Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 55 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 55

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.68 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.84 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
CHƯƠNG V.
ĐIỀU BỘ
A. BA-LA-DI
I. BẤT TỊNH HẠNH
1. Ưu-ba-ly thỉnh vấn

[971c11]1. Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly.
Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Bạch đức Thế Tôn, Tu-đề-na Ca-lan-đà Tử[1] cùng vợ cũ làm bất tịnh hạnh, như vậy có phạm Ba-la-di hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ưu-ba-ly, lúc ban đầu chưa chế giới, nên không phạm.»
Tỳ-kheo Bà-xà Tử[2] ưu sầu không vui, không thích sống đời tịnh hạnh liền trở về nhà cùng vợ cũ làm bất tịnh hạnh. Tỳ-kheo ấy nghĩ: «Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới: ‘nếu tỳ-kheo phạm bất tịnh hạnh, làm pháp dâm dục, phạm Ba-la-di, không được sống chung.’ Ta sầu ưu không vui, không thích sống đời tịnh hạnh, cùng vợ cũ làm bất tịnh hạnh như vậy có phạm Ba-la-di chăng?» Không biết việc này thế nào, liền nói với tỳ-kheo đồng bạn như sau:
«Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới: ‘Nếu tỳ-kheo phạm bất tịnh hạnh, làm pháp dâm dục, phạm Ba-la-di, không được sống chung.’ Tôi sầu ưu không vui, không thích sống tịnh hạnh, trở về nhà cùng với vợ cũ làm bất tịnh hạnh. Tôi có phạm Ba-la-di? Lành thay, Trưởng lão có thể vì tôi bạch với Phật. Tùy theo lời Phật dạy, tôi sẽ phụng hành. Nếu tôi còn được phép ở trong Phật pháp tu phạm hạnh thì tôi sẽ tiếp tục tu.»
Tỳ-kheo kia liền đến chỗ đức Phật, đầu mặt kính lẽ sát chân rồi ngồi lui qua một bên, đem nhơn duyên trên bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Ty kheo Tăng, dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Bà-xà Tử:
«Ngươi làm điều phi pháp, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, [972a1] chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Ngươi ngu si, vì sao không vui sống với tịnh hạnh, lại trở về nhà cùng với vợ cũ làm bất tịnh hạnh? Nếu đã vào thì phạm Ba-la-di, không được sống chung. Nếu các tỳ-kheo khác sầu ưu không vui, không thích sống tịnh hạnh, cho phép xả giới để về nhà. Nếu sau đó muốn trở lại trong Phật pháp tu hạnh thanh tịnh thì cho phép xuất gia, thọ đại giới lại.»
2. Bấy giờ Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch Phật:
«Là đạo,[3] tưởng là đạo. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Là đạo, nghi là đạo. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Là đạo, tưởng phi đạo có bị phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Chẳng phải đạo, tưởng là đạo. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Chẳng phải đạo mà nghi. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Là nam mà tưởng là nữ, làm bất tịnh hạnh. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Là nữ mà tưởng là nam, làm bất tịnh hạnh. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Với người nữ này tưởng cũng đồng như người nữ kia, cùng làm bất tịnh hạnh. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Đối với người nam này tưởng là người nam kia, cùng làm bất tịnh hạnh. Có phạm hay không»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di »
3. Cộng súc sanh
1. Khi ấy có tỳ-kheo cùng với con voi cái làm bất tịnh hạnh, nghi không biết có phạm ba-la-di hay không?
Đức Phật dạy:
«Phạm.»
Cũng vậy, các loài cái như bò, ngựa, lạc đà, nai, lừa, dê, heo, chó, chim nhạn, khổng tước, gà ... Tất cả đều phạm ba-la-di.
2. Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có một tỳ-kheo khất thực trú ở trong rừng. Có một con khỉ cái sống trong khu rừng ấy. Tỳ-kheo này vào trong nhân gian khất thực đem về rừng ăn, thức ăn còn dư cho con khỉ cái ấy. Do đó, con khỉ cái kia ngày càng thân cận, thường đi theo tỳ-kheo, cho đến tỳ-kheo dùng tay bắt nó, nó vẫn không chạy. Khi ấy, tỳ-kheo cùng nó làm bất tịnh hạnh. Bấy giờ chúng tỳ-kheo đi xem xét phòng xá, ngọa cụ, lần lượt đến trong rừng kia. Con khỉ cái đến chỗ các tỳ-kheo đứng đưa cái đuôi lên, hiện tướng. Các tỳ-kheo kia nghĩ: «Con khỉ cái này trước mặt ta hiện tướng như vậy, đâu không phải có tỳ-kheo khác đã phạm đến con khỉ cái này?» Các tỳ-kheo liền ẩn trong chỗ khuất để rình. Khi tỳ-kheo khất thực kia trở về lại trong rừng, ăn xong, cho khỉ ăn, khỉ ăn xong cùng nó làm bất tịnh hạnh. Các tỳ-kheo thấy sự việc như vậy nói:
«Này Trưởng lão, há không phải đức Phật không chế cấm tỳ-kheo không được làm bất tịnh hạnh hay sao?»
Vị ấy trả lời:
«Đức phật cấm đối với người nữ chứ đâu cấm đối với súc sanh.»
Các tỳ-kheo về lại chỗ đức Phật, đầu mặt kính lễ sát chân rồi ngồi lui qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, quở trách tỳ-kheo khất thực rằng:
«Ngươi làm việc sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao ngươi cùng con khỉ cái làm bất tịnh hạnh. Nếu vào, tức là phạm ba-la-di. Ngươi là người si, không được sống chung.»
3. Bấy giờ Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa đức Thế Tôn:
«Bạch Đại đức, nếu tỳ-kheo cùng với loài súc sanh khác làm bất tịnh hạnh. Có phạm ba-la-di hay không? Đức Phật dạy:
«Phạm.»
4. Dữ học giới
1. Bấy giớ đức Thế Tôn ở tại thành Vương-xá. Tỳ-kheo Nan-đề[4] ngồi thiền, đạt được tâm giải thoát thuộc thế tục, từ đệ tứ thiền giác tỉnh. Khi ấy có ma thiên nữ đứng trước mặt. Tỳ-kheo nắm lấy muốn phạm ma nữ. Ma nữ bèn ra ngoài, tỳ-kheo cũng theo ra ngoài. Ma ra ngoài hành lang của thất, tỳ-kheo cũng theo ra ngoài hành lang của thất. Ma ra giữa sân, tỳ-kheo cũng ra giữa sân. Ma ra ngoài chùa, tỳ-kheo cũng ra ngoài chùa. Bên ngoài chùa, lúc ấy có một con ngựa cái đã chết. Nơi xác chết của con ngựa im nữ ẩn hình, biến mất. Khi ấy tỳ-kheo Nan-đề bèn làm bất tịnh hạnh với con ngựa chết. Làm bất tịnh hạnh xong, tỳ-kheo hoàn toàn không có tâm che dấu, liền rằng: «Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới không được làm bất tịnh hạnh, nếu làm bất tịnh hạnh phạm ba-la-di, không được sống chung. Nay ta làm bất tịnh hạnh hoàn toàn không có tâm che dấu. Ta đâu không phạm ba-la-di, ta nên làm thế nào?» Nan-đề liền nói với tỳ-kheo đồng bạn: «Đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế giới, nếu tỳ-kheo làm bất tịnh hạnh, phạm ba-la-di, không được sống chung. Nay tôi phạm bất tịnh, hoàn toàn không có tâm che dấu, há không phạm ba-la-di? Lành thay, Trưởng lão vì tôi bạch Phật. Tùy theo lời dạy của đức Phật, tôi sẽ phụng hành.»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đầu mặt đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, bảo rằng:
«Nay Tăng nên trao cho tỳ-kheo Nan-đề giới ba-la-di bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Pháp thức như sau: tỳ-kheo phạm nên đến trong Tăng, cởi bỏ giày dép, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi là tỳ-kheo Nan-đề phạm pháp dâm, hoàn toàn không có tâm che dấu. Nay đến trong Tăng xin Tăng giới ba-la-di. Nguyện Tăng từ mẫn trao cho tôi giới ba-la-di.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy.
Trong Tăng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Nan-đề này phạm pháp dâm, hoàn toàn không có tâm che dấu. Nay đến trong Tăng xin giới ba-la-di. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo Nan-đề giới ba-la-di. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Nan-đề này phạm pháp dâm, hoàn toàn không có tâm che dấu. Nay đến trong Tăng xin giới ba-la-di, nay Tăng trao cho tỳ-kheo Nan-đề này giới ba-la-di. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo Nan-đề giới ba-la-di thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã trao cho tỳ-kheo Nan-đề giới ba-la-di rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm được trao cho giới ba-la-di rồi, nên làm hạnh tùy thuận. Tùy thuận pháp gồm có: không được trao đại giới cho người và cho người y chỉ; không được nuôi sa-di; không được nhận giáo thọ tỳ-kheo-ni, dù có sai cũng không được đến giáo thọ; không được vì Tăng nói giới; không được giữa Tăng vấn đáp Tỳ-ni; không được nhận Tăng sai làm người tri sự;[5] không được nhận Tăng sai làm bình đoán sự;[6] không được nhận Tăng sai làm sứ mạng; không được vào xóm làng sớm đến sẫm tối mới về; nên gần gũi tỳ-kheo, không được gần gũi ngoại đạo, bạch y; nên tùy thuận pháp của tỳ-kheo; không nói lời của thế tục; không được phạm trở lại tội này; tội khác cũng không được, hoặc tương tợ, hoặc từ tội này sanh, hoặc nặng hơn đối với tội này; không được ngăn yết-ma, ngăn người làm yết-ma; không được để cho tỳ-kheo thanh tịnh trải chỗ ngồi ngồi, rửa chân, lấy đồ đựng nước, lau giày dép, xoa bóp thân thể, lễ bái, nghinh đón, hỏi chào; không được để cho tỳ-kheo thanh tịnh cầm y bát; không được cử tội tỳ-kheo thanh tịnh, tác ức niệm, tác tự ngôn; không được tán trợ thuyết của người khác; không được ngăn thuyết giới, tự tứ; không được cùng tỳ-kheo thanh tịnh tranh cãi.
Tỳ-kheo được trao giới ba-la-di rồi, khi Tăng thuyết giới và yết-ma, [973a1] đến hay không đến, Tăng không phạm.
Các tỳ-kheo thưa:
«Tỳ-kheo được trao giới ba-la-di rồi, phạm trở lại, được trao giới ba-la-di nữa hay không?»
Đức Phật dạy:
«Không được trao mà nên diệt tẫn.»
5. Phi đạo
1. Bấy giờ, có tỳ-kheo cơ thể mềm mại, dùng nam căn để vào miệng. Vị ấy nghi không biết có phạm ba-la-di hay không.
Đức Phật dạy:
«Phạm.»
2. Có tỳ-kheo tên là Lam-bà-na, nam căn dài, nắm để vào đường đại tiện. Vị ấy nghi không biết có phạm ba-la-di hay không?
Đức Phật dạy:
«Phạm.»
3. Khi ấy có tỳ-kheo nam căn khởi. Tỳ-kheo khác liền nắm, để vào trong miệng mình. Tỳ-kheo này không cảm thấy khoái lạc, bỏ đi, không thọ. Nhưng sanh nghi: như vậy mình có phạm ba-la-di?
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Tỳ-kheo kia phạm.»
4. Có tỳ-kheo khất thực buổi sáng, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Nhà bạch y có đứa nhỏ nam căn khởi. Tỳ-kheo liền cầm, để vào trong miệng mình; rồi nghi: mình có phạm ba-la-di? Đức Phật dạy:
«Phạm.»
6. Cưỡng dâm
1. Có tỳ-kheo bắt ép tỳ-kheo khác cùng hành dâm. Vị kia nghi: Ta có phạm ba-la-di? đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia trả lời: «Có.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo cùng với sa-di hành dâm, rồi nghi, ta có phạm?
Đức Phật :
«Ngươi sa-di có thọ lạc không?»
Sa-di thưa: « Có.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
Có sa-di bắt ép đại tỳ-kheo cùng hành dâm, rồi nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo, ngươi có thọ lạc không?»
Tỳ-kheo thưa: «Có.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
Có sa-di cùng với sa-di hành dâm, rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Sa-di thưa: «Có.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
Có tỳ-kheo bị cưỡng bức cùng tỳ-kheo hành dâm, không thọ lạc; lấy ra rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Tỳ-kheo kia thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người nào để vào thì phạm.»
Có tỳ-kheo cưỡng bức bắt ép sa-di hành dâm, không thọ lạc; lấy ra, vị kia nghi. Đức Phật hỏi ông sa-di:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Sa-di thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người để vào thì phạm.»
Có sa-di cưỡng bức bắt ép tỳ-kheo hành dâm, không thọ lạc; lấy ra rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
sa-di thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người nào để vào thì phạm.»
Có sa-di cưỡng bức bắt sa-di hành dâm, không thọ lạc. Lấy ra rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Sa-di thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người nào để vào thì phạm.»
Có tỳ-kheo thân căn bị hư hoại, không có cảm giác. Vị ấy có ý nghĩ: «Ta không có cảm giác, hành dâm không phạm.»
Vị ấy hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo nam căn không khởi, nghĩ rằng mình hành dâm không phạm. Vị ấy bèn hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cùng với người nữ đang ngủ hành dâm. Nó không biết khoái lạc. Ta không phạm.» Vị kia bèn hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Cùng với người nữ say hành dâm. Người kia không biết khoái lạc. Ta không phạm.» Vị kia bèn hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cùng người nữ điên cuồng hành dâm. Người kia không biết cảm giác lạc. Ta không phạm.» Vị kia bèn hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cùng người nữ đang sân hận hành dâm. Người kia không thọ lạc, không phạm.» Vị kia hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cùng người nữ đang đau nhức khổ hành dâm. Người kia không thọ lạc. Ta không phạm.» Vị kia hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cùng người nữ thân căn bị hư hoại hành dâm. Người kia không biết lạc. Ta không phạm.» Vị kia hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cưỡng bức bắt buộc người nữ hành dâm. Người kia không thọ lạc. Ta không phạm.» Vị kia bèn hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cưỡng bức bắt buộc huỳnh môn hành dâm. Nó không thọ lạc. Ta không phạm.» Vị kia liền hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo có ý nghĩ: «Ta cưỡng bức bắt buộc nam tử hành dâm. Nó không thọ lạc. Ta không phạm.» Vị kia liền hành dâm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Bấy giờ, có người nữ cưỡng bức bắt tỳ-kheo hành dâm. Tỳ-kheo không thọ lạc; lấy ra rồi nghi. Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị đó thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm.»
Có huỳnh môn cưỡng bức bắt tỳ-kheo hành dâm, nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm.»
Có nam tử cưỡng bức bắt tỳ-kheo cùng hành dâm. Tỳ-kheo không thọ lạc, lấy ra, rồi nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Tỳ-kheo trả lời: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm.»
Bấy giờ, có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo để vào đường đại tiện, hoặc nơi miệng hành dâm. Thân vị kia thọ lạc. Khi lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không? Vị kia trả lời:
«Có thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều ba-la-di.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo-ni, sa-di, sa-di ni, thức-xoa-ma-na để vào đường đại tiểu tiện hoặc trong miệng hành dâm. Vị kia thọ lạc. Khi lấy ra nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia trả lời:
«Có thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo để vào đường đại tiện, trong miệng hành dâm. Vị kia không thọ lạc, nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi tỳ-kheo có thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người kia phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni để vào đường đại tiểu tiện, trong miệng hành dâm. Vị kia không thọ lạc. Khi lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi sa-di ni:
«Có thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người kia phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo đang ngủ để vào đường đại tiểu tiện, trong miệng hành dâm. Vị đang ngủ kia không biết, khi thức dậy cũng không biết. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Người có biết hay không?»
Vị kia thưa:
«Không biết.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người kia phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã bắt ép tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni đang ngủ để vào để vào đường đại tiểu tiện, trong miệng hành dâm. Vị đang ngủ kia không biết, khi thức dậy cũng không biết. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có biết không?»
Vị kia trả lời:
«Không biết.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi sa-di-ni[7] không phạm. Người kia phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã đối với tỳ-kheo đang ngủ để vào nơi đại tiện, trong miệng hành dâm. Vị ngủ kia tỉnh giấc, nhưng không thọ lạc. Khi lấy ra, vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức phật dạy:
«Ngươi sa-di-ni không phạm. Người để vào phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã với tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni đang ngủ để vào đường đại tiểu tiện, trong miệng hành dâm. Vị đang ngủ kia không biết. Khi tỉnh giấc, không thọ lạc, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia trả lời: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người để vào kia phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã với tỳ-kheo đang ngủ để vào đường đại tiện, trong miệng hành dâm. Vị ngủ kia không biết, [974a1] khi tỉnh giấc thì biết, thọ lạc. Khi lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?
Vị kia nói: «Có thọ.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
Có ác tỳ-kheo, ác sa-di, ác a-lan-nhã, với tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni đang ngủ, để vào trong đường đại tiểu tiện, trong miệng hành dâm. Vị ngủ kia không biết, tỉnh giấc mới biết, thọ lạc. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc hay không?»
Vị kia thưa: «Có thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Cả hai đều phạm.»
2. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc, ban ngày không đóng cửa mà ngủ. Giặc vào nhà hành dâm, rồi đi. Tỳ-kheo-ni không biết. Thức dậy rồi, thấy đồ bất tịnh bẩn người, bèn nghĩ: «Thân ta có đồ bất tịnh dơ dáy thế này, có người phạm dâm ta sao?» Nghi. Đức Phật nói:
«Không phạm. Nhưng tỳ-kheo-ni ban ngày không được không đóng cửa mà ngủ.»
Tỳ-kheo-ni Nan-đà, ban ngày ngồi dưới gốc cây hoa, chỗ nhiều người vui đùa, bọn cướp bắt ép phạm dâm. Tỳ-kheo-ni nghi. Đức Phật hỏi:
«Này Nan-đà, ngươi có thọ lạc hay không?»
Tỳ-kheo-ni thưa:
«Bạch Đại đức, cảm thọ như bị sắt nóng áp vào người con.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng tỳ-kheo-ni không được ở chỗ như vậy.
3. Có tỳ-kheo trì khất thực. Buổi sáng, khoác y, bưng bát, đến nhà bạch y, bên dưới cửa của nhà kia có cột một con chó. Thấy tỳ-kheo nó sủa, tỳ-kheo dủ lòng thương đối với nó nên mở thả nó ra. Tỳ-kheo lại đến chỗ khác. Vợ cũ thấy, gọi vào làm bất tịnh hạnh. Vị kia tự nghĩ: «Ta mở thả con chó của người khác, đã phạm ba-la-di rồi.» Bèn cùng vợ cũ làm bất tịnh hạnh. Các tỳ-kheo nghĩ: «Tỳ-kheo này, việc làm trước phạm, hay việc làm sau phạm?»
Đức Phật dạy:
«Việc trước không phạm, việc sau phạm. Nhưng không được thả chó của người ta.»
Có tỳ-kheo, buổi sáng, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, thấy con heo con bị chìm xuống nước. Thấy tỳ-kheo nó kêu. Tỳ-kheo thưong xót, vớt nó lên và thả nó đi. Tỳ-kheo đến chỗ khác thấy người nữ tư thông trước kia, rủ làm bất tịnh hạnh. Tỳ-kheo với ý nghĩ: «Ta thả con heo của người đi, đã phạm ba-la-di rồi.» Bèn làm bất tịnh hạnh. Tỳ-kheo khác nghĩ: «Tỳ-kheo này, việc làm trước phạm hay việc làm sau phạm?» Đức Phật dạy:
«Việc làm trước không phạm. Việc làm sau phạm. Nhưng không được làm việc như vậy.»
Có một người đàn bà đến chỗ bán thịt bò, mua thịt mang đi. Có con quạ đớp lấy miếng thịt bay đi. Nhưng sơ ý, rơi xuống trong bình bát của tỳ-kheo khất thực. Người đàn bà kia thấy vậy kêu:
«Đại đức, miếng thịt đó của tôi, đừng mang đi!»
Tỳ-kheo trả lời:
«Nó rơi vào bát của tôi, chẳng phải thịt của bà.»
Tỳ-kheo nói như vậy rồi cứ mang đi.
Trên đường đi, sau đó, có dâm nữ rủ tỳ-kheo cùng hành bất tịnh hạnh. Vị kia có ý nghĩ: «Vừa rồi ta lấy thịt của người, đã phạm ba-la-di rồi.» Bèn cùng người nữ làm bất tịnh hạnh. Các tỳ-kheo nghĩ: «Tỳ-kheo kia, việc làm trước phạm, hay việc làm sau phạm?» Đức phật dạy:
«Việc làm trước không phạm. Việc làm sau phạm. Nhưng không được lấy thịt như vậy.»
Có tỳ-kheo hành dâm vào miệng con chó rồi nghi. Đức Phật nói:
«Phạm ba-la-di.»
4. Có tỳ-kheo vén y tiểu tiện, có con chó đến liếm nước tiểu, rồi lại ngậm nam căn của tỳ-kheo. Vị kia không thọ lạc; lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức phật dạy:
«Không phạm.»
Có tỳ-kheo vén y để tiểu tiện, con chó liếm nước tiểu rồi lại ngậm nam căn của tỳ-kheo, tỳ-kheo thọ lạc; lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc hay chăng?»
Tỳ-kheo thưa: «Có thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo vén y lội qua sông Y-la-bà-đề. Cá ngậm nam căn tỳ-kheo. Tỳ-kheo không thọ lạc; lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Có tỳ-kheo vén y lội qua sông Y-la-bà-đề. Cá ngậm nam căn. Tỳ-kheo thọ lạc; lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Ngươi có thọ lạc hay không?
Vị kia thưa: «Thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
5. Có tỳ-kheo hành dâm giữa đường đại tiện và tiểu tiện rồi nghi. Đức Phật nói:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Nơi khuỷu chân, nách, lỗ tai, nơi mụt ghẻ lỡ, giữa giường dây, giường cây, nơi nạm lớn nạm nhỏ, nơi gối, nơi lỗ bùn, nơi miệng bình, hoặc tưởng đạo, hoặc nghi, tất cả đều phạm thâu-lan-giá.
Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm, khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Có bé gái nằm ngữa ngủ bên trong cửa. Tỳ-kheo nghĩ: «Nếu ta dùng nam căn để vào thì phạm tội ba-la-di.» Tỳ-kheo lấy ngón chân cái để vào nữ căn, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-tàn.»
Có tỳ-kheo đang ngáp. Tỳ-kheo khác dùng nam căn để vào trong miệng, không thọ lạc; lấy ra, nghi. Đức phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị ấy trả lời:
«Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người nào để vào thì phạm. Từ nay về sau khi ngáp, nên dùng tay che miệng lại.»
Có tỳ-kheo ở trong nhà tắm, xoa mình cho vì tỳ-kheo khác. Tỳ-kheo kia thân hình mềm mại. Tỳ-kheo này tâm dâm khởi lên, bèn làm bất tịnh hạnh. Vị kia không thọ lạc. Lấy ra, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia thưa: «Không thọ lạc.»
Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Người kia để vào là phạm.»
6. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo, ban ngày không đóng cửa mà ngủ, nam căn khởi. Lúc đó có một số đông người nữ đến tham quan nơi Tăng phòng, chỗ tỳ-kheo kia ngủ. Thấy tỳ-kheo nằm ngửa ngủ, nam căn khởi, hổ thẹn đi ra gấp. Trong số đó có một tặc nữ cùng đi. Tặc nữ vào trong nhà, hành dâm bên trên thân của tỳ-kheo. Hành dâm xong, lấy tràng hoa quàng lên đầu nam căn, rồi đi. Tỳ-kheo kia ngủ không biết. Khi thức dậy, thấy đồ bất tịnh bẩn thân; nam căn lại có quàng tràng hoa; bèn nghĩ: «Có vật bất tịnh bẩn thân, nam căn lại có quàng trang hoa. Có người nữ hành dâm ta ư ?» Sinh nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có biết hay không?»
Vị kia thưa:
«Không biết.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được ban ngày không đóng cửa mà ngủ.»
7. Bấy giờ tại nước Xá-vệ có tỳ-kheo cùng tỳ-kheo-ni, là mẹ con, an cư mùa hạ. Mẹ con thường gặp nhau. Vì việc thường thấy nhau nên đều sanh dục tâm. Người mẹ nói với con:
«Ông từ nơi đây mà ra, nay trở lại vào nơi đây, có thể được, không phạm.»
Người con liền làm theo lời của mẹ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
8. Có tỳ-kheo hành dâm trên xác chết của người nữ rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Nếu xác chết kia đa phần không hư hoại thì phạm ba-la-di. Nếu hư hoại phân nửa thì phạm thâu-lan-giá. Đa phần hư hoại, hoặc tất cả đều bị hư hoại, cũng phạm thâu-lan-giá. Nếu là bộ xương, cũng phạm thâu-lan-giá.
9. Bấy giờ ưu-bà-di Tô-tỳ nói với tỳ-kheo: «Nam căn, nữ căn đều có vật ngăn che, hành dâm có thể được, không phạm.»
Tỳ-kheo liền như lời nói đó hành dâm, rồi nghi. Đức Phật nói:
«Phạm ba-la-di.»
Ưu-bà-di Tô-tỳ nói với tỳ-kheo, «Thầy cùng tôi hành dâm, nhưng để tinh xuất ra ngoài, có thể được, không phạm.»
Tỳ-kheo liền như lời nói đó, hành dâm; rồi nghi. Đức Phật nói:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có dâm nữ nói với tỳ-kheo, «Thầy dùng lá cây bao nam căn, hành dâm có thể được, không phạm.» Tỳ-kheo như lời nói kia hành dâm; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo đi nơi bãi thây ma, thấy thân người nữ chết, y phục còn trang nghiêm, hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm ba-la-di.»
Tỳ-kheo giữ phòng, có bé gái đến báo giờ ăn. Tỳ-kheo liền bắt ép hành [975a1]dâm. Nữ căn của đứa nhỏ bị vỡ, cùng đường đại tiện thông qua, đứa nhỏ mạng chung. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
Ngươi với tâm niệm thế nào? Có vị thưa:
«Con không có tâm giết nó.»
Đức phật dạy:
«Không phạm sát mà phạm dâm, ba-la-di.»
10. Có Tỳ-kheo hành dâm nơi tượng gỗ của người nữ rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hành dâm với hình tượng nữ nơi vách. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo cùng thiên nữ hành dâm rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Hành dâm cùng a-tu-la nữ, long nữ, dạ-xoa nữ, ngạ quỷ nữ hoặc súc sanh cái có thể biến hóa, tất cả đều phạm ba-la-di.
Có tỳ-kheo, buổi sáng khoác y, bưng bát đến nhà bạch y khất thực. Gặp lúc trời mưa lớn, có người nữ cúi người xuống để khơi thông nước ngập nên lộ hình. Vị kia nghĩ: «Ta không xúc chạm nơi thân người nữ, mà chỉ dùng nam căn để vào, có lẽ không phạm.» Nghĩ rồi hành dâm, và nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
11. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Có tỳ-kheo đến nơi a-lan-nhã, ngủ ngày. Bấy giờ, có người nữ hái củi hành dâm bên trên thân của tỳ-kheo, rồi bỏ đi. Cách tỳ-kheo không xa, đứng lại. Tỳ-kheo thức dậy, thấy thân mình bất tịnh dơ bẩn, nghĩ: «Chắc người nữ này hành dâm bên trên thân của ta.» Sanh nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi có biết không?»
Vị kia thưa:
«Không biết.»
Đức Phật dạy không phạm. Nhưng tỳ-kheo không được ban ngày mà ngủ chỗ khuất như vậy.
Thế Tôn ở tại nước Bà-kỳ-đề. Bấy giờ có tỳ-kheo trụ nơi a-lan-nhã, ngủ ngày. Có người nữ gánh cỏ, hành dâm bên trên thân của tỳ-kheo. Tỳ-kheo bất ngờ biết, nhưng không thọ lạc; liền đuổi đánh người nữ. Tỳ-kheo nghi, đức phật hỏi:
«Ngươi có thọ lạc hay không?»
Vị kia thưa:
«Không thọ lạc.»
Đức phật dạy:
«Ngươi không phạm. Nhưng đánh người nữ. Phạm đột-kiết-la.»
12. Thế Tôn ở tại nước Chiêm-bà. Có tỳ-kheo đến chỗ a-lan-nhã, ban ngày tư duy, buộc niệm trước mặt. Tỳ-kheo này là bậc A-la-hán. Bị gió gắt, nam căn khởi. Bấy giờ, có tặc nữ cưỡng bức tỳ-kheo hành dâm. Các tỳ-kheo nói như vầy: «A la hán còn có dục, nên nam căn khởi chăng?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có năm nhơn duyên khiến cho nam căn khởi: đại tiện thúc bách, tiểu tiện thúc bách, gió gắt, trùng ủy-châu-lăng-già[8] cắn, có dục tâm. Đó là năm nhơn duyên khiến cho nam căn khởi. Không có trường hợp A-la-hán nam căn khởi do có dục tâm.»
13. Thế Tôn ở tại thành Vương-xá.
Bấy giờ nam căn của Vương tử Vô Úy bị bệnh, khiến người nữ ngậm, sau đó được lành. Được lành rồi, Vương tử lại hành dâm nơi miệng người nữ này. Người nữ này ưu sầu không vui nên nghĩ: «Nếu khi nào Vua Bình-sa đến, ta sẽ trùm đầu, để lộ hình, đứng trước mặt người. Nếu Vua hỏi: ‘Ngươi điên hay sao? Tại sao làm như vậy?’ Khi ấy ta sẽ trả lời: ‘Tôi không điên. Nhưng vì Vương tử cần nên tôi phải trùm đầu lại để giữ. Tại sao vậy? Vương tử thường hành dâm nơi miệng tôi, nên tôi phải trùm đầu lại để giữ miệng.’»
Sau đó Vua Bình-sa đến chỗ Vô úy. Người nữ kia làm như đã nghĩ trước mặt Vua. Vua hỏi:
«Ngươi điên phải không? Tại sao làm như vậy?»
Người nữ trả lời:
«Tôi không điên. Nhưng vì Vương tử cần nên tôi phải trùm đầu lại để giữ.»
Vua liền kêu Vô Úy đến hỏi:
«Tại sao con lại hành dâm nơi miệng của thị nữ?»
Vô Úy nghe như vậy rất hổ thẹn. Sau đó Vương tử Vô Úy nói người nữ này có tội, cho mặc áo đen, để đứng bên ngoài cửa thành, với lời rao: «Nếu ai có mắc bệnh như vậy thì hành dâm nơi miệng người nữ này sẽ được lành bệnh.»
Các tỳ-kheo nghĩ: «Nếu cần trị bệnh thì nên đem nam căn để vào trong miệng người nữ bảo họ ngậm lại thì không phạm phải không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
14. Bấy giờ có một thị trấn tên là Bà-lâu-việt-xa,[9] Vua tự là Hải. Có một dâm nữ bị tội, Vua truyền lệnh: «Lóc thịt hai bên nữ căn của người ấy để trị phạt.» Lệnh ấy được thi hành. Các tỳ-kheo nói: «Nếu đối với người còn sống mà hành dâm giữa hai đốt xương, có bị phạm hay không?» Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
II. BẤT DỮ THỦ
1. Ưu-ba-ly thỉnh vấn

Thế Tôn ở tại thành Vương-xá. Bấy giờ Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Kính bạch đức Thế Tôn, Đại đức Đà-ni-già, con ông thợ gốm, lấy cây gỗ của Vua. Không cho mà lấy như vậy có phạm không?»
Đức Phật dạy:
«Mới ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Ưu-ba-ly lại bạch Phật:
«Bạch Đại đức, nếu chỗ đồng trống, lấy vật có người thủ hộ, giá trị năm tiền hoặc hơn năm tiền. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Vật của người khác tưởng là vật của người khác, giá trị năm tiền hoặc hơn năm tiền, không được cho mà lấy, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Vật của người khác hay nghi, giá trị năm tiền hoặc hơn năm tiền, không cho mà lấy. Có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
«Chẳng phải vật của người khác, tưởng là vật của người khác, giá trị năm tiền hoặc hơn năm tiền, lấy, phạm thâu-lan-giá. Chẳng phải vật của người khác, nghi, giá trị năm tiền hoặc hơn năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
«Vật của người tưởng là vật của người, giá trị dưới năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay chăng?»
Đức phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
«Vật của người, nghi, dưới năm tiền, không cho mà lấy phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Chẳng phải vật của người, tưởng là vật của người, dưới năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay không? Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
«Chẳng phải vật của người, nghi, dưới năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
«Nếu khởi ý tưởng là người nữ mà lấy vật của người nam, năm tiền hay hơn năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Nếu ý tưởng là người nam mà lấy vật của người nữ, năm tiền hoặc trên năm tiền, không cho mà lấy, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Nếu khởi ý tưởng là người nữ này mà lấy vật của người nữ khác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
«Nếu khởi ý tưởng là người nam này mà lấy vật của người nam khác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
2. Vật gia dụng
1. Thế Tôn ở tại Ba-la-nại. Gặp lúc mất mùa nhân dân đói khát, khất thực khó được. Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực, buổi sáng khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Nơi đó có người nữ dùng đồ đựng đầy thức ăn để dưới đất rồi vào nhà trong. Tỳ-kheo kia nhìn quanh thấy không có ai, bèn nghĩ: «Ta lấy thức ăn này. Có ích cho ta.» Nghĩ như vậy rồi lấy đi. Vị kia nghi, đức Phật hỏi:
«Với tâm niệm như thể nào khi lấy?»
Vị kia thưa:
«Lấy với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Nếu trị giá đủ năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di. Lương khô, cơm, cá, thịt, khư-xà-ni, tất cả các thứ như trên mà trị giá năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo khất thực, buổi sáng khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, thấy có cái bồn bằng đồng. Nhìn chung quanh không thấy ai, tự nghĩ: «Cái này đối với ta có ích.» Nghĩ như vậy rồi lấy đi, nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Với tâm niệm thế nào khi ngươi lấy?»
Vị đó thưa:
«Với tâm trộm cắp.»
Đức Phật dạy:
«Nếu trị giá năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà cư sĩ thấy có chiếc ghế đơn.[10] tỳ-kheo nhìn chung quanh không thấy ai, liền nghĩ: «Chiếc ghế này có ích cho ta.» Nghĩ như vậy rồi lấy đi, nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Khi thầy lấy với tâm niệm như thế nào?»
Vị đó thưa:
«Với tâm trộm cắp.»
Đức Phật dạy:
«Nếu trị giá đủ năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
3. Y phục
1. Có tỳ-kheo đến chỗ giặt y, lấy y của người khác đi, nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ như thế nào?»
Vị đó nói: «Lấy với tâm trộm cắp.»
[976a1]Đức Phật dạy:
«Nếu trị giá đủ năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo đi cách chỗ giặt y không xa, thấy có chiếc y quý giá phơi, để ý, với ý nghĩ sẽ trở lại lấy, sanh nghi. Đức Phật hỏi:
«Khi ngươi muốn lấy với tâm niệm như thế nào?»
Vị đó thưa:
«Với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Phương tiện tìm cầu năm tiền, chưa lấy khỏi chỗ cũ, phạm thâu-lan-giá.»
3. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm đắp y mang bát đến nhà bạch y, thấy bên dưới cửa có phơi một chiếc y quý giá, lấy chân lật qua để xem, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ như thế nào trong khi làm như vậy?»
Vị đó thưa:
«Với tâm niệm kẻ trộm.»
Đức Phật dạy:
«Phương tiện tìm cầu năm tiền, chưa dời khỏi chỗ cũ, phạm thâu-lan-giá.»
4. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, thấy có cái giường đơn. Nhìn chung quanh không thấy ai, tự nghĩ: «Cái này đối với ta có ích.» Bèn lấy đi; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ như thế nào khi ngươi lấy?»
Vị đó thưa:
«Với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
5. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà thế gian, thấy có cái giường ngồi một người và y. Nhìn chung quanh không thấy ai, tự nghĩ: «Đối với ta cái này có ích.» Bèn lấy đi; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Khi ngươi lấy với ý nghĩ thế nào?»
Vị đó thưa:
«Với tâm của kẻ trộm.»
Đức Phật dạy:
«Trị giá năm tiền, lấy khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
6. Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, thấy chiếc ghế ngồi một người, tạm lấy để dùng, nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào khi ngươi lấy?»
Vị đó thưa:
«Với ý nghĩ lấy tạm chứ không có tâm trộm cắp.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được không hỏi chủ mà lấy như vậy.»
7. Có tỳ-kheo lấy y trong tháp miếu của người khác rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Với Tâm niệm thế nào khi ngươi lấy nó?»
Vị đó thưa:
«Nghĩ là y phấn tảo nên con lấy.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y trang sức trong tháp miếu của người.»
4. Trốn thuế
1. Có tỳ-kheo cùng đi với người bán tơ lụa. Vị đó nói với tỳ-kheo:
«Thưa Trưởng lão, các ngài đi qua chỗ quan thuế, khỏi phải đóng thuế. Tôi muốn gởi tơ lụa này cho các ngài mang qua khỏi chỗ quan thuế.»
Tỳ-kheo liền vì họ mang qua, nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào khi thầy làm việc ấy?»
Vị đó thưa:
«Với tâm trộm cắp.»
Đức Phật dạy:
«Trị giá thuế đủ năm tiền thì phạm ba-la-di.»
5. Trộm tổ chức
1. Có số đông tỳ-kheo phương tiện sai một người lấy vật của người khác đáng giá năm tiền hay hơn năm tiền, rồi nghi. Đức Phật nói:
«Tất cả đều phạm ba-la-di.»
2. Có số đông tỳ-kheo phương tiện sai một người lấy vật của người. Trong số đó có người nghi mà không ngăn. Vật ấy đáng năm tiền hoặc hơn năm tiền được lấy. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Tất cả đều phạm ba-la-di.»
3. Có số đông tỳ-kheo phương tiện sai một người lấy vật của người. Trong số đó có người nghi liền ngăn. Nhưng người kia vẫn cố đi lấy được năm tiền hoặc hơn năm tiền. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Người ngăn phạm thâu-lan-giá. Người không ngăn phạm ba-la-di.»
4. Có số đông tỳ-kheo phương tiện sai một người lấy trộm vật của người khác. Người kia đến tìm cầu năm tiền hay hơn năm tiền, nhưng lấy được dưới năm tiền. Vị kia nghĩ, «Chúng ta được dưới năm tiền, không phạm ba-la-di.»
Đức Phật dạy:
«Căn cứ theo chỗ vật vốn định lấy, đủ năm tiền thì phạm ba-la-di.»
5. Có số đông tỳ-kheo phương tiện khiến một người lấy năm tiền hoặc hơn năm tiền, trở về cùng nhau chia, mỗi phần đều dưới năm tiền. Vị kia nghĩ: «Chúng ta được dưới năm tiền không phạm ba-la-di.»
Đức Phật dạy:
«Chung lại thành một phần, đều phạm ba-la-di.»
6. Có số đông tỳ-kheo phương tiện khiến một người lấy vật của kẻ khác, đi lấy vật dưới năm tiền. Nhưng đem về vật giá trị năm tiền. Vị kia nghĩ: «Chúng ta lấy được năm tiền, phạm ba-la-di.»
Đức Phật dạy:
«Căn cứ theo chỗ vật vốn định lấy, phạm thâu-lan-giá.»
5. Sở hữu tụ lạc
1. Bấy giờ, có tỳ-kheo lấy vật của tụ lạc kia, rồi mang vào thành. Vị ấy nghi. Đức Phật dạy:
«Khi ngươi lấy, với tâm ý thế nào?»
Vị kia thưa:
«Với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Lấy năm tiền rời khỏi chỗ, phạm ba-la-di.»
6. Trộm kinh
Có tỳ-kheo lấy trộm kinh của người khác với ý nghĩ: «Lời của đức Phật thì vô giá. Chỉ nên căn cứ giấy mực để định giá trị.»
Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Khi thầy lấy với tâm niệm thế nào?»
Vị kia thưa:
«Với tâm niệm kẻ trộm.»
Đức Phật dạy:
«Lấy năm tiền, rời khỏi chỗ, phạm ba-la-di.»
7. Đồng loã
Bấy giờ, có người dũng kiện của Vương thất, do sự tin ưa nên theo Phật xuất gia. Có tỳ-kheo phá giới khác đến dụ dỗ dối gạt rằng: «Trưởng lão, nơi thôn kia, trong đó có nhiều của cải, cũng có người khỏe nhưng không khỏe hơn ngài. Bây giờ chúng ta cùng đi lấy.» Vị kia đồng ý. Tỳ-kheo kia nói xong rồi đi. Đi một đoạn đường không xa, tỳ-kheo này khởi ý nghĩ: «Với lòng tin, ta xuất gia, không được làm việc ác thế này.»
Một thời gian sau, tỳ-kheo phá giới kia lại đến nói: «Bây giờ chúng ta hãy cùng đi lấy tài vật đó.» Vị kia nói: «Tôi không đi.» «Tại sao vậy?» Vị kia trả lời: «Sau khi thầy đi, tôi suy nghĩ: ‘Ta vì tín tâm xuất gia không được làm việc ác như vậy.’ Vì vậy tôi không đi.»
Sau đó một thời gian, tỳ-kheo phá giới kia đến thôn đó lấy trộm của cải của người, chia cho nhau rồi, còn một phần đem đến cho tỳ-kheo này. Tỳ-kheo này nói: «Tôi không nhận phần này. Trước đây tôi đã nói, ‘Ta vì tín tâm xuất gia không được làm việc ác như vậy.’» Nhưng vị ấy lại nghi. Đức Phật hỏi:
«Ý nghĩ của ngươi như thế nào?»
Vị kia liền đem nhơn duyên trình bày rõ ràng với đức Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng trước có hứa khả nên mắc đột-kiết-la.»
8. Trộm nhầm
1. Có tỳ-kheo muốn ăn trộm y của người khác mà nhầm lấy y của mình, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi phạm thâu-lan-giá.»
2. Có tỳ-kheo lấy trộm y của người luôn cả y của mình, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Y của mình phạm thâu-lan-giá. Y của người phạm ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo trộm đồ vật vốn là đồ ăn trộm của người khác; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
4. Có số đông bạch y, tại bãi tha ma, cởi y để một chỗ để chôn người chết. Có tỳ-kheo trì y phấn tảo tưởng là y phấn tảo nên mang đi. Các bạch y thấy, nói: «Đại đức, chớ lấy y của chúng tôi đi.» Vị kia trả lời: «Tôi tưởng là y phấn tảo.» Nói như vậy rồi để y xuống mà đi. Nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ như thế nào?»
Vị kia thưa:
«Con tưởng là y phấn tảo chứ không có tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng nếu có đống y như vậy, không được gọi là y phấn tảo để lấy.»
5. Có tỳ-kheo đi cách bãi tha ma không xa, thấy có nhiều y phấn tảo, liền tập trung lại rồi đi, nghĩ rằng để trở về lại sẽ lấy. Sau đó có tỳ-kheo trì y phấn tảo thấy, tưởng là y phấn tảo liền mang đi. Tỳ-kheo kia khi trở lại không thấy y, về đến chùa lại thấy có tỳ-kheo đang giặt y, liền nói:
«Thầy lấy y của tôi, phạm tội ăn trộm.»
Vị kia trả lời:
«Tôi không lấy trộm mà chỉ lấy y phấn tảo.»
Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia trả lời:
«Con nghĩ là y phấn tảo nên lấy.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo mà tập trung thành đống như vậy.»
6. Có cư sĩ đi cách bãi tha ma không xa, thấy có y phấn tảo rất quý giá, liền lấy để trong đám cỏ rồi đi, với ý định trở lại sẽ lấy để cúng cho tỳ-kheo. Vào lúc đó có tỳ-kheo trì y phấn tảo thấy, liền lấy đem đi. Cư sĩ kia khi trở lại không thấy chiếc y, lúc đến chùa thấy tỳ-kheo đang giặt, nói:
«Thầy lấy trộm y của tôi.»
Tỳ-kheo trả lời:
«Tôi không lấy trộm y của người. Tôi chỉ lượm y phấn tảo.» Nhưng rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi với ý nghĩ thế nào khi lấy?»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Con nghĩ là y phấn tảo nên lấy.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo để chỗ như vậy.»
7. Có người chăn bò cởi y để trên đầu nằm ngủ. Có tỳ-kheo trì y phấn tảo thấy tưởng là người chết, [977a1] nên nghĩ: «Đức Thế Tôn không cho phép tỳ-kheo lấy y của người chết còn nguyên hình.» Bèn lấy tay người chết đánh vào đầu người chết. Đứa chăn bò hoảng hốt thức dậy hỏi: «Tại sao Đại đức lại đánh tôi?» Tỳ-kheo trả lời: «Tôi tưởng ngươi là người chết.» Đứa chăn bò kia giận nói: «Ông không thể phân biệt được người chết với người sống hay sao?» Nói xong liền đánh tỳ-kheo nhừ tử. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được đánh người chết khiến cho rã thây để lấy y.»
8. Có số đông trẻ nhỏ cởi y để một chỗ rồi cùng nhau nô đùa. Tỳ-kheo trì y phấn tảo thấy, liền muốn lấy y. Mấy đứa nhỏ thấy, nói: «Đừng lấy y của chúng tôi đi.» Tỳ-kheo nói: «Tôi tưởng là y phấn tảo.» Tỳ-kheo để y lại đi, nhưng nghi. đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ thế nào khi lấy?»
Tỳ-kheo thưa:
«Con nghĩ là y phấn tảo nên lấy.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo tập trung thành đống như vậy.»
9. Di chuyển vật
1. Nhóm sáu tỳ-kheo dùng đường mía khuyến dụ con nít để dẫn đi bán. Cha mẹ nó thấy, hỏi tỳ-kheo: «Đại đức nói gì với nó vậy?» Tỳ-kheo nhóm sáu nói: «Có nói gì đâu.» Nhóm sáu để trẻ nít lại rồi đi; nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi dẫn chúng nó đi với ý nghĩ thế nào?»
Nhóm sáu thưa:
«Dẫn đi với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Trị giá năm tiền dời khỏi chỗ, phạm ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo với tâm ăn trộm, đảo ngược và dời chỗ thẻ chia phần của người khác, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Khi dời liền thành ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo ăn trộm thẻ chia vật của người khác, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Trị giá năm tiền, lìa khỏi chỗ cũ phạm ba-la-di.»
4. Có tỳ-kheo lật nghiêng thẻ chia phần của người khác, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phương tiện lấy năm tiền, chưa rời khỏi chỗ cũ, phạm thâu-lan-giá.»
5. Có tỳ-kheo ăn trộm lần thứ hai, lấy vật không đủ năm tiền, nghĩ rằng: «Ta lấy hai lần, trước sau (mỗi lần) không đủ năm tiền, không phạm ba-la-di.» Đức Phật dạy:
«Trước sau (cọng lại) đủ năm tiền, phạm ba-la-di.»
6. Cách Kỳ-hoàn không xa có cư sĩ cày đất. Tỳ-kheo khách thấy, nói rằng, «Đất này của Tăng. Chớ cày.» Cư sĩ nói, «Chẳng phải đất của Tăng mà là đất của tôi.» Tỳ-kheo lại nói, «Đây là đất của Tăng. Chớ cày.» Cư sĩ liền thả bò đi, và nói rằng, «Đất của ta mà không được cày!» Tỳ-kheo khách kia vào trong Kỳ-hoàn hỏi cựu tỳ-kheo:
«Có cư sĩ cày khoảnh đất cách đây không xa. Vậy đất đó của ai?»
Cựu trú tỳ-kheo nói:
«Đó là đất của cư sĩ.»
Vị cựu trú tỳ-kheo hỏi vị khách tỳ-kheo:
«Tại sao thầy hỏi điều đó?»
Khách tỳ-kheo đem nhơn duyên kia nói lại đầy đủ, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ như thế nào?»
Vị đó trình bày đầy đủ nhân duyên, đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Nhưng không được nói như vậy.»
7. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, bạch Phật:
«Nếu tác ý làm hao hụt, lấy năm tiền hoặc hơn năm tiền, tự mình lấy hoặc dạy người lấy, tự đoạn hoại hoặc dạy người đoạn hoại, tự phá hoặc dạy người phá, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc làm hoại sắc, như vậy có phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Tất cả đều phạm ba-la-di.»
8. Có tỳ-kheo chia đất, dời cột mốc của người khác; rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ thế nào khi dời?»
Vị kia thưa: «Với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Dời cột mốc, nếu trị giá năm tiền,[11] phạm ba-la-di.»
10. Nguồn nước
1. Bấy giờ trong vườn của chúng Tăng không có nước nên bị cằn cỗi. Nhóm sáu tỳ-kheo tháo nước từ ruộng của người khác vào trong vườn của Tăng, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi tháo nước với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Với tâm của kẻ trộm.»
Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
Ruộng của nhà đàn-việt không có nước nên bị cằn cỗi. Tỳ-kheo kia tháo nước của người khác vào ruộng của đàn-việt, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
2. Có tỳ-kheo cùng nhà bạch y oán cừu nhau, bèn tháo nước ruộng của người đó bỏ, khiến cho ruộng bị hoang phế. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
3. Có tỳ-kheo ăn trộm nước của người khác, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền phạm ba-la-di.»
Các tỳ-kheo nghi, không dám lấy nước nơi kênh, nơi suối, nơi ao hồ. Đức Phật dạy:
«Không phải sở hữu của người nào đó thì không phạm.»
11. Chiếm dụng
1. Tỳ-kheo Chiên-đà-la có việc tranh châp. Vị ấy có chiếc bát quý giá của nước Tô-ma. Vì việc tranh chấp nên vị kia thường ôm lòng ưu sầu, nói, «Nếu ai có thể chấm dứt việc tranh chấp của tôi thì sẽ lấy chiếc bát này.» Bấy giờ, có tỳ-kheo A-di-đầu thông minh, chuyên môn giải quyết việc tránh sự, liền vì vị kia giải quyết việc đấu tranh rồi lấy chiếc bát đi. Tỳ-kheo này nghĩ rằng chiếc bát bị mất nên đi tìm. Thấy tỳ-kheo A-di-đầu bưng nơi tay liền nói, «Thầy lấy trộm chiếc bát của tôi.» Vị kia liền trả lời, «Tôi không lấy trộm bát của thầy. Thầy đã có giao ước, nếu người nào có thể chấm dứt việc tranh đấu của tôi thì sẽ lấy chiếc bát này. Vì vậy nên tôi lấy chiếc bát.» Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia trình bày đầy đủ nhơn duyên. Đức Phật dạy:
«Ngươi không phạm. Nhưng không được nhận vật như vậy.»
2. Tỳ-kheo tên Da-thâu-già có y Tăng-già-lê. Tỳ-kheo tên Bà-tu-đạt-đa không nói mà lấy mặc vào trong xóm khất thực. Vị kia tưởng là y bị mất đi tìm. Thấy Bà-tu-đạt-đa mặc, liền nắm lấy nói, «Thầy phạm tội ăn trộm.» Vị kia trả lời, «Tôi không trộm y của thầy, tôi lấy mặc với ý thân tình.» Nói xong, nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy với tâm niệm thế nào?»
Vị kia thưa: «Lấy với ý thân tình chứ không lấy với tâm ăn trộm.»
Đức Phật nói:
«Không phạm. Nhưng không được không phải thân tình mà tác ý thân tình để lấy.»
3. Tỳ-kheo tự Thanh Tịnh có y Tăng-già-lê. Tỳ-kheo Tu-đà-di không hỏi chủ mà tự tiện lấy mặc vào tụ lạc khất thực. Người chủ tưởng y bị mất nên đi tìm. Thấy Tu-đà-di mặc liền nắm lấy và nói, «Thầy lấy y tôi, phạm giới trộm.» Tỳ-kheo kia trả lời tôi không ăn trộm mà mượn để dùng. Vị kia nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi lấy y với tâm nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Với tâm mượn chứ không phải với tâm ăn trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Không được không hỏi chủ mà vội lấy mặc vào tụ lạc như vậy.»
12. Hoa quả
1. Có tỳ-kheo lấy trái lê của người khác, nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, dời khỏi chỗ cũ phạm ba-la-di.»
Trái diêm-bà, trái ba-lê-bà, các loại trái bồ đào, nếu trị giá năm tiền, tất cả đều phạm ba-la-di.
2. Có tỳ-kheo rung trái lê của người khác cho rụng, với ý muốn làm cho ít bớt. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, ba-la-di.»
Nếu rung cho rụng trái diêm-bà, trái ba-lê-bà, các loại trái bồ đào, cũng với ý muốn khiến cho ít bớt, tất cả đều ba-la-di.
3. Có tỳ-kheo ăn trộm dưa của người. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo ăn trộm mía, nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo lấy rau của người, nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền ba-la-di. »
Có tỳ-kheo lấy bông sen của người, nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền ba-la-di.»
Hoa bát-đầu-ma, câu-đầu-ma, phân-đà-lợi, tính đủ năm tiền, tất cả đều ba-la-di. Nếu bẻ phá, làm hư hoại, hao hụt của người khác, tính đủ năm tiền tất cả đều ba-la-di.
Có người canh giữ cho kẻ khác, và giặc, mang thức ăn khư-đà-ni cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo nghĩ đây không phải là của người này nên không nhận.[12] Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Đây tức là thức ăn của đàn-việt, cho phép tác tịnh,[13] rửa tay, rồi thọ nhận và ăn.»
Có tỳ-kheo lấy ngó sen của người, nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, ba-la-di.»
Có tỳ-kheo lấy gỗ trong rừng do người khác bảo vệ, nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm cắp, vô căn cứ lấy thức ăn của người, nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Có tỳ-kheo vô căn cứ lấy thức ăn của người, nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi với tâm niệm như thế nào khi lấy?»
Vị kia nói:
«Không có tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng vì vọng ngữ nên phạm ba-dật-đề.»
Có tỳ-kheo sai tỳ-kheo lấy trộm giường dây, giường cây. Tỳ-kheo được sai tưởng là không phải ăn trộm nên lấy đem đến, rồi nghi. [978a1] Đức Phật dạy:
«Phương tiện dạy người phạm ba-la-di. Vị bị sai không phạm.»
Có tỳ-kheo sai tỳ-kheo lấy giường dây. Vị được sai kia tưởng là bảo lấy trộm liền lấy đem đến, rồi nghi, đức Phật nói:
«Người lấy phạm ba-la-di. Người bảo không phạm.»
13. Xe thuyền
1. Số đông tỳ-kheo có chiếc xe, cho nhóm sáu tỳ-kheo cùng đi. Nhóm sáu tỳ-kheo có ý muốn, trước khi đến trú xứ đó, sẽ lấy chiếc xe này. Đức Phật dạy:
«Nếu lấy trộm tại đây, phạm ba-la-di. Nếu lấy giữa đường hay đến trú xứ đó cũng phạm ba-la-di.»
2. Nhóm sáu tỳ-kheo thấy trên sông Hằng có chiếc thuyền, bèn nghĩ, «Chúng ta có thể trộm lấy chiếc thuyền này mà không lao nhọc chi cả.» Nhưng nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ như thế nào?»
Nhóm sáu liền trình bày đầy đủ nhơn duyên. Đức Phật dạy:
«Chỉ có ý nghĩ thì không phạm. Nhưng không được sanh ý nghĩ như vậy.»
3. Có tỳ-kheo trộm lấy thuyền của người từ bờ này đem đến bờ kia, nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Từ bờ kia qua bờ này, xuôi dòng nước, ngược dòng nước, nhận chìm hay kéo đi đem lên bờ, dời địa điểm, tất cả đều phạm ba-la-di. Nếu phương tiện muốn mở ra mà chưa rời khỏi chỗ cũ thì phạm thâu-lan-giá.
4. Có hai tỳ-kheo đến sông A-di-la-bạt-đề tắm, thấy cái giỏ tre đựng y quý giá trôi theo dòng nước. Một tỳ-kheo thấy bèn nói: «Cái giỏ tre này thuộc về của tôi.» Tỳ-kheo thứ hai nói: «Vật dụng trong giỏ tre thuộc về của tôi.» Hai vị cùng lấy được y quý giá, bèn nghi. Đức Phật dạy:
«Ngươi nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Tưởng là y phấn tảo.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được lấy y phấn tảo trong nước.»
14. Vật từ thú vật
1. Có tỳ-kheo trộm tràng hoa bằng vàng, nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
2. Trong Kỳ-hoàn có nhiều tổ chim. Cuối đêm[14] chúng kêu inh ỏi, náo loạn các tỳ-kheo ngồi thiền. Tỳ-kheo cựu trú sai người giữ vườn đuổi chúng đi. Người giữ vườn thấy trong tổ chim có vàng và lụa vụn, lấy đem đưa cho cựu tỳ-kheo, Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Các thứ đó vô dụng đối với loài chim nên không phạm. Nhưng không được nhận vật như vậy.»
3. Trong Kỳ-hoàn có ổ chuột. Tỳ-kheo sai người giữ vườn phá ổ chuột. Trong ổ chuột có thuốc uống và lụa vụn, người giữ vườn lấy đem đưa tỳ-kheo, tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Các thứ đó vô dụng đối với súc sanh nên không phạm. Nhưng không được nhận vật như vậy.»
4. Cách chùa không xa, có những con chuột tha trái bồ đào từ thôn đem đến trong chùa, dồn lần thành một đống lớn. Nhóm sáu tỳ-kheo với tâm trộm lấy ăn, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm ba-la-di.»
5. Cách Kỳ-hoàn không xa có người thợ săn gài bẩy để bắt nai, trong bẩy có con nai chết. Nhóm sáu tỳ-kheo với tâm trộm lấy ăn, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
15. Giải phóng súc vật
1. Có tỳ-kheo ban ngày đi vào chỗ a-lan-nhã, nơi đó có cướp, buộc con bò dưới gốc cây. Thấy tỳ-kheo nó khóc. Tỳ-kheo từ niệm nên mở thả, rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Khi mở thả nó, ngươi nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Vì lòng thương chứ không phải với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được làm việc như vậy.»
2. Có tỳ-kheo ban ngày đến chỗ a-lan-nhã, nơi đó kẻ cướp cột con bò trong nhà trạm. Tỳ-kheo nhìn quanh không thấy ai, có ý nghĩ: «Con vật này có ích cho ta.» Bèn mở con bò dắt đi. Dắt đi không xa, tỳ-kheo lại nghĩ: «Ta cần gì con bò này?» Vì vậy thả nó đi. Rồi tỳ-kheo nghi, Đức Phật hỏi:
«Khi dắt đi ngươi nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo trả lời: «Khi dắt với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền dời khỏi chỗ cũ, phạm ba-la-di.»
3. Con beo rượt bắt con nai. Nai bị thương chạy vào chùa, rồi chết. Các tỳ-kheo đem làm thịt ăn; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Ông thợ săn, săn con nai. Nai chạy vào chùa. Thợ săn tìm nai, đến hỏi các tỳ-kheo: «Thấy có con nai như vậy, như vậy hay không?»
Các tỳ-kheo không thấy nên trả lời là không thấy. Người thợ săn tìm khắp nơi trong chùa, bắt gặp được con nai, nổi giận cơ hiềm nói các tỳ-kheo rằng: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, nói dối không thật, tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi thấy con nai mà nói là không thấy?»
Các tỳ-kheo nghi, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
16. Vật dụng của tỳ-kheo
Có tỳ-kheo ăn trộm lấy y ba-lị-ca-la, nghi, rời khỏi chỗ cũ. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm lấy y ba-lị-ca-la của người, đem đến chỗ khác rồi nghi. Đức Phật nói:
«Phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm di chuyển y ba-lị-ca-la sang một bên rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phương tiện tìm cầu năm tiền, chưa dời khỏi chỗ cũ phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm lấy giường dây, giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ, gối, mền giạ, bình nước, bình tưới, gậy, quạt. Đức Phật dạy: «Tính đủ năm tiền, tất cả đều phạm ba-la-di.»
Có tỳ-kheo trao đổi giường dây, giường cây, nói đây cũng là Tăng, kia cũng là Tăng. Đức Phật dạy:
«Không được trao đổi như vậy.»
Có tỳ-kheo trao đổi giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ, hoặc gối, nói đây cũng là Tăng kia cũng là Tăng. Và mền giạ, bình tưới nước, gậy, quạt, cũng nói đây là Tăng, kia cũng là Tăng. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có tỳ-kheo ăn trộm đá của người, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, thành ba-la-di.»
Trộm ao, hào, cây gỗ, tre trúc, cỏ văn nhã, cỏ bà bà, vỏ cây, hoặc cây lá, hoa trái có người bảo vệ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, tất cả đều ba-la-di.»
Có tỳ-kheo từ trên giá y của người khác lấy trộm y rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm lấy chiếc y trên giá, lìa khỏi giá rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Ba-la-di.»
Có tỳ-kheo với tâm trộm, chuyển đổi y của người từ trên giá, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phương tiện tìm cầu năm tiền, chưa dời khỏi chỗ, phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo lấy cái dây lưng trên giá y của người khác, và lấy luôn cái giá, rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ thế nào khi lấy?»
Vị kia thưa:
«Với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Tính đủ năm tiền, dời khỏi chỗ cũ, thành ba-la-di.»
Khi ấy có số đông tỳ-kheo cùng nhóm sáu tỳ-kheo ngồi ăn trong nhà bạch y. Bạch y dùng chiếc y đại giá trải làm chỗ ngồi. Một trong nhóm sáu tỳ-kheo với tâm trộm dùng chân cuốn lại, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Với ý nghĩ thế nào khi ngươi cuốn?»
Vị kia thưa:
«Với tâm trộm.»
Đức Phật dạy:
«Phương tiện cầu năm tiền, chưa dời khỏi chỗ, phạm thâu-lan-giá.»[15]


Chú thích:
[1] Xem Phần I Chương I, ba-la-di 1, cht. 25; q. 1 tr. 20.
[2] Bà-xà Tử 婆闍子. Trên kia dịch là Bạt-xà Tử. Xem Phần I. Chưong I, ba-la-di 1, cht. 33; q.1 tr.26
[3] Chỉ sinh dục đạo.
[4] Xem Phần iii, ch. i Thọ giới, dữ học giới. Ngũ phần 34 (T22n1428 tr.809a14)
[5] Trên kia gọi là doanh sự tỳ-kheo. Xem cht. 37, Phần ii, ch. ii, tr. 166.
[6] Trên kia gọi là bình đáng nhân. Xem cht. 34; Phần iv, Ch. ii, tr. 130.
[7] Để bản: «Ngươi sa-di-ni...» Các bản Tống-Nguyên-Minh lược bỏ. Đây kể luôn cả tỳ-kheo vv.
[8] Uỷ-châu-lăng-già trùng 慰周陵伽虫. Pali. Vin.iii. 58: uccāliga, «sâu gặm.»
[9] Bà-lâu-việt-xa 婆樓越奢. Pali: Bharukaccha (?), Vin.iii. 39.
[10] Độc tọa sáp đắng 獨座榻蹬.
[11] Giá trị của phần điền thổ thêm hay bớt sau khi dời cột mốc. Không phải giá trị bản thân cột mốc.
[12] Cf. Pali, Vin. iii. 66: Người giữ vườn (cho người khác) mang trái cây cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo không dám nhận, vì không phải của người mang cho.
[13] Năm cách tác tịnh đối với trái cây. Xem cht. 107. Phần iii, Ch. viii «Thuốc».
[14] Khuya, cho đến trước khi mặt trời mọc, được gọi là cuối đêm.
[15] Hết quyển 55.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Nghệ thuật chết


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.63.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập