiếp tâm niệm Phật. Sau khi vãng sanh về Cực Lạc học đạo hoàn toàn rồi sẽ trở lại cứu vớt chư vị. Ba hứa là ba sẽ cứu độ quý vị trước. Hằng ngày chúng tôi là con, cũng nguyện đem công đức tu hành hồi hướng cho quý vị sớm được vãng sanh Tây Phương, sớm thoát kiếp luân trầm sanh tử. Nếu ba được vãng sanh thì chư vị cũng được vãng sanh; nếu ba chúng tôi sa địa ngục, chư vị cũng sa địa ngục!

Vái xong cô lạy bốn lạy. Rồi nguyện tiếp thêm hai lượt nữa.

Khi cô trở xuống, thì thấy ông bắt đầu niệm Phật to tiếng, cứ hai mươi, ba mươi câu Phật hiệu thì xen vào một câu: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”

Lúc bấy giờ do thiếu máu não nên đôi khi niệm đến giữa chừng: Nam Mô Đại Từ… thì ông quên, liền hỏi: rồi gì… nữa con? Các con ông liền ứng thanh niệm tiếp theo: Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm cho đến sáng ông khàn cả giọng. Trong cả đời tu, mấy mươi năm trôi qua ông chỉ niệm Phật thầm trong tâm, các con có khi thấy ông lần chuỗi, chứ chưa chứng kiến ông niệm Phật cao thanh bao giờ!

Sáng ra, cô Hai mới thỏ thẻ:

- Ba à! Lý do làm sao mà ba kêu người ta bằng đại ca? Bộ ba sợ chết hả?

Ông đáp:

- Đâu có! Ba đâu có sợ chết! Bởi vì người ta lớn tuổi, ba kính nể nên mới kêu như vậy! Ba nào có sợ chết đâu!

Kể từ đó ông ăn được, ngủ được nên đã khỏe lại, cơn ngặt mình dứt hẳn.

***

Ông thường dặn đi dặn lại với các con rằng:

- Khi có khách tới nhà thăm ba, các con nên tiếp khách ở bên ngoài; còn như người ta vô hỏi thăm ba, khi hỏi vài ba câu rồi thì các con cấp tốc khéo mời người ta ra ngoài uống nước, đặng không có nói chuyện với ba nhiều... Sau khi ba lên đường hoàn toàn rồi mới cho thân nhân hay. Bởi vì người thân đến gần cũng trở ngại cho sự siêu thoát lắm! Để cho ba yên tịnh để ba niệm Phật. Khi ba mệt mấy chị em con xúm lại hộ niệm cho ba là được rồi… Con đừng nên mời đồng đạo, bởi vì đồng đạo hộ niệm tức nhiên manh động cả xóm đều hay, thì người ta tới thăm… Mà tới thăm trong lúc đó, người này hỏi, người kia hỏi lăng xăng, làm cho tâm ba tán loạn không có nhớ niệm Phật được, thành thử phải dự bị trước...”

***

Sáng ngày mùng 3 tháng 11 năm 2013 đến giờ cơm, các con dọn ra mời ông dùng, ông trả lời:

- Bữa nay ba ăn cơm không được!

Cô Hai bèn nói:

- Vậy để con nấu cháo cho ba nghen!

Khi đem cháo đến, húp vài ba muỗng nước cháo ông liền ụa ra hết. Lát sau ông bảo:

- Con gọi điện thoại kêu thằng Nam nó về đi!

Vì chú mới về ngày hôm qua nên cô Hai đáp:

- Ba à! Hai, ba ngày nó về một lần. Chớ ngày nào cũng về thì cũng khó cho nó, vì nó còn phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ con của nó mà!

Ông nói:

- Không, con điện cho nó hay đi, để ba mất nó trách con à!

Lúc này ông thường mắc tiểu, mà đi hoài không được cô Hai liền hỏi:

- Ba thấy có bị tức bụng hông? Nếu có thì con đưa ba đi bệnh viện để bác sĩ ghim ống thông tiểu?

Ông trả lời:

- Không! Ba thấy trong mình của ba vẫn khỏe chỉ thấy mắc tiểu hoài vậy thôi!

Đến chiều, khoảng 3 giờ, thầy thuốc gần bên nhà đến đo huyết áp, nhưng huyết áp thì không còn đo được nữa, mạch thì lâu lâu mới nhịp một cái. Ông thầy thuốc nói:

- Dì Hai, dì nên chuẩn bị tinh thần đi!

Mặc dù sức khỏe của ông đã cạn kiệt, nhưng tinh thần ông vẫn tươi tỉnh bình thường, người ngoài nhìn sắc diện thì không biết ông là người đang bệnh rất nặng.

Tối hôm đó có hai vợ chồng người em thứ Bảy ghé thăm, tới tám giờ rưỡi thì ra về. Khi khách đã về, ba cô con gái và một người con trai vây quanh niệm Phật với ông, ông dặn:

- Tai của ba không có lãng, các con niệm Phật cho ba rất nhỏ, rất chậm ba mới theo kịp. Niệm lẹ thì tim ba đập mạnh; còn niệm lớn thì ba nghe… ba chịu không có nổi. Con niệm nho nhỏ ba nghe được hết trơn hà!

Lúc này mồ hôi của ông tự nhiên đổ dầm dề. Con ông lấy khăn lau, kế đó ông lấy tay chỉ cái lưng ông nói:

- Xương sống của ba nhức!

Cô Hai dùng lòng bàn tay định chà lưng cho ông, thì ông bảo:

- Con à! Con đẩy nhẹ nhẹ để Phật rước!

Nói xong ông thay đổi tư thế, nằm ngửa ra, vài phút sau thì nằm nghiêng qua bên phải, hai chân duỗi thẳng rồi chồng lên nhau theo thế kiết tường. Cô Hai nói:

- Ba rán nhiếp tâm niệm Phật, nghen ba!

Ông gật đầu và bảo:

- Con lấy cho ba uống một miếng nước để không kịp!

Khi ông uống nước xong, cô Hai liền hỏi:

- Ba có niệm Phật không?

Ông đáp:

- Có! Ba có niệm Phật!

Cô liền đọc:

“Dầu Tiên phàm ma quỷ súc sanh,

Cứ nhất tâm tín, nguyện, phụng hành.

Được cứu cánh về nơi An Dưỡng,

Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng.

Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”

Rồi cô nói:

- Ba à! Chỉ một kiếp thôi. Giờ phút này là giờ phút ăn thua đó nghen ba. Giờ phút cuối bây giờ ba phải buông bỏ hết tất cả, đừng có vướng víu cái gì hết. Tụi con cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được hết, ba đừng có lo nữa. Ba rán nhiếp tâm niệm Phật. Chỉ một kiếp này thôi hén ba. Thoát cái cuộc luân hồi này đi. Ba vãng sanh về phía bên kia có Đức Phật A-di-đà cứu vớt ba về cảnh giới đó, không còn sanh tử luân hồi nữa, không còn mang cái thân tứ đại đau khổ nữa!”

Nói tới đây cô liền cất tiếng niệm:

- Nam Mô A-di-đà Phật. Nam Mô A-di-đà Phật. Nam Mô A-di-đà Phật!

Niệm vừa dứt câu cô bèn hỏi:

- Ba có nghe con niệm Phật không?

Khi cô hỏi xong, nhìn kỹ lại thì ông đã giã biệt cõi hồng trần đầy đau thương và khổ lụy từ lúc nào rồi! Lúc ấy đúng 9 giờ tối, ngày mùng 3 tháng 11 năm 2013, ông hưởng thọ 78 tuổi.

Sự ra đi của ông quả thật quá ư thanh thản bình an, cũng quá ư nhẹ nhàng, nhanh như ánh sao băng, thể hiện sự buông xả mãnh liệt đối với cái thế trần vốn dĩ đầy hư ảo, phù du, đầy vô thường, và đầy tang thương khổ lụy!

Hộ niệm thêm, khi tàn một cây hương, thì xem thấy tay chân của ông mềm mại, sắc mặt tươi hồng, đặc biệt là đỉnh đầu rất nóng!

(Thuật theo lời cô Hai Chuyên, con gái của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Nguồn chân lẽ thật


Em Là Vì Sao Sáng


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.215.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...