Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 37 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 37

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.7 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.88 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
CHƯƠNG III.
AN CƯ
1. Kết giới an cư

[830b7]1. Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giơ, nhóm sáu tỳ-kheo trong ba mùa xuân, hạ và đông đều du hành trong nhân gian. Gặp tháng mùa hạ, trời mưa, nước lớn trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non. Các cư sĩ cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, đạp chết cỏ non. Bên ngoài tự nói tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì gọi là chánh pháp? Trong ba mùa xuân, hạ và đông du hành trong nhân gian. Mùa hạ trời mưa nước lớn, trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non, đoạn mạng sống của các loài khác. Pháp của các ngoại đạo còn an cư ba tháng, mà các Thích tử này trong ba mùa xuân, hạ và đông đều du hành trong nhân gian, trời mưa nước lớn trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non, đoạn mạng sống của các loài khác. Cho đến như các loài chim, côn trùng, còn có hang tổ là trú xứ nghỉ ngơi của chúng! Sa-môn Thích tử ba mùa xuân, hạ và đông, du hành trong nhân gian, trời mưa nước lớn trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non, đoạn mạng sống của các loài khác!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, biết hổ thẹn, sống khổ hạnh, ưa học giới, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy du hành trong nhân gian suốt cả ba mùa xuân, hạ, đông? Mùa hạ, trời mưa, nước lớn trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non. Các cư sĩ tin tưởng cây cỏ có mạng sống[1] đều cơ hiềm, ‘Các Thầy có mắc tội hay chăng?’»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế Tôn một cách đầy đủ. Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Các ông làm đều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông du hành trong nhân gian suốt cả ba mùa xuân, hạ, đông? Mùa hạ, trời mưa, nước lớn trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non. Các cư sĩ tin tưởng cây cỏ có mạng sống đều cơ hiềm, ‹Các Thầy có mắc tội hay chăng?› »
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các ông không được du hành nhân gian suốt cả ba mùa xuân, hạ, đông. Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo an cư ba tháng mùa hạ, bạch với người chỗ mình đang sống rằng: ‹Tôi hạ an cư nơi trú xứ này.› Hoặc thưa: ‹Trưởng lão một lòng nghĩ đến cho. Tôi tỳ-kheo tên là... nương tựa nơi tụ lạc... hay Tăng-già-lam... hoặc nơi phòng... an cư ba tháng trước của mùa hạ. Phòng xá bị hư hỏng cần phải sửa chữa.› Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Pháp an cư ba tháng sau của mùa hạ cũng như vậy.»
2. Các tỳ-kheo ở trong một trú xứ không có người để nương tựa, không biết bạch với ai. Các tỳ-kheo nghi không biết thành an cư hay không, liền bạch đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy:
«Phát khởi ý vì an cư liền thành an cư. Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo, nếu không có người để nương tựa thì tâm niệm an cư.»
Tỳ-kheo ở trong trú xứ muốn an cư mà không có người để nương tựa, không bạch chỗ an cư, quên không tâm niệm an cư, nghi không biết thành an cư hay không đến bạch Phật. Phật dạy:
«Nếu vì an cư mà đến, liền thành an cư.»
3. Các tỳ-kheo đến chỗ an cư, muốn an cư, vào trong cương giới, tướng bình minh xuất hiện,[2] nghi không biết có thành an cư hay không, liền đến bạch đức Thế Tôn. Phật dạy:
«Nếu vì an cư mà đến liền thành an cư.»
Tỳ-kheo ở chỗ an cư, muốn an cư, vào trong vườn của Tăng, tướng bình minh xuất hiện, nghi không biết thành an cư hay không, liền đến bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn dạy:
«Nếu vì an cư mà đến tức thành an cư.»
Tỳ-kheo đến chỗ an cư, muốn an cư, một chân vào trong cương giới, một chân ngoài cương giới, tướng bình minh xuất hiện, nghi không biết thành an cư hay không, bèn bạch đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy:
«Nếu vì an cư mà đến liền thành an cư.»
Tỳ-kheo đến chỗ an cư, muốn an cư, một chân vào trong vườn của Tăng, một chân ngoài vườn của Tăng, tướng bình minh xuất hiện, nghi không biết thành an cư hay không, liền bạch đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy:
«Nếu vì an cư mà đến liền thành an cư.»
[831a1] Nếu an cư xong rồi, khách tỳ-kheo đến dời chỗ của cựu tỳ-kheo. Đức Phật dạy:
«Không được dời. Cũng không được đi.»
2. Phân phòng xá
1. Tại một trú xứ, các tỳ-kheo không xem kỹ phòng xá ngọa cụ, liền nhận phải phòng không tốt, ngọa cụ xấu, nên nổi sân, nói với cựu tỳ-kheo:
«Tâm thầy không bình đẳng. Người nào thầy ưa thì thầy trao cho phòng tốt, ngọa cụ tốt; người nào thầy không ưa, thầy trao cho phòng xấu, ngoạ cụ xấu. Thầy không ưa tôi, nên thầy trao cho tôi phòng xấu, ngọc cụ xấu!»
Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
«Nếu tỳ-kheo muốn an cư nơi trú xứ nào thì tự mình nên đến trước xem coi phòng xá, ngọa cụ, sau đó mới nhận phòng. Từ nay về sau cho phép phân phòng xá, phân ngọa cụ. Nên sai người phân phòng xá, phân ngọa cụ bằng bạch nhị yết-ma. »
Người có năm pháp sau đây không nên sai phân chia phòng xá, ngọa cụ: thiên vị, hay giận, nhát sợ, ngu si, không biết nên chia hay không nên chia.
Người có năm pháp sau đây nên sai phân chia phòng xá, ngọa cụ: không thiên vị, không hay giận, không sợ, không si, biết nên chia hay không nên chia.
Tăng nên sai một vị có khả năng yết-ma, hoặc là bậc Thượng tọa hay thứ tọa, tụng (thuộc) luật được hay không tụng (thuộc) luật được, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo tên... chia ngọa cụ, phòng xá. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Tăng sai Tỳ-kheo... chia phòng xá, ngọa cụ. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng sai Tỳ-kheo... chia phòng xá, ngọa cụ thì im lặng. Vị nào không đồng thì xin nói.
«Tăng đã chấp thuận sai Tỳ-kheo... chia phòng xá, ngọa cụ rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
2. Sai người phân chia phòng xá, ngọa cụ rồi, nên đếm số tỳ-kheo, đếm số phòng xá, số ngọa cụ. Vị kia nên hỏi bao nhiêu phòng có người ở, bao nhiêu phòng trống, bao nhiêu phòng có ngọa cụ, bao nhiêu phòng không có ngọa cụ, bao nhiêu phòng có chăn, bao nhiêu phòng không có chăn, bao nhiêu phòng có lợi dưỡng, bao nhiêu phòng không có lợi dưỡng, bao nhiêu phòng có đồ vật, bao nhiêu phòng không có vật dụng, bao nhiêu phòng có đàn-việt thí y, bao nhiêu phòng không có đàn-việt thí y, bao nhiêu phòng có phước nhiêu,[3] bao nhiêu phòng không có phước nhiêu, ai là người kinh dinh phòng chủ,[4] nếu có người kinh dinh thì nên hỏi, ‹Trưởng lão muốn trụ nơi phòng nào? Không trụ nơi phòng nào?›[5] Vị kia biết rõ số lượng phòng xá, ngọa cụ rồi, đến trước Thượng tọa thưa:
«Đại đức Thượng tọa! Phòng xá như vậy, ngọa cụ như vậy, tùy ý Thượng tọa nhận lấy phòng xá nào? »
Trao phòng cho Thượng tọa rồi, kế đến vị Thượng tọa thứ hai, thứ ba, thứ tự cho đến vị hạ tọa cuối cùng. Nếu có dư phòng hay ngọa cụ thì nên từ Thượng tọa phân lại. Có dư nữa thì cũng từ Thượng tọa phân lại. Nếu có dư nhiều thì nên để dành phần cho khách tỳ-kheo đến. Có khách tỳ-kheo đến thì nên phân. Ác tỳ-kheo đến thì không nên phân. Thiện tỳ-kheo đến thì nên phân. Nếu có dư thì để dành. Trường hợp để dành phòng thì không được ngăn. Ai ngăn sẽ như pháp trị.
Bấy giờ, có tỳ-kheo nhận phải phòng hư mục, có ý nghĩ: «Phòng này phải tu sửa, ta không nên nhận.» Các tỳ-kheo liền bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn dạy:
«Nên nhận, rồi theo khả năng tu sửa lại.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo phân chia nhà hội của Tăng,[6] hoặc nhà tắm nóng,[7] hoặc hạ đường,[8] hoặc nhà kinh hành, khách tỳ-kheo đến không có phòng ở. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên phân chia nhà hội của Tăng, hay nhà tắm nóng, hoặc hạ đường, hoặc nhà kinh hành. Hoặc gác dưới là chỗ Tăng tập hợp thì gác trên nên chia cho Tăng ở. Nếu gác trên là chỗ Tăng tập hợp thì nhà gác dưới nên chia cho Tăng ở.»
3. Các tỳ-kheo đi xem khắp phòng xá, thấy một cái hang nơi a-lan-nhã, bèn nghĩ: «Ta sẽ an cư nơi hang này.» Sau đó lại có các tỳ-kheo khác thấy cái hang a-lan-nhã này, cũng lại nghĩ: «Ta nên an cư nơi đây.» Trong vòng mười sáu ngày đầu đã có số đông tỳ-kheo cùng tập hợp ở nơi hang này, vì chật hẹp nên sanh nhiều tật bệnh. Các tỳ-kheo bạch đức Thế Tôn. Ngài dạy:
«Nếu tỳ-kheo muốn an cư một chỗ như vậy, vị nào đến đó trước, phải làm dấu, hoặc làm dấu bằng tay, hoặc vẽ vòng tròn, hoặc tượng Ma-hê-đà-la,[9] hoặc hình lượn sóng, hoặc hình dây nho, hoặc làm cái hoa, hoặc vẽ năm sắc, hoặc viết tên mình... là muốn an cư nơi đây.»
Đức Phật cho phép ai làm dấu báo hiệu như vậy trước thì người đó ở. Tỳ-kheo trụ nơi đây, khi đi không xóa tên, hay dấu hiệu; các tỳ-kheo khác thấy, đã có người chiếm trước rồi nên không dám ở. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên không xoá tên hay dấu hiệu mà bỏ đi.»
3. Phân ngọa cụ
1. Bấy giờ nhân dân vùng biên quốc làm phản, Vua Ba-tư-nặc đích thân cầm quân đến chinh phạt. Các tỳ-kheo đến vùng biên quốc, nơi đó phòng xá chật hẹp, không đủ dung chứa. Các tỳ-kheo nói như vầy: «Phải chi đức Phật dạy chúng ta nên phân chia ngọa cụ.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép phân chia bằng giường nằm. Nếu không đủ thì chia đều giường dây. Nếu vẫn không đủ thì chia đều chỗ ngồi.»
Tỳ-kheo kia di chuyển giường cố định, chăn mền, ngọa cụ nơi phòng này đến các phòng khác. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được di chuyển.»
Có phòng nhiều ngọa cụ, có phòng ít ngọa cụ. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo nói với vị cựu trú, hoặc vị chủ phật-đồ,[10] hoặc nhờ người tri sự. Trường hợp ba tháng an cư nhận được phòng như vậy thì nên nói với các vị trên rồi, sau đó mới di chuyển.»
Các tỳ-kheo không hoàn ngọa cụ lại nơi phòng cũ, bỏ đi. Tỳ-kheo đến sau, tưởng là ngọa cụ của phòng này bèn xử dụng. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên không hoàn ngọa cụ lại nơi phòng cũ mà bỏ đi. Phải hoàn lại ngọa cụ cho phòng cũ trước khi đi. Không vậy, sẽ như pháp trị.»
Bấy giờ có phòng xá bị hư hoại. Các tỳ-kheo e sợ, vì đức Phật không cho phép di chuyển ngọa cụ từ phòng này đến phòng khác. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đức Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu phòng xá bị hư hoại thì cho phép dời ngọa cụ phòng này qua các phòng khác.»
Ngọa cụ được dời mà không dùng nên bị trùng phá hư nát. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nên xử dụng ngọa cụ ấy.»
Khi đức Phật cho phép xử dụng, có vị lại không dùng rửa chân, không dùng lau chân, mà dùng làm áo lót thân. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nên dùng rửa chân, lau chân và không nên làm áo lót.»
Các tỳ-kheo e ngại vì đức Phật dạy không được làm áo lót nên không dám xúc phạm bằng tay chân. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ đầu gối trở lên, từ nách trở xuống không được lót thân, chứ tay chân xúc chạm không sao.»
Bấy giờ các đàn-việt bố thí áo lót cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cẩn thận không dám nhận, vì đức Phật không cho phép dùng áo lót thân. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Đàn-việt dâng cúng, cho phép tùy ý nhận.»
Có vị sửa chữa phòng xá rồi, không đem ngọa cụ của phòng này trả lại chỗ cũ. Các tỳ-kheo đem việc này [831a1] bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Sửa chữa phòng xá rồi nên trả ngọa cụ trước đó di chuyển đến phòng khác trở về lại chỗ cũ. Không vậy, sẽ như pháp trị.»
Có tỳ-kheo di chuyển ngọa cụ nơi chùa này đem đến các chùa khác. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được di chuyển ngọa cụ chùa này đem đến các chùa khác.» Trường hợp vì sự khủng bố hoặc oan gia, hoặc nhân dân phản loạn, hoặc quốc ấp bị phá hoại, nhân dân bị phá tán, trú xứ cũng hư hoại; các tỳ-kheo e ngại vì đức Phật không cho phép dời ngọa cụ cố định nơi chùa này đến chùa khác. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có sự khủng bố, oan gia, hoặc quốc ấp phản loạn, nhân dân phá tán, trú xứ cũng hư hoại, thì cho phép di chuyển ngoạ cụ đến nới khác.»
Khi dời ngọa cụ, các tỳ-kheo e ngại vì đức Phật dạy không cho phép dùng ngọa cụ của Tăng lót thân nên không cất giữ tốt. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tùy nghi cất dấu và di chuyển. Nếu có các tỳ-kheo nào khác đến hỏi mượn thì không nên trao cho, trừ trường hợp có thể tin, sau này họ có thể trả lại thì nên đưa.»
Trường hợp sau khi quốc ấp trở lại yên bình, nhân dân trở về lại, nhà chùa phục hồi mà ngọa cụ không được trả lại. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu quốc ấp trở lại yên bình, nhân dân trở về lại, nhà chùa phục hồi, thì nên trả lại ngọa cụ cho chùa. Không trả, sẽ như pháp trị.»
Bấy giờ có trú xứ chúng Tăng bốn phương[11] nhận được nhiều loại ngọa cụ bất định, giường dây, giường cây, loại tốt, loại xấu, chăn mền, gối các loại dệt bằng lông, các thứ trải trên đất, bình tắm, gậy, quạt. Các tỳ-kheo không biết nên phân chia như thế nào, đem thưa hỏi đức Phật. Phật dạy:
«Cho phép trao cho các phòng không có ngọa cụ. Nếu còn dư thì từ Thượng tọa chia xuống.»
4. Tiền hậu an cư
Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất với Mục-liên muốn cùng đức Thế Tôn an cư. Ngày mười lăm, từ trú xứ đi, ngày mười bảy mới đến nơi. Không biết nên thế nào,[12] liền bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép hậu an cư.»
Có hai cách an cư: tiền an cư và hậu an cư.[13]
Nếu tiền an cư thì ở vào ba tháng trước, hậu an cư thì ở vào ba tháng sau.
Các vị tiền an cư tự tứ. Các vị hậu an cư không biết có được phép tự tứ hay không. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép thọ tự tứ nhưng phải ở cho đủ ngày.»
Người tiền an cư tự tứ rồi tính tuổi. Các vị hậu an cư không biết có được tính tuổi hay không. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên chưa đủ ba tháng mà tính tuổi.»
Các vị tiền an cư tự tứ xong đuổi các vị hậu an cư. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được xua đuổi. Cũng không nên đi.»
Các vị tiền an cư tự tứ rồi phân chia các phẩm vật nhận được trong mùa hạ. Các vị hậu an cư e ngại không dám nhận vì Phật không cho phép họ chưa đủ ba tháng mà khất cầu và nhận phẩm vật. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép tỳ-kheo thọ. Nhưng số ngày còn thiếu, nên ở lại cho đủ.»
Các vị tiền an cư tự tứ rồi phân chia ngọa cụ. Các vị hậu an cư e ngại không dám thọ vì ba tháng chưa đủ. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép thọ, xét theo chuẩn vị lai.»
5. Trú xứ an cư
Bấy giờ các tỳ-kheo an cư nơi chỗ đất trống, bị nắng gió suốt ngày, hình thể đen đúa, da bị tróc, nứt nẻ, đến chỗ đức Phật, đảnh lễ sát chân rồi ngồi lui qua một bên. Thế Tôn biết mà vẫn cố hỏi:
«Tại sao hình thể các ông bị đen đúa, da bị tróc, nứt nẻ, như vậy?»
Các tỳ-kheo bạch Phật:
«Vì an cư nơi đất trống cho nên như vậy.»
Đức Phật dạy:
«Không nên an cư nơi đất trống. Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo an cư chỗ có che bên trên.»
Các tỳ-kheo an cư trên cây. Từ trên cây đại tiểu tiện xuống. Vị thọ thần nổi giận, chê trách và chờ tỳ-kheo sơ hở sẽ đoạn mạng căn. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, không cho phép tỳ-kheo an cư trên cây; cũng không cho leo lên cây quá đầu người. Không được đại tiểu tiện xung quanh làm cho bẩn nhúa.»[14]
Bấy giờ các tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la du hành trong nhân gian, trên đường đi gặp phải thú dữ. Các tỳ-kheo leo lên cây quá đầu người, e ngại lại leo xuống, vì nghĩ rằng: ‹Phật không cho phép chúng ta leo lên cây cao quá đầu người,› nên bị ác thú làm hại. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, trường hợp vì mạng nạn, tịnh hạnh nạn, được phép leo lên cây cao quá đầu người.»
Các tỳ-kheo muốn lấy củi khô trên cây. Đức Phật cho phép làm cái móc móc lấy, hay làm cái thang để lấy, hoặc dùng dây cột kéo xuống để lấy. Sau đó các tỳ-kheo e ngại không dám leo lên cây khô. Đức Phật dạy:
«Nếu cả thân cây đều khô hết thì cho phép leo.»
Các tỳ-kheo muốn an cư dưới bóng cây, bạch Phật, Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép an cư dưới bóng cây, nếu cây ấy cao quá đầu người và nhánh lá che đủ mát một chỗ ngồi.»
Nhóm sáu tỳ-kheo dùng sáp ong[15] trét lên trên cái bức màn rồi ngồi trong đó an cư, nghĩ rằng: «Ban đêm chúng ta ngủ trong đó. Sáng ngày đem dấu hết. Nếu có người thấy, họ sẽ gọi chúng ta là người được thần thông.» Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau không cho phép dùng sáp ong trét lên trên màn rồi an cư trong đó. Cũng không được vì ngụy trang thân thể mà thay đổi oai nghi thường.»
Bấy giơ, tỳ-kheo muốn an cư trong một cái nhà nhỏ, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo an cư trong cái nhà nhỏ, miễn là đứng dậy không đụng đầu và đủ một chỗ ngồi, đủ để che mưa.»
Các tỳ-kheo muốn an cư trong hang núi, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép an cư trong hang núi, miễn nơi đó đứng dậy không đụng đầu, đủ dung một chỗ ngồi, đủ để che mưa.»
Các tỳ-kheo muốn an cư trong hang núi tự nhiên, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo an cư trong hang núi tự nhiên, miễn là đứng dậy không đụng đầu, đủ một chỗ ngồi, đủ để mưa.»
Các tỳ-kheo muốn an cư trong hốc cây, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo an cư trong hốc cây, miễn là đứng dậy không đụng đầu, đủ một chỗ ngồi, đủ để che mưa.»
Tỳ-kheo muốn y nơi người chăn bò để an cư,[16] đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép y nơi người chăn bò để an cư. Trong khi an cư tùy theo sự di chuyển của người chăn bò mà di chuyển theo.»
Các tỳ-kheo muốn nương nơi người ép dầu[17] để an cư, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép nương nơi người ép dầu để an cư. Trong khi an cư, tùy theo sự di chuyển của người ép dầu mà di chuyển.»
Các tỳ-kheo muốn an cư trên thuyền, đến bạch đức Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo an cư trên thuyền. Trong khi an cư, tùy theo sự di chuyển của thuyền mà di chuyển.»
Tỳ-kheo muốn nương nơi người thợ đốn gỗ để an cư, đến bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo nương nơi người thợ đốn gỗ để an cư. Trong khi an cư, tùy theo sự di chuyển của họ mà di chuyển.»
Các tỳ-kheo muốn nương nơi xóm làng để an cư, đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo nương nơi xóm làng để an cư. Trong khi đang an cư, nếu xóm làng [833a1] chia làm hai phần, tùy theo sự cung cấp những vật cần dùng, nơi nào đầy đủ thì di chuyển theo nơi đó để an cư.»
6. Xuất giới
Bấy giờ có đàn-việt thưa thỉnh tỳ-kheo: «Con muốn cúng dường vật thực và phòng xá.» Tỳ-kheo kia tự nghĩ: «Chỗ đó xa, không thể trong ngày trở về kịp. Đức Phật chưa cho phép nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép thọ pháp bảy ngày để ra đi. Nhưng không nên chỉ vì vấn đề ăn uống mà thọ pháp bảy ngày để ra đi, trừ khi có nhơn duyên khác. Nếu đi vì y bát, tọa cụ, ống đựng kim cho đến thuốc men, mãn ngày thứ bảy nên trở về.»
Bấy giờ các tỳ-kheo thưa thỉnh các trưởng lão tỳ-kheo khác: «Chúng tôi mắc tội tăng tàn, vì chúng tôi trị pháp phú tàng, bổn nhật trị, ma-na-đỏa, xuất tội.» Các vị tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Khi có sự việc như vậy, cho phép thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày trở lại.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni thưa thỉnh các trưởng lão tỳ-kheo: «Chúng con mắc tội tăng tàn, xin vì chúng con tác pháp ma-na-đỏa, xuất tội.» Các vị tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày trở lại.»
Có thức-xoa-ma-na thỉnh tỳ-kheo trưởng lão, thưa: «Chúng con phạm giới. Cho chúng con sám hối, hoặc thọ giới lại. Hay thọ đại giới.» Các vị tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày trở lại.»
Các sa-di mời trưởng lão tỳ-kheo đến để thọ giới. Các vị tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày trở lại.»
Có sa-di-ni mời các Đại đức tỳ-kheo đến để thọ sáu pháp. Các vị tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày trở lại.»
Bấy giờ có vị đại thần không có tín tâm, mời Đại đức tỳ-kheo đến, «Tôi muốn gặp.» Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Nếu hữu ích, chứ không phải vô ích. Đủ bảy ngày trở lại.»
Có vị đại thần có tín tâm, mời Đại đức tỳ-kheo, «Tôi muốn gặp.» Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Vì người ưu-bà-tắc có tín tâm này hoặc bệnh hay có các việc lo buồn, hoặc vì lợi dưỡng. Đủ bảy ngày nên trở về lại.»
Bấy giờ, có cha mẹ không có tín tâm mời Đại đức Tỳ-kheo, «Tôi muốn gặp.» Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Vì để giáo hoá khiến cho người không có tín tâm kia sanh tín tâm; có ác giới khiến cho trì giới; có xan tham khiến cho họ bố thí; vô trí khiến cho có trí. Đủ bảy ngày trở về lại.»
Có trường hợp cha mẹ có tín tâm sai người đến thỉnh Đại đức tỳ-kheo, «Tôi muốn gặp.» Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Nếu Vì cha mẹ có tín tâm bị bệnh hoặc có các việc lo buồn, hoặc có việc lợi ích. Đủ bảy ngày trở lại.»
Trường hợp có bà mẹ thỉnh Đại đức tỳ-kheo, «Tôi muốn gặp.» Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày nên trở lại.»
Trường hợp có người cha thỉnh tỳ-kheo cũng như vậy; anh em, chị em các thân lý tri thức cũng như vậy.[18]
Trường hợp có tỳ-kheo tụng sáu mươi thứ kinh,[19] như kinh «Phạm động,»[20] vì tìm cầu người đồng tụng nên muốn du hành trong nhân gian. Tỳ-kheo nghĩ, «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày nên trở lại.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo tri sự có công việc cần đến trong rừng cây[21] một thời gian, tự nghĩ rằng: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày nên trở lại.»
Bấy giờ nhân dân vùng biển quốc nổi loạn, Vua Ba-tư-nặc tự cầm quân đến để chinh phạt. Nhà Vua cúng dường Phật và chúng Tăng y, chăn mền, thức ăn và vật dụng cần dùng. Vị đại thần không có tín tâm bèn đoạt, không trao cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo muốn đến báo cho nhà Vua biết nhưng lại nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày nên trở lại.»
Bấy giờ, Vua Ba-tư-nặc tự cầm quân chinh phạt số nhân dân nổi loạn nơi biên giới, vị đại thần không có tín tâm, với ác tâm đố kị, muốn đào một con kênh thông qua Kỳ-hoàn.[22] Tỳ-kheo muốn đến báo cáo với nhà Vua nhưng lại nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, thọ pháp bảy ngày để ra đi. Đủ bảy ngày nên trở lại.»
Lúc bấy giờ có đàn-việt sai người đến thỉnh Đại đức tỳ-kheo đến để cúng dường thức ăn và phòng xá, tỳ-kheo tự nghĩ: «Nơi đó xa không thể về kịp trong ngày. Đức Phật chưa cho phép có nhơn duyên như vậy được đi.» Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép, có việc như vậy, cho phép thọ pháp quá bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, hay một tháng, bằng pháp bạch nhị yết-ma để đi.»
Chúng Tăng sai một vị có khả năng tác yết-ma, hoặc Thượng tọa, thứ tọa, tụng luật được hay không tụng luật được mà có thể tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho tỳ-kheo tên là... thọ pháp quá bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, hay một tháng, để ra ngoài giới vì công việc như vậy, như vậy... Xong việc sẽ trở về trong giới để an cư. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... thọ pháp quá bảy ngày, hay mười lăm ngày, hoặc một tháng, ra ngoài giới vì công việc như vậy... Xong việc sẽ trở về trong giới để an cư. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng cho phép tỳ-kheo tên là... thọ pháp quá bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, hay một tháng, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã đồng ý cho tỳ-kheo tên là... thọ pháp quá bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, hay một tháng, để ra ngoài giới làm công việc như vậy. Xong việc sẽ trở về đây an cư [834a1] rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo khiến người tin cậy thỉnh tỳ-kheo, thọ yết-ma quá bảy ngày cũng như vậy. Tỳ-kheo-ni thỉnh tỳ-kheo, thọ yết-ma cũng như vậy. Sa-di thỉnh tỳ-kheo, thọ giới cũng như vậy. Sa-di-ni thỉnh tỳ-kheo, thọ yết-ma quá bảy ngày cũng như vậy. Đại thần bất tín thỉnh tỳ-kheo, thọ pháp yết-ma quá bảy ngày cũng như vậy. Đại thần có lòng tin, yết-ma cũng như vậy. Cha mẹ không tin, cha mẹ tin, anh em, chị em, các thân lý tri thức, tỳ-kheo tụng sáu mươi loại kinh, tỳ-kheo kinh dinh, đại thần không tín tâm đoạt vật cúng dường, đào kênh xuyên qua,[23] cũng như vậy. Tất cả pháp thọ yết-ma quá bảy ngày đều đồng như trên.
7. Phá hạ
Thế Tôn ở tại nước Câu-thiểm-di. Có đại thần dũng kiện, đánh giặc giỏi, đến chỗ đức Phật với lòng tin xuất gia làm đạo. Bấy giờ, Vua Ưu-điền bảo rằng:
«Tại sao ông không bỏ đạo, để cùng vợ ông tạo ra nhà cửa, ruộng vườn, của cải, vật báu?»
Tỳ-kheo tự nghĩ:
«An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tịnh hạnh của ta.»
Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo đang an cư tại một trú xứ nọ, có đàn bà chưa chồng đến cám dỗ tỳ-kheo, nói rằng: «Sao thầy không thôi tu? Tôi sẽ làm vợ thầy.» Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tịnh hạnh của ta.»
Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Tỳ-kheo an cư tại một trú xứ nọ, có dâm nữ đến cám dỗ tỳ-kheo, nói rằng: «Sao thầy không thôi tu? Tôi sẽ làm vợ thầy. Hoặc tôi gả con gái cho thầy.»
Tỳ-kheo tự nghĩ:
«An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tịnh hạnh của ta.»
Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo đang an cư tại trú xứ, có huỳnh môn vì tham ái tỳ-kheo nên đến kêu gọi tỳ-kheo cùng làm chuyên bất tịnh hạnh. Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tịnh hạnh của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Có tỳ-kheo đang an cư tại trú xứ, quỷ thần nói với tỳ-kheo: «Nơi đây có kho tàng chôn dấu.» Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tính mạng của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo đang an cư nơi trú xứ, quỷ thần muốn đoạn mạng sống tỳ-kheo nên rình chờ sơ hở. Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tính mạng của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Có tỳ-kheo đang an cư nơi trú xứ, có bọn giặc muốn đoạn mạng sống tỳ-kheo nên rình, chờ cơ hội thuận tiện. Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tính mạng của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, rắn độc hung dữ, rình cơ hội thuận tiện sẽ đoạn mạng sống. Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tính mạng của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi. »
Có tỳ-kheo an cư nơi trú, các thú dữ hung dữ, rình cơ hội thuận tiện để đoạn mạng căn. Tỳ-kheo tự nghĩ: «An cư tại đây có thể nguy hiểm cho tính mạng của ta.» Tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có nạn sự như vậy thì nên bỏ đi. »
Có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ không được như ý đối với vấn đề ăn uống, thuốc men không đủ, người giúp việc không như ý. Vị kia tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào đây?» Tỳ-kheo liền bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo an cư chỗ mà ăn uống không được như ý, thuốc men không có dùng, người giúp việc không theo ý muốn, thì nên bỏ đi.»
Tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, chỗ đi kinh hành có nhiều loại trùng độc. Tỳ-kheo kia có tập quán kinh hành; vì kinh hành thì cơ thể khỏe mạnh, không kinh hành thì không bình an. Tỳ-kheo kia tự nghĩ: ‹Sống ở đây sẽ tai hại cho mạng căn.› Nghĩ xong đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có việc nạn sự như vậy thì nên bỏ đi.»
Bấy giờ có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, thấy có tỳ-kheo đang tạo phương tiện phá Tăng vị kia nghĩ: «Phá Tăng là việc làm rất xấu ác. Ta không nên dự vào việc này. Ta nên làm thế nào đây ?» Vị ấy liền bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, thấy có tỳ-kheo đang vận động phương tiện phá Tăng; vị kia nghĩ: ‹Tăng vỡ là việc rất nghiêm trọng, rất xấu ác. Ta không nên dự vào việc phá tăng.› Tỳ-kheo kia nên vì việc này mà bỏ đi.»
Có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, thấy có tỳ-kheo-ni đang tạo phương tiện phá Tăng, vị kia nghĩ: ‹Phá Tăng là việc làm rất xấu ác. Ta không nên dự vào việc này.› Vị kia liền vì việc này mà bỏ đi.
Có tỳ-kheo đã an cư nơi trú xứ rồi, nghe có tỳ-kheo đang vận động phương tiện phá Tăng. Vị kia nghĩ: ‹Tăng vỡ là việc rất nghiêm trọng, rất xấu ác. Ta chớ nên dự vào việc này.› Vị kia liền vì việc này mà bỏ đi.
Có tỳ-kheo đã an cư nơi trú xứ rồi, nghe có tỳ-kheo-ni đang vận động phương tiện phá Tăng. Vị kia nghĩ: ‹Tăng vỡ là việc rất nghiêm trọng, rất xấu ác. Ta không nên dự vào việc này.› Vị kia liền vì việc này bỏ đi.
Bấy giờ, có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, nghe tỳ-kheo kia muốn phương tiện phá Tăng. Vị kia nghĩ: ‹Nếu ta đến can gián, la rầy, chắc họ sẽ nghe lời ta mà đình chỉ việc phá Tăng.› Vị kia lại nghĩ: ‹Nếu ta tự đến, có thể họ không nghe lời ta chấm dứt việc phá Tăng. Ta có thân hữu có thể chấm dứt việc phá Tăng kia. Nếu ta nói, chắc họ sẽ vì lời nói của ta mà chấm dứt việc phá Tăng kia. Vậy ta nên như thế nào đây?› Vị ấy liền nói với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, nghe có tỳ-kheo muốn phương tiện phá Tăng, tỳ-kheo nghĩ: ‹Nếu ta đến can gián, la rầy, chắc họ sẽ nghe lời ta mà đình chỉ việc phá Tăng.› Vị kia lại nghĩ: ‹Nếu ta tự đến, có thể họ không nghe lời ta chấm dứt việc phá Tăng. Ta có thân hữu có thể chấm dứt việc phá Tăng kia. Nếu ta nói, chắc họ sẽ vì lời nói của ta mà chấm dứt việc phá Tăng kia.› Ngay lúc đó, vị kia vì việc này ra đi.
Có tỳ-kheo an cư nơi trú xứ, nghe kia có tỳ-kheo-ni đang vận động phương tiện phá Tăng, tỳ-kheo nghĩ: ‹Nếu ta đến can gián, la rầy, chắc họ sẽ nghe lời ta mà đình chỉ việc phá Tăng.› Vị kia lại nghĩ: ‹Nếu ta tự đến, có thể họ không nghe lời ta chấm dứt việc phá Tăng. Ta có thân hữu có thể chấm dứt việc phá Tăng kia. Nếu ta nói, chắc họ sẽ vì lời nói của ta mà chấm dứt việc phá Tăng kia.› Vị kia liền vì việc này ra đi.
«Có tỳ-kheo trong khi an cư nghe Tăng kia bị vỡ liền nghĩ: ‹Nếu ta đến can gián, la rầy, chắc họ sẽ nghe lời ta mà đình chỉ việc phá Tăng.› Vị kia lại nghĩ: ‹Nếu ta tự đến, có thể họ không nghe lời ta chấm dứt việc phá Tăng. Ta có thân hữu có thể chấm dứt việc phá Tăng kia. [835a1] Nếu ta nói, chắc họ sẽ vì lời nói của ta mà chấm dứt việc phá Tăng kia.› Vị kia liền vì việc này ra đi.
Có tỳ-kheo trong khi an cư nghe tỳ-kheo-ni Tăng kia bị vỡ, nghĩ: ‹Nếu ta đến can gián, la rầy, chắc họ sẽ nghe lời ta mà đình chỉ việc phá Tăng.› Vị kia lại nghĩ: ‹Nếu ta tự đến, có thể họ không nghe lời ta chấm dứt việc phá Tăng. Ta có thân hữu có thể chấm dứt việc phá Tăng kia. Nếu ta nói, chắc họ sẽ vì lời nói của ta mà chấm dứt việc phá Tăng kia.› Vị kia liền vì việc này ra đi.»
Bấy giờ có tỳ-kheo thọ pháp bảy ngày ra ngoài cương giới mẹ giữ lại, mặc dù với ý muốn về mà vẫn không kịp. Vị ấy nghĩ: «Như vầy ta có bị mất hạ hay không?» Vị ấy liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không mất tuổi hạ.»
Đối với cha mẹ,[24] anh em, chị em, vợ cũ, hoặc người trước kia tư thông, hoặc nạn dạ xoa quỷ thần cũng như vậy.
Có tỳ-kheo thọ pháp bảy ngày ra ngoài cương giới bị đường bộ, đường nước không thông, hoặc bị nạn giặc cướp, hổ lang, sư tử, bèn nghĩ: «Ta có bị mất tuổi hạ hay không?» Vị ấy liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không mất tuổi hạ.»
8. Ước định an cư
Phật ở vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-thiểm-di. Bấy giờ Vua Ưu-đà-diên là bạn thân quen của Bạt-nan-đà Thích tử, mời Bạt-nan-đà hạ an cư. Bạt-nan-đà đã kết an cư nơi nước Câu-thiểm-di. Nghe trú xứ khác nhận được nhiều lợi dưỡng, nhiều y vật, liền đến nơi trú xứ đó một thời gian ngắn rồi trở lại Câu-thiểm-di. Vua Ưu-đà-diên nghe rồi cơ hiềm nói:
«Bạt-nan-đà Thích tử đã nhận lời mời an cư của tôi nơi đây. Sao nghe trú xứ khác nhận được nhiều lợi dưỡng, nhiều y vật, liền đến nơi trú xứ kia ở; rồi lại trở về nơi đây?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh biết hổ thẹn, ưa học giới, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử: «Sao thầy hạ an cư nơi kia, nghe trú xứ khác nhận được nhiều lợi dưỡng, y vật, lại đến đó ở một thời gian ngắn; rồi trở về nơi đây?» Vị ấy đến chỗ đức Phật, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật đầy đủ. Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà:
«Ông là người không biết gì, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này Bạt-nan-đà, sao ông hạ an cư nơi Câu-thiểm-di; nghe trú xứ khác nhận được nhiều lợi dưỡng, nhiều y vật, đến đó ở; rồi lại trở về Câu-thiểm-di?»
Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nếu tỳ-kheo nào thọ tiền an cư nơi trú xứ này, nghe nơi trú xứ khác nhận được nhiều lợi dưỡng, liền đến nơi kia; tỳ-kheo đó không được nhận tuổi hạ của tiền an cư. Vì trái với điều bạch trước kia, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời của người tiền an cư nơi đây, mà đến ngoài giới bố-tát xong rồi đi đến chỗ khác,[25] tỳ-kheo này phá tiền an cư, trái với điều tác bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận người thỉnh tiền an cư, mà ở ngoài giới bố-tát rồi mới đến chỗ thỉnh; trong ngày liền bỏ đi, tỳ-kheo đó phá tiền an cư, trái với điều tác bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà bố-tát ngoài giới rồi mới đến chỗ thỉnh, nhận phòng xá, ngọa cụ; không có duyên sự gì lại bỏ đi,[26] vị đó phá tiền an cư, trái với điều tác bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời tiền an cư của người, mà bố-tát ngoài giới rồi mới đến trú xứ, thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới với ý muốn trở lại; quá bảy ngày, tỳ-kheo đó phá tiền an cư, trái với điều tác bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà bố-tát ở ngoài giới, bố-tát rồi mới đến trú xứ, thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, đủ bảy ngày trở về, tỳ-kheo đó thành tiền an cư, không trái với lời bạch trước, không tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà bố-tát ở ngoài giới, bố-tát rồi lại đến trú xứ, hạn sau cùng,[27] thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, tỳ-kheo kia trở lại hay không trở lại trú xứ cũng thành tiền an cư, không trái với lời bạch trước, không tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà đến trong giới bố-tát[28] rồi mới đến trú xứ,[29] trong ngày lại bỏ đi, tỳ-kheo kia phá tiền an cư, trái với lời bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà đến trong giới bố-tát, bố-tát rồi đến trú xứ nhận phòng xá, ngọa cụ, không lí do gì mà bỏ đi, tỳ-kheo kia phá tiền an cư, trái với lời bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà đến trong giới bố-tát, bố-tát rồi đến trú xứ (khác), nhận pháp bảy ngày ra ngoài giới,[30] với ý muốn trở lại nhưng không kịp bảy ngày, tỳ-kheo này phá tiền an cư, trái với lời bạch trước, mắc tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, lại đến bố-tát trong giới rồi đến trú xứ (khác), thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, bảy ngày trở về kịp, tỳ-kheo kia không phá tiền an cư, không trái với lời bạch trước, không tội.
«Tỳ-kheo nào nhận lời mời tiền an cư của người, mà bố-tát trong giới rồi mới đến trú xứ (khác), hạn cuối cùng, thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, trở lại hay không trở lại trú xứ vẫn không phá an cư, không trái với lời bạch trước, không tội. Hậu an cư cũng vậy.»
Bấy giờ có tỳ-kheo nhận lời mời tiền an cư của người, sau đó thấy có mạng nạn hoặc tịnh hạnh nạn, vị kia ý nghĩ, «Ta nên làm thế nào đây?» Vị ấy liền báo cáo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo ở nơi trú xứ hoặc thọ tiền an cư, hậu an cư mà thấy có mạng nạn, tịnh hạnh nạn, tỳ-kheo kia tự đến hoặc sai người tin cậy đến tin cho đàn-việt biết, yêu cầu dời chỗ. Nếu họ đồng ý thì tốt. Bằng không, vẫn cứ phải bỏ đi.»
CHƯƠNG IV.
TỰ TỨ
1. Á pháp

[835c13] Một thời, đức Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la, hạ an cư nơi trú xứ nọ, suy nghĩ rằng, «Làm cách nào chúng ta sống an lạc, không vất vả vì sự ăn uống?» Rồi họ bảo nhau, «Chúng ta nên lập quy chế. An cư, không nói chuyện với nhau. Không lễ bái, hỏi chào nhau. Ai vào tụ lạc khất thực trước và về trước, thì dọn dẹp chỗ ngồi ăn, trải tọa cụ, sửa soạn đồ đựng nước, đồ rửa chân, đồ đựng thức ăn. Mỗi người tự đem thức ăn đến để chỗ ngồi ăn. Nếu ai nhận được thức ăn nhiều, trước hết nên sớt bớt để lại, nhận đủ thì ăn. Ăn xong, im lặng trở về phòng. Người kế tiếp vào tụ lạc khất thực; nhận được thức ăn rồi trở về, đem thức ăn đến chỗ ngồi ăn. Nhận được thức ăn nhiều thì trước hết nên sớt bớt để lại, nhận đủ thì ăn. Nếu nhận được không đủ thì lấy thức ăn người trước để lại đó mà ăn. Ăn xong, im lặng trở về phòng. Người sau cùng vào xóm khất thực, được thức ăn mang về, đem đến chỗ ngồi ăn. Nếu nhận được thức ăn nhiều thì trước hết nên sớt bớt để lại. Nếu nhận đủ thì ăn. Nhận không đủ để ăn thì lấy thức ăn của người trước để lại đó mà ăn. Thức ăn dư thì cho người hành khất hoặc phi nhơn. Trường hợp không có người để cho thì đem bỏ chỗ đất sạch, không có cỏ, hoặc để nơi vũng nước không có trùng. Vị ấy dọn dẹp đồ đựng thức ăn để lại chỗ cũ, và ngọa cụ, đồ đựng nước, đồ rửa chân tọa cụ; tất cả đều để lại chỗ cũ. Dọn quét chỗ ngồi ăn. Nếu thấy [836a1] đồ đựng nước, đồ rửa chân trống không, thì đi xách. Nếu tự mình có thể khiêng trở về thì tốt. Bằng không, dùng tay ngoắt bạn để cùng khiêng về chỗ cũ. Rồi im lặng trở về phòng. Chứ không vì lí do nào mà nói bằng lời. Chúng ta lập quy chế như vậy, có thể sống an lạc, không vì sự ăn uống mà khổ sở.»
Các tỳ-kheo áp dụng quy chế trên trong thời gian an cư. Tự tứ xong, đến chỗ đức Phật trong Kỳ-hoàn, nước Xá-vệ, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn ủy lạo các tỳ-kheo:
«Các ông có an lạc chăng? Thức ăn uống có đủ chăng? Trụ chỉ có được hòa hợp chăng? Không vì thức ăn mà vất vả chăng?»
Các tỳ-kheo bạch Phật:
«Chúng con trụ chỉ được an lạc. Đồ ăn thức uống không thiếu thốn. Chúng con đều hòa hợp. Không vì đồ ăn thức uống mà phải khổ.»
Đức Phật hỏi các tỳ-kheo:
«Nhờ phương tiện nào mà các ông trụ chỉ được an lạc, giữa các ông hòa hợp, không vì đồ ăn thức uống mà phải khổ?»
Các tỳ-kheo đem nhơn duyên trên bạch lên đức Phật một cách đầy đủ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các ông là những người si, tự cho đó là vui mà thật sự là khổ. Các ông là những người ngu si, tự cho đó là điều không tai hoạn, mà thật sự là đại hoạn. Các ông là những người ngu si, cùng ở với nhau như oan gia, như những con cừu. Tại sao vậy? Ta đã dùng vô số phương tiện dạy bảo các tỳ-kheo, cùng dạy bảo nhau, cùng nhau trao đổi, giác ngộ cho nhau. Các ông là những người ngu si, đồng như ngoại đạo thọ pháp câm. Các ông không được làm theo pháp câm như vậy. Nếu làm theo pháp câm, phạm đột-kết-la.»[1]
2. Cầu thính
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nói như vầy: «Đức Phật dạy, ‘Các tỳ-kheo phải cùng dạy bảo nhau, cùng nhau trao đổi, giác ngộ cho nhau.’» Họ liền cử tội tỳ-kheo thanh tịnh. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được vô cớ cử tội người vô tội. Nếu muốn cử tội tỳ-kheo hữu sự thì trước hết phải nói cho biết, để vị ấy cầu thính,[2] sau đó mới cử.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe Phật dạy: «Trước hết phải nói cho biết, để vị ấy cầu thính, sau đó mới cử.» Tỳ-kheo thanh tịnh trước kia đến nhóm sáu tỳ-kheo cầu thính, nhóm sáu tỳ-kheo do hờn giận nên úp. Nay đến nhắc tỳ-kheo thanh tịnh cầu thính trở lại. Các tỳ-kheo đem việc này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo thanh tịnh trước đó, không được đến nhóm sáu tỳ-kheo cầu thính. Nhóm sáu tỳ-kheo không được vì hờn mà lại đến bảo tỳ-kheo thanh tịnh cầu thính. Từ nay về sau cho phép người đủ năm pháp sau mới được cầu thính: Biết thời chứ không phi thời; như thật chứ không hư dối; có lợi chứ không vô ích; dịu dàng chứ không thô lỗ; từ tâm chứ không sân hận.»
Nhóm sáu tỳ-kheo bản thân không có năm pháp. Các tỳ-kheo thanh tịnh thì đầy đủ năm pháp. Các vị ấy đến nhóm sáu tỳ-kheo bảo cầu thính, họ không chịu cầu thính. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép, khi tỳ-kheo đầy đủ năm pháp bảo cầu thính thì phải cầu thính.»
Nhóm sáu tỳ-kheo đến người cầu thính rồi bỏ đi; hoặc cho người khác cầu thính rồi lại lìa trú xứ. Các tỳ-kheo đem việc này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được cầu thính nơi người được thính rồi lại bỏ đi, cũng không được cho người cầu thính rồi lại bỏ đi. Từ nay về sau, cho phép, đã hứa hẹn thì không được bỏ đi.»
Nhóm sáu tỳ-kheo hứa với người rồi tự ý bỏ đi, hoặc nhận lời hứa của người rồi cũng lại bỏ đi. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được hứa với người rồi tự ý bỏ đi. Không được nhận lời hứa của người rồi lại tự ý bỏ đi. Từ nay về sau cho phép an cư rồi tự tứ.[3] Cho phép tự tứ khỏi phải cầu thính. Tại sao vậy? Tự tứ tức là thính.»
3. Pháp thức tự tứ
1. Các tỳ-kheo nghĩ: ‹Phật cho phép các tỳ-kheo tự tứ.› Các tỳ-kheo đồng loạt tự tứ gây nên sự ồn ào. Các tỳ-kheo đem việc này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên đồng loạt tự tứ. Từ nay về sau cho phép tự tứ từng người một.»
Các tỳ-kheo không theo thứ tự mà tùy ý tự tứ khiến Thượng tọa mệt nhọc. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tùy ý tự tứ, mà phải tự tứ từ nơi Thượng tọa. Cho phép sai người thọ tự tứ bằng bạch nhị yết-ma. Người có năm pháp sau đây không được sai làm người thọ tự tứ: có ái, có nhuế, có bố, có si, không biết tự tứ rồi hay chưa. Người có năm pháp sau đây nên sai làm người thọ tự tứ: không ái, không nhuế, không bố, không si, biết người tự tứ rồi hay chưa. Pháp thức sai như sau: người đủ điều kiện là thượng tọa hoặc thứ tọa, tụng luật được hay không tụng luật được mà có khả năng bạch nhị yết-ma; dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo có tên... làm người thọ tự tứ. Đây là lời tác bạch!
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng sai tỳ-kheo có tên... làm người thọ tự tứ. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng sai tỳ-kheo có tên... làm người thọ tự tứ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận sai tỳ-kheo có tên... làm người thọ tự tứ rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
2. Có các tỳ-kheo ngồi tại chỗ tự tứ. Các tỳ-kheo đem việc này bạch với Phật. Đức Phật dạy:
«Không được ngồi tại chỗ mà tự tứ. Phải rời chỗ ngồi, và quỳ để tự tứ.
Bấy giờ, Thượng tọa rời chỗ ngồi để tự tứ. Tất cả Tăng lại ngồi tại chỗ mà tự tứ. Đức Phật dạy:
«Nếu Thượng tọa rời chỗ ngồi và quỳ thì tất cả Tăng cũng phải rời chỗ ngồi và quỳ.»
Thượng tọa tự tứ rồi vẫn quỳ, chờ tất cả Tăng tự tứ xong. Thượng tọa bị mỏi mệt. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tự tứ xong, cho phép tùy ý ngồi.»
3. Nhóm sáu tỳ-kheo nghĩ: «Chúng ta lén nói tự tứ. Nếu không, tỳ-kheo kia hoặc có thể vì tác yết-ma ngăn ta tự tứ.» Các tỳ-kheo đem việc này đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được có ý nghĩ lén nói tự tứ, sợ tỳ-kheo khác vì mình tác yết-ma hoặc ngăn mình tự tứ. Phải nói tự tứ một cách rõ ràng, đầy đủ, khiến cho người khác nghe được.»
Nhóm sáu tỳ-kheo có ý nghĩ: ‹Ta nên tự tứ nhanh. Nếu không, tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma ngăn tự tứ.› Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được có ý nghĩ, ta nên tự tứ nhanh; nếu không, tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma hoặc ngăn ta tự tứ. Từ nay về sau cho phép an cư rồi thong thả tự tứ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo có ý nghĩ: ‹Ta nên nói tự tứ một lần. Nếu không, tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.› Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được có ý nghĩ: Ta nên nói tự tứ một lần. Nếu không, tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo tự nghĩ: ‹Ta phải nói lại tự tứ, sợ tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.› Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được có ý nghĩ: ta phải nói lại tự tứ, sợ tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ. Từ nay về sau cho phép tỳ-kheo nói tự tứ ba lần.»
Nhóm sáu tỳ-kheo lật ngược y tự tứ, quấn y nơi cổ tự tứ, trùm trên đầu tự tứ, phủ cả hai vai tự tứ, mang giày dép tự tứ, hoặc ngồi nơi đất tự tứ, hoặc [837a1] ngồi trên giường tự tứ. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được lật ngược y, quấn y nơi cổ, trùm trên đầu, phủ cả hai vai, mang giày dép, ngồi nơi đất, ngồi trên giường để tự tứ. Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo trống vai bên hữu, cở bỏ giày dép, cùng quỳ chắp tay, tác bạch như sau:
«Hôm nay Đại đức chúng Tăng tự tứ, tôi Tỳ-kheo... cũng tự tứ. Nếu thấy, nghe, nghi tôi có tội, xin Đại đức Trưởng lão thương xót chỉ bảo tôi. Nếu tôi thấy có tội sẽ như pháp sám hối.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Bấy giờ, có tỳ-kheo bệnh, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối, chấp tay trong thời gian lâu nên căn bệnh tăng thêm. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép tỳ-kheo bệnh với bất cứ hình thức nào mà thân được an, thì thọ tự tứ.»
4. Bấy giờ có trú xứ nọ, tỳ-kheo tự tứ, có tỳ-kheo ở ngoài thuyết giới đường. Các tỳ-kheo tự tứ rồi đi ra ngoài, tỳ-kheo ấy hỏi:
«Các trưởng lão đi đâu? Không tự tứ hay chăng?»
Các tỳ-kheo kia trả lời:
«Tôi tự tứ rồi. Thầy từ đâu đến?
Vị kia nói:
«Tôi ở ngoài thuyết giới đường.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, khi tự tứ không được ở ngoài thuyết giới đường. Tỳ-kheo ngồi gần nên biết vị ấy có đến hay không. Tác bạch trước rồi sau mới tự tứ.»
Văn tác bạch:
«Đại đức tăng, xin lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng tự tứ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hòa hợp tự tứ. Đây là lời tác bạch.»
Bạch như vậy rồi tự tứ.
Nhóm sáu tỳ-kheo tự tứ phi pháp biệt chúng, tự tứ phi pháp hòa hợp chúng, tự tứ pháp biệt chúng. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tự tứ phi pháp biệt chúng, tự tứ phi pháp hòa hợp chúng, tự tứ pháp biệt chúng.
«Có bốn loại tự tứ: tỳ-kheo tự tứ phi pháp biệt chúng, tự tứ phi pháp hòa hợp, tự tứ như pháp biệt chúng, tự tứ như pháp hòa hợp. Nếu tỳ-kheo tự tứ phi pháp biệt chúng, tự tứ phi pháp hòa hợp, tự tứ như pháp biệt chúng, như vậy là không thành tự tứ. Tự tứ như pháp hòa hợp là đúng pháp tự tứ. Đó là pháp tự tứ mà ta dạy.»
5. Bấy giờ, khi tự tứ, nơi trú xứ nọ, người tiền an cư, hậu an cư ở chung, không biết nên tự tứ theo tiền an cư hay hậu an cư. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tùy theo Thượng tọa ở nơi đó mà tự tứ. Thượng tọa có tiền an cư, có hậu an cư thì nên theo vị cựu trú mà tự tứ. Vị cựu trú cũng có tiền an cư, có hậu an cư thì nên theo số đông mà tự tứ.»
Các tỳ-kheo muốn tự tứ vào ngày mười bốn hay rằm. Đức Phật dạy:
«Cho phép tự tứ như vậy. Nếu nhà Vua có thay đổi ngày thì nên tùy theo đó.»
Các tỳ-kheo không biết nên tự tứ ngày hôm nay hay để ngày mai. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép vào bữa đại thực hay tiểu thực, Thượng tọa xướng: Hôm nay chúng Tăng tự tứ.»
Các tỳ-kheo không biết nên vào lúc nào. Đức Phật dạy:
«Cho phép báo hiệu bằng cách đánh kiền chùy hay thổi ốc, đánh trống, hay un khói, hoặc dựa theo bóng, xướng rằng: Giờ tự tứ đến!»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe Phật cho phép tự tứ liền ở trong phòng riêng cùng những vị đồng Hòa thượng, A-xà-lê quen biết, đồng học và ăn ý với nhau, riêng rẽ tác pháp tự tứ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được ở trong phòng riêng cùng những vị đồng Hòa thượng, A-xà-lê quen biết, đồng học và ăn ý với nhau riêng rẻ tác pháp biệt bộ tự tứ. Từ nay về sau hòa hợp lại một chỗ để tự tứ.»
Các tỳ-kheo lại không biết tự tứ ở chỗ nào, bạch Phật, Phật dạy:
«Cho phép tự tứ nơi thuyết giới đường.»
6. Bấy giờ có số đông tỳ-kheo, ngày tự tứ, nơi chẳng phải thôn, a-lan-nhã, chỗ chưa kết giới, ngay trên đường đi, suy niệm: ‹Đức Phật dạy chúng ta hòa hợp tự tứ. Bây giờ chúng ta nên làm thế nào?› Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có số đông tỳ-kheo, đến ngày tự tứ, nơi chẳng phải phải thôn, a-lan-nhã, chỗ chưa kết giới, ngay trên lộ trình, nếu các tỳ-kheo hòa hợp được tự tứ là tốt, bằng không thể hòa hợp được, tùy theo đồng Hòa thượng, A-xà-lê, quen biết đồng ý với nhau dời đến chỗ khác, kết tiểu giới để tác pháp tự tứ, bằng pháp bạch nhị yết-ma.» Pháp kết tiểu giới như sau:
Sai một vị có khả năng yết-ma, hoặc Thượng tọa hay thứ tọa, hoặc tụng luật được hay không tụng luật được, miễn có khả năng yết-ma tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Chỗ ngồi các tỳ-kheo vừa đủ kín. Trong vòng chỗ các tỳ-kheo ngồi đó, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng kết tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Chỗ ngồi các tỳ-kheo vừa đủ kín. Trong vòng chỗ các tỳ-kheo ngồi, Tăng kết tiểu giới nơi đây, các trưởng lão nào đồng ý trong giới hạn chỗ các tỳ-kheo ngồi, Tăng kết tiểu giới nơi đây, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã đồng ý trong giới hạn chỗ tỳ-kheo ngồi, kết tiểu giới rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo bỏ đi mà không xả giới. Các tỳ-kheo không vui, liền đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được bỏ đi mà không xả giới, nên xả giới rồi sau đó mới đi.»
Pháp thức xả bằng bạch Nhị yết-ma như sau: sai một vị có khả năng hoặc thượng tọa hay thứ tọa, hoặc tụng luật được hay không, miễn có thể tác yết-ma, tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Trong vòng chỗ các tỳ-kheo ngồi, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng giải tiểu giới này, đây là lời tác bạch.
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Trong vòng chỗ các tỳ-kheo ngồi, Tăng giải tiểu giới nơi đây. Các truởng lão nào đồng ý trong giới hạn chỗ các tỳ-kheo ngồi, Tăng giải tiểu giới, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã đồng ý trong giới hạn chỗ các tỳ-kheo ngồi, giải tiểu giới rồi. Tăng đã đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.» [4]


Chú thích:
[1] Pali (Vin. i. 137), ekindriyaṃ jīvaṃ, loài có sự sống với một căn; chỉ một căn duy nhất là mạng căn.
[2] Bình minh của ngày 16, tháng tiền an cư.
[3] Phước nhiêu 福饒. Không rõ vật gì. Xem cht. 1 ch. xviii phần iv.
[4] Chỉ tỳ-kheo giám sự, quản lý phòng ốc của tinh xá.
[5] Tỳ-kheo giám sự được ưu tiên tự chọn phòng. Xem phần iv, ch. i «Phòng xá», mục 16 «Tỳ-kheo tri sự.»
[6] Tăng tập xứ 僧集處; có lẽ tương đương Pali: upaṭṭhānasālā, phòng họp của Tăng, đồng thời là nhà của thị giả, hay cúng dường thất.
[7] Ôn thất 溫室; nhà tắm nóng. Cũng chỉ chung nhà tắm.
[8] Hạ đường 夏堂; nhà mùa mưa (?). Có lẽ tương đương Pali: vaccakuṭi, nhà cầu, nhưng bản Hán đọc là vassa-kuṭi, nhà mùa Hạ.
[9] Ma-hê-đà-la摩醯陀羅. Skt. Mahīdhara (?): trì địa (một biệt hiệu của Viṣnu).
[10] Phật-đồ chủ 佛圖主. Tức tháp chủ.
[11] Tứ phươngTăng 四方僧, hay chiêu-đề Tăng, phân biệt với Tăng thường trú.
[12] Vì trễ hạn nhập an cư một ngày.
[13] Cf. Mahāvagga iii, Vin. i. 137: dvemā vassūpanāyikā, purimikā pacchimikā, «có hai hạn khởi đầu mùa mưa: hạn đầu và hạn sau. Mùa hạ, theo lịch Ấn độ, có bốn tháng. Tiền kỳ hạ bắt đau từ ngày trăng tròn tháng Āsāḷhī (tháng 6-7, DL). Hậu kỳ hạ, ngày trăng tròn một tháng sau đó.
[14] Xem Phần i, Ch. vii. Chúng học, điều 94.
[15] Lạp mật 蠟蜜.
[16] Mục ngưu giả 牧牛者. Pali: vaja, chuồng bò (hay nhà của người chăn bò).
[17] Áp du nhân 壓油人(?) Xem Vin. i. 152: sattha, thương đoàn. Phật cho phép y thương đoàn mà an cư; và di chuyển theo thương đoàn. Ngũ phần: y cổ khách (lái buôn) an cư.
[18] Cf. Mahāvagga iii (Vin.i. 139): có bảy hạng người, khi có việc cần và họ yêu cầu, tỳ-kheo được đi trong vòng bảy ngay: tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.
[19] Thập tụng 24 (T23n1435 tr.174b18) liệt kê 17 kinh.
[20] Trường A-hàm 1, kinh số 21; cf. Pali, Dīgha-kāya 1. Brahmajāla.
[21] Cf. Vin. i. 148: Chùa bị hư. Có cư sĩ cung cấp cho Tăng một số vật liệu đã đốn ở trong rừng. Tỳ-kheo vào rừng để vận chuyển về.
[22] Xem Phần I, Ch. v. ba-dật-đề, điều 49 (mục Duyên khởi).
[23] Như các nhân duyên thọ pháp bảy ngày kể trên.
[24] Cf. Vin. i. 148: Xuất giới 7 ngày vì người đời dù họ tin Phật hay không: mẹ, cha, anh em, chị em, thân tộc (nātāka) và bạn cũ (bhikkhugatika).
[25] Tham chiếu Pali (Vin. i. 154): tỳ-kheo ấy đang đi đến trú xứ (tiền an cư) này, bèn bố-tát ngoài giới, rồi ngày hôm sau đi đến trú xứ khác (cũng để nhận tiền an cư tại đây). Tại trú xứ này, tỳ-kheo nhận phòng xá, v.v. rồi đi trong ngày, hay ở lại đó vài ngày, hay sau đó đi cho công việc thời hạn bảy ngày xuất giới nhưng đi quá: tất cả đều phá tiền an cư. Nếu đi không quá bảy ngày, không phá tiền an cư. Điều luật liên hệ tỳ-kheo kết an cư tại hai trú xứ. Tỳ-kheo an cư tại trú xứ nào, bố-tát tại trú xứ đó. Xem thêm Ngũ phần 19 (tr. 130b): Thọ thỉnh tiền an cư. Đã bố-tát. Sau qua trú xứ khác. Phá tiền an cư, đột-kiết-la. Xem thêm Thập tụng 24 (tr. 177c): tại trú xứ thỉnh tiền an cư mà tỳ-kheo chưa qua bố-tát, chưa nhận phân phòng xá, nếu xuất giới, chỗ đó không thành tiền an cư.
[26] Cf. Pali, ibid., … bố-tát ngoài giới rồi, đến trú xứ khác, (tại đó) nhận…, không có sự việc gì mà bỏ đi, qua hai hoặc ba ngày: phá tiền an cư.
[27] Mạt hậu 末後, hạn của mùa an cư, còn không quá bảy ngày. Pali, ibid., pavāranāya sakaraṇīyo, trước ngày tự tứ, có công việc.
[28] Bố-tát tại trú xứ an cư. Thành tiền an cư tại đây.
[29] Đến trú xứ khác.
[30] Nhận tại trú xứ tiền an cư.
[1] Thập tụng 23 (T23n1435 tr.165b11): thâu-lan-giá. Ngũ phần (T22n1421 tr.131a06): đột-kiết-la.
[2] Cầu thính 求聽: «xin được nghe.» Cf. Ngũ phần 19 (T22n1421 tr.131a15), vấn thính 問聽: trước hết phải hỏi vị ấy có chịu nghe không. Nếu chịu nghe thì mới được chỉ điểm. Cầu thính hay vấn thính, đồng nghĩa với tự tứ. Chỉ có khác, tự tứ thực hiện bởi Tăng.
[3] Ngũ phần, đã dẫn: Các tỳ-kheo nói, duy chỉ A-la-hán mới xứng đáng bảo cầu thính thôi. Nhân dó, Phật dạy pháp tự tứ.
[4] Hết quyển 37.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.5.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập