Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 57 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 57

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.72 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.89 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
II. XÚC NỮ
1. Thế Tôn ở nước Xá-vệ. Bấy giờ Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay, bạch Phật rằng:
«Kính bạch Đại đức, Ca-lưu-đà-di cùng người nữ, hai thân xúc chạm nhau, phạm hay không»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu cùng đàn ông, thân xúc chạm nhau, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu cùng huỳnh môn, thân xúc chạm nhau phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu cùng người hai căn, thân xúc chạm nhau, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu cùng súc sanh không thể biến hóa, thân xúc chạm nhau, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Đột-kiết-la.»
Thưa:
«Nữ loài người, tưởng là nữ loài người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Thưa:
«Nữ loài người, mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ loài người, tưởng nữ loài phi nhơn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ loài phi nhơn, tưởng là nữ loài người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ loài phi nhơn, nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu khởi tưởng là người nữ, nhưng xúc chạm thân người nam, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nếu khởi tưởng là người nam nhưng xúc chạm người nữ, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Xúc chạm thân người nữ này nhưng khởi ý tưởng là thân người nữ khác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Thưa:
«Xúc chạm thân người nam này, nhưng khởi ý tưởng là thân người nam khác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Đột-kiết-la.»
Thưa:
«Cùng thiên nữ, long nữ, a-tu-la nữ, dạ-xoa nữ, ngạ quỉ nữ, súc sanh cái có thể biến hóa, thân xúc chạm nhau, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
2. Có người nữ nắm chân tỳ-kheo kính lễ. Khi cảm giác được xúc chạm, vị ấy cảm thọ lạc, động thân; sinh nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có người nữ nắm chân tỳ-kheo kính lễ. Khi cảm giác được xúc chạm, vị ấy cảm thọ lạc, không động thân; sinh nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Có người nữ nắm chân tỳ-kheo kính lễ. Khi cảm giác được xúc chạm, vị ấy cảm thọ lạc, động ngón chân cái; sinh nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có người nữ giỡn, nắm tỳ-kheo. Tỳ-kheo nghi. đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Tỳ-kheo giỡn, nắm tay người nữ; cũng như vậy.
3. Có tỳ-kheo nắm đuôi con trâu cái lội qua sông. Lội qua rồi mới biết là con trâu cái. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật nói:
«Không phạm. Nhưng không được nắm đuôi con trâu cái để lội qua sông.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm nắm chéo y người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm nên nắm lấy đồ trang sức phần trên thân người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
4.Có tỳ-kheo vì tâm dục sờ đốt xương cùng của người nữ rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
5. Có người mẹ nắm tỳ-kheo. Tỳ-kheo khi cảm giác được xúc chạm thì cảm thọ lạc, không động thân; nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Chị, vợ cũ, dâm nữ; cũng như vậy.
6. Có tỳ-kheo vì dục[987a1] tâm nắm tóc người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
7. Có người đàn bà chưa chồng bị nước trôi. Tỳ-kheo thấy, khởi từ tâm liền vớt lên, rồi nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Có người nữ Ma hương[40] bị nước trôi, tỳ-kheo thấy khởi từ tâm liền vớt lên, rồi nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Tỳ-kheo thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Có tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ chết mà chưa rã, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Nếu xúc chạm với thân mà đa phần chưa hư hoại, cũng phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nếu xúc chạm với thân hư hoại phân nửa, phạm thâu-lan-giá. Nếu xúc chạm với thân phần nhiều bị hư hoại, hoặc tất cả đều hư hoại, đều phạm thâu-lan-giá.
8. Có người nữ dựa vào giường. Tỳ-kheo vì dục tâm động vào giường, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm nắm tay người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm nắm chân người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm Tăng-già-bà-thi-sa.»
Có người nữ nắm tay tỳ-kheo. Tỳ-kheo khi cảm giác được xúc chạm, có cảm thọ lạc, bèn động thân, rồi nghi. Đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Đáp:
«Có.»
Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Người nữ nắm chân tỳ-kheo cũng như vậy.
Có tỳ-kheo vì giỡn nắm tay người nữ, rồi nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Nắm chân cũng như vậy.
Có người nữ vì giỡn, nắm tay tỳ-kheo, tỳ-kheo nghi, đức Phật hỏi tỳ-kheo:
«Khi biết được xúc chạm, ngươi có cảm giác thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Nắm chân cũng như vậy.
Có tỳ-kheo vì dục tâm nắm chéo y người nữ kéo. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm cùng người nữ đập dũ y, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo vì dục tâm nắm khoen tai của người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Nắm tràng hoa, nắm vòng xuyến, tất cả đều phạm thâu-lan-giá.
9. Có tỳ-kheo đi chung với người nữ trong mưa. Bùn trơn, người nữ bị trượt chân té xuống đất. Tỳ-kheo cũng trượt chân té xuống đất, nằm lên trên người nữ, rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Khi đụng chạm nhau, ngươi có thọ lạc không?»
Tỳ-kheo trả lời:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
Tỳ-kheo té xuống, người nữ té chồng lên trên cũng vậy.
Có tỳ-kheo đi chung với người nữ trong mưa. Cả hai đều trượt chân, cùng té, chạm nhau và cùng lăn, rồi tách ra. Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Khi đụng chạm nhau, ngươi có thọ lạc không?»
Vị kia thưa:
«Không.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
10. Có tỳ-kheo, tay đụng chạm vào khoảng giữa đường đại tiện và tiểu tiện của người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Nếu đụng chạm giữa đùi, vào háng, vào khuỷu chân, bên hông, giữa hai vú, lỗ tai, lỗ mũi, vào mụt nhọt, tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.
11. Có tỳ-kheo ôm sa-di nhỏ, vuốt ve, hôn; rồi nghi, đức Phật bảo:
«Ngươi làm như vậy với ý nghĩ thế nào?»
Vị kia thưa:
«Vì thương mến nó, chứ không có tâm dục.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được làm như vậy.»
12. Có tỳ-kheo cùng tỳ-kheo-ni, hai thân xúc chạm nhau; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Thức-xoa-ma-na, sa-di-ni; cũng như vậy.
13. Có tỳ-kheo bưng nước tô-tỳ-la đi trên đường. Vợ cũ gọi, bảo cùng làm bất tịnh hạnh, rồi đưa nữ căn ra cho thấy. Vị kia liền dùng nước tô-tỳ-la rưới trên đó và nói: «Đồ thối thì cho dính đồ thối.» Tỳ-kheo nghi. đức Phật hỏi:
«Ngươi với tâm như thế nào khi làm như vậy?»
Tỳ-kheo thưa:
«Vì làm nhục tâm ý nó chứ không có dục tâm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng không được làm như vậy.»
Bưng nước đi trên đường, cũng như vậy.
Có dâm nữ rủ tỳ-kheo bảo làm bất tịnh hạnh. Dâm nữ khoe nữ căn cho tỳ-kheo thấy. Tỳ-kheo lấy hòn đá đập vào nữ căn của người kia, rồi nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi nghĩ thế nào khi đập như vậy?»
Vị kia thưa:
«Vì làm nhục tâm ý của nó chứ không có dục tâm»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng đánh người nữ phạm đột-kiết-la»
14. Có người nữ dựa vào cây, tỳ-kheo vì dục tâm động cây, nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Giường giây, giường ngồi, giường xí,[41] ván, đá, bình phong, thang, tất cả đều phạm thâu-lan-giá.
Có người nữ đi trên xe. Tỳ-kheo vì dục tâm, động xe, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Xe kéo, thuyền, cũng như vậy.
Có người nữ nắm sau lưng tỳ-kheo. Tỳ-kheo quay lại nhìn, thấy là người nữ, có cảm thọ lạc khi biết được xúc chạm, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
III. THÔ ÁC NGỮ
1. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất chấp tay, bạch Phật:
«Bạch Đại đức, Ca-lưu-đà-di nói lời thô ác với người nữ, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Hỏi:
«Kính bạch Đại đức, nếu nói lời thô ác với người nam, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Hỏi:
«Nếu nói lời thô ác với huỳnh môn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Nếu nói lời thô ác với người hai căn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Nếu nói lời thô ác với súc sanh có thể biến hóa được, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Hỏi:
«Kính bạch Đại đức, nữ loài người, tưởng là nữ loài người, nói lời thô ác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Hỏi:
«Nữ loài người mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Nữ loài người tưởng nữ loài phi nhơn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Nữ loài phi nhơn, tưởng là nữ loài người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ loài phi nhơn mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Kính bạch Đại đức, tưởng là người nữ, nói lời thô ác với người nam, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Bạch Đại đức, tưởng là người nam, nói lời thô ác với người nữ, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu khởi ý tưởng là người nữ này mà nói lời thô ác với người nữ kia, rồi nghi.»
Đức Phật dạy:
«Nếu nói rõ ràng, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
Ấn tín, thơ tín, ra dấu, người kia biết rõ ràng, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.
Hỏi:
«Bạch Đại đức, nếu khởi ý tưởng là người nam này, nói lời thô ác với người nam kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Hỏi:
«Bạch Đại đức, nếu cùng thiên nữ, long nữ, a-tu-la nữ, dạ xoa nữ, ngã quỷ nữ, súc sanh cái có thể biến hóa được nói lời thô ác, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nói rõ ràng phạm thâu-lan-giá, không rõ ràng phạm đột-kiết-la.»
Ấn tín, thư tín, ra dấu người ấy biết rõ ràng phạm thâu-lan-giá; không rõ ràng, phạm đột-kiết-la.
2. Bấy giờ, có tỳ-kheo nói thô ác đối với người nữ, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói rõ ràng phạm tăng-già-bà-thi-sa, không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.» Muốn nói với người này, nhưng nhầm với người kia, tất cả đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Có dâm nữ bảo tỳ-kheo cùng làm bất tịnh hạnh. Dâm nữ khoe nữ căn cho thấy. Tỳ-kheo nói:
«Mong cho nữ căn của ngươi bị vỡ, bị thúi, bị rã, bị cháy, bị rụng mất, để cho con lừa làm chuyện như vậy như vậy.»
Tỳ-kheo nói như vậy rồi nghi, đức Phật hỏi:
«Ngươi nói như vậy với ý nghĩ thế nào?»
Tỳ-kheo thưa:
«Chỉ muốn làm nhục tâm ý nó, chứ không có tâm dục.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm. Nhưng dùng ác ngôn, phạm đột-kiết-la.»
3. Ca-lưu-đà-di là người có tánh ưa nói tục. Phật nói:
«Tánh ưa nói tục, phạm đột-kiết-la.»
Nhóm sáu tỳ-kheo, có tánh ưa nói tục. Phật nói:
«Đột-kiết-la.»
4. Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, nói với vợ đàn-việt rằng:
«Có thể được hay không?»
Vợ đàn-việt liền hỏi lại:
«Đại đức vừa nói gì, có thể được hay không?»
Tỳ-kheo im lặng; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, [988a1] bưng bát đến nhà bạch y nói với vợ đàn-việt rằng:
«Cho tôi đi!»
Vợ cư sĩ liền hỏi lại:
«Đại đức nói cho cái gì?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
Hoặc nói, «Sẽ cho tôi không?» Hoặc nói, «Hãy xem.» Hoặc nói, «Giống cái gì?» Nói không rõ ràng, tất cả đều phạm thâu-lan-giá.
5. Tỳ-kheo có đàn-việt. Đàn-việt nói với vợ rằng:
«Tỳ-kheo ấy, cần gì thì cho.»
Người vợ trả lời:
«Được.»
Đàn-việt ấy liền đến chỗ tỳ-kheo nói:
«Tôi đã bảo vợ tôi, tỳ-kheo ấy cần gì thì cho. Đại đức cần gì thì cứ đến lấy.»
Tỳ-kheo nói:
«Được.»
Sau đó, tỳ-kheo khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt, trải chỗ ngồi an tọa. Vợ đàn-việt nói với tỳ-kheo:
«Chồng tôi bảo tôi rằng, tỳ-kheo cần gì thì cho. Nay Đại đức có cần gì thì cứ nói.»
Tỳ-kheo nói:
«Cô không thể cho hết cho tôi đâu.»[42]
Vợ đàn-việt thưa:
«Thưa Đại đức, cho hết, là cho cái gì mà không thể?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
Tỳ-kheo có đàn-việt. Đàn-việt bảo vợ:
«Tỳ-kheo ấy cần gì thì cứ cho.»
Đàn-việt liền đến chỗ tỳ-kheo nói:
«Con đã bảo vợ con, Đại đức cần gì thì cứ cho. Vậy Đại đức cần gì thì cứ đến lấy.»
Tỳ-kheo nói:
«Tốt.»
Sau đó, tỳ-kheo khoác y, bưng bát đến nhà đàn-việt trải chỗ ngồi an tọa. Vợ đàn-việt thưa:
«Chồng con đã bảo, tỳ-kheo ấy cần gì thì cho. Bây giờ Đại đức cần gì, thì cứ nói.»
Tỳ-kheo nói:
«Cô có thể cho hết, trừ việc ấy thì không thể cho.»
Vợ đàn-việt biết ý của tỳ-kheo liền nói:
«Cho hết được. Viêc ấy cũng cho được.»
Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Tỳ-kheo có đàn-việt. Đàn-việt nói với vợ: «Hết thảy cái gì tỳ-kheo ấy cần cứ cho hết.»
Đàn-việt đến chỗ tỳ-kheo thưa:
«Con đã bảo vợ con, hết thảy cái gì tỳ-kheo ấy cần cứ cho hết. Vậy Đại đức cần gì cứ đến lấy.»
Tỳ-kheo nói:
«Được.»
Sau đó, tỳ-kheo khoác y, bưng bát đến nhà kia, trải chỗ ngồi an tọa. Vợ đàn-việt thưa:
«Chồng con đã dặn: Hết thảy cái gì tỳ-kheo ấy cần cứ cho hết. Giờ Đại đức cần gì thì cứ nói.»
Tỳ-kheo nói:
«Cô không nên cho hết.»
Vợ đàn-việt hỏi:
«Đại đức, cái gì mà nói là không nên cho hết?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
(Vế kế tiếp hoàn toàn đồng với vế này, thay bằng câu nói: Cô hết thảy nên cho, trừ việc này không được cho. Cô kia nói: Việc này cũng có thể cho, tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy: tăng-già-bà-thi-sa).[43]
Có tỳ-kheo khất thực sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, nam căn khởi, nói với vợ đàn-việt rằng:
«Nảy nở.»[44]
Vị kia hỏi:
«Đại đức, nảy nở cái gì?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
6. Tỳ-kheo có thức-xoa-ma-na là đàn-việt. Cô thường phạm giới, đối trước tỳ-kheo sám hối. Tỳ-kheo nói:
«Ngươi không hổ thẹn, phạm bất tịnh hạnh.»
Tỳ-kheo nghi. Đức Phật hỏi:
«Ngươi nói với tâm ý thế nào?»
Vị kia thưa:
«Vì giáo thọ chứ không có dục tâm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
7. Tỳ-kheo có đồng nữ là đàn-việt, thường phạm giới, nói cho tỳ-kheo biết. Tỳ-kheo nói:
«Ngươi không hổ thẹn, phạm người trì giới.»
Tỳ-kheo nghi. Phật hỏi:
«Ngươi nói với tâm ý thế nào?»
Vị kia thưa:
«Vì giáo thọ, chứ không có dục tâm.»
Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
8. Có tỳ-kheo sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y. Nơi đây, có người nữ đang quậy sữa,[45] để hớ hênh. Tỳ-kheo thấy rồi nói:
«Cô quậy sữa?»
Cô gái hỏi lại:
«Thưa Đại đức, đúng vậy, tôi đang quậy sữa.»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
Có tỳ-kheo khất thực, sáng sớm khoác y, bưng bát đến nhà bạch y, bấy giờ, có người đàn bà quàng áo đỏ, để lộ hình. Tỳ-kheo thấy, bèn nói:
«Cô quàng áo đỏ?»[46]
Cô ấy trả lời:
«Thưa Đại đức, tôi quàng đỏ.»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Phật:
«Phạm thâu-lan-giá.»
9. Thế Tôn ở tại Ba-la-nại. Có dâm nữ là đàn-việt của tỳ-kheo, nói với tỳ-kheo:
«Thưa Đại đức, nếu cần chuyện ấy, cứ nói.»
Tỳ-kheo im lặng. Dâm nữ nói:
«Thưa Đại đức, bây giờ Đại đức cần cái gì? Sao im lặng?»
Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
10. Thế Tôn ở nước Xá-vệ. Có người nữ ngoại đạo,[47] tướng mạo xinh đẹp. Tỳ-kheo thấy phải lòng người ấy.
Thời gian sau, người nữ này đang đi cách Kỳ-hoàn không xa. Tỳ-kheo nói:
«Cô làm nhiều.»[48]
Người nữ nói:
«Thật vậy, làm nhiều.»[49]
Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»[50]
IV. SÁCH CÚNG DƯỜNG
1. Thế Tôn ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, bạch đức Thế Tôn:
«Kính bạch Đại đức, Ca-lưu-đà-di đối trước người nữ, tự khen ngợi thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Hỏi:
«Bạch Đại đức, nếu đối trước đàn ông, tự khen ngợi thân mình; phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Hỏi:
«Bạch Đại đức, đối trước huỳnh môn, tự khen ngợi thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Bạch Đại đức, đối trước người hai căn, tự khen thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Hỏi:
«Nếu đối với súc sanh không thể biến hóa, tự khen thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Thưa:
«Nữ loài người tưởng là nữ loài người, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Thưa:
«Nữ loài người mà nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ loài người tưởng nữ phi nhơn, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ phi nhơn tưởng nữ loài người phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Nữ phi nhơn, nghi, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu khởi ý tưởng là nữ, nhưng đối trước người nam, tự khen ngợi thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm thâu-lan-giá.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu khởi ý tưởng người nữ này, nhưng đối trước người nữ kia, tự khen ngợi thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nói rõ ràng, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.»
Ấn tín, thư tín, hiện tướng rõ ràng thì phạm tăng-già-bà-thi-sa; không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.
Hỏi:
«Bạch Đại đức, nếu đối trước người nam này, khởi ý tưởng là người nam kia, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm đột-kiết-la.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu đối trước thiên nữ, long nữ, a-tu-la-nữ, dạ-xoa nữ, ngã quỉ nữ, súc sanh cái có thể biến hóa, tự khen ngợi thân mình, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Nói rõ ràng, phạm thâu-lan-giá, không rõ ràng thì phạm đột-kiết-la.»
Ấn tín, thư tín, hiện tướng khiến cho biết rõ ràng phạm thâu-lan-giá, không rõ ràng, đột-kiết-la.
2. Tỳ-kheo có đàn-việt. Đàn-việt nói với vợ:
«Nếu tỳ-kheo ấy nói cần thứ gì, thì tùy theo đó, mình nên cúng dường.» Người vợ nói:
«Được.»
Nói với vợ xong, đàn-việt đến chỗ tỳ-kheo nói:
«Con đã bảo vợ con, tỳ-kheo ấy nếu cần thứ gì thì tùy theo yêu cầu, mình nên cúng dường. Đại đức cần chi thì cứ đến lấy.»
Tỳ-kheo nói: «Được.»
Sau đó, vào buổi sáng, tỳ-kheo khoác y, bưng bát, đến nhà kia, an tọa nơi chỗ ngồi. Vợ đàn-việt nói:
«Chồng của con đã bảo con, tỳ-kheo [989a1] cần chi thì tùy theo yêu cầu, con nên cúng dường. Vậy nay Đại đức cần gì cứ nói.»
Tỳ-kheo nói:
«Cô không thể cúng dường tất cả đâu.»[51]
Vợ đàn-việt hỏi:
«Đại đức, không thể cúng dường tất cả, là sao?»
Tỳ-kheo im lặng, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá.»
(Trong đây bốn vế, đồng với bốn vế trong giới nói lời thô ác. Kia nói thô ác, đây nói cúng dường chỉ khác nhau như thế. Cho nên ở đây chỉ nói một vế chứ không nói hết, vì sợ phiền vậy).[52]
Bấy giờ, có tỳ-kheo đến nhà người nữ kia là đàn-việt, nói:
«Chị, sự việc này là đệ nhất tối thượng, với thân từ, khẩu từ, ý từ mà cúng dường tỳ-kheo trì giới thực hành thiện pháp.»
Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
V. MÔI GIỚI
1. Thế Tôn ở thành Xá-vệ. Bấy giờ, Ưu-Ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, để trống vai bên hữu đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch Phật:
«Bạch Đại đức, tỳ-kheo Ca-la làm mai mối, đến người nam khen người nữ, đến người nữ khen người nam, để làm thành việc vợ chồng, hoặc làm thành việc tư thông, phạm hay không»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Thưa:
«Nhận lời bên này đến nói bên kia, đem lời bên kia trở về nói bên này, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Tăng-già-bà-thi-sa.»
Thưa:
«Nếu nhận lời bên này đến nói bên kia; nhưng không đem lời bên kia trở lại nói bên này, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Thâu-lan-giá.»
Nếu nghe rồi đến bên kia nói, không đem trở lại nói bên này, phạm thâu-lan-giá.
Nếu không nhận lời, nhưng đến bên kia nói, đem lời bên kia trở lại, thâu-lan-giá.
Nếu nhận lời, không đến bên kia nói, không đem lời bên kia trở về, đột-kiết-la.
Nếu nghe, không đến bên kia nói, không đem lời bên kia trở về, đột-kiết-la.
Nếu không nhận lời, đến bên kia nói, không đem lời bên kia trở về, đột-kiết-la.
2. Tỳ-kheo có nhà đàn-việt. Vợ đàn-việt qua đời chưa bao lâu, tỳ-kheo đến thăm. Đàn-việt có hai đứa con. Tỳ-kheo nói:
«Sao ông không lấy người vợ khác?»
Đàn-việt nói:
«Sợ hai con phải bị khổ. Nếu được cô đồng nữ kia đồng ý thì tôi sẽ lấy.»
Tỳ-kheo liền đến chỗ cô gái nói:
«Tôi nghe cư sĩ kia nói, nếu được cô gái kia đồng ý, thì sẽ lấy làm vợ.»
Đồng nữ nói:
«Ông ấy chịu tôi làm vợ, tôi cũng chịu ông ấy làm chồng.»
Tỳ-kheo liền trở lại chỗ đàn-việt nói:
«Tôi nghe người nữ kia nói, ông ấy cần tôi làm vợ thì tôi cũng cần ông ấy làm chồng.»
Tỳ-kheo không đem lời ấy nói trở lại, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Nếu nghe mà đến người kia nói, không đem lời bên kia trở lại, phạm thâu-lan-giá.»
Người nữ Ma hương[53] cũng như vậy.
3. Có cư sĩ đến trong Tăng-già-lam nói với các tỳ-kheo rằng:
«Đại đức vì tôi nói giùm.»
Các tỳ-kheo hỏi:
«Cư sĩ muốn nói gì?»
Cư sĩ nói:
«Nói với cư sĩ ấy giùm tôi, gả con gái làm vợ tôi.»
Tỳ-kheo nói với cư sĩ:
«Sẽ nói giùm cho ông.»
Các tỳ-kheo liền sai một tỳ-kheo bằng pháp bạch nhị yết-ma, khiến đến chỗ cư sĩ kia nói với cư sĩ:
«Tôi truyền đạt lời chúng Tăng muốn nói với ông.»
Người kia nói:
«Thưa Đại đức, Tăng cần dạy tôi điều gì?»
Tỳ-kheo nói:
«Chúng Tăng nói, ông nên gả con gái của ông làm vợ cư sĩ kia.»
Người kia nói:
«Thưa Đại đức, tôi xin vâng lời Tăng dạy.»
Tỳ-kheo kia trở về trong Tăng-già-lam bạch Tăng. Tăng liền báo cho cư sĩ kia biết. Tỳ-kheo nghi, đức Phât dạy:
«Tất cả phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có đàn-việt đến trong Tăng-già-lam nói với các tỳ-kheo:
«Đại đức Tăng nói giùm tôi.»
Tỳ-kheo hỏi cư sĩ:
«Muốn nói điều gì?»
Đàn-việt nói:
«Nói với cư sĩ kia cho con gái của ông làm vợ tôi.»
Tỳ-kheo nói:
«Tôi sẽ nói giùm cho.»
Các tỳ-kheo liền sai một tỳ-kheo bằng pháp bạch nhị yết-ma, khiến đến cư sĩ kia nói:
«Này cư sĩ, tôi chuyển lời của chúng Tăng đến ông.»
Cư sĩ kia nói:
«Đại đức Tăng cần dạy tôi điều gì?»
tỳ-kheo nói:
«Chúng Tăng nói ông cho con gái của ông làm vợ cư sĩ kia.»
Người kia nói:
«Thưa Đại đức, tôi sẽ vâng lời dạy của Tăng.»
Tỳ-kheo sứ giả kia nghĩ: Nay ta, nếu trở về bạch chúng Tăng thì ân ấy không thuộc về ta. Tỳ-kheo ấy liền tự đến báo với cư sĩ kia, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Chúng Tăng phạm thâu-lan-giá. Tỳ-kheo sứ giả phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
Có đàn-việt đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường nói:
«Thầy nói với cư sĩ ấy giùm tôi, cho con gái ông làm vợ tôi.»
Tỳ-kheo nói với cư sĩ:
«Tôi sẽ nói cho ông.»
Tỳ-kheo liền đến chỗ cư sĩ kia nói:
«Ông nên cho con gái ông làm vợ cư sĩ kia.»
Cư sĩ kia nói:
«Con gái của tôi đã hứa cho người khác rồi.»
Hoặc nói người khác đã chuẩn bị dẫn đi, hoặc nói chết, hoặc nói giặc cướp đi, hoặc nói không. Tỳ-kheo trở lại chỗ cư sĩ nói như vậy, tất cả đều phạm thâu-lan-giá.
Có đàn-việt nói với tỳ-kheo thường cúng dường rằng:
«Thầy đến nói với cư sĩ kia giùm tôi, hãy cho con gái của cư sĩ ấy, làm vợ tôi.»
Tỳ-kheo nói:
«Tôi sẽ nói cho ông.»
Tỳ-kheo liền đến chỗ cư sĩ kia nói:
«Ông nên cho con gái làm vợ cư sĩ kia.»
Cư sĩ nói:
«Con gái của tôi bị bịnh hủi.»
Hoặc nói bệnh ung thư, hoặc nói bệnh hủi trắng, hoặc nói bệnh can tiêu,[54] hoặc nói bị cuồng, hoặc nói bị bệnh trỉ, hoặc nói bị bệnh ra máu, hoặc nói bị bệnh thường nóng dưới chân. Tỳ-kheo trở lại chỗ cư sĩ nói như vậy, rồi nghi, đức Phât dạy:
«Tất cả đều phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
4. Có cư sĩ cãi nhau với vợ, đuổi vợ đi. Vợ đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường nói:
«Thưa Đại đức, chồng tôi với tôi cãi nhau, rồi đuổi tôi đi. Nay tôi muốn sám hối.»
Tỳ-kheo liền vì sự hòa hợp, khiến cho người vợ sám hối; rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Vì sự sám hối nên không phạm.»
Có người vợ cãi nhau với chồng rồi bỏ đi, đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường nói:
«Tôi cãi nhau với chồng rồi bỏ đi, nay muốn sám hối.»
Tỳ-kheo liền vì sự hòa hợp đến khiến sám hối, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Vì sự sám hối nên không phạm.»
Có người vợ cãi lộn với chồng, nói:
«Nếu ông không cần tôi làm vợ thì cứ nói không cần.»
Người chồng nói: «Tôi không cần bà làm vợ.» Rồi đuổi vợ đi.
Người vợ đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường nói:
«Tôi cãi nhau với chồng. Tôi nói với chồng tôi rằng: Nếu không cần tôi làm vợ thì cứ nói không cần, người chồng nói không cần và đuổi tôi đi. Nay tôi muốn sám hối.»
Tỳ-kheo liền vì sự hòa hợp, khiến sám hối, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Vì sự sám hối nên không phạm.»
Có cư sĩ lấy dâm nữ làm vợ. Người khách trước thường lui tới cô, nay gặp lại, nói:
«Tôi muốn cùng cô làm việc như vậy như vậy. Nhưng những người khác nói bây giờ cô không làm như vậy nữa, mà làm vợ của cư sỹ kia rồi.»
Người đó cưỡng bức hành dâm. Người chồng biết liền đuổi đi. Cô đến chỗ tỳ-kheo thường cúng dường nói:
«Thưa Đại đức, tôi là vợ của cư sĩ kia xưa nay chưa từng phạm đến người đàn ông nào khác. Chỉ có gã giặc cướp này cưỡng bức phạm đến tôi. Nay tôi muốn sám hối chồng tôi.»
Tỳ-kheo liền vì sự hòa hợp, khiến sám hối, rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Không phạm.»
5. Có cư sĩ cung cấp mọi nhu cầu cho một dâm nữ, rồi đến vị tỳ-kheo thường cúng dường, nói:
«Nói với dâm nữ ấy giùm tôi, đợi tôi tại chỗ đó.»
Tỳ-kheo nhận lời rồi đến chỗ dâm nữ nói:
«Cư sĩ kia nói với cô, chờ ông ta tại chỗ đó.»
Tỳ-kheo nói rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Trước vì hòa hợp, không phạm. Ở đây, như làm sứ giả cho bạch y, phạm đột-kiết-la.»
6. Có cư sĩ giám hộ [990a1] cô gái kia, rồi không rước về làm vợ, cũng không cho người khác cưới. Cô kia nói với tỳ-kheo thường cúng dường rằng:
«Thưa Đại đức, vì tôi nói với cư sĩ kia rằng, Cha mẹ tôi muốn đoạt[55] tôi lại để gả cho người khác. Nếu ông ấy không rước tôi thì buông tôi ra[56].» Tỳ-kheo nhận lời, đến chỗ cư sĩ nói:
«Cô gái kia nói, cha mẹ tôi muốn đoạt cô lại để gả cho người khác. Ông nên rước cô ấy về, bằng không buông cô ta ra.»
Tỳ-kheo nghi. Đức Phật dạy:
«(Hai bên) đã có lời giao ước trước rồi,[57] thì không phạm. Nhưng nếu làm sứ giả cho bạch y, mắc tội đột-kiết-la.»
Có cư sĩ giám hộ cô gái, rồi không rước về làm vợ, cũng không cho người khác cưới. Cha mẹ của đồng nữ nói:
«Không biết nhờ ai nói với cư sĩ kia, hãy rước con gái nầy đi, hoặc để cho người khác cưới.»
Tỳ-kheo mà gia đình kia thường cúng dường đang mắc bệnh cuồng, liền nói:
«Tôi sẽ làm điều đó cho.»
Tỳ-kheo liền đến chỗ cư sĩ kia, nắm đầu cư sĩ nói:
«Ông phải rước cô gái kia về; bằng không, phải buông người ta ra.»
Sau đó, tỳ-kheo hết cuồng, nghi. Đức Phật dạy:
«Điên cuồng tâm loạn, thống não bức bách, tất cả đều không phạm.»
VI. VÔ CĂN BA-LA-DI[58]
1. Thế Tôn ở tại thành Vương xá. Bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy để trống vai bên hữu, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch Phật:
«Bạch Đại đức, Đạp-bà-ma-la Tử thanh tịnh mà tỳ-kheo Từ Địa dùng vô căn hủy báng, như vậy phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Ban đầu chưa chế giới, không phạm.»
Thưa:
«Bạch Đại đức, nếu dùng vô căn pháp hủy báng tỳ-kheo thanh tịnh, phạm hay không?»
Đức Phật dạy:
«Phạm tăng-già-bà-thi-sa.»
2. Có tỳ-kheo cùng người nữ ngồi dưới gốc cây. Tỳ-kheo khác nói:
«Thầy phạm dâm với người nữ.»
Vị kia trả lời:
«Tôi không phạm. Tôi chỉ cùng ngồi dưới gốc cây thôi.»
Vị hủy báng kia nghi. Đức Phật dạy:
«Vì lời nói chân thật, chứ không cố ý hủy báng thì không phạm.»
3. Có tỳ-kheo về nhà cọng thông cùng vợ cũ. Có tỳ-kheo nọ tướng mạo giống như với tỳ-kheo này, nên các tỳ-kheo khác nói với tỳ-kheo giống rằng:
«Ngươi phạm vợ cũ.»
Vị đó nói:
«Tôi không phạm, vị kia phạm. Tỳ-kheo kia giống tôi.»
Vị ấy nghi. Đức Phật dạy:
«Vì lời nói thật, chứ không vì hủy báng, không phạm.»
4. Có dâm nữ là đàn-việt của tỳ-kheo nọ. Tỳ-kheo khác nói:
«Ngươi phạm dâm nữ.»
Vị kia nói:
«Người ấy là đàn-việt của tôi. Tôi không phạm dâm với người ấy.»
Vị hủy báng nghi. Đức Phật dạy:
«Vì thật ngữ, chứ không vì hủy báng thì không phạm.»
Nếu đối với vợ, đồng nữ, huỳnh môn, tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di-ni cũng như vậy.
5. Có tỳ-kheo ôm sa-di nhỏ, vuốt ve và hôn. Tỳ-kheo khác nói:
«Ngươi phạm với sa-di.»
Vị kia nói:
«Tôi không phạm. Chỉ vuốt ve và hôn thôi.»
Vị kia nghi, đức Phật nói:
«Vì thật ngữ chứ không vì hủy báng, không phạm.»
6. Có tỳ-kheo lấy giây lưng của tỳ-kheo khác. Vị kia nói:
«Ngươi lấy trộm giây lưng của tôi.»
Vị kia nói:
«Tôi không lấy trộm, tôi lấy với ý thân tình.»
Vị kia nghi. Đức Phật dạy:
«Vì thật ngữ chứ không vì hủy báng nên không phạm.»
7. Có tỳ-kheo dùng vô căn tăng-già-bà-thi-sa hủy báng người khác, rồi nghi, đức Phật dạy:
«Phạm ba-dật-đề.»
CHƯƠNG VI.
TỲ-NI TĂNG NHẤT[1]

Tôi nghe như vầy, một thời, Phật ở tại tinh xá Kỳ-hoàn, trong vườn của Cấp Cô Độc Thực, nước Xá-vệ.
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
«Các Thầy nên lắng nghe, khéo suy nghĩ! Nếu tỳ-kheo nào dùng văn cú tương tợ[2] để ngăn trở Pháp và Tỳ-ni, thì tỳ-kheo này sẽ khiến cho nhiều người không được lợi ích, tạo ra các nghiệp khổ, để tiêu diệt chánh pháp. Tỳ-kheo nào tùy thuận văn cú, không trái Pháp và Tỳ-ni, thì tỳ-kheo này làm lợi ích nhiều người, không khiến tạo ra các khổ nghiệp, và chánh pháp được tồn tại lâu dài.
«Này các tỳ-kheo, các Thầy cần phải tùy thuận văn cú, đừng thêm bớt trái với Pháp và Tỳ-ni. Hãy học tập như vậy.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Đức Phật dạy :
«Nếu tỳ-kheo nào, phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, thì tỳ-kheo này sẽ khiến nhiều người không được lợi ích, chỉ tạo ra các nghiệp khổ để diệt chánh pháp thôi. Tỳ-kheo nào, phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp, thì tỳ-kheo này sẽ lợi ích nhiều người, tạo ra các thiện nghiệp, khiến chánh pháp tồn tại lâu dài. Vậy, các Thầy nên tùy theo lời dạy này: phi pháp nên nói là phi pháp, pháp nói là pháp. Hãy học tập như vậy.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nếu tỳ-kheo nào, phi tỳ-ni nói là tỳ-ni, tỳ-ni nói là phi tỳ-ni, thì sẽ khiến nhiều người không được lợi ích, và chỉ làm các nghiệp khổ để diệt chánh pháp. Trường hợp tỳ-kheo nào, phi tỳ-ni nói là phi tỳ-ni, tỳ-ni nói là tỳ-ni, thì sẽ lợi ích được nhiều người, không tạo ra các khổ nghiệp, khiến chánh pháp tồn tại lâu dài.
«Vậy, các Thầy nên tùy theo lời dạy này: phi tỳ-ni nói là phi tỳ-ni, tỳ-ni nói là tỳ-ni. Hãy học tập như vậy.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo tiếp:
«Nếu tỳ-kheo nào, phi chế lại chế, đã chế lại đoạn, thì những việc làm như vậy dần dần khiến cho giới bị hủy hoại,[3] khiến nhiều người không được lợi ích, tạo ra các nghiệp khổ, khiến diệt chánh pháp. Nếu tỳ-kheo nào, phi chế không chế, đã chế không đoạn, thì như vậy lần lần khiến cho giới thành tựu, lợi ích nhiều người, không tạo ra các nghiệp khổ, khiến chánh pháp tồn tại lâu dài. Vậy, các Thầy, phi chế không được chế, đã chế không được đoạn, nên tùy theo giới luật đã chế mà học.»
Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Như Lai ra đời, vì thấy những lỗi lầm, nên bằng một nghĩa, vì các Thanh văn kiết giới, nhiếp thủ Tăng. Do một nghĩa này nên Như Lai vì các Thanh văn mà kiết giới.»
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì. Cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài. Mỗi đoạn đều nói như vậy.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo tiếp:
«Như Lai ra đời, bằng một nghĩa, vì các tỳ-kheo chế yết-ma ha trách, nhiếp thủ Tăng. Do một nghĩa này nên Như Lai ra đời, vì các tỳ-kheo chế yết-ma ha trách.»
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì. Cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài. Mỗi đoạn đều nói như vậy.
Cũng vậy, yết-ma tẫn, yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, yết-ma tác bất kiến tội cử, yết-ma không sám hối, yết-ma không bỏ ác kiến. Kiểm xét pháp luật chế định, chế thọ y chỉ, chế phạm phạt, chế cử tội, chế ức niệm, chế cầu thính, chế tự ngôn, chế ngăn a-nậu-bà-đà,[4] chế ngăn thuyết giới, chế ngăn tự tứ, chế giới, chế thuyết giới, chế bố-tát, chế yết-ma bố-tát, chế tự tứ, chế yết-ma tự tứ, chế bạch, bạch yết-ma, chế bạch nhị yết-ma, chế bạch tứ yết-ma, chế phú tàng, cho bản nhật trị, cho ma-na-đỏa, cho xuất tội, chế bốn ba-la-di, chế mười ba tăng-già-bà-thi-sa, hai bất định, ba mươi ni-tát-kỳ, chín mươi ba-dật-đề, bốn ba-la-đề-đề-xá-ni, thức-xoa-ca-la-ni, bảy diệt tránh.»
Mỗi một đoạn đều như yết-ma quở trách.
I. MỘT PHÁP
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
1. Nói một lời liền thành xả giới. Nói như vầy: «Tôi xả Phật.» Nói một lời như vậy, liền thành xả giới.»
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa thọ trì.
2. Nói, «Tôi xả Pháp,» «tôi xả Tăng,» «tôi xả Hòa thượng,» «tôi xả đồng Hòa thượng, xả A-xà-lê, xả đồng A-xà-lê, xả các tỳ-kheo tịnh hạnh, xả giới, xả Tỳ-ni, xả học sự, tôi là bạch y, hãy nhớ cho tôi là người giữ vườn, hãy nhớ cho tôi là ưu-bà-tắc, hãy nhớ cho tôi là sa-di, hãy nhớ cho tôi là ngoại đạo, là đệ tử ngoại đạo, hãy nhớ cho tôi chẳng phải là Sa-môn Thích tử [5].»
Mỗi mỗi trường hợp cũng đều như trên.
II. HAI PHÁP
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
1. Có hai loại phạm: một là khinh; hai là trọng.[6] Đó là hai loại phạm.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa thọ trì.
2. Lại có hai việc: một là khinh mà hữu dư,[7] hai là khinh mà được tác yết-ma.
3. Lại có hai việc: ba-la-di, tăng-già bà-thi-sa.
4. Lại có hai việc: ba-la-di, thâu-lan-giá.
5. Lại có hai việc: ba-la-di, ba-dật-đề.
6. Lại có hai việc: ba-la-di, ba-la-đề-đề-xá-ni.
7. Lại có hai việc: ba-la-di, đột-kiết-la.
8. Lại có hai việc: ba-la-di, ác thuyết.
9. Tăng-già bà-thi-sa, cho đến ác thuyết cũng như vậy.[8] Thâu-lan-giá, cho đến ác thuyết cũng như vậy. Ba-dật-đề, cho đến ác thuyết cũng như vậy. Ba-la-đề-đề-xá-ni, cho đến ác thuyết cũng như vậy. Đột-kiết-la, ác thuyết cũng như vậy.
Đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
10. Có hai sự thấy mà người xuất gia không nên hành: phi pháp thấy là pháp, pháp thấy là phi pháp.[9]
11. Lại có hai sự thấy: tỳ-ni nói là phi tỳ-ni, phi tỳ-ni nói là tỳ-ni.
12. Lại có hai kiến giải: phi phạm thấy là phạm, phạm thấy là phi phạm.[10]
13. Lại có hai sự thấy: khinh thấy là trọng, trọng thấy là khinh.
14. Lại có hai sự thấy: hữu dư thấy là vô dư, vô dư thấy là hữu dư.[11]
15. Lại có hai sự thấy: thô ác thấy là phi thô ác, phi thô ác thấy là thô ác.[12]
16. Lại có hai sự thấy: cựu pháp[13] thấy là phi cựu pháp, phi cựu pháp thấy là cựu pháp.
17. Lại có hai sự thấy: chế thấy là phi chế, phi chế thấy là chế.[14]
18. Lại có hai sự thấy: thuyết thấy là phi thuyết, phi thuyết thấy là thuyết.[15]
19. Lại có hai sự thấy: rượu thấy là chẳng phải rượu, chẳng phải rượu thấy là rượu.
20. Lại có hai sự thấy: ẩm thấy phi ẩm, phi ẩm thấy là ẩm.[16]
21. Lại có hai sự thấy: thực thấy phi thực, phi thực thấy là thực.[17]
22. Lại có hai sự thấy: thời thấy phi thời, phi thời thấy là thời.[18]
23. Lại có hai sự thấy: tịnh thấy không tịnh, không tịnh thấy là tịnh.[19]
24. Lại có hai sự thấy: trọng thấy phi trọng, phi trọng thấy là trọng.
25. Lại có hai kiến giải: nạn thấy phi nạn, phi nạn thấy là nạn.[20]
26. Lại có hai sự thấy: không có trùng thấy là có trùng, có trùng thấy là không trùng.
27. Lại có hai sự thấy: phá thấy là không phá, không phá thấy là phá.[21]
28. Lại có hai sự thấy: chủng thấy là phi chủng, phi chủng thấy là chủng.[22]
29. Lại có hai sự thấy: nghĩa đã giải[23] thấy là nghĩa chưa giải, nghĩa chưa giải thấy là nghĩa đã giải.
30. Lại có hai sự thấy: khả thân thấy phi thân, phi thân thấy là khả thân.[24]
31. Lại có hai sự thấy: sợ thấy là không sợ, không sợ thấy là sợ.[25]
32. Lại có hai sự thấy: đạo thấy là phi đạo, phi đạo thấy là đạo.[26]
33. Lại có hai sự thấy: khả hành thấy phi hành, phi hành thấy là khả hành.
34. Lại có hai sự thấy: xuất ly thấy không xuất ly, không xuất ly thấy là xuất ly.
35. Lại có hai sự thấy: khí (vất bỏ) thấy là không khí, không khí thấy là khí.[27]
36. Lại có hai sự thấy: thấy thế gian thường, thấy thế gian vô thường.
37. Lại có hai sự thấy: thấy thế giới có biên tế, thấy thế giới không biên tế.
38. Lại có hai sự thấy: thân tức là mạng, thân khác mạng khác.
39. Lại có hai sự thấy: Như Lai có diệt độ, Như Lai không diệt độ.[28]
40. Lại có hai sự thấy: Như Lai vừa có vừa không diệt độ, Như Lai chẳng phải có chẳng phải không diệt độ.[29]
Trong Phật pháp có hai sự thấy như vậy, người xuất gia không được hành, nếu hành thì sẽ như pháp trị.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
41. Có hai loại tỳ-ni: hữu phạm tỳ-ni,[30] hữu tránh tỳ-ni.[31]
42. Lại có hai loại tỳ-ni: phạm tỳ-ni, kết sử tỳ-ni.[32]
43. Lại có hai loại tỳ-ni: tỳ-kheo tỳ-ni, tỳ-kheo-ni tỳ-ni.
44. Lại có hai loại tỳ-ni: phương tỳ-ni, biến tỳ-ni.[33]
Đây là hai loại tỳ-ni.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
45. Có hai hạng người sống không an lạc: một là ưa sân, hai là ôm lòng oán.[34]
46. Lại có hai pháp: một là cấp tánh, hai là khó xả.
47. Lại có hai pháp: một là xan, hai là tật đố.
48. Lại có hai pháp: một là khi trá, hai là siểm khúc.
49. Lại có hai pháp: một là tự cao, hai là ưa tranh cãi.
50. Lại có hai pháp: một là ưa trang sức, hai phóng dật.
51. Lại có hai pháp: một là mạn, hai là tăng thượng mạn.
52. Lại có hai pháp: một là tham, hai là nhuế.
53. Lại có hai pháp: một là khen mình, hai là chê người.
54. Lại có hai pháp: một là tà kiến, hai là biên kiến.
55. Lại có hai pháp: một là khó dạy, hai là không nhận giáo huấn.[35]
Hai hạng người như vậy sống không an lạc.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
56. Tỳ-kheo hữu học, tâm chưa đạt đến vô học, thường cầu tu tập tăng tấn thắng pháp, có hai pháp được nhiều lợi ích, khiến đắc điều chưa đắc, nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng.
Hai pháp đó là: khéo (biết) phạm,[36] khéo hay trừ phạm. Người học như vậy, tâm chưa đạt đến vô học, thường cầu tu tập tăng tấn thắng pháp, có hai pháp được nhiều lợi ích, khiến đắc điều chưa đắc, nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng. Cho nên các ngươi hãy siêng năng tu tập học pháp như vậy.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
57. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
Có tỳ-kheo tâm chưa đạt đến vô học, thường cầu tu tập tăng tấn thắng pháp, có hai pháp được nhiều lợi ích, khiến đắc điều chưa đắc, nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng.
Hai pháp đó là: đối với các đáng nhàm chán thì sanh nhàm chán; nhàm chán rồi chánh ức niệm đoạn trừ. Người học như vậy tâm chưa đạt đến vô học, thường cầu tu tập tăng tấn thắng pháp, có hai pháp được nhiều lợi ích, khiến đắc điều chưa đắc, nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng. Cho nên các ngươi, đối với cái đáng nhàm chán thì sanh nhàm chán; nhàm chán rồi chánh ức niệm đoạn trừ.
Đức Phật nói kệ:
Người sáng, tâm nhàm chán ,
Nơi những gì đáng chán.
Vô úy không sợ sệt,
Người hay đoạn, đắc thánh.
Tỳ-kheo chánh niệm đoạn,
Đặng vô thượng chánh đạo.
Không hề có thối chuyển,
Được trụ nơi Niết-bàn.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
58. Phá giới đọa trong hai đường, địa ngục và súc sanh; trì giới sanh hai đường nhơn và thiên.
59. Tạo ác nghiệp trong chỗ khuất kín, sanh đọa trong hai đường địa ngục và súc sanh. Tạo thiện nghiệp trong chỗ khuất kín, đặng sanh nơi hai đường thiên và nhơn.[37]
60. Tà kiến sanh hai đường địa ngục [992a1] và súc sanh. Chánh kiến sanh hai đường thiên và nhơn.
61. Thánh đệ tử Phật tôn quý giữa trời người, có hai pháp không được giải thoát: một là phạm giới, hai là không thấy phạm.[38]
62. Có hai pháp tự mình được giải thoát: một là không phạm, hai là thấy phạm.
63. Có hai pháp không được giải thoát: một là phạm mà không thấy tội, hai là thấy phạm mà không như pháp sám hối.
64. Có hai pháp tự mình được giải thoát: một là thấy phạm tội, hai là phạm mà có thể như pháp sám hối.
65. Có hai pháp không được giải thoát: một là thấy tội mà không như pháp sám hối, hai là như pháp sám hối mà người kia không nhận.
66. Có hai pháp tự mình được giải thoát: một là thấy tội mà có thể như pháp sám hối, hai là như pháp sám hối mà người kia có thể như pháp thọ.
67. Trói buộc, không trói buộc cũng như vậy.
68. Có hai thứ thanh tịnh: một là không phạm, hai là sám hối.[39]
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì.
Đức Phật dạy các tỳ-kheo tiếp:
69. Có hai loại người hủy báng Như Lai: một là không tin ưa lại oán ghét, hai là tin ưa nhưng không hiểu thọ trì.
«Cho nên, nay ta bảo các người, để biết ý nghĩa này: hủy báng Như Lai thì mắc đại trọng tội. Nếu hủy báng tất cả chư thiên và người trong đời, hoặc Ma, Phạm vương, sa-môn, bà-la-môn, tội đó còn nhẹ. Hủy báng Như Lai, tội kia rất nặng.»
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì.
70. Lại có hai loại[40] hủy báng Như Lai: một phi pháp nói là pháp, hai là pháp nói phi pháp.
71. Có hai loại không hủy báng Như Lai: một là phi pháp nói phi pháp, hai là pháp nói pháp.
72. Có hai loại hủy báng Như Lai: một là phi tỳ-ni nói tỳ-ni, hai là tỳ-ni nói phi tỳ-ni.
73. Có hai loại không hủy báng Như Lai: một là phi tỳ-ni nói là phi tỳ-ni, hai là tỳ-ni nói tỳ-ni.
74. Có hai loại hủy báng Như Lai: một là phi chế nói là chế, hai đã chế mà đoạn.
75. Có hai loại không hủy báng Như Lai: một là phi chế, hai là chế mà không đoạn.
76. Có hai pháp[41] hủy báng Như Lai: một là phi pháp nói pháp, hai là pháp nói phi pháp.
77. Có hai pháp không hủy báng Như Lai: một là phi pháp nói phi pháp, hai là pháp nói pháp.
78. Cho đến thuyết nói phi thuyết cũng như vậy.
79. Hai xứ, hai sự, hai kiến cũng như vậy.
80. Lại có hai pháp không thọ nhận thiện giáo của Như Lai cũng như vậy.
81. Lại có hai pháp vi nghịch Như Lai cũng như vậy.
82. Lại có hai pháp kiên trì tranh thuyết cùng Như Lai cũng như vậy.
83. Lại có hai pháp không phụng thờ Như Lai cũng như vậy.
84. Lại có hai pháp không gặp Như Lai cũng như vậy.
85. Lại có hai pháp thô lỗ, không có từ tâm đối với Như Lai cũng như vậy.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
86. Có hai chúng, một là chúng pháp ngữ, hai là chúng phi pháp ngữ.
Thế nào là chúng phi pháp ngữ? Trong chúng không dẫn Pháp Tỳ ni, không đem lời Phật dạy để nói. Sống với nhau mà không dạy điều nên dạy. Sống với nhau mà không chấm dứt điều nên chấm dứt. Đó gọi là phi pháp ngữ chúng.
Thế nào gọi là chúng pháp ngữ? Trong chúng dùng Pháp Tỳ ni, nói theo lời Phật dạy, dạy nhau điều nên dạy, chấm dứt điều nên chấm dứt. Đó gọi là pháp ngữ chúng.
Trong hai chúng này, chúng được pháp ngữ Ta khen ngợi là tôn quý.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
87. Lại có hai chúng, chúng như pháp và chúng không như pháp.
Thế nào là chúng không như pháp? Trong chúng, người phi pháp có thế lực, người như pháp không có thế lực; người phi pháp có bạn bè, người như pháp không có bạn bè. Yết-ma phi pháp, không tác yết-ma như pháp; tác yết-ma phi tỳ-ni, không tác yết-ma như tỳ-ni; phụng hành phi pháp, không hành như pháp. Đó gọi là phi pháp chúng.
Thế nào là chúng như pháp? Trong chúng, người như pháp có thế lực, người phi pháp không có thế lực; người như pháp có bạn bè, người không như pháp không có bạn bè. Tác yết-ma như pháp, không tác yết-ma phi pháp; tác yết-ma như tỳ-ni, không tác yết-ma phi tỳ-ni; phụng hành như pháp, diệt trừ phi pháp. Đó gọi là chúng như pháp.
Trong hai chúng này, chúng như pháp được ta khen ngợi là tôn quý.
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tin ưa và thọ trì.
88. Có hai chúng; chúng bằng nhau,[42] chúng không bằng nhau cũng như vậy.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
89. «Nếu pháp luật của nước, quyền lực của vua yếu thì bọn giặc xí thạnh. Bấy giờ, pháp vương[43] ra vào không được an lạc. Các tiểu vương của những nước ven biên cương không thuận theo giáo lệnh. Nhơn dân ở trong nước cũng không ra vào an lạc, sanh nghiệp bị phế bỏ, ưu khổ, tổn giảm, không được lợi ích. Cũng vậy, tỳ-kheo phi pháp có thế lực thì tỳ-kheo như pháp không có thế lực. Tỳ-kheo như pháp không được an lạc, hoặc ở trong chúng, hoặc ở chỗ trống vắng, cũng không được nói. Khi ấy yết-ma phi pháp được thực hiện; yết-ma như pháp không được thực hiện; tác yết-ma phi tỳ ni, mà không tác yết-ma như tỳ-ni, phi pháp được hành, mà như pháp không được thi hành. Chúng không cần hành tinh tấn, để đắc điều chưa đắc nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng. Như vậy, khiến cho chư thiên, nhân dân không được lợi ích, thọ khổ lâu dài.»
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
90. «Nếu pháp luật của nước, quyền lực của vua mạnh thì sức giặc yếu. Hoặc tất cả đều đến quy phục hoặc chạy trốn. Bấy giờ, vị pháp vương ra vào an lạc, không có buồn lo. Tiểu vương các nước ven biên thuận tùng giáo lệnh. Nhơn dân trong nước cũng được an lạc, sinh nghiệp tự do, không có các ưu khổ, được nhiều lợi ích, không có tổn giảm. Cũng vậy, tỳ-kheo như pháp đặng thế lực, tỳ-kheo phi pháp không thế lực. Tỳ-kheo phi pháp đến chỗ tỳ-kheo như pháp phải tùy thuận theo giáo lệnh, không dám trái nghịch, hoặc sẽ bỏ trốn, không làm các điều ác. Khi ấy, tỳ-kheo như pháp an ổn đặng vui. Nếu ở trong chúng hoặc ở chỗ trống vắng đều được nói. Tác yết-ma như pháp, không tác yết-ma phi pháp; tác yết-ma như tỳ-ni, không tác yết-ma phi tỳ-ni, như pháp được phụng hành, phi pháp không được áp dụng. Siêng năng tinh tấn tu hành, để đắc điều chưa đắc nhập chỗ chưa nhập, chứng pháp chưa chứng, khiến cho chư thiên nhơn dân được đại lợi ích.»
Phật nói như vậy. Các tỳ-kheo sau khi nghe, hoan hỷ tín ưa và thọ trì.
Bấy giờ, Xá-lợi-phất nói với các tỳ-kheo:
91. «Thưa các Trưởng lão, khi có việc đấu tranh mà tỳ-kheo cử tội người và tỳ-kheo có tội không tự quán sát; nên biết, tránh sự này lại tăng trưởng, không được diệt trừ như pháp, như tỳ ni, khiến các tỳ-kheo không được an lạc. Nếu tỳ-kheo cùng tranh cãi, tỳ-kheo cử tội người và tỳ-kheo có tội, mỗi người đều tự quan sát lỗi lầm, thì việc tranh cãi này không tăng trưởng sâu rộng mà được như pháp, như tỳ-ni trừ diệt, các tỳ-kheo được sống an lạc.
«Này các tỳ-kheo, thế nào là tự quán sát lỗi lầm? Tỳ-kheo có tội nghĩ: ‹Ta đã phạm việc như vậy. Vị kia thấy ta phạm điều sai quấy. Nếu ta không phạm thì vị kia không thấy được ta phạm điều sai quấy. Vì ta phạm cho nên vị kia thấy ta phạm. Nay ta nên tự hối lỗi, khiến vị kia không dùng ác ngữ để quở trách ta. Nếu ta làm như vậy, khiến thiện pháp tăng trưởng.› Đó gọi là tỳ-kheo có thể tự quán sát lỗi của mình.
«Thế nào [993a1] là tỳ-kheo cử tội người, tự quán sát lỗi kia? Vị kia nghĩ: ‹Tỳ-kheo kia phạm điều sai quấy, khiến ta thấy được. Nếu tỳ-kheo kia không phạm điều sai quấy thì ta không thấy. Do tỳ-kheo kia phạm điều sai quấy, khiến ta thấy được; nếu vị ấy có thể chí thành sám hối thì không khiến cho ta phải dùng ác ngôn. Như vậy khiến cho thiện pháp tăng trưởng.› Tỳ-kheo cử tội người tự quán sát lỗi kia là vậy.
«Nếu tỳ-kheo có tránh sự, tỳ-kheo cử tội người và tỳ-kheo có tội, có thể tự quán sát lỗi kia như vậy, thì lỗi lầm này không tăng trưởng, được chấm dứt như pháp, như tỳ-ni, như lời Phật dạy, các tỳ-kheo được sống an lạc.»
Tôn giả Xá-lợi-phất nói như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
92. Có hai loại si:[44] một là phạm tội, hai là phạm không thấy.[45] Đó là hai loại si.
93. Lại có hai loại trí: một là không phạm tội, hai là phạm tội nhưng thấy. Đó là hai loại trí.
94. Lại có hai loại si: một là phạm tội mà không thấy, hai là thấy phạm tội mà không như pháp sám hối. Đó là hai loại si.
95. Lại có hai loại trí: một là thấy phạm tội, hai là thấy tội mà có thể như pháp sám hối. Đó là hai loại trí.
96. Lại có hai loại si: một là thấy tội không như pháp sám hối, hai là như pháp sám hối mà vị kia không thọ nhận.
97. Lại có hai loại trí: một là thấy tội sám hối như pháp, hai là sám hối như pháp được vị kia thọ nhận. Đó là hai loại trí.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
98. Vì các tỳ-kheo có lỗi lầm nên đức Thế Tôn chế pháp đoạn tránh với hai nghĩa[46]: một là người khó điều phục khiến được điều phục; hai là người biết hổ thẹn được an lạc.
Vì hai nghĩa này nên đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế pháp đoạn tránh. Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
99. Tỳ-kheo cử tội người, muốn cử tội người nên tu hai pháp: một là chơn thật, hai là không sân. Nên tu hai pháp như vậy.
100. Tỳ-kheo bị cử cũng nên tu hai pháp như vậy: một chơn thật, hai không sân.
Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
101. Tỳ-kheo có hai pháp làm cho chánh pháp tiêu diệt nhanh chóng: phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; cho đến thuyết, phi thuyết[47] cũng vậy.[48]
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
102. Lại có hai pháp không thể sanh thiện pháp: từ pháp, phi pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
103. Lại có hai pháp tỳ-kheo tự phá hoại, được liệt vào hạng phạm tội, bị người có trí chê trách, thọ nhiều tội báo: từ pháp, phi pháp, cho đến nói, không nói cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
104. Lại có hai pháp tỳ-kheo đọa vào địa ngục như tên bắn: từ pháp, phi pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
Bấy giờ, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
105. Có hai pháp khiến chánh pháp tồn tại lâu dài: phi pháp nói phi pháp, pháp nói là pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
106. Lại có hai pháp, tỳ-kheo có thể sanh các pháp thiện: phi pháp nói phi pháp, pháp nói là pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
107. Lại có hai pháp, tỳ-kheo không tự phá hoại, không phạm tội, không bị người trí quở trách, thọ phước vô lượng: phi pháp nói phi pháp, pháp nói là pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
108. Lại có hai pháp, tỳ-kheo tự mình đặng sanh thiên nhanh như tên bắn: phi pháp nói phi pháp, pháp nói là pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
109. Tỳ-kheo có hai pháp đáng bị cử tội: phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp cho đến nói, không nói cũng như vậy.
Đáng bị tác ức niệm, tác tự ngôn, tác ngăn a-nậu-bà-đà, ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
110. Lại có hai pháp tỳ-kheo bị cử tội như pháp[49]: phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, cho đến thuyết, phi thuyết cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
Tác ức niệm, tác tự ngôn, tác ngăn a-nậu-bà-đà, ngăn thuyết giới, ngăn tự tứ cũng như vậy.
111. Lại có hai pháp tỳ-kheo đáng bị trao cho yết-ma ha trách: phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, cho đến nói, không nói cũng như vậy. Hai xứ, hai sự, hai phạm cũng như vậy.
Yết-ma tẩn[50], yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, yết-ma cử tội cũng như vậy.
Hai xứ, hai sự, hai kiến cũng như vậy.
112. Có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với điều không đáng hổ thẹn. Có hai pháp này thì tăng trưởng hữu lậu.[51]
113. Có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với điều không đáng hổ thẹn.
114. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: bất tịnh thấy là tịnh, tịnh thấy là bất tịnh.[52] Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
115. Lại có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: không tịnh thấy là không tịnh, tịnh thấy là tịnh. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
116. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: không phạm thấy là phạm, phạm thấy là không phạm. Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
117. Lại có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: không phạm thấy không phạm, phạm thấy là phạm. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
118. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: nặng thấy là nhẹ, nhẹ thấy là nặng. Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
119. Lại có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: nhẹ thấy là nhẹ, nặng thấy là nặng. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
120. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: vô dư thấy là hữu dư, hữu dư thấy là vô dư. Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
121. Lại có hai pháp không tăng truởng hữu lậu: vô dư thấy là vô dư, hữu dư thấy là hữu dư. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
122. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: phi pháp thấy là pháp, pháp thấy là phi pháp. Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
123. Lại có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: phi pháp thấy là phi pháp, pháp thấy là pháp. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
124. Lại có hai pháp tăng trưởng hữu lậu: phi chế lại chế,[53] đã chế lại đoạn. Có hai pháp như vậy thì tăng trưởng hữu lậu.
125. Lại có hai pháp không tăng trưởng hữu lậu: phi chế không chế, đã chế thì không đoạn. Có hai pháp như vậy thì không tăng trưởng hữu lậu.
126. Có hai lời thành xả giới: ‹Tôi xả Phật, xả Pháp,› cho đến ‹tôi không phải là sa-môn Thích tử,› như trên.[54]
127. Đức Như Lai ra đời, thấy các lỗi lầm nên vì các tỳ-kheo chế giới với hai nghĩa: một là nhiếp thủ Tăng, hai là khiến cho Tăng hoan hỷ.[55]
128. Lại có hai pháp: một là khiến người không tin sẽ tin, hai là khiến người đã tin thì tin tăng trưởng.
129. Lại có hai pháp: một là người khó điều phục được điều phục, hai là tỳ-kheo biết tàm quý được sống an lạc.
130. Lại có hai pháp: một là khiến chánh [994a1] pháp tồn tại lâu dài, hai là nhiếp thủ tỳ-ni.
131. Lại có hai pháp: một là đoạn trừ oán đời hiện tại, hai là đoạn oán đời vị lai.
132. Lại có hai pháp: một là diệt hữu lậu hiện tại, hai là diệt hữu lậu vị lại.
133. Lại có hai pháp: một là đọan khủng bố hiện tại, hai là trừ khủng bố vị lai.
134. Lại có hai pháp: một là đoạn trọng tội hiện tại, hai là đoạn trọng tội vị lai.
135. Lại có hai pháp: một là đoạn bất thiện pháp hiện tại, hai là đoạn bất thiện pháp vị lai. Vì hai nghĩa này, đức Thế Tôn vì các tỳ-kheo chế 21 Yết-ma
136. Lại có hai pháp, vì hai pháp nên đức Thế Tôn chế yết-ma ha trách:[56] một là nhiếp thủ đối với Tăng, hai là khiến cho Tăng hoan hỷ, cho đến đoạn bất tịnh pháp hiện tại, bất thiện pháp vị lai cũng như trên.
Như vậy mỗi một câu cho đến bảy diệt tránh, như pháp yết-ma ha trách. Đức Phật dạy như vậy. Các tỳ-kheo nghe rồi hoan hỷ, tin ưa thọ trì.[57]


Chú thích:
[40] Ma hương nữ nhân 磨香女人. Có lẽ phiên âm từ một dạng hỗn chủng giữa vañjihā (Pali) và vandhyā (Skt.): thạch nữ, người đàn bà không sinh đẻ.
[41] Xí sàng 企床; không hiểu loại giường gì.
[42] Đoạn này được kể lại trong điều 4 «Sách cúng dương» ở sau.
[43] Trong ngoặc, phụ chú trong bản Hán.
[44] Hán: tăng ích 增益. Có lẽ Pali: vuddhi, hay Skt. vṛddhi, sự phát triển, sự khuếch đại, mà Hán thường dịch là tăng ích hay tăng trưởng.
[45] Hán: tiêu tô 消酥. Skt. dadhiṃ mathati, quậy hay trộn sữa đông làm thức uống.
40 Vin.iii. 130, lohitaṃ kho te, bhagini, «Này chị, cái của chị đỏ.»
[47] Ngoại đạo nữ nhân 外道女人; Pali (Vin. iii. 131): paribbajikā, nữ xuất gia (ngoại đạo), nữ du sỹ.
[48] Đa tác 多作. Từ này tương đương với nhiều từ Pali. Hoặc bahukata, được làm nhiều, hay tu tập nhiều. Hoặc bahukicca, công việc nhiều, bận rộn… Cf. Vin.iii. 131, kacci bhagini maggo saṃsīdati, Nghĩa thông thường: «Này chị, con đường tận cùng rồi.» Nhưng tỳ-kheo nói ngụ ý. Sớ giải: maggo... aṅgajātamaggaṃ sandhāyāha, đạo, nói ngụ ý sinh dục đạo. Do đó, saṃsīdati cũng ngụ ý «thụng xuống».
[49] Pali, dẫn trên, āma bhikkhu paṭipajjissati, vâng, tỳ-kheo, ông sẽ đi theo. Cô này không hiểu ngụ ý, nên đáp thực tình.
[50] Theo kết luận này thì cô kia hiểu ngụ ý dâm dục của tỳ-kheo. Nhưng, Pali, ibid., āptti thullaccayassa, phạm thâu-lan-giá, vì người nghe không hiểu ngụ ý.
[51] Đoạn này cũng được kê trong điều ba trên.
[52] Đoạn trong ngoặc, phụ chú của bản Hán.
[53] Ma hương nữ nhân, xem cht. 35 trên.
[54] Xem cht. 22, Phần i, Ch.iv Ni-tát-kỳ 2.
[55] Theo phong tục, đã trao tín vật hứa hôn, cô gái không thuộc quyền cha mẹ, mà thuộc quyên giám hộ của người đã trao tín vật. Vì vậy, nói là đoạt, tức cha mẹ cướp con gái lại. Xem Pháp uẩn 1 (tr. 456), quyền giám hộ, và quyền cướp đoạt đối với người nữ.
[56] Trả quyền giám hộ lại cho cha mẹ cô.
[57] Vì cô gái đã hứa hôn rồi.
[58] Các điều 6 & 7. được lướt qua.
[1] Tham chiếu Pali, Luật tạng, Parivāra (Phụ tùy): Ekuttarikanaya (Tăng nhất pháp), Vin.v. 113ff. Thập tụng luật 48 (T23n1435 tr.346att).
[2] Tham chiếu Thập tụng 48 (T23n1435 tr.353a8): «Có tỳ-kheo, nhiều tri thức, có thế lực; những gì được nói mọi người đều tin dung. Tỳ-kheo ấy ở trong pháp tỳ-ni mà Như lai hiển hiện phát sinh tư tưởng lệch lạc; ở trong văn tự mà chế tác văn cú tương tự, làm ngăn che pháp, che lấp pháp, không tùy thuận pháp, nói điều không trọn nghĩa. Tỳ-kheo đó là người biên bỉ, hạ tiện, không ích gì cho đời, không có sở hành của nam tử.»
[3] Thập tụng 48 (T23n1435 tr.353a5): «Như Lai xuất thế, hiện pháp tỳ-ni không thuyết một lúc mà được thuyết dần dần. Như Lai xuất thế, hiện pháp tỳ-ni không bị phá một lần, mà bị phá dần.»
[4] A-nậu-bà-đà 阿[少/兔]婆陀. Pali: anuvāda, phi nạn, buộc tội. Trong bốn tránh sự, Hán dịch là giáo giới (tránh sự), Pali: anuvādādhikaraṇa.
[5] Nguyên Hán: Sa-môn Thích tử pháp; dư chữ pháp. Tham chiếu Thập tụng 48 (T23n1435 tr.352c03).
[6] Pali, Vin. v. 115, liệt kê khinh tội (lahukā āpatti), trọng tội (garukā āpatti) vào mục một pháp (ekakavāro). Sớ giải: Khinh tội, tội thuộc 5 thiên được thanh tịnh bằng xử trị nhẹ. Trọng tội, là tăng-già-bà-thi-sa được thanh tịnh bằng xử trị nặng. Thập tụng liệt cặp khinh-trọng vào mục hai pháp.
[7] Pali: sāvasesā āpatti, hữu dư tội; Sớ giải (Vin. vii. 1319): trừ các ba-la-di ra, còn lại là tội hữu dư. Tội này cũng được liệt trong pháp một. Bản Hán nói, hữu dư khinh tội, trừ tăng-già-bà-ba-thi-sa, chỉ các tội còn lại.
[8] Mỗi hạng mục gồm hai sự, cú pháp như mẫu trên.
[9] Thập tụng, có hai sự thấy phi pháp, và có hai sự thấy (như) pháp.
[10] Pali: āpatti (tội) và anāpatti (phi/vô tội).
[11] Thập tụng, hai loại phạm: hữu tàn và vô tàn. Pali: sāvasesā, anavasesā. Sớ giải: trừ ba-la-di, còn lại là hữu dư (tàn). Vô dư (tàn) là ba-la-di.
[12] Thô ác và phi thô ác, Pali: duṭṭhulla, aduṭṭhulla, cùng với ác cặp kể trên trong Pali được tách thành pháp riêng và liệt kê vào mục một pháp. Sớ giải: duṭṭhullā, thô ác tội, gồm hai tụ (ba-la-di và tăng già-bà-thi-sa); aduṭṭhullā, phi thô ác, là các tội dư tàn (ba-dật-đề các thứ).
[13] Cựu pháp, có lẽ Pali: pubbāpatti, tiền tội; Sớ giải: tội tối sơ vi phạm (paṭhamaṃ āpannāpatti), trái với aparāpatti, hậu tội, tội vi phạm sau khi hành biệt trụ (pārivāsikādīhi pacchā āpannāpatti).
[14] Chế 制, hay quy định. Pali: paññatti. Pali liệt kê: paññatti, chế; anupaññatti: tùy chế; anuppannapaññatti: bất tùy phạm chế (quy định không căn cứ theo vi phạm đã xảy ra); sabbatthapaññatti: biến xứ chế (quy định cho tất cả mọi trường hợp), padesapaññatti: nhất phần chế (quy định có giới hạn); sādhāraṇapaññatti, cộng thông chế (quy định chung cho cả hai bộ); asāhdāraṇapaññatti: bất cộng thông chế (quy định riêng cho mỗi bộ); ekatopaññatti: nhất bộ chế; ubhatopaññatti: lưỡng bộ chế.
[15] Thuyết và phi thuyết; Pali: desanā và adesanā. Trong Kinh, khi nói «thuyết», chỉ cho những điều được Phật thuyết (dhamma-desanā). Trong Luật, nói «thuyết» chỉ sự thuyết tội, tức sám hối tội. Pali: desanāgāminī-āpatti, tội cần được thuyết, chỉ các tội nhẹ, trừ ba-la-di và tăng-già-bà-thi-sa.
[16] Ẩm, hay ẩm liệu, Pali: pāna, chỉ các thứ được quy định dùng như là thức uống. Phật quy định tám thứ nước trái cây được dùng như ẩm liệu. Xem phần iii, chương vii «Thuốc» mục 5: «Nay có tám thứ nước XE "tám thứ nước" mà xưa kia Tiên nhơn vô dục XE "Tiên nhơn vô dục" thường uống. Đó là: nước lê, nước diêm-phù, nước táo chua, nước mía, nước quả thị, nước xá-lâu-già XE "nước xá-lâu-già" , nước bà-lâu-sư XE "nước bà-lâu-sư" và nước nho.» Pali (Vin.i. 246): ambapāna, nước quả xoài; jambupāna, nước quả hồng đào; cocapāna, nước dừa; mocapāna, nước chuối; madhūkapāna, mật; muddikapāna, nước nho; sālūkapāna, nước ngó sen; phārusa-kapāna, không rõ.
[17] Thực 食, gồm năm loại thực phẩm chính gọi là chánh thực: phạn, khứu, can phạn, ngư, nhục 飯糗乾飯魚及肉 XE "Năm loại thức ăn, Hán\: phạn, khứu, can phạn, ngư, nhục 飯糗乾飯魚及肉" . Pali: odana (cơm chín), kummāsa (bánh bột, hay cháo chua), sattu (bánh khô), maccha (cá), maṃsa (thịt). Cf. Căn bản (T23n1442 tr.821b24), 5 loại thực phẩm bồ-thiện-ni 蒲繕尼食: cơm, đậu mạch, lương khô XE "lương khô" , thịt, bánh 飯麥豆飯糗肉餅.
[18] Thời, ngôn ngữ của Luật, chỉ thời gian cho phép xử dụng. Thời y (Pali: kāla-cīvara), y mà tỳ-kheo nhận được trong tháng hậu ca-đề, hay trong thời gian y ca-thi-na chưa xả. Thời thực, thời gian được phép ăn các loại chánh thực từ mặt trời mọc, cho đến giữa trưa. Thời dược, chỉ các loại chánh thực được dùng như thuốc. Trái lại là các thứ phi thời. Mỗi thứ được dùng theo quy định riêng. Phi thời hành, tỳ-kheo vào xóm từ sau giữa trưa cho đến sáng hôm sau.
[19] Tịnh 淨, theo nghĩa kinh, là sự thanh tịnh; Pali: suddhi hay visuddhi. Tịnh dùng trong nghĩa Luật, chỉ sự hay vật được dùng đúng cách. Pali: có hai hạng người như kappa.
[20] Nạn, chỉ các tai họa bất ngờ. Tám nạn sự được phép thuyết giới tóm lược: Vua, giặc cướp, lửa, nước, bệnh, nhơn, phi nhơn XE "phi nhơn" , ác trùng. Ngoài ra, các trường hợp khác còn thêm mạng nạn và phạm hạnh nạn. Pali: rājantarāyo (vương nạn), corantarāyo (tặc nạn), agyantarāyo (nạn lửa), udakantarāyo (nạn nước), manuss-antarāyo (nạn loài người), amanussantarāyo (nạn loài phi nhơn), vāḷantarāyo (nạn mãnh thú), sarīsapantarāyo (nạn rắn độc), jīvantarāyo (nguy hiểm sinh mạng), brahmacariyantarāyo (nguy hiểm phạm hạnh).
[21] Phá. Có hai nghĩa: vỡ đôi, chỉ sự phá Tăng (Pali: saṅghabheda); và huỷ hoại, chỉ phá giới (sīlavipatti), phá kiến (diṭṭhivipatti), phá oai nghi (Pali: ācāravipatti) và phá chánh mạng (Pali: ājīvavipatti.)
[22] Chủng 種. Chưa rõ dùng theo nghĩa nào.
[23] Dĩ giải nghĩa 已解義, hay nói liễu nghĩa, chỉ điều đã được thuyết minh ý nghĩa rốt ráo. Pali: nītattha.
[24] Thân 親, khả thân 可親, chỉ những chỗ đáng thân cận không không đáng thân cận.
[25] Bố 怖; sự hãi, chỉ những chỗ mất an ninh, thường có bọn cướp ẩn núp. Tỳ-kheo không được lai vãng chỗ đó. Pali: bhaya, hay sappaṭibhaya.
[26] Đạo 道 (Pali: magga), theo nghĩa Kinh, chỉ chánh đạo, con đường tu tập. Phi đạo 非道 (Pali: amagga) chỉ tà đạo. Trong Luật, đạo, chỉ hai đường đại và tiểu tiện (Pali: passāvamagga, tiểu tiện đạo; vaccamagga, đại tiện đạo). Phi đạo, những chỗ khác.
[27] Thập tụng, có hai loại khí (xả): khí (xả) do tự mình làm; khí (xả) do Tăng hoà hiệp như pháp tác pháp. Tức một loại không cần Tăng yết-ma, và một loại do Tăng yết-ma.
[28] Pali: hoti tathāgato paraṃ maraṇaṃ, Như Lai tồn tại tồn tại sau khi chết?
[29] Từ hai pháp: thế gian thường và vô thường, nêu 14 vấn đề không được Phật trả lời, gọi là 14 vô ký vấn. Xem Trung A-hàm 60 (kinh 221. Tiễn dụ, T1n26 tr.84a21), Pali, M. 63. Cūla-Māluṅkya).
[30] So sánh Pali: sāvajjapaññatti, hữu tội (=phạm chế). Sớ giải: sāvajjapaññattīti lokavajjā, hữu tội chế, chỉ các tội (quy đinh) theo thế gian. Tức những điều luật Phật chế tùy theo quan điểm đạo đức của thế gian.
[31] Hữu tránh tỳ-ni, chỉ những điều luật được quy đinh do các tranh chấp khởi lên giữa các tỳ-kheo.
[32] Tham chiếu Thập tụng: tham dục tỳ-ni, sự điều phục tham dục; sân nhuế tỳ-ni, sự điều phục sân nhuế.
[33] Phương tỳ-ni 方毘尼, chỉ địa phương tức bộ phận; đây chỉ sự điều phục một phần. Biến tỳ-ni 遍毘尼, điều phục phổ biến hay toàn diện. So sánh Pali dẫn trên: padesapaññatti, nhất phần chế, và sabbatthapaññatti: biến xứ chế. Thập tụng: biến tỳ-ni và bất biến tỳ-ni.
[34] Sân và bất hỉ (bất mãn) là hai yếu tố thường khiến tỳ-kheo phạm tội. Xem tăng-già-bà-thi-sa 8 & 9, của tỳ-kheo, và các ba-dật-đề của tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni. Pali: doso appatīto.
[35] Xem tỳ-kheo, tăng-già-bà-thi-sa 13: Xiển-nặc «ác tánh bất thọ nhân ngữ,» ngoan cố, khó dạy bảo, không nhận lời chỉ dạy.
[36] Hán: thiện phạm 善犯. Thập tụng: có hai thiện, biết phạm và biết hối lỗi.
[37] Thập tụng: người vô trí phú tàng có hai quả, địa ngục và ngạ quỷ. Người trí không phú tàng có hai quả, người và trời.
[38] Thập tụng: «Phật nói, không tín thọ những điều Ta dạy, phú tàng. Những ai phú tàng, không thể thoát ly sanh lão bịnh tử khổ. Tín thọ những điều Ta dạy, không phú tàng. Những ai không phú tàng, được thoát ly sanh lão bịnh tử khổ.»
[39] Thập tụng: có hai thứ thanh tịnh, giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.
[40] Chỉ hai hạng người.
[41] Ở trên, 2 & 3, chỉ hai hạng người. Đây chỉ hai pháp.
[42] Đẳng chúng và bất đẳng chúng.
[43] Pháp vương, chỉ vị vua cai trị bằng luật pháp, đạo đức, không dùng vũ lực trấn áp.
[44] Pali: dve puggalā bālā, có hai loại người ngu.
[45] «Không thấy» được hiểu là «không tự mình thừa nhận.» Trong trường hợp ngoan cố, Tăng tác yết-ma xả trí (yết-ma bất kiến tội cử, xem cht. 38, Phần iv, chương xi )
[46] Đoạn tranh pháp 斷諍法, tức các phát diệt tránh. Xem thêm cht. 55 đoạn dưới.
[47] Thuyết và bất thuyết 說不說, tức thuyết và phi thuyết: những điều được Phật nói, và những điều không phải do Phật nói.
[48] Thập tụng: hai pháp khiến pháp tiêu diệt, biến mất, chìm mất: tỳ-kheo nghi pháp, nghi tỳ-ni. Lại có hai pháp khác: tỳ-kheo dạy người phi pháp, phi tỳ-ni.
[49] Để bản: như pháp cử 如法舉. Tống-Nguyên-Minh: bất như pháp ưng cử 不如法應舉.
[50] Tẩn yết-ma 擯羯磨; yết-ma khu xuất, đuổi khỏi trú xứ hiện tại. Xem tỳ-kheo, tăng-già-bà-thi-sa 12 (Ô tha gia).
[51] Tham chiếu Pali: có hai loại người tăng trưởng các lậu, 1. không nghi hối điều đáng nghi hối (na kukkuccāyitabbaṃ kukkucāyati), 2. nghi hối điều không đáng nghi hối.
[52] Tịnh, đây có nghĩa là «hợp thức», tức đúng theo điều luật đã quy định. Tham chiếu Pali: akappiye kappasaññī, nơi điều không hợp thức (tịnh) cho là thức.
[53] Quy định điều mà Phật đã không quy định.
[54] Xem mục một pháp: một lời thành xả giới.
[55] Hai trong 10 mục đích Phật quy định giới (mười cú nghĩa). Xem Phần i, chương i, ba-la-di 1, cht.31; Việt, quyển 1, tr. 25.
[56] Thập tụng: Có hai sự, Phật quy định các yết-ma khổ thiết (yết-ma y chỉ, yết-ma khu xuất, yết-ma hạ ý... ma-na-đỏa, bản nhật trị, xuất tội), 1. khiến kẻ xấu không đắc lực; 2. người thanh tịnh đắc lực. Đoạn sau, có hai sự, như trên, 1. khiến đời nay thanh tịnh trì giới; 2. đời sau an lạc phạm hạnh lâu dài.
[57] Hết quyển 57.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Đừng bận tâm chuyện vặt


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.72.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập