Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích LXXI. KHÔNG CHỊU HỌC GIỚI[396]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la tại nước Câu-thiểm-tỳ. Lúc ấy, tỳ-kheo Xiển-đà[397] được các tỳ-kheo khác như pháp can gián, mà lại nói: «Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà: «Tại sao các tỳ-kheo như pháp can gián, thầy lại nói rằng, ‹Nay tôi không học giới này, tôi phải hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã.›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo Xiển-đà, tại sao các tỳ-kheo như pháp can gián, ông lại nói, ‹Nay tôi không học giới này, tôi phải hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã.›?»
Dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Xiển-đà rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào,[398] khi được các tỳ-kheo khác như pháp can gián lại nói như vầy: ‹Tôi nay không học giới này, tôi sẽ nạn vấn các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã›, ba-dật-đề. Nếu vì muốn biết hay vì muốn học thì mới nên nạn vấn. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Như pháp: là như pháp, như luật, như lời Phật dạy.
Tỳ-kheo kia như pháp can gián tỳ-kheo này, tỳ-kheo này nói: «Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ nạn vấn các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác.» Nếu nói rõ ràng thì phạm ba-dật-đề, nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tỳ-kheo can gián kia ngu si, không hiểu rõ; tỳ-kheo này nên nói: «Thầy trở về hỏi Hòa thượng, A-xà-lê của thầy đã. Thầy phải học hỏi thêm, tụng kinh thêm.» Hoặc là sự thật đúng như vậy. Hoặc nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc khác. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXII. KHINH CHÊ HỌC GIỚI [399]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, có số đông tỳ-kheo tập hợp lại một chỗ tụng chánh pháp, tụng tỳ-ni.[400] Nhóm sáu tỳ-kheo cùng bảo nhau rằng: «Các tỳ-kheo này tập họp một chỗ tụng chánh pháp, tụng tỳ-ni. Các tỳ-kheo kia tụng luật thông suốt, tất sẽ thường xuyên cử tội ta. Nay, ta nên đến nơi chỗ các tỳ-kheo kia nói rằng, ‹Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt[401] này làm gì? Nếu muốn tụng thì nên tụng bốn sự. Nếu quyết muốn tụng nữa thì tụng bốn sự và mười ba sự. Còn lại, không nên tụng. Tại sao vậy? Nếu các trưởng lão tụng những giới này thì khiến cho người hoài nghi, ưu não.›»
Rồi Lục quần bèn đến nói với tỳ-kheo kia rằng:
«Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt này làm gì? Nếu muốn tụng thì nên tụng bốn sự. Nếu quyết muốn tụng nữa thì tụng bốn sự và mười ba sự. Còn lại, không nên tụng. Tại sao vậy? Nếu các trưởng lão tụng những giới này thì khiến cho người hoài nghi, ưu não.»
Các tỳ-kheo quan sát liền biết, nhóm sáu tỳ-kheo này muốn diệt pháp nên nói như vậy.
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao, các thầy muốn diệt pháp, nên nói như vậy phải không?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao, các ngươi muốn diệt pháp, nên nói như vậy phải không?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười [686a1] cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi thuyết giới,[402] nói như vầy: ‹Đại đức, thuyết những giới vụn vặt như vậy để làm gì? Khi nói các giới ấy, khiến cho người sanh ra hoài nghi, phiền muộn xấu hổ;› vì khinh chê giới, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo kia, khi tự mình nói giới hay người khác nói giới, hoặc khi tụng giới mà nói như vầy: «Trưởng lão, tụng những giới vụn vặt này để làm gì? Nếu muốn tụng nên tụng bốn việc; nếu quyết tụng nữa thì chỉ nên tụng bốn việc và mười ba việc. Tại sao vậy? Vì khi tụng các giới này thì khiến cho người sanh lòng hoài nghi, phiền não xấu hổ.» Nói như vậy mà rõ ràng, thì phạm ba-dật-đề, không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Chê bai tỳ-ni ba-dật-đề. Chê bai A-tỳ-đàm, đột-kiết-la, chê bai các thứ khế kinh khác, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu nói trước tụng A-tỳ-đàm, sau đó mới tụng luật, trước tụng các khế kinh, sau mới tụng luật. Hoặc có bệnh, đợi cho lành, sau đó mới tụng luật. Đối trong Phật pháp phải cần cầu phương tiện, đắc bốn quả A-la-hán, sau đó sẽ tụng luật. Nói lời nói cố tâm không cho chánh pháp bị tiêu diệt, hoặc nói vui giỡn, hoặc nói gấp vội, nói trong mộng, nói một mình, muốn nói việc này nhầm nói việc khác thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. LXXIII. VÔ TRI HỌC GIỚI [403]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây kỳ-đà nước Xá-vệ. Có một tỳ-kheo trong nhóm lục quần, khi đang nghe giới, phạm tội và tự biết mình phạm tội, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu lên, bèn đến trước vị thanh tịnh tỳ-kheo nói:
«Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.»
Các tỳ-kheo xét biết, đây là khi đang thuyết giới nhóm sáu tỳ-kheo phạm tội, tự mình biết rõ tội chướng, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: «Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao, các thầy, khi đang thuyết giới, phạm tội, tự mình biểt rõ tội chướng, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: ‹Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao khi nói giới, tự biết có phạm tội, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: ‹Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.›?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi thuyết giới, nói như vầy: ‹Nay tôi mới biết, pháp này ghi trong giới kinh mỗi nửa tháng tụng một lần, xuất từ trong giới kinh.› Các tỳ-kheo khác biết tỳ-kheo này không những hai, ba lần mà nhiều lần có ngồi trong chỗ thuyết giới. Tỳ-kheo kia, không phải do vì không rõ.[404] Nếu có phạm tội thì nên xử trị như pháp, lại chồng thêm tội vô tri,[405]bảo rằng: ‹Trưởng lão, thật không ích lợi, không có sở đắc tốt đẹp nào cho ngài, vì khi tụng giới ngài không dụng tâm suy nghĩ, không một lòng nhiếp niệm để nghe pháp. Vị kia, là kẻ vô tri,[406] ba-dật-đề.[407] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo kia: Khi chính mình thuyết giới, hay người khác thuyết giới, hoặc khi tụng giới, nói như vầy: «Này, trưởng lão! Nay tôi mới biết pháp này có ghi trong giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần xuất từ trong giới kinh.› Các tỳ-kheo biết tỳ-kheo này không những hai, ba lần mà là nhiều lần dự Bố-tát. Tỳ-kheo kia không phải do vì không biết rõ, mà tuỳ theo chỗ phạm tội mà xử trị như pháp, lại tăng thêm tội vô tri, rằng,[408] «Trưởng lão! Thật không lợi, không có sở đắc tốt đẹp nào cho ngài, vì khi tụng giới ngài không khéo dụng ý tư duy, không một lòng nghe pháp.» Vì vô tri cho nên bị tác pháp chồng thêm, ba-dật-đề. Nếu không tác pháp, tỳ-kheo đó phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Vị ấy chưa từng nghe nói giới, nay mới nghe; hoặc chưa từng nghe nói rộng, nay mới nghe; hoặc nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng; muốn nói việc này nhầm nói việc khác; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. bức bách LXXIV. PHỦ NHẬN YẾT-MA [409]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt. Lúc ấy, tôn giả tỳ-kheo Đạp-bà-ma-la Tử được chúng Tăng sai phụ trách giường nằm, chỗ ngồi, ngọa cụ của chúng Tăng, và phân phối ẩm thực. Tôn giả bận lo việc của Tăng, việc của tháp, nên những lễ hội bố thí của các gia chủ bên ngoài, nhân xây cất chùa mới, xây cất phòng mới, đào ao mới, đào giếng mới, Tôn giả không rảnh để đến dự. Do vậy, y phục của tôn giả bị rách nát, cáu bẩn, không sạch sẽ.
Một hôm, có người dâng cho chúng Tăng một chiếc y quý giá. Chúng Tăng cùng bảo nhau rằng, «Tôn giả tỳ-kheo Đạp-bà-ma-la Tử được chúng Tăng sai phụ trách giường nằm, chỗ ngồi, ngọa cụ của chúng Tăng, và phân phối ẩm thực. Tôn giả bận lo việc của Tăng, việc của tháp, nên những lễ hội bố thí của các gia chủ bên ngoài, nhân xây cất chùa mới, xây cất phòng mới, đào ao mới, đào giếng mới, Tôn giả không rảnh để đến dự. Do vậy, y phục của tôn giả bị rách nát, cáu bẩn, không sạch sẽ. Chúng ta nên đem y này trao cho tôn giả.»
Rồi chúng Tăng, sau khi tác bạch nhị Yết-ma, đem y trao cho Tôn giả.
Trong lúc bạch yết-ma, nhóm sáu tỳ-kheo cũng có mặt trong chúng. Khi trao y cho tôn giả rồi, nhóm sáu tỳ-kheo lại nói:
«Các tỳ-kheo này, theo chỗ quen thân của mình, mà lấy y của chúng đem cho.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:
«Sao, các thầy cùng có mặt trong chúng khi tác yết-ma trao y cho vị kia; sau lại nói, ‹Các tỳ-kheo, theo chỗ quen biết riêng của mình, lấy y của chúng tăng đem cho.›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông cùng tập hợp một chỗ tác bạch yết-ma đem y trao cho vị kia. Sau khi y đã được trao, các ông lại nói, ‹Các tỳ-kheo, theo chỗ quen biết riêng của mình, lấy y của chúng tăng đem cho.›?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm [687a1] mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, sau khi cùng chung yết-ma rồi, lại nói như vầy: ‹Các tỳ-kheo theo chỗ thân hậu mà lấy vật của chúng Tăng đem cho,› ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thân hậu: đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê; cùng ăn, ở, chuyện trò, gần gũi với nhau.
Vật của Tăng: như trên đã nói.
Vật: Y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn, cho đến đồ uống nước.
Tỳ-kheo kia, trước cùng chúng Tăng yết-ma rồi, sau hối hận, nói: «Các tỳ-kheo, theo chỗ thân hậu, lấy y vật của Tăng cho người thân hậu của mình.» Nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề, không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: sự việc thật như vầy: lấy vật của Tăng đem cho người quen biết của mình, thì nói mà không phạm. Hoặc là nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc kia, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXV. KHÔNG DỮ DỤC [410]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, có số đông tỳ-kheo tập hợp lại một chỗ cùng nhau luận bàn pháp Tì-ni.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nói với nhau rằng: «Hãy xem các tỳ-kheo này cùng nhau tập hợp lại một chỗ, hình như muốn vì chúng ta tác yết-ma.» Tức thì, nhóm sáu người liền đứng dậy bỏ ra đi. Các tỳ-kheo nói rằng:
«Các Thầy ở lại, chớ nên đi. Chúng Tăng hữu sự, mà lại cố ý bỏ đi, không chịu ở lại.»
Trong số các tỳ-kheo, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Chúng Tăng đang tập hợp, muốn luận pháp sự. Sao các thầy lại đứng dậy bỏ đi?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao, chúng Tăng tập hợp muốn luận pháp sự, các ông lại đứng dậy bỏ đi?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách lục quần xong, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi Tăng đoán sự chưa xong, đứng dậy bỏ đi, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo, hoặc có vị bận việc của Tăng, hoặc bận việc của tháp, hoặc bận việc chăm sóc tỳ-kheo bệnh, nghi. Đức Phật dạy:
«Từ nay cho phép dữ dục.»
Từ nay nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi tăng đoán sự chưa xong, không dữ dục mà bỏ đi,[411] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tăng: cùng một thuyết giới, cùng một yết-ma.
Sự: có mười tám sự phá Tăng: Pháp, phi pháp… cho đến thuyết, phi thuyết.[412] Nếu tỳ-kheo đoán sự chưa xong mà bỏ đứng dậy đi ra, chân bước ra khỏi cửa, ba-dật-đề; một chân ngoài cửa, một chân trong cửa, phương tiện muốn đi mà không đi; hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có bận việc Tăng, việc tháp, việc chùa chăm sóc người bệnh, dữ dục thì không phạm.
Hoặc bị câm không nói dữ dục[413] được.
Hoặc yết-ma phi pháp, yết-ma phi tì-ni.
Hoặc đang phương tiện tác yết-ma không trụ xứ, tổn giảm, không lợi, liên hệ sự việc Tăng, sự việc chùa Tháp; nhắm đến Hòa thượng, đồng Hòa thượng, A-xà-lê, đồng A-xà-lê, tri thức thân hậu; [414] các trường hợp như vậy, không dữ dục mà bỏ đi, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXVI. DỮ DỤC RỒI HỐI[415]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, trong nhóm sáu tỳ-kheo có sự vi phạm, sợ chúng Tăng cử tội, nên sáu người cứ đi chung với nhau. Trong giờ đại thực, tiểu thực, khi chúng Tăng tập hợp thuyết pháp, hoặc lúc nói giới, sáu người không xa rời nhau, khiến cho các tỳ-kheo không do đâu để tác pháp yết-ma được.
Sau đó một thời gian, vào lúc nhóm sáu tỳ-kheo may y. Các tỳ-kheo cùng bảo nhau, «Nhóm sáu tỳ-kheo hiện đang ở đây may y. Nếu cần tác pháp yết-ma thì nay chính là lúc.»
Các tỳ-kheo liền sai một vị đến kêu:
«Chúng Tăng hữu sự. Mời các thầy đến.»
Nhóm sáu tỳ-kheo hỏi:
«Tăng có việc gì? Chúng tôi không thể ngưng việc may y để đến được.»
Tăng trả lời:
«Nếu các thầy không thể đến được, thì cử một hai vị mang dục đến.»
Nhóm sáu tỳ-kheo liền sai một tỳ-kheo nhận dục mang đến. Chúng Tăng tác pháp yết-ma cho một tỳ-kheo này. Tác pháp yết-ma xong, tỳ-kheo ấy liền trở về chỗ nhóm sáu tỳ-kheo. Lục quần hỏi:
«Chúng Tăng làm việc gì?»
Tỳ-kheo này đáp:
«Bất lợi cho bản thân tôi.»
Lục quần hỏi:
«Chuyện gì mà bất lợi cho bản thân thầy?»
Vị ấy nói:
«Chúng Tăng tác yết-ma nhắm đến tôi.»
Nhóm sáu tỳ-kheo, trước đó dữ dục rồi, sau lại hối hận, nói:
«Chúng Tăng tác yết-ma như vậy, chẳng phải là yết-ma. Yết-ma không thành. Chúng tôi dữ dục việc kia chứ không dữ dục việc này.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Tại sao các thầy dữ dục rồi, sau lại ăn năn nói: Chúng tôi dữ dục việc kia, chứ không dữ dục việc này?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông trước đã dữ dục sau lại ăn năn nói: Tôi dữ dục việc này chứ không dữ dục việc kia?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, dữ dục rồi, sau lại hối hận, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo dữ dục rồi sau ăn năn nói: «Các thầy tác yết-ma, phi yết-ma, yết-ma không thành. Tôi dữ dục việc kia chứ không dữ dục việc này;» nói rõ ràng, ba-dật-đề; nói không rõ, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Sự thật là như vậy, phi yết-ma, yết-ma không thành cho nên nói như thế. Phi yết-ma không thành thì không phạm. Hoặc nói giỡn chơi, nói gấp vội nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này, nhầm nói việc kia, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXVII. NGHE LÉN ĐẤU TRANH[416]
A. DUYÊN KHỞI
[688a1] Một thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo rồi đem đến nói với người kia, khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì khởi lên việc tranh cãi, đã có việc tranh cãi thì không trừ diệt được.
Các tỳ-kheo nghĩ như vậy: «Vì nguyên nhân nào khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì phát khởi việc tranh cãi; đã có việc tranh cãi thì không trừ diệt được?» Các tỳ-kheo quán sát, liền biết điều đó là do nhóm sáu tỳ-kheo nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem đến nói với người kia, cho nên như vậy.
Các tỳ-kheo nghe việc này, trong số đó có vị thiểu dục, tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Tại sao các Thầy nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem đến nói với ngươì kia, khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì phát khởi việc tranh cãi; đã có việc tranh cãi, thì không trừ diệt được?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem việc ấy đến nói với người kia, khiến cho Tăng chưa có sự tranh cãi, khởi lên sự tranh cãi; đã có sự tranh cãi thì không trừ diệt được?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người ban đầu phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo chế giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, sau khi các tỳ-kheo cùng tranh cãi nhau, nghe[417] lời người này đem qua nói với người kia, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Đấu tranh: có bốn loại. Đó là ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh và sự tránh.
Nghe: lén nghe người kia nói.
Nếu tỳ-kheo nào đến nghe những lời tranh cãi của tỳ-kheo khác, từ đường này đến đường kia; từ đạo đến phi đạo; từ phi đạo đến đạo; từ cao đến thấp, từ thấp đến cao, đến mà có nghe, phạm ba-dật-đề, không nghe phạm đột-kiết-la.
Nếu phương tiện muốn đi mà không đi, hoặc hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Hoặc hai người nói chuyện ở chỗ tối; nên búng ngón tay hay tằng hắng để cảnh giác họ, không làm vậy thì phạm đột-kiết-la. Hoặc hai người ở chỗ kín nói, cũng phải khảy móng tay hay tằng hắng, không làm như vậy thì phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu hai người nói chuyện với nhau ở chỗ tối tằng hắng hay búng ngón tay, hoặc hai người ở chỗ kín nói chuyện, búng ngón tay, tằng hắng. Trên đường đi, hai người đi trước cùng nói chuyện, mình từ sau đi đến, tằng hắng, búng ngón tay. Hoặc muốn tác yết-ma phi pháp, yết-ma phi tì-ni, các yết-ma không trụ xứ, tổn giảm, không lợi liên hệ chúng Tăng, liên hệ tháp, liên hệ Hòa thượng, đồng Hòa thượng hoặc A-xà-lê, đồng A-xà-lê, thân hậu tri thức. Đối với các yết-ma như vậy, muốn được biết nên đến nghe thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXVIII. SÂN ĐÁNH TỲ-KHEO [418]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong nhóm sáu tỳ-kheo có một vị vì sân nhuế đánh (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo. Người bị đánh lớn giọng kêu rằng:
«Thôi, thôi, đừng đánh tôi!»
Lúc ấy tỳ-kheo ở phòng gần nghe hỏi rằng:
«Chuyện gì mà la to thế?»
Tỳ-kheo bị đánh nói:
«Vừa rồi tôi bị tỳ-kheo kia đánh.»
Bấy giờ, có các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách người nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại sân nhuế đánh đập (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông lại đánh (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo.
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, vì nóng giận, không hoan hỉ, đánh tỳ-kheo, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Đánh: hoặc dùng tay, đá hay gậy.
Tỳ-kheo dùng tay, đá hay gậy đánh tỳ-kheo, tất cả đều phạm ba-dật-đề.[419] Ngoài cây, tay, đá ra, dùng các thứ khác như chìa khóa cửa, móc câu, cán phủ phất, cán thủ lư, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc có bệnh cần đấm bóp; hoặc ăn bị nghẹn cần vuốt cho xuống; hoặc nói không nghe cần đụng vào người, khiến cho họ nghe; hoặc lúc ngủ mà đụng phải; hoặc khi đi kinh hành tới lui mà đụng nhau; hoặc khi quét đất, đầu cán chổi dài đụng nhầm phải; tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXIX. NHÁ ĐÁNH TỲ-KHEO[420]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo dùng tay tát nhóm mười bảy tỳ-kheo. Vị bị tát,[421] lớn tiếng la rằng:
«Thôi, thôi đừng làm vậy!»
Tỳ-kheo ở phòng gần nghe, liền hỏi:
«Vì sao kêu la lớn tiếng như thế?»
Nhóm mười bảy nói:
«Tỳ-kheo này khoa tay đánh tôi, nên tôi phải la lớn.»
Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách vị nhóm sáu tỳ-kheo rằng: «Tại sao thầy khoa tay đánh nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông dùng tay đánh nhóm mười bảy tỳ-kheo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, vì giận hờn không vui, dùng tay (nhá) đánh[422] tỳ-kheo, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tay: chỉ cho hai bàn tay.
Tỳ-kheo kia vì giận hờn lấy tay đánh tỳ-kheo khác ba-dật-đề. Trừ tay ra, nếu dùng then cửa, phất trần, thủ hương, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Người khác muốn đánh, đưa tay chận lại. Hoặc voi đến, giặc cướp đến, ác thú đến, kẻ cầm gai nhọn [689a1] đến, lấy tay ngăn chận lại thì không phạm. Hoặc muốn qua sông; hoặc muốn vượt qua chỗ bùn lầy, nước đọng, gần nhau đưa tay ngoắt tỳ-kheo khác đến, chạm trúng họ thì không phạm. Hoặc người kia không nghe, mình dùng tay ra hiệu khiến cho họ nghe; hoặc khi ngủ; hoặc khi tới lui qua lại, hay quét đất; hoặc quơ cây gậy đụng nhầm, chớ không cố ý làm, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXX. VU KHỐNG TĂNG TÀN. [423]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xa Vệ. Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo vì giận hờn, vu khống nhóm mười bảy tỳ-kheo bằng pháp Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ.[424]
Khi ấy, các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Tại sao các thầy vì giận hờn, vu khống nhóm mười bảy tỳ-kheo bằng pháp Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông vì giận hờn lại dùng tăng-già-bà-thi-sa vô căn cứ để hủy báng nhóm 17 Tỳ-kheo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, vu khống (tỳ-kheo khác) bằng pháp tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Căn cứ : có ba: chứng cứ do thấy, do nghe, do nghi.
- Chứng cứ do thấy: thật thấy vị ấy lộng âm xuất tinh, hoặc thấy cùng phụ nữ thân xúc chạm nhau, hoặc thấy cùng phụ nữ nói thô ác, hoặc thấy đối trước người phụ nữ tự khen thân mình, hoặc thấy khi đang cùng nhau làm môi giá. Hoặc là người khác thấy, rồi nghe từ người đó. Đó gọi là chứng cứ do thấy.
- Chứng cứ do nghe: nghe vị ấy lộng âm xuất tinh, hoặc cùng phụ nữ thân gần gũi nhau, hoặc nghe cùng phụ nữ nói thô ác, hoặc nghe đối trước người phụ nữ tự khen thân mình, hoặc nghe cùng nhau môi giá. Hoặc là người khác nghe, từ người đó mà nghe. Đó gọi là chứng cứ do nghe.
- Chứng cứ do nghe nghi: có hai nhân duyên sanh nghi: Do thấy sanh nghi, và do nghe sanh nghi.
* Thế nào là thấy sanh nghi? Thấy người kia cùng người phụ nữ, khi từ trong rừng đi ra, hay khi vào trong rừng, hoặc trần truồng không có y, đồ bất tịnh tiết ra nhớp thân; hoặc thấy cùng ác tri thức hành sự, hoặc cùng vui đùa. Đó gọi là do thấy sanh nghi.
* Thế nào là nghe sanh nghi? Hoặc nghe nơi chỗ đó, nghe tiếng động nơi giường, nghe tiếng nệm cỏ, nghe tiếng thở mạnh, nghe tiếng nói, nghe tiếng giao hội; hoặc nghe người kia tự nói: «Tôi phạm xuất tinh. Tôi cùng người nữ thân chạm nhau. Tôi cùng người nữ nói lời thô ác. Tôi đối trước người nữ tự khen thân mình. Tôi làm mai môi nam nữ.» Trong khi nghe những việc như vậy mà sanh nghi.
Ngoài ba căn ra, dùng các việc khác vu khống. Đó gọi là không căn cứ. Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, vu khống bằng pháp tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ, nói rõ ràng phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có thấy, có nghe, có nghi, nói đúng sự thật, muốn khiến cho người kia ăn năn mà không vu khống; hoặc nói vui, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc khác thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXXI. THÂM NHẬP VƯƠNG CUNG. [425]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, trong thành Xá-vệ có một bà-la-môn thuộc dòng họ lớn, tên là Da-nhã-đạt,[426] có nhiều của cải quý báu, sanh nghiệp không lường, ruộng đất, gạo lúa không thể kể xiết, vàng bạc, xa cừ, mã não chơn châu, hổ phách thủy tinh, lưu ly, voi ngựa, tôi tớ, kho tàng đầy đủ dư dật; oai tướng đầy đủ. Da-nhã-đạt có một tớ gái tên là Hoàng Đầu ,[427] thường trông coi vườn Mạt-lợi.[428] Đứa tớ gái kia thường ưu sầu nói: «Đến khi nào ta mới thoát khỏi kiếp sống tôi tớ?»
Một sớm mai nọ, đứa tớ gái kia nhận phần cơm khô của mình, mang vào trong vườn. Vào lúc đó, giờ khất thực đã đến, đức Thế tôn mặc y bưng bát vào thành khất thực. Người tớ gái Hoàng Đầu từ xa trông thấy đức Như Lai, tâm tự nghĩ rằng: «Nay ta nên đem phần cơm khô này dâng cúng cho Sa-môn kia, may ra, ta có thể thoát khỏi kiếp tôi đòi.» Nghĩ xong, Hoàng Đầu liền đem phần cơm dâng cúng đức Như Lai.
Đức Thế tôn dũ lòng thương nhận sự cúng dường rồi trở về tịnh xá. Người tớ gái Hoàng Đầu tiếp tục trên đường đến vườn Mạt-lợi.
Lúc bấy giờ, Vua Ba-tư-nặc, điểm bốn binh chủng du ngoạn săn bắn. Đoàn tùy tùng phân tán ra đuổi theo bầy hươu. Lúc này thời tiết đang nóng bức, nhà Vua mệt mỏi. Từ xa Vua trông thấy vườn Mạt-lợi gần đó, liền cho lệnh quay xe đến. Để xe bên ngoài, nhà Vua đi bộ vào trong vườn.
Bấy giờ, Hoàng Đầu từ xa thấy Vua Ba-tư-nặc đến, liền khởi sanh ý nghĩ: «Người đang tiến đến với dáng bộ cử chỉ, chẳng phải là người thường.» Liền tiến đến trước mặt để nghinh đón, với lời kính cẩn chào hỏi:
«Chào Đại nhơn mới đến! Mời ngài đến ngồi trên chỗ ngồi này.»
Hoàng Đầu liền cởi áo trải ra, mời nhà Vua ngồi. Hoàng Đầu thưa hỏi:
«Ngài cần nước rửa chân hay không?»
Nhà Vua nói:
«Cần.»
Hoàng Đầu liền lấy lá sen múc nước đem đến cho nhà Vua. Nhà Vua tự dùng nước rửa. Hoàng Đầu chà, kỳ chân cho nhà Vua và thưa:
«Ngài có cần nước để rửa mặt không?»
Nhà Vua nói:
«Cần.»
Hoàng Đầu lại lấy lá sen múc đầy nước đem đến để nhà Vua rửa mặt.
Hoàng Đầu thưa tiếp:
«Ngài cần nước để uống hay không?»
Nha Vua nói:
«Muốn uống.»
Hoàng Đầu liền đến nơi ao; rửa tay sạch sẽ, rồi lấy lá sen tốt, múc đầy nước đem đến cho nhà Vua uống. Hoàng Đầu lại thưa Vua rằng:
«Không biết, Ngài có cần nghỉ một chút hay không?»
Nhà Vua nói:
«Cần yên nghỉ một chút.»
Hoàng Đầu lại liền cởi một chiếc áo trải ra, mời Vua nằm nghỉ. Khi nhà Vua nằm xong, Hoàng Đầu đến một bên quỳ thẳng gối xoa bóp cơ thể để giải tỏa mỏi mệt cho nhà Vua. Thân của Hoàng Đầu mềm mại dịu dàng như thân của thiên nữ. Khi nhà Vua được xoa bóp êm dịu, khởi ý nghĩ: «Chưa từng có một người nữ nào thông minh như thế này. Ta không bảo mà làm tất cả việc theo ý muốn của ta.» Nhà Vua liền hỏi:
«Người là con gái nhà ai?»
Hoàng Đầu trả lời:
«Tôi là người ở của gia đình Da-nhã-đạt. Chủ tôi sai tôi giữ vườn Mạt-lợi này.»
Trong khi nhà Vua hỏi Hoàng Đầu như vậy thì Đại thần của Vua Ba-tư-nặc tìm theo dấu vết của xe, đến nơi vườn Mạt-lợi, quỳ lạy dưới chân Vua xong, đứng qua một bên. Nhà Vua ra lệnh cho một người:
«Người hãy đến kêu Bà-la-môn Da-nhã-đạt đến chỗ Vua.»
Người nhận lệnh nhà Vua liền đến kêu bà-la-môn. Bà-la-môn đến quỳ lạy dưới chân nhà Vua xong, đứng qua một bên.
Nhà Vua hỏi:
«Người nữ này là tôi tớ của ngươi phải không?»
Bà-la-môn trả lời:
«Đúng như vậy.»
Nhà Vua nói:
«Nay ta muốn lấy người này làm vợ, ý ngươi thế nào?»
Người bà-la-môn tâu:
«Người này là tôi đòi, làm sao làm vợ của nhà Vua được?»
Nhà Vua khẳng định:
«Điều đó không can gì. Ngươi chỉ cho biết là phải trả giá bao nhiêu mà thôi.»
Người bà-la-môn tâu:
«Dù là giá đáng trăm ngàn lượng vàng; tôi đâu dám nhận. Tôi xin dâng hiến lên Đại vương.»
Nhà Vua nói:
«Không thể được. Nay ta lấy làm vợ, tại sao lại không tính giá?»
[690a1] Nhà Vua liền ra lệnh xuất trăm ngàn lượng vàng giao cho người bà-la-môn. Giao xong, nhà Vua liền sai người về cung, lấy các thứ anh lạc, áo xiêm đồ phục sức. Sau khi tắm gội, trang điểm thân mình, rồi ngồi chung xe với Vua trở về cung, cùng với các Đại thần hộ vệ tháp tùng.
Bấy giờ, Hoàng Đầu mới nghĩ: «Người này không phải là ai khác mà chính là Vua Ba-tư-nặc.» Hoàng Đầu được đưa vào ở trong cung, tập học các thứ kỹ thuật thơ toán, in, họa các thứ hình tượng, ca vũ hý nhạc, không bộ môn nào không biết. Vì từ trong vườn Mạt-lợi đem về, nên bà được đặt tên Mạt-lợi phu nhân. Cho đến khi tuổi lớn, Vua càng ái kính. Sau đó một thời gian, trong số năm trăm người nữ, Mạt-lợi được nhà Vua lập làm Đệ nhất Phu nhân.
Khi ở trên điện cao, Mạt-lợi Phu nhân tự nghĩ rằng: «Do nhơn duyên nghiệp báo gì mà ta được thoát khỏi kiếp tôi đòi, nay được sống khoái lạc thế này?» Rồi nghĩ tiếp: «Phải chăng, do trước đây ta đã dùng phần ăn của ta là cơm khô trộn với mật, dâng cúng sa-môn; vì nhơn duyên ấy mà nay ta được thoát khỏi thân tôi đòi, thọ sự khoái lạc thế này?» Mạt-lợi phu nhân liền hỏi người hầu cận:
«Trong thành Xá-vệ có sa-môn hình mạo như vậy chăng?»
Người hầu cận thưa:
«Có. Đó chính là đức Như Lai Vô sở trước, Chí chơn Đẳng chánh giác.»
Phu nhân nghe rồi, lấy làm hoan hỷ, liền muốn đến chỗ đức Phật, nên đến thưa với Vua Ba-tư-nặc:
«Tâu đại vương! Tôi muốn đến yết kiến và lễ bái thăm hỏi đức Phật.»
Nhà Vua nói:
«Nên biết là đúng thời.»
Mạt-lợi phu nhân liền sửa soạn xe ngựa đến năm trăm chiếc, cùng năm trăm thể nữ thị tùng, ra khỏi thành Xá-vệ, đi đến tịnh xá Kỳ-hoàn. Đến nơi, Mạt-lợi xuống xe, đi bộ vào. Từ xa thấy đức Như Lai tướng mạo đoan chánh, các căn tịnh định, thành tựu vô thượng điều phục, như voi chúa đã được điều phục, như hố thẳm trong lặng, thanh tịnh không nhớp. Phu nhân thấy vậy liền sanh hoan hỷ, đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, bạch Phật:
«Do nhân duyên nào, thọ thân người nữ, nhan sắc xấu xí, người thấy không ưa, của cải thiếu thốn, không có oai lực? Do nhân duyên nào nhan sắc xấu xí, người thấy không ưa, của cải không thiếu, không có oai lực lớn? Do nhân duyên nào nhan sắc xấu xí, người thấy không ưa, của cải không thiếu, có oai lực lớn? Do nhơn duyên nào, nhan sắc xinh đẹp, người thấy hoan hỷ, của cải không thiếu, có oai lực lớn?»
Bấy giờ, đức Thế tôn mới giảng cho Mạt-lợi phu nhân nghe:
«Hoặc có người nữ, lòng nhiều sân nhuế, đối với người ưa gây não hại cho người. Hoặc vì ít lời mà nổi thịnh nộ. Hoặc vì nhiều lời nên sân nhuế cũng nhiều. Cũng không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người già cô quả bần cùng, mỗi khi họ đến cầu xin, y phục, ẩm thực voi ngựa xe cộ, hương hoa anh lạc, phòng xá ngọa cụ, đèn đuốc. Tất cả đều không bố thí. Thấy người khác được lợi dưỡng sanh tâm tật đố. Cho nên, này Mạt-lợi nữ nhơn, do nhiều sân nhuế nên tướng mạo xấu xí, người thấy không ưa. Do không bố thí nên của cải thiếu thốn. Do thấy người được lợi dưỡng sanh tâm tật đố, nên không có oai lực.
«Này Mạt-lợi Phu nhơn! Người nữ mà tâm nhiều sân nhuế, đối với người ưa gây phiền não. Hoặc vì ít lời mà nổi thịnh nộ. Hoặc vì nhiều lời nên sân nhuế cũng nhiều. Nhưng hay bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người già cô quả, bần cùng, mỗi khi họ đến cầu xin, y phục ẩm thực, voi ngựa xe cộ, hương hoa anh lạc, phòng xá ngọa cụ đều cung cấp cho họ. Nhưng thấy người khác được lợi dưỡng sanh tâm tật đố. Cho nên, người nữ đó, do nhiều sân nhuế mà tướng mạo xấu xí; nhờ bố thí nên của cải không thiếu; và do tâm tật đố nên không có oai lực.
«Này Mạt-lợi Phu nhơn! Người nữ mà tâm nhiều sân nhuế, ưa gây não hại cho người, nói ít hiện sân nhuế nhiều, nói nhiều cũng hiện sân nhuế nhiều, mà hay bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người già cô đơn, bần cùng, khi họ đến cầu xin, y phục, ẩm thực, hoa hương anh lạc, cho đến phòng xá ngọa cụ, đèn đuốc, đều cung cấp cho họ; thấy người được lợi dưỡng, tâm không sanh tật đố. Cho nên, người nữ này, do sân nhuế nên tướng mạo xấu xí; nhờ bố thí nên của cải không thiếu, và do thấy người được tài lợi không sanh tật đố nên có oai lực lớn.
«Này Mạt-lợi! Người nữ mà không có sân nhuế, không gây não hại chi người; nói ít, nói nhiều cũng không hiện sân nhuế; hay bố thí Sa-môn, Bà-la-môn, người cô quả, già nua, bần cùng, khi họ đến xin voi ngựa xe cộ, y phục ẩm thực, cho đến đèn đuốc đều cung cấp cho họ; thấy người được lợi dưỡng không sanh tật đố. Này, Mạt-lợi nữa nhơn! Vì không sân nhuế nên nhan sắc đoan chánh, vì bố thí nên của cải không thiếu và vì không tật đố nên có oai lực lớn.
«Này Mạt-lợi! Do những nhơn duyên này cho nên người nữ tướng mạo xấu xí, của cải thiếu thốn, không có oai lực. Do những nhơn duyên này, người nữ tướng mạo xấu xí; nhưng của cải không thiếu, mà lại không có oai lực. Do những nhơn duyên này, người nữ tướng mạo xấu xí; nhưng của cải không thiếu, có oai lực lớn. Do nhơn duyên này, người nữ tướng mạo đoan chánh, của cải không thiếu, có oai lực lớn.»
Lúc bấy giờ, Mạt-lợi phu nhơn, lại bạch đức Phật:
«Kính bạch Đại đức! Đời trước con nhiều sân nhuế, ưa gây não hại cho người, nói ít mà hiện nhiều sân nhuế, nói nhiều cũng hiện nhiều sân nhuế. Tại sao vậy? Vì đời này, con thọ thân hình xấu xí, người không ưa thích. Nhờ vậy cho nên biết được.
«Bạch Đại đức! Đời trước con hay làm việc bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người già cô đơn bần cùng. Khi họ đến cầu xin, y phục ẩm thực, cho đến đèn đuốc, đều cung cấp cho họ, cho nên ngày nay của cải không thiếu.
«Bạch Đại Đức! Đời trước con thấy người khác được lợi dưỡng, không sanh tâm tật đố, cho nên ngày nay có oai lực lớn. Trong cung của Vua Ba-tư-nặc có năm trăm người nữ, đều là dòng họ Sát-lợi, mà con là người được tôn quý tự tại trong đó.
«Kính bạch Đại đức! Từ nay về sau, con không sân nhuế, không gây não hại cho người, không dựa vào nói ít nói nhiều mà hiện sân nhuế; thường bố thí Sa-môn, Bà-la-môn, người già cô quả bần cùng; khi họ đến cầu xin y phục, voi ngựa, xe cộ, cho đến đèn đuốc, con đều cung cấp cho họ. Nếu thấy người được lợi dưỡng thì tâm con không sanh tật đố.
«Kính bạch đức Thế tôn! Từ nay về sau, trọn đời con nguyện quy y Phật Pháp, Tăng, làm người ưu-bà-tư. Từ nay về sau, con nguyện thọ trì không sát sanh, cho đến không uống rượu.»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì Mạt-lợi phu nhân dùng vô số phương tiện nói pháp khai hóa, khiến được hoan hỷ. Những pháp ấy là bố thí, trì giới, và sanh thiên. Nói dục là tội lỗi, dục là bất tịnh, là hữu lậu ô nhiễm, là trói buộc. Khen ngợi sự ích lợi của xuất ly, giải thoát. Mạt-lợi liền từ nơi chỗ ngồi mà sạch hết các trần cấu, được sự thanh tịnh của con mắt, thấy pháp, đắc pháp, được chứng quả. Rồi Phu nhơn lại bạch đức Phật:
«Nay con, lần thứ hai, lần thứ ba, quy y Phật, Pháp, Tăng làm người ưu-bà-tư, từ nay về sau trọn đời con không sát sanh, cho đến không uống rượu.» Mạt-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh kính lễ dưới chân đức Phật, nhiễu Phật ba vòng rồi cáo lui.
Khi về đến cung, Mạt-lợi khuyến dụ Vua Ba-tư-nặc, khiến nhà Vua tin ưa Phật pháp. Sau khi Vua đã có tín tâm, Vua cho phép các tỳ-kheo ra vào trong cung, các, không trở ngại.
Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di, đến giờ, mặc y, bưng bát vào hoàng cung của Vua Ba-tư-nặc. Trong lúc ấy, nhà Vua và phu nhơn còn đang ngủ ngày. Phu nhơn từ xa thấy Ca-lưu-đà-di đến, liền đứng dậy mặc áo vào. Rồi lấy chiếc áo rất quý lau chỗ ngồi để mời Ca-lưu ngồi. Phu nhơn để tuột y, [691a1] rớt xuống đất, lộ hình, nên xấu hổ, ngồi xuống. Ca-lưu-đà-di thấy, xoay mình ra khỏi hoàng cung. Nhà Vua liền hỏi phu nhân:
«Vừa rồi, tỳ-kheo thấy hình của khanh?»
Phu nhân thưa với nhà Vua:
«Tuy thấy, nhưng như anh chị em chứ không chi khác. Việc ấy không bận tâm.»
Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di trở về lại trong Tăng-già-lam; rồi đem nói với tỳ-kheo: «Đệ nhất bảo của Vua Ba-tư-nặc, nay tôi được thấy rõ.»
Tỳ-kheo hỏi:
«Thầy được thấy bảo vật gì?»
Ca-lưu-đà-di nói:
«Tôi thấy Mạt-lợi phu nhân lộ hình. Tôi thấy tất cả!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Ca-lưu-đà-di: «Sao lại vào trong cung, đến chỗ ở của thể nữ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, biết mà Ngài cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Sự thật ông có vào trong vương cung, đến chỗ ở của thể nữ không?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, sự thật có như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện, quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao ông vào trong cung nội, chỗ ở của thể nữ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi nhà Vua quán đảnh dòng Sát-đế-lợi[429] chưa ra khỏi, bảo vật chưa được thu cất mà vào; nếu quá khỏi ngạch cửa cung, phạm ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vua quán đảnh dòng Sát-đế-lợi:[430] lấy nước trong bốn đại hải, lấy cái sừng bên hữu con bò trắng, thu thập tất cả hạt giống, đựng đầy bên trong, để trên chiếc xe của nhà Vua, khiến các Tiểu vương khiêng. Nhà Vua cùng Đệ nhất Phu nhân ngồi trên xe. Đại Bà-la-môn dùng nước rưới trên đảnh của Vua. Nếu là dòng Sát-lợi, khi làm phép rưới nước trên đầu tức là lập vương vị. Do vậy, gọi là Vua quán đảnh dòng Sát-lợi. Nếu là dòng bà-la-môn, tỳ-xá, thủ-đà-la được làm phép lấy nước rưới lên đầu để lập vương vị, nhà Vua ấy cũng gọi là Vua quán đảnh dòng Sát-lợi.
Chưa ra khỏi: tức là nhà Vua chưa ra khỏi, thể nữ chưa trở về chỗ cũ.
Chưa giấu bảo vật: vàng bạc chơn châu, xa cừ mã não, thủy tinh lưu ly, bối ngọc.[431] Tất cả các vật báu anh lạc chưa đem cất.
Tỳ-kheo nào, khi dòng Vua Sát-lợi quán đảnh, chưa ra khỏi, chưa cất của quý, mà vào ngạch cửa của vương cung, ba-dật-đề. Một chân ngoài, một chân trong, ý muốn đi, hoặc cùng hẹn mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Trừ dòng Vua Sát-lợi, nếu vào các nhà Túc tán tiểu vương,[432] trưởng giả hào quý, bước qua ngạch cửa đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nhà Vua đã ra khỏi, thể nữ về chỗ cũ; bảo vật, anh lạc đã cất; hoặc có việc cần đến tâu với nhà Vua; hoặc bị gọi đến, hoặc bị thế lực bắt đi; hoặc mạng nạn; phạm hạnh nạn; tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. LXXXII. CẦM NẮM BẢO VẬT[433]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, có cư sĩ đệ tử của ngoại đạo, ở nước Câu-tát-la, trên đường đi, ghé nghỉ một bên đường, bỏ quên một cái đãy, trong đó đựng một ngàn lượng vàng. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo cũng đi trên đường này, sau đó cũng dừng nghỉ bên đường, nơi chỗ người cư sĩ nghỉ. Các tỳ-kheo thấy chiếc đãy đựng vàng để nơi đất, cùng bảo nhau rằng: «Ta nên mang đi. Nếu có người chủ nào biết, sẽ trả lại cho họ.» Nói xong, liền mang đi theo.
Người cư sĩ quên gói vàng kia đi chừng vài dặm, nhớ lại, liền gấp gáp đi trở lui.
Các tỳ-kheo từ xa thấy, nói với nhau:
«Người vội vàng đi ngược chiều đó chắc là người chủ vàng.»
Khi đến, các tỳ-kheo hỏi:
«Ông muốn đi đâu?»
Người cư sĩ nói:
«Các ông cứ đi. Chuyện gì phải hỏi việc của tôi?»
Các tỳ-kheo nói:
«Chúng tôi muốn ông khỏi phải phiền đến chỗ đó.»
Người cư sĩ ngạc nhiên nói:
«Tôi vừa nghỉ nơi chỗ đó, bỏ quên túi vàng, nên bây giờ trở lại để lấy.»
Các tỳ-kheo liền lấy túi vàng đưa ra và hỏi:
«Vật này không phải của ông à?»
Người cư sĩ nói:
«Chính là đãy của tôi đây. Mà sao vật đựng bên trong thiếu?»
Các tỳ-kheo nói:
«Thật sự chúng tôi chỉ lượm được cái gói như vậy mà thôi»
Người cư sĩ liền đến nhà quan khiếu nại.
Khi ấy, Vua Ba-tư-nặc đích thân ngồi ghế đoán sự. Nhà Vua cho mời các tỳ-kheo đến hỏi:
«Này Đại đức! Việc này thế nào? Theo lời người kia nói như vậy có đúng hay không?»
Các tỳ-kheo thưa với nhà Vua:
«Chúng tôi chỉ lượm được cái túi như vậy thôi chứ không thấy gì khác.»
Người cư sĩ nói:
«Số vàng của tôi chừng ấy lượng.»
Nhà Vua liền sai người mang đủ số vàng như người cư sĩ nói và bảo người ấy bỏ vào cái đãy đó, nhưng cái đãy lại chứa không hết. Nhà Vua liền nói với người cư sĩ:
«Như vậy, đây không phải là vật của ngươi, ngươi đi tìm nơi khác.»
Nhà Vua liền trị tội vu khống và tịch biên tài sản, tất cả số vàng đều nhập vào kho nhà quan.
Bấy giờ, có các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo:
«Sao tự tay cầm lấy vàng bạc để khiến cho cư sĩ phải bị nhà quan trị tội, lại bị tịch biên tài sản, tất cả sự nghiệp đều vào kho nhà quan?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo ấy rằng:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông tự tay cầm vàng bạc, khiến cho nhà Vua trị phạt cư sĩ, tịch biên tài sản?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, hoặc vật báu, hoặc cầm đồ trang sức quý báu tự tay cầm nắm, hay sai người cầm nắm, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ trong thành Xá-vệ, theo pháp thường của thế tục, ngày lễ hội của phụ nữ, Tỳ-xá-khư Mẫu [434] tự trang điểm anh lạc, đi ngang qua tịnh xá Kỳ-hoàn. Lòng kính tin của bà phát khởi, bà nghĩ: «Ta cần gì đến nơi lễ hội của người nữ. Nay ta nên đến chỗ đức Thế tôn để lễ bái thăm hỏi Ngài.»
Tỳ-xá-khư Mẫu liền quay trở lại, vào tịnh xá Kỳ-hoàn. Bà lại tự nghĩ: «Ta không nên mang những đồ trang sức bằng anh lạc này đến gặp đức Thế tôn. Nay ta nên cởi ra, sau đó mới đến lễ bái Ngài.»
Bấy giờ, bà đem đến nơi gốc cây cởi y báu và chuổi anh lạc, gom lại thành một đống lớn. Rồi bà đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, và đứng qua một bên. Bấy giờ, đức Thế tôn phương tiện nói pháp, khai hóa hoan hỷ. Tỳ-xá-khư Mẫu nghe đức Như Lai nói pháp rồi sanh lòng hoan hỷ kính lễ dưới chân Phật, rồi nhiễu quanh [692a1] và cáo lui.
Bấy giờ, tâm bà còn để nơi pháp, đi thẳng ra khỏi cửa Kỳ-hoàn, quên đến lấy những đồ trang sức y báu và chuỗi anh lạc. Về đến nhà, bà mới nhớ, bèn nghĩ: «Nếu ta sai người đến lấy, sợ không có thì có thể làm nhục các tỳ-kheo.» Do vậy bà không sai sứ đến lấy.
Có một tỳ-kheo thấy Tỳ-xá-khư Mẫu khi vào Kỳ-hoàn thì đến nơi gốc cây, nhưng khi bà ra về thì không đến nơi chỗ đó. Vị tỳ-kheo kia liền đến chỗ gốc cây, thấy những đồ trang sức, chuỗi anh lạc, y báu tập trung một chỗ, tâm sanh nghi, không dám lấy, bèn nghĩ: «Đức Thế tôn chế giới: tỳ-kheo nào tự cầm nắm vật báu, hoặc đồ trang sức quý báu, hay bảo người khác cầm nắm, Ba-dật-đề.» Tỳ-kheo kia đến bạch Phật, đức Phật bảo:
«Từ này về sau, cho phép trong Tăng-già-lam , thấy có vật bỏ quên, để khỏi mất, phải lấy cất.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, tự cầm nắm kim bảo, hoặc đồ trang sức quý báu,[435] hay bảo người cầm nắm, ba-dật-đề. Trừ trong tăng-già-lam.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Khi ấy, có số đông tỳ-kheo từ nước Câu-tát-la, trên đường đi, ghé vào một thôn không có trú xứ, hỏi thăm rằng:
«Nơi đây chỗ nào có phòng xá trống, có thể tạm nghỉ lại đêm?»
Những người ở đó nói:
«Nơi đây có nhà người thợ kim hoàn,[436] có phòng xá trống. Có thể đến đó nghỉ được.»
Các tỳ-kheo đến nơi nhà thợ kim hoàn, nói rằng:
«Chúng tôi muốn xin nghỉ nhờ một đêm, có được không?»
Thợ kim hoàn trả lời:
«Được.»
Các tỳ-kheo vào nhà trải nệm cỏ an tọa, chánh thân, chánh ý, buộc niệm trước mặt. Hôm ấy, người thợ kim hoàn có những thứ vàng đã chế biến, có vàng chưa chế biến, có thứ đồ vàng mới chế biến một phần; có đồ bằng bạc đã chế biến, có thứ bạc chưa chế biến, có đồ bạc chế biến chưa thành, để trong nhà đó. Tối đó, các tỳ-kheo vì bảo vệ những thứ đó nên suốt đêm không ngủ, vì sợ kẻ trộm đến lấy. Sáng ngày, thợ kim hoàn đi vào nhà, hỏi thăm các tỳ-kheo:
«Thưa quý Ngài, đêm qua, ngủ có được ngon giấc không?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Ngủ không được.»
Ông thợ vàng liền hỏi:
«Sao ngủ không được?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Ông để một số vật quý ở trong nhà. Chúng tôi suốt đêm lo giữ hộ nên không ngủ được.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch, đức Thế tôn bảo rằng:
«Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo, khi tạm nghỉ đêm nơi nhà người khác, trong nhà đó, nếu có vật quý, để khỏi mất, nên lấy cất.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, tự mình cầm lấy bảo vật, hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm nắm, ba-dật-đề. Trừ trong tăng-già-lam, hay chỗ ký túc. Nếu trong tăng-già-lam, hoặc chỗ ký túc, mà tự mình cầm nắm bảo vật, hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm, nên nghĩ như vầy: ‹Nếu sở hữu chủ nhận ra, sẽ nhận lại.› Chỉ với nhân duyên như vậy chứ không gì khác. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vật váu: vàng, bạc, chơn châu hỗ phách, xa cừ, mã não, lưu ly, bối ngọc sanh tượng.
Trang sức, bằng bảo vật: Đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp; dùng các vật quí báu làm đồ trang sức.
Nếu tỳ-kheo ở trong Tăng-già-lam, hoặc trong nhà, đối với những vật báu, đồ trang sức bằng vật báu, tự tay mình cầm hay bảo người khác cầm, nên phải biết tướng trạng của cái đãy, nên biết tướng trạng của mặt trong, nên biết tướng của cách cột, nên mở đãy ra xem, để biết bao nhiêu cái dính liền với nhau, bao nhiêu cái rời ra, bao nhiêu cái vuông, bao nhiêu cái tròn, bao nhiêu cái cũ, bao nhiêu cái mới. Nếu có người tìm hỏi thì nên hỏi họ: Vật của ngươi giống như cái gì? Nếu họ nói đúng thì trả lời cho họ. Nếu họ nói không đúng thì nên nói với họ rằng: «Tôi không thấy cái vật như vậy.» Nếu có hai người đều đến tìm hỏi thì nên hỏi: «Vật của ông hình trạng của nó như thế nào?» Nếu họ nói đúng thì nên trả lại. Nếu họ nói không đúng thì nên nói với họ rằng: «Tôi không thấy vật như vậy.» Nếu cả hai người đều nói đúng thì đem vật ấy ra trước mặt họ và nói: «Đây là vật của các người. Lấy đi.»
Nếu tỳ-kheo ở trong Tăng-già-lam hoặc trong nhà, đối với vật báu, hay đồ trang sức bằng vật báu tự tay mình cầm, hay bảo người khác cầm, hoặc không biết hình tướng của cái đãy, hình tướng của cái gói, hình tướng cách cột, thì phạm đột-kiết-la. Nếu không mở ra xem để biết bao nhiêu cái dính liền nhau, bao nhiêu cái không dính chùm với nhau, bao nhiêu cái vuông, bao nhiêu cái tròn, bao nhiêu cái mới, bao nhiêu cái cũ, thì tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu đến trong Tăng-già-lam, hoặc chỗ nghỉ đêm, đối với vật báu, đồ trang sức bằng vật báu, tự tay mình cầm, hay bảo người khác cầm; biết tướng của cái đãy, tướng của mặt trong, tướng của cách cột, mở gói ra xem, biết bao nhiêu cái dính liền với nhau bao nhiêu cái chưa dính liền với nhau, bao nhiêu cái vuông, bao nhiêu cái tròn, bao nhiêu cái mới, bao nhiêu cái cũ. Nếu hai người đều đến hỏi, thì nên hỏi: «Vật của người tình trạng thế nào?» Họ nói đúng trả lại. Nếu họ nói không đúng, nói với họ: «Tôi không thấy vật như vậy.» Nếu hai người đều nói đúng, đem vật ấy ra trước họ, nói: «Vật của các người đó. Lấy đi.» Nếu đó là các phẩm vật trang nghiêm cúng dường tháp, chùa, để giữ lâu bền, nên thu cất. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [437] Chú thích:
[396] Ngũ phần: ba-dật-đề 63; Tăng kỳ, Thâp tụng, Căn bản: 75; Pali, Pāc. 71.
[397] Xem Ch. ii Tăng-già-bà-thi-sa 12. Ngũ phần, nguyên nhân, Nhóm sáu tỳ-kheo.
[398] Ngũ phần: «Tỳ-kheo thường xuyên phạm tội…» Thập tụng: «Tỳ-kheo, khi thuyết giới, nói rằng…»
[399] Các bộ: ba-dật-đề 10. Pali, Pāc. 72.
[400] Thập tụng, Căn bản: Tỳ-kheo tụng giới bố tát mỗi nửa tháng. Lục quần chống việc các tiểu giới.
[401] Tạp toái giới 雜碎戒. Pali: khuddānukhuddaka sikkhāpada. Cf. Cullavagga, Vin. ii. 287: tại kết tập, Tăng thảo luận các giới nhỏ mà Phật cho phép bỏ. Hoặc cho rằng, trừ bốn ba-la-di, còn lại là giới nhỏ. Hoặc duy chỉ 92 ba-dật-đề là giới nhỏ. Xem Tứ phần 54, đoạn sau, về kết tập lần thứ nhất, (T22, tr.967b).
[402] Tăng kỳ: «khi tụng ba-la-đề-mộc-xoa mỗi nửa tháng mà nói như vầy…» Ngũ phần: không có chi tiết «thuyết giới.» Pali: uddissamāne, trong khi đang thuyết giới; sớ giải, VA. 876: ācariyena antevāsikassa uddissamāne, «trong khi thầy đang thuyết cho đệ tử.»
[403] Ngũ phần: Ba-dật-đề 64; Tăng kỳ: 92; Thập tụng, Căn bản: 93.
[404] Vô như vô giải 無如無解. Ngũ phần: bất dĩ bất tri cố đắc thoát 不以不知故得脫: «tỳ-kheo ấy không phải do vì không biết mà thoát khỏi tội.» Các bộ cũng đồng. Pali: na ca tassa bhikkhuno aññakena mutti atthi, nghĩa như các bản Hán.
[405] Tăng kỳ: «cần khiển trách rằng…» Nghĩa là, cần tác yết-ma ha trách.
[406] Pali: idaṃ tasmiṃ mohanake pācittiyaṃ, «đây là ba-dật-đề, vì có sự vô tri ấy.» Nghĩa là, do có yết-ma vô tri. Xem cht. trên. Skt. āyuṣman tatra kaukṛtyāt pāyantikā, «Trưởng lão, trong đây, vì có sự hối quá, phạm ba-dật-đề.» Tức sau khi có yết-ma hối quá.
[407] Tăng kỳ: «Tỳ-kheo…, sau khi bị khiển trách, ba-dật-đề.»
[408] Trùng tăng vô tri tội 重增無知罪; các tỳ-kheo tác pháp yết-ma vô tri để khiển trách lỗi không chú tâm nghe thuyết giới. Bản Skt. uttaraṃ ca kaukṛtyam āropayitavyaṃ, «thêm nữa, cần phải bắt hối quá.» Pali: uttariñc’ assa moho āropetabbo, «thêm nữa, cần phải áp đặt sự vô tri cho tỳ-kheo ấy.» Luật Pali, yết-ma bạch nhị, khiển trách sự vô tri. Nếu không có yết-ma vô tri, người ấy chỉ phạm đột-kiết-la.
[409] Ngũ phần: ba-dật-đề 80; Tăng kỳ, Thập tụng, Căn bản: 9. Pali, Pāc.81.
[410] Ngũ phần: ba-dật-đề 53; Tăng kỳ: 79; Thập tụng, Căn bản: 77. Pali, Pāc. 80.
[411] Tăng kỳ: «không bạch tỳ-kheo.» Căn bản: «mặc nhiên đứng dậy (bỏ đi), không chúc thọ 不囑授.»
[412] Xem ch.ii. Tăng-già-bà-thi-sa x.
[413] Các loại yết-ma được thực hiện không vì ích lợi của đối tượng; xem Tứ phần, phần ba, ch.xi, (T22, tr.906a17)
[414] Tham chiếu Luật Pali, Vin. iv. 153: không dữ dục, bỏ đi mà không phạm nếu nghĩ rằng, sẽ có sự tranh chấp giữa Tăng, sẽ có sự phá tăng; hay yết-ma phi pháp, biệt chúng; hay yết-ma chống lại đối tượng không như pháp; hoặc có việc cần làm cho người bệnh; hoặc đi giải; hoặc không muốn phải ngăn yết-ma.
[415] Ngũ phần: ba-dật-đề 79; Tăng kỳ: 43; Thập tụng, Căn bản: 53. Pali, Pāc. 79.
[416] Ngũ phần: ba-dật-đề 60; Tăng kỳ: 78; Thập tụng, Căn bản: 76. Pali, Pāc. 78.
[417] Ngũ phần: «Nghe lén trong chỗ khuất 屏處默聽.»
[418] Ngũ phần: ba-dật-đề 71; Tăng kỳ: 58; Thập tụng, Căn bản: 48.
[419] Ngũ phần: nếu không vì sân mà đánh, không phạm ba-dật-đề.
[420] Ngũ phần: ba-dật-đề 72; Tăng kỳ: 59; Thập tụng, Căn bản: 49. Pali, Pāc. 75.
[421] Hán: bác 搏, đánh hay tát. Ngũ phần: nghỉ như đả tướng 擬如打相, làm bộ như đánh. Tăng-kỳ: trắc chưởng đao nghỉ 側掌刀擬, nghiêng bàn tay làm bộ dao chém. Pali: talasattikaṃ uggireyya, «đưa lòng tay lên,» nghĩa là, doạ đánh.
[422] Dĩ thủ bác 以手搏; xem cht. trên.
[423] Ngũ phần: ba-dật-đề 75; Tăng kỳ: 90; Thập tụng, Căn bản: 69. Pali, Pāc. 76.
[424] Xem Ch. ii. Tăng-già-bà-thi-sa 8& 9.
[425] Ngũ phần: ba-dật-đề 65; Tăng kỳ: 82; Thập tụng, Căn bản: 82. Pali, Pāc. 83.
[426] Da-nhã-đạt 耶若達 (Pali: Yaññadatta, nhưng không có chuyện kể liên hệ trong các tư liệu Pali). Nhân duyên của Mạt-lỵ phu nhân, không được kể trong các bộ. Tăng kỳ giới thiệu đọc trong Trung A-hàm.
[427] Hoàng Đầu 黃頭. Tài liệu Pali nói bà là con gái của một người làm tràng hoa ở Kosala.
[428] Mat-lị viên 末利園. Pali: Mallikārāma, khu vườn trong thành Xá-vệ, vì của Mạt-lị Phu nhân nên được gọi tên như vậy. Truyện kể ở đây, tên của Phu nhân được gọi như vậy vì nguyên là cô gái giữ vườn hoa mallikā.
[429] Ngũ phần: không có chi tiết vua Quán đỉnh. Tăng kỳ: vua nhưng không phải dòng Sát-lợi; hoặc Sát-lợi nhưng không phải quán đảnh; đều không phạm.
[430] Hán: Sát-lợi thuỷ nghiêu đầu chủng 剎利水澆頭種. Tăng kỳ: Sát-đế-lợi Quán đảnh vương 剎利灌頂王.
[431] Ngũ phần: vật quý trọng, và nữ sắc, đều được gọi là bảo vật. Tăng kỳ: bảo vật, chỉ cho Vương Phu nhân.
[432] Túc tán tiểu vương 粟散小王. Tiểu vương (nhiều như thóc được rải) cai trị một tiểu quốc, phụ thuộc Quán đảnh vương.
[433] Ngũ phần: ba-dật-đề 69; Tăng kỳ: 49; Thập tụng, Căn bản: 58. Pali, Pāc. 84.
[434] Tỳ-xá-khư Mẫu 毘舍佉母. Pali: Visākā Migāramātā.
[435] Thập tụng: «hoặc bảo, hoặc tợ bảo.» Giải thích, bảo: tiền, vàng bạc…; tợ bảo: đồng, thiếc, bạch lạp, chì,… Pali: ratanaṃ vā ratanasammaṃ, bảo vật hay vật tương đồng bảo vật.
[436] Nguyên Hán: xảo sư 巧師.
[437] Bản Hán, hết quyển 18.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.59.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.