Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích ĐIỀU 44
Tỳ-kheo-ni nào, đã tịnh thí y cho tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, về sau không hỏi chủ mà lấy lại dùng, ba-dật-đề.* [48] ĐIỀU 45
Tỳ-kheo-ni nào, nhận được y mới nên dùng một trong ba màu xanh, đen, mực để làm cho hoại sắc. Nếu tỳ-kheo nhận được y mới không dùng ba màu hoặc xanh, hoặc đen, hoặc mực để làm cho hoại sắc mà mặc nguyên y mới, ba-dật-đề.*[49] ĐIỀU 46
Tỳ-kheo-ni nào, cố ý giết chết mạng sống loài vật, ba-dật-đề.*[50] ĐIỀU 47
Tỳ-kheo-ni nào, biết nước có trùng mà vẫn uống, ba-dật-đề.*[51] ĐIỀU 48
Tỳ-kheo-ni nào, cố ý khuấy rầy tỳ-kheo-ni khác, dù chỉ trong chốc lát khiến cho họ không vui, ba-dật-đề.*[52] ĐIỀU 49
Tỳ-kheo-ni nào, biết tỳ-kheo-ni khác phạm thô tội mà che dấu, ba-dật-đề.*[53] ĐIỀU 50
Tỳ-kheo-ni nào, biết việc tranh cãi đã như pháp sám hối rồi, sau đó lại khơi dậy, ba-dật-đề.*[54] ĐIỀU 51
Tỳ-kheo-ni nào, biết là giặc cướp mà làm bạn cùng đi một đường, dù chỉ trong khoảng một xóm, ba-dật-đề.*[55] ĐIỀU 52
Tỳ-kheo-ni nào nói như vầy: ‹Tôi biết theo pháp Phật dạy, sự hành dâm dục không phải là pháp chướng đạo.› Các tỳ-kheo-ni kia nên can gián tỳ-kheo-ni này rằng: ‹Đại tỷ, chớ nói như vậy, đừng xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt, đức Thế tôn không nói như vậy! Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng dâm dục là pháp chướng đạo, phạm dâm là pháp chướng đạo.› Khi được các tỳ-kheo-ni kia can gián, mà Tỳ-kheo-ni này kiên trì không bỏ. Các tỳ-kheo-ni nên can gián ba lần cho bỏ việc ấy. Nếu đến ba lần can gián, bỏ thì tốt, không bỏ, ba-dật-đề.*[56] ĐIỀU 53
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nói như vậy mà chưa được tác pháp (giải) tà kiến như thế không bỏ, lại cung cấp các nhu yếu, cùng một yết-ma, cùng một chỗ ở, ba-dật-đề.*[57] ĐIỀU 54
Tỳ-kheo-ni nào, biết sa-di-ni nói như vầy: ‹Tôi biết theo pháp Phật dạy, sự hành dâm dục không phải là pháp chướng đạo.› Các tỳ-kheo-ni kia can gián sa-di-ni này rằng: ‹Ngươi chớ nói như vậy, đừng xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy.› Này sa-di-ni, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng: ‹Dâm dục là pháp chướng đạo, phạm dâm dục là pháp chướng đạo.› Khi được các tỳ-kheo-ni kia can gián, sa-di-ni này kiên trì không bỏ, các tỳ-kheo-ni kia nên can gián ba lần cho bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt, không bỏ thì các tỳ-kheo-ni kia nên nói với sa-di-ni này rằng: ‹Từ nay về sau cô không phải là đệ tử của Phật, không được đi theo các tỳ-kheo-ni khác. Như các sa-di-ni khác, được phép cùng với tỳ-kheo-ni ngủ hai đêm, nhưng nay ngươi không có sự kiện ấy, ngươi hãy đi ra khỏi chỗ này, không được sống ở đây nữa!› Nếu tỳ-kheo-ni biết sa-di-ni đã bị đuổi như vậy, mà đem về nuôi, cùng chung ngủ nghỉ, ba-dật-đề.*[58] ĐIỀU 55
Tỳ-kheo-ni nào, khi được can gián như pháp, lại nói rằng: ‹Nay tôi không học điều giới này, cho đến khi nào tôi nạn vấn người trì giới có trí tuệ, ba-dật-đề. Nếu vì sự hiểu biết thì nên nạn vấn.*[59] ĐIỀU 56
Tỳ-kheo-ni nào, khi tụng giới nói như vầy: ‹Đại tỷ, tụng những giới vụn vặt này có ích lợi gì? Khi tụng các giới này chỉ khiến cho người tu phiền muộn, xấu hổ, hoài nghi.› vì khinh chê giới, ba-dật-đề.*[60] ĐIỀU 57
Tỳ-kheo-ni nào, khi nghe tụng giới, nói như vầy: ‹Đại tỷ, nay tôi mới biết giới này rút từ giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.› Các tỳ-kheo-ni khác biết tỳ-kheo-ni này đã từng ngồi dự tụng giới, hoặc hai, hoặc ba lần, huống nữa là nhiều lần. Tỳ-kheo-ni này không phải do vì không biết, không hiểu, mà hỏi tội. Nếu có phạm tội, nên như pháp xử trị, rồi cộng thêm tội không biết pháp, bảo rằng: ‹Đại tỷ, thật không lợi ích gì cho cô, không có sở đắc tốt đẹp nào cho cô, vì trong khi tụng giới cô không dụng tâm, không nhất niệm, không lắng nghe pháp. Vị ấy là kẻ vô tri, ba-dật-đề.*[61] ĐIỀU 58
Tỳ-kheo-ni nào, sau khi đã cùng chung yết-ma rồi, sau đó lại nói như vầy: ‹Các tỳ-kheo-ni theo chỗ quen biết riêng, lấy vật của chúng Tăng cho,› ba-dật-đề.*[62] ĐIỀU 59
Tỳ-kheo-ni nào, khi Tăng đoán sự chưa xong, không giữ dục mà đứng dậy đi ra, ba-dật-đề.*[63] ĐIỀU 60
Tỳ-kheo-ni nào, đã giữ dục rồi, sau đó tỏ sự bất bình, ba-dật-đề.*[64] ĐIỀU 61
Tỳ-kheo-ni nào, sau khi nghe những lời tranh cãi của các tỳ-kheo-ni, đem đến nói cho người kia, ba-dật-đề.*[65] ĐIỀU 62
Tỳ-kheo-ni nào, vì giận hờn không hoan hỷ, đánh tỳ-kheo-ni khác, ba-dật-đề.*[66] ĐIỀU 63
Tỳ-kheo-ni nào, vì giận hờn không hoan hỷ, dùng tay tát tỳ-kheo khác, ba-dật-đề.*[67] ĐIỀU 64
Tỳ-kheo-ni nào, vì giận hờn không hoan hỷ vu khống (tỳ-kheo-ni khác) bằng pháp tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ, ba-dật-đề.*[68] ĐIỀU 65
Tỳ-kheo-ni nào, khi nhà vua dòng sát-đế-lợi thủy nghiêu đầu (quán đảnh) chưa ra khỏi cung, vật báu chưa thu cất mà vào cung vua, bước qua khỏi ngạch cửa, ba-dật-đề.*[69] ĐIỀU 66
Tỳ-kheo-ni nào, tự mình cầm lấy vật báu, hay đồ trang sức bằng vật báu, hoặc bảo người khác cằm nắm, ba-dật-đề. Trừ trong tăng-già-lam, hay nơi ký túc (nghỉ đêm). Nếu ở trong tăng-già-lam hoặc nơi ký túc (nghỉ đêm) mà tự mình cầm nắm hay bảo người cầm vật báu, hay đồ trang sức bằng vật báu nên nghĩ như vầy: ‹Nếu người chủ nhận ra sẽ hoàn lại,› vì nhơn duyên như vậy chứ không chi khác.*[70] ĐIỀU 67
Tỳ-kheo-ni nào, vào xóm làng phi thời mà không báo cho tỳ-kheo-ni khác, ba-dật-đề.*[71] ĐIỀU 68
Tỳ-kheo-ni nào, làm giường dây, giường gỗ, chân chỉ nên cao bằng tám ngón tay của Như lai, đã trừ lỗ mộng, để ráp trở lên. Nếu quá, ba-dật-đề, phải hớt bỏ.*[72] ĐIỀU 69
Tỳ-kheo-ni nào, dùng bông đâu-la miên độn làm giường dây, giường cây, ngọa cụ, tọa cụ, ba-dật-đề.*[73] ĐIỀU 70[74]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Ba-già-bà ở trên giảng đường Cao các, bên sông Di hầu, tại Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, tại một vùng đất nọ có khu vườn trồng tỏi. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà đi ngang qua vườn tỏi không xa. Người chủ vườn hỏi:
«A-di, cần tỏi không?»
Cô nói:
«Cần.»
Người chủ vườn liền đem tỏi cho cô. Nhận được tỏi, về sau thường xuyên, cô ni cũng lại đi cách vườn tỏi không xa. Mỗi lần thấy người chủ vườn đều hỏi:
«A-di lại cần tỏi nữa phải không?»
Cô nói:
«Cần. Có tỏi tôi ăn được cơm.»
Chủ vườn đem tỏi cúng dường và ra lệnh cho người giữ vườn rằng, «Từ nay, hằng ngày cấp cho tỳ-kheo-ni mỗi vị năm củ tỏi.»
Sau đó người chủ vườn để người giữ vườn ở nhà, còn mình thì đem tỏi vào Tỳ-xá-ly bán.
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà về đến trong Tăng-già-lam nói với các tỳ-kheo-ni rằng:
«Các cô biết không, nơi vườn tỏi tại chỗ nọ có đàn-việt tên nọ hằng ngày cấp cho tỳ-kheo-ni mỗi người năm củ tỏi. Các cô có thể đến đó nhận.»
Bấy giờ, Thâu-la-nan-đà dẫn sa-di-ni, thức-xoa-ma-na, đến nơi vườn tỏi, hỏi người giữ vườn:
«Chủ vườn ở đâu?»
Người giữ vườn trả lời:
«Chủ vườn chở tỏi vào Tỳ-xá-ly để bán. Các cô hỏi có chuyện gì?»
Thâu-la-nan-đà nói:
«Chủ vườn hứa cung cấp cho tỳ-kheo-ni hằng ngày mỗi vị năm củ tỏi. Nay chúng tôi đến nhận.»
Người giữ vườn nói:
«Chờ chủ vườn về chứ tôi không dám tự quyền. Tôi chỉ coi ngó mà thôi.»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Chủ vườn thì cúng mà tôi tớ không chịu đưa.»
Thâu-la-nan-đà liền bảo sa-di-ni nhổ tỏi, kiểm số và phân phối: đây là phần của Thượng tọa, đây là phần của thứ tọa, đây là phần của Hòa thượng A-xà-lê, đây là phần của đồng Hòa thượng đồng A-xà-lê, đây là phần của bà con quen biết, đây là phần ăn ngày nay, đây là phần ăn ngày mai, đây là phần ngày mốt. Tức thời, vườn tỏi bị nhổ sạch. Chủ vườn khi về thấy vườn tỏi hết, hỏi người giữ vườn:
«Tỏi đâu hết?»
Người giữ vườn báo cáo:
«Trước đây do chủ sùng đạo nên hằng ngày cung cấp cho tỳ-kheo-ni mỗi người năm củ tỏi. Vừa rồi có sa-di-ni, thức-xoa-ma-na đến hỏi tôi: ‹Hôm nay chủ vườn có ở nhà không?› Tôi nói, ‹Chủ vườn vào Tỳ-xá-ly bán tỏi. Các cô hỏi có việc gì?› Các cô ni nói: ‹Chủ vườn hứa hằng ngày cấp cho tỳ-kheo-ni mỗi vị năm củ tỏi, nay chúng tôi đến nhận.› Tôi nói: ‹Chờ chủ về. Tôi chỉ biết coi ngó thôi chứ không trọn quyền.› Tỳ-kheo-ni nói: ‹Chủ vườn cho, đầy tớ không chịu đưa.› Các cô nói như vậy rồi bảo sa-di-ni nhổ tỏi, đếm và phân phối: Đây là phần của Thượng tọa, đây là phần của thứ tọa, Đây là phần của Hòa thượng, đây là phần của A-xà-lê, đây là phần của đồng Hòa thượng, đây là phần của đồng A-xà-lê, đây là phần của bà con quen biết, đây là phần ăn ngày nay, đây là phần ăn ngày mai, đây là phần ăn ngày mốt. Tất cả đều có phần ăn, cho nên vườn tỏi bị nhổ hết.»
Người chủ vườn liền cơ hiềm, nói:
«Tỳ-kheo-ni này không có tàm quý. Thọ nhận không nhàm chán, không biết đủ. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Dầu đàn-việt có cho, còn phải biết đủ, huống là không có chủ ở nhà, mà nhổ hết tỏi của người ta!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Sao các cô nhổ hết tỏi của người ta ăn và mang đi hết không để lại một củ nào?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Việc cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Không có chủ, sao lại nhổ hết tỏi của người ta?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi kể cho các tỳ-kheo nghe:
«Xưa kia, có một bà-la-môn 120 tuổi, hình thể ốm gầy. Vợ của người bà-la-môn này xinh đẹp không ai sánh kịp, sanh nhiều con trai con gái. Người bà-la-môn này luyến ái vợ và các con, không bao giờ muốn xả ly. Do sự luyến ái cao độ này nên khi mạng chung sanh trong loài chim nhạn, lông trên mình đều toàn bằng vàng. Do nhơn duyên tu phước đời trước nên tự biết túc mạng của mình, bèn suy nghĩ: «Bằng mọi phương tiện ta phải giúp đỡ sự sống cho những đứa con của ta, để chúng nó khỏi nghèo khổ.» Hằng ngày con chim nhạn bay đến nhà cũ của mình, cho rơi xuống một chiếc lông bằng vàng rồi bay đi, những đứa con lượm được lông chim bằng vàng lại suy nghĩ: «Do nhân duyên nào mà con nhạn chúa này hằng ngày bay đến làm rơi xuống một cái lông bằng vàng cho ta rồi bay đi? Chúng ta hãy chờ khi nó đến, rình bắt, nhổ hết lông vàng của nó.» Rồi chúng bắt và lấy lông vàng. Nhổ lấy rồi, nó mọc lại bằng lông trắng. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Người Bà-la-môn thuở ấy, sau khi chết đầu thai thành con nhạn, đâu phải ai khác, mà là người chủ vườn. Người vợ xinh đẹp của ông ta sanh nhiều con tức là Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà. Con trai con gái của vợ chồng người bà-la-môn chính là thức-xoa-ma-na, sa-di-ni... ấy vậy. Do bởi tham ái nên khiến cho lông chim bằng vàng hết, lông trắng sanh. Nay lại do tham ái nên nhổ hết tỏi, phải bần cùng.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào ăn tỏi, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, ăn tỏi sống, tỏi chín, tỏi vụn, mỗi miếng phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh thế nào đó phải dùng bánh gói tỏi mà ăn để chữa; hoặc các thứ thuốc khác trị không hết phải dùng tỏi để trị; hay dùng tỏi để trị bệnh ghẻ nhọt; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 71[75]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà cạo lông ba chỗ, đến nhà đàn-việt, an tọa nơi chỗ ngồi, trước người phụ nữ, không tự khéo che thân, hình thể bị lộ. Phụ nữ thấy, rồi nói:
«Sư cô cùng chúng tôi tắm.»
Cô ni từ chối. Phụ nữ cung cấp thức ăn rồi lại mời cô ni tắm. Cô ni vẫn chối từ không cùng tắm. Bấy giờ, các phụ nữ bèn cưỡng bức cổi y. Thấy cô ni cạo lông, liền nói:
«Này sư cô, người đời vì vấn đề dâm dục mà cạo lông; chứ sư cô cạo lông để làm gì?»
Thâu-la-nan-đà nói:
«Từ khi tôi ở thế tục đã quen làm việc này chứ chẳng phải mới bây giờ.»
Các phụ nữ cư sĩ cơ hiềm, nói:
«Tỳ-kheo-ni này, không biết tàm quý, quen làm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại cạo lông ba chỗ như dâm nữ, tặc nữ?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Thâu-la-nan-đà: «Sao lại cạo lông ba chỗ?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Việc cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Thâu-la-nan-đà, tại sao lại cạo lông ba chỗ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cạo lông ba chỗ,[76] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Lông ba chỗ: chỗ đại, tiểu tiện và dưới nách.
Tỳ-kheo-ni nào cạo lông ba chỗ, mỗi lần động dao là phạm ba-dật-đề. Nếu nhổ bằng nhíp hay đốt, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, thâu-lan-giá. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó; hay bị ghẻ cần cạo để thoa thuốc; hoặc bị cường lực bắt buộc; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 72[77]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Ni-câu-luật, Ca-duy-la-vệ, Thích-súy-sấu. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề [78] đến chỗ đức Thế tôn, đầu diện đảnh lễ sát chân Ngài rồi đứng qua một bên, bạch Phật:
«Thế tôn, thân người nữ hôi hám, bất tịnh.»
Thưa như vậy rồi, lễ sát chân Phật, nhiễu ba vòng và cáo lui.
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau ta cho phép các tỳ-kheo-ni dùng nước tác tịnh.»[79]
Thâu-la-nan-đà nghe đức Phật cho phép tác tịnh rồi liền dùng nước để tác tịnh. Khi tác tịnh, dục tâm khởi, đưa ngón tay vào sâu bên trong thủy đạo, bị móng tay làm tổn thương, máu chảy ra, làm bẩn y và ngọa cụ. Các tỳ-kheo-ni thấy, hỏi rằng:
«Cô bị bệnh khổ gì vậy?»
Thâu-la-nan-đà nói rõ nhơn duyên.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Tại sao khi cô dùng nước tác tịnh lại đưa ngón tay vào sâu theo đường thủy đạo, khiến cho móng tay làm thương tổn chảy máu, làm bẩn y và ngọa cụ?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Việc cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao khi dùng nước tác tịnh, cô lại khởi dục tâm, đưa ngón tay vào sâu bên trong, khiến cho móng tay gây thương tổn, chảy máu ra làm bẩn y và ngọa cụ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Thâu-la-nan-đà rồi bảo các tỳ-kheo:
«Thâu-la-nan-đà này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng nước tác tịnh, nên sử dụng hai ngón tay, mỗi ngón một đốt, nếu quá, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tác tịnh: dùng nước rửa bên trong âm hộ.
Tỳ-kheo-ni dùng nước rửa bên trong nên dùng hai ngón tay, mỗi ngón một đốt, nếu quá ba-dật-đề.
Thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Chỉ sử dụng hai ngón tay, mỗi ngón một đốt hay dưới một đốt; hoặc có bệnh thế nào đó; hay bên trong có cỏ, có trùng cần kéo ra ngoài; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 73[80]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni dục tâm hừng hẫy, nhan sắc tiều tụy, thân thể gầy còm. Khi họ vào trong vương cung của vua Ba-tư-nặc, các phụ nữ trong cung thấy vậy hỏi:
«A-di có bệnh hoạn gì?»
Lục quần ni nói:
«Tôi không có bệnh hoạn, chỉ vì bệnh sắc.»
Phụ nữ hỏi tiếp:
«Bệnh sắc nào?»
Cô ni nói:
«Dục tâm của tôi hừng hẫy.»
Các phụ nữ nói:
«Chúng tôi ở trong cung, lúc nào cũng có đàn ông. Khi không có đàn ông, thì dùng hồ giao [81] làm nam căn, để vào trong nữ căn, vừa được thích ý, lại không phải là hành dâm. Các cô có thể làm như vậy, vừa được thích ý, không phạm hành dâm.»
Khi ấy hai trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni làm nam căn như vậy, cùng làm việc dâm dục. Tỳ-kheo-ni khác thấy, tưởng là cùng đàn ông hành dâm. Khi đứng dậy mới biết chẳng phải đàm ông.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại dùng hồ giao làm nam căn để cùng nhau hành dâm?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao lại dùng hồ giao làm nam căn để cùng nhau hành dâm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng hồ giao làm nam căn, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Làm nam căn: dùng các vật để làm như hồ giao, cơm nhão, bột, sáp ong.
Tỳ-kheo-ni nào dùng các vật này làm nam căn để vào nữ căn, tất cả đều phạm ba-dật-đề. Nếu không cọ xát vào nữ căn, phạm đột-kiết-la.
Thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải căn bệnh thế nào đó, phải dùng cục thuốc hình tròn hay viên thuốc đặt vào để chữa; hoặc y ngăn chận nguyệt thủy; hoặc bị cưỡng lực bắt ép làm; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 74[82]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vì dục tâm hừng hẫy, nhan sắc tiều tụy, hình thể ốm gầy. Vào trong cung của vua Ba-tư-nặc, các phụ nữ trong cung thấy vậy hỏi:
«A-di bệnh gì?»
Chư ni nói:
«Chỉ vì không thoả mãn.»
Các phụ nữ hỏi:
«Không thoả mãn cái gì?»
Chư ni nói:
«Dục tâm của chúng tôi hừng hực»
Các phụ nữ nói:
«Chúng tôi ở trong cung, thường có đàn ông. Lúc không có đàn ông thì dùng hồ giao tạp vật làm nam căn để vào nữ căn, vừa thõa mãn được lòng dâm, mà không gọi là hành dâm. Sao chư tôn không làm như vậy?»
Các Tỳ-kheo-ni trả lời:
«Này các chị, đức Thế tôn chế giới không được làm như vậy.»
Các phụ nữ lại nói:
«Này các cô, chúng tôi ở trong cung khi có đàn ông thì thôi; lúc không có đàn ông thì cùng nhau vỗ, vừa được khoái lạc mà không gọi là hành dâm. Các cô làm sao không làm như vậy?»
Bấy giờ, hai trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni cùng nhau vỗ. Các tỳ-kheo-ni khác thấy, tưởng là cùng đàn ông hành dâm. Lúc đứng dậy mới biết không phải đàn ông.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô cùng nhau vỗ.»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các cô cùng nhau vỗ.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Những tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng vỗ cho nhau, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Vỗ: lấy bàn tay hay gót chân đập vào, hoặc nữ căn với nữ căn vỗ nhau.
Tỳ-kheo-ni cùng vỗ với nhau, người vỗ phạm đột-kiết-la, người thọ nhận vỗ phạm ba-dật-đề. Nếu hai nữ căn cùng nhau vỗ, cả hai đều phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hoặc tới lui, đi đứng, hoặc quét đất vướng phải chứ không cố tâm, hay khi tắm rửa đụng phải thì không phạm,
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 75[83]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời đức Ba-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một trưởng giả cùng vợ xuất gia làm đạo. Đến giờ, ông vào thôn khất thực, được thức ăn rồi, đem đến trong Tăng-già-lam của ni ngồi ăn. Người vợ cũ, hiện là tỳ-kheo-ni, đem nước đến, đứng phía trước lấy quạt quạt. Tỳ-kheo bảo rằng:
«Đứng tránh ra một chút, chứ tôi mắc cở với người ta. Đừng đứng trước mặt tôi!»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Đại đức, sao lại mắc cở với tôi?»
Vị tỳ-kheo lại nói:
«Sao không tránh mau ra? Tôi mắc cở với tỳ-kheo-ni.»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Tôi đứng trước mặt, nói mắc cở. Vậy trước kia làm việc như vậy sao không mắc cở?»
Bà vợ là tỳ-kheo-ni nói xong nổi giận, lấy cán quạt đánh, lấy nước rót trên đầu tỳ-kheo, rồi bỏ đi vào phòng.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách [739a1] tỳ-kheo-ni này: «Sao cô lại sân si đánh tỳ-kheo?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni này:
«Việc cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại đánh tỳ-kheo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni này rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, khi tỳ-kheo ăn, cung cấp nước, dùng quạt quạt,[84] ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có các tỳ-kheo-ni nghi không dám chăm sóc tỳ-kheo bệnh, không có người cung cấp nước, cũng không dám hỏi. Đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo-ni nuôi các tỳ-kheo bệnh, không ai cung cấp nước được phép hỏi.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tỳ-kheo không bệnh, khi ăn cung cấp nước, đứng trước mặt dùng quạt quạt, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, tỳ-kheo không bệnh đang ăn, cung cấp nước, đứng trước mặt, dùng quạt quạt, phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: chăm sóc tỳ-kheo bệnh, không ai cung cấp nước, hỏi, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 76[85]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni đi xin lúa sống,[86] mè, gạo, đậu lớn, đậu nhỏ, đại mạch, tiểu mạch sống. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Các tỳ-kheo-ni này khất cầu không nhàm chán, không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy thì có gì là chánh pháp? Sao lại xin các loại ngũ cốc sống như dâm nữ, tặc nữ?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô xin các loại ngũ cốc sống như vậy?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các cô lại xin các loại ngũ cốc sống?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xin[87] ngũ cốc sống, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào xin lúa sống cho đến đại, tiểu mạch, tất cả đều phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đến xin nơi người bà con, hay người xuất gia; mình vì người, người vì mình xin; hoặc không xin mà được; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 77[88]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ, cách tịnh xá của tỳ-kheo-ni không xa có một vùng cỏ kết lũ [89] tươi tốt, các cư sĩ thường đến đó ngồi nằm, vui chơi, ca hát, múa nhảy, hoặc có lúc than vãn. Những âm thanh này làm loạn động các tỳ-kheo-ni tọa thiền nên các tỳ-kheo-ni bực mình.
Sau khi cư sĩ đi, các cô dùng đồ bẩn như nước tiểu, phẩn, đem đổ lên trên cỏ. Sau đó, các cư sĩ trở lại nơi ấy để vui đùa thì bị làm bẩn cả người và y phục do bởi đồ bất tịnh, và vùng cỏ cũng bị chết khô dần. Do việc làm ấy, các cư sĩ đều cơ hiềm, nói: «Các tỳ-kheo-ni này thọ nhận không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Vùng cỏ tươi tốt nơi chúng ta thường đến ca múa vui chơi, các cô dùng đồ bất tịnh, đại tiểu tiện đổ trên đó làm làm bẩn cả người và y phục chúng ta, và vũng cỏ cũng bị hư hoại.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Chỗ các cư sĩ đến vui chơi, sao các cô đem đồ bất tịnh đại tiểu tiện đổ lên trên cỏ làm cho thân và y của họ bị làm bẩn mà cỏ cũng bị khô héo, hư hoại?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni này:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại đem vật bất tịnh như đại tiểu tiện đổ trên chỗ các cư sĩ thường đến vui đùa, làm cho họ bị làm bẩn cả thân và y phục?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo-ni này rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đại tiểu tiện[90] trên cỏ tươi, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên
Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện trên cỏ xanh tươi, phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó; hoặc đại tiểu tiện nơi chỗ không có cỏ rồi nước chảy đến chỗ có cỏ; hoặc gió thổi, hoặc chim ngậm bay rớt trên cỏ; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 78[91]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong núi Kỳ-xà-quật, La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, có một nhóm sáu tỳ-kheo-ni ban đêm đại tiểu tiện trong bô, sáng sớm đổ ra bên ngoài tường mà không xem trước. Cũng vào lúc đó có vị đại thần không tin ưa Tam bảo, sáng sớm cởi xe đi chầu vua Bình-sa, đi ngang qua bên ngoài tường của tinh xá tỳ-kheo-ni, thì bị đồ bất tịnh đổ trên đầu, làm bẩn cả y phục. Vị đại thần ấy nói:
«Tôi sẽ đến quan đoán sự thưa kiện việc này!»[92]
Bấy giờ, có vị bà-la-môn chí tín biết xem tướng, hỏi:
«Đại thần muốn đi đâu?»
Đại thần nói:
«Tỳ-kheo-ni dùng đồ đại tiện bất tịnh đổ làm ô nhục người tôi. Tôi muốn đến quan đoán sự thưa kiện việc này.»
Vị tri-tướng bà-la-môn, can nói:
«Thôi, đừng nên đến kiện thưa làm gì. Lắm khi không được kiện mà lại mắc tội nữa.»[93]
Vị Đại thần nghe theo lời can, không kiện, trở về. Vị bà-la-môn xem tướng kia liền đến tịnh xá tỳ-kheo-ni, hỏi:
«Tỳ-kheo-ni nào ban đêm đại tiểu tiện trong bô, sáng ngày đổ bên ngoài tường mà không xem trước như thế?»
Chư ni trả lời:
«Chúng tôi không biết. Nhưng tại sao [740a1] ông lại hỏi như vậy?»
Vị bà-la-môn nói rõ nhân duyên, và nói tiếp:
«Tôi đã can không cho đại thần đó thưa kiện. Vậy, từ nay các cô không nên đổ như vậy nữa.»
Chư ni tìm hiểu xem ai làm việc ấy. Liền biết một cô trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni đã đổ như vậy. Các tỳ-kheo-ni quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao cô lại đem đồ đựng đại tiểu tiện vào cuối đêm, sáng ra đổ bên ngoài tường mà không xem trước?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao lại đem đồ đựng đại tiểu tiện cuối đêm đem đổ bên ngoài tường mà không xem trước?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người ban đầu phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sau đêm đại tiểu tiện trong bô,[94] sáng ngày đem đổ bên ngoài tường mà không xem trước,[95] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni kia ban đêm đại tiểu tiện trong bô, sáng ngày phải xem ngoài tường thành trước, sau đó mới đổ. Sau khi thức dậy, phải búng ngón tay hay tằng hắng. Nếu tỳ-kheo-ni cuối đêm, đại tiểu tiện trong bô, sáng ngày không xem trước bên ngoài tường mà đổ, ba-dật-đề. Nếu ban đêm không khảy móng tay hay không tằng hắng mà đổ, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ban đêm đại tiểu tiện trong bô, sáng ngày xem ngoài thành rồi mới đổ; hoặc ban đêm thì búng ngón tay hay tằng hắng; hoặc trước có gạch đá, gốc cây, có gai, nơi đổ các đồ bất tịnh; hoặc có nước sâu, bờ sông, hay đống rác thì đổ, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 79[96]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, nhân dân trong nước có tiết hội, kỹ nhạc vui đùa. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni đến xem coi, các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni này không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp, mà cùng nhau xem coi các trò vui đùa như dâm nữ, tặc nữ không khác. Như vậy có gì là chánh pháp?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô cùng nhau đến xem nghe các trò vui đùa?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các cô lại đi xem nghe các trò vui đùa?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đi xem nghe kỹ nhạc,[97] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Xem nghe: thưởng thức các trò vui đùa.
Tỳ-kheo-ni từ đường chính đến đường chính, từ đường chính đến đường phụ, từ đường phụ đến đường chính; từ chỗ cao đến chỗ thấp, từ chỗ thấp đến chỗ cao để xem nghe kỹ nhạc; nhìn thấy thì phạm ba-dật-đề; không thấy, phạm đột-kiết-la.
Khởi ý muốn đi mà không đi, hoặc hẹn đi rồi nửa chừng trở lại, thảy đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có sự khải thỉnh; hoặc được kêu; hoặc trên lộ trình phải qua ở một bên; hoặc chỗ tạm nghĩ đêm, hay bị cường lực dẫn đi, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 80[98]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vào trong xóm, nơi chỗ vắng đứng cùng nam tử nói chuyện. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp, mà vào trong xóm cùng đứng với nam tử nơi chỗ vắng nói chuyện, không khác dâm nữ, tặc nữ. Như vậy có gì là chánh pháp?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô vào trong xóm, nơi chỗ vắng cùng đứng với nam tử nói chuyện?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Việc các cô làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các cô vào trong xóm cùng nam tử đứng nơi chỗ vắng nói chuyện?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vào bên trong xóm[99] cùng người nam đứng chỗ vắng nói chuyện, ba-dật-đề.[100] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Xóm: nơi có nhà bạch y.
Chỗ vắng: chỗ không thấy, không nghe.
Chỗ không thấy: do khói, mây, bụi, sương, bóng tối.
Chỗ không nghe: ngoài tầm nghe được tiếng nói với giọng bình thường.
Tỳ-kheo-ni vào bên trong xóm, cùng nam tử đứng nơi chỗ vắng nói chuyện, ba-dật-đề. Nếu có đồng bạn mù mà không điếc, đột-kiết-la; điếc mà không mù, cũng đột-kiết-la. Đứng mà không nói, cũng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có hai tỳ-kheo-ni làm bạn; có người quen biết làm bạn, có nhiều người nữ cùng đứng, không mù, không điếc, hoặc đi chứ không đứng, hoặc bệnh bị xỉu, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 81[101]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni cùng người nam vào chỗ khuất vắng. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: ‹Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, phạm bất tịnh hạnh, bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao tỳ-kheo-ni lại cùng người nam vào chỗ khuất vắng, như dâm nữ, tặc nữ không khác!›
Các Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, [741a1] sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: ‹Sao các cô cùng người nam vào chỗ khuất vắng?›
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao lại cùng người nam vào chỗ khuất vắng?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng người nam[102]đi vào chỗ khuất vắng, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Chỗ khuất vắng: chỗ có cây, có vách, có rào, có vải hay các thứ khác ngăn che.
Tỳ-kheo-ni cùng người nam đi vào chỗ khuất vắng phạm ba-dật-đề. Nếu có đồng bạn mù mà không điếc, đột-kiết-la. Điếc mà không mù, cũng phạm đột-kiết-la. Đứng lại,[103] cũng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu có hai tỳ-kheo-ni làm bạn, hoặc có người quen biết làm bạn, hoặc có người nữ khác làm bạn, không mù, không điếc, hoặc đi chứ không đứng,[104] hoặc bị bệnh xỉu, hoặc bị cường lực bắt dẫn đi, hoặc bị trói, hay mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 82[105]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni, nơi đường hẻm bên trong xóm, chỗ vắng, cùng người nam đứng nói chuyện, hoặc bảo bạn đi cách xa, để một mình cùng người nam nói chuyện thì thầm. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết tàm quý, vi phạm phạm hạnh mà bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tỳ-kheo-ni sao lại đứng nói chuyện với người nam nơi đường hẻm chỗ vắng bên trong xóm; hoặc bảo bạn đi cách xa, để một mình cùng người nam nói chuyện thì thầm, như dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô nói chuyện thì thầm với người nam nơi đường hẻm, chỗ vắng, bên trong xóm?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách thóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại nói chuyện thì thầm với người nam nơi đường hẻm, chỗ vắng, bên trong xóm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vào đường hẻm bên trong xóm, bảo bạn đi tránh xa, tại chỗ khuất vắng cùng nam tử đứng, nói chuyện thì thầm, ba-dật-đề.[106] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Xóm: là chỗ nhà của bạch y.
Đường hẻm chỗ khuất vắng: chỗ khuất vắng đối với thấy và chỗ khuất vắng đối với nghe.
- Chỗ khuất vắng đối với thấy: do khói, mây, sương, bụi trần, bóng tối cho nên không thấy.
- Chỗ khuất vắng đối với nghe: khoảng cách không nghe được tiếng nói với giọng bình thường.
Nói chuyện thì thầm: kề miệng vào tai mà nói.
Tỳ-kheo-ni vào nơi đường hẻm, bên trong xóm, bảo bạn đến chỗ không thấy, không nghe, nơi chỗ vắng cùng nam tử cùng đứng nói nhỏ với nhau, ba-dật-đề. Đến chỗ không thấy mà có nghe, phạm đột-kiết-la. Đến chỗ không nghe mà có thấy cũng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có hai tỳ-kheo-ni làm bạn; hoặc có người nữ quen biết làm bạn; hay có người khác làm bạn; hoặc có bạn không mù, không điếc; hoặc bị bệnh xỉu, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, hoặc có việc cần phải bảo bạn đi xa, hoặc bạn bị bệnh, hoặc vì bạn ấy thiếu oai nghi nên phải nói: «Cô đi nơi khác, tôi sẽ mang thức ăn đến cho cô,» hoặc bạn ấy phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử tội, hoặc diệt tẫn, hay đáng diệt tẫn; hoặc do việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 83[107]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni, đến giờ, mặc y bưng bát đến nhà một cư sĩ. Vợ cư sĩ dọn một cái giưòng đơn,[108] mời tỳ-kheo-ni ngồi; rồi vào nhà trong. Tỳ-kheo-ni ngồi chốc lát, không nói với chủ nhà, đứng dậy đi. Cô vừa ra khỏi cửa, có một ma-nạp [109] đến. Y vào nhà, nhìn xung quanh không có người, liền nghĩ: «Cái giưòng ngồi có ích cho ta.» Nghĩ xong, ma-nạp liền lấy giường mang đi.[110] Sau đó vợ cư sĩ trở ra, không thấy tỳ-kheo-ni, cũng không thấy giường đơn, liền bảo người tin cậy đến hỏi tỳ-kheo-ni: «Cái giường đơn để đâu?»
Tỳ-kheo-ni trả lời:
«Tôi không biết. Khi tôi vừa ra có một ma-nạp vào nhà bà. Có thể y lấy đi. Nên kiếm y mà tìm.»
Sau khi truy tìm, lấy lại được cái giường ngồi. Các cư sĩ cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tại sao ngồi nơi giường ngồi của chủ nhà; rồi bỏ đi mà không nói, như dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách tỳ-kheo-ni này: «Tỳ-kheo-ni sao ngồi nơi giường ngồi của chủ, bỏ đi mà không nói?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni này:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao ngồi nơi tòa của người, khi đi không nói cho họ biết?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni này rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào,[111] vào ngồi[112] trong nhà bạch y, không nói với chủ nhà mà bỏ đi, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni vào ngồi trong nhà bạch y, không nói với chủ bỏ đi, ra khỏi cửa ngõ phạm ba-dật-đề. Một chân trong cửa ngõ, một chân ngoài cửa ngõ, phương tiện muốn đi mà không đi, cùng hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. [742a1] Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nói với chủ rồi mới đi; hoặc trên chỗ ngồi đó có người cùng ngồi; hoặc có dặn người ngồi gần rồi đi; hay người ngồi gần nói: «Cứ đi. Không can gì.» Hoặc ngồi trên đá, trên giường bằng gỗ, trên tường, trên cỏ trải ra, trên bục đất;[113] hoặc nhà muốn sập, hay bị cháy, hoặc có rắn độc, thú dữ, trộm cướp, hay bị cường lực bắt, hoặc bị trói, hay mạng nạn, phạm hạnh nạn; không nói với chủ mà đi; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 84[114]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong núi Kỳ-xà-quật tại thành La-duyệt. Bấy giờ trong thành La-duyệt có một Đại thần không tin ưa tam bảo. Vị đại thần có một cái giường ngồi cá nhân,[115] không ai dám ngồi. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà thường tới lui nhà này xem như một đàn-việt.
Thâu-la-nan-đà đến giờ khất thực, mặc y mang bát đến đó, không hỏi ai mà lại ngồi trên giường ngồi cá nhân của vị đại thần. Vị đại thần thấy vậy, bèn nói: «Ai bảo tỳ-kheo-ni này ngồi trên giường cá nhân của tôi?»
Cô ni nói:
«Không ai bảo cả. Tôi tự đến ngồi.»
Vị đại thần cơ hiềm nói: «Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tỳ-kheo-ni sao không hỏi chủ mà tự tiện ngồi trên giường ngồi của người ta, như dâm nữ, tặc nữ không khác?»
Vào lúc ấy Thâu-la-nan-đà có nguyệt thủy nên làm bẩn nệm giường, rồi lại bỏ đi. Vị đại thần thấy vậy, nổi giận nói: «Tỳ-kheo-ni này thật không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng không hỏi chủ, tự ý ngồi trên giường của người ta, giống như dâm nữ, tặc nữ. Như vậy có gì là chánh pháp?»
Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Tỳ-kheo-ni sao không hỏi chủ mà vội ngồi trên giường của người ta?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư Tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, sao cô không nói với chủ mà vội ngồi trên giường của người?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào,[116] vào trong nhà bạch y, không hỏi chủ nhà, liền ngồi [117]trên giường, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni vào trong nhà bạch y, không hỏi chủ nhà mà vội ngồi trên giường, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nói với chủ rồi mới ngồi; hoặc có chỗ ngồi thường; hoặc là bà con, hoặc có người bà con nói: «Cô cứ ngồi, chớ ngại. Tôi sẽ nói với chủ cho.» Hoặc ngồi trên đá, trên giường cây, trên bục đất, trên nệm cỏ, [118]hoặc bị bệnh té xỉu xuống đất, hoặc bị cường lực bắt đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 85[119]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo-ni trên đường đi đến nước Câu-tát-la, tới một thôn không có trú xứ,[120] không nói với người chủ,[121] tự tiện trải tọa cụ để ngủ.
Các cư sĩ thấy, hỏi:
«Ai sắp xếp cho các tỳ-kheo-ni nghỉ nơi đây?»
Các cô nói:
«Không ai sắp xếp cả. Chúng tôi tự sắp xếp chỗ nơi để nghỉ mà thôi.»
Các cư sĩ cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tại sao tỳ-kheo-ni không nói với chủ lại tự tiện vào nhà người ta nghỉ ngơi, có khác gì dâm nũ, tặc nữ?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Tại sao tỳ-kheo-ni không nói với chủ mà tự tiện vào nhà người nằm ngồi?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni này:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni không nói với chủ nhà, vào nhà người tự tiện nằm ngồi, nghỉ ngơi?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo-ni này rồi bảo chư tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vào nhà bạch y,[122] không hỏi chủ, tự tiện trải[123] chỗ ngồi nghỉ ngơi, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Trải chỗ ngồi: hoặc trải bằng cỏ hay bằng lá cây, cho đến bằng giạ.
Tỳ-kheo-ni nào, vào nhà bạch y, không hỏi chủ, tự tiện trải ngọa cụ để ngủ, lưng chạm đất, mỗi lần trở mình là phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la, Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nói với chủ rồi mới nghỉ; hoặc là nhà không người ở; hoặc là phước xá; hoặc là quen biết, hay là bà con nói: «Cô cứ nghỉ, tôi sẽ nói với chủ cho;» hoặc bị cường lực bắt, hay bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 86[124]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni cùng người nam vào trong buồng tối.[125] Các cư sĩ thấy cơ hiềm, nói: «Tỳ-kheo-ni này không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tại sao tỳ-kheo-ni lại cùng người nam vào trong buồng tối như dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: ‹Sao các cô cùng người nam vào trong nhà tối?›
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, tại sao các cô cùng người nam vào trong nhà tối?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách [743a1] nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng người nam vào trong nhà tối,[126] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tối: là không có đèn, lửa, không có cửa sổ nơi tường, không có ánh sáng.
Tỳ-kheo-ni cùng nam tử vào trong nhà tối, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có đèn, lửa, tường có cửa sổ, ánh sáng; hoặc bị cường lực bắt dẫn vào, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[127] Chú thích:
[48] nt. ba-dật-đề
[49] nt. ba-dật-đề
[50] nt. ba-dật-đề
[51] nt. ba-dật-đề
[52] nt. ba-dật-đề
[53] nt. ba-dật-đề
[54] nt. ba-dật-đề
[55] nt. ba-dật-đề
[56] nt. ba-dật-đề
[57] nt. ba-dật-đề
[58] nt. ba-dật-đề
[59] nt. ba-dật-đề
[60] nt. ba-dật-đề
[61] nt. ba-dật-đề
[62] nt. ba-dật-đề
[63] nt. ba-dật-đề
[64] nt. ba-dật-đề
[65] nt. ba-dật-đề
[66] nt. ba-dật-đề
[67] nt. ba-dật-đề
[68] nt. ba-dật-đề
[69] nt. ba-dật-đề
[70] nt. ba-dật-đề
[71] nt. ba-dật-đề
[72] nt. ba-dật-đề
[73] nt. ba-dật-đề
[74] Pali, Pāc. 1. Ngũ phần: điều 69; Tăng kỳ: điều 80; Thập tụng: điều 72; Căn bản ni: điều 73.
[75] Pali, Pāc. 2. Ngũ phần: điều 74, cf. điều 180; Thập tụng: điều 73; Căn bản ni: điều 74.
[76] Pali: sambāde lomaṃ saṃhārapeyya, bản Anh (Horner) hiểu là «dưỡng lông chỗ kín (let the hair of the body grow); do động từ saṃharāpeti được hiểu là sưu tập (to cause to collect, PTS). Nhưng Luật sớ Pali (iv. 920) nói: kattariyā vā saṇḍasakena vā khurena vā yena kenaci ekapayogena vā nānāpayogena vā ekaṃ vā bahūni vā saṃharāpentiyā, «...hoặc bằng dao nhỏ, hoặc bằng nhíp nhổ, hoặc bằng dao cạo, bất cứ bằng một hay nhiều phương tiện khác nhau nào... một hay nhiều (sợi lông)» Theo đây, saṃharāpeti nên được hiểu là «cạo» như trong các bản Hán. Ngũ phần, điều 74: «cạo lông dưới nách và chỗ kín»; điều 180: «đốt lông chỗ kín.»
[77] Pali, Pāc. 5. Ngũ phần: điều 72; Thập tụng: điều 74; Căn bản ni: điều 75.
[78] Ma-ha Ba-xà-ba-đề 摩訶波闍波提 ; chỗ khác gọi là Đại Ái Đạo .
[79] Tác tịnh 作淨 . Căn bản ni: tẩy tịnh 洗淨. Pali: udakasuddhikaṃ, rửa sạch bằng nước.
[80] Pali, Pāc. 4. Ngũ phần: điều 71. Thập tụng: điều 85. Căn bản ni: điều 93.
[81] Hồ giao 胡膠 ; nhựa, hay cao su. Căn bản ni: thọ giao 樹膠.
[82] Pali, Pāc. 3. Ngũ phần: điều 71. Thập tụng: điều 75. Căn bản ni: điều 76.
[83] Pali, Pāc. 6. Ngũ phần: điều 143. Tăng kỳ: điều 79. Thập tụng: điều 77.
[84] Ngũ phần: «…cầm bình nước và quạt, đứng trước mặt…» Tăng kỳ: «… cung cấp nước và quạt…»
[85] Pali, Pāc. 7.
[86] Hán: sanh cốc 生穀. Pali: āmakadhaññaṃ, gạo sống (chưa nấu), được giải thích gồm luôn các thứ: sāli (gạo trắng), vīhi (thóc), yavo (đại mạch), godhūmo (tiểu mạch, hay lúa mì), kaṅgu (hạt kê), varako (các loại đậu), kudrusako (lúa mạch đen).
[87] Pali: viññatvā…bhajjitvā…koṭṭetvā…pacitvā: (tự mình hay nhờ người) hỏi xin, rang, giã, nấu.
[88] Pali, Pāc. 9. Ngũ phần: điều 137. Tăng kỳ: điều 139. Thập tụng: điều 174. Căn bản ni: điều 79.
[89] Kết lũ thảo 結縷草 (?) . Các bản Tống Nguyên Minh: già lâu thảo 茄蔞草, cỏ lâu (?, Thiều Chữu). Pali: harita, rau cỏ, các thứ xanh tươi; được giải thích là trồng để làm thức ăn cho con người.
[90] Căn bản ni: đại tiểu tiện và khạc nhổ. Pali: đổ nước tiểu, phân, rác rươuí, thức ăn thừa, trên cỏ xanh.
[91] Pali, Pāc. 8. Ngũ phần: điều 135, 136. Tăng kỳ: Thập tụng: điều 78. Căn bản: điều 80.
[92] Pali: ông châm lửa, đòi đốt chùa.
[93] Cư sĩ này nói: «Điềm tốt đấy!»
[94] Pali: đổ phân, nước tiểu, rác, cơm dư bên ngoài tường. Ngũ phần, điều 135: đổ phân, nước tiểu, ra ngoài tường dậu; điều 136: «liệng rác, thức ăn thừa»
[95] Nghĩa là, đứng bên trong tường mà liệng ra ngoài, không xem trước. Pali: đổ hay sai người đổ (=ném hay liệng) qua tường hay phên dậu.
[96] Pali, Pāc. 10. Căn bản ni: 172-174.
[97] Pali: naccaṃ vā gītaṃ vā vāditaṃ vā dassanāya gaccheyya, đi xem múa, hát và tấu nhạc.
[98] Pali, Pāc. 12. Căn bản ni, điều 81-82.
[99] Pali, Pāc. 12 không có chi tiết «trong xóm.» Căn bản ni, điều 81: «đứng với đàn ông ở chỗ khuất kín», điều 82¨«đứng với tỳ kheo ở chỗ khuất kín.»
[100] Căn bản, điều 83: «…đứng với đàn ông ở chỗ trống…»; điều 84: «…đứng với tỳ-kheo ở chỗ trống…»
[101] Tham chiếu, Pali, Pāc. 12; Căn bản: điều 81 & 82.
[102] Hán: lập trụ 立住. Phân biệt, điều 80: «cùng đứng», điều 81 «cùng đi vào.»
[103] Phân biệt, điều 80: «cùng đứng», ba-đật-đề.
[104] Hán: hành bất trụ 行不住, giống như trong điều 80. Có lẽ nên đảo lại: trụ bất hành.
[105] Pali, Pāc. 14. Cf. Căn bản ni, điều 83: «cùng đàn ông đứng chỗ trống»; điều 84: «cùng tỳ-kheo đứng chỗ trống.»; điểu 86-87: «thì thầm với đàn ông»; điều 88-89: «thì thầm với tỳ-kheo.»
[106] Cf. Căn bản ni, điều 86: «…nói thì thầm với đàn ông…»; điều 87: «… nghe đàn ông nói thì thầm…»; điều 88: «…nói thì thầm với tỳ-kheo…»; điều 89: «… nghe tỳ-kheo nói thì thầm…»
[107] Pali, Pāc. 15.Căn bản ni: điều 96.
[108] Độc tọa sàng 獨坐床 . Tức cái đòn (ghế nhỏ) để ngồi. Căn bảnn: ngọa cụ 臥具. Pali: āsana, vật để ngồi; được giải thích: để ngồi kết già. Có lẽ là tấm thảm hay một loại chiếu, đệm ngồi.
[109] Ma-nạp 摩納. Thiếu niên, thanh niên hay một học sinh bà-la-môn. Pl., Skt. māṇava.
[110] Pali (Vin.iv. 272): nữ tỳ ra lau nhà, thấy bèn xếp cất vào trong một cái chậu (bhājantarikāya).
[111] Pali, thêm yếu tố: trước giờ ăn trưa (purebhattaṃ).
[112] Pali, thêm yếu tố: «ngồi trên chỗ ngồi», giải thích: āsanaṃ nāma pallaṅkassa okāso hoti, chỗ ngồi là khoảng trống để ngồi kết già.
[113] Chỉ những vật ngồi mà cá nhấn không tự tiện di chuyển.
[114] Pali, Pāc. 16. Ngũ phần, điều 129. Căn bản ni: điều 96.
[115] Độc tọa sàng 獨坐床 ; xem cht. trên. Pali, Pāc. āsana, xem cht. 136 trên.
[116] Tham chiếu, Pali, Pāc. 16, thêm chi tiết: «sau bữa ăn trưa» (pacchābhattaṃ).
[117] Pali, nt.: «ngồi hoặc nằm.»
[118] Xem điều 15 trên.
[119] Pali, Pāc. 17. Ngũ phần: điều 164. Thập tụng: điều 105. Căn bản: điều 97.
[120] Không có chùa hay tinh xá. Bản Hán có thể nhảy sót. Nên thêm: «vào một nhà nọ.» Tham chiếu Pali: «đến xin nghỉ đêm tại nhà một người bà-la-môn.»
[121] Pali, chi tiết: chủ nhân đi vắng. Người vợ bảo chờ ông về.
[122] Pali, nt.: «đến nhà bạch y lúc phi thời (vikāle kulāni upasaṃkamitvā).» Giải thích: phi thời, chỉ thời gian từ sau khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc.
[123] Pali: trải hay khiến người trải.
[124] Pali, Pāc. 11. Ngũ phần, điều 128.
[125] Ám thất 闇室 . Pali: rattandhakāre appadīpe, trong bóng tối ban đêm không đèn.
[126] Pali, Pāc.11: «Một mình cùng người nam đứng hay nói chuyện trong đêm tối không đèn đuốc.»
[127] Bản Hán, hết quyển 25.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.91.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.