Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Truyện cổ Phật giáo »» 17. Đừng lãng phí »»

Truyện cổ Phật giáo
»» 17. Đừng lãng phí

Donate

(Lượt xem: 10.288)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Truyện cổ Phật giáo - 17. Đừng lãng phí

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị đệ tử được người ta cúng dường quần áo, mặc chỉ hai ba hôm là đã dơ bẩn, rách rưới; lúc ăn cơm, bát cơm chưa vét hết đã đứng dậy mà đi, không hề biết giữ gìn tiếc rẻ vật dụng.

Có một hôm, đức Phật bảo người này hãy cởi bỏ áo cà-sa, mặc đồ như người thế tục mà vào thành khất thực. Khi ông vào thành, những người lúc trước vẫn thường cúng dường ông thì hôm nay thấy ông, ai cũng nhất định không chịu cúng dường. Vừa thấy ông trở về, đức Phật hỏi:

– Hôm nay ông được cúng dường những gì?

– Bạch Thế Tôn, hôm nay con không nhận được gì hết. Thỉnh Thế Tôn cho con mặc áo cà sa trở lại.

– Ta cũng định trả lại cho ông tấm áo cà sa mà ông gởi cho ta giữ, nhưng lại quên mất để nó ở chỗ nào. Thôi thì ở đây có mớ bông gòn, ông có thể lấy mà tự may áo cà sa mặc cũng được.

Đức Phật giao cho vị đệ tử này một bó bông gòn. Ông cầm lấy tự nghĩ, làm sao mà may áo với những thứ này? Ông hỏi với một giọng châm biếm:

– Bạch Thế Tôn, con không phải là nhà ảo thuật, làm sao có thể may áo cà sa với mớ bông gòn này?

Phật dạy:

– Áo cà sa là do bông gòn làm thành, không cần phải là nhà ảo thuật mới có thể làm được; có một vài công việc cố định phải làm, và ai cũng có thể làm. Nhưng để biến bông gòn thành vải phải mất rất nhiều công lao gian khổ, phải hái bông gòn, kéo thành sợi, dệt thành vải, sau đó cắt may mới thành được một tấm cà sa. Áo cà sa mà ông đang cần đó, phải làm như thế mới có được.

Người này kinh ngạc hỏi:

– Trời ơi, phiền phức đến thế sao?

– Phải rồi, muốn làm thành một tấm cà sa phải trải qua bấy nhiêu đó gian khổ. Vì thế ông phải biết gìn giữ đồ vật, và không phải chỉ có quần áo mà thôi đâu. Ta thấy ông ăn cơm cũng phí phạm như thế. Ông phải biết, một hạt thóc là do người nông phu phải cực nhọc làm lụng mà có. Muốn có hạt thóc ấy để nấu thành cơm, thì phải gieo mạ, nhặt cỏ, bỏ phân, tưới tẩm v.v... Chúng ta được sống qua ngày một cách an ổn như thế này là do sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chúng ta không nên quên lãng ân huệ ấy, mà phải dùng cái tâm tri ân để giữ gìn đồ đạc mà họ cúng dường cho chúng ta, và lấy sự tu hành chuyên cần để báo đáp ơn thí chủ.

Thật ra mọi thứ tài sản châu báu, của cải nơi thế gian đối với Đức Phật đều không có ý nghĩa gì; nhưng dầu là một cọng cỏ, một nhánh cây trên thế gian này, không có vật gì là Ngài không cẩn thận gìn giữ. Đó là vì Ngài luôn hiểu và trân trọng công sức cũng như tấm lòng của những người đã làm ra những tài vật ấy. Vì thế, phàm là đệ tử Phật thì không thể không ghi nhớ những lời dạy sâu sắc của Ngài.

18. A-la-hán ăn mày


Giáo pháp của đức Phật vô cùng bình đẳng, không có sự chênh lệch giai cấp, không có sự phân biệt giàu nghèo.

Lúc đức Phật thuyết pháp tại tinh xá Kỳ Viên, đến bữa ăn là phải ôm bát ra ngoài hành hóa. Lúc Ngài khất thực, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, khôn dại, đẹp xấu, Ngài xem tất cả đều bình đẳng, khiến cho nhà nào cũng có được cơ hội gieo trồng hạt giống phúc đức.

Mỗi khi đức Phật dẫn đầu đoàn đệ tử đến thành Xá Vệ khất thực, thì sau lưng Ngài có rất nhiều người hành khất đi theo. Nhờ uy đức của đức Phật, họ cũng được mọi người phát tâm từ bi bố thí.

Thời gian chầm chậm trôi qua, những người hành khất trong thành Xá Vệ nhờ thế mà kéo dài được mạng sống hạ tiện của họ. Có một hôm, người cầm đầu trong đám ăn mày ấy nói với đồng bạn rằng:

– Chúng ta thuộc về hạng chúng sinh bị tội khổ, tuy nương dựa vào ánh sáng từ bi của đức Phật để được mọi người bố thí mà kéo dài mạng sống, nhưng cứ tiếp tục như thế này mãi cũng chẳng bao giờ đi tới đâu. Tôi thiết nghĩ rằng, hay là tất cả mọi người trong bọn chúng ta kéo nhau đến chỗ của đức Phật xin xuất gia, y Pháp mà tu hành, tương lai không phải là được giải thoát cả hay sao? Các bạn nghĩ như thế nào?

Tất cả mọi người trong đám ăn mày đều tán thành ý kiến này, thế là họ kéo nhau đến tinh xá Kỳ Viên cầu xin đức Phật cho họ xuất gia để tiêu trừ tội khổ.

Đức Phật nói:

– Pháp của ta bình đẳng, bất kể kẻ trí hay người ngu, người sang hay kẻ hèn, ai cũng có thể được truyền trao giáo pháp, được ánh sáng pháp chiếu soi. Pháp của ta là pháp thanh tịnh, người tốt hay xấu ai cũng có thể bỏ sự ô uế để được trong sạch, hồi phục lại chân tính căn bản. Hôm nay các ông xin xuất gia, đó là do thiện duyên của các ông, các ông chỉ cần tuân theo giáo pháp của ta thì ta cho phép các ông gia nhập tăng đoàn, thành những vị tỳ-kheo.

Những người hành khất nghe đức Phật nói xong hết sức vui mừng, cạo hết râu tóc và khoác pháp y vào. Từ đó họ nỗ lực ra công, diệt trừ tham sân si trong tâm, hiểu rõ căn nguyên của sinh tử, nên có nhiều vị đã chứng được quả A-la-hán.

Lúc đức Phật cho phép đoàn người hành khất xuất gia, trong dân chúng có rất nhiều người nghi ngờ, vẫn còn ôm giữ định kiến không tốt về họ nên dùng lời oán than phản đối, cho rằng tăng đoàn vốn tôn quý thanh tịnh, không nên để cho bọn ăn mày ấy được phép gia nhập. Quan niệm giai cấp trong đầu những người này hãy còn rất nặng nề.

Có một hôm, thái tử Kỳ-đà làm một cỗ chay cúng dường đức Phật và chư tăng, nhưng ông dặn rõ ràng rằng:

– Bạch Thế Tôn! Con rất hoan hỉ mà cung thỉnh đức Phật và chư tăng ngày mai đến nhà con thọ cúng, nhưng không có chỗ cho mấy ông tỳ-kheo hành khất nọ, xin Thế Tôn đừng mang họ theo.

Ngày hôm sau, lúc lên đường đến nhà thái tử Kỳ-đà thọ cúng, đức Phật nói với các vị tỳ-kheo đã có thời làm hành khất nọ:

– Hôm nay ta nhận lời thỉnh của thái tử Kỳ-đà đến nhà ông ấy dùng cơm. Các ông hãy đi về phía bắc, đến nước Uất Đan Việt, hái thức ăn như lúa canh v.v... tới nhà thái tử Kỳ-đà rồi tùy ý tìm chỗ mà ngồi ăn.

Các vị tỳ-kheo hành khất hiểu ý của đức Phật, tuân lệnh lên đường. Họ dùng thần thông nên đến nước Uất ĐanViệt trong nháy mắt, hái đầy bình bát lúa canh đã chín mang về. Về tới chỗ, họ họp thành một nhóm 500 người, xếp hàng thành chữ “nhất”, từ không trung bay xuống, uy nghi, chỉnh tề, trang nghiêm, khiến ai nhìn thấy cũng phải tỏ lòng tôn kính tán thán. Khi họ đến cung điện của thái tử Kỳ-đà, 500 người theo thứ tự an nhiên ngồi xuống, mỗi người mở bát lấy lúa canh mang theo mà dùng.

Thái tử Kỳ-đà nhìn thấy các vị tỳ-kheo này rất lấy làm lạ, bèn hỏi đức Phật:

– Bạch Thế Tôn, các vị đại A-la-hán mới từ không trung bay xuống, phong thái uy nghi lẫm lẫm khiến ai nhìn thấy cũng phải tôn kính ấy, chẳng hay từ đâu mà đến? Thỉnh Phật từ bi nói nhân duyên của họ cho con được biết.

Đức Phật nhìn đại chúng, nhìn sang thái tử Kỳ-đà rồi sau đó mới nói một cách ôn hòa:

– Thái tử Kỳ-đà! Ông hãy nghe ta nói: các vị tỳ-kheo ấy chính là những vị tỳ-kheo hành khất mà hôm qua ông nhất định không muốn cúng dường. Vì ông không mời họ nên hôm nay họ phải đến nước Uất ĐanViệt hái lúa canh đã chín mang về đây dùng.

Thái tử Kỳ-đà nghe thế lấy làm vô cùng xấu hổ, biết mình đã có lỗi khinh mạn và tà kiến, buồn rầu hối hận mà tự trách rằng:

– Con thật là ngu si, không biết đâu là thánh đâu là phàm, có mắt đứng trước núi Thái Sơn mà không thấy, thật là đáng tội!

Nói xong vội vàng bày bàn cỗ thức ăn, thỉnh 500 vị La Hán vào bàn rồi hỏi đức Phật rằng:

– Bạch Thế Tôn, 500 vị A-la-hán này được Phật giáo hóa không lâu đã chứng đắc quả vị, lìa khổ được vui. Đã được một phúc báo to lớn như thế, thì tại sao lúc ra đời lại sinh ra trong nhà hạ tiện? Thỉnh Thế Tôn từ bi khai thị cho con!

Đức Phật liền nhân đó giảng giải cho đại chúng nghe:

– Xưa thật là xưa, có một thế giới to lớn gấp bội lần thế giới hiện tại của chúng ta. Trong thế giới ấy có một quả núi cao, trên ấy có nhiều vị tu hành và tiên nhân tu đạo cư ngụ. Vì thế người ta bèn đặt tên cho quả núi ấy là Tiên Sơn.

Trong núi, lúc ấy có hơn 2.000 vị tu đạo sinh sống, vị nào cũng đã chứng quả thánh.

Có một năm, trời không mưa trong một thời gian rất lâu nên nạn hạn hán hoành hành, không có cách nào canh nông trồng trọt trên núi, vì thế đời sống trở nên vô cùng khó khăn. Vừa may có một nhà buôn cự phú tên là Tán Đàn Ninh, làm cỗ cúng dường hơn 2.000 vị thánh nói trên.

Vị trưởng giả rất thành tâm, không hề có ý niệm lẫn tiếc nào, còn bảo mấy trăm gia nhân trong nhà phải mỗi ngày phục dịch hầu hạ các vị thánh nhân ấy. Ban đầu thì những gia nhân này làm việc hăng hái chăm chỉ, nhưng về sau họ đâm ra nhàm chán, thốt những lời trách oán, thái độ càng ngày càng lơ là, lười biếng. Nhưng trưởng giả Tán Đàn Ninh không hề hay biết gì về sự việc này.

Một hôm trời đổ mưa, nhà nông vui mừng như bắt được vàng. Hai ngàn vị thánh nhân lên núi trở lại lo việc làm ruộng, trưởng giả cũng bảo gia nhân bắt đầu gieo hạt. Mọi người lấy nông cụ ra, từ sáng đến tối ngoài đồng làm việc, lúa mạch, lúa mì, đậu, ngũ cốc v.v... không đâu là không có. Những gì họ khổ công gieo trồng mọc lên rất nhanh, chín vàng nặng trĩu. Trưởng giả rất vui mừng, bảo họ phải cố gắng thêm, tưới tẩm thêm, bón phân thêm, đến lúc gặt hái thì thu hoạch càng thêm phong phú, kho vựa đầy ăm ắp. Chỗ còn dư thì đem chia cho mọi người và bố thí cho dân chúng trong nước.

Lúc ấy, những người đã phục dịch thánh chúng lúc trước cảm thấy ân hận, xấu hổ, biết lỗi của mình nên từ đó phát nguyện rằng: “Mấy trăm người chúng ta đây, lúc trước đã tạo khẩu nghiệp, bây giờ phải biết sám hối sửa lỗi, từ bây giờ trở đi nguyện làm nhiều việc thiện, phụng sự người khác, cầu mong kiếp tới gặp được thánh hiền, tu hành giải thoát.”

– Thái tử Kỳ-đà! Mấy trăm người làm công ấy, vì đã tạo khẩu nghiệp nên kiếp này phải chịu cái khổ sinh ra làm ăn mày. Nhưng nhờ biết hối lỗi, nên nửa quãng đời còn lại họ đã được gặp Phật. Trưởng giả Tán Đàn Ninh chính là ta trong kiếp trước. Nhờ những nhân duyên như thế nên kiếp này họ mới được ta hóa độ.

Đức Phật nói xong, thái tử Kỳ-đà và những người cùng nghe đều hoan hỉ khôn kể xiết, tất cả đều phát tâm chuyên cần tu hành, sám hối tội lỗi, cầu được vô thượng Bồ-đề.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 97 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.120.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...