Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 15 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 15


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.64 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.82 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
XXXIX. BỎ VÀO MIỆNG VẬT KHÔNG ĐƯỢC CHO[239]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ trong thành Xá-vệ có một tỳ-kheo[240] nghĩ rằng, «Ta nên thường đi khất thực với chiếc y phấn tảo.»[241] Và vị ấy liền thực hành theo ý nghĩ.
Bấy giờ, có các cư sĩ trong thành Xá-vệ, vì cha mẹ, anh em, chị em, hay chồng vợ, con trai con gái của họ qua đời, làm đồ ăn thức uống thiết lễ cúng tế ở ngả tư đường, hoặc nơi cửa ngõ, hoặc bên bờ sông, dưới gốc cây, hoặc bên hòn đá, hoặc trong miếu thờ.
Bấy giờ, vị tỳ-kheo khất thực kia tự lấy phẩm vật họ cúng đó ăn. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm, «Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn; phạm điều lấy vật không cho. Bên ngoài tự xưng rằng ta tu chánh pháp. Như vậy thì có chánh pháp gì? Chúng ta vì cha mẹ, anh em, chị em… qua đời, sắm đồ ăn thức uống tế tự cúng dường, mà họ lại lấy ăn. Hình như chúng ta vì họ làm đồ ăn thức uống, đặt nơi đó, để cúng dường cho họ vậy! Sự thật, chúng ta vì cha mẹ, cho đến anh chị em của chúng ta qua đời cho nên mới thiết lập thức ăn này để tế tự, mà họ lại tự ý lấy ăn.»
Khi ấy, các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo khất thực rằng:
«Tỳ-kheo khất thực, sao các cư sĩ trong thành Xá-vệ, vì cha mẹ, cho đến anh chị em của họ qua đời; họ sửa soạn thức ăn để tế tự cúng dường, mà thầy lại tự tiện lấy ăn?»
Bấy giờ các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo kia:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo khất thực, sao ông tự tiện lấy thức ăn cúng tế của các cư sĩ trong thành Xá-vệ mà ăn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo khất thực kia rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo khất thực ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cho vào miệng thức ăn, hoặc thuốc không được trao nhận,[242] ba-dật-đề.
Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo đối trong vấn đề ấy có nghi, không dám tự tay lấy tăm xỉa răng và nước uống. Đức Phật bảo:
«Tỳ-kheo tự tay lấy tăm xỉa răng và nước uống, không phạm.»
Từ nay trở đi, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, cho vào miệng thức ăn, hoặc thuốc không được trao nhận,[243] trừ nước và tăm xỉa răng,[244] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Không được cho:[245] tức là chưa được trao nhận.
Nhận: có năm cách nhận. Tay trao tay mà nhận; hoặc tay trao dùng vật mà nhận; dùng vật trao tay mà nhận; dùng vật trao dùng vật nhận, từ xa dùng vật trao cho người nhận lấy, giữa người trao và người nhận đều biết có khoảng cách không xúc ngại; vật cho được rơi vào trong tay. Đó gọi là năm cách nhận.
Lại có năm cách nhận thức ăn : cho qua thân và nhận qua thân, cho qua y (áo, vải) và nhận qua y; cánh tay này co lại để trao, cánh tay kia co lại để nhận; dùng vật đựng để cho, dùng vật đựng để nhận; hoặc có nhân duyên để dưới đất cho. Đó gọi là năm cách nhận thức ăn.[246]
Thức ăn khư-xà-ni: Thức ăn từ rễ, cho đến thức ăn được nghiền nhỏ mịn.
Thức ăn:[247] gồm có cơm, bánh bột, cơm khô, thịt và cá.
Thức ăn xà-da-ni: gồm có tô, du, sanh tô, mật, thạch mật.[248]
Tỳ-kheo nào, thức ăn không được trao mà tự tay lấy bỏ vào miệng, trừ nước và tăm xỉa răng, [664a1] mỗi miếng phạm một ba-dật-đề. Phi thời, quá phi thời ăn, ba-dật-đề. Nhận thuốc bảy ngày, quá bảy ngày dùng, ba-dật-đề. Thuốc dùng suốt đời, không có nhơn duyên, không được trao cho nhận mà dùng, đột-kiết-la. Không được trao cho nhận, tưởng không được trao cho nhận, ba-dật-đề. Không được trao cho nhận mà nghi, đột-kiết-la. Nhận mà khởi ý tưởng không nhận, đột-kiết-la. Nhận mà có nghi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Lấy nước và tăm xỉa răng; hoặc sữa, dầu, mỡ không được trao nhận mà nhểu vào mũi; chảy vào miệng rồi nhổ ra hết, còn dư,[249] không phạm. Hoặc tỳ-kheo khất thực, chim ngậm thức ăn bay rơi vào bát, hay gió thổi rớt vào bát, muốn trừ bỏ thức ăn ấy, cho đến chỉ bằng một móng tay cũng có thể trừ bỏ, còn dư, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XL. YÊU SÁCH MỸ THỰC[250]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử có một thương chủ là đàn-việt. Đến giờ khất thực, Bạt-nan-đà Thích tử khoác y, bưng bát, đến nơi nhà thương chủ đó, nói như vầy:
«Nay tôi muốn có được thức ăn mỹ diệu.[251]»
Thương chủ hỏi:
«Nay, Đại đức có bệnh gì mà phải nghĩ đến thức ăn ấy?»
Đáp rằng:
«Tôi không có bệnh hoạn gì cả. Mà muốn được thức ăn như vậy thôi.»
Thương chủ thưa:
«Chúng con là nhà buôn, buôn bán để sinh sống, còn không thể có được thức ăn như vậy, huống là người xuất gia.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực nghe những lời này, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao thầy chỉ vì tự thân mà cầu xin thức ăn mỹ diệu[252] như thế?»
Khi tỳ-kheo khất thực thọ thực rồi, trở về trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói lại cho các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao Thầy chỉ vì tự thân mà cầu xin thức ăn mỹ diệu như vậy?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Bạt-nan-đà, sao chỉ vì tự thân mà cầu xin thức ăn mỹ diệu như vậy?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Nếu có các thức ăn mỹ diệu như sữa, bơ, cá và thịt, tỳ-kheo nào, với thức ăn ngon như vậy, chỉ vì tự thân, đòi hỏi để được ăn, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo bệnh nghe vậy, vì e sợ không dám xin, không dám vì tỳ-kheo bệnh xin, nhận được không dám ăn.
Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép tỳ-kheo bệnh được xin; người kia vì tỳ-kheo bệnh được xin. Xin được rồi, cho phép ăn.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Nếu có[253] các thức ăn mỹ diệu[254] như sữa, bơ, cá và thịt, tỳ-kheo nào không bịnh, với thức ăn[255] ngon như vậy, chỉ vì tự thân, đòi hỏi để được ăn, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thức ăn mỹ diệu: sữa, bơ, cá và thịt.
Bệnh: cho đến không đủ sức ngồi để ăn xong một bữa.[256]
Tỳ-kheo nào không bệnh, vì tự thân, xin thức ăn mỹ diệu này mà ăn, mỗi miếng ăn phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Người bệnh tự xin; vì người bệnh xin; khất thực được mà ăn; hoặc mình vì người, người vì mình xin; hoặc không xin mà được, thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLI. CHO NGOẠI ĐẠO ĂN[257]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời đức Phật dẫn một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử từ nước Câu-tát-la du hành đến nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ, có các đàn-việt cúng dường Phật và chúng Tăng rất nhiều bánh. Bấy giờ, đức Thế tôn bảo Tôn giả A-nan:
«Ông đem bánh này chia cho chúng Tăng.»
Tôn giả vâng lời Phật dạy đem chia. Chia xong còn dư. Đức Phật bảo tôn giả đem cho người đi xin. Tôn giả vâng lời dạy của Phật đem cho mỗi người một cái. Trong số người hành khất kia có một người nữ ngoại đạo lõa thể,[258] nhan mạo xinh đẹp. Khi tôn giả A-nan phân phối bánh, bánh dính vào nhau tưởng là một, phát cho cô ta. Cô ta hỏi người đứng gần rằng:
«Bà được mấy cái?»
Người kia trả lời:
«Tôi được một cái.»
Trả lời xong bà ấy lại hỏi cô ta:
«Cô được mấy cái?»
Cô ta nói:
«Tôi được hai cái.»
Người đàn bà kia liền nói với cô:
«Tỳ-kheo đó cùng cô tư thông, cho nên cô mới được hai cái.»
Bấy giờ tôn giả A-nan nghe những lời nầy, liền ôm lòng ưu sầu. Các tỳ-kheo nghe cũng không vui.
Trong số những người tụ hội kia, có một Phạm chí,[259] nhận thức ăn này xong, lại trên đường đến Câu-tát-la. Trên đường đi gặp một người bà-la-môn chí tín, làm nghề xem tướng, hỏi:
«Ông từ đâu đến?»
Phạm chí trả lời:
«Tôi từ Xá-vệ đến.»
Bà-la-môn hỏi:
«Sao, trong nước Xá-vệ khất cầu thức ăn dễ dàng lắm không? Có thể còn thừa mang theo không?»
Phạm chí nói:
«Có thể xin được.»
Bà-la-môn hỏi:
«Xin nơi ai mà dễ được vậy?»
Phạm chí trả lời:
«Xin từ cư sĩ trọc đầu.»
Người bà-la-môn lại hỏi:
«Cư sĩ trọc đầu là ai?»
Phạm chí nói:
«Chính là sa-môn Cù-đàm.»
Người bà-la-môn bất bình nói:
«Ông là người gì mà ăn của người ta lại nói lời ác như vậy?»
Người bà-la-môn kia đến trong Tăng-già-lam, đem sự việc đã nghe kể lại cho các tỳ-kheo.
Các tỳ-kheo này đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên trên tập hợp Tăng tỳ-kheo bảo rằng:
«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cho thức ăn đến lõa hình ngoại đạo nam hoặc nữ, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các ngoại đạo đều có lời oán trách:
«Một người, hai người ngoại đạo có lỗi, chớ chúng tôi đâu có tội gì mà không cho thức ăn?»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau, các tỳ-kheo nào muốn cho thức ăn, nên để dưới đất mà cho, hoặc sai người cho.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy.
Tỳ-kheo nào, tự tay cho thức ăn đến lõa hình ngoại đạo nam hoặc nữ,[260] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Ngoại đạo: chỉ cho người lõa hình dị học.[261]
Ba-tư-ba-la-xà:[262] là người xuất gia trong chúng ngoại đạo ấy.
Thức ăn khư-xà-ni: thức ăn bằng rễ củ, cho đến thức ăn bằng quả, thức ăn bằng dầu cho đến thức ăn được nghiền nát.
Thức ăn:[263] cơm, bánh bột, cơm khô, cá và thịt.
Nếu tỳ-kheo tự tay cho thức ăn đến lõa hình, nam nữ ngoại đạo, ba-dật-đề. Nếu cho mà họ nhận phạm ba-dật-đề; họ không nhận phạm đột-kiết-la. Phương tiện muốn cho mà không cho, hối hận, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu để dưới đất mà cho; hoặc sai người cho; hoặc biếu cho cha mẹ; [665a1] cho thợ làm tháp, người thợ làm phòng, tính theo giá trị mà trả công; hoặc bị thế lực cưỡng bức thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLII. TRƯỚC SAU BỮA ĂN ĐI ĐẾN NHÀ KHÁC KHÔNG BÁO[264]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một trưởng giả hào tộc là bạn thân hữu trước kia của Bạt-nan-đà Thích tử, nghĩ rằng: «Nếu Bạt-nan-đà Thích tử đến thành này, ta sẽ vì Bạt-nan-đà thiết trai cúng dường chúng Tăng.»
Sau đó, Bạt-nan-đà Thích tử vào đến thành. Trưởng giả biết, liền sai người đến trong Tăng-già-lam mời các tỳ-kheo sáng ngày mai thọ thực.
Trong đêm ấy, trưởng giả sửa soạn đầy đủ các đồ ăn thức uống ngon bổ, sáng ngày đến báo đã đến giờ. Các tỳ-kheo khoác y, bưng bát, đến nhà ông trưởng giả an tọa nơi chỗ ngồi. Các tỳ-kheo bảo ông trưởng giả rằng:
«Chúng Tăng đã tập họp rồi. Đồ ăn thức uống đã sửa soạn xong, hãy dọn ra.»
Ông trưởng giả thưa:
«Xin chư tôn chờ một lát. Đợi Thích tử Bạt-nan-đà đến.»
Các tỳ-kheo bảo:
«Chúng Tăng đã tập họp rồi. Đồ ăn thức uống nếu đã sửa soạn xong, thì cứ dọn ra. Sao lại phải đợi? Mặt trời gần xế rồi. E rằng các tỳ-kheo thọ thực không kịp no.»
Khi ấy, ông trưởng giả thưa với các tỳ-kheo:
«Trước đây, tôi có lời nguyện, nếu Thích tử Bạt-nan-đà đến thành nầy, tôi sẽ vì Bạt-nan-đà Thích tử thiết cơm cúng dường chúng tăng. Vậy xin chư tôn chờ một chút, đợi Bạt-nan-đà.»
Hôm ấy, Bạt-nan-đà vào giờ tiểu thực lại đến nhà khác, mãi gần giữa ngày mới lại. Khi ấy, các tỳ-kheo thấy gần quá giữa ngày, tuy được ăn uống nhưng không được no lắm.
Trong số các tỳ-kheo có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Bạt-nan-đà thích tử, sao giờ tiểu thực thầy lại đến nhà khác, gần giữa trưa mới đến, khiến cho các tỳ-kheo thọ thực không được đầy đủ?»
Các Tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Bạt-nan-đà thích tử, tại sao giờ tiểu thực, ông lại đến các nhà khác, gần quá giữa ngày mới đến, khiến cho các tỳ-kheo thọ thực không được đầy đủ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, vào giờ tiểu thực[265] lại đến nhà khác, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Khi ấy, trong thành La-duyệt có một Đại thần là bạn thân quen trước kia của Thích tử Bạt-nan-đà. Một hôm vị Đại thần kia có được một số quả ngọt,[266] liền sai một người và dặn rằng:
«Bạt-nan-đà Thích tử là bạn thân quen trước kia của ta. Ngươi mang quả nầy đến trong Tăng-già-lam cho ông ấy thấy rồi nói rõ rằng, ‹Tôi với ông là bạn cũ. Nhờ ông mang số quả nầy phân chia trong chúng Tăng.›»
Người sứ kia vâng lời, mang cam đến trong Tăng-già-lam, thưa với các tỳ-kheo:
«Thưa chư Đại đức, đây là trái cây mới, cho Tăng.»
Các tỳ-kheo bảo:
«Nếu cúng cho chúng Tăng thì nên chia liền đi.»
Người kia thưa:
«Vị Đại thần trong thành La-duyệt sai tôi rằng, ‹Ngươi mang số quả nầy đến trong Tăng-già-lam nhờ Thích tử Bạt-nan-đà chia cho Tăng.› Bây giờ, cần phải chờ Thích tử Bạt-nan-đà đến rồi sẽ chia cho Tăng.»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà sau bữa ăn đã đến nhà khác rồi. Khi trở về thì đã quá giờ, khiến chúng Tăng không dùng được số quả tươi ấy.
Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà:
«Tại sao sau bữa ăn, lại đến nhà khác, quá giờ mới trở lại, khiến cho các tỳ-kheo dùng không được số quả mới như vậy?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Thích tử Bạt-nan-đà, tại sao sau khi ăn xong, ông lại đến nhà khác, quá giờ mới trở lại, khiến cho các tỳ-kheo dùng không được số quả mới?»
Từ nay về sau, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn lại đến nhà khác, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, trong thành La-duyệt có nhiều chỗ thỉnh Tăng, nhưng các tỳ-kheo e sợ, không dám nhận lời thỉnh vào thành. Bạch Phật. Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo báo cho nhau để vào thành.»
Tỳ-kheo không biết nên báo cho ai. Phật dạy:
«Nên báo cho tỳ-kheo. Nếu ở một mình trong phòng thì báo cho vị tỳ-kheo phòng gần.»
Từ nay về sau, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn lại đến nhà khác mà không báo, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có tỳ-kheo bệnh, trước đó bảo nhà đàn-việt nấu canh, nấu cháo, nấu cơm; vị ấy e sợ, không dám vào thành, ngại phạm sau bữa ăn mà đến nhà khác. Bạch Phật, Phật dạy:
«Cho phép Tỳ-kheo bệnh, không báo, được vào thành.»
Từ nay, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn lại đến nhà khác mà không báo cho tỳ-kheo khác, trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt là khi bệnh.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, thời gian may y đã đến. Các tỳ-kheo cần những thứ như nồi lớn, nồi nhỏ, bình, thìa, bát, búa, chén, chậu, bát nhỏ, ấm, giây phơi, đồ treo y, y-ni-diên-đà, vải lông. Các tỳ-kheo vì e sợ, nên không dám vào thành, ngại phạm không báo mà vào thôn. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo khi may y, không báo được vào thôn.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn lại đến nhà khác mà không báo cho tỳ-kheo khác, trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt là khi bệnh, thời gian may y.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, thời gian thí y đã đến. Hoặc có chỗ đã được thí y, có chỗ đang tìm cầu. Các tỳ-kheo kia e sợ không dám vào thành, lo ngại phạm không báo mà vào thành. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, thời gian thí y cho phép các tỳ-kheo không báo vẫn được phép vào thành.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn lại đến nhà khác [666a1] mà không báo cho tỳ-kheo khác,[267] trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt là khi bệnh, thời gian may y. Đó là những trường hợp đặc biệt.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trước bữa ăn: từ bình minh xuất hiện, đến khi ăn.
Sau bữa ăn: từ khi ăn cho đến giữa ngày.[268]
Nhà: nơi có nam nữ cư trú.
Các Tỳ-kheo khác: những người sống chung đồng trong một cương giới.
Bệnh: như trên đã nói.
Thời gian may y: sau tự tứ, không thọ y Ca-thi-na thì một tháng, có thọ y Ca-thi-na thì năm tháng. Ngoài ra những khi khuyến hóa cúng thức ăn kể cả thí y, cũng thuộc về thời gian thí y.
Nếu tỳ-kheo nào báo đến thôn mà giữa đường trở lại, thời lời báo trước không còn giá trị; nếu muốn đi nữa, thì phải báo trở lại. Nếu tỳ-kheo nào báo đến trong thôn mà không đến chỗ đã báo đó, lại đến nhà khác, thì lời báo trước không còn giá trị; nếu muốn đến đó thì phải báo trở lại mới được đi.
Nếu báo đến nhà bạch y mà lại đến nơi nhà kho và tụ lạc hay phòng biên;[269] hoặc đến Tăng-già-lam của tỳ-kheo-ni hay đến nhà bạch y rồi về liền cũng mất đi lời báo trước; phải báo trở lại mới được đi. Nếu tỳ-kheo đã nhận lời mời rồi trước bữa ăn hay sau bữa ăn đến nhà khác, mà không báo cho tỳ-kheo để vào thôn, trừ trường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề. Một chân trong cửa, một chân ngoài cửa, phương tiện trang nghiêm, muốn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: khi bệnh, thời gian may y, thời gian thí y, đã báo cho tỳ-kheo khác; hoặc không có tỳ-kheo, không báo;[270] đến nơi nhà kho, tụ lạc, phòng biên; hoặc đến Tăng-già-lam của tỳ-kheo, đến dặn nhà bạch y được dặn báo; hoặc nơi nhiều nhà, trải tọa cụ, thỉnh tỳ-kheo; hoặc bị thế lực ép buộc; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLIII. NGỒI TRONG NHÀ ĐANG CÓ ĂN[271]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Ca-lưu-đà-di, khi còn ở đời quen thân với người vợ của ông bạn bạch y. Bà ấy tên là Trai, có nhan sắc đẹp xinh đẹp. Ca-lưu-đà-di cũng có tướng mạo đẹp đẽ. Khi ấy Ca-lưu-đà-di để ý đến Trai ưu-bà-tư. Trai ưu-bà-tư cũng để ý đến Ca-lưu-đà-di.
Hôm ấy đến giờ khất thực Ca-lưu-đà-di khoác y, bưng bát, đến nhà Trai ưu-bà-tư, an tọa nơi chỗ ngồi. Trong lúc ấy, Trai ưu-bà-tư tắm rửa trang điểm thân hình, phu chủ hết lòng yêu kính, nên không bao giờ rời nhau.
Phu chủ hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Ông cần gì?»
Ca-lưu-đà-di trả lời:
«Tôi cần thức ăn.»
Người chồng liền bảo vợ đem thức ăn cho. Như lời nói của chồng, bà vợ đem thức ăn trao cho Ca-lưu-đà-di. Ca-lưu-đà-di ăn xong, vẫn ngồi một chỗ không đi. Người chồng hỏi Ca-lưu-đà-di rằng:
«Vừa rồi ông nói cần thức ăn. Đã ăn rồi, sao không đi?»
Khi ấy,Trai ưu-bà-tư ra dấu hiệu khiến Ca-lưu-đà-di đừng đi. Phu chủ của bà nổi giận nói với Ca-lưu-đà-di rằng:
«Tỳ-kheo làm trở ngại việc của ta.[272] Nói cần ăn, cho ăn rồi, sao không đi. Lại muốn làm gì đây? Tôi giao nhà cho ông mà đi. Ở lại đó, muốn làm gì thì làm!»
Người chồng giận, nói như vậy, rồi bỏ nhà ra đi.
Vào lúc bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực vừa đến nhà đó, nghe như vậy, hiềm trách Ca-lưu-đà-di rằng:
«Tại sao thầy lại ngồi lì tại nhà đang có thức ăn[273]?»
Tỳ-kheo khất thực ra khỏi thành Xá-vệ, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ với các tỳ-kheo. Trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Ca-lưu-đà-di rằng:
«Tại sao thầy lại ngồi lì tại nhà đang có thức ăn?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Biết mà Ngài vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Thật sự ông có ngồi yên tại nhà đang có thức ăn?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao ông lại ngồi yên nơi nhà cho ăn có của quý?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, tại nhà có thức ăn[274] có vật báu,[275] mà cố nán ngồi, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thức ăn: nam dùng nữ làm thức ăn, nữ dùng nam làm thức ăn, cho nên gọi là thức ăn.
Nhà: như trên đã nói.
Vật báu: Xa cừ, mã não, chơn châu, hổ phách, kim ngân.
Nếu tỳ-kheo tại nhà có thức ăn, có vật báu, duỗi cánh tay mà đụng cánh cửa thì được ngồi. Nếu tỳ-kheo nơi nhà có thức ăn có vật báu mà cố nán ngồi, ba-dật-đề. Mù mà không điếc, đột-kiết-la. Điếc mà không mù, cũng đột-kiết-la. Đứng mà không ngồi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức xoa ma ni, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu vào trong nhà ăn có vật báu, ngồi duỗi cánh tay ra đụng cửa; hoặc có hai tỳ-kheo làm bạn; hoặc có người quen; hoặc có người khách ở chỗ đó mà không mù không điếc, không điếc không mù; hoặc đi ngang qua mà không đứng lại; hoặc bất ngờ bệnh phát té xuống đất; hoặc bị thế lực bắt; hoặc bị trói nhốt; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLIV. NGỒI VỚI NGƯỜI NỮ Ở CHỖ KHUẤT[276]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di, khi còn là người thế tục, có quen thân với người vợ của ông bạn bạch y. Bà ấy tên là Trai, có nhan sắc xinh đẹp. Ca-lưu-đà-di cũng có tướng mạo đẹp đẽ. Ca-lưu-đà-di để ý Trai ưu-bà-tư. Trai ưu-bà-tư cũng để ý Ca-lưu-đà-di.
Đến giờ khất thực, Ca-lưu-đà-di khoác y, bưng bát, đến nhà của Trai ưu-bà-tư, tự nghĩ rằng, «Đức Thế tôn cấm trong nhà có ăn có vật báu không được ngồi và được ngồi chỗ nào duỗi cánh tay ra đụng cửa.» Nên ông ngồi phía sau cánh cửa.
Khi Ca-lưu-đà-di cùng với Trai ưu-bà-tư đang nói chuyện, thì có tỳ-kheo khất thực đến, nghe có tiếng Ca-lưu-đà-di đang nói, mà không thấy Ca-lưu-đà-di ở chỗ nào, bèn hiềm trách Ca-lưu-đà-di:
«Tại sao, trong nhà có ăn [667a1] có của báu mà lại ngồi chỗ khuất khiến cho chúng tôi không biết đang làm gì?»
Khất thực tỳ-kheo ra khỏi thành Xá-vệ, trở về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này kể lại cho các tỳ-kheo nghe. Trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Ca-lưu-đà-di rằng:
«Tại sao, trong nhà đang ăn có vật báu, lại ngồi chỗ khuất?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Biết mà Ngài vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật, trong nhà đang ăn có vật báu, mà ông ngồi chỗ khuất hay không?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, có đúng như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao, trong phòng ăn có vật báu, lại ngồi chỗ khuất?»
Quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, trong nhà ăn có vật báu[277] mà ngồi nơi khuất, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thức ăn: nữ là thức ăn của nam, nam là thức ăn của nữ.
Vật báu: Xà cừ, mã não, chơn châu, hổ phách, kim ngân.
Chỗ khuất: hoặc cây, tường, vách, rào dậu, hoặc y, các vật khác che ngăn.
Tỳ-kheo vào trong phòng ăn có vật báu, ngồi nơi chỗ khuất, duỗi tay đụng cửa, khiến tỳ-kheo khất thực thấy. Tỳ-kheo nào trong phòng ăn có vật báu, mà ngồi nơi chỗ khuất, ba-dật-đề. Đui mà không điếc, đột-kiết-la. Điếc mà không đui, đứng mà không ngồi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu nơi nhà có ăn có vật báu mà ngồi chỗ duỗi cánh tay đụng cửa, khiến tỳ-kheo khất thực thấy; hoặc có hai tỳ-kheo làm bạn; hoặc có người quen biết gần bên; hoặc cùng một chỗ với người khách mà không đui không điếc; hoặc đi ngang qua chứ không đứng lại; hoặc bất ngờ bị bệnh té xỉu hay bị thế lực bắt; hoặc bị trói nhốt; hoặc mạng nạn; phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLV. NGỒI MỘT MÌNH VỚI NGƯỜI NỮ TẠI CHỖ TRỐNG[278]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di, khi chưa xuất gia, có thân quen với người vợ của ông bạn bạch y. Người đàn bà ấy tên là Trai,[279] có nhan sắc xinh đẹp. Ca-lưu-đà-di cũng có tướng mạo đẹp đẽ. Ca-lưu-đà-di để ý Trai ưu-bà-tư. Trai ưu-bà-tư cũng để ý Ca-lưu-đà-di.[280]
Đã đến giờ khất thực, Ca-lưu-đà-di khoác y, bưng bát, đến nhà của Trai ưu-bà-tư, ngồi chỗ trống cùng nhau nói chuyện. Một tỳ-kheo khất thực đến, thấy Ca-lưu-đà-di cùng Trai ưu-bà-tư ngồi một chỗ nói chuyện, liền hiềm trách Ca-lưu-đà-di: «Sao thầy lại cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi tại chỗ trống cùng nhau nói chuyện?»
Tỳ-kheo khất thực xong, về lại trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này kể lại cho các tỳ-kheo nghe. Trong số đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Ca-lưu-đà-di rằng:
«Sao thầy lại cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi tại chỗ trống cùng nhau nói chuyện?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Thật sự ông có cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi một chỗ trống nói chuyện hay không?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, đúng như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Ca-lưu-đà-di, sao ông lại cùng với Trai ưu-bà-tư chỗ trống nói chuyện?»
Quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, một mình ngồi với người nữ tại chỗ trống, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Người nữ: người có trí, mạng căn không đoạn.
Một mình: một người nữ, một Tỳ-kheo.
Chỗ khuất :[281] khuất đối với thấy, khuất đối với nghe.
- Khuất đối với thấy: do bụi, sương, bóng tối, mà không thấy mặt.
- Khuất đối với nghe: không nghe được tiếng nói bình thường.
Tỳ-kheo nào một mình ngồi với người nữ tại chỗ trống, ba-dật-đề. Nếu đui mà không điếc, đột-kiết-la. Điếc mà không đui, đột-kiết-la. Đứng mà không ngồi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Có hai tỳ-kheo làm bạn, hoặc có người quen biết gần bên, hoặc có người khách nơi đó mà không đui không điếc, không điếc không đui, hoặc đi ngang qua chứ không đứng lại, hoặc bất ngờ bị bệnh té xuống hay bị thế lực bắt buộc, hoặc bị trói nhốt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLVI. ĐUỔI ĐI KHÔNG CHO THỨC ĂN[282]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử cùng với các tỳ-kheo khác[283] cãi nhau, bắt phải sám hối. Bạt-nan-đà ôm hận trong lòng. Sau đó, Bạt-nan-đà Thích tử nói với vị tỳ-kheo rằng:
«Thầy đi theo tôi vào trong thôn. Tôi sẽ cho thầy thức ăn.»
Tỳ-kheo kia đồng ý.
Giờ khất thực đến, Bạt-nan-đà khoác y, bưng bát, cùng với tỳ-kheo kia vào thành Xá-vệ. Dẫn đến vùng không có thức ăn. Bạt-nan-đà đi vòng quanh khắp nơi. Mãi đến khi gần quá giữa ngày, Bạt-nan-đà toan tính:
«Nếu tỳ-kheo nầy ra khỏi thành Xá-vệ, về đến trong Kỳ-hoàn thì đã quá ngọ.»
Bạt-nan-đà bèn nói với tỳ-kheo kia rằng:
«Chưa từng có người nào đại ác như thầy!»
Tỳ-kheo kia hỏi rằng:
«Tôi đã tạo ra những tội gì?»
Bạt-nan-đà trả lời:
«Hôm nay, thầy đã làm cho tôi không nhận được thức ăn. Trưởng lão hãy đi đến chỗ khác nhanh lên. Tôi mà ngồi hay nói chuyện với thầy thì bị bất hạnh. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc.»
Bạt-nan-đà nói với tỳ-kheo này như vậy rồi, vào chỗ có thức ăn trong thành Xá-vệ nhận ăn. Trong khi tỳ-kheo kia ra khỏi thành Xá-vệ về đến Kỳ-hoàn thì đã quá giữa ngày, nên không thể ăn được, phải nhịn đói.
Các tỳ-kheo nghe biết. Trong số đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Sao Thầy bảo tỳ-kheo kia cùng đi với thầy vào tụ lạc, thầy sẽ cho thức ăn. Cuối cùng thầy không cho thức ăn cho tỳ-kheo kia lại nói rằng, ‹Trưởng lão hãy đi đến chỗ khác nhanh lên. Tôi mà ngồi hay nói chuyện với thầy thì bị bất hạnh. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc.› Đuổi tỳ-kheo kia trở lại trong Kỳ-hoàn. Đã quá giữa ngày, [668a1] cuối cùng phải nhịn đói?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao lại bảo tỳ-kheo kia cùng đi với thầy vào tụ lạc, thầy sẽ cho thức ăn. Cuối cùng thầy không cho thức ăn cho tỳ-kheo kia lại nói rằng, ‹Trưởng lão hãy đi đến chỗ khác nhanh lên! Tôi mà ngồi hay nói chuyện với thầy thì bị bất hạnh. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc.› Đuổi tỳ-kheo kia trở lại trong Kỳ-hoàn. Đã quá giữa ngày, cuối cùng phải nhịn đói?»
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, nói với tỳ-kheo khác như vầy, ‹Đại đức, hãy cùng tôi vào tụ lạc, tôi sẽ cho Đại đức ăn.› Tỳ-kheo ấy cuối cùng không cho tỳ-kheo kia thức ăn, nói rằng: ‹Trưởng lão hãy đi đến chỗ khác nhanh lên! Tôi mà ngồi hay nói chuyện với thầy thì bị bất hạnh. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc.› Chỉ với mục đích ấy chứ không gì khác, là cố tình đuổi đi, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thôn:[284] có bốn loại như đã nói ở trên.
Thực: thời thực, (ăn đúng lúc)
Tỳ-kheo kia nói với tỳ-kheo này rằng, «Vào tụ lạc, tôi sẽ cho thầy thức ăn.» Cuối cùng tỳ-kheo kia không cho thức ăn cho tỳ-kheo nầy, lại nói, «Trưởng lão hãy đi đến chỗ khác nhanh lên! Tôi mà ngồi hay nói chuyện với thầy thì bị bất hạnh. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc.» Tỳ-kheo kia phương tiện đuổi đi đến chỗ không thấy nghe, phạm ba-dật-đề; đến chỗ không thấy mà nghe, phạm đột-kiết-la; đến chỗ không nghe mà thấy, phạm đột-kiết-la. Phương tiện đuổi đi, tự bỏ chỗ thấy nghe, phạm ba-dật-đề; bỏ chỗ thấy đến chỗ nghe; bỏ chỗ nghe đến chỗ thấy, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trao cho thức ăn rồi bảo đi; hoặc bệnh, hoặc không có oai nghi, người thấy không vui nên nói, ‹Thầy đi! Tôi sẽ đưa thức ăn đến trong Tăng-già-lam.› Hoặc vị kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc trong chúng cử tội, hay bị tẩn, hoặc đáng bị tẫn, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, phương tiện bảo đi, không vì thù hận mà khiến đi, thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLVII. THUỐC BỐN THÁNG [285]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, Ca-duy-la-vệ, tại Thích-suý-sấu.[286] Bấy giờ, Ma-ha-nam giòng họ Thích phát nguyện cung cấp thuốc cho chúng Tăng. Thí chủ cung kính các Thượng tọa, nên cúng dường thứ tốt, dù họ cần hay không cần cũng cúng.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo cùng bảo nhau rằng, «Ma-ha-nam Thích tử này, nguyện cung cấp thuốc cho chúng Tăng, cung kính bậc Thượng tọa, cúng dường thứ tốt. Đối với chúng ta, không có lòng cung kính, nên dùng thứ xấu để cho chúng ta. Khi yêu cầu còn không cho; huống chi lúc không yêu cầu.» Rồi bảo nhau: «Chúng ta hãy đến nhà đó yêu cầu thứ khó kiếm, và loại thuốc không thể có.»[287]
Bàn xong họ liền đến nhà của Ma-ha-nam nói rằng:
«Chúng tôi cần thứ thuốc như vậy, như vậy.»
Ma-ha-nam nói:
«Nếu trong nhà tôi có thì sẽ cúng dường. Nếu không, tôi sẽ ra chợ mua để cung cấp.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nói rằng:
«Trong nhà ông, không thể có thứ thuốc như vậy, như vậy hay sao?»
Ma-ha-nam nói:
«Trong nhà có thì cúng liền. Nếu không, sẽ ra chợ mua để cúng.»
Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo lại nói:
«Ông nguyện cúng dường thuốc cho chúng Tăng. Mà ông cung kính bậc Thượng tọa, nên ông cúng thứ tốt. Dù họ cần hay không cần ông cũng cúng. Còn đối với Hạ tọa, ông không ân cần cung kính, nên cho thứ xấu. Có yêu cầu còn không được; huống chi không yêu cầu? Trong nhà ông không có thuốc, tại sao ông lại nguyện cúng thuốc cho chúng Tăng? Ông là người có thiên vị, lại vọng ngữ nữa.»
Ma-ha-nam nói:
«Trước đây, tôi có nguyện cung cấp cho chúng Tăng thuốc mà trong nhà có. Nếu trong nhà không có, sẽ ra chợ mua cho. Tại các thầy lại nói tôi là người thiên vị và lại vọng ngữ, không có lòng chí thành? Trưởng lão hãy đi đi! Từ nay trở đi tôi không cung cấp thuốc cho chúng Tăng nữa.»
Lúc ấy, các tỳ-kheo nghe việc này, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Ma-ha-nam Thích tử ưa cung kính, thích bố thí, thường cung cấp thuốc cho chúng Tăng, tại sao các thầy lại mạ nhục, nói ông ấy có thiên vị và vọng ngữ, khiến cho ông không cung cấp thuốc cho chúng Tăng nữa?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao Ma-ha-nam Thích tử có tín tâm, ưa bố thí, thường cung cấp thuốc cho chúng Tăng, mà các ông mạ nhục, nói ông ấy có thiên vị và vọng ngữ, khiến cho ông ta không cung cấp thuốc cho chúng Tăng nữa?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, có nhân duyên được thỉnh cầu cúng dường thuốc bốn tháng[288] thì có thể nhận, nếu nhận quá, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các tỳ-kheo bị bệnh có tâm e sợ không dám nhận thuốc quá, nên bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay trở đi cho phép các tỳ-kheo bệnh được nhận thuốc quá bốn tháng.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nếu nhận quá, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các cư sĩ thường thỉnh cung cấp thuốc cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo có tâm e sợ không dám nhận sự thường thỉnh cung cấp thuốc ấy, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay trở đi cho phép các tỳ-kheo nhận sự thường thỉnh cung cấp thuốc.» Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nếu nhận quá, ba-dật-đề. Trừ thường thỉnh.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, Ma-ha-nam Thích tử lại nghĩ, «Nay, ta không thể vì một hay hai người mà chấm dứt sự cung cấp thuốc cho chúng Tăng. Nay, ta nên thỉnh chúng Tăng cung cấp thuốc trở lại.» Nghĩ như vậy rồi, Ma-ha-nam liền trong Tăng-già-lam thưa với các tỳ-kheo rằng:
«Nguyện xin chư Đại đức Tăng nhận lại sự cung cấp thuốc của tôi.»
Các tỳ-kheo vì cẩn thận nên sợ, không dám nhận sự cung cấp thuốc trở lại. Bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay trở đi cho phép các tỳ-kheo nhận thuốc được thỉnh cầu cung cấp trở lại.»
Các tỳ-kheo tính cọng lại những ngày trước. Bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên tính lại những ngày trước. Nên tính kể từ ngày cung cấp trở lại.» Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nếu nhận quá, ba-dật-đề. Trừ thường thỉnh, thỉnh trở lại.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các cư sĩ thỉnh tỳ-kheo nhận thuốc chia phần. Các tỳ-kheo vì sợ nên cẩn thận không dám nhận, bạch Phật, đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo được nhận thuốc chia phần.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nếu nhận quá, ba-dật-đề. Trừ thường thỉnh, thỉnh trở lại, thỉnh chia phần.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, có các cư sĩ thỉnh tỳ-kheo cung cấp thuốc trọn đời. Các tỳ-kheo vì sợ nên cẩn thận không dám nhận thuốc trọn đời, bạch Phật, đức Phật dạy:
«Từ nay trở đi cho phép các tỳ-kheo được nhận thuốc trọn đời.»
Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nếu nhận quá, ba-dật-đề. Trừ thường thỉnh, thỉnh trở lại, thỉnh chia phần, thỉnh trọn đời.[289]
B. GIỚI TƯƠNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bốn tháng: là bốn tháng mùa hạ.
Nhơn duyên:[290] nguyện cung cấp thuốc.
Bệnh: thầy thuốc bảo uống thứ thuốc đó.
Thường thỉnh: Thí chủ thưa, «Tôi nguyện thường xuyên cúng thuốc.»
Thỉnh trở lại: chấm dứt rồi, thỉnh trở lại.
Thỉnh chia phần: thí chủ đem thuốc đến Tăng-già-lam cúng rồi phân chia.
Thỉnh trọn đời: Thí chủ thưa, «Tôi sẽ cúng thuốc trọn đời.»
Thỉnh: có bốn cách. Có giới hạn ngày mà không giới hạn thuốc; có giới hạn thuốc, ngày cũng có giới hạn; có giới hạn thuốc, không có giới hạn ngày; ngày không giới hạn thuốc cũng không giới hạn.
Thế nào gọi là có giới hạn ngày mà không giới hạn thuốc? Thí chủ có quy định thời gian mà không ấn định số thuốc. Như nói, «Tôi nguyện cúng thuốc với chừng đó ngày.» Đó gọi là thỉnh có giới hạn ngày mà không giới hạn thuốc.
Thế nào gọi là có giới hạn thuốc, không giới hạn ngày? Thí chủ xin cúng một số thuốc, nhưng không giới hạn thời gian. Nói như vầy, «Tôi cúng loại thuốc như vậy.» Đó gọi là thỉnh thuốc có giới hạn mà thời gian không giới hạn.
Thế nào gọi là có giới hạn thuốc, ngày cũng có giới hạn? Thí chủ nguyện cúng một số thuốc trong thời gian đã được ấn định. Nói như vầy, «Tôi hứa cúng thuốc như vậy trong khoảng thời gian như vậy.» Đó là thuốc và thời gian được ấn định.
Thế nào gọi là không giới hạn thuốc, không giới hạn ngày. Thí chủ xin cúng thuốc, chứ không nói số thuốc bao nhiêu và thời gian bao lâu. Nói như vầy, «Tôi xin cúng thuốc cho thầy.» Đó gọi là thỉnh thuốc và thời gian không hạn định.
Trong bốn cách thỉnh trên, thời gian có hạn định, thuốc không hạn định, và thời gian có hạn định, thuốc có hạn định, tức là thọ thỉnh bốn tháng mùa hạ.
Trong bốn cách thỉnh trên, thuốc có hạn định, thời gian không hạn định. Thời gian không hạn định, thuốc cũng không hạn định, tùy theo thời gian dâng cúng mà nhận. Tỳ-kheo kia không có bệnh, nên nhận sự cung cấp thuốc trong bốn tháng mùa hạ. Nếu nhận quá, trừ thường thỉnh, thỉnh lại, thỉnh phân chia, thỉnh trọn đời, mỗi lần nuốt là phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nhận sự cung cấp thuốc trong bốn tháng; có bệnh nên nhận quá; thường thỉnh, thỉnh lại, thỉnh phân chia, thỉnh trọn đời; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLVIII. XEM QUÂN TRẬN [291]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một vùng trong nước Vua Ba-tư-nặc, [292] người dân phản loạn, nhà Vua phải đích thân thống lãnh lục quân để chinh phạt.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đến đó xem coi quân trận. Vua Ba-tư-nặc hỏi rằng:
«Chư tôn có mặt giữa ba quân nầy muốn làm việc gì?»
Lục quần trả lời:
«Chúng tôi không có việc gì cả. Chỉ đến xem coi mà thôi.»
Vua Ba-tư-nặc nghe nói như vậy lòng không vui. Nhà Vua lại hỏi:
«Muốn đi đâu?»
Lục quần nói:
«Chúng tôi sẽ đến nước Xá-vệ yết kiến đức Thế tôn.»
Nhà Vua nói:
«Nếu quý Đại đức đến nước Xá-vệ, xin nhân danh tôi lễ bái, thăm hỏi đức Thế tôn, rằng nằm ngồi có khinh an không? Đi đứng được mạnh khỏe chăng? Giáo hóa có nhọc nhằn lắm không? Tôi xin gởi gói đường phèn này dâng cúng đức Thế tôn, và quý Đại đức đem nhơn duyên nầy bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.»
Lúc Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo liền đến Tịnh xá Kỳ-hoàn ở nước Xá-vệ, kính lễ dưới chân đức Thế tôn, rồi ngồi qua một bên, nhân danh Vua Ba-tư-nặc lễ bái vấn tấn đức Thế tôn rằng: «nằm ngồi có khinh an không? Đi đứng được mạnh khỏe chăng? Giáo hóa có nhọc mệt lắm không? Dâng gói đường phèn lên đức Thế tôn, và đem nhơn duyên trên bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.»
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Các ông thật là người ngu si, sao lại xem coi thế lực quân trận của nhà Vua?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, đi xem quân trận, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bây giờ, có một vùng trong nước Vua Ba-tư-nặc, nhân dân phản loạn, nhà Vua sai hai vị Đại thần, là anh em với nhau, người anh tên là Lị-sư-đạt-đa, người em tên là Phú-la-na,[293] cầm quân đi chinh phạt. Hai vị Đại thần này khát ngưỡng, muốn diện kiến tỳ-kheo nên sai sứ đến thỉnh các Đại đức tỳ-kheo đến để hai vị gặp. Các tỳ-kheo vì có tâm cẩn thận sợ nên bảo, đức Thế tôn đã chế giới: «Nếu Tỳ-kheo nào đi xem quân trận, ba-dật-đề.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đến bạch đức Thế tôn. Phật bảo:
«Nếu cần có sự cáo bạch hay được mời gọi, thì cho phép đến.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, đi xem quân trận,[294] ba-dật-đề. Trừ nhơn duyên hợp thời.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trận: hoặc chiến, hoặc đấu.
Quân: hoặc một quân, hai quân, ba quân, bốn quân.
- Một quân: một quân voi, một quân ngựa, một quân xe, một quân bộ. Hoặc toàn là quân ngựa, quân voi, quân bộ, quân xe.
- Hai quân: hai voi, hai ngựa, hai xe, hai bộ, hoặc gồm có voi và ngựa, hoặc voi và xe, hoặc voi và bộ, hoặc ngựa và xe, hoặc ngựa và bộ, hoặc xe và bộ.
- Ba quân: ba voi, ba ngựa, ba xe, ba bộ, hoặc voi, ngựa và xe, hoặc voi, ngựa và bộ, hoặc ngựa, xe và bộ.
- Bốn quân: bốn voi, bốn ngựa, bốn xe, bốn bộ, hoặc voi, ngựa, xe và bộ.
Tỳ-kheo kia đến xem quân trận, từ đường nầy đến đường kia, từ đường đến chẳng phải đường, từ chẳng phải đường đến đường; từ thấp đến cao, từ cao đến thấp, đến mà thấy thì phạm ba-dật-đề. Đến mà không thấy, phạm đột-kiết-la.
Nếu phương tiện chuẩn bị, muốn xem mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo đi nơi đường trước, quân trận mới đến sau, tỳ-kheo nên tránh qua bên lề đường, không tránh phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tỳ-kheo có việc cần đến; hoặc được mời đi; hoặc bị thế lực bắt; hoặc đi phía trước quân trận đến sau, có tránh qua bên lề đường; hoặc đường nước, đường bộ bị đứt đoạn, nạn giặc, nạn ác thú, nước lụt, hoặc bị thế lực [670a1] trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không tránh bên lề đường thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XLIX. NGỦ LẠI TRONG QUÂN[295]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo có nhân duyên đến trong quân trại và ngủ lại. Các cư sĩ thấy, bèn nói với nhau rằng: «Chúng ta vì ân ái nên ngủ đêm nơi đây. Còn các sa-môn nầy, ở lại đây có việc gì?»
Các tỳ-kheo nghe việc này, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Đức Thế tôn chế giới, khi có duyên sự mới đến trong quân trại. Sao các thầy lại ngủ đêm trong quân trại?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, có nhơn duyên mới được vào trong quân trại. Các ông không có việc gì sao lại ngủ lại trong quân trại?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, có nhân duyên được phép đến trong quân trại, ngủ lại hai, ba đêm; nếu quá, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo nào có nhơn duyên muốn đến trong quân trại, được phép ngủ lại hai đêm; cho đến đêm thứ ba, khi bình minh chưa xuất hiện, nên đi đến chỗ không thấy không nghe. Tỳ-kheo kia ở trong quân trận đủ hai đêm rồi; đến đêm thứ ba, khi bình minh chưa xuất hiện, không lìa khỏi chỗ tai nghe, mắt thấy, lúc bình minh xuất hiện, phạm ba-dật-đề.
Nếu lìa khỏi chỗ mắt thấy mà đến chỗ tai nghe, phạm đột-kiết-la. Lìa chỗ tai nghe, đến chỗ mắt thấy, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hai đêm rồi, đến đêm thứ ba, khi bình minh chưa xuất hiện, lìa khỏi chỗ tai nghe, mắt thấy; hoặc đường thủy, đường bộ bị đứt đoạn; hoặc nạn ác thú, hoặc đạo tặc, nước lụt, hoặc bị thế lực bắt ở lại, hoặc bị trói nhốt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều được ngủ hai đêm trong quân đội; đến đêm thứ ba, khi bình minh xuất hiện, không lìa khỏi chỗ thấy nghe, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [296]


Chú thích:
[239] Ngũ phần 7, ba-dật-đề 39; Tăng kỳ 16, ba-dật-đề 35; Thập tụng 13, Căn bản 36, ba-dật-đề 38. Pali, Pāc.40 dantapona.
[240] Ngũ Phần 7 (T22n1421, tr.53a20): Đại Ca-diếp lượm và ăn đồ ăn người ta bỏ đống rác; bị chê là ăn đồ dơ. Tăng kỳ 16 (T22n1425, tr.357a05): A-na-luật sống hoàn toàn bằng phấn tảo: lượm giẻ rách làm y, nhặt cơm đống rác mà ăn; bị chỉ trích tranh ăn với chim chóc. Thập tụng 13 (T23n1435, tr.95c25): tỳ-kheo Ma-ha Ca-la; Căn bản 36 (T23n1442, tr.825a27), cụ thọ Ca-la; nhân duyên tương tợ như các bộ, chỉ khác nhân vật. Pali, Vin. iv. 89: aññataro bhikkhu sabbapaṃsukūliko susāne viharati, một tỳ-kheo nọ, là vị trì phấn tảo toàn diện, sống trong khu mộ.
[241] Pali: adinnaṃ... āhāraṃ, thức ăn không được người khác trao cho.
[242] Pali: adinnaṃ... āhāraṃ, thức ăn không được người khác trao cho.
[243] Bất thọ 不受. Trong giải thích, nói là bất dữ 不與; xem cht.245 dưới. Thập tụng: bất thọ 不受, không nhận từ người khác. Tăng kỳ: bất dữ thủ 不與取. Pali: adinna, (vật) không được cho; giải thích: appaṭiggahitakaṃ, (vật) chưa được nhận lấy, hay chưa được tiếp nhận.
[244] Ngũ phần thêm: «trừ thức nếm (thường thực 嘗食.).» Căn bản: «bỏ vào miệng rồi nhai, nuốt.» Pali: aññatra udakadantapoṇā, bản Anh hiểu là «nước súc miệng.»
[245] Bất dữ 不與. Trong giới văn nói bất thọ 不受. Pali: adinnaṃ. Xem cht.243 trên.
[246] Cf. Ngũ phần7 (T22n1421, tr.53c20) có bốn cách nhận. Trao và bằng thân với thân; trao và nhận qua một vật; trao và nhận qua tay với tay; bảo cầm lấy mà nhận.
[247] Chỉ chánh thực hay bồ-xà-ni, xem cht.209 trên.
[248] Tô, du, sanh tô, mật, thạch mật
[249] Vì không thể nhổ sạch hoàn toàn.
[250] Ngũ phần 8, ba-dật-đề 41; Tăng kỳ 16, 39. Thập tụng 13, Căn bản 36: 40. Pali, Pāc. 39.
[251] Tạp thực 雜食. Giới văn nói là mỹ thực 美食. Xem giải thích sau.
[252] Trong bản: mỹ thực. Trên, nói là tạp thực. Pali: paṇītabhojāni, thức ăn mỹ vị.
[253] Trong bản: đắc 得. Thập tụng: «…có 有 trong nhà bạch y.» Ngũ phần: «… có 有 trong các gia đình.»
[254] Căn bản. «loại ẩm thực mà Thế tôn nói là mỹ diệu.» Pali: pāṇitabhojanāni, liệt kê: sappi, sữa chua hay đề hồ, navanīta. bơ trong hay sanh tô, tela, dầu mè, madhu, mật ong, phāṇita, đường mía hay đường cát, maccha, cá, maṃsa, thịt, khīra, sữa, dadhi, sữa đặc.
[255] Trong bản: ẩm thực; các đoạn trên không có chữ ẩm 飲 .
[256] Nhất tọa gian 一坐間; chính xác, hiểu là không thể ăn ngày một bữa mà no đủ. Định nghĩa của Pali: người bịnh (gilāno), là người cần thức ăn mỹ diệu mới thấy khoẻ khoắn.
[257] Ngũ phần, ba-dật-đề 40; Tăng kỳ: 52; Thập tụng, Căn bản, 44. Pali. Pāc.41.
[258] Hán: lõa hình ngoại đạo (xuất) gia nữ 裸形外道家女. Bản Hán có sự chép nhầm. Chính xác, ngoại đạo xuất gia nữ (Pali: paribbājikā). Trong giới văn Pali, loã hình acelakassa (Skt. acelakāya) thuộc nam tánh. Không có nữ lõa hình ngoại đạo.
[259] Trong Luật Pali, chuyện kể nam loã hình ngoại đạo (acelaka).
[260] Trong bản Hán chép thiếu hai chữ lõa hình 形外 đã được nêu trong văn kết giới lần đầu. Pali: acelakassa vā paribbājakassa vā paribbājikāya vā, cho các loã hình (nam), hay xuất gia (ngoại đạo) nam hay xuất gia (ngoại đạo) nữ. Tăng kỳ: vô y ngoại đạo và xuất gia nam, nữ. Căn bản: vô y ngoại đạo, và các nam, nữ ngoại đạo khác.
[261] Chính xác, giải thích từ lõa hình trong giới văn. Có lẽ do người chép nhầm nên đảo ngược thành giải thích từ ngoại đạo.
[262] Ba-tư-ba-la-xà 波私波羅闍. phiên âm không chuẩn của từ Skt. parivrāja (nam), parivrājikā (nữ); hoặc Pali, paribbāja (paribbājikā): người xuất gia, chỉ các du sỹ (nam, nữ) ngoại đạo. Giải thích từ ngoại đạo 外道 trong giới văn
[263] Đây chỉ chánh thực hay bồ-xà-ni.
[264] Ngũ phần 9: ba-dật-đề 82; Tăng kỳ 20, Thập tụng 17, Căn bản 43: 81. Pali, Pāc. 46.
[265] Các đoạn sau nói thực tiền, trước bữa ăn.
[266] Cam quả 甘果. Ngũ phần: thục thực 熟食, thức ăn chín (trái cây). Pali: khādānīya, thức ăn loại cứng.
[267] Ngũ phần: không báo cho tỳ-kheo ở gần. Nếu không có tỳ-kheo gần đó để báo, không phạm.
[268] Thực hậu 食後. Tăng kỳ: ăn xong rồi, vẫn còn sớm, gọi là thực hậu. Thập tụng: trung tiền trung hậu 中前中後, trước và sau giữa trưa.
[269] Biên phòng 邊房. Thập tụng: Tăng phường 僧坊.
[270] Cf. Ngũ phần.
[271] Ngũ phần: không có. Tăng kỳ, ba-dật-đề 54; Thập tụng, Căn bản: 42. Pali, Pāc. 43.
[272] Duyên khởi theo Thập tụng và Căn bản: người chồng đang có dục tâm với vợ nhưng bị tỳ-kheo ngồi lì gây trở ngại. Chi tiết này giải thích từ hữu thực gia: gia đình đang hưởng thọ dục lạc.
[273] Thực gia 食家; xem giải thích sau.
[274] Thực gia 食家. Thập tụng: hữu thực gia 有食家; giải thích: người nữ là thức ăn của người nam. Căn bản: tri hữu thực gia 知有食家, biết trong nhà nam nữ đang có dục tâm với nhau. Pali: sabhojana, giải thích: nhà có nam và nữ; nam nữ đang có dục tâm với nhau (ubho avītarāgā).
[275] Vật báu: các bộ khác không có yếu tố này. Có thể bản Hán hiểu sabhojana (có thức ăn) đồng nghĩa với sabhoga (có tư cụ hay tài bảo).
[276] Ngũ phần: ba-dật-đề 42; Tăng kỳ: 70; Thập tụng, Căn bản: 42.
[277] Xem cht.275. Tăng kỳ không có chi tiết này.
[278] Ngũ phần: ba-dật-đề 44; Tăng kỳ, không có. Căn bản, không có. Thập tụng: 29. Pali, Pāc.45.
[279] Thập tụng: tỳ-kheo-ni Quật-đa 掘多比丘尼, quen thân cũ.
[280] Cf. điều 33 & 34 trên, và các cht. liên hệ.
[281] Bình xứ 屏處. Nhưng, giới văn: lộ địa 露地. Pali: eko ekāya raho, hai người ở chỗ khuất vắng.
[282] Ngũ phần: ba-dật-đề 76; Tăng kỳ: 44; Thập tụng, Căn bản: 51. Pali Pāc. 42.
[283] Ngũ phần: tỳ-kheo Đạt-ma 達摩比丘.
[284] Thôn 村. Giới văn: tụ lạc 聚落.
[285] Ngũ phần: ba-dật-đề 62; Tăng kỳ, Thập tụng, Căn bản: 74. Pali, Pāc. 47.
[286] Thích-suý-sấu 釋翅搜. Pali: Sakkesu, giữa những người họ Thích.
[287] Pali: họ tìm cách làm mất tiếng Mahānāma.
[288] Tứ nguyệt (thỉnh) nhân duyên thỉnh dữ dược 四月(請)因緣請與藥. trong này dư chữ thỉnh đầu.Từ nhân duyên 因緣 tức Pali paccaya, duyên; đây chỉ một trong bốn duyên hay bốn nhu yếu của tỳ-kheo là thuốc. Ngũ phần: tứ nguyệt tự tứ thỉnh 四月自恣請. Tăng kỳ: tứ nguyệt biệt tự tứ thỉnh 四月別自恣請. Thập tụng: tứ nguyệt tự tứ thỉnh 四月自恣請. Pali: cātumāsapaccaya-pavāraṇā, được yêu cầu tuỳ ý đối với các nhu yếu trong bốn tháng.
[289] Căn bản, bốn ngoại trừ: biệt thỉnh, cánh thỉnh, ân cần thỉnh, thường thỉnh. Thập tụng, trừ ba: thường thỉnh, sác sác thỉnh, biệt thỉnh. Ngũ phần, trừ ba: cánh thỉnh, tự tống thỉnh, trường thỉnh. Tăng kỳ, trừ hai: cánh thỉnh và trường thỉnh. Pali, trừ hai: yêu cầu thêm nữa (punapavāraṇa) và yêu cầu thường xuyên (niccapavāraṇa).
[290] Từ được dùng trong văn kết giới lần đầu. Các lần sau, bản Hán lược bỏ. Pali: paccaya, duyên; đây chỉ thuốc là một trong bốn duyên của tỳ-kheo.
[291] Ngũ phần: ba-dật-đề 45; Tăng kỳ: 55; Thập tụng, Căn bản: 45. Pali, Pāc. 48.
[292] Ba-tư-nặc 波斯匿王. Pali: Pasenadi, vua nước Kosala.
[293] Lị-sư-đạt-đa và Phú-la-na 利師達多富羅那.
[294] Ngũ phần: quán quân phát hành 觀軍發行, xem quân đội xuất trận.
[295] Ngũ phần: ba-dật-đề 46; Tăng kỳ: 56; Thập tụng, Căn bản: 46. Pali, Pāc. 49.
[296] Bản Hán, hết quyển 15.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Cẩm nang phóng sinh


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.253.2 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập