Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 53 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 53


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.73 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.89 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
27. Úp bát
Bấy giờ, tỳ-kheo Từ Địa[94] đến nước Tỳ-xá-ly. Từ Địa cùng các Ly-xa[95] là thân tình tri thức. Các Đại Ly-xa[96] nghe tỳ-kheo Từ Địa đến Tỳ-xá-ly, liền đến thăm hỏi tỳ-kheo Từ Địa, nhưng Từ Địa không trả lời. Các Ly-xa thấy vậy hỏi:
«Thưa Trưởng lão, chúng tôi có điều gì xúc phạm Ngài hay sao, mà Ngài không ứng đáp những điều chúng tôi thăm hỏi?»
Từ Địa nói:
«Tôi bị Đạp-bà-ma-la Tử khinh mạn quấy nhiễu, mà các ông không hỗ trợ cho tôi, thì làm sao tôi ứng đáp những lời thăm hỏi của ông được.»
Các Ly-xa nói:
«Chúng tôi yểm trợ bằng cách nào để Đạp-bà-ma-la Tử khỏi phải xúc phạm Ngài ?»
Từ Địa nói:
«Các ông chờ khi nào Phật và chúng Tăng tập hợp đông đủ, đến thưa như thế này: ‹Bạch Đại đức, có việc như vầy, không thiện, không tùy thuận, chẳng phải oai nghi, không thích thời. Chúng tôi tưởng nơi đây là thanh tịnh an lạc không có sự khủng bố, mà ngược lại nơi đây lại sanh ưu não, như nước sanh ra lửa. Vì sao vậy? Đạp-bà-ma-la Tử xâm phạm vợ chúng tôi. Chúng Tăng nên hòa hợp để tẫn xuất.› Như vậy sẽ không không còn [959a1] quấy nhiễu tôi nữa.»
Các Ly-xa nói:
«Việc đó đâu có gì khó.»
Đại Ly-xa này[97] đến chỗ đức Phật và đại chúng nói như trên.
Bấy giờ, Đạp-bà-ma-la Tử ngồi cách đức Phật không xa. Đức Phật biết mà vẫn hỏi Đạp-bà-ma-la Tử:
«Thầy có nghe các Ly-xa này nói không?»
Thưa:
«Bạch Thế Tôn, con có nghe. Thế Tôn biết rõ việc đó.»
Đức Phật nói với Đạp-bà-ma-la Tử:
«Thầy không nên trả lời như vậy. Thật thì nói là thật. Dối thì nói là dối.»
Đạp-bà-ma-la Tử nghe đức Phật nói vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch Phật rằng:
«Từ khi con sanh ra đến bây giờ, trong mộng cũng chưa từng phạm dâm, huống nữa là khi thức.»
Đức Phật dạy:
«Lành thay! Lành thay! Đạp-bà-ma-la Tử. Đây là câu trả lời hay.»
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
«Các thầy hỏi Đại Ly-xa kia, phải chăng đã vu khống tỳ-kheo thanh tịnh Đạp-bà-ma-la Tử bằng pháp bất tịnh không căn cứ?[98] Dùng pháp bất tịnh không cứ để vu khống tỳ-kheo thanh tịnh thì mắc tội nặng lớn.»
Các tỳ-kheo vâng lời Thế Tôn, liền gạn hỏi Đại Ly-xa:
«Ông có thể nói thật, việc này là thế nào? Đừng dùng pháp bất tịnh không căn cứ để vu khống Đạp-bà-ma-la Tử. Dùng pháp bất tịnh không căn cứ để vu khống tỳ-kheo thanh tịnh thì mắc tội nặng lớn.» Các Đại Ly-xa bị các tỳ-kheo cật vấn liền nói như sau:
«Đạp-bà-ma-la Tử thanh tịnh không có sự bất tịnh hạnh. Việc này do tỳ-kheo Từ Địa bảo tôi nói như vậy.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Đại Ly-xa rằng: «Đạp-bà-ma-la Tử thật không làm bất tịnh hạnh, tại sao lại dùng vô căn bất tịnh để vu khống?» Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đầu mặt kính lễ sát chân, đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn tập họp tỳ-kheo Tăng dùng vô số phương tiện quở trách Đại Ly-xa rằng:
«Ông làm điều sai quấy, không phải hạnh tùy thuận, chẳng phải hạnh thanh tịnh.[99] Tại sao dùng pháp vô căn bất tịnh để vu khống Đạp-bà-ma- a Tử?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, kết cho Đại Ly-xa pháp phúc bát,[100] không tới lui nói chuyện, bằng pháp bạch nhị yết-ma.»
Nhà bạch y có năm pháp[101] nên trao cho pháp phúc bát: Không hiếu thuận cha, không hiếu thuận mẹ, không kính sa-môn, không kính Bà-la-môn, không cung sự tỳ-kheo. Nếu ai phạm vào năm pháp như vậy thì nên trao cho pháp phúc bát.
Và có năm pháp không nên trao cho pháp phúc bát: hiếu thuận cha, hiếu thuận mẹ, cung kính sa-môn, cung kính bà-la-môn, kính sự tỳ-kheo. Nếu ai có năm pháp như vậy thì không trao cho pháp phúc bát.
Lại có mười pháp chúng Tăng nên trao cho pháp phúc bát: mắng chửi tỳ-kheo, làm cho tỳ-kheo bị tổn giảm, làm cho không lợi ích, phương tiện khiến cho không có trú xứ, gây xáo trộn cho tỳ-kheo, trước tỳ-kheo nói xấu Phật-pháp-tăng, dùng pháp vô căn bất tịnh vu khống tỳ-kheo, phạm tỳ-kheo-ni. Ai phạm vào mười pháp như vậy, thì tăng nên trao cho pháp phúc bát.
Như vậy, có chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một pháp[102] là mắng chửi tỳ-kheo, nếu phạm vào một trong mười pháp, Tăng cần phải tác pháp phúc bát. Theo thể thức sau: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc xảy ra như trên mà tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Đạp-bà-ma-la Tử thanh tịnh, mà Đại Ly-xa dùng pháp Ba-la-di không căn cứ để vu khống. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Nay tăng vì Đại Ly-xa tác pháp phúc bát, không lui tới quan hệ nữa. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Đạp-bà-ma- la Tử thanh tịnh, mà Đại Ly-xa dùng pháp Ba-la-di không căn cứ để vu khống. Nay Tăng tác pháp phúc bát, không lui tới quan hệ nữa. Các Trưởng lão nào đống ý Tăng vì Đại Ly-xa tác pháp phúc bát, không quan hệ nữa, thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.
«Tăng đã đồng ý vì Đại Ly-xa tác yết-ma phúc bát, không lui tới quan hệ nữa.Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Cho phép, sai sứ giả đến chỗ Đại Ly-xa nói:
«Tăng vì ông tác pháp phúc bát, không tới lui quan hệ,[103] bằng pháp bạch nhị yết-ma rồi.»
Người có đủ tám pháp này nên sai đến: Có khả năng nghe, có khả năng nói, tự mình hiểu rõ, có khả năng khiến người khác hiểu rõ, có khả năng thọ giáo, có khả năng ghi nhớ, không nhầm lẫn, phân biệt được nghĩa tốt xấu. Người nào có tám pháp như vậy nên sai làm sứ giả cho Tăng.
Phật nói kệ:
Nếu ở trong đại chúng
Tâm không có khiếp nhược,
Lời nói cũng không thêm,
Thọ giáo không thêm bớt,
Nói không có lẫn lộn,
Bị hỏi không dao động:
Tỳ-kheo có như vậy,
Có thể được Tăng sai.
Tôn giả A-nan có tám pháp như vậy. Cho phép bạch nhị yết-ma Tăng sai làm sứ giả, đến nói với Đại Ly-xa: «Nay đã Tăng trao cho ông pháp phúc bát, không tới lui quan hệ.» Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Nay tăng sai A-nan vì Tăng làm sứ giả, đến chỗ Đại Ly-xa nói: ‘Nay đã Tăng trao cho ông pháp phúc bát, không tới lui quan hệ.’ [960a1] Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng sai A-nan vì Tăng làm sứ giả đến chỗ Đại Ly-xa nói: ‘Nay Tăng đã trao cho ông pháp phúc bát, không tới lui quan hệ.’ Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng sai A-nan vì Tăng làm sứ giả thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Tăng đã đồng ý sai A-nan vì Tăng làm sứ giả, đến chỗ Đại Ly-xa nói: ‘Nay Tăng đã trao cho ông pháp phúc bát, không tới lui quan hệ.’
Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy. »
Bấy giờ, tôn giả A-nan khoác y bưng bát đến nhà Đại Ly-xa. Khi ấy Đại Ly-xa đang đứng dưới cửa chải tóc. Từ xa ông thấy A-nan đến nên vội vàng thu dọn dụng cụ chải tóc, nghinh đón A-nan, bạch rằng:
«Lành thay Đại đức! Mời Đại đức vào nhà.»
Tôn giả A-nan trả lời:
«Tôi không được vào nhà ông, nhận chỗ ngồi và thức ăn cúng dường.» Ly-xa thưa:
«Tại sao vậy, thưa Đại đức A-nan?»
Đáp:
«Tăng đã vì ông tác pháp phúc bát, không tới lui quan hệ.»
Ly-xa hỏi:
«Vì lý do gì?»
Tôn giả A-nan liền đem sự việc trình bày lại. Ly-xa liền thốt lên:
«Đại đức A-nan ơi, như vậy là giết con rồi!»
Ly-xa liền ngất xỉu, té xuống đất. Một hồi lâu mới tỉnh lại, lấy tay chùi nước mắt, bạch với tôn giả A-nan rằng:
«Con phải làm sao để được giải yết-ma, được tới lui quan hệ?»
Tôn giả A-nan nói:
«Ông nên đến sám hối chúng Tăng.»
Đại Ly-xa tùy thuận chúng Tăng, không dám trái nghịch, đến Tăng xin giải yết-ma phúc bát, để được tới lui. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu Đại Ly-xa đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, đến tăng xin giải yết-ma phúc bát, để chư tăng tới lui quan hệ, thì nên xả bằng pháp bạch nhị yết-ma.» Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng vì Đại Ly-xa giải pháp phúc bát không tới lui quan hệ, vì đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, đến Tăng xin giải yết-ma phúc bát không tới lui quan hệ. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng đã vì Đại Ly-xa tác yết-ma phúc bát không tới lui quan hệ. Nay người ấy đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, đến Tăng xin giải yết-ma phúc bát không tới lui quan hệ. Nay Tăng vì Đại Ly-xa giải yết-ma phúc bát để tới lui quan hệ. Các Trưởng lão nào đồng ý, Tăng vì Đại Ly-xa giải pháp yết-ma phúc bát để tới lui quan hệ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận vì Đại Ly-xa giải yết-ma phúc bát để tới lui quan hệ rồi nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
28. Yết-ma trì gậy
Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di ở tại a-lan-nhã, đốt cỏ nơi đường đi, ngọn lửa cháy mạnh lan tràn cháy luôn cả khu vườn Lộc uyển của vua Ba-tư-nặc, khiến cư sĩ cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, đoạn mạng chúng sanh, mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi đốt vườn Lộc uyển của Vua?» Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức phật dạy:
«Không được đốt như vậy.»
Bấy giờ, có các tỳ-kheo trên đường đi có cỏ, các ngài đề phòng và e ngại, đức Phật cho phép dùng tre đè lên cỏ, hoặc đá hay cây đè lên trên.
Khi ấy, bên ngoài Kỳ-hoàn lửa cháy rừng tràn lan. Các tỳ-kheo không biết làm cách nào, liền bạch Phật. Đức Phật cho phép dọn trống một khoảng cỏ, hoặc đào hầm làm cho gián đoạn, hay dùng đất dập cho tắt ngọn lửa. Trong khi lo toan lửa đốt có một tỳ-kheo già yếu không có cây gậy để đi, không có đãy đựng bát, vị ấy tự nghĩ ta phải làm thế nào đây? Vị ấy liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: Cho phép Tăng vì tỳ-kheo già yếu kia cho sử dụng gậy và đãy đựng bát,[104] bằng pháp bạch nhị yết-ma như sau: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức tăng xin lắng nghe! tỳ-kheo này tên là… già yếu, không thể đi đâu nếu không có đãy đựng bát, không có gậy. Vị kia đến xin Tăng được sử dụng gậy và đãy đựng bát. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho phép tỳ-kheo già yếu tên... này sử dụng gậy và đãy đựng bát. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... già yếu, không thể không đi đâu nếu không có gậy và đãy đựng bát. Nay đến Tăng xin sử dụng gậy và đãy đựng bát. Nay Tăng cho tỳ-kheo này sử dụng gậy và đãy đựng bát. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho tỳ-kheo già yếu tên... sử dụng gậy và đãy đựng bát thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói.
«Tăng đã chấp thuận cho Tỷ kheo... sử dụng gậy và đãy đựng bát rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
29. Im lặng cho qua
Bấy giờ, Xá-lợi-phất thấy khi chúng Tăng tác phi pháp yết-ma, có người không đồng ý, nhưng muốn im lặng để cho qua. Đức Phật dạy: «Cho phép im lặng.»
Có năm pháp không nên im lặng: Như pháp yết-ma mà không đồng ý, im lặng cho qua. Có bạn tán thành sự đồng ý, cũng im lặng cho qua. Thấy tội nhỏ mà im lặng. Người tác biệt trụ mà im lặng. Trên giới trường mà im lặng. Năm pháp như vậy mà im lặng là phi pháp.
Có năm pháp nên im lặng: Thấy người khác phi pháp nên im lặng. Không có đồng bạn nên im lặng. Phạm trọng nên im lặng. Đồng trú nên im lặng. Tại phạm vi đồng trú nên im lặng. Năm pháp như vậy nên im lặng.
Có năm pháp nên hòa hợp: Nếu như pháp nên hòa hợp. Nếu im lặng cho qua. Nếu dữ dục. Nếu nghe từ người đáng tin cậy. Nếu trứớc đã ở trong im lặng mà ngồi. Năm việc như vậy nên hòa hợp.
30. Chúc lành - Thề thốt
1. Bấy giờ, đức Thế Tôn tại Kỳ-hoàn đang nói pháp cho vô số tỳ-kheo, bỗng nhiên Ngài nhảy mũi. Các tỳ-kheo liền chú nguyện: «Cầu cho trường thọ!»[105]
Các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cũng đồng nói, «Cầu cho trường thọ!» Đại chúng trở thành náo nhiệt. Phật nói:
«Không được chúc như vậy.»[106]
Bấy giờ, có cư sĩ nhảy mũi, các tỳ-kheo e ngại không dám chúc lành «sống lâu.» Các cư sĩ đều cơ hiềm nói: «Chúng tôi nhảy mũi mà các tỳ-kheo không chú nguyện cho sống lâu.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép chú nguyện sống lâu.»[107]
Bấy giờ, các cư sĩ kính lễ tỳ-kheo. Tỳ-kheo e ngại không nói lời chúc lành sống lâu, vì đức Thế Tôn không cho phép tỳ-kheo chú nguyện. Các cư sĩ cơ hiềm nói: «Chúng tôi kính lễ tỳ-kheo, tỳ-kheo không chú nguyện cho chúng tôi sống lâu.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nói lên lời chú nguyện sống lâu.»
2. Bấy giờ, Nhóm sáu tỳ-kheo vì một việc nhỏ mà thề rằng: «Nếu tôi làm như vậy sẽ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; không sanh trong Phật pháp. Nếu người khác làm như vậy, cũng sẽ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không sanh trong Phật pháp.»[108] Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Không được thề như vậy. Cho phép nói như vầy: Nếu tôi có làm việc như vậy thì Nam-mô Phật. Nếu người kia có làm việc như vậy thì cũng Nam-mô Phật.»
31. Giây nịt
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chứa cất giây lưng mà ở đầu đặt tai nấm.[109] Đức phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị chứa cất giây giày. Đức phật dạy:
«Không được như vậy.»
Nhóm sáu tỳ-kheo lại chứa cất giây đai xà-đề-ra.[110] Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị chứa cất giây đai tán diên.[111] Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Các ông là những người ngu si, tránh những điều ta cấm chế, lại đi làm các việc khác. Từ nay về sau, tất cả các loại giây như vậy không được sử dụng.»[112]
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lại cất chứa loại giây vừa dài vừa rộng. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy, cho phép làm giây lưng rộng ba ngón tay, dài đủ quấn ba vòng vào lưng.»
Nhóm sáu tỳ-kheo lại nhuộm giây lưng màu thực. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Vị kia làm giây đai gấm. Phật nói:
«Không được như vậy.»
Có vị làm giây lưng màu trắng. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Cho phép làm giây lưng bằng màu ca sa.»
32. Gốm
Bấy giờ, có người thợ gốm tin ưa Phật pháp, làm các thứ đồ dùng cúng cho các tỳ-kheo. Tỳ-kheo không dám nhận, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận.»
Có ba loại đồ không nên cất chứa: giường ngồi bằng sành, hộc bằng sành; thưng, đấu, hạp bằng sành.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử đến nhà thợ đồ gốm, ngồi trên đồ sành, bị trượt té, làm vỡ đồ, và nằm ngửa lộ hình. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được ngồi trên đồ sành. Cũng không nên ngồi gấp đùi nơi nhà bạch y.»
33. Chú thuật
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo tụng thư chú, bùa kiết hung của ngoại đạo để an trí nhà, chú chi tiết, chú sát-lợi, chú thi-bà-la, chú biết người sống chết tốt xấu, chú hiểu rõ các thứ âm thanh.[113] Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật bảo:
«Không được tụng như vậy.»
Có vị dạy người khác. Phật bảo:
«Không được dạy như vậy.»
Vị kia dùng nghề này để nuôi sống. Đức Phật dạy:
«Không được sống như vậy.»[114]
34. Răng-lưõi
1. Bấy giờ, các tỳ-kheo bị hôi miệng, đức Phật bảo nên xỉa răng. Không xỉa răng có năm điều lỗi: Miệng hôi, không phân biệt mùi vị, tăng thêm sức nóng, không dẫn thực, mắt không sáng. Đó là năm điều lỗi của không xỉa răng.
Xỉa răng có năm điều lợi ích: Miệng không hôi, phân biệt được mùi vị, tiêu sức nóng, dẫn thực, mắt sáng. Đó là năm điều lợi của việc xỉa răng. Đức Thế Tôn cho phép xỉa răng. Vị kia dùng cây dài xỉa răng. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy, dài nhất là một gang tay.»[115]
Có vị xỉa bằng cây hiếm có.[116] Đức Phật dạy:
«Không được xỉa như vậy.»
Có vị xỉa bằng loại lá tạp. Đức Phật dạy:
«Không được xỉa như vậy.»
Có vị xỉa toàn bằng vỏ. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có tỳ-kheo xỉa bằng cây tăm ngắn, khi thấy đức Phật, vì cung kính nên nuốt vào, bị bệnh. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Ngắn nhất là bốn ngón tay. Có vị xỉa nơi chỗ nhiều người, hoặc nơi nhà mát, nơi nhà ăn, nơi nhà kinh hành, các tỳ-kheo thấy gớm bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Có ba việc nên làm nơi chỗ khuất: Đại tiện, tiểu tiện và xỉa răng. Ba việc này nên làm chỗ khuất.»
2. Bấy giờ, [961a1] có các tỳ-kheo trên lưỡi có nhiều chất bẩn, đức Phật cho phép dùng cây nạo lưỡi để nạo. Có vị dùng cây quí báu làm cây nạo lưỡi. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy, cho phép dùng sừng, xương, đồng, sắt, bạch lạp, thiết, kẽm, cỏ xá la, tre, trúc, cây để làm.»
Có vị không rửa mà nạo, tỳ-kheo khác thấy gớm. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị rửa rồi không để khô, đem dùng nên bị hư. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Các tỳ-kheo khi ăn, thức ăn nhét vào kẽ răng. Phật cho phép dùng vật gì để móc ra. Có vị dùng đồ quí để làm. Đức Phật dạy:
«Không được dùng vật quí báu để làm, nên dùng xương, sừng cho đến tre, trúc cây để làm.» Có vị dùng rồi mà không rửa đem cất, các tỳ-kheo thấy gớm. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Nên rửa rồi mới cất.»
Có vị rửa rồi không để khô, đem cất bị hư. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy. Phải để khô rồi mới cất.»
3. Các tỳ-kheo lỗ tai bị bẩn. Phật cho phép dùng cái móc tai để móc. Có vị dùng vật quý báu để làm. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy. Nên dùng xương, sừng, cho đến trúc, tre, cây để làm.» Có vị dùng rồi không rửa đem cất, các tỳ-kheo khác thấy gớm. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy, nên rửa rồi mới cất.» Có vị không để khô mà đem cất bị hư. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Nên để khô rồi mới cất.»
35. Nuôi cầm thú
Phật ở tại nước Xá-vệ. Khi ấy, các tỳ-kheo nuôi nhiều chim, kéc, sáo; đầu đêm, cuối đêm kêu la inh ỏi, náo loạn các tỳ-kheo ngồi thiền. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nuôi các loài chim như vậy.»
Thế Tôn ở tại Câu-thiểm-di. Bạt-nan-đà Thích tử nuôi chó. Thấy các tỳ-kheo, nó sủa. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nuôi.»
Thế Tôn ở tại nước Bà-kỳ-đề. Tỳ-kheo Tỳ-xá-ly Bà-xà Tử[117] nuôi một con gấu. Nó xé y, làm bể bát, rách tọa cụ, hư ống đựng kim, thậm chí làm cho tỳ-kheo bị thương nơi thân thể. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nuôi.»
Thế Tôn ở tại nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có các Ly-xa cỡi voi, ngựa, xe cộ, cầm đao kiếm để ngoài cửa chùa, vào trong thăm hỏi đức Thế Tôn. Nhóm sáu tỳ-kheo ra ngoài chùa, cỡi voi, ngựa, xe cộ và lấy gươm đao của họ cùng nhau vui đùa. Các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, không biết yểm túc, nên mới cỡi voi, ngựa, xe cộ và cầm đao kiếm đùa giỡn như quốc vương đại thần.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo không được cỡi voi, ngựa, xe cộ để đùa giỡn. Tỳ-kheo cũng không được cầm đao kiếm như vậy.»
Bấy giờ, có các tỳ-kheo bậc thượng tọa già bệnh không thể từ trú xứ này đến trú xứ kia, nhưng vì e ngại không dám cỡi ngựa. Đức Phật dạy:
«Cho phép đi bằng loại xe kéo, hoặc do đàn ông kéo hay do súc sanh loài đực kéo.»
Vị kia bị mạng nạn, phạm hạnh nạn, e ngại không dám cỡi ngựa chạy trốn. Đức Phật dạy:
«Nếu có những trường hợp như vậy, cho phép cỡi voi, ngựa để trốn.»
Bấy giờ, có bạch y đem đao kiếm đến gởi nhờ các tỳ-kheo cất. Các tỳ-kheo e ngại không dám nhận vì đức Thế Tôn không cho phép cầm đao kiếm, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép, vì đàn-việt cần sự kiên cố nên nhận cất.»
36. Ưu-đà-diên
Thế Tôn ở tại nước Câu-thiểm-di. Bấy giờ vua Ưu-đà-diên[118] là bạn thân quen với Tân-đầu-lô.[119] Sớm chiều Vua thường hay đến thăm viếng.
Bấy giờ, có một vị đại thần bà-la-môn bất tín, đến vua tâu:
«Tại sao Đại vương sớm chiều đến thăm viếng con người làm nghề hạ tiện ấy? Thấy Vua không đứng dậy chào.»
Vua trả lời:
«Sáng sớm ngày mai ta sẽ đến. Nếu vẫn không đứng dậy, sẽ giết.»
Sáng sớm ngày hôm, sau Vua đến chỗ Tân-đầu-lô. Từ xa Tân-đầu-lô thấy Vua đến, liền nghĩ:
«Hôm nay Vua đến với ác tâm, nếu ta không đứng dậy thì Vua sẽ giết. Nếu ta đứng dậy thì Vua sẽ mất vương vị. Không đứng dậy, ta bị mất mạng, Vua đọa địa ngục. Ta có nên làm cho Vua đọa vào địa ngục chăng? Ta chỉ làm cho Vua mất cương vị thôi chăng? Ta quyết định thà làm cho Vua mất vương vị, còn hơn là làm cho Vua phải đọa địa ngục.» Nghĩ xong, Tân-đầu-lô liền đứng dậy, ra ngoài xa đón chào và lên tiếng thăm hỏi trước:
«Lành thay, Đại vương!»
Vua liền hỏi:
«Hôm nay sao thầy lại đứng dậy đón chào?»
Tân-đầu-lô trả lời:
«Tôi vì Vua nên đứng dậy chào hỏi.»
Vua hỏi:
«Hôm qua, sao Thầy lại không đứng dậy chào?»
Tân-đầu-lô trả lời:
«Hôm qua, tôi cũng vì Vua nên không đứng dậy chào.»
Vua hỏi tiếp:
«Tại sao vì trẫm?»
Tân-đầu-lô nói:
«Hôm qua, Vua đến với thiện tâm. Ngày nay, Vua đến với ác tâm. Nếu tôi không đứng dậy chào thì Vua sẽ giết. Nếu Vua giết tôi thì Vua chắc chắn phải đọa vào địa ngục. Tôi nghĩ: Với ác tâm, Vua đến. Nếu tôi không đứng dậy, Vua sẽ giết tôi. Nếu tôi đứng dậy, Vua ắt mất vương vị. Nếu để cho Vua giết tôi thì ắt Vua đọa vào địa ngục. Thà để Vua mất vương vị, chứ không để Vua phải đọa địa ngục. Tôi nghĩ như vậy nên đứng dậy.»
Vua hỏi:
«Trẫm sẽ mất vương vị phải không?»
Tân-đầu-lô trả lời:
«Vua sẽ mất.»
Vua lại hỏi:
«Bao lâu sẽ mất?»
Đáp:
«Trong vòng bảy ngày sẽ mất.»
Vua liền trở về Câu-thiểm-di sửa chữa thành trì, tích trử lương thực, củi đuốc; tập trung binh tướng, cảnh giác và đếm từng ngày. Nói, «Nay là ngày thứ nhất.» Như thế cho đến ngày thứ bảy. Vua nói: «Lời nói của sa-môn hư dối rồi!» Vua liền cùng các thể nữ cỡi thuyền du hý trên Hằng thủy.
Khi ấy, vương quốc Ủy-thiền[120] bảy năm không mưa. Vua nghe nước Vua Bình-sa nước Ma-kiệt có ngọc xuất thủy. Nếu ngọc ấy được đưa ra thì trời sẽ mưa liền. Vua nước Ủy-thiền liền khởi bốn bộ binh đến bao vây thành Vương-xá. Nhưng thành kia kiên cố, không cách nào tấn công được, trừ khi gạo nước trong thành hết, mới có thể tấn công được.
Bấy giờ, trong thành có vị đại thần có nhiều phương tiện trí tuệ, dùng cọng lau cắm dưới ao, đặt các bông sen vào trên ống lau. Khi ấy vị đại thần kia đến chỗ Vua Bình-sa tâu:
«Nay Đại vương có biết chăng? Thành Vương-xá rất kiên cố, không có phương tiện nào có thể tấn công được, chỉ có cách chờ khi lương thực hết thì mới có thể tấn công. Nay chúng ta nên cho sứ giả nói với Vua Ba la-thù-đề rằng: Hiện tại, chúng ta có thể đình chỉ không dùng đến voi ngựa, xe cộ, đao kiếm để đánh nhau. Ngài có thể dùng các loại hoa ưu-bát-la, bát-đầu-a, câu-đầu-ma, phân-đà-lợi để giao đấu. Tôi cũng sẽ dùng các thứ hoa như vậy để giao đấu, phân định thắng bại. Ngài có thể dùng vắt cơm để cùng đấu tranh, tôi cũng dùng vắt cơm đánh nhau.»
Vua chấp thuận và cho sứ thần đến nói với Vua Ba-la-thù-đề như trên. Vua nghĩ: «Thành Vương-xá kiên cố. Chỉ có khi nào lương thực khô cạn thì mới có thể tấn công. Mà trong thành lương thực hết sức phong phú.» Vua kia liền trả lời với xứ sứ thần rằng:
«Ta không vì chiếm thành mà đến đây. Vì trong nước ta, bảy năm nay không mưa. Ta nghe nói trong nước của ông có ngọc thủy châu, nếu đưa ngọc ấy ra thì trời liền mưa, do vậy cho nên ta đến đây.»
Sứ thần nói:
«Sao ngay lúc đầu, Đại vương không nói cần ngọc châu? Nếu Đại vương nói cần ngọc châu thì chúng tôi trao cho liền. Nay Vua có thể rút binh. Chúng tôi sẽ đưa ngọc châu đến.»
Vua liền rút quân hướng về nước Câu-thiểm-di. Trên đường Vua kia nghe tiếng cười giỡn của Vua Ưu-đà-diên cùng thể nữ, liền hỏi người bên cạnh rằng:
«Tiếng vui đùa của ai đó?»
Quan cận thần trả lời:
«Đại vương biết chăng? Tiếng vui đùa đó là của Vua Ưu-đà-diên cùng thể nữ vui chơi trên ghe thuyền nơi sông Hằng thủy.»
Vua liền ra lệnh cho vị cận thần:
«Đừng khua động! Thả con voi đến bờ Hằng thủy.»
Người ấy [962a1] liền thả một con bạch tượng đệ nhất. Người nài núp theo voi. Vị đại thần vua Ưu-đà-diên ra thấy con bạch tượng, tâu với Vua:
«Có một con voi rừng.»
Vua liền ra lệnh:
«Đừng làm khua động. Cặp thuyền vào bờ!»
Thuyền vừa cặp sát bờ, vua Ưu-đà-diên rành về nghề huấn luyện voi, liền tụng chú thuật, gảy đàn cầm, đến trước con voi để bắt nó. Người nài liền bắt Vua. Vua rất hoảng sợ. Người kia hỏi vua:
«Vua sợ lắm phải không?»
Vua đáp: «Sợ.»
Người kia nói:
«Vua chớ nên sợ. Vua Ba-la-thù-đề cần gặp Vua.»
Vua lại càng sợ:
«Ba-la-thù-đề sẽ giết ta và tùy tùng của ta!»
Vua liền bị trói, được hộ tống đến chỗ vua Ba-la-thù-đề. Vua được hỏi:
«Ngài có sợ không?»
Đáp:
«Sợ.»
Nói:
«Ngài chớ nên sợ! Ngài hãy dạy thuật điều phục voi cho con trai tôi là Câu-ba-la, và dạy đàn cầm cho con gái của tôi.»
Vua được đưa về nước Uỷ-thiền, bị xích chân trong thời gian bảy năm.
Bấy giơ, Bạt-nan-đà Thích tử từ nước Câu-thiểm-di, chỗ của Xà-di-bạt-đề[121] Phu nhơn đến nước Ủy-thiền chỗ Ưu-đà-diên. Rồi mang tin của Ưu-đà-diên đến chỗ phu nhân. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo không nên làm sứ giả cho người bạch y. Nếu làm thì phạm đột-kiết-la.»[122]
Khi ấy, Vua kia dạy nghệ thuật điều khiển voi cho con trai, và dạy đàn cho con gái của Vua. Sau đó một thời gian Vua kia lại cùng Vương nữ tư thông với nhau. Vương tử Câu-ba-la biết, nhưng lại nghĩ: «Nếu ta tâu với Vua cha thì chắc chắn Vua kia bị giết. Vua kia là thầy dạy ta một cách khổ cực. Đây là Vương nữ. Kia là Vua. Cũng thích hợp thôi.» Bèn che dấu không nên cho ai biết.
Sau đó, Vua Ưu-đà-diên muốn tẩu thoát, nên tự trang bị cho mình một con voi cái chạy nhanh nhất. Câu-ba-la cũng biết điều đó, nhưng lại nghĩ: «Vua kia trang bị cho mình một con voi chạy nhanh nhất là muốn trốn thoát. Nếu ta báo cáo với Vua cha thì chắc chắn Vua này bị giết. Vua kia là Thầy dạy ta một cách khổ sở.» Bèn dấu không cho ai biết. Vua kia để Vương nữ lên trên voi, với thời gian nhanh nhất, như thời gian chén lưu ly trên lưng voi rơi xuống chưa tới đất, đã từ nước Ủy-thiền đến nước Câu-thiểm-di. Vua kia đi thẳng đến chỗ Xa-di-bạt-đề phu nhơn, nói như sau:
«Trong khi ta bị bắt, có nguyện sẽ cúng dường cho tám bà-la-môn tất cả những thứ cần dùng, một cách đầy đủ. Nay ta muốn làm điều đó. Phu nhân hãy sắm sữa cho đủ.»
Phu nhơn trả lời:
«Nếu như vậy thì cả voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, bảy báu của Vua và bản thân của thần thiếp, tất cả đều đem dâng hết cho một vị thôi. Vị ấy thọ nhận mà không bao giờ thấy đủ. (Nói chi đến tám)»
Vua nói:
«Vậy nên làm thế thế nào ?» Phu nhân trả lời:
«Ma-ha Ca-chiên-diên[123] này là đại Sa-môn. Nay ta có thể thỉnh ngài và thỉnh thêm bảy vị tỳ-kheo nguyên thuộc dòng dõi Bà-la-môn, như Vua đã nguyện để cúng dường. Pháp của tám vị này là không thọ nhận những thứ đó. Dâng cho, cũng không nhận.»
Vua nói:
«Như vậy là được.»
Vua Ưu-đà-diên liền đến chỗ Ca-chiên-diên, đầu mặt kính lễ sát chân, rồi ngồi lui qua một bên. Ca-chiên-diên dùng mọi phương tiện vì Vua nói pháp, khiến được hoan hỷ. Vua nghe pháp hoan hỷ rồi, bạch:
«Xin mời Ngài và bảy vị nữa nhận lời mời thọ thực của tôi vào ngày mai.»
Ca-chiên-diên im lặng nhận lời. Vua biết Ca-chiên-diên nhận lời bằng cách im lặng rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt kính lễ sát chân, hoan hỷ cáo lui.
Vua về đến nhà chuẩn bị các thức ăn ngon bổ, sáng sớm ngày mai đến thỉnh Ca-chiên-diên và bảy vị đến thọ thực.
Sáng sớm hôm ấy, Ca-chiên-diên khoác y, bưng bát và bảy vị kia đến cung của Vua Ưu-đà-diên, trải chỗ ngồi an tọa.
Vua Ưu-đà-diên tự tay bào chế các thức ăn ngon bổ cúng dường các vị cho được no đủ rồi, khi ăn xong, cất bát, lấy bình bằng vàng đựng nước dâng, đem voi ra hiến. Ca-chiên-diên nói:
«Thôi, đủ rồi, Đại vương. Như thế là đã cúng dường. Chúng tôi không thích hợp để thọ nhận những vật cúng dường như vậy.»
Vua lại đem xe, ngựa, người, huỳnh kim, vàng bạc, lưu ly, pha lê, chơn châu, xa cừ, mã não, bảy báu dâng cúng. Ca-chiên-diên nói:
«Thôi, đủ rồi, Đại vương. Như thế là đã cúng dường. Chúng tôi không thích hợp để thọ nhận những vật cúng dường như vậy.»
Vua Ưu-đà-diên liền đảnh lễ Ca-chiên-diên rồi, lấy một chiếc ghế thấp để ngồi. Ca-chiên-diên dùng mọi cách vì Vua nói pháp, khiến được hoan hỷ rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.
Khi về đến chùa, Ca-chiên-diên bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch phật. Đức Phật dùng nhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, vì các tỳ-kheo nói giởi uẩn, gốm các điều lớn nhỏ:[124]
«Như lai xuất thế. Ngài là vị Ứng cúng, Chánh biết tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ở giữa các chúng hội gồm chư thiên, nhân loại, Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên ma, Phạm vương, Ngài đã tự giác ngộ chứng tri, vì người nói pháp. Pháp ấy, khoảng đầu thiện, khoản giữa thiện, khoản cuối cũng thiện; có đầy đủ văn nghĩa, mở bày tịnh hạnh.
«Nếu cư sĩ hay con cư sĩ nghe, hoặc người sanh trong chủng tánh khác, sau khi nghe chánh pháp ấy, liền sanh tịnh tín; do tâm tín lạc, người ấy nghĩ như vầy: ‘Nay, ta ở nơi gia đình vợ con trói buộc, không thể thuần tu phạm hạnh. Nay ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, do lòng tin, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
«Rồi một thời gian sau, người ấy từ bỏ tiền tài, dù ít hay nhiều; từ giã thân thuộc, dù ít hay nhiều; cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, bỏ nhà vào nơi không nhà.
«Người ấy, cũng đồng với những người xuất gia khác, xả bỏ sự trang sức tốt đẹp, cùng các tỳ-kheo đồng giới, không sát sanh, buông bỏ dao gậy, thường có hổ thẹn, từ niệm đối với chúng sanh. Đó gọi là không sát sanh. Xả bỏ trộm cắp, của cho thì lấy, không cho không lấy, tâm vị ấy thanh tịnh, không có tâm ý trộm cắp. Đó gọi là không trộm cắp. Xả bỏ dâm dục, bất tịnh hạnh, tu phạm hạnh, siêng năng tinh tấn, không đắm dục ái, sống trong sạch hương khiết. Đó gọi là xả dâm dục, bất tịnh hạnh. Xả bỏ nói dối, nói như thật, không khi trá đối với đời. Đó gọi là không vọng ngữ. Xả bỏ hai lưỡi, nghe lời nói người này không chuyển đến người kia, nghe lời nói người kia không chuyển đến người này, không gây chia rẻ. Với những ai ly biệt thì khéo làm việc hòa hợp; những ai đã hòa hợp thân ái thì thường khiến cho hoan hỷ, nói ra lời hòa hợp, nói đúng lúc. Đó gọi là không hai lưỡi. Xa lìa lời thô ác. Những lời nói nào là thô cộc, gây khổ não cho người khác, khiến họ sanh sân nhuế, không hỷ lạc; người ấy trừ bỏ lời thô ác như vậy. Những lời nói nào mà nhẹ nhàng, không sanh oán hại, hay làm việc lợi ích, mọi người ái lạc, ưa nghe; người ấy thường nói ra lời khéo nói lợi ích như vậy. Đó gọi là lời nói không thô ác. Xa lìa lời nói không lợi ích, biết nói đúng lúc, lời nói thật, lời nói lợi ích, lời nói như pháp, lời nói như luật, lời nói chấm dứt tranh cãi, có nhân duyên mới nói, nói lời đúng lúc. Đó gọi là xa lìa lời nói không lợi ích. Không uống rượu, xa lìa chỗ phóng dật. Không đắm hương hoa, anh lạc. Không ca múa xướng hát, cũng không đến xem nghe. Không ngồi trên giường cao rộng. Không ăn phi thời; mà ăn một bửa. Không cần nắm vàng bạc bảy báu.
«Người ấy không nuôi chứa thê thiếp, đồng nữ; không nuôi chứa tôi tớ, voi ngựa, xe cộ, gà chó, heo dê, ruộng đất vườn tược, tích trử dồn chứa các vật. Không lường gạt, cân già cân non. Không hòa hợp vật ác. Không buôn bán sinh lợi, chặt tay chân người, giết hại mạng sống, bắt nhốt người khác, xâm phạm tiền tài của người; làm người dịch sứ, làm các nghề nghiêp, lời nói hư trá, phát khởi kiện tụng, vất bỏ người khác. Người ấy đoạn trừ các việc bất thiện như vậy.
«Người ấy, khi đi thì biết đúng lúc. Chẳng phải lúc, thì không đi. Ăn vừa đủ no, mặc vừa đủ ấm, biết [963a1] đủ mà thôi. Y bát tùy thân. Như chim bay, mang theo hai cánh; tỳ-kheo cũng vậy, đi đến chỗ nào, y bát tùy thân.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, mà còn mong cầu tích chưa đủ các thứ, ẩm thực, y phục, hương liệu, mỹ vị, xúc chạm, pháp. Người ấy xa lìa sự không biết chán đủ như vậy.
«Không như các sa-môn, bà-la-môn khác, tuy ăn của tín thí, mà vẫn tụ tập các hạt giống, trồng trọt cây cối, gieo hạt mầm sống.[125] Người ấy tránh xa những việc như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, mà còn phương tiện tìm cầu các lợi dưỡng, ngà voi, tạp bảo, giường cao rộng lớn, các thứ chăn đệm thêu thùa, và vác loại da thú nhiều màu sắc. Người ấy xa lìa các lợi dưỡng như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác ăn của tín thí, mà còn phương tiện tìm cầu sự nghiêm sức thân mình, chà xát thân mình bằng dầu bơ, tăm rửa bằng nước thơm, xoa bột thơm vào mình, chải đầu thơm bóng, đeo tràng hoa, nhuộm con mắt xanh, trang điểm đầu và mặt bàng đủ các thứ, buộc giây tơ màu vào cánh tay, cầm gậy,[126] nắm cầm đao kiếm, cây lọng khổng tước, dùng ngọc châu làm quạt, soi gương, mang giày dép nhiều màu, mặc y màu trắng. Người ấy xa lìa những sự trang sức như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, còn chuyên làm những việc vui đùa, đánh cờ bạc, cờ tám đường, cờ mười đường, các thứ ăn thua với nhau. Người ấy đoạn trừ các thứ vui chơi như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, mà còn nói những câu chuyện chướng ngại đạo pháp,[127] chuyện vua chúa, chuyện giặc cướp, chuyện chiến trận quân mã, chuyện đại thần, chuyện cỡi ngựa đánh xe, chuyện vườn cảnh, chuyện nằm ngồi,[128] chuyện nam nữ, chuyện y phục ăn uống, chuyện thôn xóm, chuyện quốc độ, chuyện nhớ thương, chuyện thế gian, chuyện đi biển. Người ấy đoạn trừ những câu chuyện chướng ngại đạo như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, mà còn dùng vô số phương tiện nịnh hót, chải chuốt mỹ từ, hiện tướng dối trá, khen chê dèm pha, lấy lợi cầu lợi. Người ấy xả bỏ những việc tà mạng siểm khúc như vậy.
«Không như sa-môn bà-la-môn khác, ăn của tín thí, còn tranh cãi luận nghị với nhau, hoặc ở công viên, hoặc nơi ao tắm, hoặc tại tại giảng đường; nói rằng, ‘Tôi biết pháp luật như vậy. Ông không biết gì. Ông đi theo tà đạo, tôi đi về chánh đạo. Lời nói trước thì ông đặt ra sau. Lời nói sau thì ông đặt ra trước. Tôi có thể nhẫn. Ông không thể nhẫn. Tôi thắng ông. Ông chỉ nói cuồng mà thôi. Cùng ông luận nghị, nay tôi đắc thắng. Hỏi được thì cứ hỏi.’ Người ấy đoạn trừ tất cả những việc tranh cãi như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, chỉ tạo phương tiện cầu làm sứ mạng cho vua, đại thần của vua, bà-la-môn, cư sĩ, đưa tin từ chỗ này đến chỗ kia, từ chỗ kia lại chỗ này, đem tin người này đến người kia, đem tin người kia đến chỗ này, tự mình làm hay bảo người làm. Vị ấy xa lìa những việc làm sứ mạng như vậy.
«Không như sa-môn bà-la-môn khác, ăn của tín thí, chỉ làm những việc đấu tranh hý luận, hoặc đấu bằng cung, hoặc đấu bằng đao, hoặc đấu bằng trượng, hoặc đấu bằng gà, hoặc đấu bằng chó, hoặc đấu bằng heo, hoặc đấu bằng dê đen, hoặc đấu bằng dê đực, hoặc đấu bằng nai, hoặc đấu bằng voi, hoặc đấu bằng ngựa, hoặc đấu bằng lạc đà, hoặc đấu bằng bò, hoặc đấu bằng bò rừng, hoặc đấu bằng trâu, hoặc đấu bằng người nữ, hoặc đấu bằng người nam, hoặc đấu bằng đồng tử, hoặc đấu bằng đồng nữ. Vị ấy đoạn trừ các việc đấu tranh vui đùa như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác ăn của tín thí mà làm những pháp tà mạng trở ngại đạo; tự mình xem tướng nam nữ tốt xấu, hay các loài súc sanh, tìm cầu lợi dưỡng. Vị ấy đoạn trừ các pháp trở ngại đạo như vậy.
«Không như sa-môn bà-la-môn khác, ăn của tín thí mà làm các pháp tà mạng trở ngại đạo, tự mình nuôi sống như triệu tập quỷ thần, hoặc sai khiến, thư yếm các loại. Vị ấy đoạn trừ các pháp làm trở ngại đạo như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí mà làm những pháp tà mạng, trở ngại đạo pháp, sống tà mạng, hoặc vì người cầu nguyện bịnh, hoặc tụng ác thuật, hoặc tụng chú cầu nguyện tốt, hoặc trị bịnh đau lưng, hoặc làm cho xuất mồ hôi, hoặc trị bịnh bằng châm cứu, hoặc trị bịnh lỗ mũi, hoặc trị bệnh hạ bộ. Vị ấy đoạn trừ các thứ tà mạng trở ngại đạo pháp như vậy.
«Không như sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, làm những việc trở ngại đạo, sống tà mạng, làm thuốc trị bịnh, trị bịnh thổ hạ, bịnh nam bịnh nữ. Vị ấy đoạn trừ các pháp trở ngại đạo pháp như vậy.
«Không như các sa-môn, bà-la-môn khác, ăn của tín thí, làm pháp trở ngại đạo, sống tà mạng, hoặc tụng chú lửa,[129] hoặc tụng chú tới lui, khiến cho tốt và lợi, hoặc tụng chú sát lợi,[130] hoặc tụng chú chim, hoặc tụng chú chi tiết, hoặc tụng chú an trí nhà cửa, hoặc tụng chú trừ chuột cắn, lửa cháy các vật, hoặc tụng sách sống chết riêng biệt, hoặc tụng sách giải mộng, hoặc coi tướng tay, tướng lưng, hoặc tụng thiên nhơn vấn,[131] hoặc tụng âm thinh sai biệt của loại cầm thú chim quạ. Vị ấy đoạn trừ các pháp trở ngại đạo như vậy.
«Không như sa-môn bà-la-môn khác, ăn của tín thí, sống tà mạng, coi tướng thiên thời, hoặc nói sẽ mưa, hoặc nói không mưa, hoặc nói mất mùa, hoặc nói được mùa, hoặc nói bệnh nhiều, hoặc nói bệnh ít, hoặc nói khủng bố, hoặc nói an ổn, hoặc nói đất động, hoặc nói sao chổi hiện, hoặc nói nguyệt thực, hoặc nói không nguyệt thực, hoặc nói nhật thực, hoặc nói không nhật thực, hoặc nói tinh thực, hoặc nói tinh không thực, hoặc nói nguyệt thực có báo ứng tốt như vậy, có báo ứng xấu như vậy. Nhật thực, tinh thực cũng như vậy. Vị ấy đoạn trừ các pháp tà mạng như vậy.
«Không như sa-môn bà-la-môn khác, ăn của tín thí, hành pháp trở ngại đạo, sống tà mạng, hoặc nói nước này sẽ thắng, nước kia thua, hoặc nói nước kia thắng, nước này thua, hoặc nói người này hơn, người kia không bằng, hoặc nói người kia hơn, người này không bằng, xem coi những việc tốt xấu lành dữ như vậy. Vị ấy đoạn trừ các pháp trở ngại đạo như trên.
«Vị ấy ở trong đây mà tu tập Thánh giới. Bên trong không có tham đắm, tự tâm an lạc.[132]
«Mắt[133] tuy thấy sắc mà không thủ tướng, không bị nhãn sắc cướp đoạt.[134] Vị ấy an trú với nhãn căn kiên cố, tịch nhiên; không có gì để tham dục, không có ưu hoạn, không bị chảy lọt bởi các pháp ác bất thiện, kiên trì giới phẩm, khéo hộ trì căn con mắt.[135] Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy.
«Như vây, ở nơi sáu xúc xứ,[136] vị ấy khéo léo học hộ trì điều phục, khiến đạt đến tịch tĩnh. Cũng như nơi đất bằng, chỗ đầu đường ngã tư, mà cỡi voi, ngựa, xe cộ, người khéo điều khiển, tay bên tả cầm cương, tay bên hữu cầm roi, khéo léo học hộ trì, khéo léo học chế ngự, khéo léo học tịch tĩnh. Tỳ-kheo cũng như vậy, ở nơi sáu xúc xứ, khéo léo học hộ trì điều phục, khiến đạt đến tịch tĩnh.
«Vị ấy sau khi thành tựu Thánh giới, đắc Thánh nhãn căn như vậy, ăn biết vừa đủ,[137] cũng không tham mùi vị; chỉ để nuôi thân, chứ không vì cống cao kiêu mạn; chỉ ăn vì mục đích duy trì thân, khiến không khổ hoạn, để có thể tu tịnh hạnh; khổ trước được tiêu trừ, khổ mới không phát sanh, không có tăng giảm, có đủ sức lực, vô sự, khiến thân an lạc. Cũng như con trai, con gái, trong thân bị nhọt, dùng thuốc xoa trị, khiến cho nhọt đặng lành. Tỳ-kheo ăn biết tri túc, chỉ cốt thân an, cũng lại như vậy. Ví như có người dùng mở dầu bôi nơi chiếc xe vì để chuyên chở đồ vật đến chỗ nào đó; tỳ-kheo khi ăn biết chỉ túc, chỉ để nuôi thân, cũng lại như vậy.
«Tỳ-kheo đã có Thánh giới, đặng các căn của Thánh như vậy, trong sự ăn, biết vừa đủ như vậy, đầu đêm cuối đêm, tinh tấn tỉnh giác, hoặc lúc ban ngày, khi đi, khi đứng, thường như vậy nhất tâm chuyên niệm, [964a1] đoạn trừ các triền cái.
«Vị ấy, đầu đêm, khi đi khi ngồi, thường như vậy nhất tam chuyên niệm, đoạn trừ các triền cái. Giữa đêm, vị ấy nằm nghiêng bên hữu, hai chân chồng lên nhau, nghĩ tưởng sẽ chỗi dậy ngay, buộc tư tưởng vào ánh sáng, tâm không rối loạn. Cho đến cuối đêm, vị ấy liền thức dậy tư duy, hoặc đi hoặc ngồi, thường như vậy nhất tâm chuyên niệm, đoạn trừ các triền cái.
«Tỳ-kheo như vậy thành tựu Thánh giới, thành tựu các căn của Thánh, ăn biết chỉ túc, đầu đêm cuối đêm tinh tấn tỉnh giác, thường như vậy nhất tâm chuyên niệm, không tán loạn.
«Thế nào là tỳ-kheo chuyên niệm không tán loạn?
«Tỳ-kheo tu tập niệm xứ quán thân trên nội thân, tinh tấn không biếng nhác, niệm không tán loạn, điều phục xan tham, ưu não của thế gian. Tu tập thân niệm xứ quán thân trên ngoại thân, tinh tấn, không biếng nhác, niệm không tán loạn, điều phục xan tham, ưu não của thế gian. Quán thân niệm xứ trên nội ngoại thân, tinh tấn, không biếng nhác, niệm không tán loạn, điều phục xan tham, ưu não của thế gian. Thọ, tâm, pháp cũng như vậy. Đó là tỳ-kheo chánh niệm không tán loạn.
«Thế nào là tỳ-kheo nhất tâm?[138]
«Đi đứng ra vào, nhìn ngó bên tả bên hữu, uốn mình cúi ngửa, chấp trì y bát, nhận lấy thức ăn, đại tiểu tiện lợi, ngủ nghỉ thức dậy, khi ngồi lúc đứng, nói năng im lặng, tất cả như vậy đều thường chuyên niệm nhất tâm. Đó gọi là nhất tâm. Thí như có người cùng đại chúng cùng đi, hoặc trước hoặc sau hay chính giữa, thường được an lạc, không hề có sợ sệt. Tỳ-kheo cũng lại như vậy, đi đứng ra vào, cho đến im lặng, thường chuyên niệm nhất tâm.
«Tỳ-kheo như vậy thành tựu Thánh giới, đặng căn của Thánh, ăn biết vừa đủ, đầu đêm sau đêm tinh tấn tỉnh giác, thường nhất tâm chuyên niệm, không có tán loạn, vui thú nơi a-lan-nhã, dưới gốc cây, trong hang núi, chỗ đất trống, bên đống phân, tại bãi tha ma, nơi bờ sông mé nước. Vị kia khất thực rồi, trở về, rửa chân, an trí y bát, kiết già phu tọa, ngay mình thẳng ý, buộc niệm trước mặt, đoạn trừ tâm xan tham, không cùng tương ưng, đoạn trừ sân nhuế, không có oán hận tật đố, tâm an trụ vô sân, thanh tịnh, không nhuế, thường có lòng từ mẫn, dứt bỏ ngủ nghỉ, không cùng tương ưng, buộc tư tưởng nơi ánh sáng, chánh niệm không tán loạn, đoạn trừ trạo hối, không cùng nó tương ưng, nội tâm tịch diệt, tâm trạo hối đã tịnh, đoạn trừ nghi hối, đã vượt qua nghi, tâm mộặmmc ở trong pháp thiện.
«Thí như có người tôi tớ được chủ nhà ban cho tộc họ,[139] an ổn thoát khỏi nô lệ. Người tớ kia tự nghĩ rằng: Trước kia ta là tôi tớ, nay được giải thoát an ổn, đã được tự tại, không còn bị lệ thuộc người. Do nhơn duyên như vậy nên được hoan hỷ, trong tâm an lạc.
«Lại như có người mượn vốn của người để mưu sinh, thu lợi tức trả lại vốn xong rồi, lại còn dư đủ để nuôi sống vợ con. Người kia tự nghĩ: Trước đây ta mượn vốn của người để mưu sinh, thu lợi tức trả lại vốn xong rồi, lại còn thừa để nuôi vợ con. Nay ta được tự tại, không sợ ai nữa. Do nhơn duyên ấy mà được hoan hỷ, tâm an lạc.
«Như người mắc bệnh từ lâu, nay được chữa lành, ăn uống tiêu hóa, cơ thể hồng hào. Vị kia tự nghĩ: Trước đây ta bệnh, nay được lành rồi, ăn uống tiêu hóa cơ thể hồng hào. Do nhân duyên ấy ta được hoan hỷ, tâm an lạc.
«Như có người bị tù đày lâu ngày, được thoát khỏi lao ngục. Người kia tự nghĩ: trước đây ta bị trói nhốt, nay được giải thoát, không còn lo sợ. Do nhân duyên ấy ta được hoan hỷ, tâm an ổn.
«Lại như có người mang nhiều tiền của vượt qua sa mạc không bị giặc cướp, an toàn tới nơi. Vị kia nghĩ: Trước đây ta mang nhiều tiền của châu báu vượt qua sa mạc được an toàn nay không còn sợ sệt. Do nhơn duyên ấy ta được hoan hỷ, tâm an lạc.
«Tỳ-kheo có năm triền cái cũng lại như vậy, như kẻ tôi tớ, người mắc nợ, kẻ bệnh trầm kha, người bị tù đày, kẻ qua sa mạc, tự thấy mình chưa đoạn được triền cái, khiến tâm nhiễm ô, huệ lực không sáng tỏ. Vị kia liền ly dục, xả pháp ác bất thiện, có giác có quán, thọ hỷ lạc,[140] đắc Sơ thiền. Vị kia do hỷ lạc thấm nhuần khắp thân, một cách tràn đầy, không chỗ nào không cùng khắp. Như người khéo tắm, dùng đồ đựng đầy nước, bỏ thuốc bột mịn vào, ngâm nước cho hòa tan, nước ấy thấm nhuần, không chỗ nào không thắm nhuần, cũng không bị rơi vãi. Tỳ-kheo chứng nhập Sơ thiền cũng lại như vậy; hỷ lạc khắp cả người, không chỗ nào trống không. Đây là hiện pháp lạc trú[141] đầu tiên. Vì sao vậy? Do tâm không phóng dật, tinh tấn không giải đãi, chuyên niệm không tán loạn, ưa ở chỗ tịch tĩnh vậy.
«Vị kia xả giác quán, phát sinh nội tín,[142] tâm chuyên nhất cảnh,[143] không giác không quán, tâm định với hỷ lạc, nhập đệ Nhị thiền. Vị kia do tâm định hỷ lạc, thấm nhuần nơi thân, tràn đầy giáp khắp, không chỗ nào không biến mãn, cũng như suối nước từ trên đỉnh cao tuôn ra, cũng không từ đông tây nam bắc hay từ trên đổ xuống, mà nước phát xuất từ chính trong ao này, trong sạch mát mẻ, thấm nhuần cả ao, biến mãn tràn đầy, không có chỗ nào trống không. Tỳ-kheo chứng nhập đệ Nhị thiền cũng lại như vậy, tâm định hỷ lạc, biến mãn tràn đầy. Đây là lần thứ hai hiện pháp lạc trú bậc thứ hai.
«Vị kia xả tâm hỉ, an trú xả,[144] chánh niệm, chánh trí, thân thọ khoái lạc, như điều mà Thánh nói là, xả, niệm khoái lạc,[145] nhập đệ Tam thiền. Vị kia với thân không hỷ, mà lạc thấm nhuần tràn đầy khắp cả, không có chỗ nào không có. Thí như hoa ưu-bát-la, hoa câu-đầu-ma, phân-đà-lợi, tuy sanh trong ao mà chưa ra khỏi nước; gốc, cộng, bông, lá, lịm mình trong nước, không có chỗ nào không thấm nước. Tỳ-kheo chứng nhập đệ Tam thiền cũng lại như vậy, lìa hỷ an trú lạc, thấm nhuần cả thân, không chỗ nào không có. Đây là thành tựu hiện pháp lạc trú với đệ Tam thiền.
«Vị kia xả bỏ khổ lạc, ưu hỷ đã đoạn từ trước, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh,[146] chứng nhập đệ Tứ thiền, thân tâm thanh tịnh ẩptàn ngập khắp cả, không chỗ nào không có. Cũng như nam tử nữ nhơn tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới bạch tịnh, không chỗ nào không bao trùm. Tỳ-kheo vào đệ Tứ thiền cũng lại như vậy, tâm vị kia thanh tịnh biến mãn khắp cả thân, không chỗ nào không giáp khắp. Vị kia vào đệ Tứ thiền tâm không trạo động, cũng không giải đãi, không tương ưng với ái nhuế, trụ vô động địa. Thí như ngôi nhà kín, trong ngoài đều trét bùn, đóng cửa kỹ, gió bụi không vào được, bên trong thắp ngọn đèn, không có nhơn hay phi nhơn thổi, hoặc chim bay khua động thì ngọn đèn kia cháy thẳng, không có chao động, lặng lẻ chiếu soi. Tỳ-kheo vào đệ Tứ thiền cũng lại như vậy, không có xao động, tâm không giải đãi, không cùng ái nhuế tương ưng, trụ vô động địa. Đây là sự thành tựu hiện pháp lạc trú với đệ Tứ thiền. Vì sao vậy? Do không phóng dật, tinh tấn không biếng nhác, chuyên niệm không thác loạn, ưa ở chỗ tịch tĩnh.
«Vị kia được định tâm thanh tịnh, không có cấu uế, nhu nhuyến điều phục, trụ vô động địa, chính trong thân tâm sinh khởi, có thể biến hóa làm thân khác, đầy đủ tay chân, các căn không thiếu. Khi ấy quán sát thân sắc này, do bốn đại hiệp thành; thân kia do sự biến hoá của sắc mà có. Sắc của thân do bốn đại này khác với sắc gồm bốn đại của thân được biến hoá kia. Từ trong sắc của thân do bốn đại này, được biến hoá bởi tâm, thân kia đầy đủ các căn, cùng với tay chân.
«Thí như có người rút con dao từ trong bao dao ra, nghĩ rằng: đây là [965a1]cái bao, đây là dao; dao khác bao khác; từ bao dao rút ra con dao. Cũng như có người từ trong giỏ tre trút ra một con rắn, nghĩ rằng: Đây là cái giỏ, đây là con rắn; giỏ khác rắn khác; từ nơi giỏ này con rắn chạy ra. Thí như có người từ cái hòm mây lấy ra chiếc áo, nghĩ rằng: đây là cái hòm, đây là áo; áo khác hòm khác; áo từ hòm lấy ra. Tỳ-kheo lại cũng như vậy. Đây là thắng pháp tối sơ của tỳ-kheo. Vì sao vậy? Do không phóng dật, tinh tấn không giải đãi, chuyên niệm không thác loạn, ưa chỗ tịch tĩnh.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập bất động địa. Từ trong đại thân do bởi sắc gồm bốn đại của mình sanh khởi tâm biến hóa thành một hóa thân, đầy đủ tất cả các căn, cùng với tay chân. Vị kia nghĩ: Thân này là bốn đại hiệp thành, thân kia từ biến hóa mà có. Thân do bởi sắc gồm bốn đại này khác với thân do bởi sắc gồm bốn đại được biến hoá kia. Tâm này ở nơi thân này, trên thân này, được buộc vào thân này. Thí như hạt châu ma-ni, lưu ly, được đánh bóng, thật trong sáng không cấu uế. Rồi dùng một giây tơ xanh vàng đỏ xâu qua. Có nam tử với đôi mắt sáng, để trên lòng bàn tay nhìn, thấy rõ đây là ngọc, đây là sợi tơ. Tơ khác ngọc khác, hạt châu này được xâu bởi giây tơ. Tỳ-kheo cũng như vậy, Thân này là bốn đại hiệp thành, thân kia từ biến hóa mà có. Thân do bởi sắc gồm bốn đại này khác với thân do bởi sắc gồm bốn đại được biến hoá kia. Tâm này ở nơi thân này, trên thân này, được buộc vào thân này. Đây là thắng pháp thứ hai của tỳ-kheo. Tại sao vậy?
Do không phóng dật, tinh tấn không biếng nhác, chuyên niệm không thác loạn, ưa ở chỗ tịch tĩnh.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, một lòng tu tập thần thông trí chứng. Vị kia có thể làm các thứ biến hóa, do một thân làm thành vô số thân, từ vô số thân trở lại một thân; thân có thể bay đi, xuyên qua tường đá không có gì trở ngại như đi vào chỗ hư không; đi đứng trong hư không như loài chim không khác; ra vào trong đất, như nước thẩm lậu; hoặc thành khói hoặc thành lửa, hay thành đống lửa to; tay có thể sờ chạm mặt trời mặt trăng, thân đến Phạm thiên. Thí như người thợ đồ gốm, khéo điều hòa bùn đất, tùy ý làm ra đồ dùng, tất cả đều thành tựu, mà có lợi ích. Thí như người thợ mộc, khéo hay bào miếng gỗ, để rồi làm các đồ dùng theo ý mình, đều thành tựu và lợi ích. Thí như thợ ngà voi khéo hay trau chuốt ngà voi theo ý muốn của mình, đều thành tựu và đem lại lợi ích. Thí như người thợ vàng khéo hay luyện chơn kim để rồi làm thành các dụng cụ theo ý muốn của mình, đều thành tựu, đem lại lợi ích. Tỳ-kheo cũng như vậy, định tâm thanh tịnh, đến vô động địa, biến hóa theo ý muốn, cho đến Phạm thiên. Đây là thắng pháp thứ ba của tỳ-kheo.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, một lòng tu tập, chứng thiên nhĩ trí. Thiên nhĩ của vị kia thanh tịnh vượt hẳn lỗ tai của người thường, nghe được hai loại âm thânh của nhơn và phi nhơn. Thí như trong thành đô quốc ấp có giảng đường cao rộng khoảng khoát, người với lỗ tai thông tỏ ở tại nơi đó, khỏi phải dùng sức để nghe một cách nhọc mệt mà có thể nghe được các thứ âm thanh. Tỳ-kheo cũng như vậy, do tâm định nên thiên nhĩ thanh tịnh, nghe được tiếng nói của nhơn và phi nhơn. Đây là thắng pháp thứ tư của tỳ-kheo.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, nhất tâm tu tập chứng tha tâm trí. Vị kia biết được tâm của chúng sanh ngoài mình, tâm ấy có dục không có dục, có cấu không có cấu, có si không có si, tâm rộng hay tâm hẹp, tâm nhỏ hay tâm lớn, tâm định hay tâm loạn, tâm bị trói buộc hay tâm được giải thoát, tâm cao thượng hay tâm không cao thượng, tất cả đều biết hết. Thí như kẻ nam người nữ tự cảm thấy hoan hỷ, dùng gương soi mặt, đâu có bộ phận nào nơi mặt mà không thấy. Tỳ-kheo cũng như vậy, do định tâm thanh tịnh nên biết được ý nghĩ của tất cả chúng sinh bên ngoài. Đây là thắng pháp thứ năm.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, một lòng tu tập chứng túc mạng trí, bèn có thể nhớ biết vô số đời sống trước, với bao nhiêu sự việc; có thể nhớ một đời, mười đời, một trăm đời, một ngàn đời, vô số một trăm, một ngàn đời, cho đến thời kiếp tận hỏa thiêu, quốc độ bị đốt cháy toàn bộ rồi sanh trở lại. Ta sanh nơi đây tên họ như vậy, chủng loại như vậy, tộc tánh như vậy, ăn uống như vậy, thọ mạng như vậy, ở đời như vậy, tuổi thọ hết như vậy, thọ khổ vui như vậy. Từ nơi kia mạng chung lại sanh nơi kia, lần lượt như vậy thọ sanh. Nơi đây hình sắc tướng mạo vô số các thứ sai khác như vậy, đều nhớ biết rõ ràng. Thí như có người từ nơi thôn xóm của mình lưu lạc đến nước khác, thời gian ở tại đó, đi đứng nói năng im lặng như thế nào; rồi từ nước đó lại đến nước khác, đi đứng nói năng im lặng như thế nào; lần lượt trở lại nước kia, khỏi phải dụng lực một cách nhọc nhằn mà có thể nhớ biết hành trình các nước. Ta từ nước này đến nước kia, khi ở nước kia, đi như vậy, đứng như vậy, nói năng như vậy, im lặng như vậy, từ nước kia đến nước kế tiếp, khi ở nước đó, đi như vậy, đứng như vậy, nói năng như vậy, im lặng như vậy, lần lượt trở lại bổn quốc. Tỳ-kheo cũng như vậy, có thể dùng định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, bằng trí túc mạng đã chứng có thể nhớ vô số trăm ngàn kiếp tất cả các sự việc. Đây là tỳ-kheo chứng đắc minh thư nhất, vô minh diệt, minh pháp sanh, ám tiêu mất, pháp sáng tỏ hiện. Đây là tỳ-kheo chứng đắc túc mạng trí minh. Tại sao vậy? Do tâm không phóng dật, siêng năng không biếng nhác, tâm không thác loạn, ưa ở chỗ tịch tĩnh.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến nhập vô động địa, nhất tâm tu tập, chứng sanh tử trí, trí chứng thiên nhãn kia thanh tịnh, thấy chúng sanh chết nơi đây sanh nơi kia, hình sắc tốt xấu, các đường thiện ác, tôn quý ti tiện, tùy theo nghiệp chúng sanh tạo, tất cả nhân duyên nghiệp báo đều biết hết. Như người này, thân tạo ác hành, khẩu tạo ác hành, tâm tạo ác hành, phỉ báng Hiền Thánh, tà mạng. Do quả báo tà kiến, nên đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như chúng sanh này thân hành thiện, khẩu hành thiện, tâm niệm thiện, không phỉ báng Hiền Thánh, chánh kiến, tu tập chánh nghiệp, khi chết được sanh trong cõi trời người. Thiên nhãn thanh tịnh như vậy, thấy chúng sanh chết nơi đây sanh nơi kia, tùy theo nghiệp đã tạo, tất cả nghiệp nhơn đều biết. Thí như nơi chỗ đất bằng rộng lớn tại địa đầu đường ngã tư, có một chỗ ngồi nhà cao vút, một người với đôi mắt sáng ở nơi đó. Thấy chúng sanh từ phương đông đến phương tây, từ phương tây đến phương đông, từ phương nam đến phương bắc, từ phương bắc đến phương nam. Cũng như vậy, tỳ-kheo dùng định tâm thanh tịnh, cho đến vô động địa, thấy chúng sanh chết nơi đây sanh nơi kia, cho đến tùy theo chỗ tạo nghiệp của chúng sanh, tất cả nhân duyên nghiệp báo đều biết. Đây là tỳ-kheo chứng được minh thứ hai, vô minh đoạn, minh pháp sanh, ám tiêu mất, minh xuất hiện. Đây là chứng sanh tử trí minh, thấy chúng sanh chết nơi này sinh nơi kia. Tại sao vậy? Do không phóng dật, siêng năng không biếng nhác, tâm không thác loạn, ưa sống chỗ tịch tĩnh.
«Vị kia do định tâm thanh tịnh, cho đến vô động địa, nhất tâm tu tập chứng vô lậu trí. Vị kia như thật biết Khổ thánh đế, Tập-Tận-Đạo đế; như thật biết hữu lậu, lậu tập, lậu tận, như thật biết con đường đưa đến lậu tận Đạo thánh đế. Vị kia biết như vậy, thấy như vậy, [966a1] tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu; sau khi đã giải thoát, biết rằng, ‹sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần đã làm xong, không còn tái sanh.› Thí như trong ao nước trong có cây, đá, cá trạnh, các loài thủy tộc, đông tây du hành; người có mắt sáng thấy rõ cây, đá, cá trạnh: đây là cây đá, đây là cá trạnh du hành đây đó. Tỳ-kheo cũng như vậy, do định tâm thanh tịnh, cho đến vô động địa, đặng vô lậu trí chứng, cho đến không trở lại tại sanh. Đây là tỳ-kheo đặng minh thứ ba, vô minh đoạn, minh pháp sanh, ám pháp hết, ánh sáng hiện, gọi là vô lậu trí minh. Tại sao vậy? Do không phóng dật, tinh tấn không biếng nhác niệm không thác loạn, ưa ở chỗ tịch tịnh.»[147]


Chú thích:
[94] Xem Phần i, Ch. ii. Tăng-già-bà-thi-sa 8 & 9.
[95] Các đoạn trước phiên âm là Lê-xa.
[96] Hán: chư đại Ly-xa 諸大離奢; bản Hán hiểu đại là danh từ chung. Nhưng, đại cũng có thể coi là dịch nghĩa tương đương Pali Vaḍḍha: (thịnh vương, hay tăng trưởng). Do đó, Đại là tên người, một người Ly-xa tên là Đại, không phải hình dung từ. Pali: Vaḍḍha-Licchavī.
[97] Vin.ii. 124: Vaḍḍha, người Licchavī, thân tình của các tỳ-kheo nhóm Mettiya-bhūmajaka. Ngũ phần 26 (T22n1421 tr.174c05): Lô-di Lực sĩ tử 廬夷力士子 nghe lời Từ Địa vu khống tỳ-kheo Đà-bà 陀婆比丘.
[98] Vô căn bất tịnh pháp 無根不淨法; ở đây được hiểu là pháp phi tịnh hạnh không căn cứ. Tội danh chính xác là «vu khống bằng ba-la-di không căn cứ.»
[99] Văn thuật theo quán tính truyền khẩu. Không thể khiển trách cư sỹ bằng những lời không phù hợp như vây.
[100] Phúc bát 覆缽; úp bát. Pali: pattaṃ nikkujjatum.
[101] Luật Pali, Vin. ii. 125, có tám điều: khiến tỳ-kheo mất lợi dưỡng (bhikkhūnaṃ alābhāya), khiến tỳ-kheo mất lợi ích (anatthāya), khiến tỳ-kheo mất chỗ ở (avāsāya), mắng chưởi tỳ-kheo (bhukkhū akkosati paribhāsati)), gây chia rẽ tỳ-kheo (bhikkhū bhikkhūhi bhedeti), huỷ báng Phật (buddhassa avaññaṃ bhāsati), huỷ báng Pháp, huỷ báng Tăng.
[102] Từ phạm cả 10 điều, cho đến chỉ phạm 1 điều.
[103] Pali: asaṃbhogaṃ saṅghena, không cộng sự với Tăng.
[104] Đoạn này liên hệ với việc Bát-nan-đà treo bát vào gậy rồi quảy đi, ở trên.
[105] Một tập quán mê tín phổ biến, khi có chuyện bất thường, người ta cầu nguyện và chúc lành.
[106] Cf. Vin.ii. 140: Phật nói, «Các ngươi chúc sống lâu, có ai chết hay sống vì vậy chăng?»
[107] Vin.ii. 140: gihī bhikkhave maṅgalikā, Này các tỳ-kheo, đó là sự chúc lành của người thế tục.
[108] Xem tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 88.
[109] Cf. Vin. ii. 136, quy định về giây thắt lưng (kāyabandha): tỳ-kheo vào tụ lạc khất thực mà không có thắt lưng, phạm đột-kiết-la. Lục quần tỳ-kheo làm giây nịt bện (kalābuka), có hình đầu rắn nước (deḍḍubhaka), có hình cái trống (muraja), gắn các khoen tai.
[110] Xà-đề-na 闍提那帶. Skt. jaṭila: đai bện? Xem cht. 112 dưới
[111] Tán diên 散綖帶: đai có tua rẻo? Xem cht. 112 dưới.
[112] Tham chiếu, Pali, Vin.ii. 136: Phật cho phép hai loại đai, paṭṭika: đai bằng giải dài; sūkaranta: đai hình đuôi heo? Hán dịch Nam truyền dịch là biên đái 編帶: đai bện. Bản Anh, bỏ trống, nói là không dịch được.
[113] Xem, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 107 & 108.
[114] Xem, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 169 & 170.
[115] Pali, Vin.ii. 138: dài nhất là 8 ngón tay. Ngắn nhất là 4 ngón tay.
[116] Tước dương chi kỳ 楊枝奇. Chưa rõ nghĩa.
[117] Bà-xà Tử 婆闍子. Trên kia, phiên âm là Bạt-xà-Tử.
[118] Ưu-đà-diên 憂陀延. Pali: Udena, vua nước Kosambī. Truyện kể trong Pháp cú truyện Pali, Dhp. 21 (Dhp.A.1. 161).
[119] Pali, Piṇḍola-Bhāradvāja, con trai của vị bà-la-môn tư tế của vua Udena.
[120] Uỷ-thiền 慰禪. Pali: Ujjenī. Xem chuyện Kỳ-bà chữa bịnh vua Uỷ thiền. Ch. vii. Y.
[121] Xà-di-bạt-đề 奢彌跋提. Pali: Sāmāvati, con gai của Ghosita, người đã cúng tinh xá Ghositārāma (Cù-sư-la viên).
[122] Xem, Tỳ-kheo, tăng-già-bà-thi-sa 5.
[123] Ma-ha Ca-chiên-diên 摩訶迦旃延. Pali: Mahā-Kaccāyana. Sinh quán tai Ujjena, con trai một người Bà-la-môn, đại thần của Vua Ujjena. Ngài nhận chỉ giáo của Phật, cùng 7 tỳ-kheo, đồng là bạn cũ, về hoằng pháp tại bản địa.
[124] Đại tiểu trì giới kiền độ 大小持戒揵度. Chi tiết quá trình tu tập giới của tỳ-kheo, từ khi mới xuất gia cho đến khi chứng quả A-la-hán. Tất cả những điều này tập hợp lại dưới một bộ môn gọi là giới thân, giới uẩn, hay giới kiền độ, hay gọi là Thánh giới tụ. Điển hình đầy đủ về quá trình tu tập Thánh giới này, có thể xem Trung A-hàm 36, kinh 146 «Tượng tích dụ.» Tương đương Pali, M. 27. Cūḷa-Hatthipadopâm-sutta. Tham chiếu các kinh, Trường A-hàm 14 (21. kinh Phạm động, T01n1, tr.88b12), Pali, D.1 Brahmajāla; Trường A-hàm 17 (27. kinh Sa-môn quả; T01n1, tr.107a20); Pali, D.2 Sāmaññaphala.
[125] Nguyên Hán: quỷ thần thôn 鬼神村.
[126] Thông trung trượng 通中杖; trên kia dịch là không trung trượng (Xem ch.ii, mục 19: về gậy quạt). Dịch từ daṅḍa(ka), Skt. & Pali: gậy, biểu hiện quyền uy.
[127] Những câu chuyện chướng ngại đạo, Pali: tiracchāna-kathā, súc sanh luận, chỉ những câu chuyện vô ích, ngu si.
[128] Ngoạ khởi sự 臥起事 (?). Có lẽ Pali senā-katham, chuyện tướng quân, nhưng bản Hán đọc là senāsana-katham.
[129] Hỏa chú 咒火. Pali: aggi-homa, thờ cúng lửa.
[130] Sát-lợi chú 剎利咒. Pali: khatta-vijjā, chú thuật về quyền lực của vua chúa, tức khoa học chính trị.
[131] Tụng thiên nhân vấn 誦天人問. Tham chiếu Pali, đoạn liên hệ (D. i. 9, 67): pakkajjhānaṃ (dự báo vận mạng) saraparittānam (chú thuật phòng ngừag tên bắn).
[132] Kết luận các đoạn trên, tỳ-kheo sau khi thành tựu Thánh giới uẩn, đoạn tiếp theo nói về tỳ-kheo tu tập phòng hộ căn môn. Nhưng bản Hán ở đây lược bỏ đoạn nói về việc tỳ-kheo thành tựu giới uẩn bằng sự chấp trì ba-la-đề-mộc-xoa. Tham chiếu Pali đoạn liên hệ, Sāmaññaphala-sutta, D. i. 70: so iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṃ anavajja-sukhaṃ paṭisaṃvedeti. Evaṃ kho... bhikkhu sīlasampanno hoti, «vị ấy do thành tựu Thánh giới uẩn này mà nội tâm cảm thọ sự an lạc không cấu uế. Như vậy, tỳ-kheo thành tựu giới.» Kinh Tượng tích dụ (Trung A-hàm 146), sau Thánh giới uẩn là tri túc. Tiếp sau đó, thủ hộ căn môn.
[133] Từ đây trở xuống, tỳ-kheo tu tập bằng sự thủ hộ căn môn. Bản Hán lược bỏ đoạn giới thiệu. Tham chiếu đoạn Pali liên hệ: kathañ ca... bhikkhu indriyesu guttadvāro hoti? idha..., «Thế nào là tỳ-kheo thủ hộ căn môn? Ở đây...»
[134] Tham chiếu Pali (D.i. 70): cakkhunā rūpaṃ disvā na nimmittaggāhī hoti nānuvyañjanaggāhī, «sau khi mắt thấy sắc, vị ấy không chấp thủ tổng tướng, không chấp thủ biệt tướng (của sắc).»
[135] Tham chiếu đoạn Pali (nt.) liên hệ: yatvādhikaraṇaṃ enaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhā-domanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjati... «Nguyên nhân gì mà vị ấy sống với căn con mắt không được phòng hộ khiến cho những tham và ưu, cùng những pháp ác bất thiện chảy lọt vào, vị ấy tu tập để chế ngự nguyên nhân ấy...»
[136] Nguyên Hán: xúc nhập 觸入.
[137] Trở xuống, tỳ-kheo sống tri túc. Đoạn Pali (nt.) liên hệ, tiếp theo phòng hộ căn môn là tỳ-kheo tu tập chánh niện chánh tri (sati-sampajaññena). Bản Hán nhảy qua đoạn này mà đưa xuống sau. Từ đây trở xuống, tỳ-kheo tu tập chánh niệm chánh tri. Thứ tự tu tập trong bản dịch này có đảo lộn. Trong các kinh, tu tập bốn niệm xứ sau khi tỳ-kheo đã có chánh niệm.
[138] Đây nên hiểu là chánh niệm. Từ đây trở xuống, tỳ-kheo tu tập chánh niệm chánh tri. Thứ tự tu tập trong bản dịch này có đảo lộn. Trong các kinh, bốn niệm xứ được nói sau chánh niệm.
[139] Dữ tánh 與姓, cho trở thành người tự do trong bốn giai cấp hay chủng tánh.
[140] Hán dịch thiếu nghĩa: «có hỷ lạc phát sanh do sự viễn ly.»
[141] Nguyên Hán: hiện thân đắc lạc 現身得樂.
[142] Nội tín 內信. Huyền Trang: nội đẳng tịnh, trạng thái bình lặng, quân bình của nội tâm khi nhập đệ nhị thiền. Pali: ajjhattaṃ sampasādanaṃ.
[143] Hán: tâm tại nhất xứ 心在一處. Pali: cetaso ekodibhāvaṃ.
[144] Trú hộ niệm lạc 住護念樂. Hán hiểu sai từ nguyên của Skt. upekṣa (Pali: upekkha) nên dịch là «hộ» thay vì dịch là «xả» như La-thập hay Huyền Trang. Pali: pītiyā ca virāgā ca upekkhako ca viharati, «vị ấy ly hỷ, an trú xả.»
[145] Hán: hộ niệm khoái lạc 護念快樂. Xem cht. 144 trên. Pali: upekkhako satimā sukhaviharī, an trú lạc cùng với xả và niệm.
[146] Hán: hộ niệm thanh tịnh 護念清淨. Pali: upekkha-sati-parisuddhiṃ, xả niệm thanh tịnh, trạng thái thuần tịnh, trong suốt, do chỉ còn xả và niệm.
[147] Hết quyển 53.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Nắng mới bên thềm xuân


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.151.153 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập