Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) »» NHẬN LÃNH TAM QUY »»

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
»» NHẬN LÃNH TAM QUY

(Lượt xem: 4.205)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) - NHẬN LÃNH TAM QUY

Font chữ:

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, cùng với chư tỳ-kheo. Trong thành khi ấy có một người ngu si tên là Ác Nô, tánh thường ham vui, lại hay ẩn núp những nơi vắng vẻ mà cướp đoạt của người khác, lấy đó làm kế sinh nhai.

Khi ấy có một vị tỳ-kheo ở trong một cái động vắng vẻ bên ngoài thành mà ngồi thiền, học đạo. Đến giờ ăn, ngài mới đắp y, mang bình bát vào thành khất thực. Có một ông trưởng giả, thấy vị tỳ-kheo tướng mạo oai nghi, sinh lòng tin phục, kính ngưỡng, liền mời vào nhà cúng dường. Xong, ông lấy ra một xấp vải tốt mà dâng cúng. Vị tỳ-kheo trở về chỗ ngụ, gặp Ác Nô hỏi xin xấp vải. Ngài liền trao cho.

Hôm sau, Ác Nô lại tìm đến, hỏi xin một tấm y. Ngài cũng trao cho.

Đến hôm sau nữa, vị tỳ-kheo đi khất thực về, ăn uống vừa xong, đã vào nghỉ ngơi. Ác Nô lại đến hỏi xin bình bát. Vị tỳ-kheo khi ấy tự nghĩ rằng: “Ta chỉ có mỗi một cái bát này dùng để khất thực mà nuôi sống thân mạng, tên cướp này lại muốn cướp lấy, thật là không tự biết đủ. Nay ta phải lập một kế buộc nó phải thọ Tam quy y, khiến cho từ nay về sau không còn đến đây phá quấy nữa.”

Nghĩ như vậy rồi, liền nói vọng ra bên ngoài động với kẻ cướp rằng: “Đợi ta một chút, ta sẽ đưa bát cho ngươi.” Ác Nô nghe vậy liền ngồi ngoài chờ.

Vị tỳ-kheo lấy sợi dây thừng làm một cái thòng lọng đặt sẵn nơi lối đi phía trong. Xong rồi mới gọi kẻ cướp mà nói rằng: “Ta bây giờ mệt quá, không thể ngồi dậy được. Ngươi hãy tự vào đây mà lấy, ta đưa bát cho.” Ác Nô nghe nói liền bước vào cửa trong, vị tỳ-kheo rút mạnh thòng lọng, bắt dính lại được. Liền đó mang trói chặt vào chân giường, rồi ra ngoài lấy một cây gậy lớn mang vào mà đánh. Trước khi đánh, người nói to lên rằng: “Một gậy này, để ngươi quy y Phật.” Nói rồi giáng cho một cây, đau ngất không kêu nổi. Chờ hồi lâu tỉnh lại, người mới đem điều hơn lẽ thiệt giảng nói cho nghe. Nghe rồi, chuẩn bị đánh nữa. Lần này nói to rằng: “Đánh gậy thứ hai, để ngươi quy y Pháp.” Nói rồi giáng xuống một gậy nữa, đau đớn hơn gấp bội phần, tưởng chừng như muốn chết đi được. Lại đợi hồi lâu cho tỉnh lại, người tiếp tục giảng nói cho nghe những chỗ phải quấy ở đời. Đến lần thứ ba, trước khi đánh xuống lại nói to rằng: “Đánh gậy thứ ba, cho ngươi quy y Tăng.”

Khi ấy, tên cướp ngất đi tỉnh lại đã mấy lần, trong bụng liền nghĩ rằng: “Nay người này đánh ta đau thấu xương cốt, chẳng kêu rên nổi. Nếu chẳng chịu quy phục, để người truyền thọ đến lần thứ tư ắt là phải chết.” Nghĩ như vậy rồi, liền hối hả quỳ lạy xin thọ nhận ba điều quy y ấy.

Vị tỳ-kheo lúc ấy mới tháo dây mà thả ra. Ác Nô phải đòn một phen suýt chết, thẳng đường chạy đến chỗ Phật, lớn tiếng kêu to rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài thật là đại từ đại bi, dạy các vị tỳ-kheo truyền thọ chỉ ba điều quy y. Nếu có đến bốn quy y, chắc là tôi phải chết mất!”

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết tên cướp này tâm ý đã được điều phục, liền mới vì anh ta mà thuyết pháp. Ác Nô nghe pháp rồi, tâm ý khai mở, đắc quả Tu-đà-hoàn, mới cầu Phật xin được xuất gia. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Ngay khi ấy, râu tóc tự nhiên rụng sạch, y phục trên người hóa ra áo cà-sa, thành một vị sa-môn oai nghi đầy đủ. Lại tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu được quả A-La-hán, chứng đủ Ba trí sáng, Sáu thần thông và Tám giải thoát, khắp cõi trời, người thảy đều kính ngưỡng.

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 101 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Hạnh phúc khắp quanh ta


Kinh Phổ Môn


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.97.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...