Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 48 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 48

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.74 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.96 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
3. Diệt mích tránh
1. Bấy giờ, Tôn giả A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Bạch đức Thế Tôn, mích tránh được diệt bằng bao nhiêu pháp?»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Mích tránh được diệt bằng bốn pháp. Đó là, hiện tiền tỳ-ni, ức niệm tỳ-ni, bất si tỳ-ni và tội xứ sở.»
2. Tôn giả A-nan lại hỏi:
«Có trường hợp nào mích tránh được diệt không phải bằng hai pháp tức bất si tỳ-ni và tội xứ sở tỳ-ni hay không?»[57]
Đức Phật trả lời:
«Có.»
Tôn giả A-nan lại hỏi:
«Đó là trường hợp nào?»
Đức Phật dạy:
«Này A-nan, tỳ-kheo không phạm tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, mà các tỳ-kheo nói:[58] ‹Thầy có nhớ phạm ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá hay không?› Vị ấy không nhớ nên trả lời, ‹Tôi không nhớ phạm ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá. Trưởng lão đừng gạn hỏi tôi mãi.› Tỳ-kheo kia cố gạn hỏi không thôi. Này, A-nan Tăng nên trao cho tỳ-kheo này ức niệm tỳ-ni, bằng pháp bạch tứ yết-ma như trên.»
Có ba trường hợp phi pháp trao ức niệm tỳ-ni. Nếu tỳ-kheo phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo nói phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Tỳ-kheo kia nói: ‹Thầy nhớ phạm trọng tội ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá hay không?› Tội phạm trả lời: ‹Tôi không nhớ phạm. Trưởng lão đừng gạn hỏi tôi.› Nhưng tỳ-kheo cố gạn hỏi không thôi. Phạm nhơn đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng cho tác pháp ức niệm tỳ-ni tức là phi pháp.
Tỳ-kheo phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo cũng nói phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, nên hỏi: ‹Thầy có nhớ phạm trọng tội ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá không?› Phạm nhơn trả lời: ‹Tôi không nhớ phạm trọng tội ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá. Tôi nhớ phạm tội nhỏ, sẽ như pháp sám hối. Các trưởng lão đừng gạn hỏi tôi mãi.› Các tỳ-kheo cứ gạn hỏi mãi không thôi. Tỳ-kheo kia đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng cho ức niệm tỳ-ni là phi pháp.
Nếu tỳ-kheo phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo cũng nói phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, nên hỏi: ‹Thầy có nhớ phạm trọng tội không?› Người ấy nói: ‹Tôi không nhớ phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Tôi nhớ phạm tiểu tội, đã như pháp sám hối, các Trưởng lão đừng đến gạn hỏi tôi mãi.› Các tỳ-kheo cố nạn hỏi không thôi. Người ấy đến Tăng xin ức niệm tỳ-ni. Nếu Tăng cho ức niệm tỳ-ni, tức là phi pháp.
Đó là ba loại trao ức niệm tỳ-ni phi pháp. Có ba loại trao ức niệm tỳ-ni như pháp (tức ngược lại ba vế trên).[59]
Có năm trường hợp không như pháp trao ức niệm tỳ-ni: không hiện tiền, không tự ngôn, không thanh tịnh, phi pháp, biệt chúng. Đó là năm phi pháp trao ức niệm tỳ-ni.
Có năm cách như pháp trao ức niệm tỳ-ni: hiện tiền, tự ngôn, thanh tịnh, pháp, hòa hợp. Đó là năm như pháp trao ức niệm tỳ-ni.
Này, A-nan, nếu việc tranh cãi được chấm dứt như vậy, tức là mích tránh được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni, ức niệm tỳ-ni, không bằng bất si tỳ-ni và tội xứ sở.
Trong đây, cái gì hiện tiền? Đó là pháp, tỳ-ni, người, Tăng, và giới. Nghĩa cũng như trên.
Trong đây, ức niệm tỳ-ni như thế nào?
Tội ấy của tỳ-kheo không được nêu trở lại thì không được tác ức niệm. Nếu tỳ-kheo đã như pháp chấm dứt sự tranh cãi rồi, mà sau đó vị nào phát khởi lên trở lại, phạm ba-dật-đề, như trên.
3. Tôn giả A-nan lại hỏi:
«Có trường hợp nào mích tránh được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni, bất si tỳ-ni, mà không dùng ức niệm tỳ-ni và tội xứ sở hay không?»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Có.»
Tôn giả A-nan thưa:
«Trường hợp đó là thế nào?»
Đức Phật dạy:
«Trường hợp có tỳ-kheo điên cuồng tâm loạn, nhiều lần phạm các tội, sau đó bình phục trở lại. Các tỳ-kheo đều nói phạm trọng tội, ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, nên hỏi: ‹Thầy có nhớ phạm trọng tội, ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, hay không?› Vị đó không nhớ phạm trọng tội nên trả lời: ‹Tôi không phạm trọng tội, ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá. Khi ấy tôi bị điên cuồng tâm loạn, nhiều lần phạm các tội. Đây chẳng phải là cố ý, mà là do tôi điên cuồng vậy. Các trưởng lão đừng gạn hỏi tôi nữa.› Các tỳ-kheo cứ gạn hỏi mãi, không thôi.»
Vị ấy nghĩ: ‹Ta nên làm thế nào?› Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật.
Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo này bất si tỳ-ni, bằng pháp bạch tứ yết-ma như trên. Có ba phi pháp trao bất si tỳ-ni:
«Tỳ-kheo không si giả làm si, nhiều lần phạm các tội, chẳng phải pháp sa-môn. Các tỳ-kheo nói, phạm trọng tội ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo hỏi: ‹Thầy có nhớ phạm trọng tội ba-la-di, cho đến thâu-lan-giá hay không?› Người ấy trả lời: ‹Khi ấy tôi cuồng si, nhiều lần phạm các tội, chẳng phải pháp sa-môn. Chẳng phải tôi cố ý làm, mà là do cuồng si cho nên làm. Các Trưởng lão đừng gạn hỏi tôi nữa.› Các tỳ-kheo cứ gạn hỏi mãi không thôi. Tỳ-kheo đó đến Tăng xin bất si tỳ-ni. Nếu Tăng cho bất si tỳ-ni, là phi pháp. (Đây là vế đầu. Kế đến câu thứ hai cũng như trên. Chính người ấy nói, tôi nhớ nhiều lần phạm tội như người trong mộng làm vậy. Kế đến vế thứ ba cũng như trên. Chính người ấy nói, tôi nhớ nhiều lần phạm các tội, như người từ trên núi cao rớt xuống chỉ nắm được vật nhỏ, tôi cũng như vậy).[60] Đó là ba phi pháp trao bất si tỳ-ni. Có ba như pháp trao bất si tỳ-ni (ngược lại với [921a1] ba câu trên là như pháp).[61]
Có năm phi pháp trao bất si tỳ-ni. Có năm như pháp trao bất si tỳ-ni như trên.
«Này A-nan, nếu việc tranh cãi được chấm dứt như vậy, đó là mích tránh được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni, bất si tỳ-ni, không dùng ức niệm tỳ-ni, tội xứ sở. Trong đây, nghĩa của hiện tiền như trên.
Thế nào gọi là bất si tỳ-ni?
Tội này của Tỳ-kheo không được nêu trở lại thì không được tác ức niệm vậy. Tỳ-kheo kia đã như pháp chấm dứt tránh sự, sau đó ai phát khởi lên lại, phạm ba-dật-đề, như trên.
4. Tôn giả A-nan lại hỏi:
«Có trường hợp nào mích tránh được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni, tội xứ sở, mà không dùng ức niệm tỳ-ni, bất si tỳ-ni không?»
Đức Phật dạy:
«Có.»
A-nan thưa:
«Trường hợp ấy là thế nào?»
Nếu tỳ-kheo ưa luận nghị cùng ngoại đạo,[62] khi bị hỏi gắt thì lời nói trước mâu thuẫn lời nói sau. Khi ở trong chúng được hỏi, cũng lời nói trước mâu thuẫn lời nói sau, cố ý nói dối. Này A-nan, Tăng nên trao cho tỳ-kheo này tội xứ sở, bằng pháp bạch tứ yết-ma như trên.
Có ba phi pháp trao tội xứ sở tỳ-ni: không tác cử, không tác ức niệm, không tác tự ngôn. Đó gọi là ba.
Lại có ba: không phạm, tội phạm không thể sám, phạm tội đã sám.
Lại có (những nhóm) ba: không cử, phi pháp, biệt chúng. Không tác ức niệm, phi pháp, biệt chúng. Không tác tự ngôn, phi pháp, biệt chúng. Không phạm tội, phi pháp, biệt chúng. Phạm tội không thể sám, phi pháp, biệt chúng. Phạm tội nhưng đã sám, phi pháp, biệt chúng. Không hiện tiền, phi pháp, biệt chúng. Đó gọi là (những nhóm) ba phi pháp trao tội xứ sở.
Lại có ba như pháp trao tội xứ sở (ngược lại với việc trên, chứ không khác, nên không chép ra là như pháp vậy).[63]
Có ba như pháp trao tội xứ sở.
Có năm phi pháp trao tội xứ sở: Không hiện tiền, không tác tự ngôn, không thanh tịnh, phi pháp biệt chúng. Đó là năm phi pháp trao tội xứ sở.
(Lại có năm vế như pháp ngược với việc trên, chứ không khác, nên không chép ra).[64]
Nếu việc tranh cãi được chấm dứt thì đó là tránh sự được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni, tội xứ sở; không dùng ức niệm tỳ-ni, bất si tỳ-ni. Nghĩa của hiện tiền như trên.
Thế nào la tội xứ sở?
Với tội này, tỳ-kheo kia bị tác cử, bị tác ức niệm.
Tỳ-kheo kia, nếu tránh sự đã như pháp chấm dứt rồi, sau đó phát khởi lên lại, phạm ba-dật-đề, như trên.
4. Diệt phạm tránh
1. Tôn giả A-nan lại thưa:
«Phạm tránh được diệt bằng bao nhiêu pháp?
Phật dạy tôn giả A-nan:
«Phạm tránh được diệt bằng ba, hiện tiền tỳ-ni, tự ngôn trị, thảo phú địa.»
Tôn giả A-nan lại hỏi:
«Có trường hợp nào phạm tránh được diệt bằng hai pháp, hiện tiền tỳ-ni và tự ngôn trị, mà không dùng thảo phú địa hay không?»
Đức Phật dạy:
«Có.»
A-nan lại thưa:
«Trường hợp đó là thế nào?»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
Tỳ-kheo phạm tội, nếu muốn đến trước một tỳ-kheo để sám hối thì nên đến chỗ một tỳ-kheo thanh tịnh, để trống vai bên hữu. Nếu vị ấy là bậc Thượng tọa thì nên kính lễ sát chân, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay, nói rõ tên tội, nói chủng loại của tội, như sau:
«Trưởng lão nhất tâm niệm, tôi tỳ-kheo tên... phạm... tội, nay đến Trưởng lão để sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an lạc, không sám hối không an lạc. Tôi nhớ nghĩ có phạm nên phát lồ, biết mà không dám che giấu. Trưởng lão nhớ cho, tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Vị thọ sám nên nói:
«Thầy nên tự trách tâm mình, nên sanh tâm yểm ly.»
Trả lời:
«Vâng.»
«Này A-nan, nếu làm như vậy mà việc tranh cãi được chấm dứt tức là phạm tránh này được diệt bằng hai pháp hiện tiền tỳ-ni và tự ngôn trị, mà không dùng như thảo phú địa.»
Trong đây, nghĩa của hiện tiền, pháp, tỳ-ni, như trên. Người hiện tiền tức là người thọ sám.
Thế nào gọi là tự mình nói tên tội, nói chủng loại tội?
Tức là sám hối vậy.
Thế nào gọi là trị?
Là ‹Hãy tự trách tâm của ngươi, sanh yểm ly.› Nếu việc tranh cãi được chấm dứt rồi, sau đó vị nào phát khởi lên lại, phạm ba-dật-đề. Trừ thọ dục rồi, ngoài ra như trên.
Nếu muốn đến hai tỳ-kheo sám hối thì nên đến chỗ hai tỳ-kheo thanh tịnh, để trống vai bên hữu. Nếu vị ấy là bậc Thượng tọa thì kính lễ sát chân rồi, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay nói tên tội, nói chủng loại tội, tác pháp sám hối như trên.
Vị thọ sám, trước hết nên hỏi vị tỳ-kheo thứ hai rằng: ‹Nếu Trưởng lão cho phép tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo... thì tôi sẽ nhận.›
Vị thứ hai nên nói:
«Đồng ý.»
Nếu muốn đối với ba vị tỳ-kheo để sám hối cũng như vậy. Hay muốn sám hối đối với Tăng thì nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi là tỳ-kheo tên... phạm... tội, nay đến Tăng xin sám hối.»
Thưa xin như vậy ba lần. Vị thọ sám nên tác bạch rồi sau mới nhận sám của vị kia. Văn tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên là... phạm... tội, nay đến Tăng xin sám hối. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo... Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch như vậy rồi nhận sám. Vị thọ sám nên nói:
«Thầy nên tự trách tâm mình; sanh tâm yểm ly.»
Tỳ-kheo sám hối nên thưa:
«Vâng.»
«Này A-nan, nếu tác pháp như vậy mà tránh sự được chấm dứt tức là phạm tránh này được diệt bằng hai pháp hiện tiền tỳ-ni và tự ngôn trị, chứ không dùng như cỏ che đất.»
Trong đây, hiện tiền là pháp, tỳ-ni, cho đến giới, như trên.
Thế nào là tự nói tên tội, nói chúng loại tội? Tức sám hối vậy.
Thế nào là tự trị? là ‹Tự trách tâm ngươi; sanh tâm yểm ly.› Tránh sự được như pháp diệt rồi, sau đó ai phát khởi lại, thì như trên.
2. Tôn giả A-nan lại thưa:
«Bạch Đại đức, có trường hợp nào phạm tránh được diệt bằng hai pháp hiện tiền tỳ-ni và như cỏ che đất chứ không dùng tự ngôn trị hay không?»
Đức Phật dạy:
«Có.»
Tôn giả hỏi:
«Trường hợp đó thế nào?»
Đức Phật dạy:
«Trong tránh sự này, trong đó các tỳ-kheo đa số phạm các tội, chẳng phải pháp sa-môn, nói năng không chừng mực, ra vào tới lui không thuận oai nghi. Các tỳ-kheo nghĩ: ‹Trong tránh sự này, chúng ta đa số phạm các tội, chẳng phải pháp sa-môn, nói năng không chừng mực, ra vào tới lui không thuận oai nghi. Nếu chúng ta cùng nhau tự mình truy cứu tránh sự này, sợ khiến cho tội sâu nặng, không thể như pháp như tỳ-ni như lời Phật dạy để chấm dứt, khiến các tỳ-kheo không sống an lạc.› Này A-nan, trong một chúng kia có tỳ-kheo trí tuệ có khả năng, nên từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Bạch các Trưởng lão, trong tránh sự này, chúng ta đa số phạm các tội, chẳng phải pháp sa-môn, nói năng không chừng mực, ra vào tới lui không thuận oai nghi. Nếu chúng ta cùng nhau tự mình truy cứu tránh sự này, sợ khiến cho tội sâu nặng, không thể như pháp như tỳ-ni như lời Phật dạy để chấm dứt, khiến các tỳ-kheo không sống an lạc. Nếu các Trưởng lão chấp thuận, tôi vì các Trưởng lão tác pháp sám hối như cỏ che đất đối với tội này.»
Chúng thứ hai cũng nói như vậy.
«Này A-nan, các tỳ-kheo kia nên tác bạch pháp sám như cỏ che đất, như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng vì việc tranh cãi này tác pháp sám hối như cỏ che đất. Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch như vậy rồi, tác pháp sám hối như cỏ che đất.
«Này A-nan, trong một chúng kia có vị trí tuệ, có khả năng, từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, [922a1] đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Thưa các Trưởng lão, nay tôi, trong tránh sự này, nếu các Trưởng lão chấp thuận, tôi vì các Trưởng lão tác pháp sám hối như cỏ che đất đối với các tội đã phạm, trừ trọng tội, và yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.»
Chúng thứ hai cũng nói như vậy.
«Này A-nan, nếu tránh sự do thế mà được chấm dứt tức là phạm tránh này được diệt bằng hai pháp hiện tỳ-ni và như cỏ che đất để chấm dứt, chứ không dùng tự ngôn trị.» Hiện tiền, nghĩa như trên.
Thế nào gọi là cỏ che đất? Không nói tên tội, tên chủng loại của tội để sám hối.
Nếu việc tranh cãi được chấm dứt rồi, sau đó có ai phát khởi lên lại, cũng như trên.
5. Diệt sự tránh
Tôn giả A-nan lại thưa:
«Sự tránh được diệt bằng bao nhiêu pháp?»
Đức Phật dạy:
«Tùy theo tội phạm, bằng tất cả pháp để chấm dứt.
6. Ưu-ba-ly hỏi
1. Bấy giờ, trưởng giả Ưu-ba-ly, từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, bạch Phật:
«Tác tự ngôn trị, tất cả đều như pháp hết phải không?»
Đức Phật dạy:
«Này Ưu-ba-ly, tự ngôn trị không phải tất cả đều như pháp.
«Trong đây, tỳ-kheo không phạm ba-la-di. Vị kia không tác cử, không tác ức niệm, tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo liền trao cho ba-la-di để trị. Này Ưu-ba-ly, đó là tự ngôn trị phi pháp.
«Này Ưu-ba-ly, trong đây tỳ-kheo không phạm ba-la-di. Vị kia không tác cử, không tác ức niệm. Vị kia tự nói phạm tăng tàn. Các tỳ-kheo liền trao cho tội tăng tàn để trị. Này Ưu-ba-ly, như vậy là trao cho tự ngôn trị phi pháp.»
Cho đến, tự nói phạm ác thuyết cũng như vậy.
«Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo không phạm tăng tàn. Vị kia không tác cử, không tác ức niệm. Tỳ-kheo kia tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo trao cho pháp ba-la-di để trị. Như vậy gọi là tự ngôn trị phi pháp.
«Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo không phạm tăng tàn. Các tỳ-kheo không tác cử, không tác ức niệm. Tỳ-kheo kia tự nói phạm tăng tàn. Các tỳ-kheo trao cho pháp tăng tàn để trị. Đó là trao tự ngôn trị phi pháp.»
Trường hợp tỳ-kheo không phạm tăng tàn, tự nói phạm ba-dật-đề, cho đến ác thuyết cũng như vậy.
Trường hợp tỳ-kheo không phạm ba-dật-đề tự nói phạm ba-la-di, cho đến ác thuyết cũng như vậy.
Trường hợp tỳ-kheo không phạm ba-la-đề-đề-xá-ni, tự nói phạm ba-la-di, cho đến ác thuyết cũng như vậy. Thâu-lan-giá cho đến ác thuyết cũng như vậy. Đột-kiết-la cho đến ác thuyết cũng như vậy. Ác thuyết mà tự nói phạm ba-la-di, trở lại đến ác thuyết cũng như vậy.
2. «Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo không phạm ba-la-di. Vị kia tác cử, tác ức niệm, bèn tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo liền trao cho pháp ba-la-di để trị. Đó là tác tự ngôn trị phi pháp.»
cho đến tự nói phạm ác tác, bảy vế xen nhau làm đầu mối cũng như trên.
«Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo phạm ba-la-di. Vị kia không tác cử, không tác ức niệm, tự nói phạm tăng tàn. Các tỳ-kheo liền trao tội tăng tàn để trị. Như vậy là tự ngôn trị phi pháp.»
Cho đến tự nói phạm ác thuyết cũng như vậy. Trường hợp tỳ-kheo phạm tăng tàn, tỳ-kheo kia không tác cử, không tác ức niệm, bèn tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo liền trao tội ba-la-di để trị. Như vậy là phi pháp trao tự ngôn trị. Trường hợp tỳ-kheo phạm tăng tàn. Tỳ-kheo kia không tác cử, không tác ức niệm, tự nói phạm ba-dật-đề. Các tỳ-kheo liền trao tội ba-dật-đề để trị. Tức là phi pháp tự ngôn trị.
Cho đến tự nói phạm ác thuyết xen nhau làm đầu mối cũng như vậy.
«Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo phạm ba-la-di. Tỳ-kheo kia tác cử, tác ức niệm, bèn nói phạm tăng tàn. Các tỳ-kheo liền trao tội tăng tàn để trị.» Cho đến ác thuyết xen nhau làm thành vế cũng như vậy.
«Này Ưu-ba-ly, đó là trao tự ngôn trị phi pháp.»
3. Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Thế nào là tự ngôn như pháp trị?»
Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm ba-la-di. Vị kia không tác cử, không tác ức niệm. Vị kia tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo liền vì vị ấy tác tội ba-la-di để trị. Như vậy là trao tự ngôn như pháp trị.»
Cho đến ác thuyết cũng như vậy.
«Này Ưu-ba-ly, trường hợp tỳ-kheo phạm ba-la-di. Tỳ-kheo kia tác cử, tác ức niệm. Vị kia tự nói phạm ba-la-di. Các tỳ-kheo liền trao cho tội ba-la-di để trị. Tức là trao tự ngôn như pháp trị.»
Cho đến ác thuyết cũng như vậy.
«Này Ưu-ba-ly, đó là trao tự ngôn như pháp trị.»
5. Bấy giờ, có tỳ-kheo nói với các tỳ-kheo rằng:
«Tôi phạm bất tịnh hạnh, muốn thôi tu.»
Tỳ-kheo kia nói:
«Nên biết đúng thời.»
Tỳ-kheo kia đi. Ưu-ba-ly kinh hành cách đó không xa nghe, đến chỗ tỳ-kheo kia hỏi:
«Các vị vừa bàn nói việc gì?»
«Vị kia nói, tôi phạm bất tịnh hạnh, muốn thôi tu.»
Ưu-ba-ly hỏi:
«Thầy phạm cùng người nào?»
«Tôi phạm cùng với vợ cũ.»
Ưu-ba-ly hỏi:
«Vợ cũ, ở chỗ nào?»
«Vợ cũ ở tại nước Ưu-thiền.»
Ưu-ba-ly hỏi:
«Thầy đến đó à?»
«Tôi không đến đó.»
Ưu-ba-ly hỏi:
«Người ấy đến đây à?»
«Người ấy không đến đây.»
Ưu-ba-ly hỏi:
«Vậy, Thầy phạm bằng cách nào?»
«Tôi phạm ở trong mộng.»
Ưu-ba-ly nói:
«Thôi, đủ rồi! Kể cả tội đột-kiết-la, Thầy cũng không phạm.»
CHƯƠNG XVII.
TỲ-KHEO-NI[1]
I. KIỀU-ĐÀM-DI

[922c7] Thế Tôn ở vườn Ni-câu-luật[2] tại Thích-sí-sấu,[3] thì bấy giờ, Ma-ha Ba-xà-ba-đề[4] cùng năm trăm người nữ Xá-di,[5] đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
«Lành thay, cúi xin đức Thế Tôn cho phép người nữ được xuất gia vì đạo ở trong pháp của đức Phật.»[6]
Đức Phật dạy:
«Thôi đi, Cù-đàm-di,[7] đừng nói lời ấy nữa. Tôi chưa muốn cho người nữ xuất gia vì đạo. Tại sao vậy? Cù-đàm-di, nếu người nữ xuất gia vì đạo trong giáo pháp của Phật thì sẽ khiến cho pháp Phật không lâu dài.»[8]
Ma-ha Ba-xà-ba-đề nghe đức Thế Tôn dạy như vậy rồi, đến trước Ngài kính lễ sát chân rồi nhiễu quanh, cáo lui.
Rồi Thế Tôn từ Thích-sí-sấu cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử du hành trong nhân gian đến nước Câu-tát-la; từ nước Câu-tát-la trở về lại tinh xá Kỳ-hoàn nước Xá-vệ.
Ma-ha Ba-xà-ba-đề nghe Phật đang ở tại tinh xá Kỳ-hoàn, bèn cùng năm trăm người nữ Xá-di cạo tóc, mặc áo ca-sa, đến tinh xá Kỳ-hoàn, nước Xá-vệ, đứng bên ngoài cửa. Vì đi bộ nên chân bị lở, bụi đất bẩn cả thân, nước mắt chảy đầm đìa. Tôn giả A-nan thấy vậy, liền ra hỏi Cù-đàm-di:
«Vì sao Bà cùng năm trăm người nữ Xá-di cạo tóc, mặc áo ca-sa, đi bộ, gót chân bị lở, bụi đất dính cả người, đứng nơi đây than khóc thế này?»
Cù-đàm-di trả lời:
«Chúng tôi là người nữ không được đức Phật cho phép xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của Ngài.»
Tôn giả A-nan nói:
«Thôi đừng khóc nữa, tôi vì các Bà đến chỗ đức Phật cầu xin điều này.»
Tôn giả A-nan liền đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng lui qua một bên, bạch Phật:
«Lành thay, đức Thế Tôn, nguyện xin cho phép người nữ được xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của đức Phật.»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Thôi đi, đừng có ý muốn cho người nữ xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của Phật. Vì sao vậy? Nếu người nữ xuất gia thọ đại giới [923a1] trong giáo pháp của Phật thì sẽ khiến cho Phật pháp không lâu dài.
«Này A-nan! Giống như có nhà ông trưởng giả con trai ít, con gái nhiều, thì nhà ông trưởng giả kia sẽ bị suy vi.[9] Cũng như vậy, này A-nan, nếu người nữ xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của Phật thì sẽ khiến cho Phật Pháp không lâu dài.
«Lại cũng như ruộng lúa đang tốt mà bị sương móc,[10] tức thời phải hư hoại. Cũng như vậy, này A-nan, nếu cho người nữ xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của Phật, thì sẽ khiến cho Phật pháp không lâu dài ngay.»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Ma-ha Ba-xà-ba-đề đối với Phật có ân lớn. Phật mẫu qua đời, Người đã nuôi dưỡng đức Thế Tôn khôn lớn.»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Đúng vậy! Đúng vậy! Cù-đàm-di đối với Ta có ân lớn. Mẹ ta qua đời, Cù-đàm-di đã nuôi dưỡng ta, khiến ta khôn lớn. Ta đối với Ma-ha Ba-xà-ba-đề cũng có ân lớn. Nếu người nào nhờ kẻ khác để biết được Phật Pháp Tăng, thì ân này khó trả; chẳng phải dùng áo mặc, cơm ăn, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men, mà có thể trả được. Ta ra đời cũng lại như vậy; đã khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề biết được Phật Pháp Tăng.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Nếu có người nào nhờ kẻ khác mà tin Phật Pháp Tăng thì ân này khó trả, chẳng phải dùng cơm ăn áo mặc, giường nằm ngọa cụ, thuốc men mà có thể trả được. Ta ra đời khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề tin ưa Phật Pháp Tăng cũng lại như vậy.»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Nếu có người nào nhờ kẻ khác được quy y Phật Pháp Tăng, thọ trì năm giới, biết Khổ, biết Tập, biết Tận, biết Đạo. Đối với Khổ, Tập, Tận, Đạo không có hồ nghi, đắc quả Tu-đà-hoàn, đoạn các ác thú, quyết định được vào chánh đạo, ra vào bảy phen sanh tử liền hết gốc khổ.
«Này A-nan, ân đối với người như vậy khó có thể trả được. Chẳng phải dùng cơm ăn, áo mặc, giường nằm ngọa cụ, thuốc men mà có thể trả được. Ta ra đời khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ ba quy y, cho đến quyết định được vào chánh đạo cũng như vậy.»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Người nữ ở trong Phật pháp xuất gia thọ giới có thể đạt được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán hay chăng?»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan rằng:
«Có thể chứng được.»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Nếu người nữ ở trong Phật pháp xuất gia thọ đại giới mà chứng được quả Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán, thì cúi xin Phật cho phép người nữ xuất gia thọ đại giới.»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Nay Ta sẽ vì người nữ mà chế tám pháp suốt đời không được vượt qua.[11] Nếu nữ nhơn có thể phụng hành tức là thọ giới. Tám pháp ấy là:
«1. Tỳ-kheo-ni tuy một trăm tuổi, nhưng thấy tỳ-kheo mới thọ giới, phải đứng dậy đón chào, lễ bái, trải chỗ ngồi mời ngồi.[12] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tán thán, trọn đời không được vượt qua.
«2. Này, A-nan! Tỳ-kheo-ni không được mạ lỵ, ha trách tỳ-kheo, không được phỉ báng nói: phá giới, phá kiến, phá oai nghi.[13] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tán thán, trọn đời không được vượt qua.
«3. Này, A-nan! Tỳ-kheo-ni không được tác cử, tác ức niệm, tác tự ngôn đối với tỳ-kheo; không được ngăn người khác tìm tội, ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ.[14] Tỳ-kheo-ni không được quở tỳ-kheo, mà tỳ-kheo được quyền quở tỳ-kheo-ni. Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«4. Thức xoa-ma-na học giới rồi đến Tăng tỳ-kheo xin thọ đại giới.[15] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«5. Tỳ-kheo-ni phạm tội tăng tàn phải ở trước hai bộ Tăng nửa tháng hành ma-na-đỏa. Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«6. Tỳ-kheo-ni nửa tháng đến Tăng xin cầu giáo thọ.[16] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«7. Tỳ-kheo-ni không được hạ an cư chỗ không có tỳ-kheo.[17] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«8. Tỳ-kheo-ni, Tăng an cư rồi, nên đến trong Tăng tỳ-kheo cầu ba việc tự tứ, kiến văn nghi.[18] Pháp này phải được tôn trọng, cung kính, tan thán, trọn đời không được vượt qua.
«Này A-nan, nay ta nói tám pháp không được vượt qua này, nếu người nữ nào có thể phụng hành tức là thọ giới.
«Thí như có người bắt cầu trên dòng nước lớn để đi qua. Này A-nan, cũng như vậy, nay Ta vì người nữ nói tám pháp không được vượt qua này, nếu người nữ nào có thể phụng hành được tức là thọ giới.»
Tôn giả A-nan nghe đức Thế Tôn dạy như vậy rồi liền đến chỗ Ma-ha Ba-xà-ba-đề nói:
«Người nữ đã được phép xuất gia thọ đại giới trong giáo pháp của Phật. Đức Thế Tôn vì nữ nhơn chế tám pháp không thể vượt qua, nếu người nữ nào có thể phụng hành tức là thọ giới.»
Tôn giả A-nan vì những người nữ nói lại tám pháp như trên. Ma-ha Ba-xà-ba-đề nói:
«Nếu đức Thế Tôn đã vì những người nữ nói tám pháp không thể vượt qua này rồi, thì tôi và năm trăm nữ Xá-di sẽ cùng nhau cúi đầu thọ nhận. Thưa tôn giả A-nan, giống như những thiếu niên nam hay nữ, thanh khiết, trang sức đẹp đẽ. Có người tắm rửa xong rồi, đứng trên lầu cao, cầm tràng hoa ưu-bát-la, hoa a-hy-vật-đa, tràng hoa chiêm-bà, tràng hoa tô-man-na, tràng hoa bà-sư[19] trao cho người kia. Người kia liền nhận, và quàng ngay lên đỉnh đầu. Cũng như vậy, này A-nan, đức Thế Tôn vì những người nữ nói tám pháp không thể vượt qua, tôi và năm trăm người nữ Xá-di sẽ cùng nhau cúi đầu nhận lãnh.»
Tôn giả A-nan liền đến chỗ đức Thế Tôn đảnh lễ sát chân rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
«Đức Thế Tôn đã vì những người nữ nói tám pháp không thể vượt qua. Ma-ha Ba-xà-ba-đề v.v... nghe rồi, đã cúi đầu thọ lãnh. Giống như những thiếu niên nam hay nữ, thanh khiết, trang sức đẹp đẽ. Có người tắm rửa xong rồi, đứng trên lầu cao, cầm tràng hoa ưu-bát-la, hoa a-hy-vật-đa, tràng hoa chiêm-bà, tràng hoa tô-man-na, tràng hoa bà-sư trao cho người kia. Người kia liền nhận, và quàng ngay lên đỉnh đầu. Như vậy, này A-nan,[20] Ma-ha Ba-xà-ba-đề và năm trăm người nữ đã được thọ giới.»
Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
«Nếu người nữ không xuất gia ở trong Phật pháp thì Phật pháp sẽ được lâu dài năm trăm năm.»[21]
Tôn giả A-nan nghe vậy, lòng rất không vui, ôm sự hối hận, buồn rầu khóc kể, nước mắt dầm dề, đến trước đức Phật đảnh lễ sát chân, nhiễu quanh, rồi cáo lui.
II. NI THỌ GIỚI
1. Sa-di-ni[22]

Bấy giờ, có những người nữ khác muốn thọ giới, tỳ-kheo-ni kia dẫn đến chỗ đức Phật, nửa đường gặp giặc. Giặc toan hủy nhục, trêu ghẹo. Các tỳ-kheo-ni thưa với các tỳ-kheo các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép Tỳ-kheo-ni cho người nữ khác xuất gia thọ đại giới, theo thể thức sau đây:
«Nếu muốn cạo tóc trong chùa tỳ-kheo-ni thì phải bạch Tăng, hoặc thưa từng vị một được biết, sau đó mới cạo tóc. Văn bạch như sau:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... muốn cầu tỳ-kheo-ni... cạo tóc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận vì người tên... cạo tóc. Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch như vậy rồi, sau đó mới cạo tóc.
Nếu muốn xuất gia trong chùa tỳ-kheo-ni thì nên bạch Tăng hoặc thưa từng vị một để biết. Văn bạch như sau:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... cầu tỳ-kheo-ni... xuất gia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người tên... xuất gia. Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch như vậy rồi cho xuất gia. Bạch như vậy cho xuất gia rồi, nên dạy người cầu xuất gia, mặc áo ca-sa, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay, hướng dẫn cho họ thưa:
«Thưa A-di![23] Con tên là... quy y Phật, Pháp, Tăng. Nay con theo Phật xuất gia. Hòa thượng hiệu là... Đức Như Lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác là Thế Tôn của con.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
«Thưa A-di! Con tên là... đã quy y Phật, Pháp, Tăng rồi. Nay con đã theo [924a1] Phật xuất gia. Hòa thượng hiệu là... Đức Như Lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác là Thế Tôn của con.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy, rồi trao giới.
1. Trọn đời không sát sanh là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
2. Trọn đời không được ăn trộm là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
3. Trọn đời không được dâm dục là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
4. Trọn đời không được nói dối là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
5. Trọn đời không được uống rượu là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
6. Trọn đời không được đeo tràng hoa, thoa hương thơm vào mình là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được .
7. Trọn đời không được ca múa xướng hát, cũng không được cố ý nghe-xem là giới của sa-di-ni. Nếu giữ được thì trả lời là giữ được.
8. Trọn đời không được ngồi nằm trên giường cao rộng lớn là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
9. Trọn đời không được ăn phi thời là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
10. Trọn đời không được cầm nắm sanh tượng vàng bạc vật báu là giới của sa-di-ni. Nếu có thể giữ được thì trả lời là giữ được.
Mười giới sa-di-ni như vậy trọn đời thọ trì không được phạm.
2. Thức-xoa-ma-na
Cho phép đồng nữ mười tám tuổi, học giới hai năm, tuổi đủ hai mươi, thọ đại giới trong tỳ-kheo-ni Tăng. Nếu mười tuổi đã từng có chồng, cho hai năm học giới, tuổi đủ mười hai cho thọ giới.[24] Cho thọ hai năm học giới theo thể thức sau[25]:
Sa-di-ni nên đến trong tỳ-kheo-ni Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Con là sa-di-ni tên... đến xin Tăng hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu là... Cúi xin Tăng từ mẫn, cho con hai năm học giới.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy. Nên bảo sa-di-ni đến chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Sa-di-ni này tên là... nay đến Tăng xin hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu là... Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho sa-di-ni tên là... này hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu... Đây là lời tác bạch.
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Sa-di-ni tên là... này nay đến Tăng xin hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu là... Nay Tăng trao sa-di-ni tên... hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu là... Các đại tỷ nào chấp thuận Tăng cho sa-di-ni tên... hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu là... thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận cho sa-di-ni tên là... hai năm học giới, Hòa thượng ni hiệu... rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tiếp theo trao cho sa-di-ni sáu pháp như vầy:
«Nay sa-di-ni lắng nghe! Đức Như lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác đã nói sáu pháp không được phạm.
1/ Bất tịnh hạnh, hành pháp dâm dục. Nếu thức-xoa-ma-na nào hành pháp dâm dục, thì chẳng phải thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Cùng nam tử có tâm nhiễm ô, hai thân xúc chạm nhau là phạm giới, cần phải thọ giới lại.[26] Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
2/ Không được trộm cắp, cho đến một cọng cỏ, một lá cây. Nếu thức-xoa-ma-na nào lấy của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, hoặc tự mình lấy, hoặc dạy người lấy, hoặc tự mình đoạn hoặc dạy người đoạn, hoặc tự mình phá hoặc dạy người phá, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm cho hoại sắc, thì chẳng phải thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Nếu lấy dưới năm tiền thì phạm giới, phải thọ lại.[27] Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
3/ Không được cố tâm đoạn mạng chúng sanh, cho đến loài kiến. Nếu thức-xoa-ma-na nào cố ý tự tay mình đoạn mạng người, tìm dao trao cho người, bảo chết, khuyên chết, khen chết, hoặc cho người uống thuốc độc, hoặc làm đọa thai, rủa nộp chú thuật, tự mình làm dạy người làm, thì chẳng phải thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Nếu đoạn mạng loài súc sanh không thể biến hóa thì phạm giới, phải thọ lại. Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
4/ Không được nói dối, cho đến nói vui chơi. Nếu thức-xoa-ma-na nào không chơn thật, thật sự mình không có mà tự xưng là tôi được pháp thượng nhơn, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc định, đắc chánh thọ, đắc Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán, trời đến, rồng đến, quỷ thần đến cúng dường tôi, thì không phải là thức-xoa-ma-na, không phải là Thích chủng nữ. Nếu ở trong chúng cố ý nói vọng là phạm giới, phải thọ lại. Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
5/ Không được ăn phi thời. Nếu thức-xoa-ma-na nào ăn phi thời tức là phạm giới phải thọ lại. Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
6/ Không được uống rượu. Nếu thức-xoa-ma-na nào uống rượu là phạm giới phải thọ lại. Trong đây, trọn đời không được phạm. Nếu có thể giữ được thì trả lời là được.
Thức-xoa-ma-na nên học tất cả giới của tỳ-kheo-ni, trừ vì tỳ-kheo-ni quá thực,[28] tự lấy thức ăn để ăn.[29]
Nên cầu Hòa thượng, với văn cầu thỉnh như sau:
«Đại tỷ nhất tâm niệm! Con tên là... nay cầu A-di làm Hòa thượng, cúi xin A-di vì con làm Hòa thượng. Con nương nơi A-di để được thọ đại giới.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng cầu thỉnh như vậy.
Vị Hòa thượng nên trả lời: «Được.»
3. Thọ cụ túc[30]
i. Bản bộ yết-ma
Thức-xoa-ma-na nào đã có học giới rồi, tuổi đủ hai mươi, hoặc đủ mười hai nên cho thọ đại giới bằng pháp bạch tứ yết-ma, theo diễn tiến sau đây:
Dẫn người thọ giới đến đứng chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Trong khi ấy giới sư nên sai một vị giáo thọ, bạch như sau:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... đến Hòa thượng ni hiệu là... cầu thọ đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tỳ-kheo-ni... làm giáo thọ sư. Đây là lời tác bạch.»
Vị giáo thọ nên đến chỗ người thọ giới nói:
«Này cô, đây có phải là an-đà-hội, uất-đa-la-tăng, tăng-già-lê; đây có phải là tăng-yết-chi, Phú kiên y; đây có phải là bình bát; đây có phải là y bát của cô không? Cô lắng nghe, nay chính là lúc cần nói đúng sự thật. Nay tôi hỏi cô, có cô nói có, không cô nói không. Cô tên gì? Hòa thượng cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ hoặc phu chủ có cho phép cô không? Cô không mắc nợ của ai chăng? Cô không phải là tôi tớ chăng? Cô có phải là người nữ không? Người nữ có các bệnh hủi trắng, ung thư, càn tiêu, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp lại, đại tiểu tiện thường rỉ chảy, đàm dãi thường tiết ra. Cô có các chứng bệnh như vậy không?»
Nếu người thọ giới trả lời đúng cách thì nên nói:
«Như tôi vừa hỏi, chút nữa trong Tăng cũng sẽ hỏi như vậy, cô cũng trả lời đúng như vậy.»
Vị giáo thọ sư hỏi xong, trở lại trong Tăng với oai nghi bình thường, chỗ có thể đưa tay đụng các tỳ-kheo-ni, đứng nơi đó tác bạch:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... cầu Hòa thượng ni hiệu... để thọ đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi đã giáo thọ xong, cho phép kêu vào. Đây là lời tác bạch. »
Vị kia nên bảo kêu vào, vào rồi để y bát xuống dạy kính lễ sát chân tỳ-kheo-ni Tăng, rồi quỳ trước mặt giới sư chấp tay bạch:
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Con tên là... theo Hòa thượng ni hiệu... cầu [925a1]thọ đại giới. Nay, con tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Cúi xin chúng Tăng tế độ con. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Khi ấy, giới sư nên tác bạch:
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Người này tên là... cầu Hòa thượng ni hiệu là... thọ đại giới. Nay người này tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, cho phép tôi hỏi các nạn sự. Đây là lời tác bạch.»
Giới sư nói:
«Cô lắng nghe, nay chính là lúc cần nói đúng sự thật. Nay tôi hỏi cô, có thì nói có, không nói không. Cô tên gì? Hòa thượng cô hiệu gì? Cô đã đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đủ không? Cha mẹ hoặc phu chủ có cho phép cô không? Cô không phải là người mắc nợ chăng? Cô không phải là tôi tớ? Cô là người nữ phải không? Người nữ có các chứng bệnh hủi trắng, ung thư, càn tiêu, điên cuồng, hai căn, hai đường hiệp lại, đại tiểu tiện thường rỉ chảy, đàm dãi thường tiết ra. Cô có các chứng bệnh như vậy không?»
Nếu trả lời đúng cách thì nên tác bạch:
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... cầu Hòa thượng ni hiệu... thọ đại giới. Nay người này tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Người này nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đủ hai mươi, y bát đủ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người tên là... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Đây là lời tác bạch.
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... cầu Hoà thượng ni hiệu... thọ đại giới. Nay người này tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Người này nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đã đủ hai mươi, y bát có đủ. Nay Tăng trao cho người này tên là... đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Các đại tỷ nào chấp thuận Tăng trao cho người tên... đại giới, Hòa thượng ni hiệu... thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý trao đại giới cho người có tên... Hòa thượng ni hiệu... rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
ii. Chánh pháp yết-ma
Người thọ giới cùng tỳ-kheo-ni Tăng đến trong Tăng tỳ-kheo kính lễ sát chân, đầu gối bên hữu sát đất chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Con tên là... nay đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Cúi xin Tăng tế độ con. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như vậy (giới sư nơi đây cũng hỏi như cách hỏi trên) Hỏi rồi, nên hỏi tiếp:
«Cô đã học giới chưa? Cô có thanh tịnh không?»
Nếu nói đã học giới thanh tịnh thì nên hỏi các tỳ-kheo-ni khác rằng:
«Cô này đã học giới chưa? Có thanh tịnh không?»
Nếu trả lời: ‹Đã học giới và thanh tịnh.› Thì nên tác bạch liền:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Người này tên là... cầu Hòa thượng ni hiệu... thọ đại giới. Nay, người này tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Người này tên là... nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đời đã đủ, y bát đã có, và đã học giới thanh tịnh. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng cho người tên là... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! người này tên là... cầu Hoà thượng ni hiệu... thọ đại giới. Nay người này tên là... đến Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Người này tên là... nói thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đời đã đủ, y bát đã có, và đã học giới thanh tịnh. Nay Tăng vì người tên là... này cho thọ đại giới, Hoà thượng ni hiệu... Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng trao đại giới cho người có tên... Hòa thượng ni hiệu là... thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao đại giới cho người có tên... Hòa thượng ni tên... rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Giới sư gọi:
«Thiện nữ nhơn lắng nghe: Đức Như Lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác, nói tám pháp ba-la-di, nếu tỳ-kheo-ni phạm thì chẳng phải là tỳ-kheo-ni nữa, chẳng phải là người con gái của dòng họ Thích.
«1. Không được làm bất tịnh hạnh, hành pháp dâm dục. Tỳ-kheo-ni nào làm bất tịnh hạnh, hành pháp dâm dục, cho đến cùng loài súc sanh, thì vị ấy chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải là người nữ dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«2. Không được trộm cắp, cho đến cọng cỏ, lá cây. Tỳ-kheo-ni nào lấy của người năm tiền hoặc hơn năm tiền, hoặc tự mình lấy hoặc dạy người khác lấy, hoặc tự đoạn hoặc dạy người khác đoạn, hoặc tự phá hoặc dạy người khác phá, hoặc đốt hoặc chôn, hoặc làm hoại sắc, thì chẳng phải tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«3. Không được đoạn mạng chúng sanh, cho đến loài kiến. Tỳ-kheo-ni nào tự tay đoạn mạng người, cầm dao đưa cho người, hướng dẫn cách chết, khen sự chết, khuyên cho chết, cho uống thuốc độc, làm đọa thai, nguyền rủa ếm thư chú thuật, hoặc tự làm, phương tiện dạy người làm, thì vị ấy chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải là người nữ của dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«4. Không được nói dối, cho đến nói giỡn. Tỳ-kheo-ni nào không chơn thật, chẳng phải tự mình có mà nói: ‘Tôi đắc pháp thượng nhơn, đắc thiền, đắc giải thoát, tam muội chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, trời đến, rồng đến, quỷ thần đến cúng dường tôi’, thì vị ấy chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải là người nữ dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«5. Không được hai thân xúc chạm nhau, cho đến cùng với loài súc sanh Tỳ-kheo-ni nào với tâm nhiễm ô cùng nam tử có tâm nhiễm ô, hai thân xúc chạm nhau, từ nách trở xuống từ đầu gối trở lên, hoặc xoa hoặc đẩy, rờ xuôi rờ ngược, hoặc kéo hoặc xô, hoặc bồng lên hoặc để xuống, hoặc nắm gấp hay hoãn, thì vị ấy không phải tỳ-kheo-ni, chẳng phải là người nữ dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«6. Không được phạm tám việc, cho đến cùng với loài súc sanh. Tỳ-kheo-ni nào có tâm nhiễm ô chấp nhận tâm nhiễm ô của nam tử, nhận sự nắm tay, nắm y, đứng nơi chỗ vắng, cùng đứng, nói chuyện nơi chỗ vắng, cùng đi, hai thân kề nhau, cùng hẹn, phạm tám việc này, thì chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải là người nữ dòng họ Thích. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«7. Không nên che dấu trọng tội của người, cho đến đột-kiết-la, ác thuyết. Tỳ-kheo-ni nào biết tỳ-kheo-ni phạm ba-la-di, không tự cử cũng không bạch Tăng, không nói với ai, sau đó vào một thời gian khác tỳ-kheo-ni này thôi tu, hoặc bị diệt tẫn, hoặc bị ngăn không cùng làm Tăng sự, hoặc vào ngoại đạo. Vị ấy nói như vầy: ‹Trước đây tôi biết người này phạm tội như vậy như vậy,› thì vị ấy chẳng phải tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích, vì che dấu trong tội của người khác vậy. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Có thể.
«8. Không được nói theo tỳ-kheo bị cử, cho đến sa-di. Tỳ-kheo-ni nào biết tỳ-kheo bị Tăng cử tội như pháp, như tỳ-ni, như lời Phật dạy, phạm oai nghi chưa sám hối, không tác pháp cọng trú, mà tùy thuận theo tỳ-kheo kia để nói chuyện. Các tỳ-kheo-ni can gián tỳ-kheo-ni này rằng: ‹Đại tỷ, tỳ-kheo kia bị Tăng cử tội như pháp, như tỳ-ni, như lời Phật dạy, phạm oai nghi chưa sám hối, [926a1] không tác pháp cọng trú, cô đừng tùy thuận theo tỳ-kheo kia để nói chuyện.› Khi các tỳ-kheo-ni can gián tỳ-kheo-ni này kiên trì không bỏ. Các tỳ-kheo-ni nên can gián cho đến ba lần để bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián bỏ thì tốt, không bỏ thì vị này không phải tỳ-kheo-ni, không phải người nữ dòng thọ Thích vì đã tùy thuận kẻ bị cử. Trong đây, trọn đời không được phạm. Cô có thể giữ được không? Trả lời là: Được.
«Này, Thiện nữ nhơn hãy lắng nghe! Đức Như lai, bậc Vô sở trước, Đẳng chánh giác nói pháp tứ y. Tỳ-kheo-ni y nơi đây xuất gia thọ đại giới. Đó là pháp của tỳ-kheo-ni:
«1. Y nơi áo phấn tảo xuất gia thọ đại giới là pháp của tỳ-kheo-ni. Trong đây, trọn đời cô có thể giữ được không?» Trả lời là: Được.
«Nếu được của lợi đàn-việt cúng y cắt rọc may thành thì nên nhận.»
«2. Y nơi khất thực xuất gia thọ đại giới là pháp của tỳ-kheo-ni. Trong đây, trọn đời cô có thể giữ được không?» Trả lời là: Được.
«Nếu được của lợi hoặc Tăng sai thọ thực, hay đàn-việt dâng thức ăn vào những ngày chay, mồng tám, mười lăm, mồng một, hoặc thường thực của chúng Tăng, hay đàn-việt mời thì nên nhận.»
«3. Y nơi dưới gốc cây để ngồi, xuất gia thọ đại giới là pháp của tỳ-kheo-ni. Trong đây, trọn đời cô có thể giữ được không? Trả lời là: Được.
«Nếu được của lợi người cho phòng riêng, nhà có nóc nhọn, phòng nhỏ, hang đá, hai phòng có một cửa thông thì không nên nhận.»
«4. Y nơi hủ lạn dược, xuất gia thọ đại giới, là pháp của tỳ-kheo-ni. Trong đây, trọn đời cô có thể giữ được không? Trả lời là: Được.
«Nếu được của lợi như tô, dầu, sanh tô, mật, thạch mật thì nên nhận.»
«Cô đã thọ giới rồi. Bạch tứ yết-ma như pháp thành tựu, đúng cách. Hòa thượng như pháp. A-xà-lê như pháp. Hai bộ Tăng đầy đủ. Cô nên khéo thọ giáo pháp, nên siêng năng giáo hóa, làm việc phước đức, tu bổ tháp, cúng dường Phật, Pháp, Tăng. Hòa thượng A-xà-lê dạy bảo những điều như pháp cô không được chống trái. Nên học vấn tụng kinh, cố gắng cầu phương tiện ở trong Phật Pháp để đạt được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, thì sơ tâm xuất gia của cô mới không bị uổng phí... Những gì chưa biết cô nên hỏi Hoà thượng A-xà-lê.»
Khi giải tán, bảo người thọ giới đi trước.
Bấy giờ, những người thọ giới bằng bạch tứ yết-ma nêu[31] lên với các tỳ-kheo-ni Xá-di Câu-lê rằng:
«Đức Thế Tôn có nói như vầy, ‹Thọ đại giới phải bạch tứ yết-ma.› Chúng tôi đắc giới, còn các bà không đắc giới.»
Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề nghe vậy, khởi lòng nghi, bạch các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề và các Tỳ-kheo-ni Xá-di cũng đều đắc giới.»
Bấy giờ, có người đứng cầu xin giới. Cư sĩ bạch y thấy nói: ‹Cô ấy đứng ở đây là muốn chờ đàn ông đấy.› Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được đứng cầu xin giới. Nên quỳ thẳng gối để xin giới.»
Có người ngồi xổm[32] để xin giới nên bị té, lộ hình, hổ thẹn, không thể xin giới. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni khác nên thay thế để bạch.»
iii. Đại diện thọ giới
Các tỳ-kheo-ni Xá-di Câu-lê dẫn người muốn thọ đại giới đến Tăng-già-lam. Trên đường đi gặp cướp, hủy phạm tỳ-kheo-ni. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhờ người thay thế đến thọ giới. Cho phép nhờ một tỳ-kheo-ni thanh tịnh không có chướng nạn. Tăng bạch nhị yết-ma để sai.»[33]
Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng sai tỳ-kheo-ni tên là... làm sứ giả vì tỳ-kheo-ni tên... đến Tăng tỳ-kheo xin thọ đại giới. Đây là lời tác bạch.
«Đại tỷ Tăng, xin lắng nghe! Nay Tăng sai tỳ-kheo-ni tên... làm sứ giả, vì tỳ-kheo-ni tên... đến Tăng tỳ-kheo cầu thọ đại giới. Các đại tỷ nào đồng ý, Tăng sai tỳ-kheo-ni tên... làm sứ giả, vì tỳ-kheo-ni... đến trong Tăng tỳ-kheo cầu thọ đại giới thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã đồng ý sai tỳ-kheo-ni... làm sứ giả rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Trường hợp nếu đi một mình không bảo đảm thì nên sai hai, ba tỳ-kheo-ni cùng đi. Tỳ-kheo-ni sứ giả nên đến trong Tăng tỳ-kheo, kính lễ sát chân, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Người nữ tên là... theo tỳ-kheo-ni hiệu...[34] cầu thọ đại giới. Nay người nữ kia tên..., từ Tăng xin cầu thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu...[35] Cúi xin Tăng từ mẫn cứu vớt.»[36] Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Tăng tỳ-kheo nên hỏi «Người nữ kia tên gì? Hòa thượng ni là vị nào? Đã học giới chưa? Có thanh tịnh không?» Nếu trả lời: «Đã học giới thanh tịnh rồi», thì nên hỏi tỳ-kheo-ni bạn rằng: «Vị ấy đã học giới thanh tịnh chưa?» Nếu trả lời «đã học giới và thanh tịnh», trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! (Tỳ-kheo-ni)[37] tên là... này, theo (Hòa thượng ni) hiệu... thọ đại giới. Nay vị này tên là... từ Tăng xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Vị này tên là... đã học giới thanh tịnh, tuổi đã đủ, y bát có. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng cho người có tên... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe ! Người này tên là... theo tỳ-kheo-ni hiệu... cầu thọ đại giới. Nay người này tên là... đến Tăng tỳ-kheo xin thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... vị này tên là... nói là thanh tịnh, không có các nạn sự, tuổi đã đủ, y bát có, đã học giới thanh tịnh. Nay Tăng cho vị này tên là... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... các Trưởng lão nào chấp thuận cho vị này tên là... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý cho người tên là... thọ đại giới, Hòa thượng ni hiệu... rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Vị sứ giả kia trở về lại trong chùa của tỳ-kheo-ni nói:
«Đại tỷ, cô thọ đại giới rồi.»[38]
Đức Thế Tôn cho phép nhờ người thọ đại giới. Vị kia chỉ có chút ít nhan sắc cũng nhờ người thọ giới. Đức Phật dạy:
«Người nữ có chút ít nhan sắc không nên nhờ người thọ đại giới.»
Có vị trao đại giới cho người thường rỉ máu,[39] bẩn cả thân cả y cả ngọa cụ. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người thường rỉ máu.»
Đức Thế Tôn dạy không nên trao đại giới cho người nữ thường rỉ máu. Có vị liền trao đại giới cho người không có nguyệt kỳ. Người thọ giới kia buông lung tình dục. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người không có nguyệt kỳ (thủy).»
Có vị trao đại giới cho người nữ không có vú. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người không có vú.»
Có vị trao đại giới cho người chỉ có một vú. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người nữ chỉ có một vú.»
Có vị trao đại giới cho người hai đường bị lở lói. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người hai đường bị lở lói.»
Có vị trao đại giới cho người hai đường bị lở thối. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người hai đường bị lở thối.»
Có vị trao đại giới cho người hai căn. Đức Phật dạy:
«Không nên trao đại giới cho người hai căn.»[40]
III. NI THƯỜNG HÀNH
1. Bấy giờ, các tỳ-kheo tụ hợp lại một chỗ, cùng nhau tụng pháp tỳ-ni. Các Tỳ-kheo-ni khởi ý nghĩ: Chúng ta có nên tụng pháp tỳ-ni hay không?
Đức Phật dạy: «Nên tụng.»
Các vị không biết thọ trì giữa ai để tụng. Đức Phật dạy: «Nên thọ trì giữa tỳ-kheo để tụng.»
Các tỳ-kheo nghĩ: «Chúng ta được phép cùng [927a1] tỳ-kheo-ni tụng các câu kệ hay chăng?»[41]
Đức Phật dạy: «Cho phép tụng.»
Tỳ-kheo ngồi ngay trước mặt dạy học tụng, ni hổ thẹn. Phật dạy:
«Nên trải chỗ ngồi ở sau lưng tỳ-kheo mà học tụng. Hoặc dùng một trong mười thứ y làm màn ngăn để học tụng.»
2. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vì nhân duyên nhỏ mọn nổi sân không vui, xả Phật Pháp Tăng và nói:
«Đâu phải chỉ có sa-môn Thích tử mới có thể tu phạm hạnh, các sa-môn, bà-la-môn khác cũng có. Nay tôi cũng có thể đến đó để tu phạm hạnh.»[42]
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo-ni khi nổi giận mà nói xả giới, không thành xả giới.»
3. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni làm việc mê hoặc và dạy người làm.[43] Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
4. Nhóm sáu tỳ-kheo tác yết-ma chống nhóm sáu tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni kia tùy thuận ngôn giáo, không dám trái nghịch, xin giải yết-ma. Các tỳ-kheo ấy không chịu giải. Các cư sĩ thấy nói:
«Tại vì các cô không chìu ý nên mới làm như vậy.»
Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo không nên tác yết-ma đối với tỳ-kheo-ni.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni tác yết-ma trao cho tỳ-kheo-ni. Phật nói:
«Cho phép, tỳ-kheo-ni tác yết-ma trao cho tỳ-kheo-ni. Nếu tỳ-kheo-ni không biết thì cho phép đến bên tỳ-kheo tụng yết-ma cho, rồi sau đó tác yết-ma.»[44]
5. Khi ấy có tỳ-kheo muốn thôi tu, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề biết mà sợ không dám đến can ngăn vì đức Thế Tôn có dạy: «Tỳ-kheo-ni không được ha trách tỳ-kheo.»
Khi ấy tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề, đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng lui qua một bên, bạch Phật:
«Phải chăng tất cả các trường hợp tỳ-kheo-ni không được ha trách tỳ-kheo?»
Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni nhất thiết không được ha trách tỳ-kheo. Tỳ-kheo-ni không được mắng tỳ-kheo, không được ha trách tỳ-kheo, không được phỉ báng tỳ-kheo. Nếu tỳ-kheo phá giới phá kiến phá oai nghi, cũng không nên ha trách như vậy. Nhưng này Cù-đàm di, nếu nhằm mục đích giúp tỳ-kheo trì Tăng thượng giới, Tăng thượng tâm, Tăng thượng trí, học vấn tụng kinh; vì những việc như vậy thì nên làm.»
6. Các tỳ-kheo-ni tóc đã dài. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhờ cạo, hay tự cạo.»
Bấy giờ, có người thợ cạo trẻ tuổi cạo tóc cho tỳ-kheo-ni trẻ tuổi. Khi tiếp xúc với làn da mịn màng, dục ý khởi, muốn phạm đến tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni lớn tiếng kêu la:
«Đừng làm vậy! Đừng làm vậy!»
Tỳ-kheo-ni khác nghe, hỏi:
«Sao lớn tiếng kêu la, đừng làm vậy, đừng làm vậy?»
Cô ấy trình bày lại đầy đủ mọi việc. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Khi cạo tóc cần phải có bạn. Biết người có dục ý thì không nên nhờ họ cạo.»
Có cô nhờ đàn ông hớt lông mũi, đức Phật dạy:
«Không được nhờ đàn ông hớt lông mũi.»
Cô kia nhờ đàn ông cắt móng tay. Đức Phật dạy:
«Không được nhờ đàn ông căt móng tay.»
7. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni đang ở trong nhà bạch y. Có tỳ-kheo đến khất thực, tỳ-kheo-ni kia không dám nói, tại sao vậy? Sợ tỳ-kheo nói là tỳ-kheo-ni giáo hóa để có thức ăn.[45] Các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nói để chủ nhà biết, chứ không nên khen ngợi.»
Tỳ-kheo-ni đang ở trong nhà bạch y. Có tỳ-kheo đến, cô không đứng dậy.[46] Bạch Phật. Phật dạy:
«Nên đứng dậy. Nếu tỳ-kheo-ni hành nhất tọa thực, hoặc không ăn lại dù tác pháp dư thực, hoặc bệnh, hoặc ăn đủ rồi, thì cho phép nói, «Thưa đại đức, tôi có nhơn duyên như vậy, nên không đứng dậy được.›»
Có tỳ-kheo-ni, tại nhà bạch y, không xin phép tỳ-kheo bèn ngồi.[47] Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni, tại nhà bạch y không được ngồi không xin phép tỳ-kheo.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo sáng sớm khoác y, bưng bát, đến nhà bạch y. Trong nhà này, có tỳ-kheo-ni thường đến giáo hóa. Tỳ-kheo-ni thấy tỳ-kheo đến, liền đứng dậy thưa hỏi:
«Thưa đại đức, tôi được phép ngồi không?»
Tỳ-kheo nói:
«Đừng ngồi.»
Tỳ-kheo-ni kia đã quen sung sướng, không đứng lâu nổi, nên bị té xuống và bệnh. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nên nhường nhau. Người phía trước nếu ngồi được thì ngồi.
8. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni và tỳ-kheo cùng đi chung một tuyến đường. Hoặc đi trước, hoặc vừa nói vừa đi, hoặc khi đi trước khi đi sau, hoặc lật ngược y, hoặc quấn cổ, hoặc phủ đầu, hoặc choàng hai vai, hoặc mang giày dép. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Nên trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đi sau tỳ-kheo.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni có việc Phật Pháp Tăng, hoặc có tỳ-kheo-ni bệnh cần sự chăm sóc, mà không dám đi trước tỳ-kheo. Đức Phật dạy:
«Cho phép bạch tỳ-kheo rồi mới đi.»
Có vị bị mạng nạn, phạm hạnh nạn, cẩn thận không dám không thưa để đi (trước tỳ-kheo). Đức Phật dạy:
«Nếu có các nạn sự như vậy, thưa hỏi hay không thưa hỏi vẫn được phép đi.»
Có tỳ-kheo-ni, trên đường đi thấy tỳ-kheo không tránh đường. Đức Phật dạy:
«Nên tránh đường,»
Có tỳ-kheo-ni, trên đường đi, thấy tỳ-kheo, bèn tránh đường. Trời mưa, cô trượt chân té xuống đất, mắc bệnh. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có nhơn duyên như vậy, tỳ-kheo-ni nên nghiêng mình một chút, chắp tay thưa: ‹Đại đức thứ lỗi cho, vì đường hẹp.›»
9. Bấy giờ, có đàn-việt thỉnh hai bộ Tăng. Mời tỳ-kheo-ni ăn trước, tỳ-kheo ăn sau, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên mời Tăng tỳ-kheo-ni ăn trước mà nên mời Tăng tỳ-kheo dùng trước rồi sau đó mới mời tỳ-kheo-ni Tăng.
Có đàn-việt mời hai bộ Tăng, nghĩ như vầy: «Đức Phật có dạy nên mời Tăng tỳ-kheo trước rồi sau đó mới mời Tăng tỳ-kheo-ni.» Người ấy mời Tăng tỳ-kheo ăn xong thì quá ngọ, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu thì giờ gần quá ngọ thì nên mời một lượt.»
Có cư sĩ mời Tăng tỳ-kheo-ni sáng sớm thọ thực. Nửa đêm, cư sĩ chuẩn bị các thức ăn ngon bổ xong, sáng ngày đến mời. Các tỳ-kheo-ni khoác y, bưng bát, đến nhà kia. Các vị hỏi nhau về tuổi tác để ngồi theo thứ tự, nên quá ngọ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Nếu gần quá ngọ, cho phép tám tỳ-kheo-ni thượng tọa theo thứ tự ngồi, còn bao nhiêu vị khác thì tùy tiện cứ ngồi.»
10. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni đến trong Tăng-già-lam của tỳ-kheo, đức Phật cho phép cho họ ngồi trên giường. Tỳ-kheo-ni có nguyệt thủy, rỉ chảy bẩn nệm, giường giây, giường cây, ngọa cụ, rồi đứng dậy đi về. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni không nên ngồi trên nệm, giường giây, giường cây.»
Trường hợp đến trong Tăng-già-lam cầu giáo thọ, hoặc thọ thỉnh, hoặc nghe pháp, không có chỗ ngồi. Đức Phật dạy:
«Cho phép ngồi trên đá, trên ngói, trên gạch, trên đầu cây, trên cỏ, trên lá, trên bục đất cứng.»
Tỳ-kheo-ni không đủ sức chịu khó khổ nên sanh bệnh. Đức Phật dạy:
«Nên nói với tỳ-kheo-ni rằng, nếu họ có thể giữ gìn tốt tọa cụ thì nên cho ngồi.»[48]


Chú thích:
[57] Tức diệt bằng hai pháp: hiện tiền và ức niệm.
[58] Trường hợp vô căn báng, vu khống không căn cứ. Xem Phần i, Ch.ii tăng-già-bà-thi-sa 8.
[59] Tiểu chú trong nguyên bản Hán.
[60] Tiểu chú trong nguyên bản Hán.
[61] Tiểu chú trong nguyên bản Hán.
[62] Tỳ-kheo Tương Lực, xem Phần i, ch.v, ba-dật-đề 1. Xem mục I.6 «Tội xứ sở» trên.
[63] Tiểu chú trong nguyên bản Hán.
[64] Tiểu chú trong nguyên bản Hán.
[1] Tham chiếu Pali, Cūḷavagga 10, Bikkhunikkhandhakaṃ, Vin. ii. 252.
[2] Ni-câu-luật viên 尼拘律園. Pali: Nigrodhārāma, vườn cây bàng, gần Kapilavatthu.
[3] Thích-sí-sấu 釋翅瘦; phiên âm của Śākyeṣu (Skt.) hay Sakkesu (Pali): giữa những người họ Thích-ca (không phải địa danh).
[4] Ma-ha Ba-xà-ba-đề 摩訶波闍波提. Các đoạn trên kia dịch là Đại Ái Đạo. Pali: Mahāpajāpati.
[5] Xá-di nữ 舍夷女; chỉ con gái họ Thích.
[6] Tham chiếu, Trung A-hàm 28, kinh 116 «Cù-đàm-di», Cūḷavagga x, Vin. ii. 253.
[7] Cù-đàm-di 瞿曇彌; Pali: Gotamī, người nữ của dòng họ Gotama.
[8] Vin. ii. 256: Phật chỉ nói điều này sau khi đã chấp nhận người nữ xuất gia.
[9] Vin.ii. 256: dễ bị phá hoại bởi bọn cướp.
9 Trong bản: sương bạc, sương và mưa đá 霜雹. Pali, ibid., ruộng lúa bị chứng bịnh gọi là sương muối (setaṭṭikā nāma rogajāti).
[11] Bất khả quá pháp 不可過法. Trung A-hàm: tôn sư pháp. Ngũ phần: bất khả việt pháp 不可越法. Tăng kỳ, Thập tụng: kỉnh pháp. Pali: garudhamma.
[12] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 175.
[13] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 145. Thập tụng thay điều này bằng ba-dật-đề 172.
[14] Thập tụng, điều 8: Tỳ-kheo-ni không được nói các tội thấy, nghe, nghi của tỳ-kheo.
[15] Tỳ-kheo ni, ba-dật-đề 124.
[16] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 141. Pali, pháp thứ 3: Mỗi nửa tháng đến tỳ-kheo Tăng có hai việc: hỏi ngày Bố-tát (uposathapucchakaṃ) và xin giáo giới (ovādūpasaṅkammaṃ). Thập tụng 47: Mỗi nửa tháng, đến tỳ-kheo nhận tám kỉnh pháp.
[17] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 143.
[18] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 142.
[19] Các loại hoa: Ưu-bát-la 優缽羅 (Pali: uppala, bông súng xanh), A-hy-vật-đa 阿希物多 (Pali: atimuttaka, hoa thiện tư), Chiêm-bà 瞻婆 (Pali: campaka, một loại hoa vàng), Tô-man-na 蘇曼那 (Pali: sumanā, tố hương), Bà-sư 婆師. (Pali: vassika, hạ sinh hoa).
[20] Trong bản, có sự nhầm lẫn, vì truyền khẩu theo quán tính.
[21] Dịch sát. Ngũ phần 29 (T22n1421 tr.186a14): «Chánh pháp của Phật tồn tại ở đời một nghìn năm. Nay cho nữ xuất gia, giảm mất năm trăm năm.»
[22] Tham chiếu, Phần ii. Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 121.
[23] A-di 阿姨, phiên âm từ Pali: ayye, Skt.: ārya, āyya, xưng hô với người nữ, người nhỏ thưa trình người lớn.
[24] Xem Phần ii, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 125. Tham chiếu, Thập tụng 45 (T23n1435, tr.325c25), tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 190.
[25] Tham chiếu Thập tụng 45, nt., văn thọ sáu pháp. Văn thọ Pali, xem Vin. ii.319 (Bhikkhuni, pāc. 63).
[26] Xem trên, phần ii, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 123 (bản Việt, quyển 3, tr. 1266: Nếu thức-xoa-ma-na phạm dâm thì phải diệt tẫn. Nếu có tâm nhiễm ô cùng với nam từ có tâm nhiêm ô, hai thân xúc chạm tức khuyết giới, phải thọ lại.
[27] Xem Phần ii, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 123, nt.: trộm 5 tiền trở lên, diệt tẫn. Dưới 5 tiền, khuyết giới, phải thọ lại.
[28] Chưa tìm ra nghĩa «quá thực.» Xem Phần ii. Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 121 (Bản Việt, quyển 3, tr. 1261): trừ điều tự tay lấy thức ăn, trao thức ăn cho người.
[29] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 26.
[30] Tham chiếu Phần ii, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 124.
[31] Hán: cử 舉, thường dùng theo nghĩa cử tội, tức buộc tội. Nhưng đây không thuộc ba cử tội thấy-nghe-nghi, nên không nói là cử tội.
[32] Tốn 蹲; theo phong tục, cách ngồi được xem là cung kính của đàn ông. Pali: ukkuṭika; Skt. utkuṭuka.
[33] Thọ sứ cụ túc. Thập tụng 41 (T231435, tr.295b), 56 (T23n1435 tr.410a11): Bán Ca-thi-ni 半迦尸尼 khiển sứ đắc giới cụ túc. Pali: dūtena upasampāda. Vin. ii. 277: Kỹ nữ Aḍḍhakāsī, xuất gia, muốn về Sāvatthi để thọ cụ túc. Bọn vong mạng hay tin, tổ chức chận đường để cướp. Cô biết được, không dám đi. Phật cho phép nhờ sứ giả thọ giới. Trong Câu-xá 14, đây là trường hợp của tỳ-kheo-ni pháp thọ (Skt. Dharmadinnā, Pali, Dhammadinnā).
[34] Nguyên văn bản Hán: thử mỗ giáp tỳ-kheo-ni tùng mỗ giáp cầu thọ đại giới 此某甲比丘尼從某甲求受大戒. Văn cú đảo trang, cần chỉnh lại để đọc cho đúng nghĩa.
[35] Tham chiếu văn bạch đại diện xin giới theo Pali, Vin. ii. 277: (...) itthannāmā, ayyā, itthannāmāya ayyāya upasampadāpekkhā ekato-upasampannā bhikkhunisaṅghe, visuddhā. Sā kenacideva antarāyena na āgacchati. itthannāmā, ayyā, saṅgha upasampādaṃ yācati.Ullumpatu taṃ ayyā saṅgho anukampaṃ upādāya «... Người nữ mỗ giáp, theo người nữ mỗ giáp khất cầu giới cụ túc. Người nữ ấy đã thọ một phần cụ túc giữa tỳ-kheo-ni Tăng. Người nữ ấy thanh tịnh. Người nữ ấy vì một chướng ngại như vậy không đến đây được. (Bạch chư Đại đức) Người nữ mỗ giáp khất cầu Tăng cho giới cụ túc. Nguyện Tăng thương tưởng cứu vớt người nữ mỗ giáp ấy.» Tham chiếu văn bạch Thập tụng 41, đã dẫn.
[36] Để bản: bạt tế ngã 拔濟我. Các bản khác, không có chữ ngã 我.
[37] Trong nguyên bản. Đề nghị sửa lai: «Người nữ...» Vì chưa đắc giới, nên không thể gọi là tỳ-kheo-ni. Bản Hán bị chép nhầm. Tham chiếu Pali (Vin.ii. 277) dẫn trên, cht. 34.
[38] Pali: Tăng tỳ-kheo, sau khi chỉ dẫn cách đo bóng mặt trời, định mùa, tính ngày tháng, rồi dặn, bảo cho tỳ-kheo-ni ấy biết ba y chỉ (tayo nisaya, ni bất trụ lan nhã nên chỉ truyền ba y chỉ) và tám phi sự (aṭṭha akaraṇīyāni, tức 8 ba-la-di).
[39] Hán: huyết xuất 血出; đây chỉ kinh nguyệt. Ngũ phần, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 178: độ người nữ thường ra nguyệt thủy. Tứ phần, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 165, thay điều này bằng, «độ người nữ mà đường đại và tiểu tiện thường chảy đàm dãi.»
[40] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 166.
[41] Xem Phần i, Tỳ-kheo, ba-dật-đề 6.
[42] Xem Phần ii, Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa 16.
[43] Tác cổ đạo 作蠱道. Cf. Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 117 & 118.
[44] Tham chiếu Pali, Vin.ii. 161: tỳ-kheo định pháp yết-ma, hay định tội của tỳ-kheo-ni, rồi uỷ nhiệm cho Tăng tỳ-kheo-ni tác yết ma và xử trị.
[45] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 29.
[46] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 175.
[47] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 84, thay Tỳ-kheo bằng chủ nhân.
[48] Hết quyển 48.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.193.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập