Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích 17. Phần của người khác
[978c22] Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Sai-ma, có nhà đàn-việt. Đệ tử của tỳ-kheo-ni đến nhà người đàn-việt đó nói:
«A-di Sai-ma cần năm đấu vừng.»
Người đàn-việt kia nói:
«Có thể được.».
Người đàn-việt đưa cho. Cô đệ tử kia nhận được vừng rồi, ăn hết.
Sau đó vào một buổi sáng, tỳ-kheo-ni Sai-ma, khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt kia, trải chỗ ngồi ngồi, người đàn-việt hỏi:
«Vừng có tốt hay không?»
Sai-ma hỏi lại:
«Vừng gì?»
Người đàn-việt thuật lại đầu đuôi. Tỳ-kheo-ni Sai-ma khi về chùa nói với người đệ tử rằng:
«Cô ăn trộm của tôi năm đấu vừng (mè).»
Người đệ tử trả lời:
«Con không ăn trộm. Con nghĩ thân tình nên ăn.»
Sau đó nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô dùng với ý gì?»
Cô đệ tử thưa:
«Con dùng với ý thân tình.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được, không phải thân tình mà tác ý thân hậu để lấy dùng. Vì nói dối nên mắc tội ba-dật-đề.»
Tỳ-kheo-ni Sai-ma có nhà đàn-việt. Đệ tử của cô đến nhà đàn-việt đó nói:
«A-di Sai-ma cần cháo ba món thuốc.»
Người đàn-việt nói:
«Có thể được.»
Rồi đưa cho. Cô đệ tử nhận được, ăn hết.
Sau đó, vào buổi sáng sớm, tỳ-kheo-ni Sai-ma, khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt kia, trải chỗ ngồi an tọa. Người đàn-việt thưa hỏi:
«Thưa A di, cháo ba món thuốc có khá hay không?»
Sai-ma hỏi lại:
«Cháo ba món thuốc gì?»
Người đàn-việt liền thuật lại đầu đuôi. Khi trở về chùa, Sai-ma nói với người đệ tử rằng:
«Cô lấy trộm của tôi cháo ba món thuốc.»
Người đệ tử trả lời:
«Con không lấy trộm. Con lấy với ý thân tình.»
Cô đệ tử nói như vậy rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô lấy với ý gì?»
«Con lấy với ý thân tình.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được, chẳng phải thân tình, mà tác ý thân tình để lấy. Vì nói dối nên phạm ba-dật-đề.»
Có tỳ-kheo lấy phần khư-xà-ni của Hòa thượng. Hòa thượng nói:
«Ông ăn phần của tôi, phạm tội trộm.»
Tỳ-kheo thưa:
«Con không ăn trộm. Con lấy với ý thân tình.»
Vị kia nghi, đức Phật hỏi:
«Ông lấy với tâm gì?»
«Con lấy với ý nghĩ là thân tình.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được, chẳng phải thân tình mà tác ý thân tình để lấy.» 18. Cầm nhầm
1. Có người thợ gốm là đàn-việt của một tỳ-kheo. Người đàn-việt nói:
«Đại đức cần đồ gì cứ nói.»
Tỳ-kheo nói:
«Tốt lắm.»
Người đàn-việt nói xong, đứng dậy đi vào nhà. Có một người khác đến chỗ bán hàng để bán. Sau đó, tỳ-kheo cầm (nhầm) cái bình của người bán hàng đi. Người ấy nói với tỳ-kheo:
«Thưa Đại đức, chớ lấy cái bình của tôi đi.»
Tỳ-kheo nói:
«Cái bình này là cái bình của ai? Ông thợ gốm trước đây có nói với tôi, nếu cần đồ gì thì cứ lấy, cho nên tôi lấy.»
Người bán hàng nói:
«Cái đó không phải là đồ của người ấy.»
Tỳ-kheo liền để cái bình xuống mà đi. Nhưng rồi nghi. đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo kia thuật lại đầy đủ nhơn duyên với đức Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không hỏi chủ mà lấy.»
2. Có nhà bán rượu là đàn-việt của một tỳ-kheo. Người đàn-việt nói với tỳ-kheo:
«Đại đức cần cái nồi thì cứ lấy.»
Tỳ-kheo nói: «Tốt lắm.»
Người đàn-việt nói xong trở về nhà. Có một người khác đến đứng chỗ bán rượu. Sau đó, tỳ-kheo cần cái nồi nên đến lấy (nhầm) đi. Người kia nói:
«Đại đức đừng lấy cái nồi của tôi đi.»
Tỳ-kheo nói:
«Cái nồi này của ai? Người bán rượu trước đây có nói với tôi, cần cái nồi thì cứ lấy. Cho nên tôi lấy.»
«Đó không phải cái nồi của người ấy.»
Tỳ-kheo để cái nồi xuống rồi đi. Nhưng rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý gì?»
Tỳ-kheo trình bày rõ nhơn duyên với đức Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không nói với chủ mà lấy vật của người.»
3. Có người lái buôn là đàn-việt của tỳ-kheo. Người đàn-việt nói:
«Đại đức cần gì cứ lấy.»
Tỳ-kheo nói: «Tốt lắm.»
Lái buôn kia trở về nhà. Có một người khác đến chỗ bán hàng. Sau đó, tỳ-kheo cần gạo, bèn đến lấy (nhầm) gạo đi, người kia nói:
«Đại đức đừng lấy gạo của tôi đi.»
Tỳ-kheo nói:
«Gạo này là của ai? Người lái buôn trước đây có nói với tôi là cần gì thì cứ lấy, nên tôi mới lấy.»
Người kia nói:
«Đây không phải là gạo của ông lái buôn.»
Tỳ-kheo liền để gạo xuống mà đi. Nhưng nghi. Đức Phật nói:
«Ngươi lấy với tâm gì?
Tỳ-kheo trả lời thuật lại đầy đủ nhơn duyên với đức Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không hỏi chủ mà lấy.»
4. Bấy giờ, có người bán y là đàn-việt. Đàn-việt thưa:
«Đại đức cần gì thì cứ lấy.»
Tỳ-kheo nói: «Tốt lắm.»
Người đàn-việt kia qua đời. Còn một đứa con nhỏ. Tỳ-kheo cần y, liền lấy y đi. Đứa nhỏ nói:
«Đại đức đừng lấy y của con đi.»
Tỳ-kheo nói:
«Y này của ai? Người bán y trước đây có nói với tôi cần y cứ lấy.»
Đứa nhỏ nói:
«Người bán y ấy chết rồi.»
Tỳ-kheo liền bỏ y mà đi, nhưng nghi. Đức Phật nói:
«Ngươi lấy với ý gì?»
Tỳ-kheo trình bày đầy đủ nhân duyên. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không hỏi chủ mà lấy.» 19. Vật vô chủ
1. Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Có một Ly-xa không có lòng tin, dùng một miếng giẻ rách gói năm tiền, để trong đống rác, sai người rình, nếu thấy ai lấy thì bắt. Bấy giờ có tỳ-kheo trì y phấn tảo tưởng là y phấn tảo, liền lấy bỏ trong đãy. Sứ giả kia thấy, nói:
«Ông Ly-xa gọi tỳ-kheo.»
Tỳ-kheo nói:
«Gọi đi đâu?»
Khi tỳ-kheo đi đến chỗ Ly-xa, Ly-xa hỏi:
«Đại đức được phép cầm tiền bạc của báu chăng?»
Tỳ-kheo nói:
«Điều đó không được.»
Ly-xa nói:
«Không được, sao thầy lấy?»
Tỳ-kheo nói:
«Tôi đâu có lấy.»
Ly-xa bảo đưa chiếc đãy xem. Ly-xa liền lấy gói tiền từ trong đãy của tỳ-kheo ra. Tỳ-kheo này hổ thẹn, và tỳ-kheo khác cũng vậy. Các tỳ-kheo đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói với các tỳ-kheo:
«Các ngươi lắng nghe. Nếu có tỳ-kheo nào muốn lấy y phấn tảo như vậy, thì nên dùng ngón chân bên tả kẹp, ngón chân bên hữu kéo ra để xem. Cái gì bất tịnh thì gỡ nó ra, cái gì tịnh thì lấy mang đi.»
2. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Ca-lưu-đà-di cùng nhóm sáu tỳ-kheo tắm tại sông A-di-bà-đề. Ca-lưu-đà-di tắm xong lên bờ trước, mặc lộn y của Nhóm sáu tỳ-kheo, rồi đi. Nhóm sáu tỳ-kheo tắm rồi sau lên bờ không thấy y của mình mà lại thấy y của Ca-lưu-đà-di, bèn nói:
«Ca-lưu-đà-di ăn trộm y của chúng ta, liền tác pháp diệt tẫn, trong lúc vắng mặt Ca-lưu-đà-di.
Ca-lưu-đà-di nghe như vậy sanh nghi, đến chỗ đức Thế Tôn đầu mặt đảnh lễ sát chân, rồi ngồi lui qua một bên, đem nhân duyên trên trình bày đầy đủ lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào, khi ngươi lấy?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Con tưởng là y của mình nên lấy, chứ không có tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không xem kỹ y mà vội lấy. Cũng không được không có mặt người mà tác pháp quở trách, tẫn, y chỉ, ngăn không cho đến nhà bạch y, cử tội, hay yết-ma diệt tẫn. Nếu làm thì không thành lại mắc tội đột-kiết-la.»
3. Có tỳ-kheo lượm được cái y do gió thổi bay, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với tâm gì?»
Vị ấy thưa:
«Với ý nghĩ là y phấn tảo, chứ không có tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo do gió thổi bay.»
4. Có cư sĩ giặt y rồi phơi trên tường. Khi ấy, có tỳ-kheo trì y phấn tảo thấy, tưởng là y phấn tảo, nên lấy đi. Cư sĩ kia thấy, nói:
«Đại đức đừng mang y của tôi đi.»
Tỳ-kheo nói:
«Tôi tưởng là y phấn tảo.»
Nói rồi liền bỏ y mà đi; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Con lấy với ý nghĩ là y phấn tảo.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo từ trên tường, trên rào, hay trong hào.»
Có cư sĩ giặt y rồi phơi trên nia. Một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo, với tâm trộm lấy đi, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
5. Có số đông bọn cướp đi ra khỏi thành Xá-vệ, cách Kỳ-hoàn không xa, ban ngày uống ruợu xong, còn dư, để giữa gốc cây, vào thành Xá-vệ. Bấy giờ, Nhóm sáu tỳ-kheo ra ngoài Kỳ-hoàn, với tâm trộm, lấy uống. Đức Phật nói:
«Phạm ba-la-di.»
6. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt, gặp lúc trời mưa to, nước trôi các loại mỡ lạng. Vị kia nghĩ đây là vật không cầu mà được, có thể dùng làm thuốc, liền lấy uống, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy, với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Tưởng là vật phấn tảo, cho nên lấy, chứ không với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy vật phấn tảo trong nước. Không thọ mà dùng phạm ba-dật-đề.»[16] 20. Mượn tiếng lấy
Tỳ-kheo có nhà đàn-việt. Tỳ-kheo khác hỏi tỳ-kheo này rằng:
«Tôi muốn đến nhà đàn-việt của Thầy. [980a1] Thầy có muốn nói gì?»
Vị kia nói:
«Tùy ý Thầy. Nói gì cũng được.»
Tỳ-kheo này cần năm mươi lượng đường mía, nên khi đến nhà đàn-việt nói:
«Tỳ-kheo kia cần năm mươi lượng đường mía.»
Người đàn-việt thưa:
«Có thể được.»
Nói xong, liền lấy cho. Tỳ-kheo này nhận được đường rồi dùng hết không đưa cho tỳ-kheo kia. Một thời gian sau, tỳ-kheo kia đến nhà đàn-việt. Người đàn-việt ấy hỏi:
«Thưa Đại đức, đường mía có khá không?»
Tỳ-kheo kia hỏi lại:
«Đường mía gì? Cho ai?»
Người đàn-việt thuật rõ đầu đuôi. Tỳ-kheo kia khi về chùa nói với tỳ-kheo này rằng:
«Ngươi lấy đường mía của tôi, phạm giới trộm.»
Tỳ-kheo này nói:
«Tôi không phạm giới trộm. Vì Thầy bảo tôi tùy ý muốn nói gì thì nói.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nói như vậy. Phải bảo, ‘Nên nói như vầy. Nên bảo như vầy.’»
Có tỳ-kheo trộm xe của người khác, rồi nghi. Đức Phật nói:
«Phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo trộm củi của người khác, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, phạm ba-la-di.» 21. Bắt cóc trẻ
Người đàn-việt của Tất-lăng-già-bà-ta[17] có hai đứa nhỏ, thông tuệ sáng sủa, không sợ người. Mỗi lần Tất-lăng-già-bà-ta đến nhà, chúng nó liền ôm chân và chạy quanh vui chơi. Sau đó một thời gian hai, hai đứa nhỏ này bị cướp bắt. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm Tất-lăng-già-bà-ta, khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt, trải chỗ ngồi an tọa, cha mẹ tiểu nhi đến khóc sướt mướt nói:
«Con của con cướp bắt mất rồi. Nếu chúng nó còn ở nhà thì đã đến ôm chân Đại đức, vui vẻ biết bao!»
Tất Lăng Già Bà Ta nói:
«Nên tìm khắp trong nhà, xem thử chúng nó ở đâu?»
Cha mẹ tiểu nhi nói:
«Tìm khắp rồi mà không có.»
Tất-lăng-già-bà-ta trở về chùa, vào trong phòng, tư duy nhập định, đặt niệm trên thân, dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt hẵn người thường, thấy tiểu nhi bị giặc, để trong chiếc thuyền nơi dòng sông Hằng. Thấy rồi, trong khoảnh khắc bằng khi người lực sĩ co duỗi cánh tay, Tất-lăng-già-bà-ta biến mất khỏi chùa, xuất hiện đứng trong chiếc thuyền của cướp trên dòng sông Hằng. Tiểu nhi thấy liền vui vẻ đến ôm chân. Tất-lăng-già-bà-ta dùng thần túc khiến tiểu nhi trở về, và đem chúng để gác trên phòng, rồi đến nhà chỗ đàn-việt, trải chỗ ngồi an tọa. Bấy giờ, cha mẹ chúng cũng khóc kể và nói:
«Con của con nếu còn chúng sẽ đến ôm chân Đại đức thì vui biết bao!»
Tất-lăng-già-bà-ta nói:
«Có thể tìm các phòng trên gác xem sao!»
Cha Mẹ nó nói:
«Đã tìm rồi mà không có.»
Tất-lăng-già-bà-ta nói:
«Nên tìm lại.»
Cha mẹ chúng nó tìm lại ở tren trên trong phòng thì bắt gặp hai đứa nhỏ. Cha mẹ nó rất vui mừng nói:
«Con của tôi bị giặc bắt mất, Tất-lăng-già-bà-ta vì tôi bắt nó đem về.»
Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Tất-lăng-già-bà-ta: «Tại sao giặc bắt con người ta rồi đoạt lại?»
Tất-lăng-già-bà-ta nghe rồi nghi, đến chỗ đức Phật, đầu mặt kính lễ sát chân, ngồi lui qua một bên, đem nhân duyên này bạch đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn biết mà vẫn hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào khi Thầy bắt thiếu nhi lại?»
«Bạch Thế Tôn với lòng từ con bắt thiếu nhi lại, chứ không có tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được làm việc như vậy.»[18] 22. Nhận di chúc
Có tỳ-kheo tự là Cao Thắng,[19] có người đàn-việt. Người đàn-việt bệnh, tỳ-kheo đến thăm. Đàn-việt có hai tiểu nhi thông tuệ sáng sủa. Bấy giờ, người đàn-việt chỉ chỗ chôn của quý cho tỳ-kheo và nói:
«Hai đứa con của con, khi nó lớn lên, đứa nào giỏi hơn[20] thì chỉ chỗ chôn của quý này cho nó.»
Sau khi người đàn-việt qua đời, tỳ-kheo Cao Thắng chỉ chỗ chôn của quý cho đứa tốt hơn. Tiểu nhi kia khóc kể, đến trong chùa nói với A-nan:
«Thưa Đại đức, tài sản cha con để lại cho hai đứa con. Tỳ-kheo Cao Thắng này lại giao hết cho một người.»
A-nan nói với tỳ-kheo Cao Thắng:
«Tại sao tài sản cha mẹ người ta để lại cho hai người, thầy lại đem giao hết cho một người? Này Cao Thắng, Thầy hãy đi đi. Tôi không đồng Bố-tát với Thầy.»
Trải qua sáu lần bố-tát, A-nan không bố-tát chung.
Tỳ-kheo Cao Thắng là bạn hữu với La-hầu-la.[21] Bấy giờ, La-hầu-la vào buổi sáng, khoác y, bưng bát đến nước Ca-duy-la-vệ chỗ các bà Xá-di, bảo các bà Câu-lê:
«Các bà hãy bồng con của các bà đến để trước Ngài A-nan. Con của các bà khóc. Ngài A nan sẽ bảo các bà bồng nó lên. Các bà sẽ nói như vầy: ‘Chúng con sẽ không bồng con của chúng con lên, đến khi nào tôn giả A-nan chịu nghe tỳ-kheo Cao Thắng nói.»
Các bà nghe theo lời La-hầu-la đem con mình để trước mặt tôn giả A-nan. Khi ấy, các thiếu nhi khóc, tôn giả A-nan bảo các bà:
«Bồng các con lên.»
Bấy giờ, các bà nói:
«Chúng con không bồng chúng nó lên, cho đến khi nào tôn giả chịu nghe tỳ-kheo Cao Thắng nói.»
Tôn giả A nan động lòng từ liền nói với Cao Thắng:
«Sự việc của Thầy thế nào?»
Cao Thắng liền trình bày đầy đủ nhơn duyên với A-nan. Tôn giả A-nan nói:
«Như thế là Thầy không phạm, dù chỉ là tội đột-kiết-la.»[22] III. ĐOẠN NHÂN MẠNG
1. Ưu-ba-ly thỉnh hỏi
Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Kính bạch đức Thế Tôn, các tỳ-kheo ở bên sông Bà-cầu, quán bất tịnh, nhàm chán thân, tự sát, như vậy có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới không phạm.»
«Người, tưởng là người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
«Là người mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Người mà tưởng là phi nhân, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Phi nhơn, mà tưởng là người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Phi nhơn mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Bạch Đại đức, nếu khởi tưởng là người nữ mà đoạn mạng người nam, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Bạch Đại đức, nếu khởi tưởng là người nam mà đoạn mạng người nữ, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
«Nếu khởi tưởng là người nữ này mà đoạn mạng người nữ kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Bạch Đại đức, nếu khởi tưởng là người nam này, mà đoạn mạng người nam kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
«Nếu tìm kiếm người cầm dao, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nếu mạng bị dứt thì phạm.» 2. Khuyến khích chết
Có tỳ-kheo đến thăm đàn-việt bệnh. Vợ của người đàn-việt nhan sắc xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy, tâm dục đắm trước. Tỳ-kheo nói với người vợ của đàn-việt:
«Cùng tôi làm việc như vậy, như vậy.»
Người vợ đàn-việt nói:
«Đại đức đừng nói như vậy! Chồng của con còn sống, con không muốn làm việc ác như vậy.»
Tỳ-kheo liền đến nơi người chồng khen ngợi sự chết. Người chồng liền chết. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
Ngươi khen với ý nghĩ thế nào? Tỳ-kheo thưa:
«Con khen với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.» 3. Phương tiện giết
1. Có tỳ-kheo đến thăm đàn-việt bệnh. Vợ của đàn-việt xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy, tâm dục đắm trước, nói:
«Cùng tôi làm việc như vậy, như vậy.»
Vợ của đàn-việt nói:
«Chồng con còng sống, con không muốn làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo liền cho người chồng uống thuốc khiến cho chết. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi cho uống thuốc, với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo đến thăm đàn-việt bệnh. Vợ của đàn-việt xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy, tâm dục đắm trước, nói:
«Cùng tôi làm việc như vậy, như vậy.»
Vợ của đàn-việt nói:
«Chồng của con còn sống con không muốn làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo liền cho người chồng thuốc xổ khiến cho đứt mạng. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào khi cho uống thuốc?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo tới thăm đàn-việt bệnh. Vợ của đàn-việt xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy, dục tâm tham đắm, nói:
«Cùng tôi làm việc như vậy.»
Vợ đàn-việt nói:
«Chồng con còn sống, con không muốn làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo liền cho người chồng ăn thức ăn không được phép ăn, khiến cho chết; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào [981a1] khi cho ăn thức ăn đó?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
4. Có tỳ-kheo đàn-việt bịnh đến thăm. Vợ của đàn-việt xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy, dục tâm đắm trước, nói:
«Cùng tôi làm việc như vậy.»
Vợ của đàn-việt nói:
«Chồng con còn sống con không muốn làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo liền cho người chồng uống thuốc độc, khiến cho đứt mạng, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào, khi thầy cho uống thuốc ấy? Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
5. Có tỳ-kheo đến thăm đàn-việt bịnh. Hình mạo của tỳ-kheo đoan chánh. Vợ của đàn-việt thấy, tâm dục tham đắm, ngõ ý với tỳ-kheo:
«Đại đức có thể cùng tôi làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo nói:
«Này chị, không được nói như vậy. Việc đó tôi không được làm. Chồng của chị còn, tại sao làm việc xấu như vậy?»
Vợ của đàn-việt nói:
«Khi mà chồng tôi chưa chết, thì không thể hòa hiệp với thầy được.»
Người vợ liền cho chồng uống thuốc cho chết. Chồng chết rồi người vợ nói với tỳ-kheo:
«Chồng tôi đã chết, có thể cùng tôi làm việc như vậy.»
Tỳ-kheo nói:
«Đại tỷ chớ nên nói như vậy. Việc đó, tôi không được làm.»
Vợ của đàn-việt nói:
«Tôi vì Thầy nên đã giết chồng tôi rồi, tại sao Thầy không chịu làm việc như vậy?»
Tỳ-kheo nghe sanh nghi, bạch Phật, Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo liền thuật lại đầy đủ nhân duyên với đức phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Thuốc xổ, thức ăn không đúng, thuốc không đúng, cũng như vậy. 4. Phá thai
1. Bấy giờ, có người đàn bà chồng đi vắng, người đàn ông bên cạnh làm cho có thai, liền đến vị tỳ-kheo mà gia đình thường cúng dường thưa:
«Chồng con đi vắng, người đàn ông bên cạnh làm cho con có mang. Thầy cho con thuốc trụy thai.»
Tỳ-kheo liền chú nguyện nơi thức ăn rồi cho ăn, khiến cho người kia thai bị sẩy. Tỳ-kheo nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
2. Có người đàn bà chồng đi vắng, bèn có thai với người khác. Cô liền đến vị tỳ-kheo mà gia đình thường cúng dường, nói:
«Thưa Đại đức! Chồng con đi vắng, con có thai với người khác. Thầy cho con thuốc để cho thai sẩy.»
Tỳ-kheo liền chú nguyện nơi thuốc, đưa cho uống, khiến cho thai bị sẩy. Tỳ-kheo nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Chú nguyện nơi thuốc bột mịn, chú nguyện nơi tràng hoa, chú nguyện nơi hương xông y phục, chú nguyện nơi thai cũng như vậy. Tất cả đều phạm ba-la-di.
3. Bấy giờ, có người phụ nữ, chồng đi vắng, bèn có thai với người khác. Cô liền đến vị tỳ-kheo-ni mà gia đình thường cúng dường, thưa:
«Kính thưa A-di, chồng con đi vắng, người đàn ông bên cạnh làm con mang thai. Sư cô cho con thuốc làm sẩy thai.»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Này chị, tôi không rành về thuốc. Chị đến đây, tôi sẽ đè nơi bụng của chị.»
Tỳ-kheo-ni đè nơi bụng, khiến cho thai bị sẩy; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô làm với ý nghĩ như thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
4. Có người phụ nữ, chồng đi vắng, bèn có thai với người khác. Cô liền đến vị tỳ-kheo-ni mà gia đình thường cúng dường, thưa:
«Kính thưa A di, chồng con đi vắng, người đàn ông bên cạnh làm cho con có mang. Sư cô cho con thuốc uống thai sẩy.»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Tôi không rành về thuốc, đại tỷ đến đây, tôi sẽ vì đại tỷ cắn nơi đó.»
Cô ni liền cắn nơi bụng, chỗ có thai, khiến cho thai bị đọa, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
5. Có người phụ nữ chồng đi vắng, bèn có thai với người khác. Cô liền đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường thưa:
«Đại đức, chồng con đi vắng, người bên cạnh làm cho con có mang. Thầy cho con thuốc để phá thai.»
Tỳ-kheo cho thuốc thổ hạ quá độ làm cho bà mẹ chết mà con còn sống. Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Bà mẹ chết không phạm. Phương tiện muốn đọa thai mà thai không chết, phạm thâu-lan-giá.»
6. Có tỳ-kheo đỡ người bịnh đứng dậy. Người bịnh qua đời, nghi. Đức phật dạy:
«Không phạm.»
Nếu đỡ ngồi dậy mà qua đời, không phạm.
Nếu vì bệnh nhơn tắm mà họ qua đời, không phạm.
Nếu khi uống thuốc mà họ qua đời, không phạm. 5. Cho bệnh chết sớm
1. Bấy giờ, có tỳ-kheo bệnh lâu ngày. Người nuôi bệnh mỏi mệt, cho ăn thức ăn không thích hợp, khiến cho bệnh nhân đoạn mạng; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Vị nuôi bệnh thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo bệnh lâu ngày. Người nuôi bệnh, mỏi mệt, cho ăn thức ăn không thích hợp, khiến cho bệnh nhân đoạn mạng; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Vị nuôi bệnh thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo bệnh lâu ngày. Người nuôi bệnh mỏi mệt, cho uống không đúng thuốc, khiến cho chết; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo bị bệnh lâu ngày mà có nhiều vật sở hữu. Vị nuôi bệnh với tâm tham của lợi, liền cho ăn thức ăn không thích hợp, khiến cho qua đời; rồi nghi. Đức phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Vị nuôi bệnh thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
4. Có tỳ-kheo bệnh lâu ngày, mà có nhiều tài vật. Vị nuôi bệnh với tâm tham lợi, cho uống không đúng thuốc, khiến cho qua đời; rồi nghi. Đức phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Vị nuôi bệnh thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
5. Có tỳ-kheo dưới nách có mụt nhọt, một tỳ-kheo nặn giùm. Tỳ-kheo kia nói: «Đừng nặn, đừng nặn nữa!» Tỳ-kheo này vẫn cứ nặn, không chịu thôi. Tỳ-kheo kia chết. Tỳ-kheo này nghi, Đức phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được nặn mạnh như vậy.»
6. Có tỳ-kheo bị sưng cả mình, một tỳ-kheo dùng thuốc cấp tháo[23] thoa. Tỳ-kheo kia nói: «Thôi, thôi đừng thoa nữa. Đau nhức và nóng quá.» Tỳ-kheo này nói, «Gắng chịu đau một chút đi, sẽ khỏi.» Tỳ-kheo này không chịu ngưng thoa thuốc. Tỳ-kheo kia chết. Tỳ-kheo này nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳkheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được cưỡng ép xoa như vậy.»
7. Có tỳ-kheo dời tỳ-kheo bệnh từ chỗ bóng mát đến chỗ nắng. Tỳ-kheo bịnh qua đời. Tỳ-kheo kia nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Dời từ chỗ nắng đến chỗ bóng mát cũng như vậy, không phạm.
Tỳ-kheo bệnh tự ý muốn dời từ chỗ bóng mát đến chỗ nắng, từ chỗ nắng đến chỗ bóng mát. Người bệnh qua đời; người dìu nghi. Đức Phật nói:
«Không phạm.»
Dìu người bịnh ra khỏi nhà hoặc vào nhà, rồi người bệnh qua đời. Người dìu nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Người bệnh tự ý muốn ra khỏi phòng, dìu ra khỏi phòng; muốn vào phòng, dìu vào phòng, rồi qua đời. Người dìu không phạm. Dìu người bệnh đến chỗ đại tiện, rồi qua đời, hoặc dìu trở lại trong phòng rồi qua đời, người dìu đều không phạm. Dìu người bệnh đến chỗ tiểu tiện, rồi qua đời, hoặc dìu trở lại phòng, rồi qua đời, đều không phạm.
8. Có tỳ-kheo bị sốt rét. Một tỳ-kheo cưỡng bức đè xuống. Tỳ-kheo bệnh nói: «Chớ đè, chớ đè!» Tỳ-kheo kia cứ đè không thôi. Tỳ-kheo bệnh chết. Tỳ-kheo kia nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý gì?»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được cưỡng bức đè như vậy.»
9. Có tỳ-kheo bệnh, tỳ-kheo khác đến thăm, lật ngược cái khăn để xem mặt và hỏi:
«Trưởng lão có bớt chút nào không?»
Tỳ-kheo bệnh nói:
«Đừng lật, đừng lật!» Vị kia cứ lật, không nghe. Tỳ-kheo bệnh chết. Tỳ-kheo kia nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được cưỡng mà lật như vậy.» 6. Sai bảo giết
1. Có số đông tỳ-kheo, phương tiện sai một người đi giết người kia. Người được sai bèn đi giết; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Tất cả đều phạm ba-la-di.»
2. Có số đông tỳ-kheo phương tiện sai một người đi giết người khác. Trong số đó có một người nghi, mà không ngăn. Người được sai liền đi giết. Người kia nghi. Đức Phật dạy:
«Tất cả đều phạm ba-la-di.»
3. Có số đông tỳ-kheo, phương tiện cùng giết người khác. Trong số đó có một người nghi, liền ngăn. Nhưng người được sai kia vẫn đi giết. Người kia nghi. Đức Phật dạy:
«Người ngăn phạm thâu-lan-giá. Người không ngăn phạm ba-la-di.» 7. Ngộ sát và cố sát
1. Có kẻ trộm lấy y bát, ống đựng kim, tọa cụ của tỳ-kheo. Tỳ-kheo bắt kẻ trộm đè xuống trị. Kẻ trộm chết. Tỳ-kheo nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được đè xuống để trị như vậy.»
2. Có kẻ trộm lấy y bát tọa cụ ống đựng kim của tỳ-kheo. Tỳ-kheo bắt kẻ trộm bỏ dưới cái hầm. [982a1] Kẻ trộm chết, tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với tâm gì?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được làm như vậy.»
3. Có ác tỳ-kheo lấy trộm y bát tọa cụ ống đựng kim của tỳ-kheo. Tỳ-kheo khác nói: «Ác tỳ-kheo này trộm lấy y bát tọa cụ ống đựng kim của tỳ-kheo. Cần phải bắt mà dạy cho biết pháp.» Bèn bắt đánh một trận quá tay. Sau đó, tỳ-kheo kia qua đời. Tỳ-kheo kia nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi đánh với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng đánh người thọ đại giới, phạm tội ba-dật-đề.»[24]
4. Có tỳ-kheo cùng bạch y cãi nhau. Tỳ-kheo đến quan kiện. Vị đại thần ra lệnh bắt nhốt bạch y vào ngục. Bạch y qua đời. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng kiện người mắc tội đột-kiết-la.»
5. Có tỳ-kheo giết con khỉ; rồi nghi rằng: «Mình đã đoạn mạng người, phạm ba-la-di.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Đoạn mạng súc sanh, phạm ba-dật-đề.»
6. Có tỳ-kheo cùng với tỳ-kheo kia tranh cãi. Tỳ-kheo kia bệnh, tỳ-kheo này đến thăm. Tỳ-kheo khác xét thấy, tỳ-kheo này cùng tỳ-kheo bệnh trước có sự oán thù nhau, nay đến thăm ắt có việc gì khác. Tỳ-kheo này liền cho người bệnh dùng phi dược. Tỳ-kheo bệnh qua đời. Tỳ-kheo này nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
7. Có tỳ-kheo cùng tỳ-kheo tranh cãi. Tỳ-kheo kia du hành trong nhân gian, rồi mắc bệnh. Tỳ-kheo này nói: «Dù ngươi có đi đâu, cũng không thoát.» Liền đến thăm hỏi. Tỳ-kheo khác xét thấy, tỳ-kheo này trước đây cùng tỳ-kheo bệnh có sự oán thù, nay đến thăm hỏi, chắc có việc gì khác. Tỳ-kheo này liền cho tỳ-kheo bệnh phi dược. Tỳ-kheo bệnh qua đời. Tỳ-kheo này nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Với tâm sát.»
Đức phật dạy:
«Ba-la-di.»
Cho phi thực, có hai loại, cũng như vậy.
8. Bấy giờ, vào buổi sáng, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Có một đứa bé đang ngủ trong nhà giã gạo. Thâu-la-nan-đà đến mó vào cái chày giã. Chày rơi nhằm đứa nhỏ, nó chết. Thâu-la-nan-đà nghi, đức Phật hỏi:
«Cô làm với tâm niệm thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được sờ mó chày giã của người ta.»
9. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, vào buổi sáng, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Có một đứa nhỏ nằm ngủ bên cái cối giã gạo. Thâu-la-nan-đà đụng cái cối. Cái cối bị lật, đè chết đứa nhỏ. Thâu-la-nan-đà nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được đụng chạm cái cối của người ta như vậy.»
10. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, vào buổi sáng, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Trên giường có đứa nhỏ đang ngủ. Thâu-la-nan-đà không nhìn mà ngồi lên. Vợ người đàn-việt nói:
«A-di chớ ngồi lên đứa nhỏ!»
Cô không nghe nên ngồi lên. Đứa nhỏ liền chết. Cô ni nghi, đức Phật hỏi:
«Cô với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Không có tâm sát. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được, nơi nhà bạch y không xem nơi chỗ ngồi mà ngồi.»
11. Bấy giờ, nước Xá-vệ có đàn-việt thỉnh Phật và Tăng thọ thực vào sáng hôm sau. Đêm đó, sửa soạn các thức đồ ăn ngon bổ xong, sáng sớm đến thỉnh Thế Tôn phú trai. Đức Thế Tôn khoác y, bưng bát cùng một ngàn hai trăm năm mươi tỳ-kheo đều đến nhà đàn-việt, an tọa nơi chỗ ngồi. Theo thường pháp của Chư Phật là, chúng chưa tập hợp đủ thì không thọ thực. Bấy giờ, có một tỳ-kheo xuất gia khi tuổi muộn, dẫn theo đứa con cho xuất gia luôn. Tỳ-kheo, cha của đứa bé, khi tiểu thực, đi đến nhà bạch y khác. Các tỳ-kheo hỏi đứa bé:
«Bố chú đi đâu, để đức Thế Tôn đợi mà không ăn?»
Đứa bé thưa:
«Con không biết.»
Các tỳ-kheo bảo đứa bé đi tìm. Nó đi tìm gặp được tỳ-kheo bố. Nó nói:
«Bố đi đâu mà để đức Phật và chúng Tăng phải chờ bố, không thọ thực?»
Tỳ-kheo giận, nắm lấy đứa con. Đứa nhỏ vì tìm cách để chạy thoát khỏi nên xô tỳ-kheo cha té xuống đất. Bố nó bị chết, nó nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào, khi xô bố ngươi?»
Nó thưa:
«Con không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được xô như vậy.»
12. Có bà mẹ bắt tỳ-kheo. Tỳ-kheo tìm cách thoát, nên xô bà mẹ té xuống đất chết. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được xô đẩy mẹ như vậy.»
13. Có người cha bắt tỳ-kheo. Tỳ-kheo tìm cách thoát, nên xô cha té xuống đất chết, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Không với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được xô cha như vậy.»
Anh bắt tỳ-kheo, chị bắt tỳ-kheo, vợ cũ bắt tỳ-kheo cũng như vậy.
14. Bấy giờ, có chị của vợ cũ nói với người em mình rằng:
«Tại sao không đến tỳ-kheo đòi y thực?»
Người em nói:
«Vì đã xuất gia, em không muốn đòi cái gì cả.»
Người chị nói:
«Chỉ chỗ của tỳ-kheo cho chị. Chị sẽ sẽ đòi cho.»
Người kia liền chỉ chỗ. Người chị nói với tỳ-kheo rằng:
«Tại sao không cấp dưỡng y thực cho em gái tôi?»
Người kia nắm tỳ-kheo. Tỳ-kheo xô để thoát. Người kia té xuống đất, chết. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được xô như vậy.»
15. Có nam nữ bắt tỳ-kheo, tỳ-kheo xô để thoát, nam nữ bị té xuống đất chết. Tỳ-kheo nghi, đức Phật hỏi:
Ngươi với ý nghĩ thế nào?
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được xô như vậy.»
16. Bấy giờ, cách chùa ni không xa có người đàn ông bị chặt tay chặt chân. Tỳ-kheo-ni bưng nước tô-tỳ-la đi[25] qua, cách nam tử không xa. Nam tử thấy, nói:
«A-di cho con nước uống.»
Tỳ-kheo-ni đưa cho Người đàn ông uống rồi, chết. Tỳ-kheo-ni nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô cho với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Con không có ý nghĩ sát sanh.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
17. Cách chùa tỳ-kheo-ni không xa, có người bị chặt tay, chặt chân. Tỳ-kheo-ni bưng nước đi qua, cách người đó không xa. Người đó thấy, nói:
«A di cho con uống nước.»
Tỳ-kheo-ni cho người đó uống rồi họ chết. Tỳ-kheo-ni nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô cho với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Con không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
18. Cách chùa tỳ-kheo-ni không xa, có người bị chặt tay, chặt chân. Tỳ-kheo-ni bưng nước tô-tỳ-la đi qua cách người đó không xa. Người đó thấy, nói:
«A-di, tôi cần tô-tỳ-la để rửa vết thương cho bơt nhức.»
Tỳ-kheo-ni liền cho để rửa, rửa rồi bị chết. Tỳ-kheo-ni nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô cho với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Con không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được cho rửa như vậy.»
Bưng nước đi cũng thế.
19. Cách chùa tỳ-kheo-ni không xa, có người bị chặt chân, chặt tay. Tỳ-kheo-ni bưng nước tô-tỳ-la đi qua cách đó không xa. Tỳ-kheo-ni nghĩ: «Nếu cho tô-tỳ-la để rửa vết thương, may ra có thể chết sớm.» Nghĩ rồi liền cho. Người đó rửa xong thì chết. Tỳ-kheo-ni nghi. Đức Phật hỏi:
«Cô với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Con cho với tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Bưng nước cho để rửa cũng như vậy.
20. Có số đông tỳ-kheo cùng nhóm sáu tỳ-kheo ở tại núi Kỳ-xà-quật, cùng nhau xẻ cây để lợp nhà. Một vị trong Nhóm sáu tỳ-kheo cầm một khúc cây nhọn, ném thẳng trúng nhằm một người. Khúc cây xuyên qua mình, người kia chết liền. Vị này nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được ném thẳng như vậy; mà nên liệng ngang.»
21. Tỳ-kheo tri sự [983a1] làm phòng mới. Đá rơi, trúng tỳ-kheo chết. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Con không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Ngói rơi, cây rơi, kèo rơi, xà rơi, đòn dông roi, gỗ rơi, trúng người; cũng như vậy.
22. Bấy giờ, tại núi Kỳ-xà-quật, có người chăn bò, thả bò ăn cỏ. Một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo lấy hòn đá đập vào sừng bò. Đá văng trúng người chăn bò, chết. Vị ấy nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Vị ấy thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng đánh súc sanh không thể biến hóa thì mắc tội đột-kiết-la.»
23. Có tỳ-kheo ở trong núi Kỳ-xà-quật cạy đá rơi, trúng người đi đường chết; nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi làm với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Con không có ý nghĩ giết người.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được cạy đá. Nếu có nhân duyên cần lấy đá thì nên bảo người đi tránh xa nơi đó.»
24. Có tỳ-kheo muốn xả giới, làm nghề hạ tiện.[26] Vị ấy nghĩ: «Ta đã từng xuất gia trong Phật pháp thì không thể lại làm ác sự như vậy.» Nghĩ như vậy xong, vị ấy liền lên trên đỉnh núi Ma-đầu tự gieo mình xuống để tự tử. Nhưng rơi trúng người đốn tre. Tỳ-kheo sống, người kia chết. Tỳ-kheo nghi, đức Phật nói:
«Người kia chết, (tỳ-kheo) không phạm. Nhưng phương tiện muốn tự sát, phạm thâu-lan-giá.»
25. Có tỳ-kheo muốn thôi tu, làm nghề hạ tiện. Nhưng nghĩ: «Ta đã từng xuất gia trong Phật pháp thì không thể lại làm ác sự như vậy.» Vị kia liền leo lên đảnh núi Ba-la-ha-na, tự gieo mình xuống để chết, nhưng rơi trúng trên người chặt trúc. Người kia chết, tỳ-kheo sống. Vị tỳ-kheo nghi, đức Phật nói:
«Người kia chết, (tỳ-kheo) không phạm. Nhưng phương tiện muốn tự sát mắc tội thâu-lan-giá.»
26. Có tỳ-kheo bưng nước tô-tỳ-la đi cách bãi tha ma không xa. [Theo phép nước, trị người có tội, lấy cọc nhọn xiên người rồi đem vất.][27] Một người bị bêu trên cỏ nhọn, nói, «Cho tôi uống nước.» Tỳ-kheo cho uống rồi, người ấy liền chết. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi cho uống với ý tưởng thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không có tâm sát.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
27. Có tỳ-kheo bưng nước đi cách bãi tha ma không xa. Một người bị bêu trên cọc nhọn nói, «Cho tôi uống nước.» Tỳ-kheo cho uống rồi, người ấy chết. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật nói:
«Không phạm.»
28. Có tỳ-kheo điên cuồng giết người, sau khi tỉnh lại thì biết, bèn nghi. Đức Phật nói:
«Không phạm. Nếu tâm thác loạn, bị thống khổ bức bách, tất cả đều không phạm.» IV. ĐẠI VỌNG NGỮ
1. Ưu-ba-ly thỉnh vấn
1. Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch đức Thế Tôn:
«Kính bạch Đại đức, tỳ-kheo ở bên sông Bà-cầu, sự thật mình không có, nhưng vì miếng ăn, lại đến trước bạch y, tự khen mình, nói là được pháp thượng nhơn. Như vậy có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
2. Có tỳ-kheo tăng thượng mạn, tự bảo là đã đắc đạo, sau đó tinh cần không biếng nhác, chứng tăng thượng thắng pháp. Vị kia ghĩ: «Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới, Nếu tỳ-kheo nào không tự tri kiến mà tự xưng là đắc pháp thượng nhơn, nói rằng: ‘Tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy.’ Sau thời gian khác, hoặc có người hỏi, hoặc không có người hỏi, vì mong cầu sự thanh tịnh, cho nên nói: ‘Tôi thật sự không biết, không thấy mà tự nói là biết là thấy.’ Tỳ-kheo nói hư vọng, phạm ba-la-di, không được sống chung. Tôi do tăng thượng mạn, tự bảo là đã đắc đạo. Sau đó, tinh tấn không biếng nhác, đặng tăng thượng thắng pháp. Ta nên làm thế nào?»
Vị ấy, liền đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với các tỳ-kheo đồng ý, nói:
«Lành thay, Trưởng lão vì tôi bạch đức Thế Tôn. Tùy theo lời dạy của đức Thế Tôn, tôi sẽ y theo đó mà thực hành.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đầu mặt kính lễ sát chân, rồi đem nhân duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ.
Đức Thế Tôn vì nhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, tùy thuận nói pháp, dùng vô số phương tiện khen ngợi trang nghiêm hạnh đầu-đà là điều khó làm, thiểu dục tri túc ưa xuất ly, và bảo các tỳ-kheo: «Nếu là tăng thượng mạn thì không phạm.»
Các tỳ-kheo bạch Phật:
«Bạch Đại đức, nếu đối trước loài súc sanh không thể biến hóa, tự xưng là đắc pháp thượng nhơn thì phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
«Bạch Đại đức, người tưởng là người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Người mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
«Người mà khởi ý tưởng chẳng phải người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
«Chẳng phải người mà tưởng là người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Chẳng phải người mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
«Bạch Đại đức, nếu trước người nam mà khởi ý tưởng là nữ, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
«Trước người nữ mà tưởng là nam, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
«Nếu đối với trước người nữ này mà khởi ý tưởng là người nữ kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nếu nói rõ ràng thì phạm ba-la-di. Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
«Đối trước người nam này mà khởi ý tưởng người nam kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nếu nói rõ ràng thì phạm ba-la-di. Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
Nếu bằng ấn tín, hoặc sai người, hay viết thư, hiện tướng khiến cho họ biết rõ ràng thì phạm ba-la-di; không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.
«Kính bạch Đại đức, nếu đối trước trời rồng, a-tu-la, kiền-thát-bà, dạ-xoa, ngạ quỷ, súc sanh có thể biến hóa được, tự xưng đắc pháp thượng nhơn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nói rõ ràng thì phạm thâu-lan-giá; không rõ ràng phạm đột-kiết-la.»
Bằng ấn tín, sai sứ, viết thư, hiện tướng khiến cho họ biết rõ ràng thì phạm thâu-lan-giá; không rõ ràng phạm đột-kiết-la. 2. Tự xưng
1. Có tỳ-kheo trước người khác tự xưng là đắc pháp thượng nhơn, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nếu nói rõ ràng thì phạm ba-la-di. Không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
Muốn nói với người này, lại nói với người kia , tất cả đều phạm ba-la-di.
2. Có số đông tỳ-kheo du hành tại nước Câu-tát-la. Khi ấy, có bà-la-môn tin Phật, giỏi xem tướng, gặp họ, nói:
«Đại đức A-la-hán đến.»
Tỳ-kheo hỏi:
«Ông nói gì?»
Đáp:
«Đại đức xứng đáng nhận y phục, thuốc men, những gì cần thiêt.»
«Có lý đó.»
Tỳ-kheo nói rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
3. Có tỳ-kheo tự nói chứng đắc căn, lực, giác ý, thiền định, giải thoát, tam muội, chánh thọ. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
4. Có tỳ-kheo giảng cho người về căn lực, giác ý, thiền định, giải thoát tam muội, chánh thọ. Nhưng không tự nói là đã đạt được. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.» 3. Tự ám chỉ
1. Bấy giờ, tỳ-kheo có đàn-việt. Tỳ-kheo nói rằng:
«Người thường nói pháp cho thí chủ đây là vị A-la-hán.»
Đàn-việt liền hỏi:
«Đại đức vừa nói gì?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
2. Bấy giờ, tỳ-kheo có đàn-việt. Tỳ-kheo nói rằng:
«Người thường đến nhà thí chủ đây là A-la-hán.»
Đàn-việt liền hỏi:
«Đại đức vừa nói gì?»
Tỳ-kheo không trả lời, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
3. Tỳ-kheo có đàn-việt. Tỳ-kheo nói:
«Người thường đến ngồi chỗ ngồi đây là A-la-hán.»
Đàn-việt liền hỏi:
«Đại đức vừa nói gì?»
Tỳ-kheo im lặng; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
4. Tỳ-kheo có đàn-việt. Tỳ-kheo nói người:
«Thường nhận thức ăn của ngươi là A-la-hán.»
Đán việt liền hỏi:
«Đại đức vừa nói gì?»
Vị kia im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.» 4. Tự hiện tướng
1. Bấy giờ, đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng: «Nếu Đại đức là A-la-hán thì cởi tăng-già-lê ra.»
Tỳ-kheo liền cởi y, hiện tướng, mà không nói; nhưng rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
2. Đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng:
«Nếu Đại đức là A-la-hán thì [984a1] có thể ngồi trên giường giây.»
Vị kia liền ngồi, hiện tướng, không nói; nhưng rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
3. Đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng:
«Nếu Đại đức là A-la-hán thì đứng dậy.»
Vị kia liền đứng dậy, hiện tướng, không nói; nhưng rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm, thâu-lan-giá.»
4. Đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng:
«Nếu Đại đức là A-la-hán, thì lên trên tầng gác.»
Tỳ-kheo đi lên, hiện tướng, mà không nói. Nhưng rồi nghi. Phật nói:
«Phạm thâu-lan-giá.»
5. Đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng:
«Nếu Đại đức là A-la-hán thì có thể bước xuống.»
Tỳ-kheo liền bước xuống, hiện tướng, không nói rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
6. Tỳ-kheo có đàn-việt. Tỳ-kheo nói:
«Người thường nói pháp cho thí chủ đây là Thanh văn đệ tử Phật.
Đàn-việt hỏi:
«Đại đức nói gì?»
Vị kia im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
Thường vào nhà đàn-việt, nhận chỗ ngồi, nhận thức ăn, cũng như vậy.
7. Có đàn-việt nói với tỳ-kheo mà mình thường cúng dường rằng:
«Nếu Đại đức là Thanh văn đệ tử Phật thì cởi tăng-già-lê.
Vị kia liền cởi, hiện tướng, không nói nhưng rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Khoác tăng-già-lê, ngồi, đứng dậy, leo lên nhà gác, leo xuống cũng như vậy. 5. Mục-liên tự thuyết
1. Bấy giờ, tôn giả Mục-liên nói với các tỳ-kheo, về nghiệp, báo nhơn duyên, đạt được thần túc. Các tỳ-kheo nói với tôn giả:
«Tôn giả nói có nghiệp báo, nhân duyên, đạt được thần túc. Việc không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, phạm ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có nghiệp báo, nhân duyên, và có thể đạt được thần túc như vậy. Mục-liên không phạm.»
2. Mục-liên bảo các tỳ-kheo là có nghiệp báo, nhân duyên, đạt được thiên nhĩ, biết túc mạng, biết được tâm của kẻ khác, thiên nhãn.
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả nói có nghiệp báo nhân duyên đạt được thiên nhĩ, cho đến thiên nhãn, là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có nghiệp báo, nhân duyên, có thể đạt được thiên nhĩ, cho đến đạt được thiên nhãn. Mục-liên không phạm.»
3. Mục-liên bảo các tỳ-kheo rằng:
«Này các Trưởng lão, có chúng sanh như vậy, từ hư không bay qua, nghe tiếng xúc chạm của xương cốt nó.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Đại đức, thầy nói có chúng sanh như vậy từ hư không bay qua, nghe tiếng khua động của xương cốt họ. Đó là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật daỵ:
«Có chúng sanh như vậy. Mục-liên không phạm.»
4. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi thấy có chúng sanh toàn lông trong người của nó đều bằng kim, khi rút ra, khi đâm vào, nhận lấy vô lượng khổ. Nó kêu lớn tiếng vừa khóc vừa la.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả nói có chúng sanh như vậy. Đó là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trước đây ta cũng thấy chúng sanh như vậy, mà ta không nói. Tại sao vậy? Vì sợ mọi người không tin. Người không tin sẽ chịu khổ lâu dài. Chúng sanh ở trong thành Vương-xá này ưa nói hai lưỡi, đấu tranh. Ác nghiệp nhơn duyên này phải đọa vào trong địa ngục trải qua trăm ngàn vạn năm, thọ các khổ não. Đây là nhân duyên tội còn sót lại, nên thọ lấy hình trạng như vậy. Do đó Mục-liên không phạm.»
5. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi Thấy có chúng sanh lặn hụp trong hầm xí, chịu đại khổ thống, rên khóc kêu la.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả tự nói thấy có chúng sanh lặn hụp trong hầm cầu, chịu đại khổ thống kêu la rên khóc như vậy. Đó là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trước đây, ta cũng thấy chúng sanh như vậy, mà không nói. Tại sao vậy? Vì sợ mọi người không tin. Người không tin phải chịu khổ lâu dài. Chúng sanh ở trong nước Ba-la-nại này, thời đức Phật Ca-diếp, làm bà-la-môn, khi ấy thỉnh Phật và Tăng thọ thực, rồi dùng cái máng đựng đầy phẩn, sai người đến bạch: “Đến giờ.” Khi Phật và Tăng đến, bà-la-môn thưa: “Chư Đại đức, các Ngài có thể dùng thức ăn này theo ý muốn của mình, và tùy ý mang đi.” Do ác nghiệp nhơn duyên này mà đọa trong địa ngục Nê lê, thọ khổ trăm ngàn vạn năm. Vì tội ác nhơn duyên còn sót lại, phải lặn trong hầm cầu tiêu. Cho nên Mục-liên không phạm.»
6. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi thấy có chúng sanh ngồi trên giường bằng sắt. Lửa từ giường sắt tuôn ra đốt cháy cả thân, y bát tọa cụ, ống đựng kim cũng đều bị đốt cháy.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả nói thấy chúng sanh như vậy, thọ khổ như vậy, là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trước đây ta cũng thấy chúng sanh như vậy, mà không nói. Tại sao vậy? Vì sợ mọi người không tin. Người không tin phải thọ khổ lâu dài. Chúng sanh ở nước Ba-la-nại này, trong quá khứ, thời đức Phật Ca-diếp, đã làm tỳ-kheo ác. Do nhơn duyên này đọa vào địa ngục trăm ngàn vạn năm thọ các khổ thống. Vì ác nghiệp nhân duyên còn sót lại nên thọ thân như vậy. Do đó Mục-liên không phạm.»
Tỳ-kheo-ni ác, thức-xoa-ma-na ác, sa-di, sa-di-ni thọ khổ cũng như vậy.
7. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi thấy chúng sanh, thân hình của nó bị đốt cháy, các con ruồi bao quanh rúc rỉa, đau khổ kêu la»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả nói thấy có chúng sanh như vậy, thọ khổ như vậy, là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trước đây ta cũng thấy chúng sanh như vậy, mà không nói. Tại sao vậy? Vì sợ mọi người không tin. Người không tin thọ khổ lâu dài. Chúng sanh này là đệ nhất phu nhân của Vua Ca-lăng-già, vì tâm tật đố, nên lấy dầu và nước sôi rót vào đầu của đệ nhị phu nhân đang ngủ. Do nghiệp báo nhân duyên này phải đọa vào địa ngục trăm ngàn vạn năm chịu các sự đau khổ. Vì nghiệp báo nhân duyên còn dư nên thọ thân này như vậy. Do đó Mục-liên không phạm.»
8. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi thấy cung điện thành quách của A-tu-la ở dưới đáy biển mà nước treo bên trên, không vào trong cung thành của họ.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả tự nói là thấy cung thành của A-tu-la ở dưới đáy biển, bốn bên và trên đều không có nước vào, là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có sự việc như vậy. Cung thành của A-tu-la, bốn phía và trên có bốn loại gió để giữ nước lại:[28] trụ phong, trì phong, bất diệt phong, lao hệ phong. Cho nên Mục-liên không phạm.»
9. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi thấy có chúng sanh như vầy: Không xương, không da, không thịt, không máu, không có bất tịnh cũng không có nhọc mệt, và người nữ mà không sanh sản.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả tự nói có chúng sanh như vậy, cho đến có người nữ mà không sanh sản, là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có chúng sanh như vậy, Mục-liên không phạm.»
10. Thế Tôn ở tại thành Vương-xá. Bấy giờ, đại Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Các Trưởng lão, tôi nhập định không huệ,[29] nghe có tiếng nước khi voi chúa Y-la-bà-ni đi[30] xuống ao Nan-đà.[31]»
Các tỳ-kheo nói với Đại đức Mục-liên rằng:
«Đại đức nói nhập định không huệ, nghe tiếng có nước khi voi chúa Y-la-bà-ni đi xuống ao Nan-đà. Đại đức nhập định không huệ mà nghe âm thanh là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có loại định như vậy mà không thanh tịnh. Mục-liên không phạm.»
11. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi nhập định không huệ, nghe tiếng nước khua động của tám mươi bốn ngàn con voi vào trong ao Mạn-đà-diên.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Đại đức tự nói nhập định không huệ mà nghe tiếng khua động của nước do các con voi kia vào trong ao Mạn-đà-diên.»
«Đại đức, vào định không huệ mà con nghe âm thinh là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có loại định như vậy, nhưng không thanh tịnh. Mục-liên không phạm.»
12. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Tôi nhập định không huệ, nghe tiếng nước khua động của voi chúa nọ vào trong ao Tô.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên rằng:
«Tự nói, nhập định không tuệ mà nghe tiếng khua động của nước do voi chúa nọ vào trong ao Tô. Làm sao nhập vào định không huệ nào mà còn nghe âm thanh? Điều này không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Có loại định như vậy, nhưng chẳng phải là thanh tịnh. Mục-liên không phạm.»
Thức không huệ xứ, vô sở huệ không xứ[32] cũng như vậy.
13. Bấy giờ, Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Các Trưởng lão, phương Bắc có ao tên là A-nậu-đạt.[33] Nước trong ao thanh tịnh không có cấu uế. Trong ao có hoa phân-đà-lợi,[34] lớn như bánh xe, gốc của nó như cái trục xe. Bẻ nó, thì có một loại nước màu trắng tiết ra như sữa, vị của nó như mật.»
Các tỳ-kheo nói:
«Tôn giả tự nói phương Bắc có cái ao như vậy, đó là điều không thể có. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Phương Bắc có cái ao như Mục-liên đã nói. Mục-liên không phạm.»
14. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Phương Bắc có ao tên là A-nậu-đạt. Cách ao ấy không xa, lại có một ao tên là Man-đà-diên,[35] ngang dọc năm mươi do tuần. Nước trong ao thanh tịnh, không có cấu uế. Trong ao có bông sen sắc vàng, lớn như bánh xe.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Như lời Thầy nói có cái ao như vậy, đó là điều không thể có. Bấy giờ, đại Mục-liên dùng sức thần lực đến nơi đó, hái một bông sen đem về chùa để trong phòng, mời các tỳ-kheo đến nói:
«Phương Bắc có ao tên là A-nậu-đạt, cách ao đó không xa có ao tên là Man-đà-diên, trong ao có hoa sen sắc vàng, lớn như bánh xe.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Không có điều đó. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Bấy giờ, Mục-liên trở về trong phòng lấy hoa sen đem ra chỉ cho các tỳ-kheo và nói:
«Các Trưởng lão, hoa sen này là thật chăng?» Các tỳ-kheo lại nói:
«Tôn giả là A-la-hán, có sức thần thông, có thể biến hóa ra chứ chẳng phải là chơn thật. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Mục-liên nói đúng sự thật. Không phạm.»
15. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Phương bắc có ao tên là A-nậu-đạt. Nước từ trong ao ấy chảy đến đây; trào vọt ra ở đây.[36] »
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Tôn giả nói phương Bắc có ao tên là A-nậu-đạt. Nước từ trong ao ấy chảy đến đây; trào vọt ra ở đây. Đức Thế Tôn đã dạy như vầy: “Dựa vào gốc để biết.” Nước trong ao kia trong mà mát, mà nước này nóng và bẩn đục. Sự việc này không phù hợp. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Mục-liên nói đúng vì nước này chảy qua tiểu địa ngục rồi mới tuôn ra nơi thành Vương-xá, cho nên mới nóng và bẩn. Mục-liên không phạm.»
16. Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Ở chỗ xuất xứ của dòng nước này, bên dưới đó có ao nước trong mát. Nước từ đó chảy đến đây.»
Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Mục-liên nói như vậy. Nhưng Thế Tôn dạy: “Dựa vào gốc để biết.” Nước này nóng sôi; mà nước bên dưới lại trong mát. Điều này không phù hợp. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Này các tỳ-kheo, như Mục-liên nói. Chỗ xuất xứ của dòng nước sôi này, bên dưới có ao nước trong mát, không có bẩn đục. Nước từ đó chảy qua tiểu địa ngục rồi tuôn ra nơi thành Vương-xá, cho nên nóng sôi, có bẩn đục. Mục-liên không phạm.»
17. Bấy giờ, Vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la, và Vua A-xà-thế nước Ma-kiệt, đánh nhau ở biên giới giữa hai nước. Vua Ba-tư-nặc phá vỡ quân của Vua A-xà-thế. Lúc ấy, Mục-liên bảo các tỳ-kheo:
«Vua Ba-tư-nặc, và Vua A-xà-thế đánh nhau ở biên giới giữa hai nước. Vua Ba-tư-nặc đã thắng.»
Sau đó, Vua A-xà-thế cất quân đánh lại. Vua A-xà-thế thắng.
Bấy giờ, thành Vương-xá công bố cho quốc nội được biết, Vua A-xà-thế phá quân của Vua Ba-tư-nặc. Các tỳ-kheo nói với Mục-liên:
«Thầy nói, Vua Ba-tư-nặc cùng Vua A-xà-thế đánh nhau, Vua Ba-tư-nặc phá quân của A-xà-thế, mà nay trong nước Ma-kiệt công bố Vua A-xà-thế phá quân của Vua Ba-tư-nặc. Mục-liên, dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có sự việc như vậy. Vua Ba Tư Nặc phá quân Vua A-xà-thế. Vua A Xà Thế, sau đó lại cất quân phá quân của vua Ba-tư-nặc trở lại. Mục-liên thấy việc trước mà không thấy việc sau cho nên Mục-liên không phạm.»
Vua A Xà Thế cùng Tỳ-xá-ly đánh nhau cũng như vậy.
18. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Mục-liên:
«Thôi, đủ rồi, Thầy đừng nói nữa. Tại sao vậy? Các tỳ-kheo không tin lời Thầy. Đừng khiến cho các tỳ-kheo không tin mà phải mắc nhiều tội.»
Đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
«Các ngươi nên tin tỳ-kheo A-la-hán có đại thần lực này. Chớ có nghi ngờ, không tin, để rồi phải chịu khổ lâu dài.»
19. Trong số đó có tỳ-kheo tên là Nghiêm Hảo,[37] bảo các tỳ-kheo:
«Các Trưởng lão, tôi nhớ sự việc của năm trăm kiếp.»
Các tỳ-kheo nói:
«Đức Thế Tôn chưa từng tự nói là nhớ sự việc của năm trăm kiếp, mà Thầy tự nói như vậy. Dối xưng đạt được pháp thượng nhơn, mắc tội ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo Nghiêm Hảo nhớ sự việc của một đời sống.[38] Ta còn nhớ sự việc của vô số đời sống khác nhau, cho đến việc thọ hình tướng mạo, những gì đã nói năng thảy đều nhớ hết.»
Đức Phật dạy: «Tỳ-kheo Nghiêm Hảo không phạm.» B. TĂNG-GIÀ-BÀ-THI-SA
I. LỘNG ÂM
1. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất chắp tay, bạch Phật:
«Bạch Đại đức! Ca-lưu-đà-di cố ý lộng âm xuất bất tịnh, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
2. Có tỳ-kheo ngủ với tâm tán loạn, trong mộng xuất bất tịnh, biết rõ. Vị kia nghĩ: «Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới, ‘Cố ý lộng âm xuất bất tịnh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.’ Ta ngủ với tâm tán loạn, trong mộng xuất bất tịnh, tự nhớ biết rõ, vậy ta có phạm không?» Không biết nên thế nào, Vị ấy đem nhân duyên này thưa với các tỳ-kheo: «Lành thay, Trưởng lão! Thầy vì tôi bạch với đức Phật. Nếu đức Phật dạy thế nào thì tôi phụng hành thế ấy.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đầu mặt kính lễ sát chân, rồi đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn vì nhơn duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng và bảo các tỳ-kheo rằng:
«Ngủ với tâm tán loạn có năm điều tai hại: 1. Mộng thấy việc ác. 2. Chư thiên không hộ vệ. 3. Tâm không nhớ pháp. [986a1] 4. Không buộc tư tưởng nơi ánh sáng. 5. Trong mộng bị xuất tinh. Ngủ với tâm tán loạn có năm điều tai hại như vậy.
«Ngủ trụ tâm có năm điều công đức: 1. Không thấy ác mộng. 2. Chư thiên hộ vệ. 3. Tâm tư vui nơi pháp. 4. Buộc tư tưởng nơi ánh sáng. 5. Không xuất bất tinh. Ngủ trụ tâm có năm điều công đức như vậy.
«Trong mộng xuất bất tịnh, không phạm.»
3. Có tỳ-kheo, trong mộng hồi tưởng rồi lộng âm xuất bất tịnh. Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Có tỳ-kheo hồi tưởng tà vạy, xuất bất tịnh. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nếu thấy sắc đẹp, không xúc chạm mà xuất bất tịnh thì không phạm.»
Có tỳ-kheo hồi tưởng, rồi lộng âm xuất bất tịnh, vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có tỳ-kheo hồi tưởng, lộng âm mà không xuất, nghi. Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
4. Có người nữ nắm phía trước tỳ-kheo. Tỳ-kheo động thân, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có người nữ nắm phía trước tỳ-kheo, không động thân mà xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Nắm sau tỳ-kheo có ba việc, cũng như vậy.
5. Có người nữ cầm chân tỳ-kheo kính lễ. Vị ấy động thân, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa. »
Có người nữ cầm chân tỳ-kheo kính lễ, không động thân, mà xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Có người nữ kính lễ sát chân Nan-đà. Nan-đà đa dục, xuất bất tịnh, rơi trên đầu người nữ. Người nữ hổ thẹn. Nan-đà cũng xấu hỗ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Nan-đà sắm chiếc y để ngăn thân.»
6. Có tỳ-kheo khi đi, nam căn chạm vào niết-bàn-tăng, xuất bất tịnh. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Nếu khi đại tiểu tiện xuất bất tịnh, không phạm. Nếu tắm rửa trong nước lạnh, nước nóng, bị xuất bất tịnh, không phạm.
7. Có tỳ-kheo đem nam căn để ngược nước, tưởng tượng, thân động xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có tỳ-kheo dùng nam căn để xuôi nước, tưởng tượng, thân động xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có tỳ-kheo dùng nước rưới nam căn, tưởng tượng, động thân xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có tỳ-kheo dùng nam căn để ngược gió, tưởng tượng, động thân xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Trường hợp để xuôi gió, dùng miệng thổi nam căn, tưởng tượng, động thân xuất bất tịnh, tưởng tượng không động thân, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Tất cả các trường hợp trên đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có bà mẹ nắm con là tỳ-kheo. Tỳ-kheo thân không động, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Người chị nắm tỳ-kheo, vợ cũ, người tình cũ, dâm nữ nắm tỳ-kheo cũng như vậy.
8. Có tỳ-kheo tưởng tượng rồi vọc kẽ giữa của xương, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo tắm trong nhà tắm, dùng thuốc bột mịn hoặc bùn xoa chà nơi thân, xúc chạm nhầm, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Khi kêu lớn tiếng, hoặc khi dụng sức để làm việc, xuất bất tịnh, không phạm.
Có tỳ-kheo tưởng tượng, vọc ở khoảng giữa đường đại tiểu tiện, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Nếu tưởng là đạo hoặc nghi, phạm thâu-lan-giá. Nếu tưởng phi đạo mà không nghi, phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Cũng vậy, nơi bắp vế, eo bàn chân, eo đầu gối, bên nách, kẽ vú, nơi nách, lỗ mũi, lỗ tai, nơi mụt ghẻ, nơi kẽ giường giây, giường cây, hoặc nơi nệm lớn, nệm nhỏ, nơi gối, nơi đất, nơi bùn, nơi gạch, trong miệng bình, tất cả những trường hợp như vậy, nếu tưởng là đạo hoặc nghi, đều phạm thâu-lan-giá; nếu tưởng là phi đạo, không nghi, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Tỳ-kheo vì mục đích khoái lạc, nên tưởng tượng và vọc âm, xuất bất tịnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Vì mục đích khoái lạc, vì để thử nghiệm, vì phúc đức, vì thờ tự, vì thiện đạo, vì bố thí, vì lấy giống, vì vui đùa, vì sức lực, vì nhan sắc, nên thẩm định mà làm, tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.[39] Chú thích:
[16] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 40.
[17] Tất-lăng-già-bà-ta 畢陵伽婆蹉. Pali, Pilindavaccha. Truyện kể, Vin.iii. 67.
[18] Pali, ibid., Phật nói: «Không phạm, đối với ai hiện thần thông khi cần hiện thần thông.» (anāpatti bhikkhave iddhipadamassa iddhavisaye).
[19] Cao Thắng 高勝. Ngũ phần 28: A-thù. Thập tụng 58: Trực Tín, đệ tử cộng hành của A-nan. Pali, Vin.iii. 66: Ajju.
[20] Pali, ibid., «cho đứa nào có tín tâm.»
[21] Ngũ phần 28, Tăng chia thành hai bộ, tán trợ A-thù (Cao Thắng) và A-nan; sáu năm không bố-tát. Do đó, La-hầu-la phải can thiệp, vận động các bà họ Thích yêu cầu A-nan hoà hiệp với A-thù.
[22] Pali, ibid., do chính Upāli can thiệp.
[23] Cấp tháo dược 急躁藥; không hiểu thuốc gì.
[24] Tỳ-kheo, ba-dật-để 78.
[25] Tô-tỳ-la tương 蘇毘羅漿. Pali: suvīraka, cháo chua. Cf.Vin. iii. 86: cho uống takka, sữa bò tinh luyện, sữa bơ. Tham chiếu Thập tụng 58 (T23n1435 tr.436a23): có phạm chí bịnh ghẻ ngứa, xin thuốc nước tô-tỳ-la 蘇毘羅漿. Người ấy uống và chết.
[26] Hạ nghiệp 下業; nghề nghiệp thấp hèn, thường chỉ nghề giết chó của Chiên-đà-la. Skt. nīca-karma.
[27] Đoạn trong ngoặc, có trong Tống-Nguyên-Minh, nhưng không có trong bản Cao-ly.
[28] Bốn thứ gió: trụ phong 住風, trì phong 持風, bất diệt phong 不滅風, lao hệ phong 牢繫風 . Xem Trường A-hàm 20 (T01n01 tr.130a25): trụ phong 住, trì phong 持, bất động phong 不動, kiên cố phong 堅固.
[29] Đây chỉ không vô biên xứ định. Định thuộc thế gian, hữu lậu. Cf. Vin.iii. 108: Nghe đàn voi đang qua sông khi nhập bất động tam muội (āneñjaṃ samādhiṃ).
[30] Y-la-bà-ni tượng vương 伊羅婆尼象王. Pali: erāvaṇa (Skt. airāvaṇa), con voi sáu ngà của Thiên đế Thích. Xem, Trường A-hàm 20 (T01n01 tr.132a19): Y-bát-la Long vương 伊羅缽龍王.
[31] Nan-đà trì 難陀池. Pali: Nandapokkharaṇī, ao sen trong vườn Nanda trên trời Đao-lợi (Tāvatiṃsa). Xem Trường A-hàm 20 (T01n01 tr.132a11): Đại hỷ trì 大喜池.
[32] Tức thức vô biên xứ định, và vô sở hữu xứ định.
[33] A-nậu-đạt 阿耨達. Pali: Anotatta, xem cht. trên.
[34] Phân-đà-lợi 分陀利. Pali: puṇḍarīka, hoa sen trắng.
[35] Mạn-đà-diên 曼陀延. Pali: Mandākinī, một trong bảy hồ lớn trên Himālaya. Cf. A.iv. 101.
[36] A-nậu-đạt được coi là phát nguyên của bốn sông lớn: Hằng hà, Tín độ, Đồ-đa, Phược-xo. Xem Câu-xá 11.
[37] Nghiêm Hảo 嚴好. Vin. iii. 109: Sobhita. Được Phật công nhận là có thể nhớ nhiều tiền kiếp (pubbenīvāsānussata).
[38] Chỉ nhớ được đời sống của một người (trải qua nhiều kiếp). Cf. ibid., sā ca kho ekāyeva jāti.
[39] Hết quyển 56.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.25.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.