Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 84. NGUYỄN VĂN PHỤNG (1917 - 2010, 93 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 84. NGUYỄN VĂN PHỤNG (1917 - 2010, 93 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.610)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 84. NGUYỄN VĂN PHỤNG (1917 - 2010, 93 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức cả nhân từ, hòa đồng thương mến mọi người. Công quả không nài gian lao vất vả: Đượm nhuần tinh thần Nhẫn Nhục - Hỷ Xả!

Trung kiên đạo sự, trùng hưng ngôi Bửu Hòa Tự. Tu trì chẳng kể già bệnh yếu suy: Sáng đẹp gương hạnh Trí Tuệ - Từ Bi!


Ông Nguyễn Văn Phụng tự là Hai Vĩ, tục gọi là ông Hai Từ, sinh năm 1917, nguyên quán tại Xẻo Môn - Cần Thơ, ông là anh thứ Hai trong gia đình có chín anh em.

Khi đến tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Năm, sinh được bốn người con, mất hết ba người chỉ còn người con trai Út. Cha mẹ của ông ruộng đất rất nhiều, nhưng khi lên 27 tuổi, do mến mộ Phật Pháp nên ông rời bỏ gia đình vợ con, về vùng An Giang - Châu Đốc để học đạo tu hành, thọ trì quy giới, dùng chay kỳ và sớm chiều lễ bái sám nguyện, noi theo tông chỉ “Học Phật Tu Nhân”, sống đời sống tại gia cư sĩ, thiểu dục tri túc.

Ông định cư tại thị trấn Cái Dầu, tỉnh An Giang. Hằng ngày ông làm thuê làm mướn để độ nhật. Năm năm sau bà vợ mới tìm gặp lại ông, bà cũng phát tâm tu giống như ông.

Nơi ông toát lên vẻ hiền từ, chất phác điềm đạm và nhân hậu. Ông bình đẳng đối xử với tất cả mọi người, nên ai ai cũng kính mến ông.

Hai ông bà thường lui tới chùa Bửu Hòa gần nhà để làm công quả và học hỏi Phật pháp. Năm 1975, Giáo hội giải thể, ngôi Bửu Hòa Tự trở thành hoang phế… Mỗi lần đưa mắt ngắm nhìn phong cảnh thiền môn là mỗi lần ông nghe trong lòng buốt xé và tiếc nuối! Tâm nguyện Tam bảo được mãi mãi thường trụ, để ánh sáng Phật pháp luôn tỏa rạng khắp ngàn phương và lưu truyền hậu thế, những mong lợi lạc muôn loài! Tâm nguyện ấy cứ da diết trong ông và ngày một lớn dần…

Sang năm sau ông giao phó việc nhà cho con trai và dâu để mình vào chùa lo hương khói nhang đèn. Và cái tên ông Hai Từ cũng bắt đầu từ đó.

Đời sống sinh hoạt vật chất vào thời điểm ấy quả thật là thiên nan vạn nan, mọi thứ từ “ăn”, “mặc”, cho đến “ở”… đều thiếu thốn trầm trọng. Nhưng đối với ông thì chẳng ảnh hưởng chút nào. Bởi vì ông luôn “tri túc” nên “thường lạc”, lòng luôn an vui, nhẹ nhỏm như một phiến mây!

Bữa cơm của ông rất đơn sơ, chỉ cần một nắm đọt lá sâm là xong! Vậy mà sức khỏe rất bình ổn. Đời tu của ông quả thật:

“Vui với Đạo,

An cảnh bần.

Bao tiếng chê khen mặc thế nhân!

Chẳng bận tình đời nhiều ấm lạnh,

Chung quy ai cũng đến mộ phần!

Ngắm hồng trần,

Tợ phù vân.

Hết tụ rồi tan mãi xoay vần.

Tháng lụn năm tàn trong chớp mắt,

Rán lo giải thoát, thoát ngục trần.

Mãi mê tu,

Rất chuyên cần.

Tịnh Độ là quê phải gởi thân!

Sớm tối trọn vui câu Lục tự,

Chắc chắn Liên hoa nhập thức thần!”

Tinh thần của ông thường thanh thản, lúc nào cũng vui với lời kinh tiếng kệ, nhất là câu: “Nam Mô A-di-đà Phật đi đứng nằm ngồi rán niệm chớ quên không đợi gì thời khắc”, hiện tại an lạc, ông tin bằng niềm tin sắt đá rằng tương lai của mình sẽ là:

“Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc quốc,

Hưởng công niệm Phật rất yên lành.”

***

Cuộc đời của ông gắn bó với ngôi chùa Bửu Hòa theo thời gian thăng trầm biến động, trải qua nhiều cam go, khó khăn trắc trở, mà ông cùng một số bạn đạo đã lèo lái vượt qua. Cuối cùng chùa được trùng tu khang trang và mừng lễ lạc thành vào năm 2005, lúc này ông 88 tuổi. Từ đó chùa tổ chức tu học thường xuyên, đặc biệt là Phật thất định kỳ mỗi tháng một lần, mỗi lần là mười ngày. Mặc dù tuổi hạc đã cao nhưng ông vẫn tham gia đều đặn các kỳ Phật thất, và công khóa tu niệm của đại chúng ông chưa hề thiếu vắng buổi tu nào. Đây quả thật là tấm gương xán lạn hàng hậu tấn chúng ta cần phải noi theo!

***

Năm 2010 vào khoảng tháng 4 sức khỏe của ông có phần suy kém, con cháu rước ông về tư gia lo bề phụng dưỡng, nhưng cứ vài ngày là ông chống gậy đi thăm chùa một lần.

Đến ngày 12 tháng 9 năm 2010, ông bảo người nhà đến chùa mời quý cô trong ban trù phòng đến hộ niệm cho ông, vì các cô này thường đi đó đây để hộ niệm. Trưa hôm ấy khi các cô đến, vừa bước vô nhà, ông đã lên tiếng:

- Các cháu hộ niệm cho bác Hai. Bác Hai rất cám ơn các cháu! Bác mệt mà các cháu niệm Phật cho bác, bác cám ơn các cháu rất nhiều! Bác niệm Phật để tạ cái ơn của các cháu, chớ không biết lấy cái gì để đền bù công ơn của các cháu!

Ông lặp lại đến ba lần như vậy.

Khi các cô hộ niệm xong đến kỉnh lễ ngôi Tam bảo để ra về, thì ông nói:

- Cám ơn hết các cháu. Các cháu hộ niệm cho bác Hai. Bác Hai ra đi về với Phật, bác Hai cũng mang ơn các cháu!

Ông cũng lặp đi lặp lại nhiều lần câu cám ơn như thế.

Kế đó ông cho biết 12 giờ ông sẽ theo Phật. Ngày hôm sau khi quyến thuộc và đồng đạo nô nức kéo đến ông nói:

- Thôi! Ồn ào quá không có thanh tịnh, hổng có đi!

Đến khuya ngày 15 tháng 9 năm 2010, ông mệt nhiều mọi người xúm lại hộ niệm ông chắp tay giữa ngực niệm Phật theo, âm thanh nhỏ dần nhỏ dần rồi dứt hẳn, môi se sẽ động rồi từ từ cũng ngưng, rồi ông thanh thản trút hơi thở cuối cùng. Lúc ấy đúng 11 giờ 45 phút, ông hưởng thọ 93 tuổi. Khi đó trên nóc nhà của ông có một luồng ánh sáng nhiều màu chói sáng rực rỡ.

Qua tám giờ sau các khớp xương mềm mại, toàn thân đều lạnh, duy có đỉnh đầu còn ấm nóng.

(Thuật theo lời Nguyễn Thị Kim Hương, con dâu Út của ông và đồng đạo Năm Phụng.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.89.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...