Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 52 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 52


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.73 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.9 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
Bấy giờ, Thiên đế Thích nghĩ: «Ta không nên để Vua đi bằng chiếc xe thường của thế gian.» Bèn thắng cỗ xe voi trời. Voi trời có sáu ngà. Ngà nào cũng vậm vỡ. Xe để ngay bên ngoài cửa. Vua Huệ Đăng thấy xa giá bằng voi như vậy, hỏi các đại thần rằng:
«Voi này của ai?»
Các đại thần thưa:
«Không biết là voi của ai. Đây chắc là loại voi của Vua, chứ chẳng phải là người thường có được. Vua có thể xử dụng.»
Vua liền xử dụng.
Vua bảo:
«Hãy đi chỉ cho ta người nào nói: Ta dạy nhân dân phụng hành thập ác.» Người kia liền chỉ Vua. Vua liền hỏi:
«Vua Huệ Đăng có dạy ngươi hành thập ác không?»
Người ấy trả lời:
«Có.»
Vua lại hỏi:
«Có phương tiện nào để ngươi hành thập thiện không?»
Người kia nói:
«Có.»
Vua hỏi:
«Đó là gì?»
Người kia nói:
«Nếu có ai đã thành tựu Bồ-tát, cho tôi được ăn sống ngưới ấy, ăn thịt, uống máu người ấy; tôi mới hành thập thiện.»
Bấy giờ, Vua Huệ Đăng khởi ý nghĩ:
«Từ đời vô thỉ đến nay, ta đã trải qua các cái khổ luân chuyển trong năm đường; hoặc bị chặt tay, chặt chân, xẻo mũi tai, móc mắt, chặt đầu, rốt cuộc nào có lợi ích gì?»
Nghĩ như vậy xong, vua liền lấy dao bén tự xẻo thịt nơi đùi vế mình, dùng đồ đựng máu đưa cho người kia và nói:
«Này nam tử, ngươi hãy ăn thịt và uống máu này, rồi phụng hành thập thiện.»
Người đàn ông kia không kham nổi oai đức của Vua Huệ Đăng, nên liền biến mất, bỗng nhiên Thiên đế Thích đứng trước mặt, hỏi Vua:
«Nay Vua bố thí vì một thiên hạ, hay vì hai, ba bốn thiên hạ? Vì Mặt Trời, Mặt Trăng, Thiên đế Thích, Ma vương, Phạm vương hay chăng?» Vua trả lời:
«Tôi bố thí không vì một thiên hạ, hay hai, ba, bốn thiên hạ, cho đến Ma, Phạm vương. Tôi làm việc bố thí với ý nghĩ như vầy: Muốn cầu Vô thượng chánh chơn Nhất thiết trí, độ người chưa độ, giải thoát người chưa giải thoát, người chưa được Niết-bàn khiến được Niết-bàn, độ sanh, lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ não. Vì tất cả như vậy.»
Bấy giờ, Thiên đế Thích liền nghĩ: «Nay ta để vua Huệ Đăng phải chết vì vết thương này thì thật không thích đáng.» Thiên đế Thích liền dùng nước cam lồ của trời nhiểu vào nơi vết thương. Vết thương liền bình phục lại như cũ.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Vua Lợi Ích Chúng Sinh đâu phải ai khác, mà là Phụ vương Bạch Tịnh vậy. Đệ nhất phu nhân, nay là mẹ Ma-da. Vua Huệ Đăng, chính là thân Ta đây. Đời trước, Ta đã giáo hóa vô số kẻ nam người nữ nơi cõi Diêm-phù-đề này phụng hành thập thiện, không sát sanh, cho đến không tà kiến. Do nhân duyên như vậy, cho nên dưới bàn chân của ta có dấu bánh xe nghìn căm, ánh sáng chiếu soi ba ngàn đại thiên quốc độ.»
Đại chúng thấy đức Thế Tôn có thần lực biến hóa như vậy, đều rất vui mừng, được pháp chưa từng có, tâm yểm ly phát sanh. Đức Thế Tôn quán sát đại chúng đều hoan hỷ, tâm yểm ly phát sanh, nên dùng vô số phương tiện nói pháp, khiến cho trăm ngàn người, ngay nơi chỗ ngồi xa trần cấu, đạt được con mắt pháp trong sạch. Đây là ngày thứ mười lăm đức Thế Tôn biến hóa.
7. Các loại bát cấm
Thế Tôn ở tại thành Vương xá. Bấy giờ Vua Bình-sa cho phép các tỳ-kheo tự do ra vào trong cung. Vua đặt người nơi chỗ khuất để nghe các tỳ-kheo có nói gì thì bẩm báo lại. Nơi cung các kia dùng gỗ thi-xa-bà[29] quý giá làm cây trụ. Các tỳ-kheo thấy, nói:
«Gỗ quý giá này thay vì dùng làm cây trụ, nếu dùng làm bình bát cho tỳ-kheo thì hay biết mấy.»
Cung nhơn ở chỗ khuất nghe như vậy, liền đến tâu với vua. Vua liền ra lệnh thay cây trụ mới, lấy gỗ ấy làm bình bát, đem cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo không dám nhận, nói: «Đức Phật chưa cho phép chúng tôi nhận bình bát bằng gỗ thi-xa-bà.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Không được [952a1] chứa bình bát bằng gỗ. Đây là pháp của ngoại đạo. Nếu chứa, sẽ như pháp trị.
Vua Bình-sa dùng bình bát bằng đá, dâng cúng các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo không nhận và nói:
«Đức Phật chưa cho phép chúng tôi dùng bính bát bằng đá.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được dùng loại bát này. Đây là bát theo pháp của Như Lai. Nếu dùng thì phạm thâu-lan-giá.»
Vua Bình-sa làm bát bằng vàng cúng cho tỳ-kheo. Tỳ-kheo không nhận và nói:
«Đức Thế Tôn chưa cho chúng tôi xử dụng bát bằng vàng.»
Các vị ấy bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo không nên cất chứa bát bằng vàng. Đây là pháp của bạch y. Nếu cất chứa sẽ như pháp trị.»
Vua Bình-sa lại làm bình bát bằng bạc, bằng lưu ly, bằng vật báu, bằng tạp bảo để cúng cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo không nhận và nói:
«Đức Phật chưa cho chúng tôi chứa cất các loại bình bát như vậy.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên chứa các loại bát đó. Đây là pháp của bạch y. Nếu chứa sẽ trị phạt như pháp.»
Thế Tôn ở tại nước Bà-già-đề. Tỳ-kheo người Bạt-xà ở Tỳ-xá-ly[30] dùng chiếc bình bát bằng vàng. Đức Phật dạy:
«Không được dùng.»
Có vị lại dùng bát bằng bạc, bằng lưu ly, bằng vật báu, bằng tạp bảo. Đức Phật dạy:
«Không được dùng.»
Đức Phật quở:
«Các ông là những người ngu si, tránh dùng cái Ta chế cấm lại dùng các thứ khác. Từ nay về sau, tất cả các loại bát làm bằng vật báu không nên dùng. Nếu dùng sẽ như pháp trị.»
Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Các Lê-xa[31] nhận được chiếc bát ma-ni rất có giá trị, dùng bột hương chiên đàn đựng đầy bát, đem dâng cúng đức Thế Tôn thưa:
«Bạch Đại đức, xin Ngài từ mẫn nhận chiếc bát ma-ni này.»
Đức Phật nói với các Lê-xa:
«Ta không dùng chiếc bát này.»
Lê-xa lại bạch:
«Cúi xin Ngài từ mẫn nhận bột hương chiên đàn.»
Đức Thế Tôn thọ nhận.
Các Lê-xa nghĩ: «Nên đem chiếc bát này cúng cho ai?» Có người nói nên cho Bất-lan Ca-diếp. Có người nói nên cho Mạt-khư-la Cù-xá-la, A-di-đầu Sí-xá-khâm-bà-la. Có người nói nên cho Ba-hưu Ca-chiên-diên. Có người nói nên cho San-nhã Tỳ-la-tra Tử. Có người nói nên cho Ni-kiền Na-da Tử.[32] Có người nói nên cho Tát-giá Ni-kiền Tử.[33] Vị kia liền đem bát cho Tát-giá Ni-kiền Tử.
Bấy giờ, Tát-giá Ni-kiền Tử nghe, các Lê-xa Tỳ-xá-ly đem các bát ma-ni rất quí giá này cúng cho Sa-môn Cù-đàm không nhận, sau đó mới đem cúng cho mình, do lòng kiêu mạn, cống cao, tật đố, giận dữ không vui, không tự kềm chế nên thốt lên lời hung dữ:
«Giả sử các ngươi cắt lưỡi của các Lê-xa đựng đầy bát, rồi sẽ nhận.»
Các Lê-xa nghĩ:
«Tát-giá Ni-kiền Tử muốn làm tổn hại đến dòng họ chúng ta.»
Họ dùng một cục đá đánh chết. Tát-giá muốn tự liệu lý để rút lại lời nói dữ trước đó, nhưng các Lê-xa không chịu nghe, vẫn đánh chết. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu được lời, thì sự việc được cởi mở.»
Đức Phật dạy:
«Có năm pháp khiến cho lời nói có thể tự nêu rõ lý, không bị chê trách, khiến cho người kia hoan hỷ, sau khỏi hối hận. Năm pháp ấy là gì? Nói điều thiện chứ không nói điều bất thiện. Nói như pháp chứ không nói điều không như pháp. Nói lời êm dịu chứ không nói lời không êm dịu. Nói lời chân thật chứ không nói điều hư dối. Nói điều lợi ích chứ không nói điều không lợi ích. Có năm pháp này thì khiến cho lời nói có thể tự nêu rõ lý, không bị chê trách, khiến cho người kia hoan hỷ, sau khỏi hối hận.»
Phật liền nói kệ:
Ai nói thiện thì thắng;
Nói pháp không phi pháp;
Ái ngữ; chơn thật ngữ;
Lợi ích không tổn hại.
Đối với người khéo nói
Khiến mình không nhiệt não,
Không xâm phạm người khác.
Như vậy là khéo nói.
Khéo nói với ái ngữ
Không bị người kia trách
Khi nói, lời thân thương,
Các ác không tập hợp.
Chí thành nói cam lồ,
Nói thật là tối thượng
Chơn thật như Phật pháp
Thì trụ nơi Niết bàn.
Pháp do đức Phật nói
An ổn đến Niết Bàn
Dứt hết các gốc khổ.
Khéo nói, đây là nhất.
Vua Bình-sa cúng bát sắt cho tỳ-kheo, tỳ-kheo không nhận và nói:
«Đức Phật chưa cho phép chúng tôi dùng bát bằng sắt.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép dùng bát bằng sắt.»
8. Xông bát-Nung bát
1. Bấy giờ, có người làm đồ sắt xuất gia, muốn làm bình bát cho các tỳ-kheo. Bạch Phật. Phật cho phép làm. Người ấy cần lò, đức Phật cho phép xây lò. Người ấy cần búa và kềm, đức Phật cho phép. Người ấy cần ống bệ. Phật cho phép. Người đó cần hòn đá mài, Phật cho phép. Vị đó cần con lăn, đức Phật cho phép. Sợ con lăn, và các vật dụng khác rơi rớt, đức Phật cho phép làm cái đãy để đựng, rồi treo trên cây trụ, trên cây long nha.
Vị kia cất chứa bát không xông nên bị bẩn và hôi. Phật cho phép xông. Vị đó không biết xông bằng cách nào. Phật cho phép dùng cái chõ, hay cái ghè để làm lò. Dùng các loại bùn để thoa. Dùng hột hạnh nhơn, hột gai thoa bên trong. Lấy tro trải lên đất cho bằng, làm chỗ xông bát. Đặt chân chống, rồi để bát lên. Rồi úp lò lên bát. Lấy tro phủ bốn bên, lấy tay ém cho chắc. Lấy củi hoặc phân bò chất xung quanh đốt. Nên xông bát như vậy.
2. Thế Tôn du hành nhơn gian tại nước Tô-ma.[34] Khi ấy có người thợ lò gốm có lòng tin. Đức Thế Tôn chỉ chỗ đất bùn và nói:
«Lấy đất chỗ này mà làm. Nhồi như vậy. Phơi như vậy. Làm bùn như vậy. Trộn đều như vậy. Làm thành cái bát như vậy. Xoa chà như vậy. phơi khô như vậy rồi, làm cái lò cho chắc, để cái bát vào trong. Đậy nắp lại, thoa bùn phủ lên trên. Dùng cây khư-la-đà,[35] hoặc cây táo, hoặc dùng cây thi-xa-bà,[36] cây a-ma-lặc,[37] chất xung quanh rồi đốt. Người kia theo thứ tự làm theo lời Phật dạy, thành loại bát Tô-ma[38] khác lạ, quý giá, rất tốt, đem cúng cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo không nhận và nói:
«Đức Phật chưa cho phép chúng tôi xử dụng loại bát như vậy.»
Các vị ấy bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép chứa dùng.»
9. Trì bát
1. Thế Tôn ở tại thôn Ưu-già-la.[39] Khi ấy có các tỳ-kheo nhận được bát Ưu-già-la,[40] không dám thọ trì và nói:
«Đức Phật chưa cho phép chúng ta xử dụng loại bát như vậy.»
Các vị ấy bạch Phật. Đức Phật cho phép thọ trì.
Thế Tôn ở tại Ưu-già-xa.[41] Các tỳ-kheo nhận được loại bát Ưu-già-xa, không dám thọ trì và nói:
«Đức Phật chưa cho phép chúng ta thọ trì loại bát này.»
Bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép thọ trì.»
Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Các tỳ-kheo nhận được bát đen, không dám thọ trì và nói:
«Đức Phât chưa cho chúng ta thọ trì loại bát này.»
Bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép thọ trì.»
Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Có các tỳ-kheo nhận được loại bát đỏ, không dám thọ trì, nói:
«Đức Thế Tôn chưa cho chúng ta dùng loại bát như vậy.»
Các vị ấy bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép thọ trì.»
2. Có sáu loại bát: bát bằng sắt, bát tô-ma, bát ưu-già-la, bát ưu-già-xa, bát đen, bát đỏ. Các thứ bát này chia thành hai loại: bát bằng sắt và bát bằng sành. Một thứ đựng được một đấu rưỡi, một thứ đựng ba đấu. Hai loại bát này nên thọ trì.
3. Có vị máng bát nơi viên ngói sắp rơi. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bình bát trên hòn đá sắp rơi. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.
Có vị để bát trên dàn gác. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát giữa đường. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát trên đá. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát dưới gốc cây có trái. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát nơi chỗ đất không bằng, đức Phật bảo: «Không nên để như vậy.»
Có vị một tay cầm hai cái bát. Đức Phật dạy: «Không nên cầm như vậy. Trừ phi để ngón tay ở giữa.
[953a1] Có vị một tay cầm hai cái bát mà mở cữa. Đức Phật dạy: «Không nên như vậy. Trừ có dụng tâm.»
Có vị để bát sau cánh cửa. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát trước cánh cửa. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy.»
Có vị để bát ở dưới giường dây, giường cây. Đức Phật dạy: « Không nên để như vậy.»
Có vị để bát ở giữa các giường cây, giường giây. Đức Phật dạy: « Không nên để như vậy. Trừ trường hợp để tạm trong chốc lát.»
Có vị để bát đầu góc giường giây, giường cây. Đức Phật dạy: «Không nên để như vậy, trừ để tạm trong chốc lát.»
Có vị đứng rửa bát; bát rơi vỡ. Đức Phật dạy: «Không nên đứng rửa như vậy.»
Có vị cố ý làm cho bát bị vỡ để xin bát mới. Đức Phật dạy: « Không nên làm như vậy.»
Có vị để đồ dư trong bát. Đức Phật dạy: «Trong bát không được để bất cứ vật gì.»
Có vị vẽ giây nho, hình bông sen trong bát. Đức Phật dạy: «Không nên vẽ như vậy.»
Có vị làm chữ vạn[42] trong bát. Đức Phật dạy: «Không nên làm như vậy.»
Có vị viết tên của mình trong bát. Đức Phật dạy: «Không nên viết như vậy.»
Có vị quấn bốn phía bát, chừa miệng. Đức Phật dạy: «Không nên làm như vậy.»
Có vị quấn hết cả cái bát. Đức Phật dạy: «Không nên bao như vậy. Nên bao quấn hai phần, chừa lại một phần. Nếu có lủng lỗ nhỏ mà nhiều chỗ thì nên bao hết.
Có vị để bát dưới đất, bị hư xông. Đức Phật dạy:
«Không nên để như vậy, nên dùng nước bùn rưới đất rồi mới để. Nếu vẫn bị hư xông, nên để trên lá trên cỏ. Nếu vẫn bị hư xông, nên làm cái chân bát. Nếu vẫn bị hư xông,[43] dùng vật bao dưới đáy.»[44]
Có vị dùng vật báu bao dưới đáy. Đức Phật dạy:
«Không được dùng vật quý, mà nên dùng chì hay thiếc để làm.»
Vị kia sợ bát rơi đổ. Đức Phật dạy:
«Nếu sợ rơi đổ, nên dùng nhựa cây hay sáp (gắn vào đế).
Có vị không rửa bát mà đem cất, tỳ-kheo khác thấy gớm. Đức Phật dạy:
«Không nên như vậy. Nên rửa rồi mới cất.»
Có vị không dùng tháo đậu để rửa nên không sạch. Đức Phật dạy:
«Không nên rửa như vậy. Nên dùng tháo đậu, hoặc đất, hoặc tro, hay phân bò, hoặc bùn để rửa.»
Có vị dùng phân bò có trộn cát để rửa nên bát bị hỏng. Đức Phật dạy:
«Không nên rửa như vậy. Nên dùng đồ đựng nước ngâm phân bò, để lóng cát, rồi dùng để rửa. Hoặc dùng bột mịn, bùn mịn, hoặc lá, hoặc bông hay trái để rửa cho sạch. Nếu bát có lỗ, bị thức ăn nhét vào trong đó, thì nên cạy ra. Nếu cạy ra bát bị vỡ. Chỗ nào cạy được thì cạy. Chỗ nào không cạy được thì thôi, không sao.»
Có vị rửa bát chưa khô mà đem cất, sanh ra cáu bẩn. Đức Phật dạy:
«Không nên như vậy. Nên để cho khô rồi mới cất.»
Cầm bát nơi tay, khó giữ. Phật cho phép may cái đãy để đựng. Miệng đãy không buộc, bát rơi ra. Phật cho phép buộc lại. Xách đãy đựng bát trên tay, khó giữ. Phật bảo nên dùng cái giây đai mang trên vai. Có tỳ-kheo kẹp bát dưới nách, miệng bát quay vào hông. Trên đường đi, gặp mưa, bị trượt chân té xuống đất, bình bát cấn hông, bị đau. Đức Phật dạy:
«Không nên mang bát như vậy. Nên để miệng bát hướng ra ngoài.»
Bát Tô-ma trong đãy, lấy ra để vô khó khăn, bị vỡ. Đức Phật dạy:
«Nên làm cái hòm hay cái rương để đựng.»
Có vị dùng vật quý báu làm cái hòm cái rương. Đức Phật dạy:
«Không được dùng vật quý báu mà làm. Nên dùng cỏ xá-la, hoặc cây tre để làm. Nếu bát bị đụng nhau thì dùng cỏ hay lá cây, hoặc một trong mười loại y để lót. Nếu bát rơi ra miệng hòm; Phật bảo, nên làm cái nắp đậy lại. Có vị, dùng vật quý báu làm cái nắp. Đức Phật dạy, Không được dùng vật quý báu làm nắp. Nên dùng cỏ xá-la, hoặc tre hay cây mà làm. Nếu nơi để bát không chắc thì nên dùng giây đai máng vào móc long nha.[45]
10. Tịnh quả
Thế Tôn ở tại thành Vương xá. Vua Bình-sa cho phép các tỳ-kheo tự do ra vào trong vườn xoài.[46] Nhóm sáu tỳ-kheo đến chỗ người giữ vườn nói:
«Tôi cần xoài.»
Người giữ vườn liền hái xoài cho. Nhóm sáu lại đòi hỏi nữa. Người giữ vườn lại cũng hái xoài cho. Nhóm sáu cứ đòi hỏi như vậy cho đến vườn xoài hết cả trái. Sau đó, Vua cần xoài, ra lệnh quan tả hữu hái xoài. Các quan thừa lệnh đến chỗ người giữ vườn bảo hái xoài. Người giữ vườn báo cáo là xoài hết rồi. Các quan hỏi tại sao hết? Người giữ vườn thưa là:
«Sa-môn Thích tử ăn hết.»
Đại thần liền hiềm trách:
«Sa-môn Thích tử không biết yểm túc, nhiều ham muốn mà tự nói mình biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Người thí tuy không nhàm chán, người nhận phải biết đủ chứ. Tại sao ăn hết vườn xoài của Vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên ăn xoài.»[47]
Các tỳ-kheo khất thực nhận được nước xoài. Phật cho phép dùng. Có vị nhận được trái xoài nấu chín, Phật cho phép dùng. Có vị nhận được nước tương xoài,[48] đức Phật cho phép. Nếu chưa thành rượu thì cho phép uống vào lúc phi thời. Thành rượu rồi, không được uống. Nếu uống sẽ như pháp trị.
Sau đó một thời gian, xoài chín mùi, tôn giả A-nan muốn ăn, đến chỗ đức Phật, đầu diện kính lễ sát chân rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng:
«Xoài trên cây đã chín mùi.»
Đức Phật dùng nhân duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, vì các tỳ-kheo tùy thuận nói pháp, Ngài dùng vô số phương tiện khen ngợi hạnh đầu-đà đoan nghiêm thiểu dục tri túc, có trí huệ và bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau cho phép ăn xoài.»[49]
11. Câu-chấp
Thế Tôn ở tại Câu-thiểm-di, thì khi ấy Nhóm sáu tỳ-kheo khoác trái câu-chấp[50] để dọa nhau, chọc ghẹo nhau. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không biết yểm túc, mà tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi khoác trái câu-chấp để dọa nhau, chọc ghẹo nhau, như đại thần của Vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được khoác lộn trái câu-chấp, cũng không được dọa nhau,[51] chọc ghẹo nhau.»
Tỳ-kheo bệnh, đắp câu-chấp, mặt có lông vào trong. Lông bên trong dính nơi mụt ghẻ, bị đau. Phật dạy:
«Nên mặc cái áo lót. Nếu sợ nóng thì nên lộn trái câu-chấp rồi quàng cà-sa phủ lên trên.»
12. Khâu y
Có tỳ-kheo y bị rách. Phật bảo, nên vá lại. Vị ấy không biết vá như thế nào. Đức Phật dạy: «Lấy chỉ khâu lại, hay may chập lại. Nếu có lỗ, lấy đồ đắp lên.» Lỗ rách lớn, miếng đắp nhỏ, khiến y bị chúm lại. Đức Phật dạy: «Không nên vá như vậy. Lớn, nhỏ, tùy theo lỗ rách, rộng ra hai ngón tay, rồi vá. Khi vá sợ y bị chúm lại, nên dùng đá đè bốn góc. Nếu vẫn bị chúm, cắm cọc bốn góc để căng ra. Nếu nó vẫn co lại thì nên làm cái khung đẻ căng ra.» Các vị ấy không biết cách làm. Đức Phật dạy: «Nên dùng gỗ mà làm.»
Có vị cần giây để căng. Phật cho phép dùng giây căng ra để vá.
Các vị ấy không biết dùng cái gì để vá. Phật cho phép dùng lông chim, hoặc cái trâm để vá. Nếu y mỏng, nhuyễn bị rách thì dùng kim để vá. Có vị dùng vật quý báu làm kim. Đức Phật dạy: «Không được dùng như vậy. Nên dùng đồng hay thép để làm.»
Khi vá y, tay bị đau, đức Phật cho phép làm cái đê. Có vị dùng vật quý báu làm đê. Đức Phật dạy: «Không nên làm như vậy. Nên dùng đồng, sắt, xương, ngà, sừng, chì, thiếc, bạch lạp, cây, hồ giao để làm.»
Khi vị kia vá y, sợ cong, Phật cho phép dùng giây mực khiến cho thẳng. Có vị cần chỉ tơ, Phật cho phép dùng. Có vị muốn nhuộm chỉ để may y, cần đá vôi, đất đỏ, đất trắng, màu huỳnh, tất cả đều được Phật cho phép dùng. Nếu không định được điểm giữa, nên dùng thước để đo. Có vị dùng vật quý báu làm thước đo. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu để làm. Nên dùng đồng sắt cho đến cây để làm.»
Có vị trương y chấm đất. Khi vá, y dính bụi bẩn. Phật dạy: «Cho phép dùng nước tưới đất cho hết bụi rồi mới trương ra.»
Có vị khi vá y kim bị đụng đất, hư kim. Đức Phật dạy: «Không nên làm như vậy.»
Có vị trải y trên cỏ xa-bà-la[52] để vá, cỏ dính vào y. Đức Phật dạy: «Không nên làm như vậy.» Có vị trải y trên cỏ, trên lá để vá. Cỏ lá dính vào y. Đức Phật [954a1] dạy: «Không nên trải như vậy. Nên dùng một trong mười loại y hoặc y-lê-điên-đà, mạo-la, mạo-mạo-la, mạo-lâu, trải lên trên đó để vá.»
Tỳ-kheo kia sợ giây, chỉ, kim, dao... các dụng cụ để vá y lạc mất, Phật cho phép làm cái đãy để đựng.
Có vị không tháo y ra khỏi cái khung căng, bị mưa ướt. Đức Phật dạy: «Nên tháo ra.» Các vị ấy không biết tháo ra rồi để khung đâu. Đức Phật dạy: «Cho phép để nơi nhà kinh hành hoặc nơi nhà ấm, nhà ăn. Nếu đem vào nhà không lọt vì cửa hẹp thì để bên ngoài, chỗ không bị mưa ướt, bị gió. Nên treo lên chỗ cao ráo.»
Có vị vá y rồi, tháo ra, không dẹp dọn cây gỗ. Đức Phật dạy: «Nên dọn dẹp.» Các vị ấy không biết dọn dẹp để vào chỗ nào. Đức Phật dạy: «Nên để dưới gác, hoặc trên giường.»
Có vị không dọn dẹp giây. Đức Phật dạy: «Nên cuốn giây lại, để trên chỗ khung căng y.»
Các tỳ-kheo sợ kim rơi mất. Phật cho phép làm cái miếng bằng giạ để để ghim. Nếu vẫn sợ mất thì nên làm cái ống để đựng. Có vị dùng vật quý báu làm cái ống. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu làm. Nên dùng đồng, sắt cho đến tre, cây để làm.» Sợ kim rơi ra, đức Phật cho phép làm nắp đậy lại.
Có vị dùng vật quý báu để làm nắp. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu làm mà nên dùng đồng, sắt, cho đến tre, cây để làm.» Nếu kim bị rỉ sét thì nên để trong bột miến. Nếu vẫn sợ sét, tùy để chỗ nào khiến cho không rỉ sét.
Các tỳ-kheo lo ngại ống đựng kim, dao con, chỉ, và các vật vụn vặt bị lạc mất. Phật cho phép đựng trong cái đãy. Nếu các vật ấy rơi ra, dùng giây cột cái miệng đãy lại. Nếu cầm tay, khó giữ gìn; nên buộc trên vai.
13. Vá bát
Bình bát bằng sắt của tỳ-kheo bị thủng, đức Phật cho phép vá lại, hoặc trám đinh, hoặc trét bùn, hay dán nhựa cây.
Bát Tô-ma bị lủng, đức Phật cho phép dùng hồ giao nhét, hoặc dùng đá vôi, hoặc dùng đất trắng. Bát ca-la đen[53] bị thủng nên dùi cái lỗ, rồi lấy kim chỉ ràng lại. Có vị cần cái dùi khoan, đức Phật cho phép. Có vị dùng vật quý để làm. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý để làm mà nên dùng đồng sắt.» Nếu sợ chỉ bằng tơ sợi đứt thì nên dùng bằng sợi giây cước, hoặc dùng lông đuôi của bò, ngựa. Nếu sợ trùng cắn cái giây gân thì nên dùng hồ giao trét lên trên. Nếu sợ thức ăn hay nước thấm vào thì cũng nên dùng hồ giao trét lên trên. Nếu cũng lại sợ hư thì dát lá sắt dán vào.
14. Lấy lửa
Thế Tôn ở tại thành Vương xá. Các tỳ-kheo ở nơi a-lan-nhã dùng hỏa châu để lấy lửa, bọn giặc thấy ngọc châu nên đến quấy phá tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Ở nơi a-lan-nhã, không nên dùng hỏa châu lấy lửa.»
Các tỳ-kheo cần lửa, đức Phật cho phép tỳ-kheo ở nơi a-lan-nhã dùng thuật lấy lửa. Cần bùi nhùi mồi lửa,[54] cho phép. Cần dùi để dùi lửa,[55] cho phép. Cần các thứ để làm giây, đều được cho phép. Dụng cụ lấy lửa bị rơi rớt. Phật cho phép dùng cái đãy để đựng. Dụng cụ dùi lửa để chỗ bị ẩm, Phật cho phép treo dưới giường hay trên móc long nha. Có vị không biết dùng cái gì để nhen lửa, Phật bảo nên dùng cỏ, lá, hoặc sô-ma, hoặc cỏ ma-sí-xa, hoặc phân bò, phân ngựa để lấy lửa. Tỳ-kheo thường xuyên dùi lửa, bị rách tay, đức Phật cho phép nên dùng hỏa châu chỗ khuất để lấy lửa.
15. Lọc nước
Thế Tôn ở tại nước Xá vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo dùng nước có lẫn trùng. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không có lòng từ, đoạn mạng chúng sanh, mà tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được dùng nước có lẫn trùng. Cho phép làm cái đãy lọc nước.» Các vị ấy không biết làm cách nào. Đức Phật dạy: «Làm như cái thìa, hoặc ba góc, hoặc làm như cái toi, hoặc làm cái bình lọc. Nếu sợ trùng nhỏ lọt qua thì cho cát vào trong cái đãy lọc. Có vị đổ loại cát lọc lẫn trùng nơi đất khô. Đức Phật dạy: «Không nên đổ như vậy. Nên đổ lại dưới nước.»
Bấy giờ, có hai tỳ-kheo cãi lộn nhau, cùng từ nước Câu-tát-la du hành. Một tỳ-kheo có mang đãy lọc nước đi, nên có nước uống. Vị kia không đem đãy lọc nước theo. Hỏi mượn vị kia, nhưng vị kia không cho. Không có nước để uống, nên khát nước quá độ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Tỳ-kheo này phải cho tỳ-kheo kia mượn. Không nên không có đãy lọc nước mà đi, cho đến nửa do tuần. Nếu không có đãy lọc nước nên dùng cái chéo y Tăng-già-lê để lọc.»
16. Ăn ngủ chung
1. Thế Tôn ở tại nước Bà-kỳ-đề.[56] Hai tỳ-kheo Nhóm sáu, nằm ngủ chung một giường. Tỳ-kheo khác thấy, tưởng là cùng nằm với người nữ. Sau khi họ đứng dậy mới biết không phải người nữ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được hai người nằm ngủ chung một giường.»[57]
Có vị nghi không dám cùng người bệnh nằm một giường, đức Phật cho phép cùng người bệnh nằm một giường.
Phật ở tại nước Bà-kỳ-đề. Hai vị trong Nhóm sáu tỳ-kheo đồng đắp chung một cái chăn. Tỳ-kheo khác thấy, tưởng là cùng với người nữ nằm. Sau khi họ đứng dậy mới biết chẳng phải là người nữ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được hai người nằm đắp chung một cái chăn.»[58]
Các tỳ-kheo chỉ có một cái khăn trải bằng cỏ hay bằng lá. Đức Phật cho phép trên khăn trải này mỗi người riêng một cái khăn trải nằm bằng giạ. Khi thời tiết lạnh chỉ có một cái chăn, Phật cho phép bên trong mỗi người nên mặc áo lót, bên ngoài đắp chung một cái chăn.
2. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu tỳ-kheo ăn chung một chiếc bát. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, mà tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi hai người ăn chung một cái bát, giống như Đại thần của Vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được hai người ăn chung một bát.»
Có tỳ-kheo đựng cơm chung một cái đồ đựng để ăn. Đức Phật dạy: «Nên chia ra và đựng riêng để ăn. Nếu không có bát riêng thì nên ăn phân nửa, còn phân nửa để lại cho người kia ăn. Nếu gần quá giữa ngày thì nên lấy một vắt để ăn rồi đưa cho người kia ăn. Thay nhau ăn như vậy cho kịp giờ.»
3. Nhóm sáu tỳ-kheo nằm dựa gối vào bàn để ăn, các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, mà tự xưng là ta biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi nằm nghiêng dựa vào bàn để ăn giống như Đại thần của Vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được ăn như vậy.»
Bấy giờ có các Thượng tọa già bệnh không thể tự tay bưng bát để ăn, Phật cho phép buộc nơi đầu góc của giường giây, giường cây, hoặc để trên cái bình.
4. Nhóm sáu tỳ-kheo đứng trên giường giây, giường cây, nên dây giường bị đứt, khiến cho chăn đắp bị rách. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được đứng như vậy. Nếu tỳ-kheo muốn đưa cái gì hay vói nhận cái gì, thì cho phép đứng trên bệ giường.»
Bấy giờ, có các ngoại đạo, đem cái giường giây lớn làm cái giường giây nhỏ để chứa dùng. Nhóm sáu tỳ-kheo bắt chước ngoại đạo cất chứa giường giây như vậy. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.»
Ca-lưu-đà-di, vì thân hình lớn, mà cái giường trong nhà tắm lại nhỏ nên ngồi không vừa, nghi không dám lấy cái giường lớn bên ngoài để ngồi tắm, chỉ ngồi cái giường nhỏ. Đức Phật dạy: «Trong nhà tắm nên để cả giường lớn và giường nhỏ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo chứa cất dụng cụ cày bừa và đồ mò lặn của bạch y. Đức Phật dạy: «Không được cất chứa như vậy.»
Có vị cất chứa cái mâm cái gáo đồ tắm rửa quý báu. Đức Phật dạy: «Không được chứa như vậy.»
5. Có tỳ-kheo tên là Da-ba-đồ phụng thờ các ngoại đạo, như lửa, như nhật nguyệt, như đạo không nói, pháp của ngoại đạo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được thờ các pháp của ngoại đạo.»
6. Có tỳ-kheo ở tại a-lan-nhã ăn xong ựa ra nhơi lại. Tỳ-kheo khác nói: «Thầy phạm tội ăn phi thời.» Vị kia nói: «Tôi không phạm tội ăn phi thời, tôi chỉ ựa ra nhơi lại thôi.» Các tỳ-kheo [955a1] bạch Phật. Đức Phật dạy: «tỳ-kheo này vừa từ loài bò đầu thai, nếu không ựa nhơi lại thì không thể sống lâu được. Nếu có tỳ-kheo nào có bệnh như vậy, làm như thế mới dễ chịu, thân không bịnh. Thức ăn chưa ra khỏi miệng được nuốt vô lại.»
7. Trong Kỳ-hoàn có quạ, có kéc, kêu inh ỏi, làm loạn các tỳ-kheo ngồi thiền. Đức Phật dạy: «Nên khua tiếng cho chúng sợ bay đi. Hoặc giả làm tiếng của giây cung, hay đập vỗ vào cây để cho chúng bay đi.»
8. Các tỳ-kheo ban đêm tập hợp đến chỗ bố-tát, trời tối. Đức Phật cho phép cầm đuốc. Nếu chỗ ngồi bị tối thì cho phép thắp đèn. Có vị cần đồ đốt đèn, Phật cho phép sắm; cần dầu, cần đèn, cũng cho phép sắm. Nếu đèn không được sáng thì kéo tim cao lên. Nếu bị dầu dính bẩn tay thì cho phép làm đũa để gắp. Nếu sợ cháy đũa thì cho phép làm đũa bằng sắt. Nếu sợ cái tim đèn nằm xuống thì chính giữa nên để cái tim bằng sắt. Nếu vẫn không sáng, thì cho phép làm cái tim cho lớn. Nếu vẫn còn tối thì nên để bốn góc nhà bốn cây đèn. Nếu lại không sáng thì nên làm cây đèn xoay tròn. Nếu vẫn không sáng thì trong nhà, xung quanh đều để đèn, hoặc để đèn giá đứng. Hoặc lấy cái bình, đổ nước vào rồi đổ dầu lên trên, lấy vải bọc hạt cải làm cái tim để thắp.
8. Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Vô-di-la Mẫu sai người mang đến sáu thứ: gường giây một người, lò lửa, lồng đèn, chổi quét, quạt, và cái đấu.[59] Các tỳ-kheo không dám nhận, bạch Phật. Đức Phật cho phép nhận, ngoại trừ cái đấu[60] không nên nhận.
17. Chuyển thể Phật ngôn
Có tỳ-kheo Dũng Mãnh[61] là bà-la-môn xuất gia, đến chỗ đức Thế Tôn, đầu diện kính lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên bạch đức Thế Tôn:
«Bạch Đại đức! Các tỳ-kheo thuộc nhiều dòng họ xuất gia, tên gọi cũng khác, phá hoại nghĩa của kinh Phật. Cúi xin đức Thế Tôn cho phép chúng con vì đức Thế Tôn dùng ngôn luận hoàn hảo của thế gian tu lý kinh Phật.[62]» Đức Phật dạy:
«Các ông là những người ngu si. Đó là sự huỷ hoại bằng cách đem ngôn luận của ngoại đạo mà pha trộn vào trong kinh Phật.»
Đức Phật dạy:
«Cho phép, tùy theo ngôn ngữ, phong tục của từng nước mà giải thích, tụng đọc kinh Phật.»[63]
18. Kín đáo
1. Có tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la, trên đường đi, đến chỗ khuất đại tiểu tiện. Bấy giờ, có người nữ cũng đến chỗ khuất đại tiểu tiện. Cách đó không xa có một cái ao nước, tỳ-kheo đến ao để rửa, người nữ kia cũng đến ao để rửa. Các cư sĩ thấy tỳ-kheo này từ chỗ đó đi ra rửa, người nữ này cũng vậy. Họ bảo chắc tỳ-kheo này xâm phạm người nữ kia. Các tỳ-kheo nghe, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên đại tiểu tiện chỗ như vậy, làm cho người ta sanh nghi. Cũng không nên ở trên ao nước mà rửa.»
2. Bạt-nan-đà Thích tử gần tối đến nhà bạch y, ngồi trong nhà giây lát rồi ra đi không nói với chủ nhà. Trong khi ấy có bọn cướp suốt ngày rình nhà kia. Chiều hôm đó gặp lúc cửa mở nên liền vào. Chúng thu dọn đồ đạt tẩu thoát. Người chủ hỏi ai mở cửa đi ra mà không đóng. Gia nhân trả lời: «Bạt-nan-đà Thích tử.» Các cư sĩ cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết xấu hổ thẹn, mà tự xưng là mình biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi cùng bọn giặc hẹn nhau để đến cướp đoạt của nhà tôi?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên đến nhà bạch y lúc chiều tối.»
Bấy giờ, có các tỳ-kheo vì việc Phật, việc Pháp, việc Tăng, việc Tháp, việc tỳ-kheo bịnh, hoặc đàn-việt mời vào lúc xẩm tối, tỳ-kheo nghi không dám đến. Đức Phật dạy:
«Nếu có những trường hợp như vậy thì nên đến.»
3. Bạt-nan-đà Thích tử với ý dục mà nói pháp cho người nữ. Người nữ kia quan sát biết, liền nói:
«Tại sao Thầy không nói pháp cho chính Thầy?»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên vì ý dục mà nói pháp.»
Nhóm sáu tỳ-kheo bói toán cho người nữ. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.» Nhóm sáu lại đi nhờ người bói toán. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.»
4. Nhóm sáu tỳ-kheo cá cược[64] với người khác. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.»
Người kia được vật liền lấy luôn. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
5. Nhóm sáu tỳ-kheo nắm tay nhau đi ngoài đường, lấn người khác té xuống đất. Các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không có yểm túc, mà tự nói ta biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi cùng nắm tay nhau đi ngoài đường như đại thần của Vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được đi như vậy.»
Các tỳ-kheo đi trên đường, có người cho đôi guốc, bình hoa đựng dầu. Tỳ-kheo nghi không dám nhận. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận.»
6. Nhóm sáu tỳ-kheo đem đồ vật cho thuê.[65] Đức Phật dạy: «Không được như vậy .»
Nhóm sáu tỳ-kheo giữ vật cho thuê của người khác.[66]
Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.»
7. Nhóm sáu tỳ-kheo gây gỗ với người khác.
Nói chuyện với Thượng toạ mà lật ngược y, y quần cổ, y phủ đầu, y choàng cả hai vai, mang guốc dép. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy: «Không được như vậy. Nên để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến trước Thượng tọa, cúi mình, chắp tay thưa: ‹Con có việc cần thưa với Thượng tọa.› Vị thượng tọa nên nói: ‹Như pháp như luật thì nói.› »
19. Dù-gậy-quạt-phất trần
1. Bạt-nan-đà đi đường, cầm cây lọng tròn lớn và đẹp. Các cư sĩ từ xa thấy tưởng là Vua hay Đại thần nên sợ sệt tránh đường. Khi đến gần, xem kỹ mới biết là Bạt-nan-đà, mới cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử ham muốn nhiều không nhàm chán, mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi cầm cây lọng tròn lớn và đẹp đi ngoài đường như Đại thần của Vua, khiến cho chúng tôi sợ phải tránh đường?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «tỳ-kheo không nên cầm cây lọng tròn đi ngoài đường, cũng không được cất chứa.»
Khi trời mưa, các tỳ-kheo đến nhà ăn, hoặc ban đêm tập hợp, lúc Bố-tát, y mới nhuộm bị ướt hư màu. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Vì bảo vệ y, khi ở trong chùa, nên dùng vỏ cây, lá, hoặc tre làm dù để che mưa.»
Có vị cần cán lọng, đức Phật cho phép làm. Vị kia dùng vật quý báu làm. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu để làm. Nên dùng xương, ngà, bạch lạp, chì thiếc, hay cây để làm.»
Có vị cần chóp lọng, Phật cho phép làm. Vị kia dùng vật quý báu để làm. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu làm. Cho phép dùng xương, cho đến cây để làm.»
Có vị cần cây lọng rộng, đức Phật cho phép làm. Vị kia dùng vật quý báu để làm. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu để làm. Nên dùng xương cho đến cây để làm.»
Có vị muốn phủ tàn lọng. Phật cho phép dùng lá cây đa-la, lá cây ma-lâu,[67] vỏ cây để phủ. Nếu sợ bốn phía bị hư, cho phép phủ nhiều lớp.»
Có vị cần cán lọng, đức Phật cho phép làm. Vị kia dùng vật quý báu làm. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu để làm. Nên dùng xương, ngà, bạch lạp, chì thiếc, hay cây để làm.»
Có vị làm cái cán lọng dài, nhưng đem vô đem ra cửa không lọt. Đức Phật dạy: «Nên tháo ra.» Nếu sợ cán sút ra, nên đục cái lỗ để đóng vào. Nếu bị gãy hay cong, cho phép làm bằng sắt, trên đầu làm miếng sắt buộc vào.
3. Bạt-nan-đà Thích tử bỏ bát vào trong đãy, xỏ vào đầu cây gậy quảy đi. Các cư sĩ thấy tưởng là gia nhân của Vua nên sợ tránh đường. Khi đến gần mới biết là Bạt-nan-đà, nên cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy. Cũng không nên cất chứa cây gậy để quảy bát như vậy.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo già bệnh đi đường bị té. Đức Phật dạy: «Già bệnh cho phép cầm gậy.[68] Nếu sợ đầu dưới cây gậy bị cùn, cho phép làm cái khâu bịt lại.» Vị kia dùng vật quý giá làm cái khâu. Đức Phật dạy: «Không được dùng vật quý giá làm mà nên làm bằng xương, răng, bạch lạp, chì thiếc.» Nếu trên đầu cây gậy bị hư hoại, cũng cho phép dùng vật như vậy để làm.
Nhóm sáu tỳ-kheo cất chứa gậy không trung,[69] các cư sĩ cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết yểm túc, không có hổ thẹn, mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi cầm cây gậy không trung như đại thần của vua» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.»
Các tỳ-kheo đi đường thấy rắn rít, bò cạp. Những tỳ-kheo chưa ly dục sợ, bạch Phật. Đức Phật dạy: «Cho phép cầm cây tích trượng[70] để khua động. Hoặc khua ống đồng đựng đá vụn, hoặc đập tre làm cho có tiếng để chúng nó tránh đi.»
4. Bấy giờ, Nhóm sáu tỳ-kheo cầm cây quạt tròn lớn. Các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết yểm túc, không có hổ thẹn, mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp trong khi cầm cây quạt tròn lớn như đại thần của vua?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được cầm như vậy.» Có vị nhận được vật đã làm thành, nghi không dám thọ trì, bạch Phật. Phật dạy: «Cho phép nhận cho tháp.» Tỳ-kheo trên đường đi bị nóng, bạch Phật. Đức Phật cho phép dùng lá cây hoặc nhánh cây hoặc cỏ hay một trong mười loại y làm cây quạt để quạt. Nhóm sáu tỳ-kheo cầm cây quạt bằng da. Đức Phật dạy: «Không được dùng.» Nhóm sáu tỳ-kheo ghép ngang dọc mười thanh gỗ rồi phất da lên trên để làm cây quạt. Đức Phật dạy: «Không được làm như vậy.» Cây quạt của tỳ-kheo bị hư, đức Phật cho phép dùng vỏ cây hay lá cây vá lại. Nếu vá bằng da mà bị hư hỏng thì nên dùng chỉ may lại. Nếu dùng chỉ may bị đứt thì nên dùng giây gân để may. Nếu bên lề bị hư thì nên dùng da để buộc.
Khi các tỳ-kheo dùng bữa ăn chính bữa ăn phụ, hoặc ban đêm nhóm hợp, hay lúc thuyết giới bị nóng, đức Phật cho phép làm cây quạt lớn như cỗ xe bằng quạt có cơ quan chuyển động. Các vị ấy không biết bảo ai đẩy. Đức Phật dạy: «Cho phép tỳ-kheo hay sa-di, hoặc người giữ vườn, hay ưu-bà-tắc kéo.»
Nhóm sáu tỳ-kheo dệt cây quạt bằng lông, giết nhiều loại trùng nhỏ hay cỏ, các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn thích tử không biết hổ thẹn, hại nhiều sinh mạng mà tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp, trong khi xử dụng cây quạt bằng lông, làm tổn hại nhiều mạng chúng sanh?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được xử dụng cây quạt bằng lông như vậy.»
5. Các tỳ-kheo bị trùng nơi cỏ, hay bụi bay nhớp thân, đức Phật cho phép làm cái phất trần. Các vị ấy không biết cách làm. Đức Phật cho phép dùng cỏ, hoặc vỏ cây lá cây dùng chỉ may lại, hoặc dùng lụa vụn cắt may. Có tỳ-kheo nhận được cái đuôi súc vật để phủi bụi. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật cho phép dùng.
20. Chỗ ngồi
1. Thế Tôn ở tại thành Vương-xá. Ưu-ba-ly cùng các tỳ-kheo bàn luận pháp luật. Các tỳ-kheo cùng đến nghe giới, chỗ ngồi chật hẹp không đủ dung chứa. Đức Phật dạy:
«Hơn kém nhau ba tuổi hạ ngồi chung trên giường cây.[71] Hơn kém nhau hai tuổi hạ ngồi chung trên giường giây nhỏ.»
2. Tỳ-kheo-niên thiếu tân học chưa rõ việc, các con số lẫn lộn nhau. Phật cho phép dùng con toán để ghi số. Có vị dùng vật quý báu để làm. Phật dạy: «Không được dùng vật quý báu làm. Nên dùng xương, nha, sừng, đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, cây để làm.» Có vị để trên đất nhớp tay. Đức Phật dạy: « Không được để trên đất. Nên để trên ván.» Có vị để tấm ván trên đất rồi để trên đầu gối, bẩn y. Đức Phật dạy: «Không được để như vậy. Nên lấy gót chân làm cái ghế.» Có vị sợ con toán rơi rớt, Phật cho phép may cái đãy để đựng. Miệng đãy không buộc lại, nên bị rơi ra. Phật cho phép dùng giây buộc lại, rồi treo trên cây móc long nha, hay trên cây nhọn.
21. Tỏi
Thế Tôn ở tại vườn Kỳ-hoàn, thuyết pháp cho vô số trăm ngàn chúng vây quanh. Bấy giờ có tỳ-kheo ăn tỏi nên đứng xa đức Phật. Đức Thế Tôn biết mà vẫn hỏi tôn giả A-nan:
«Tại sao tỳ-kheo kia đứng xa Như Lai?»
Tôn giả thưa:
«Tỳ-kheo ấy ăn tỏi.»
Đức Phật nói với tôn giả A-nan:
«Đâu có thể vì tham ăn mùi vị như vậy mà không nghe pháp sao? Từ nay về sau, tất cả không nên ăn tỏi.»[72]
Bấy giờ, tôn giả Xá-lợi-phất bị chứng thống phong,[73] thầy thuốc bảo phải ăn tỏi, đức Phật cho phép ăn.
22. Khuân vác
Có tỳ-kheo vác đồ trên lưng mà đi, cư sĩ thấy cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử giống như bạch y, vác đồ trên lưng mà đi.» Họ sanh tâm khinh mạn. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy: «Không được vác đồ vật trên lưng đi.»[74]
Các tỳ-kheo cần củi để nhuộm như cỏ, phân bò, lông, gai, tự mình vác đi. Đức Phật dạy: «Chỗ không có người thì nên vác. Nếu thấy bạch y thì nên để xuống đất, hoặc di chuyển để trên đầu hay trên vai.»
Có tỳ-kheo Y-lê-a-nhã quấn y quá chặt.[75] Cư sĩ thấy cơ hiềm: «tỳ-kheo như chúng ta, quấn y khuân vác.»[76] Họ sanh tâm khinh mạn, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được quấn y như vậy cũng không nên vác như vậy.»
Các tỳ-kheo ở trong chùa, tập trung ngói đá cây củi, e ngại không dám gánh vác dọn dẹp, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép ở trong chùa thì được gánh vác.»
23. Tháp Thanh văn
Sau khi Xá-lợi-phất, Mục-liên nhập Bát-niết-bàn, có đàn-việt nói: «Nếu đức Thế Tôn cho chúng ta xây tháp thì chúng ta sẽ xây.» Các tỳ-kheo bạch Phật, được đức Phật cho phép. Vị kia không biết xây như thế nào. Đức Phật dạy:
«Xây vuông hay tròn hoặc bát giác.»
Các vị ấy không biết xây bằng thứ gì, đức Phật bảo dùng đá, gạch hoặc cây để xây. Xây rồi nên trét. Các vị ấy không biết dùng thứ gì để trét. Phật cho phép dùng bùn đen. Bùn tro, hoặc bùn phân bò, hay bùn trắng, hoặc dùng đá vôi, hay đát thó. Có vị muốn làm nền tháp, đức Phật cho phép làm. Có vị muốn cúng dường bằng hương hoa. Phật cho phép cúng dường bằng cách xây lan can xung quanh rồi để hương hoa lên trên. Có vị muốn treo tràng phan bảo cái. Phật cho phép treo tràng phan bảo cái. Có vị leo trên tháp, vị thần hộ tháp giận. Đức Phật dạy:
«Không được leo. Nếu cần leo để lấy vật gì thì cho leo.»
Có vị leo lên trên lan can, vị thần hộ tháp giận. Đức Phật dạy:
«Không được leo. Cần lấy cái gì thì cho phép leo.»
Có vị leo lên móc long nha, trên cây cọc. Đức Phật dạy:
«Không được leo. Cần lấy vật gì thì nên leo.»
Có vị leo lên trên tượng để treo bảo cái cúng dường. Đức Phật dạy:
«Không được leo như vậy, nên tạo phương tiện, dùng ghế để leo và treo.»
Tháp kia ở giữa đất trống, bông hoa, đèn dầu, tràng phan bảo cái, kỹ nhạc cúng dường, bị mưa, bị gió, nắng, bụi bặm nhớp nhúa, chim quạ làm bất tịnh. Đức Phật dạy:
«Cho phép làm các loại nhà để che lên trên.»
Khi cất nhà, cần dùng thứ gì, đều cho phép xử dụng. Đất có bụi nên trét bằng bùn đen, bùn phân bò. Nếu cần màu trắng thì dùng đá vôi hay đất thó.
Có vị cần đồ rửa chân nên cho xử dụng. Cần đá lót đường đi, đức Phật cho phép dùng. Có vị cần đất trải, Phật cho phép làm.
Bấy giờ, bên ngoài không có tường để ngăn bò ngựa ra vô, Phật cho phép xây tường. Nếu cần cửa ngõ cho phép làm.
Khi ấy, có đàn-việt nghĩ như sau đối với Xá-lợi-phất và Mục-liên: «Hai vị này lúc còn sanh tiền ta thường cúng dường thức ăn. Nay đã Niết-bàn, nếu đức Thế Tôn cho phép chúng ta sẽ dâng cúng.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép cúng dường.»
Các vị ấy không biết dùng cái gì đựng vật cúng dường. Đức Phật dạy:
«Cho phép dùng cái bát bằng vàng bạc, đồ quý báu, đồ tạp bảo.»
Các vị ấy không biết đem đi bằng cách nào. Đức Phật dạy:
«Cho phép dùng voi ngựa, xe cộ để chở, hoặc đội hay gánh.»
Các vị tỳ-kheo tự mình làm kỹ nhạc, hoặc thổi [957a1] tù và để cúng dường. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị e ngại không dám khiến bạch y làm kỹ nhạc cúng dường. Đức Phật dạy:
«Cho phép làm.»
Có vị không biết thức ăn cúng dường nơi tháp rồi, ai thọ dụng. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo, sa-di, ưu-bà-tắc, hay người xây dựng ăn thức ăn cúng dường ấy.»
Bấy giờ, có đàn-việt khởi ý niệm như sau đối với tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên: «Nếu đức Phật cho chúng ta trang nghiêm cúng dường tháp của hai Ngài thì chúng ta sẽ làm.» Đức Phật cho phép làm.
Có vị cần hương hoa, anh lạc, tràng phan, đèn dầu, đài cao, xe. Phật cho phép dùng. Có vị muốn làm hình tượng, đức Phật cho phép làm. Có vị không biết an trí xá lợi trong tháp bằng vàng, trong tháp bằng bạc, hoặc bảo tháp, hoặc tạp bảo tháp, hoặc dùng lụa gói lại, hoặc dùng y bát-tứ-đam-lam-bà,[77] hay dùng y đầu-đầu-la[78] gói lại. Vị kia lại không biết đem đi bằng cách nào, đức Phật cho phép dùng voi ngựa xe cộ... chở, hoặc gánh, hoặc đội, để đem đi. Nếu nó nghiêng đổ thì nên vịn giữ. Có vị tự mình làm kỹ nhạc để cúng dường. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.» Có vị lại e ngại không dám khiến bạch y làm kỹ nhạc để cúng dường, đức Phật cho phép làm. Có vị muốn lau quét tháp Thinh văn. Đức Phật dạy:
«Nên dùng lá cây đa-la, lá cây ma-lâu,[79] hoặc đuôi con công để lau quét. Có vị có nhiều hoa, Phật cho phép để trên nền tháp, trên lan can, trên cây trụ, trên móc long nha, hoặc để bên trong, hoặc dùng giây xâu lại treo trước mái hiên nhà. Nếu có nhiều bùn thơm, đức Phật cho phép làm hình bàn tay, hình vòng tròn, hình ma-hê-đà-la, hình bụi cây, hình giây nho, hình bông sen, nếu còn dư thì trét dưới đất.
24. Cạo tóc
Thế Tôn ở tại thành Vương xá. Vì cung kính đức Thế Tôn nên không vị nào dám cạo tóc cho đức Phật. Chỉ có một thiếu nhi vì còn nhỏ nên chưa biết sợ, mới cạo tóc cho đức Phật. Thiếu nhi tên là Ưu-ba-ly cạo tóc cho đức Phật. Cha mẹ của thiếu nhi chắp tay thưa với đức Thế Tôn:
«Bạch Thế Tôn, thiếu nhi Ưu-ba-ly cạo tóc cho Thế Tôn có được tốt hay không?»
Đức Phật dạy:
«Tốt, nhưng đứng cho thong thả chứ đừng cúi xuống quá!»
Cha mẹ thiếu nhi lại bạch Phật:
«Thiếu nhi thế phát có tốt không?»
«Tốt, nhưng đứng thẳng quá!»
Cha mẹ liền bảo:
«Con đừng đứng thẳng quá, khiến đức Thế Tôn không an ổn.»
Cha mẹ thiếu nhi bạch Phật:
«Cháu thế phát có được tốt không?»
Đức Phật nói:
«Tốt, nhưng thở vào thô quá!»
Cha mẹ Ưu-ba-ly liền bảo:
«Con thở vô mạnh quá, đức Thế Tôn không an ổn.»
Cha mẹ cháu lại bạch Phật:
«Ưu-ba-ly thế phát có được tốt không?»
Đức Phật dạy:
«Tốt, nhưng thở ra thô quá!»
Cha mẹ Ưu-ba-ly liền bảo:
«Con đừng thở ra mạnh quá, khiến đước Thế Tôn không an ổn.»
Bấy giờ, thiếu nhi Ưu-ba-ly thở ra thở vào, rồi không thở, vào đệ tứ thiền.[80]
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo A-nan:
«Ưu-ba-ly đã vào đệ tứ thiền. Ông lấy con dao nơi tay của thiếu nhi. A-nan vâng lời Phật dạy, liền lấy con dao.
Khi ấy, A-nan lấy đồ cũ đựng tóc đức Thế Tôn. Phật dạy:
«Không được dùng đồ cũ đựng tóc đức Như Lai. Nên dùng đồ mới để đựng, hay dùng y mới, hoặc tơ lụa, hoặc y bát-tứ-đam-lam-bà, hoặc y đầu-đầu-la để gói lại.»
25. Tháp Phật
Bấy giờ, có Cù-ba-ly[81] tướng quân muốn đến phương tây để chinh phạt, đến xin râu tóc của đức Thế Tôn. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật đồng ý cho. Vị kia nhận được tóc rồi, không biết cung trí chỗ nào. Đức Phật cho phép để trong tháp bằng vàng, tháp bằng bạc, tháp bằng vật báu, tháp bằng tạp bảo, hay dùng tơ lụa, hoặc y bát-tứ-đam-lam-bà, y đầu-đầu-la để gói lại. Người ấy không biết đem đi bằng cách nào, đức Phật cho phép dùng voi ngựa xe cộ để chở, hoặc đội trên đầu hoặc vác trên vai. Vương tử đem tóc của Phật đến chỗ chinh phạt, được đắc thắng. Khi Vương tử kia trở về nước vì đức Thế Tôn xây tháp để thờ tóc. Đây là ngôi tháp của đức Thế Tôn lúc Ngài còn tại thế.
Các tỳ-kheo thưa:
«Nếu đức Thế Tôn cho phép, chúng ta gánh tóc[82] đức Thế Tôn đi thì chúng ta sẽ gánh đi.» Các tỳ-kheo bạch Phật, được đức Phật cho phép. Các vị ấy không biết cung trí nơi chỗ nào, đức Phật cho phép cung trí nơi tháp bằng vàng, bằng bạc, tháp bằng châu báu, tháp bằng tạp bảo, hay dùng y bát-tứ-đam-lam bà, y đầu-đầu-la gói lại. Các vị ấy không biết mang đi bằng phương tiện nào, đức Phật cho phép chở bằng voi, ngựa, xe cộ, hoặc vác trên vai hay đội trên đầu. Có vị kẹp cái tháp Thế Tôn dưới nách. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị lật ngược y, y quấn cổ, y trùm đầu, y choàng cả hai vai hoặc mang guốc ép gánh tháp của đức Thế Tôn. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy. Nên để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép để vác trên vai hay đội trên đầu, tháp đức Thế Tôn mà đi.»
Có vị mang tháp đức Thế Tôn đến chỗ đại tiểu tiện. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Nên để chỗ thanh tịnh.»
Có vị không rửa chỗ đại tiểu tiện, bưng tháp đức Thế Tôn. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy. Nên rửa cho sạch rồi mới bưng.»
Có vị cung trí tháp đức Như Lai nơi phòng không tốt, mình ở phòng tốt. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy. Nên cung trí tháp đức Như Lai nơi phòng tốt, mình ở nơi phòng không tốt.»
Có vị cung trí tháp đức Như Lai nơi phòng dưới, mình ở phòng trên. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy. Nên cung trí tháp đức Như lai nơi phòng trên, mình ở phòng dưới.»
Có vị cùng ngủ một nhà với tháp đức Như Lai. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị vì muốn giữ gìn cho chắc, nhưng e ngại không dám cùng ngủ, đức Phật cho phép cung trí nơi đầu cây trụ, hay đầu móc răng rồng, hoặc một bên đầu để ngủ.
Các ưu-bà-tắc nghĩ như vầy: «Nếu đức Thế Tôn cho phép chúng ta, ngay bây giờ, lúc đức Thế Tôn còn hiện tại, xây tháp thờ Thê Tôn, thì chúng ta sẽ xây.»
Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật cho phép làm. Các vị ấy không biết làm thế nào. Đức Phật dạy:
«Nên làm vuông hay tám cạnh hoặc làm tròn.»
Các vị ấy lại không biết dùng vật gì để xây. Đức Phật dạy:
«Nên dùng gạch đá hoặc cây để làm.»
Tất cả như trên đã nói, cho đến cách trải dưới đất cũng như trên đã nói.
Có vị cần tràng phan, đức Phật cho phép làm tràng phan, hoặc tràng sư tử, hay tràng rồng, hoặc tràng trâu rừng.
Trường hợp xung quanh thấp không có hàng rào, nên trâu dê ra vào, Phật cho phép làm hàng rào để ngăn, như trên.
Bấy giờ, tháp miếu của các ngoại đạo thường dùng thức ăn thức uống cúng dường. Các ưu-bà-tắc nghĩ: «Nếu đức Thế Tôn cho phép chúng ta dâng cúng những thức ăn hảo hạng thì chúng ta sẽ dâng.»
Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật cho phép, như trên. Các vị ấy không biết ai sẽ thọ hưởng thức ăn này. Đức Phật dạy: Vị làm tháp thọ hưởng.
Khi ấy, tháp miếu của các ngoại đạo, được họ trang nghiêm cúng dường, các ưu-bà-tắc nghĩ: «Nếu đức Thế Tôn cho phép chúng ta trang nghiêm cúng dường tháp của Thế Tôn thì chúng ta sẽ làm.» Các tỳ-kheo bạch Phật, được đức Phật cho phép làm, như trên.
Có vị ngủ trong tháp đức Thế Tôn. Đức Phật dạy:
«Không được ngủ như vậy.»[83]
Có vị vì bảo vệ tháp mà e ngại không dám ngủ trong tháp. Đức Phật dạy:
«Vì thủ hộ thì cho phép ngủ.»
Có vị cất chứa vật trong tháp Phật. Đức Phật dạy:
«Không được cất chứa như vậy.»[84]
Có vị vì muốn bảo đảm nên cất chứa vật trong tháp mà e ngại, không dám, nhưng được đức Phật cho phép.
Có vị mang giày dép vào trong tháp. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»[85]
Có vị xách giày dép vào trong tháp Phật. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị mang phú-la vào trong tháp. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»[86]
Có vị xách phú-la vào trong tháp. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị e ngại không dám mang phú-la di quanh [958a1] ngoài tháp. Đức Phật dạy:
«Cho phép mang.»
Có vị ăn dưới tháp làm nhớp. Đức Phật dạy:
«Không được ăn dưới tháp.»[87]
Khi các tỳ-kheo đi quanh nơi tháp, khi ở nơi phòng xá, khi tắm nơi ao, tập hợp số đông Tăng, chỗ chật không đủ dung, có vị e ngại không dám ngồi dưới tháp để ăn, họ bảo đức Thế Tôn không cho phép ngồi ăn dưới tháp. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép ăn dưới tháp. Nhưng đừng làm nhơ nhớp không sạch.»
Các tỳ-kheo không biết làm cách nào cho khỏi nhớp. Đức Phật dạy:
«Cho phép, gom những thứ bất tịnh gần bên chân. Khi ăn xong đem ra ngoài bỏ.»
Có vị khiêng tử thi đi qua dưới tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»[88]
Có vị chôn thây chết dưới tháp. Đức Phật dạy:
«Không được chôn như vậy.»[89]
Có vị đốt tử thi dưới tháp. Đức Phật dạy:
«Không được đốt như vậy.»
Có vị đốt tử thi trước tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị đốt tử thi xung quanh tháp, khiến cho mùi hôi bay vào tháp, vị thần hộ tháp giận. Đức Phật dạy:
«Không được đốt tử thi xung quanh tháp khiến mùi hôi bay vào tháp.» Có vị mang y, giường nằm của người chết đi qua dưới tháp, khiến vị thần hộ tháp giận. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có tỳ-kheo mặc y phấn tảo, e ngại không dám mang y phấn tảo đi qua dưới tháp và nói đức Thế Tôn có dạy:
«Không cho phép mang y người chết đi qua dưới tháp.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu giặt nhuộm cho sạch và xông mùi thơm thì được mang đi qua.»
Có vị đại tiểu tiện nơi tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị đại tiểu tiện trước tháp. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị đại tiểu tiện xung quanh tháp, khiến mùi hôi bay vào, vị thần hộ tháp giận. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị xỉa răng dưới tháp. Đức Phật dạy:
«Không được xỉa như vậy.»[90]
Có vị xỉa răng trước tháp. Đức Phật dạy:
«Không được như vậy.»
Có vị xỉa răng xung quanh tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị khạc nhổ dưới tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị hỉ mũi trước tháp. Đức Phật dạy:
«Không được làm như vậy.»
Có vị ngồi duỗi chân trước tháp. Đức Phật dạy:
«Không được duỗi chân như vậy.»[91]
Nếu trong Tăng-già-lam đầy cả tháp, thì cho phép giữa khoảng cách hai tháp ngồi duỗi chân.
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại nước Câu-tát-la, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi tỳ-kheo du hành trong nhân gian, đến nơi thôn Đô-tử bà-la-môn, một trú xứ nọ, đức Thế Tôn mỉm cười. Lúc đó, tôn giả A-nan liền nghĩ: «Do nhân duyên gì, hôm nay đức Thế Tôn mỉm cười? Không bao giờ đức Thế Tôn không có nhân duyên gì mà mỉm cười.» Tôn giả liền để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Bạch đức Thế Tôn! Không bao giờ Thế Tôn không có nhơn duyên mà mỉm cười. Vừa rồi, do nhơn duyên gì mà Thế Tôn mỉm cười? Chúng con nguyện muốn biết điều đó.»
Đức Phật bảo tôn giả A nan:
«Thuở đời quá khứ, khi đức Phật Ca-diếp niết-bàn rồi. Bấy giới Vua nước Sí-tỳ-già-thi,[92] tại địa điểm này bảy năm bảy tháng bảy ngày, sau khi xây dựng một tháp lớn rồi, bảy năm, bảy tháng bảy ngày thiết lập đại lễ cúng dường. Vua ngồi dưới bóng mát nơi hai bộ Tăng cúng bữa cơm thứ nhất. Bấy giờ cách chỗ đó không xa có một nông phu đang cày ruộng, đức Phật đến nơi đó, lấy một nắm bùn đem lại, nói kệ:
Dầu dùng trăm ngàn anh lạc
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn nắm vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn gánh vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn ôm vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn vách vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn non (núi) vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Dầu dùng trăm ngàn núi vàng
Đều là vàng diêm-phù-đàn
Không bằng dùng một nắm bùn
Vì Phật xây dựng bảo tháp.
Bấy giờ, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đều dùng một nắm bùn để nơi chỗ đó, liền thành một bảo tháp lớn. Khi ấy, các tỳ-kheo lo trong phòng nhà có mùi hôi. Đức Phật dạy:
«Nên rưới nước quét. Nếu vẫn còn hôi thì dùng bột hương thoa. Nếu vẫn còn hôi thì treo hương thơm bốn góc phòng nhà.»
26. Tắm
Thế Tôn ở tại Tỳ-xá-ly. Khi ấy, chúng Tăng nhận được nhiều thức ăn cúng dường. Các tỳ-kheo không tự chế nên sanh bệnh, đức Phật bảo nên uống thuốc. Có vị cần thổ hạ thì nên cho thổ hạ, có vị cần cháo thì nên cho cháo, cần thịt chim rừng thì cho thịt chim rừng. Bấy giờ, Kỳ-bà Đồng tử trị bệnh cho chúng Tăng, vì Phật và Tăng làm thuốc thổ hạ, nấu cháo và nấu canh thịt chim rừng, không đủ cung cấp, đến chỗ đức Thế Tôn đầu diện đảnh lễ sát chân, rồi đứng lui qua một bên, bạch đức Phật:
«Kính bạch Đại đức, các tỳ-kheo mắc bệnh. Nếu các vị ấy được phép tắm thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.»
Đức Thế Tôn chấp thuận bằng cách im lặng. Kỳ-bà Đồng tử biết đức Phật cho phép rồi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kính lễ sát chân đức Phật, nhiễu quanh và cáo lui.
Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp tỳ-kheo Tăng, dùng phương tiện tùy thuận thuyết pháp, khen ngợi hạnh đầu-đà, đoan nghiêm thiểu dục tri túc, ưa xuất ly và bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép các tỳ-kheo làm nhà tắm để tắm.»[93]


Chú thích:
[29] Thi-xa-bà 尸賒婆. Pali: siṃsapā, cũng phiên âm là thân-thứ. Không có từ điển nào chỉ rõ là cây gì. Cây thường mọc thành rừng. Nhiều kinh được Phật giảng trong các rừng siṃsapā.
[30] Tỳ-xá-ly Bạt-xà tử 毘舍離跋闍子. Bạt-xà (Pali: Vajjī) đương thời là một bộ tộc lớn có nhiều nhánh, trong đó hai nhánh chính là Li-xa (Pali: Licchavī) và Tỳ-đề-ha (Pali: Vedehā). Tỳ-xá-ly (Pali: Vesāli) là thủ phủ của nhánh Licchavī. Trong tạng Pali, có một tỳ-kheo tên là Vajjiputta (Bạt-xà Tử). Sau khi Phật Niết-bàn, chính nhờ nghe một bài kệ từ tỳ-kheo này mà A-nan chứng quả A-la-hán.
[31] Lê-xa 梨奢, những người Licchavī. Xem cht. 27 trên.
[32] Ni-kiền Na-da Tử 尼犍那耶子. Các đoạn trên cũng phiên âm là Ni-kiền(-đà) Nhã-đề Tử. Cũng gọi là Ni-kiền Tử.
[33] Tát-giá Ni-kiền Tử 薩遮尼犍子. Tên một người theo phái Ni-kiền Tử. Có hai kinh quan trọng nói về vô ngã Phật giảng cho ông này. Xem, Trung A-hàm 5, kinh 110 «Tát-giá», Tăng Nhất 30, No 125(37.10), và một kinh thuộc Đại thừa, Đại Tát-giá Ni-kiền Tử sở thuyết kinh, No. 272. Pali, có hai kinh, M. 35. Mahā-Saccaka-sutta, M. 34. Cūḷa-Saccaka-sutta.
[34] Tô-ma 蘇摩. Trường A-hàm 15 nói là một trong các dòng họ lớn. Trung A-hàm 55 liệt kê vào một trong 16 đại quốc thời Phật. Trong liệt kê này, có 2 nước không đồng nhất với Pali. Hán: Bạt-la và Tô-ma. Pali: Gandhāra và Kamboja. Chưa có tài liệu xác định rõ vị trí của Tô-ma.
[35] Khư-la-đà 佉羅陀; có lẽ phiêm âm từ khadira (Pali, Skt.), một loại cây cho gỗ cứng (Âccia Catechu).
[36] Xem cht. 26 trên.
[37] A-ma-lặc 阿摩勒; phiên âm từ Skt. āmra (Pali: amba): cây xoài.
[38] Tô-ma bát 蘇摩缽; xem cht. 1 trên.
[39] Ưu-già-la 優伽羅. Pali: Ugga (Skr. Ugra), thị trấn trong nước Kosala.
[40] Ưu-già-la bát 優伽羅缽; bát sản xuất tại Ưu-già-la, xem cht. 36 trên.
[41] Ưu-già-xa 優伽賒; chưa rõ địa danh này.
[42] Vạn tự 萬字.
[43] Hoại huân 壞熏, bị rỉ sét, hay bị ăn mòn. Vin.ii. 112: pattamūlaṃ ghaṃsiyati, đáy bát bị ăn mòn.
[44] Pali, ibid., pattamaṇḍalaṃ, đế tròn của bát.
[45] Long nha dặc 龍牙杙; Thập tụng, Nghĩa Tịnh: tượng nha. Pali nāgadanta, răng rồng, cái móc làm bằng ngà voi, gắn vào vách, để treo đồ.
[46] Am-bà viên 菴婆羅園.
[47] Pali, Vin.ii. 109: Phật nói, các tỳ-kheo không được ăn quả xoài (amba). Ai ăn, phạm đột-kiết-la. Sau đó quy định thêm: chỉ được phép ăn sau khi đã tác tịnh bằng một trong năm cách. Xem thên cht. 49 dưới.
[48] Am-bà quả tương 菴婆羅果漿; nước tương xoài hay ngâm xoài, để lâu có thể lên men thành rượu. Pali: sūpe ambapesika, vỏ xoài bỏ trong nước thịt (súp thịt).
[49] Ngũ phần 26 (T22n1421 tr.171a12), Vin. ii. 109, ăn được sau khi đã tác tịnh, một trong năm cách. Xem, Phần iii, Ch. vii Thuốc, cht. 110.
[50] Câu chấp 拘執. Nhũ phần 26 (T22n1421 tr.171b16): câu nhiếp 拘攝. «Bạt-nan-đà khoác lộn trái câu-nhiếp, đi 4 chân trong tối, dọa các tỳ-kheo.» Pali, Vin. i. 281, kojava áo choàng hay chăn bằng lông dê.
[51] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 55: không được dọa tỳ-kheo khác.
[52] Xa-bà-la thảo 賒婆羅草.
[53] Ca-la hắc bát 迦羅黑缽; ca-la, phiên âm (Skt. Pali: kāla, đen); hắc, dịch nghĩa. Từ âm nghĩa hỗn hợp.
[54] Hỏa mẫu mộc 火母木.
[55] Toàn hỏa tử 鑽火子.
[56] Bà-kỳ-đề 婆祇提. Các đoạn trên phiên âm là Bà-kỳ-đà.
[57] Xem Phần ii, Ch. iv, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 90.
[58] Xem, Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 91.
[59] Vin. ii. 129: Bà Visākhā sai mang ba thứ: ghè nhỏ (ghaṭaka), đồ kỳ chân khi tắm (kataka) và chỗi (sammajja).
[60] Đẩu 斗. Phật không cho nhận kataka. Bản Anh dịch là «đồ cọ chân bằng sành» (earthenware foot-scrubber).
[61] Dũng Mãnh 勇猛. Vin. ii. 139: Yameḷakekuṭā nāma bhikkhū dve bhātikā, hai tỳ-kheo anh em tên là Yameḷa và Kekuṭā, giỏi ngôn ngữ, âm vận.
[62] Pali, ibid., biên tập lại lời Phật thành thơ (buddhavanaṃ chandaso āropemā). Chandasa, được hiểu là chandasi mà Paṇini thường dùng, chỉ phương ngữ Vệ-đà. Buddhaghosa giải thích, hai vị này nuốn chuyển tải thành ngôn ngữ hoàn chỉnh của Vệ-đà, tức Saṃskrit (sakkaṭa-bhāsāya)
[63] Ngũ phần 26 (tr. 174b20); chuyển thể Phật ngữ sang ngoại thư ngữ, phạm thâu-lan-giá.
[64] Nguyên Hán: quỵ vật *物. Khang hy, qụy * : đồng với tư 資 (giúp vốn), với đỗ 賭 (bài bạc). Có bản chép là hoá vật 貨物. Tham chiếu Căn bản Tạp sự 19 (T24n1451, tr. 296a14): Lục quần tỳ-kheo mỗi khi có sự việc xảy ra, bèn đem y, bát, giây lưng các thứ ra cá cược (Hán: đổ qụỵ 賭* , có bản chép là đổ hoá 賭貨).
[65] Xuất tức vật 出息物; chưa rõ nghĩa. Xem cht. 66 dưới.
[66] Tùng tha cử tức vật 從他舉息物; chưa rõ nghĩa. Có lẽ một hình thức cầm đồ. Để bản: tùng tha 從他. Tống-Nguyên-Minh: tùng địa.
[67] Ma-lâu 摩樓; Skt. mālu, một loại man thảo, giây leo; đằng thảo.
[68] Tỳ-kheo bịnh cần gậy để quảy bát đi đường, phải được Tăng yết-ma cho phép. Xem đoan sau.
[69] Không trung trượng 空中杖; chưa rõ gậy gì. Xem cht. 126 (mục 36, Ưu-đà-diên)
[70] Tích trượng. Skt. khakkara, gậy ăn mày (Monier). Tham chiếu Thập tụng 56 (T23n1435 tr.417a18), chế pháp về gậy; Căn bản Tạp sự 34 (T24n1451 tr.375a21). Xem thêm Ngũ phần 27 (T22n1421 tr.180b25), tỳ-kheo a-lan-nhã còn thêm loại «gậy phá sương» (phác lộ trượng 撲露杖)
[71] Xem Ch.i Phỏng xá, Sảnh đường.
[72] Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề 70.
65 Bệnh phong 病風. Pali: udaravātābādho, đau bụng gió. Xem Ch. vii. Thuốc & cht. 14.
[74] Tham chiếu Vin.ii. 137: Thế tôn không cho phép tỳ-kheo quảy gậy hai đầu (na ubhatokājaṃ haratabbaṃ). Cho phép gậy quảy một đầu (ekatokāja), gậy hai người khiêng (để đồ ở giữa, Pali: antarākāja), đội đầu (sīrasabhāra), vác trên vai (khandhabhāra), ôm bên hông (kaṭibhāra), đeo sau lưng (olambaka).
[75] Hán: trước y 著衣. Từ này tương đương với 2 từ Pali nên khó phân biệt: pārupati, khoác y, hay quàng y; nivāseti: quấn y (nội y). Đoạn này tương đương Pali, Vin.ii. 137: saṃvelliyaṃ nivāsenti... seyyathāpi rañño muṇḍavaṭṭīti quấn (nội y), quấn khố, bị chỉ trích giống như người khuân vác của vua.
[76] Hán; trước y đảm vật 著衣擔物. Xem cht. 65 trên.
[77] Bát-tứ-đam-lam-bà y 缽肆酖嵐婆衣.
[78] Đầu-đầu-la y 頭頭羅衣.
[79] Ma-lâu thọ 摩樓樹. Xem cht. 67 trên.
[80] Đệ tứ thiền không có hơi thở.
[81] Cù-ba-ly 瞿婆離.
[82] Hiểu là «tháp thờ tóc.»
[83] Tỳ-kheo, pháp chúng học 60.
[84] Tỳ-kheo, pháp chúng học 61.
[85] Tỳ-kheo, pháp chúng học 62.
[86] Tỳ-kheo, pháp chúng học 65.
[87] Tỳ-kheo, pháp chúng học 67
[88] Tỳ-kheo, pháp chúng học 68.
[89] Tỳ-kheo, páhp chúng học 69.
[90] Tỳ-kheo, pháp chúng học 78
[91] Tỳ-kheo, pháp chúng học 84.
[92] Sí-tỳ-già-thi 翅毘伽尸.
[93] Hết quyển 52.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Tây Vực Ký


San sẻ yêu thương


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.110.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập