Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 30 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 30

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.67 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.86 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
ĐIỀU 159[347]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni, đánh xe đi trên đường. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Đánh xe đi ngoài đường như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô đánh xe đi trên đường?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các cô đánh xe đi trên đường?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, ngồi xe cộ đi đường, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các Tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo-ni già yếu, suy nhược, bị bệnh, khí lực ốm gầy, không thể đi từ trú xứ này đến trú xứ kia được. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép đi bằng xe kéo bộ,[348] tất cả xe người nữ[349].»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni có nạn sự, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, nghi không dám ngồi xe chạy. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau gặp phải các nạn như vậy, cho phép ngồi xe mà chạy.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh, ngồi xe cộ mà đi, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Xe cộ:[350] có bốn loại: cộ bằng voi, cộ bằng ngựa, cộ bằng xe, cộ do người đi bộ.
Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, cỡi một trong các loại xe đi, tùy theo cương giới của thôn đã đi, mỗi thôn, một ba-dật-đề. Nếu a-lan-nhã không có thôn, đi mười lý, một ba-dật-đề; dưới một thôn hay dưới mười lý, đột-kiết-la. Nếu đi trong giới vức một gia đình, đột-kiết-la. Phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh thế nào đó, đi xe các loại cho người nữ;[351] hoặc mạng nạn cỡi xe để chạy, hoặc bị cường lực bắt dẫn. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 160[352]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni không mặc tăng-kỳ-chi[353] đi vào trong thôn nên để lộ ngực, nách, vú, eo lưng. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Không mặc tăng-kỳ-chi mà vào trong thôn, giống như tặc nữ, dâm nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô đi vào thôn mà không mặc tăng-kỳ-chi, để lộ ngực, nách, vú, eo lưng như vậy?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các cô đi vào thôn mà không mặc tăng-kỳ-chi, để lộ ngực, nách, vú, eo lưng như vậy?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đi vào trong thôn mà không mặc-tăng-kỳ chi, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Thôn: như trước đã giải.
Tỳ-kheo-ni nào, không mặc tăng-kỳ-chi mà vào trong cửa ngõ thôn, ba-dật-đề. Một chân ngoài cửa một chân trong cửa, phương tiện mà không vào, hẹn vào mà không vào, tất cả đều đột-kiết-[772b1] la.
Tỳ-kheo (?), đột-kiết-la.[354] Thức-xoa-ma-na, sa-di (?), sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó; hoặc dưới nách có ghẻ; hoặc không có tăng-kỳ-chi; hoặc giặt nhuộm chưa khô; hoặc bị mất; hoặc cất chỗ quá kiên cố; hoặc bị cường lực bắt; hoặc mạng nạn, phạm hạnh. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 161
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, xẩm tối rồi còn đến nhà cư sĩ, tìm chỗ ngồi mà ngồi. Ngồi trong giây lát, không nói với chủ mà mở cửa ra đi. Trước đó có bọn trộm đã để tâm muốn trộm lấy của nhà cư sĩ này, gặp lúc cửa mở, không người, liền vào tóm thâu tài vật mang đi.
Bấy giờ, cư sĩ hỏi rằng:
«Khi xẩm tối, ai đã mở cửa ra đi?»
Đáp rằng:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà.»
Cư sĩ liền cơ hiềm nói: «Tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Cùng với kẻ trộm đồng mưu lấy trộm tài vật của tôi; giống như tặc nữ, dâm nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Thâu-la-nan-đà: «Sao lúc xẩm tối cô lại đến nhà cư sĩ?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao lúc xẩm tối cô lại đến nhà cư sĩ?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xẩm tối đến nhà cư sĩ, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni muốn làm việc Phật, Pháp, Tăng, hoặc có vị cần nuôi bệnh, hoặc được đàn-việt mời, nghi không dám đến. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, nếu có người mời thì cho phép đến.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xẩm tối đến nhà bạch y, mà không được gọi trước, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, xẩm tối đến nhà bạch y, trước không được gọi, bước vào cửa, ba-dật-đề. Một chân ngoài cửa, một chân trong cửa, phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn đi mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni đến nhà bạch y, ở lại một thời gian ngắn, không nói với chủ mà bỏ đi ra cửa, ba-dật-đề.
Phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay việc nuôi bệnh, hoặc được mời đi, hoặc bị cường lực bắt, hay bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, trước không được kêu mà đi; đến nhà kia, trong một giây lát, trước khi đi nói với chủ; hoặc nhà kia bị hỏa hoạn nên sập ngã; hoặc có rắn độc, có giặc cướp, có thú dữ, hay bị sức mạnh cưỡng bắt; hoặc bị trói dẫn ra, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không nói với chủ mà đi ra. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 162
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni, vào lúc xẩm tối, không nói với ai mà mở cửa tăng-già-lam bỏ đi. Kẻ trộm thấy, liền khởi ý nghĩ: «Ta sẽ cướp lấy tài vật của già-lam nầy.» Nghĩ xong chúng liền vào cửa đoạt cướp hết tài vật. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni cùng hỏi nhau rằng:
«Lúc xẩm tối, ai mở cửa bỏ đi mà không nói?» Liền sau đó được biết, một trong những vị của nhóm sáu tỳ-kheo-ni mở cửa đi ra.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Lúc xẩm tối, sao cô mở cửa bỏ đi mà không nói với ai hết?»
Tỳ-kheo-ni liền thưa với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lúc xẩm tối mở cửa bỏ đi mà không nói với ai?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mở cửa tăng-già-lam mà đi ra lúc xẩm tối, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni có việc Phật, Pháp, Tăng, hoặc nuôi bệnh, nghi không dám mở cửa đi. Đức Phật dạy:
«Từ nay cho phép chúc thọ.»
Từ nay, nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mở cửa tăng-già-lam đi ra lúc xẩm tối, mà không dặn lại các tỳ-kheo-ni khác, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào mở cửa tăng-già-lam ra đi lúc xẩm tối, mà không dặn dò lại, ba-dật-đề. Một chân bên trong, một chân bên ngoài, phương tiện muốn đi mà không đi, hay hẹn mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay việc nuôi bệnh, dặn dò rồi đi; hoặc tăng-già-lam bị phá hoại, hoặc bị rắn độc, hoặc giặc cướp, ác thú, hoặc bị cường lực bắt, hay bị cột trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không dặn dò mà đi. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 163[355]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni mở cửa tăng-già-lam ra đi lúc mặt trời lặn, mà không dặn ai. Vào lúc ấy, có một tên tù vượt ngục, từ xa thấy tăng-già-lam mở cửa bèn chạy vào trốn. Các người giữ ngục truy tầm, đến hỏi các tỳ-kheo-ni:
«Có thấy tên tù hình dáng như vậy chạy đến đây hay không?»
Vì không thấy nên các Tỳ-kheo-ni trả lời:
«Không thấy.»
Người giữ ngục tìm kiếm khắp nơi trong tăng-già-lam, bắt được tên tù vượt ngục. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy nói láo không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp nào? Thấy giặc cướp mà nói không thấy!»
Các tỳ-kheo-ni hỏi nhau, xem ai đã mở cửa bỏ đi lúc mặt trời lặn. Sau đó, được biết là một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni lúc mặt trời lặn đã mở [773a1] cửa tăng-già-lam mà đi ra.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao cô mở cửa đi ra lúc mặt trời lặn mà không dặn ai?»
Tỳ-kheo-ni liền thưa với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni, sao cô mở cửa bỏ đi vào lúc mặt trời lặn mà không dặn ai?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mở cửa tăng-già-lam đi ra lúc mặt trời lặn, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay việc nuôi bệnh, nghi không dám đi. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép ‘dặn lại’ rồi đi.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mở cửa tăng-già-lam đi ra lúc mặt trời lặn mà không dặn lại, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, mở cửa tăng-già-lam đi ra lúc mặt trời lặn mà không dặn lại, ba-dật-đề. Một chân ở trong, một chân ở ngoài, phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn đi mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Vì việc Phật, Pháp, Tăng, việc nuôi bệnh, chúc thọ rồi mới đi. Hoặc Tăng-già-lam bị hoại, hay bị phát hỏa, hoặc có giặc cướp, có thú dữ, có rắn độc ở trong, hoặc bị cường lực bắt, hay bị cột trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không dặn dò mà đi thì không phạm. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 164
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni không hạ an cư.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô không hạ an cư?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại không hạ an cư?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không hạ an cư, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay nuôi bệnh, an cư không kịp, nghi, Phật dạy:
«Từ nay về sau, có những nhơn duyên như vậy thì hậu an cư.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không tiền an cư, không hậu an cư, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào không tiền an cư đột-kiết-la; không hậu an cư ba-dật-đề.
Sự không phạm: tiền an cư; hoặc vì việc Phật, Pháp, Tăng, hay nuôi bệnh thọ hậu an cư. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 165
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới, được độ người thọ giới cụ túc, bèn độ người đường đại tiện, tiểu tiện thường són; đàm dãi thường rỉ chảy, cho thọ giới cụ túc. Người được độ thân bị làm bẩn, y bị làm bẩn, ngọa cụ bị làm bẩn.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô độ người, đường đại tiện, tiểu tiện thường són; đàm dãi thường rỉ chảy, khiến bị làm bẩn thân, làm bẩn y, làm bẩn ngọa cụ, chăn?»
Các tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại độ người, đường đại tiện, tiểu tiện thường són; đàm dãi thường rỉ chảy, khiến bị làm bẩn thân, làm bẩn y, làm bẩn ngọa cụ, chăn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người có đường đại tiểu tiện, đàm dãi thường rỉ chảy, cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có các tỳ-kheo-ni không biết họ có đường đại tiện, tiểu tiện, đàm dãi, có rỉ chảy, hay không rỉ chảy. Sau mới biết, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ đường đại tiểu tiện thường rỉ chảy, đàm dãi tiết ra mãi, mà trao cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.[356]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào biết người mà đường đại tiện tiểu tiện thường rỉ chảy, và đàm dãi tiết ra, mà độ cho thọ giới cụ túc; ba lần yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề; hai lần yết-ma xong, ba đột-kiết-la; một lần yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch rồi, đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, cạo đầu, cho thọ giới, tập chúng đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết, hoặc tin lời người đáng tin, hay tin lời của cha mẹ, cho thọ giới cụ túc rồi, sau đó mới sanh bệnh. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 166[357]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni độ người hai hình, lúc đại tiểu tiện có tỳ-kheo-ni thấy, bạch với chư tỳ-kheo-ni.
Chư tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô độ người hai hình?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại độ người hai hình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, [774a1] đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người hai hình thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có các tỳ-kheo-ni không biết họ có hai hình hay không hai hình. Sau mới biết họ có hai hình, nên tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người hai hình mà trao cho giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Hai hình:[358] hình nam và hình nữ.
Tỳ-kheo-ni nào biết người hai hình mà cho họ thọ giới cụ túc, yết-ma xong ba lần, Hòa thượng ni ba-dật-đề; hai lần yết-ma xong, ba đột-kiết-la; một lần yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch xong một đột-kiết-la; bạch chưa xong đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, cạo đầu cho thọ giới, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết, hoặc tin lời nói của người kia, hoặc tin lời người đáng tin, hay tin lời cha me họ, cho thọ giới cụ túc rồi, sau đó mới biến thành hai hình thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 167[359]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni độ người hai đường hiệp lại thọ giới cụ túc, lúc đại tiện tiểu tiện các tỳ-kheo-ni thấy.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô lại độ người hai đường hiệp lại cho thọ giới cụ túc?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại độ người hai đường hiệp lại cho thọ giới cụ túc?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người hai đường hiệp lại, cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Khi ấy, các tỳ-kheo-ni không biết họ có hai đường hiệp lại hay không, sau mới biết, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người hai đường hiệp lại, cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Hai đường hiệp lại: đường đại tiểu tiện không tách riêng ra.
Tỳ-kheo-ni nào biết người hai đường hiệp lại, mà độ cho thọ giới cụ túc, tác pháp yết-ma lần thứ ba xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề; yết-ma xong lần thứ hai, ba đột-kiết-la; yết-ma lần thứ nhất, hai đột-kiết-la; bạch xong, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, cạo đầu, cho thọ giới, tập chúng, đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết, hoặc tin lời nói của họ, hoặc tin lời người đáng tin, hay tin lời của cha mẹ họ, cho thọ giới rồi sau hai đường mới hiệp. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 168[360]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới cho độ đệ tử, bèn độ người mắc nợ và các người có bệnh cho thọ giới cụ túc. Thọ rồi, chủ nợ đến bắt đem về, còn người bệnh thì cần người chăm sóc không thể cách xa được.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn chế giới cho phép độ người. Sao các cô lại độ người mắc nợ cho chủ nợ đến bắt về; còn người bệnh thì phải cần người chăm sóc, không thể lìa xa được?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại độ người mắc nợ cho chủ nợ đến bắt về; còn người bệnh thì phải cần người chăm sóc, không thể lìa xa được?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người mắc nợ và có bệnh, trao cho giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni không biết họ có mắc nợ hay không, có bệnh hay không, sau mới biết là họ có mắc nợ và có bệnh, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người có mắc nợ và có bệnh mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.[361]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Mắc nợ: cho đến chỉ mắc một tiền, là 1 phần trong 16 phần.
Bệnh: cho đến thường bị bệnh đầu thống.
Tỳ-kheo-ni nào biết người mắc nợ và người có bệnh mà độ cho thọ giới cụ túc, ba lần yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề; hai lần yết-ma xong, ba đột-kiết-la; một lần yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch xong, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, cho cạo tóc, cho thọ giới, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết, hoặc tin lời nói của người ấy, hoặc tin lời người đáng tin, hay tin lời cha me họ, hoặc cho thọ giới cụ túc rồi, mới mắc nợ hay bệnh. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 169[362]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni học tập chú thuật để tự nuôi sống. Chú thuật gồm có chú chi tiết, chú sát-lợi, hoặc chú khởi thi quỷ, hoặc học biết tướng chết, biết bói chuyển cầm thú luận, biết âm thanh của các loài chim.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Tại sao các cô lại học tập các kỹ thuật như vậy, cho đến biết âm thanh của các loài chim?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rằng:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, [775a1] chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại học tập các kỹ thuật như vậy, cho đến biết âm thanh của các loài chim?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, học kỹ thuật của thế tục để nuôi sống, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Kỹ thuật: cũng như trước đã nói.
Tỳ-kheo-ni nào, học tập các kỹ thuật, cho đến biết âm thanh của các loài chim nói rõ ràng ba-dật-đề, nói không rõ đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu học chú để trị bệnh trùng ở trong bụng, hoặc trị ăn không tiêu, học thơ, học tụng; học lý luận của đời để hàng phục ngoại đạo; hoặc học chú độc vì hộ thân, không vì sự nuôi sống thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 170[363]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni dùng kỹ thuật thế tục dạy cho các bạch y, nói: «Các ngươi chớ nên hướng về mặt trời, mặt trăng và miễu thờ thần kỳ mà đại tiểu tiện. Cũng đừng hướng về mặt trời, mặt trăng, nơi thờ thần, đổ rác rưới và những nước bẩn rửa đồ đạc. Đừng hướng đến mặt trời mặt trăng, nơi thờ cúng thần miếu mà duỗi chân. Hoặc muốn xây cất phòng nhà, cày cấy gieo trồng nên hướng về mặt trời mặt trăng, nơi thờ thần miếu.»
Lại nói:
«Ngày nay trúng sao đó là tốt nên cày cấy, nên cất nhà, nên thuê người làm, nên cạo đầu con nít, nên để tóc, nên cạo râu tóc, nên cất chứa của cải, nên đi xa.»
Các tỳ-kheo-ni nghe biết; trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại đem kỹ thuật như vậy để dạy cho bạch y, nói: ‹Các ngươi biết chăng? Các người đừng nên hướng về mặt trời mặt trăng, nơi miếu thờ cúng thần mà đại tiểu tiện, cho đến, nên đi xa?›»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rằng:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao các cô lại đem kỹ thuật dạy các nhà trưởng giả, nói: ‹Người biết chăng? đừng hướng đến mặt trời, mặt trăng mà đại tiểu tiện, cho đến, nên xuất hành đi xa.›»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng chú thuật của thế tục mà dạy bạch y, ba-dật-đề.[364]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Kỹ thuật: như đã giải trước.
Nếu cần nói thì nên nói với người kia rằng: Đừng nên hướng đến tháp của Như Lai và tháp của Thinh văn mà đại tiểu tiện và vất đổ những thứ không sạch; cũng đừng nên hướng đến tháp của Như Lai và tháp của Thinh văn mà duỗi chân ngồi. Nếu muốn cất phòng xá và cày bừa gieo trồng nên hướng đến tháp của Như Lai và tháp của Thanh văn. Lại không được nói ngày nay trúng sao đó là tốt, nên cất nhà, nên gieo giống, nên thuê người làm, nên cạo tóc cho con nít, nên cạo tóc, nên để tóc. Mà nên nói rằng, nên vào trong chùa tháp, cúng dường Tăng tỳ-kheo thọ thực; mồng 8, 14, 15 là những ngày hiện biến hóa.[365] Tỳ-kheo-ni kia đem những kỹ thuật của thế tục để dạy cho bạch y như vậy, cho đến nên xuất hành đi xa, nói rõ ràng ba-dật-đề, nói không rõ ràng, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu nói, đừng hướng đến tháp của Như Lai và Thinh văn, đại tiểu tiện, đổ các đồ rác bẩn; cũng đừng hướng đến tháp của Như Lai và Thanh văn duỗi chân ngồi. Nếu muốn cày cấy gieo trồng, xây cất phòng nhà nên hướng đến tháp của Như Lai, cho đến pháp thọ thực, hoặc nói vui đùa nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này lại nói việc khác. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 171[366]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở nước Châu-na-hy-la. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni bị đuổi mà không đi.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô bị đuổi mà không đi?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô bị đuổi mà không đi?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, bị đuổi mà không đi, ba-dật-đề.[367]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
NếuTỳ-kheo-ni nào bị đuổi mà không đi, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Bị đuổi đi liền; hoặc tùy thuận không chống trái, hạ ý sám hối, cầu giải yết-ma đuổi; hoặc bị bệnh; hoặc không có bạn để cùng đi; hoặc đường sá bị trở ngại; hoặc bị nạn giặc, hoặc thú dữ, hoặc nước lụt, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị nhốt trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, nên bị đuổi mà không đi. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 172[368]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời. đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni An Ẩn, đại trí tuệ, hỏi nghĩa các tỳ-kheo. Các vị tỳ-kheo bị hỏi, không thể trả lời được nên hổ thẹn.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni An Ẩn: «Sao cô ỷ có trí tuệ nhiều, hỏi nghĩa các tỳ-kheo, khiến quí vị không thể trả lời được, nên hổ thẹn?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni An Ẩn:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao cô ỷ có trí tuệ nhiều, hỏi nghĩa các tỳ-kheo, khiến quí vị không thể trả lời được, nên hổ thẹn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên [776a1] phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, hỏi nghĩa kinh các tỳ-kheo, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni đến ngày giáo thọ không biết đến ai để cầu giáo thọ; nghi, không biết đến nơi nào để hỏi nghĩa? Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, muốn hỏi nghĩa phải xin phép trước, sau đó mới hỏi.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, muốn hỏi nghĩa với tỳ-kheo, không xin phép trước mà hỏi,[369] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào hỏi nghĩa với tỳ-kheo, không xin phép mà hỏi; nói rõ ràng, ba-dật-đề. Nói không rõ ràng đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước xin phép sau mới hỏi; hoặc đã thường hỏi; hoặc quen thân; hoặc người thân hậu nói: «Cô cứ hỏi đi, tôi sẽ xin phép giùm cô;» hoặc vị kia thọ giáo với vị này; hoặc hai người đều đến thọ giáo nơi người khác; hoặc người kia hỏi người này trả lời; hay hai người cùng tụng hoặc nói cho vui, nói vội, nói chỗ vắng, nói trong mộng, hay muốn nói việc nầy, nhầm nói việc khác. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 173[370]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni, người ở trước kẻ đến sau, người đến sau kẻ ở trước.[371] Muốn gây phiền phức người kia, nên đi kinh hành, đứng, ngồi, nằm trước mặt người kia.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao, các cô người ở trước kẻ đến sau, trước mặt tỳ-kheo-ni muốn gây phiền phức bằng cách kinh hành, đứng, ngồi, nằm?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao, các cô kẻ ở trước người đến sau, trước mặt tỳ-kheo-ni khác muốn gây phiền phức bằng cách đi kinh hành, đứng, ngồi, nằm?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, kẻ ở trước người đến sau, người đến sau kẻ ở trước, vì muốn gây phiền phức người kia, đi kinh hành, đứng, ngồi, nằm trước mặt người ấy, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo-ni kia không biết (họ) ở trước hay không phải ở trước, (họ) đến sau hay không phải đến sau; sau mới biết, nên tác sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết kẻ ở trước người đến sau, người đến sau kẻ ở trước, vì muốn gây phiền phức vị kia, bèn đi kinh hành, đứng, ngồi, nằm trước mặt, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào biết kẻ ở trước người đến sau, người đến sau kẻ ở trước, vì muốn gây phiền vị kia, nên kinh hành, đứng, ngồi, nằm trước mặt họ, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Trước không biết, hoặc có hỏi, hoặc cho phép kinh hành; hoặc là bậc Thượng tọa, hoặc xem nhau kinh hành, hoặc muốn kinh hành, hoặc là quen biết, hoặc người quen biết nói: «Cô cứ kinh hành. Tôi sẽ nói giùm cho cô;» hoặc bị bệnh té xuống, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói cột, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 174
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một vị tỳ-kheo-ni, nổi tiếng được nhiều người biết, qua đời. Các tỳ-kheo-ni xây tháp trong Tăng-già-lam của tỳ-kheo. Chư ni tập trung những hòn đá rửa chân ở mọi nơi của đại Tăng đập ra để xây tháp. Có khách tỳ-kheo đến, vì không biết là tháp của tỳ-kheo-ni, nên lễ bái.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại xây tháp trong Tăng-già-lam của đại Tăng, khiến cho khách tỳ-kheo đến không biết nên lễ bái?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại xây tháp trong Tăng-già-lam của đại Tăng, khiến cho khách tỳ-kheo không biết nên lễ bái?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xây tháp trong tăng-già-lam của tỳ-kheo, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni đối với trong tăng-già-lam cũ, không có tỳ-kheo, nên hư hại, muốn xây tháp, nhưng nghi. Phật dạy:
«Không phạm.»
Từ nay về sau, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xây tháp trong tăng-già-lam có tỳ-kheo, ba-dật-đề.
Các tỳ-kheo-ni lại không biết có tỳ-kheo hay không có tỳ-kheo nên hoặc sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật nói:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay, giới này nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết tăng-già-lam có tỳ-kheo, mà xây tháp, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni biết có tỳ-kheo trong Tăng-già-lam mà xây tháp, cứ theo mỗi việc lấy đá rửa chân, gạch ngói, những lọn cỏ nhiều hay ít; mỗi một thứ là một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu trước không biết, hoặc Tăng-già-lam cũ bị hư hại; hay xây tháp trước, tăng-già-lam lập sau thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 175[372]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế tôn chế giới, khiến tỳ-kheo-ni dù là 100 tuổi mà thấy tỳ-kheo mới thọ giới, cũng phải đứng dậy nghinh đón, lễ bái, cung kính, hỏi chào, trải tọa cụ mời ngồi. Song có các tỳ-kheo-ni kia không đứng dậy nghinh đón lễ bái, cung kính, hỏi chào.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn chế giới, khiến tỳ-kheo-ni dù là 100 tuổi, nhưng khi thấy tỳ-kheo mới thọ giới, cũng phải đứng dậy nghinh đón cung kính, lễ bái, hỏi chào, trải tọa cụ mời ngồi. Sao các cô không đứng dậy nghinh đón?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp [777b1] Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các cô thấy tỳ-kheo mới thọ giới không đứng dậy nghinh đón, lễ bái, cung kính, hỏi chào, trải tọa cụ mời ngồi, cho dù đã 100 tuổi?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dù 100 tuổi, thấy tỳ-kheo mới thọ giới mà không đứng dậy nghinh đón, cung kính lễ bái, hỏi chào, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có vị nhất tọa thực, không ăn thức ăn làm pháp dư thực,[373] hoặc có bệnh, hay ăn chưa đủ no nên không đứng dậy chào, nghi. Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép nói: ‹Sám hối Đại đức. Con có nhơn duyên như vậy, như vậy nên không đứng dậy nghinh đón Đại đức.›»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, thấy tỳ-kheo mới thọ giới phải đứng dậy nghinh đón, cung kính lễ bái, hỏi chào mời ngồi. Nếu không làm vậy, trừ có nhân duyên, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào thấy tỳ-kheo không đứng dậy, ba-dật-đề. Trừ nhơn duyên.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu đứng dậy nghinh đón; hoặc nhất tọa thực, hoặc không ăn thức ăn làm pháp dư thực, hoặc bị bệnh, hay vì ăn chưa đủ no, nói: «Sám hối Đại đức, con có nhơn duyên như vậy, như vậy, nên không đứng dậy nghinh đón.» Hoặc bị bệnh té xuống đất, hoặc bị cường lực bắt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 176
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni mặc y uốn éo thân hình đi, vì làm đẹp. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, phạm vào phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Vì muốn làm đẹp, vừa đi, vừa uốn éo thân hình như bọn dâm nữ, tặc nữ vậy!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô vì muốn làm đẹp, vừa đi, vừa uốn éo thân hình, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ vậy?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni, mà vì muốn làm đẹp, vừa đi, vừa uốn éo thân hình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vì muốn làm đẹp mà vừa đi vừa uốn éo thân hình, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, vì muốn làm duyên đẹp, vừa đi, vừa uốn éo thân hình, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Vì mắc phải chứng bệnh nào đó, hoặc vì bị người đánh phải tránh né, hoặc bị voi dữ xông đến, hoặc gặp giặc, hoặc gặp thú dữ, hoặc bị gai gốc phải lấy tay đỡ; hoặc lội qua nước sông, hay mương rãnh, vũng bùn; hoặc muốn cho y được tề chỉnh, khỏi bị cao thấp so le như vòi con voi hay lá cây đa-la; hoặc xếp thành lằn nhỏ nhăn nhó nên phải xoay mình ngó bên tả bên hữu. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 177
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni tự mình trang sức chải tóc,[374] thoa hương thơm vào mình, các cư sĩ thấy, chê cười nói: «Chúng ta là phụ nữ tự trang sức thân hình, chải tóc, thoa hương thơm vào người. Các tỳ-kheo-ni nầy mà cũng lại làm như vậy!» Do đó, họ sanh tâm khinh mạn không cung kính.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Các cô đã xuất gia, sao lại trang sức thân hình như vậy?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, các cô đã xuất gia, sao lại trang sức thân hình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, trang điểm, thoa hương thơm như phụ nữ, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, trang điểm thoa hương thơm vào mình như phụ nữ, cứ tính một chấm là một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc có chứng bệnh thế nào đó; hoặc cha mẹ mắc bệnh, hay bị trói nhốt, mình phải tắm rửa chải tóc; hoặc người ưu-bà-di tín tâm bị bệnh, hay bị nhốt trói, vì họ tắm rửa; hoặc bị cường lực. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 178
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni Già-ca-chiên-đà-thâu-na là chị ruột của một nữ tu ngoại đạo. Tỳ-kheo-ni kia sai em mình là ngoại đạo xoa chà hương thơm vào mình. Các cư sĩ thấy chê cười, nói: «Tỳ-kheo-ni nầy không biết hổ thẹn, phạm vào phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sai em mình là ngoại đạo xoa chà hương thơm vào mình, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách tỳ-kheo-ni Già-ca-chiên-đà-thâu-na: «Sao cô lại bảo em gái cô là ngoại đạo xoa chà hương thơm vào mình?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Già-ca-chiên-đà-thâu-na:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm.Tại sao tỳ-kheo-ni lại bảo em gái mình là ngoại đạo xoa chà hương thơm vào mình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp [778a1] cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sai nữ ngoại đạo xoa chà hương thơm vào mình, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, sai nữ ngoại đạo thoa chà hương thơm vào thân, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc mắc bệnh thế nào đó, hoặc bị cường lực bắt; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
CHƯƠNG V
BA-LA-ĐỀ ĐỀ-XÁ-NI[1]
ĐIỀU 1
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni xin váng sữa[2] để ăn. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm, nói: «Tỳ-kheo nầy không biết hổ thẹn, cầu xin không nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng Như vậy có gì là chánh pháp? Xin ván sữa để ăn, như bọn tặc nữ dâm nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại xin váng sữa để ăn ?»
Quở trách rồi, tỳ-kheo-ni thiểu dục liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại xin váng sữa để ăn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, xin váng sữa để ăn, phạm pháp đáng chê trách phải sám hối. Nên đến các tỳ-kheo-ni khác nói: ‹Thưa đại tỉ, tôi phạm pháp đáng chê trách, làm điều không nên làm. Nay đến đại tỉ xin sám hối.[3]› Đây gọi là pháp hối quá.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy rồi, có vị nghi, không dám vì người bệnh xin, chính mình bệnh cũng không dám xin, người khác vì mình xin cũng không dám dùng. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép, mình bệnh được xin, vì người bệnh được xin, người khác vì mình xin được dùng.»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà xin váng sữa để ăn, phạm pháp đáng chê trách phải sám hối. Nên đến các tỳ-kheo-ni khác nói: ‹Thưa đại tỉ, tôi phạm pháp đáng chê trách, làm điều không nên làm. Nay tôi đến đại tỉ sám hối.› Gọi là pháp hối quá.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà xin váng sữa để ăn, một miếng nuốt là một ba-la-đề đề-xá-ni.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Vì mình có bệnh, vì người bệnh mà xin, hoặc người khác vì mình xin, hay mình vì người khác xin, hoặc không xin mà được. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 2 - ĐIỀU 8
2. Xin dầu, 3. Xin mật, 4. Xin đường mía, 5. Xin sữa, 6. Xin sữa đặc, 7. Xin cá, 8. Xin thịt; cũng như xin váng sữa không khác.[4]
Bốn giới trên của tỳ-kheo, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Bốn giới dưới, tỳ-kheo ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la.
Chúng học giới, cùng đại Tăng không khác. Nên không chép ra.[5]


Chú thích:
[347] Pali, Pāc. 85. Ngũ phần: điều 141. Thâp tụng: điều 145. Tăng kỳ: điều 111.
[348] Hán: bộ vãn thặng (thừa) 步挽乘.
[349] Hán: nhất thiết nữ thặng 一切女乘. Có lẽ loại xe chỉ dành cho phụ nữ. Các bộ không thấy đề cập loại xe này. Đoạn dược, nói là chủng chủng nữ thặng 種種女乘 (Để bản: an 安; Tống-Nguyên-Minh: nữ 女).
[350] Thừa (hay thặng) 乘 , chỉ chung các phương tiện chuyên chở: xe, cộ, kiệu, cáng. Pali: yāna, định nghĩa: vayhā, kiệu đi núi, ratha, xe do con vật kéo, sakaṭa, xe tải, sandamānikā, chiến xa, sivikā, cáng, pāṭaṅkī, kiệu.
[351] Xem cht. 350 trên.
[352] Pali, Pāc. 96. Ngũ phần: điều 181.
[353] Tăng-kỳ-chi 僧祇支 . Căn bản: tăng-khước-kỳ. Pali: saṅkicchā (yếm), định nghĩa (Vin. iv. 345): áo che ngực, phần từ xương cổ xuống, rốn trở lên.
[354] Người dịch do quán tính thuộc lòng, nên nói như vậy.
[355] Ngũ phần: điều 169.
[356] Cf. Ngũ phần, điều 178: «… người nữ kinh nguyệt ra mãi…»
[357] Ngũ phần: điều 176.
[358] Nhị hình 二形 . Ngũ phần: nhị căn 二根. Người có hai sinh thực khí.
[359] Ngũ phần: điều 177.
[360] Ngũ phần: điều 125 & 127.
[361] Ngũ phần, điều 125: «…người nữ bịnh thường xuyên…»; điều 127: «… người nữ mắc nợ…»
[362] Tăng kỳ: điều 82.
[363] Tăng kỳ: điều 83.
[364] Tăng kỳ, ibid.: «… dạy nghề thuốc…»
[365] Nơi khác, gọi là ngày «thần biến.»
[366] Ngũ phần: điều 172.
[367] Ngũ phần, ibid, «… bị yết-ma khu xuất…»
[368] Pali, Pāc. 95. Ngũ phần: điều 186. Thập tụng: điều 158. Căn bản: điều 169.
[369] Thập tụng: «… chưa được cho phép, mà hỏi Kinh, Luật, Tì-đàm…»
[370] Xem điều 92 trên.
[371] Tiên trụ hậu chí, hậu chí tiên trụ 先住後至後至先住 : mình ở trước, người đến sau; hoặc mình đến sau, người ở trước (tại một trú xứ). Xem điều 92 & cht. 144 & 145.
[372] Ngũ phần: điều 179.
[373] Một lần ngồi ăn, đứng dậy rồi, không ăn lại nữa. Dù có làm phép dư thực. Xem Phần I, Ch. v. ba-dật-đề 35.
[374] Thập tụng, các điều 167-172: tự mình và nhờ người chà đầu; tự mình và nhờ người chải tóc; tự mình và nhờ người bện tóc. Ngũ phần, điều 203: làm eo nhỏ; điều 204: các hình thức trau chuốt thân hình; điều 207: ngắm nghía thân mình; điều 208: soi kiếng.
[1] Bản Hán không ghi chương. Chỉ ghi chú nhỏ ở cuối thiên ba-dật đề: «Đã nói xong 178 pháp ba-dật-đề.» Bản Việt đặt thành chương riêng biệt để thống nhất hình thức với luật tỳ kheo. Thiên này có 8 điều, tất cả đều biệt giới. Ngũ phần 14 (T22n1421, tr.100a16), phần ii, thiên thứ 5, «Ni luật hối quá pháp,» 8 pháp ba-la-đề đề-xá-ni. Tăng kỳ 40 (T22n1425, tr.544a08): tám pháp đề-xá-ni. Thập tụng 47 (T23n1435, tr.345a23). Căn bản ni 20 (T23n1443, tr.1016a27): «Đệ tứ bộ ba-la-đề đề-xá-ni pháp.» Pali, Vin.iv. 346, Bhikkhunīvibhaṅga, «5. Pāṭidesanīyakaṃ.»
[2] Hán: tô 酥. Pali: sappi, thục tô, tô nhũ, hay đề hồ. Giải thích: các loại tô làm từ sữa bò, sữa sơn dương, hay sữa trâu.
[3] Pali: gārayhaṃ dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ, phạm pháp đáng bị chê trách, không thích đáng, cần phải phát lồ.
[4] Xin 8 thứ, Tứ phần, Ngũ phần, Tăng kỳ: tô, du, mật, thạch mật, nhũ, lạc, ngư, nhục 酥油蜜黑石蜜乳酪魚肉. Thập tụng: nhũ, lạc sanh tô, thục tô, du, ngư, nhục bô 乳酪生酥 熟酥油魚肉脯. Pali: sappi, dadhi, tela, madhu, phāṇita, maccha, maṃsa, khīra.
[5] Hết quyển 30.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.23.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập