Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích LXIII. CỐ GIEO NGHI HỐI [350]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm mười bảy tỳ-kheo đến hỏi nhóm sáu tỳ-kheo:
«Kính thưa trưởng lão! Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo bảo rằng:
«Như những điều các ông đã hỏi, thời các ông đã phạm pháp ba-la-di, chẳng phải là tỳ-kheo.»[351]
Bấy giờ, nhóm mười bảy tỳ-kheo liền đến chỗ [678a1] vị tỳ-kheo Thượng tọa, hỏi rằng:
«Nếu có các tỳ-kheo hỏi như vầy, ‹Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiến? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?› Thì bị phạm tội gì?»
Vị Thượng tọa bảo:
«Hỏi như vậy không phạm tội gì cả.»
Nhóm mười bảy tỳ-kheo nói:
«Chúng con có đến nhóm sáu tỳ-kheo hỏi, ‹Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiến? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?› Các thầy nhóm sáu tỳ-kheo lại nói, ‹Các ông tự xưng được pháp thượng nhơn,[352] phạm ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo!›»
Vị Thượng tọa tỳ-kheo kia quán sát, biết nhóm sáu tỳ-kheo muốn gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo.
Các tỳ-kheo nghe biết, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Tại sao các thầy gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông lại gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện khiển trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, có số đông tỳ-kheo tập họp lại một chỗ, cùng bàn luận về pháp luật, nhưng có một tỳ-kheo bỏ đi. Sau khi ra đi, vị ấy khởi tâm nghi nói rằng, «Các tỳ-kheo kia có cho là ta đã gieo nghi ngờ cho họ hay không?» Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật dạy:
«Không cố tâm làm thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, cố ý gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác, khiến cho không an tâm, dù chỉ trong chốc lát,[353] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nghi ngờ :[354] làm cho nghi ngờ về sự sanh, tuổi tác, thọ giới, yết-ma, phạm tội, các pháp.[355]
- Làm cho nghi ngờ về sự sanh: Như hỏi, «Thầy sanh bao lâu rồi?» Người ấy trả lời, «Tôi sanh vào lúc ấy.» Lại nói, «Thầy không sanh vào lúc đó đâu. So với thời gian sanh của người khác, thầy chẳng phải sanh lúc đó.» Đó gọi là gieo nghi ngờ về sự sanh.
- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ khi hỏi đến tuổi tác? Như hỏi, «Thầy bao nhiêu tuổi?» Vị ấy trả lời: «Tôi được chừng ấy tuổi.» Lại nói, «Thầy chẳng phải tuổi đó đâu. So với người khác thọ giới, thầy chưa tới tuổi đó.» Đó gọi là hỏi về tuổi tác để gieo nghi ngờ cho người.
- Thế nào gọi là hỏi để gieo nghi ngờ về việc thọ giới? Như hỏi, «Khi thầy thọ giới, chưa đủ hai mươi tuổi. Lại nữa, trong cương giới biệt chúng.» Đó gọi là gieo nghi ngờ khi thọ giới.
- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về yết-ma? Như hỏi, «Khi thầy thọ giới, tác bạch bất thành, yết-ma bất thành, phi pháp biệt chúng?» Đó gọi là hỏi để gieo nghi ngờ khi tác pháp yết-ma.
- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về tội phạm? Như nói, «Thầy phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết.» Đó gọi là gieo nghi ngờ về tội phạm.
- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về các pháp? Như nói, «Thầy hỏi pháp như vậy, tức phạm ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.» Đó gọi là gieo nghi ngờ đối với pháp.
Nếu tỳ-kheo nào cố ý làm cho tỳ-kheo khác nghi; hoặc bằng sự sanh, hoặc về tuổi tác, cho đến gieo nghi ngờ đối với pháp, nói rõ ràng thì phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Sự thật là như vậy, không cố ý tạo nên. Người kia không phải sanh lúc đó; sợ sau này họ nghi hối, vô cớ mà để cho họ thọ sự cúng dường của người, nhận sự kính lễ của đại Tỳ-kheo, nên nói «Thầy chẳng phải sanh vào lúc ấy. So với thời gian sanh của những người khác, nên biết thầy chẳng phải sanh vào thời gian đó.»
Sự thật là như vậy, người kia không phải với số tuổi đó; sợ sau này họ có sự nghi hối, vô cớ mà họ thọ sự lợi dưỡng của người, nhận sự kính lễ của đại tỳ-kheo, cho nên nói «Thầy không phải với số tuổi tác đó. Như tuổi của các tỳ-kheo khác, thì thầy chưa phải là số tuổi đó.»
Sự thật là như vậy, nếu tuổi không đủ hai mươi, trong cương giới biệt chúng; sợ sau họ có sự nghi hối, vô cớ mà họ nhận lợi dưỡng của người, thọ sự kính lễ của đại tỳ-kheo, khiến cho họ biết để trở về trường hợp cũ, sẽ thọ giới lại, nên nói: «Thầy chưa đủ hai mươi tuổi, trong cương giới biệt chúng.»
Sự thật là như vậy, bạch không thành, yết-ma không thành, phi pháp biệt chúng; sợ sau này họ có sự nghi hối, vô cớ mà thọ lợi dưỡng của người, nhận kính lễ của đại tỳ-kheo, nên nói để cho họ biết, trở về lại vị trí cũ, rồi thọ giới lại, nên nói: «Thầy bạch không thành, yết-ma không thành tựu, phi pháp biệt chúng.»
Sự thật là như vậy, phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết; sợ sau họ có sự nghi hối, vô cớ họ thọ lợi dưỡng của người, nhận sự kính lễ của tỳ-kheo trì giới, muốn khiến cho họ biết để như pháp sám hối, nên mới nói «Thầy phạm ba-la-di cho đến ác thuyết.»
Lại nữa, nếu người kia tánh cạn cợt, không biết cách nói năng, cho nên mới nói «Thầy nói như vậy tức là tự xưng pháp thượng nhơn, phạm ba-la-di, chẳng phải hạnh của tỳ-kheo.»
Hoặc nói đùa giỡn, nói gấp gáp, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc nầy nhằm nói việc khác. Tất cả trên, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXIV. CHE GIẤU THÔ TỘI [356]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử quen thân cùng một tỳ-kheo. Song Bạt-nan-đà Thích tử thường hay phạm tội, nên đến nói với tỳ-kheo kia, «Trưởng lão! Tôi thật có phạm tội như vậy, như vậy. Ngài chớ nên nói với người.» Tỳ-kheo kia thuận ý.
Sau đó một thời gian, Bạt-nan-đà Thích tử cùng với tỳ-kheo kia mâu thuẫn nhau. Bấy giờ, tỳ-kheo kia đến nói với các tỳ-kheo khác:
«Bạt-nan-đà Thích tử phạm tội như vậy, như vậy.»
Các tỳ-kheo hỏi tỳ-kheo kia:
«Sao thầy biết?»
Tỳ-kheo kia nói:
«Chính Bạt-nan-đà Thích tử đã nói với tôi.»
Các tỳ-kheo nói:
«Sao thầy không cho các tỳ-kheo khác biết?»
Vị tỳ-kheo kia nói:
«Trước đây tôi thuận tình với Bạt-nan-đà nên không nói. Nay tôi không thuận tình nên nói.»
Các tỳ-kheo nghe biết, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, chê trách Tỳ-kheo kia: «Tại sao thầy che dấu tội của Bạt-nan-đà Thích tử?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo kia:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo, sao lại che dấu tội của Bạt-nan-đà Thích tử?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo kia rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói [679a1] giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, che giấu thô tội của tỳ-kheo khác, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có tỳ-kheo kia không biết có phạm tội thô hay không phạm tội thô, sau mới biết là có phạm tội thô, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề. Có vị nghi hỏi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, đã biết tỳ-kheo khác phạm thô tội mà che giấu,[357] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tội thô: là bốn tội ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa.
Tỳ-kheo kia biết tỳ-kheo khác phạm tội thô; biết lúc tiểu thực, ăn xong mới nói, phạm đột-kiết-la. Sau bữa trưa biết, đến phần đầu của nửa đêm mới nói, phạm đột-kiết-la. Phần đầu của đêm biết, giữa đêm nói, phạm đột-kiết-la. Giữa đêm biết, đến sau đêm muốn nói mà chưa nói, khi bình minh xuất hiện, phạm ba-dật-đề.
Trừ tội thô, che dấu các tội khác, phạm đột-kiết-la. Tự mình che giấu tội thô, phạm đột-kiết-la.
Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, che giấu tội thô của người khác, phạm đột-kiết-la.
Tội thô, tưởng tội thô, ba-dật-đề. Tội thô mà nghi, đột-kiết-la. Chẳng phải tội thô, tưởng tội thô, đột-kiết-la; chẳng phải tội thô mà nghi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết là tội thô, tưởng là không tội thô, hoặc cho người khác biết, hoặc không có người để nói; tâm niệm rằng ‹tôi sẽ nói,› trong thời gian chưa nói, bình minh xuất hiện, hoặc nói sẽ đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn, nên không nói; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXV. TRUYỀN CỤ TÚC, NGƯỜI CHƯA ĐỦ HAI MƯƠI TUỔI[358]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Thế tôn ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành La-duyệt.
Lúc bấy giờ, trong thành La duyệt có 17 đồng tử,[359] trước là bạn thân với nhau. Lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi. Nhà giàu nhất là 80 trăm ngàn;[360] nghèo nhất 80 ngàn. Trong số đó, có một đồng tử tên là Ưu-ba-li.[361] Cha mẹ nó chỉ sanh có một mình nó, vì vậy rất thương yêu, không khi nào muốn nó vắng mặt. Cha mẹ nó nghĩ, «Chúng ta nên cho đứa con này học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực?» Rồi lại nghĩ, «Nên cho học viết chữ[362] trước. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Cha mẹ nó lại nghĩ, «Cho con học viết chữ, cũng làm cho thân sức mệt nhọc.[363] Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực?» Lại suy nghĩ, «Nay, nên cho con học kỹ thuật toán số. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Rồi cha mẹ nó lại nghĩ, «Nay, cho học toán số, cũng làm cho thân sức mệt nhọc.[364] Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực? Nên cho con học kỹ thuật họa tượng. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Sau đó, lại nghĩ, «Nay ta cho học họa, sợ mệt nhọc cho con mắt của nó. Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không mệt nhọc cho con mắt?» Lại nghĩ, «Sa-môn Thích tử khéo tự nuôi thân, an lạc, không có các khổ não. Ta nên cho con ta xuất gia tu đạo trong pháp của sa-môn Thích tử. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, thân không khổ nhọc.»
Sau đó một thời gian, nhóm mười bảy cậu bé[365] nói với đồng tử Ưu-ba-li rằng:
«Bạn có thể theo tụi mình đi xuất gia làm đạo?»
Đồng tử Ưu-ba-li trả lời:
«Mình xuất gia làm gì? Bạn cứ xuất gia đi.»
Bạn thứ hai, bạn thứ ba, trong bọn 17 đồng tử,[366] bảo đồng tử Ưu-ba-li:
«Hãy cùng nhau xuất gia làm đạo. Vì sao? Như bây giờ chúng ta cùng vui đùa với nhau. Khi ấy, chúng ta cũng sẽ vui chơi nô đùa với nhau như bây giờ.»
Khi ấy, đồng tử Ưu-ba-li nói với các đồng tử kia rằng:
«Các bạn đợi mình một chút. Mình phải thưa với cha mẹ mình đã.»
Đồng tử Ưu-ba-li liền đến chỗ cha mẹ thưa:
«Nay con muốn xuất gia làm đạo. Xin ba má cho phép con.»
Cha mẹ Ưu-ba-li liền trả lời:
«Ba má chỉ sanh một mình con. Lòng rất thương yêu. Cho đến, dù chết còn không muốn rời, đâu thể sống mà xa cách.»[367]
Đồng tử Ưu-ba-li xin cha mẹ ba lần như vậy:
«Xin ba má cho phép con được xuất gia.»
Cha mẹ của Ưu-ba-li cũng trả lời như vậy ba lần, rằng:
«Ba má chỉ sanh một mình con. Lòng rất thương yêu. Cho đến, dù chết còn không muốn rời, đâu thể sồng mà xa cách.»
Lúc bấy giờ, cha mẹ nghe Ưu-ba-li ba lần ân cần cầu xin xuất gia, hai ông bà liền nghĩ, «Trước đây chúng ta cũng đã có ý nầy, ‹nên cho con của ta học kỹ thuật nào để sau khi chúng ta qua đời, khiến nó được sự sống đảm bảo, khỏi bị thiếu hụt, không khổ cực thân xác?› Chúng ta định cho nó học viết chữ cho đến học họa để sau khi chúng ta mất đi nó có cuộc sống bảo đảm, không thiếu hụt, thân nó không vất vả. Nhưng lại lo ngại cho con mắt và thân thể phải khổ nhọc. Chúng ta đã nghĩ, chỉ có sa-môn Thích tử mới khéo tự nuôi thân, không có các khổ não. Nếu cho con của chúng ta xuất gia trong đó, quyết định nó sẽ được cuộc sống bảo đảm không có các khổ não.»
Bấy giờ, cha mẹ bảo con mình rằng:
«Nay đã đúng lúc, cha mẹ cho phép con đi xuất gia.»
Bấy giờ, đồng tử Ưu-ba-li trở lại chỗ 17 đồng tử* nói:
«Cha mẹ mình đã cho mình đi xuất gia, nếu các bạn muốn, thì nay đã đúng lúc.»
Các đồng tử liền đến trong Tăng-già-lam, thưa với các tỳ-kheo:
«Bạch chư Đại đức! Chúng con muốn xuất gia học đạo. Xin chư tôn độ cho chúng con được làm đạo.»
Các tỳ-kheo liền độ cho xuất gia, thọ đại giới.
Bấy giờ, các đồng tử vì trước kia đã quen sống sung sướng, không kham ngày ăn một bữa. Nửa đêm đói bụng, lớn tiếng kêu khóc:
«Cho cơm tôi với! Cho cơm tôi với.»
Các tỳ-kheo bảo:
«Trẻ con, hãy đợi trời sáng, nếu chúng Tăng có thức ăn sẽ cùng ăn. Nếu không có, sẽ cùng đi xin. Tại sao vậy? Nơi đây, từ trước đến nay hoàn toàn không có chỗ nấu ăn.»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn ngồi tư duy nơi chỗ vắng trong đêm, nghe tiếng trẻ nít khóc. Biết mà Ngài vẫn cứ hỏi tôn giả A-nan:
«Trẻ con ở đâu mà nửa đêm có tiếng khóc ?»
Bấy giờ, tôn giả A-nan đem nhơn duyên trên bạch đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo tôn giả A-nan:
«Không nên trao đại giới cho người chưa đủ hai mươi tuổi. Tại sao vậy? Người chưa đủ hai mươi tuổi, không kham nổi sự nóng, lạnh, đói khát, gió mưa, mòng muỗi, độc trùng và các lời hung dữ. Nếu thân có các khổ đau thì không thể chịu được. Lại nữa, không kham trì giới; không kham ăn một bữa. A-nan, nên biết, tuổi đủ hai mươi mới kham nổi những việc như trên.»
Bấy giờ, đêm đã qua, đức Thế tôn tập hợp Tăng tỳ-kheo, do nhơn duyên này, bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, người đủ hai mươi tuổi mới cho thọ đại giới; nếu người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thọ đại giới, thì người này không đắc giới, tỳ-kheo kia bị quở trách là người si, phạm ba-dật-đề.
Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo kia không biết người kia đủ hai mươi tuổi hay [680a1] không đủ hai mươi. Sau mới biết là không đủ hai mươi, nên hoặc tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có sự nghi. Đức Phật dạy: «Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, người đủ hai mươi tuổi mới cho thọ đại giới; nếu biết người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thọ đại giới, thì người này không đắc giới, tỳ-kheo kia bị quở trách là người si,[368] phạm ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Người thọ giới kia, chưa đủ hai mươi tuổi. Hòa thượng biết không đủ hai mươi tuổi. Chúng Tăng và người thọ giới cũng biết không đủ hai mươi. Khi hỏi trước chúng, «Ngươi tuổi đủ hai mươi?» Người chưa thọ giới trả lời: hoặc đủ hai mươi, hoặc không đủ hai mươi, hoặc nghi, hoặc không biết rõ số năm, hoặc nín thinh. Hoặc chúng Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng, «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng cũng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới biết tuổi chưa đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng cũng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thưọng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng cũng không phạm.
Người chưa thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới biết không đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới cũng nghi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới biết tuổi chưa đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng và chúng Tăng không phạm.
Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.
Người thọ giới kia, tuổi không đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới cũng không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng và chúng Tăng không phạm.
Tỳ-kheo kia biết người chưa đủ hai mươi tuổi, mà trao đại giới. Ba lần yết-ma xong, Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Bạch rồi, hai yết-ma xong, Hòa thượng phạm ba đột-kiết-la. Bạch rồi, một yết-ma xong, Hòa thượng phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong, Hòa thượng phạm một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, Hòa thượng phạm đột-kiết-la. Nếu chưa bạch, tác phương tiện, hoặc cạo tóc, hoặc muốn tập chúng Hòa thượng và tất cả đều đột-kiết-la. Hoặc chúng tăng tập họp, Hòa thượng đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước không biết; tin người thọ giới nói; hoặc người gần xác chứng; hoặc tin lời cha mẹ; hoặc thọ giới rồi nghi. Đức Phật dạy:
«Cho phép tính năm tháng trong thai, tính tháng nhuần, hoặc tính tất cả 14 ngày thuyết giới để làm niên[369] số thì không phạm.»
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXVI. KHƠI LẠI TRÁNH SỰ[370]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vưòn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: «Thầy không khéo [681a1] quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết, không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›
Bấy giờ, các tỳ-kheo nghĩ rằng: «Tại sao trong Tăng chưa có sự tranh cãi, lại gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có thì không trừ diệt được?»
Các tỳ-kheo quán sát biết do nhóm sáu tỳ-kheo khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi, nói rằng: «Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.»
Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:
«Sao các thầy khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: ‹Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ngươi khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: ‹Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, đấu tranh đã được dập tắt như pháp rồi, sau đó lại khơi dậy, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo không biết việc đấu tranh đã được dập tắt như pháp hay không như pháp, sau đó mới biết là đã được dập tắt như pháp rồi, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết tránh sự đã được dập tắt như pháp rồi,[371] sau đó lại khơi dậy,[372] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Như pháp: Tức là như pháp, như luật, như lời Phật dạy.
Tránh: có bốn thứ: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh và sự tránh.[373]
Tỳ-kheo kia biết tránh sự đã như pháp diệt rồi, sau đó khởi dậy, nói như vầy: «Không khéo quán sát, nên không thành quán sát. Không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết. Không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt.» Nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm đột-kiết-la. Trừ việc đấu tranh này, nếu gợi lại về sau các việc đấu tranh mắng nhiếc khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu tự khơi lại việc đấu tranh của mình, phạm đột-kiết-la.
Ngoài tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni ra, nếu cùng với các người khác đấu tranh mắng nhiếc nhau, sau đó khơi lại, đột-kiết-la.
Quán sát, khởi tưởng quán sát, ba-dật-đề. Quán sát mà nghi, đột-kiết-la. Không thành quán sát, tưởng có quán sát, đột-kiết-la. Không thành quán sát mà nghi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu trước không biết; hoặc quán sát, tưởng không quán sát. Hoặc sự thật là không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt; bèn nói: «Không khéo quán sát, cho đến không thành chấm dứt.» Hoặc nói vui đùa, hoặc nói vội gấp, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc kia. Tất cả không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXVII. ĐI CHUNG VỚI CƯỚP [374]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo từ nước Xá-vệ muốn đến Tỳ-xá-ly. Lúc ấy, có đoàn con buôn cùng đi.[375] Đoàn con buôn này muốn tìm cách lén qua ải trốn thuế Vua. Đoàn buôn hỏi các tỳ-kheo rằng:
«Chư Đại đức muốn đi đâu?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Chúng tôi muốn đến Tỳ-xá-ly.»
Bọn khách buôn nói:
«Chúng tôi có thể cùng đi chung với các ngài được không?»
Các tỳ-kheo nói:
«Được.»
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo cùng bọn khách buôn đi chung đường lén qua ải. Nhưng người giữ ải bắt được, bèn áp giải đến Vua Ba-tư-nặc, và tâu:
«Những người nầy muốn lén qua ải để đóng thuế.»
Nhà Vua hỏi rằng:
«Bọn khách buôn nầy muốn lén qua ải mà trốn thuế. Còn các sa-môn này lại có việc gì?»
Nhân viên quan thuế thưa:
«Họ cùng đi chung với bọn người này.»
Nhà Vua hỏi các tỳ-kheo:
«Thật sự các Đại đức có cùng bọn khách buôn này đi chung hay không?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Thật sự có như vậy.»
Nhà Vua lại hỏi:
«Các ngài có biết bọn con buôn này trốn thuế không?»
Các tỳ-kheo nói:
«Có biết.»
Nhà Vua phán:
«Nếu thật sự có biết, theo pháp luật thì đáng tội chết.»
Bấy giờ, nhà Vua lại tự nghĩ: «Ta là Vua Quán đảnh, đâu nên sát hại sa-môn Thích tử!» Nhà Vua dùng vô số phương tiện khiển trách các tỳ-kheo rồi, trước mọi người, ra lệnh thả các tỳ-kheo. Vâng lệnh Vua, họ liền phóng thích các tỳ-kheo. Bấy giờ, trong đám thần thuộc của Vua đều lớn tiếng nói rằng:
«Sa-môn Thích tử phạm trọng pháp của nhà Vua, tội đáng chết, song nhà Vua chỉ la rầy sơ sơ rồi thả!»
Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo[376]: «Tại sao các Thầy cùng đi chung với bọn khách buôn?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo:
«Tại sao các ông cùng đi với bọn con buôn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rồi, Ngài bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, kết bạn với bọn giặc cướp cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo không biết họ là đồng bọn giặc cướp hay không, sau đó mới biết họ là đồng bọn cướp, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết đó là đồng bọn giặc cướp mà cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo không giao hẹn mà cùng đi nên nghi. Phật dạy:
«Không giao hẹn thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết đó là đồng bọn giặc cướp mà giao hẹn cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn,[377] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bọn giặc: hoặc đi làm giặc rồi trở về, hay mới bắt đầu đi.
Giao hẹn: cùng hứa nhau đến nơi thành nào đó, hoặc thôn nào đó.
Đường: Các con đường đi trong khoảng giữa hai thôn.
Nếu tỳ-kheo biết là bọn giặc, cùng giao hẹn đồng đi chung trên một đường, khoảng giữa khoảng cách của thôn, trong các nẻo đường đó, mỗi đường phạm một ba-dật-đề. Nơi không có thôn, chỗ khoảng đồng không, không có ranh giới của thôn, đi đến mười lý[378] thì phạm ba-dật-đề.
Nếu giao hẹn cùng đi chung nửa đường khoảng giữa hai thôn, phạm đột-kiết-la; dưới mười lý, phạm đột-kiết-la. Đi trong phạm vi của một thôn, phạm đột-kiết-la.
Phương tiện muốn đi mà không đi, cùng giao hẹn mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu trước không biết; không cùng giao hẹn đồng đi; vì sự an ổn mà đến đó. Hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXVIII. KIÊN TRÌ ÁC KIẾN[379]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo tự là A-lê-tra,[380] sanh ác kiến như vầy: «Tôi hiểu pháp mà đức Thế tôn nói pháp, trong đó có chỗ nói phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»[381]
Khi ấy, các tỳ-kheo nghe tỳ-kheo A-lê-tra khởi sanh ác kiến rằng, «Tôi hiểu pháp do đức Thế tôn nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.» Các tỳ-kheo nghe đó, muốn trừ bỏ ác kiến ấy của tỳ-kheo A-lê-tra, nên liền đến chỗ A-lê-tra, cung kính chào hỏi xong, ngồi qua một bên. Các tỳ-kheo nói với tỳ-kheo A-lê-tra rằng:
«Có thật thầy hiểu pháp do đức Thế tôn nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo không?»
A-lê-tra trả lời:
«Thật sự tôi hiểu pháp do đức Thế tôn nói phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo muốn trừ bỏ ác kiến ấy của A-lê-tra, nên ân cần nói:
«Nầy A-lê-tra, chớ nói lời như vậy. Chớ xuyên tạc đức Thế tôn. Xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. A-lê-tra, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói pháp, dạy bảo đoạn ái dục, biết dục tưởng, dạy trừ ái dục, đoạn ái dục tưởng; trừ sự thiêu đốt do ái dục, vượt qua sự ràng buộc bởi ái. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói: ‹Dục như hầm lửa lớn, dục như cây đuốc, cũng như trái chín, dục như vật vay mượn, dục như xương khô, dục như miếng thịt, như cảnh thấy trong mộng, dục như dao bén, dục như đồ gốm mới nặn đựng nước để giữa nắng, dục như đầu rắn độc, dục như nắm lưỡi gươm bén, dục như cây kích nhọn.› Đức Thế tôn nói về dục như vậy.
«A-lê-tra, pháp mà Đức Thế tôn khéo nói là như vầy: đoạn trừ dục, không còn dục, trừ cáu bẩn, không cáu bẩn, điều phục khát ái, diệt trừ hang ổ,[382] thoát ly tất cả các sự trói buộc, ái tận Niết-bàn. Pháp mà Đức Phật nói là như vậy. Sao thầy lại nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo?»
Các tỳ-kheo ân cần khuyên nói với A-lê-tra như vậy. Tỳ-kheo A-lê-tra vẫn kiên trì ác kiến, lại nói một cách quả quyết khẳng định rằng: «Đây là điều chơn thật, ngoài ra đều là hư vọng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo không thể trừ bỏ ác kiến đó của tỳ-kheo A-lê-tra, nên đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo một tỳ-kheo:
«Ngươi thừa lệnh của Ta, đi gọi tỳ-kheo A-lê-tra đến đây.»
Tỳ-kheo kia vâng lời dạy, liền đến chỗ tỳ-kheo A-lê-tra nói rằng:
«Đức Thế tôn sai gọi thầy.»
Bấy giờ, tỳ-kheo A-lê-tra nghe Phật gọi liền đi đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên. Phật hỏi Tỳ-kheo A-lê-tra:
«Thật sự ông có nói, ‹Tôi biết pháp do Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo› hay không?»
A-lê-tra trả lời:
«Kính bạch Đại đức! Sự thật con có nói như vậy.»
Đức Phật bảo A-lê-tra:
«Sao ông lại hiểu pháp Ta nói là như vậy? Ta đã dùng vô số phương tiện nói đoạn dục ái... » như trên đã nói.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách A-lê-tra rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép chúng Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián cho bỏ việc nầy, bằng bạch tứ yết-ma ha gián .[383] Nên ha gián như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng làm yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lê-tra này, nói như vầy: ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đối với tỳ-kheo A-lê-tra mà tác pháp ha gián, cho bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy A-lê-tra, ngươi chớ nên nói như vậy. Chớ nên xuyên tạc đức Thế tôn. Xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói dâm dục là pháp chướng đạo. Nếu phạm dâm dục là pháp chướng đạo.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lê-tra nầy nói như vầy: ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Nay Tăng tác pháp can gián, để bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy A-lê-tra, Thầy chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói dâm dục là pháp chướng đạo, nếu phạm dâm dục tức là pháp chướng đạo.› Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián cho bỏ việc này, thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc nầy ghi nhận như vậy.»
Nên tác pháp khiển trách tỳ-kheo A-lê-tra như vậy để bỏ việc ấy, bằng bạch tứ yết-ma. Các tỳ-kheo bạch Phật.[384] Đức Phật dạy:
«Nếu có tỳ-kheo khác mà cũng nói như vậy, ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo;› thì chúng Tăng cũng can gián bằng pháp bạch tứ yết-ma như vậy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, nói như vầy: ‹Tôi biết, theo pháp do đức phật nói, sự hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.› Các tỳ-kheo kia nên can gián tỳ-kheo này rằng: ‹Đại đức, chớ nói như vậy; chớ xuyên tạc đức Thế tôn; xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng sự hành dâm dục là pháp chướng đao.› Khi các tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này mà tỳ-kheo này không bỏ, thì các tỳ-kheo kia nên can gián ba lần cho bỏ sự này. Nếu can gián ba lần, bỏ thì tốt, không bỏ, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo kia nói như vầy: «Tôi biết pháp do Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo». Tỳ-kheo kia can gián Tỳ-kheo nầy rằng: «Thầy chớ nên nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt! Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng, sự hành dâm dục là pháp chướng đạo. Nay, thầy nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách mà phạm tội.»
Nếu vị ấy nghe theo lời can gián thì tốt; bằng không, nên tác bạch. Bạch rồi nên nói: «Tôi đã tác bạch xong. Còn có các yết-ma nữa. Thầy nên bỏ việc nầy, đừng để Tăng quở trách mà phạm tội.»
Vị ấy nghe theo lời can thì tốt. Bằng không, nên tác pháp sơ yết-ma. Tác pháp sơ yết-ma rồi nên nói: «Tôi đã tác pháp sơ yết-ma rồi. Còn hai pháp yết-ma nữa. Thầy nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách mà phạm tội.»
Nếu nghe theo lời thì tốt. Bằng không thì nên tác pháp yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi nên nói: «Đã tác yết-ma lần thứ hai rồi. Còn lại một pháp yết-ma nữa. [683a1] Thầy nên bỏ việc này, đừng để chúng Tăng quở trách mà phạm tội.»
Nếu nghe lời can càng tốt. Bằng không, xướng yết-ma lần thứ ba xong, vị ấy phạm ba-dật-đề.[385]
Tác bạch rồi, yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ thì phạm ba đột-kiết-la. Tác bạch rồi, yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ thì phạm hai đột-kiết-la. Tác bạch rồi mà bỏ, phạm một đột-kiết-la. Nếu tác bạch chưa xong mà bỏ, phạm đột-kiết-la. Nếu chưa tác bạch mà nói: tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Khi tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này, có tỳ-kheo khác ngăn, hoặc tỳ-kheo-ni ngăn, hay là kẻ khác ngăn rằng: «Thầy đừng bỏ việc ấy.» Chúng Tăng can gián, dùng cách không can gián để ngăn, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Khi mới bắt đều nói liền bỏ; hoặc là can gián phi pháp biệt chúng, hay can gián phi pháp hòa hợp, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp, phi pháp, phi tỳ-ni, phi Phật sở thuyết; hoặc không can gián; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXIX. HỖ TRỢ TỲ-KHEO BỊ XẢ TRÍ[386]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo A-lê-tra sanh ác kiến, chúng Tăng can gián mà cố không bỏ.
Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo A-lê-tra: «Tại sao thầy phát sanh ác kiến, chúng Tăng can gián, mà thầy không bỏ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo A-lê-tra:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. A-lê-tra! Tại sao ông phát sanh ác kiến, chúng Tăng can gián mà ông cố không bỏ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo A-lê-tra rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, chúng Tăng đối với tỳ-kheo A-lê-tra tác cử vì không bỏ ác kiến,[387] bằng bạch tứ yết-ma. Chúng Tăng nên vì tỳ-kheo A-lê-tra tác cử. Tác cử tội rồi tác ức niệm. Tác ức niệm như vậy rồi dữ tội.[388] Trong chúng nên cử một vị có khả năng tác pháp yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. A-lê-tra này phát sanh ác kiến. Chúng Tăng ha gián mà cố ý không bỏ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Nay Tăng đối với A-lê-tra tác pháp Yết-ma không bỏ ác kiến. Đây là lời tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo A-lê-tra này sanh ác kiến. Chúng Tăng can gián mà cố tâm không bỏ. Nay Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến cho tỳ-kheo A-lê-tra rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Khi Tăng tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến cho tỳ-kheo A-lê-tra, nhóm sáu tỳ-kheo lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng chung yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện.
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tỳ-kheo A-lê-tra bị Tăng cho pháp cử yết-ma vì không bỏ ác kiến. Tại sao các thầy lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng ngủ, cùng nói chuyện?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, tỳ-kheo A-lê-tra bị Tăng cho pháp cử yết-ma vì không bỏ ác kiến, tại sao các ông cung cấp các thứ cần dùng, cùng ngủ, cùng nói chuyện?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cùng với người chưa được tác pháp (giải),[389] có ác kiến như vậy mà chưa bỏ,[390] lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi. Khi ấy các tỳ-kheo không biết có nói như vậy hay không nói như vậy, sau mới biết là có nói như vậy, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết người nói lời như vậy, chưa được tác pháp (giải), có tà kiến như vậy mà chưa bỏ, lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nói lời như vậy: là như nói: «Tôi nghe đức Thế tôn nói pháp, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo»
Chưa tác pháp giải: nếu bị cử, mà chưa được giải.
Thấy như vậy: như hiểu biết rằng pháp do Đức Thế tôn nói chẳng phải pháp chướng đạo.
Không bỏ ác kiến: chúng Tăng can gián mà không bỏ ác kiến.
Cung cấp những thứ cần dùng: có hai thứ là pháp và tài.
- Pháp: dạy tu tập tăng thượng giới, tăng thượng ý, tăng thượng trí, học vấn, tụng kinh.
- Tài: cung cấp y phục, ẩm thực, giường, ngọa cụ, thuốc thang chữa bệnh.
Đồng yết-ma: tức đồng thuyết giới.
Cùng ngủ: nhà có bốn vách, lợp tất cả và ngăn che tất cả; hoặc lợp tất cả hoặc lợp tất cả mà không ngăn tất cả; hoặc tất cả có ngăn mà không lợp tất cả; hoặc không lợp hết, không ngăn hết. Nếu tỳ-kheo vào trong nhà trước, sau đó có người nói như vậy mới đến; hay là người nói như vậy vào trước, tỳ-kheo đến sau; hoặc hai người đều vào ngủ, tùy theo hông dính chiếu tất cả đều phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm
Sự không phạm: Tỳ-kheo không biết nên vào ngủ; tỳ-kheo ở trong nhà trước, người nói như vậy đến sau, vào nhà tỳ-kheo không biết; hoặc là nhà có lợp tất cả mà không ngăn bốn bên; hoặc lợp tất cả mà ngăn phân nửa; hoặc lợp tất cả mà ngăn một ít thôi; hoặc ngăn tất cả mà không lợp; hoặc ngăn tất cả mà lợp một phần hai, hoặc ngăn tất cả mà lợp một ít thôi; hoặc lợp một phần hai, ngăn một phần hai, hoặc lợp một ít; hoặc không lợp không ngăn, hoặc đất trống, tất cả những trường hợp như vậy mà không biết; thảy đều không phạm. Hoặc bị bệnh té xuống đất; hoặc bị bệnh chuyển mình; hoặc bị thế lực bắt; hoặc bị trói nhốt; hoặc bị mạng nạn; phạm hạnh nạn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXX. BAO CHE SA-DI BỊ ĐUỔI [391]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử có hai ông sa-di, một ông tên là Yết-na,[392] ông thứ hai tên là Ma-hầu-ca. Hai người này không biết hổ thẹn, cùng nhau làm việc bất tịnh. Chúng tự [684a1] nói với nhau: «Chúng tôi nghe pháp từ Phật nói, rằng hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách hai sa-di rằng:
«Sao hai ngươi lại nói với nhau rằng, ‹Pháp tôi nghe từ đức Phật, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách hai sa-di:
«Việc các ngươi làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ngươi nói với nhau rằng, pháp mà các ngươi nghe từ đức Thế tôn, trong đó hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách hai sa-di rồi, bảo các tỳ-kheo:
Từ nay về sau, cho hai sa-di nầy pháp ha gián[393] cho bỏ việc nầy, bằng bạch tứ yết-ma, tác pháp ha gián như sau: Bảo hai sa-di đứng trước chúng Tăng, nơi mắt thấy mà tai không nghe. Trong chúng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di kia cùng nhau nói rằng: ‹Tôi nghe pháp từ đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, quở trách hai sa-di kia cho bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy, sa-di! Chớ nói như vậy. Chớ xuyên tạc Thế tôn. Xuyên tạc Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Nầy sa-di, đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói, hành dâm dục là pháp chướng đạo.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Hai sa-di kia cùng nói với nhau rằng, ‹pháp tôi nghe từ đức Thế tôn, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.› Nay, Tăng tác pháp can gián quở trách hai sa-di kia cho họ bỏ việc này, rằng, ‹Nầy, sa-di! Chớ nói như vậy. Chớ xuyên tạc Thế tôn. Xuyên tạc Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Nầy sa-di, đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói, hành dâm dục là pháp chướng đạo.› Các trưởng lão nào chấp thuận, nay Tăng quở trách hai sa-di kia khiến cho họ bỏ việc nầy thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai và thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận quở trách hai sa-di nầy rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Hai sa-di kia, đã bị chúng Tăng quở trách, nhưng cố tâm không bỏ việc nầy.
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách hai Sa-di: «Tại sao các ngươi đã được Tăng quở trách mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách hai sa-di:
«Việc các ngươi làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này hai sa-di! Tại sao đã bị chúng Tăng quở trách mà các ngươi không chịu bỏ ác kiến?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách hai sa-di rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Chúng Tăng nên cho hai sa-di pháp diệt tẫn[394] vì không bỏ ác kiến, bằng bạch tứ yết-ma, diễn tiến như sau:
«Đem hai sa-di đến trước chúng, bảo họ đứng chỗ thấy mà không nghe. Trong chúng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di nầy, đã bị chúng Tăng quở trách mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng tác pháp diệt tẫn hai sa-di này vì không bỏ ác kiến. Từ nay về sau hai sa-di này không nên nói: ‹Đức Phật là Thế tôn của tôi.› Không được đi theo các tỳ-kheo. Như các sa-di khác, được phép cùng các tỳ-kheo ngủ hai, ba đêm, các ông không được điều đó. Các ông phải đi cho khuất, không nên ở nơi đây. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di nầy đã bị chúng Tăng quở trách, mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến, nay chúng Tăng trao pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này, vì không bỏ ác kiến. Từ nay về sau, hai sa-di nầy không được nói: ‹Đức Phật là Thế tôn của tôi.› Không được đi theo các tỳ-kheo. Như các sa-di khác được phép cùng các tỳ-kheo ngủ hai, ba đêm, nay hai ông không được điều đó. Các ông phải đi khỏi chỗ này, không được ở nơi đây. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng tác pháp diệt tẫn đối với hai sa-di này vì không bỏ ác kiến, thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói: Đây là yết-ma lần thứ nhất» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã đồng ý tác pháp diệt tẫn đối với hai sa-di vì không chịu bỏ ác kiến rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»
Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn cho hai sa-di này vì không chịu bỏ ác kiến, nhưng họ vẫn dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ đêm.
Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này vì không xả bỏ ác kiến, mà vẫn dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ với chúng?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này vì không bỏ ác kiến, mà lại dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Sa-di nào, nói như vầy: ‹Tôi nghe pháp từ đức Thế tôn, nói rằng hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Các tỳ-kheo nên can gián sa-di này như vầy: Ông chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt! đức Thế tôn không nói như vậy, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng hành dâm dục là pháp chướng đao.› Khi tỳ-kheo kia can gián như vậy, sa-di này vẫn kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo kia nên can gián đến ba lần, khiến cho bỏ việc ấy. Can gián ba lần, bỏ thì tốt; không bỏ, tỳ-kheo kia nên nói với sa-di ấy rằng: ‹Từ nay về sau, ông không được nói: ‘Đức Phật là Thế tôn của tôi.’ không được đi theo các tỳ-kheo khác. Các sa-di khác được cùng tỳ-kheo ngủ hai ba đêm; nhưng ông không được việc ấy nữa. Ông phải ra khỏi nơi này, không nên ở đây nữa.’› Nếu tỳ-kheo biết sa-di đã bị tẫn ở trong chúng như vậy, mà vẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Hai sa-di kia bị tẫn xuất khỏi thành, liền ra ngoài thôn xóm để xin ở, nhưng ngoài thành cũng bị tẫn xuất nên lại vào trong thành xin ở. Các tỳ-kheo không biết người ấy bị tẫn xuất hay không bị tẫn xuất, sau đó mới biết là họ bị tẫn xuất, hoặc tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có sự nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết sa-di nói như vầy: ‹Tôi nghe pháp từ đức Phật, nói rằng: ‘hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo’. Các tỳ-kheo nên can gián sa-di này như vầy: ‘Ông đừng xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Này sa-di, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng hành dâm dục là pháp chướng đạo.’ Khi các tỳ-kheo kia can gián sa-di này mà vẫn kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián cho đến ba lần, khiến cho sa-di bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt; nếu không bỏ, các tỳ-kheo nên nói với sa-di ấy rằng: ‘Từ nay về sau, ông không được nó rằng: ‘Đức Phật là Thế tôn của tôi.’ Không được đi theo các tỳ-kheo khác. Các sa-di khác được phép cùng ngủ hai, ba đêm với tỳ-kheo, nhưng nay ông không được phép đó. Ông phải ra khỏi nơi này, không nên ở đây nữa.’› Nếu tỳ-kheo biết sa-di đã bị tẫn ở trong chúng như vậy, mà vẫn dụ đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Diệt tẫn: Tăng tác pháp bạch tứ yết-ma để đuổi.
Nuôi dưỡng: hoặc tự mình nuôi, hoặc cho người nuôi.
Dụ: hoặc tự mình dụ hoặc sai người dụ.
Cùng ngủ chung: như đã nói ở trước.
Nếu tỳ-kheo vào ngủ trước, người bị diệt tẫn đến sau; hoặc người bị diệt tẫn vào trước, tỳ-kheo đến sau; hoặc cả hai người cùng đến, tùy theo hông dính xuống chiếu, chuyển mình, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết; hoặc tỳ-kheo đến trước, người bị diệt tẫn đến sau, tỳ-kheo không biết. Hoặc phòng ở bốn bên, không ngăn, trên có lợp… (nt) nơi đất trống thì không phạm. Hoặc cơn đảo lộn phát sanh té xuống đất, hoặc bệnh động chuyển, hoặc bị thế lực bắt, trói, mạng nạn, phạm hạnh nạn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [395] Chú thích:
[350] Ngũ phần: ba-dật-đề 52; Tăng kỳ: 62; Thạp tụng, Căn bản: 62. Pali, Pāc. 77.
[351] Các bộ đều nói, gieo nghi ngờ 17 tỳ-kheo này không đắc giới cụ túc vì thọ không như pháp.
[352] Đoạn trên, không nêu tội danh này.
[353] Thập tụng 16 (T23n1435, tr.111b17) «Chỉ với mục đích ấy chứ không gì khác.»
[354] Nghi não 疑惱. Ngũ phần, Tăng kỳ, Thập tụng: nghi hối 疑悔. Căn bản: não 惱. Pali: sañcicca kukkuccaṃ upadaheyya, cố ý khơi dậy sự hoang mang (hối tiếc).
[355] Tăng kỳ: trưng dẫn gây nghi ngờ về sự đắc giới: sanh hay tuổi tác; yết-ma, hình tướng, bệnh, tội, mạ lỵ, kết sử.
[356] Ngũ phần: ba-dật-đề 74; Tăng kỳ: 60; Thập tụng, Căn bản: 50; Pali, Pāc. 64.
[357] Ngũ phần: «che giấu qua một đêm.» Thập tụng: «che giấu nhẫn đến một đêm.»
[358] Ngũ phần: ba-dật-đề 61; Tăng kỳ: 71; Thập tụng, Căn bản: 72. Pali, Pāc.65.
[359] Tăng kỳ 19 (T22n1425, tr.383a14): nhân duyên bởi «thập lục quần tỳ kheo,» và cha con Ma-ha-la.
[360] Tức 8.000.000 (tiền vàng).
[361] Cf. Vin.i. 77 Upāli(dāraka).
[362] Hán: học thư 學書. Pali nt.: lekhaṃ sikkheyya.
[363] Pali nt.: lekhaṃ sikkhissati aṅguliyo dukkhā bhavissanti, «nếu nó học viết, sẽ khổ cho các ngón tay.»
[364] Pali, nt.: gaṇaṃ sikkhissati urassa dukkho bhavissati, «học toán số, sẽ khổ cho cái ngực.»
[365] Nguyên Hán: thập thất quần đồng tử 十七群童子, tính dư một cậu. Pali: Upāli đến rủ bọn nhỏ kia.
[366] Xem cht. trên.
[367] Đoạn đối thoại này mâu thuẫn với tường thuật trên. Có sự nhầm lẫn nào đó trong bản Hán.
[368] Si cố 癡故. Tăng kỳ 19, không nói. Ngũ phần 8, thay bằng «pháp ấy phải như vậy 是法應爾.» Thập tụng 16: «sự việc ấy phải như vậy 是事應爾.» Pali: te ca bhikkhū gārayhā, idaṃ tasmiṃ pācittiyan’ti, «các tỳ-kheo ấy đang bị khiển trách; cái này trong đây ba-dật-đề.» Bản Skt. ayaṃ tatra samaya, «trong đây sự việc này là hợp thức.»
[369] Tính tất cả các tháng âm lịch thiếu.
[370] Ngũ phần 6: ba-dật-đề 5; Tăng kỳ 12: 4; Thập tụng, Căn bản 26: 4. Pali, Pc. 63.
[371] Giới văn trong bản: «đã được sám hối như pháp.» Ngũ phần: «Sự việc đã được Tăng xử đoán như pháp.»
[372] Tăng kỳ thêm: «… nói rằng, yết-ma này bất thành. Hãy tác pháp lại với nhân duyên như vậy, không khác…»
[373] Xem Ch. viii. Diệt tránh.
[374] Ngũ phần 9: ba-dật-đề 66; Tăng kỳ 19: 72; Thập tụng 16, Căn bản 41: 71. Pali, Pāc. 66.
[375] Ngũ phần (T22n1421, tr.63b22): biên giới hai nước không an ninh, tỳ-kheo tháp tùng bọn cướp để được bảo vệ. Tăng kỳ (T22n1425, tr.384a01): tỳ-kheo tháp tùng bọn cướp để không lạc đường.
[376] Đoạn trên nói «số đông các tỳ-kheo.»
[377] Nhất thôn gian 一村間. Ngũ phần: «từ tụ lạc này đến tụ lạc kia…»
[378] Thập tụng (T23n1435, tr.116b04): một câu-lô-xá.
[379] Ngũ phần: ba-dật-đề 48; Tăng kỳ: 45; Thập tụng, Căn bản: 55. Pali, Pāc. 68.
[380] A-lê-tra 阿梨吒. Căn bản 39: Vô Tướng 無相. Pali: Ariṭṭha, Vin. iv. 133; M.i. 130; S.v. 314.
[381] Cf. Trung A-hàm 54, kinh 200 «A-lê-tra», (T1, tr.763b). M. i. 130-2. Ngũ phần: «Pháp chướng đạo mà Phật nói, thật sự không chướng ngại đạo.»
[382] Hán: sào quật (= khốt) 巢窟; Pali: ālaya (= a-lại-da) xem đoạn sau, quyển 32 (T22n1428, tr.787a03), «Thọ giới kiền độ.»
[383] Ha gián yết ma 呵諫. Xem thêm điều 69 dưới: can gián không bỏ, Tăng tác cử yết-ma. Thập tụng 15 (T23n1435, tr.106a20): tăng tác yết-ma ước sắc 約敕. Nếu vẫn không bỏ, tác tẩn yết-ma pháp 擯羯磨法. Căn bản 39 (T23n1442, tr.840b25, T23n1442, tr.840c26): yết-ma can gián (biệt gián sự 事別諫) mà không bỏ, tăng tác yết-ma xả trí 捨置羯磨. Tăng kỳ 18 (T22n1425, tr.367b13): tác cử yết-ma 作舉羯磨. Vin.ii. 25: ukkhepaniya-kamma, yết-ma xả trí.
[384] Trong bản có thể nhảy sót.
[385] Xem cht. 385 trên.
[386] Ngũ phần: ba-dật-đề 49; Tăng kỳ: 46; Thập tụng, Căn bản: 56. Pali, Pāc. 69.
[387] Yết-ma «ác kiến bất xả 惡見不捨.» Xem cht. 385 điều 68 trên. Pali, Vin.ii. 28: pāpikāya diṭṭhiyā appaṭinissagge ukkhepanīyakammaṃ.
[388] Diễn tiến tác pháp: tác cử 作舉, nêu tội danh; tác ức niệm 作憶念, khiến cho tự thú nhận; dữ tội 與罪, phán quyết có tội. Pali: codetvā...sāretvā āpattiṃ āropetabbo.
[389] Ngũ phần: «không như pháp hối.» Tăng kỳ: «đã bị tăng tác cử yết-ma mà chưa như pháp giải.»
[390] Căn bản: «Chư tuỳ thuận pháp không bỏ ác kiến.»
[391] Ngũ phần: ba-dật-đê 50; Tăng kỳ: 57; Thập tụng, Căn bản: 57. Pali, Pāc. 70.
[392] Yết-na 羯那; và Ma-hầu-ca 摩睺迦. Căn bản: hai sa-di tên Lợi Thích 利刺 và Trường Đại 長大. Tăng kỳ: đệ tử của A-lê-tra là sa-di Pháp Dữ 法與. Thập tụng, có (một) sa-di tên Ma-ca 摩伽. Pali: sa-di Kaṇḍaka.
[393] Ngũ phần, và các bộ: Tăng khuyên dạy ba lần cho bỏ; không có văn yết-ma ha gián.
[394] Ác kiến bất xả diệt tẫn yết ma 惡見不捨滅擯羯磨. Pali, Vin.iv. 138: Tăng đuổi Sa-di Kaṇḍaka, saṅgho kaṇṭakaṃ samaṇuddesaṃ nāsetu, không có văn yết ma.
[395] Bản Hán, hết quyển 17.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.253.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.