Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Báo đáp bốn ơn sâu nặng »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Báo đáp bốn ơn sâu nặng

Donate

(Lượt xem: 5.612)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Báo đáp bốn ơn sâu nặng

Font chữ:


Giảng rộng

Bốn ơn sâu là: ơn cha, ơn mẹ, ơn Phật, ơn thầy thuyết giảng pháp Phật. Cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta để có được hình hài này; đức Phật và bậc thầy thuyết giảng Phật pháp đã nuôi dưỡng trí tuệ chân chánh của ta; đó đều là những ơn sâu nặng nhất, thật khó báo đáp hết được. Kinh Quán Phật tướng hải dạy rằng: “Nếu có ơn mà không báo đáp, đó chính là nhân đọa vào địa ngục A-tỳ.” Thế nhưng, việc báo đáp bốn ơn sâu nặng, há có thể nhanh chóng sơ sài được sao?

Báo đáp ơn cha mẹ, phải hết lòng hết sức phụng dưỡng, làm cho cha mẹ được vui lòng, lại phải dẫn dắt cha mẹ vào đường tu tập giáo pháp xuất thế, thoát khỏi luân hồi, được như vậy mới có thể xem là trọn vẹn.

Báo đáp ơn thầy truyền dạy Chánh pháp, phải nỗ lực làm đúng theo lời thầy dạy, lại phải cung kính cúng dường hết thảy mọi nhu yếu như thực phẩm, y phục, thuốc men, chỗ ở... được như vậy mới có thể xem là trọn vẹn.

Đến như ân đức của Phật, thật khó có thể nói đến việc báo đáp cho trọn, chỉ biết phải nên phát tâm Bồ-đề, lập nguyện sâu rộng cứu độ chúng sinh, cung kính học theo hạnh nguyện của hàng Bồ Tát.

Đại sư Liên Trì dạy rằng: “Cha mẹ thoát ly được sinh tử luân hồi thì đạo hiếu của người con mới có thể được xem là thành tựu.”

Kinh Lăng nghiêm dạy rằng: “Đem tấm lòng thành sâu xa này phụng sự hết thảy chúng sinh trong vô số thế giới nhiều như số hạt bụi nhỏ, như vậy gọi là báo đáp ơn Phật.”

Trưng dẫn sự tích

Lễ tháp Phật cứu độ mẹ


Đời Đường có một người họ Phạm, mẹ là Vương thị vốn hoàn toàn không tin Tam bảo. Tuy ông đã nhiều lần khuyên giải nhưng mẹ ông không chịu nghe theo. Sau ông đến Đông Đô theo Luật sư Chỉ Khánh ở chùa Quảng Ái xuất gia tu hành, pháp hiệu là Tử Lân.

Khi thầy Tử Lân trở lại quê nhà, người mẹ đã mất trước đó 3 năm rồi. Nhân khi có đến miếu thờ Đông Nhạc Đại Đế, thầy Tử Lân ở đó chí thành tụng kinh Pháp Hoa, nguyện cho gặp được Nhạc Đế để hỏi xem mẹ mình sau khi chết sinh về cõi nào. Một đêm nằm mộng thấy Nhạc Đế hiện đến nói rằng: “Mẹ thầy hiện ở trong địa ngục, chịu khổ vô cùng. Thầy nên đến Mậu sơn lễ bái tháp vua A-dục ở đó, có thể nhờ công đức ấy cứu thoát được mẹ.” Thầy Tử Lân liền y lời đến lễ tháp vua A-dục. Tại đó, thầy rơi nước mắt mà khấn nguyện, lễ bái rất lâu. Bỗng nghe có tiếng người mẹ tạ ơn rằng: “Nhờ sức con cầu nguyện, nay mẹ đã được sinh lên cõi trời Đao-lợi.”

Lời bàn

Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn hơn trăm năm, vua A-dục ra đời, là vị Thiết luân vương cai quản một cõi Diêm-phù-đề, có khả năng sai sử được quỷ thần. Nhà vua đã tạo 84.000 bảo tháp để tôn trí phụng thờ 84.000 phần xá-lợi của đức Phật để lại. Theo sự phân chia của vua thì cứ nơi nào có 100.000 dân sẽ xây dựng một tháp. Tại Trung Hoa, theo những ghi chép được thấy trong sách vở thì có cả thảy 19 tháp. Tháp ở Mậu sơn là một trong số đó.

Lòng thành cảm động di cốt của cha

Vào đời Hậu Chu, tại làng Quý Trụ ở Trường An có một người họ Lý, vốn thật là người thuộc hoàng triều tông thất đời Đường. Người này lên 7 tuổi đã xuất gia tu hành, pháp danh là Đạo Phi. Năm lên 19 tuổi, gặp lúc vua Đường Trang Tông dời đô về Lạc Dương, Trường An lửa cháy khắp nơi, làng Quý Trụ bị thiêu sạch. Ông liền cõng mẹ chạy vào Hoa sơn. Bấy giờ là lúc lương thực khan hiếm đắt đỏ, Đạo Phi khất thực được rất ít, tự mình không ăn chỉ mang về dâng lên nuôi dưỡng mẹ. Khi mẹ hỏi đã ăn chưa, ông luôn nói là đã ăn rồi.

Mẹ ông thường nói: “Cha con đi đánh trận chết ở Hoắc sơn, hài cốt phơi giữa sương gió, con có thể tìm đem về an táng được chăng?” Vì thế, về sau ông liền tìm đến Hoắc sơn, thu nhặt những hài cốt nơi ấy gom về một chỗ rất nhiều, rồi ngày đêm tụng kinh, vì cha mà sám hối nghiệp giết hại. Ông lại đứng trước số hài cốt đã thu nhặt được mà khấn rằng: “Trong số rất nhiều hài cốt này, nếu quả có di cốt của cha ta thì xin chuyển động.” Khấn như vậy rồi lại nhất tâm trì tụng kinh điển, mắt nhìn vào đống hài cốt không lúc nào xao lãng. Trải qua nhiều ngày như vậy, đến một hôm bỗng có một cái sọ khô nảy vọt ra từ đống xương cốt, rồi lay động rất lâu. Đạo Phi nhìn thấy đầu lâu ấy, đau đớn thống thiết, liền thu nhặt đúng bộ hài cốt từ chỗ đầu lâu nảy ra, rồi mang về. Đêm ấy, người mẹ nằm mộng thấy chồng quay về, đến sáng ra quả nhiên Đạo Phi mang hài cốt về tới.

Về sau, pháp sư Đạo Phi được Hoàng đế ban chiếu triệu thỉnh vào kinh đô thuyết pháp hoằng hóa, danh tiếng ngài vang dội khắp trong triều ngoài nội.

Lời bàn

Sự hiếu thảo có thể phân chia hai loại, hiếu thảo theo pháp thế gian và hiếu thảo theo pháp xuất thế gian. Trường hợp của Pháp sư Đạo Phi là đã bao gồm cả hai loại đó. Đến như pháp sư Đạo Kỷ đời Bắc Tề mỗi lần giảng pháp đưa mẹ đi theo nghe, pháp sư Pháp Vân đời Lương để tang mẹ hình hài gầy ốm suy kiệt, pháp sư Giám Tông đời Đường, vì trị bệnh cho cha mà tự cắt thịt ở hai bắp đùi mình, pháp sư Trí Tụ đời Tùy trong 3 năm để tang mẹ, khóc thương đến nỗi nước mắt chảy ra toàn là máu... những trường hợp hiếu thảo như thế thật rất nhiều, sách vở xưa nay không thể nào ghi chép hết. Nếu nói rằng sau khi đã xuất gia tu hành rồi thì không cần phải lo việc phụng dưỡng cha mẹ, như vậy sao gọi là hiểu được ý nghĩa của câu “hiếu với cha mẹ là trì giới” như trong kinh Phạm Võng đã dạy?

Bảo vệ Chánh pháp để báo ân

Đời nhà Tống có người tên Lữ Mông Chánh, tên tự là Thánh Công. Vào thời Tống Thái Tông, dự thi đỗ tiến sĩ, đứng đầu khoa ấy. Sau làm quan trải qua nhiều lần thay đổi, thăng đến chức Tham tri chính sự, được phong tước Hứa Quốc công.

Lữ công vào thuở thiếu thời hàn vi từng đến nương náu trong tự viện, nhờ đó mới được chuyên tâm đọc kinh thư sách sử. Sau khi đã ra làm quan trong vòng mười năm, những lúc triều đình cấp cho bổng lộc phí tổn để lo việc tế tự ông đều không nhận mà tự mình bỏ tiền ra lo. Hoàng đế hỏi nguyên nhân, ông Đáp: “Hạ thần có chút ơn riêng còn chưa báo đáp.” Hoàng đế lại muốn biết rõ nên gạn hỏi tiếp, ông liền đem sự thật trình bày. Hoàng đế nói: “Trẫm thật không ngờ từ nơi tự viện có thể phát xuất được bậc nhân tài như thế này.” Liền truyền ban cho ông áo bào màu tía để tuyên dương tưởng thưởng.

Lữ công nhận được bao nhiêu bổng lộc ân thưởng của triều đình đều mang cúng dường tăng chúng trong chùa để báo đáp ân đức ngày trước. Mỗi ngày ông đều dậy sớm lễ Phật, khấn nguyện rằng: “Nếu là người không tin Phật pháp, xin đừng sinh vào nhà tôi. Nguyện cho con cháu tôi đời đời thọ hưởng bổng lộc phước đức đều sử dụng để hộ trì Tam bảo.”

Về sau, cháu ông là Lữ Di Giản được phong đến tước Thân Quốc công, vào mỗi ngày đầu năm mới, sau khi lễ bái trong nhà thờ gia tộc, đều không quên đốt hương khấu lễ thiền sư Quảng Huệ Nguyên Liễn. Con trai của Lữ Di Giản là Lữ Công Trước sau cũng được phong tước Thân Quốc công, cũng cung kính đối đãi với thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài giống như vậy. Sau đến Lữ Hảo Vấn làm quan Tả thừa, lại cũng đối đãi cung kính với thiền sư Viên Chiếu như vậy. Con trai của Hảo Vấn là Lữ Dụng Trung cũng cung kính đối với thiền sư Phật Chiếu như vậy... Quả đúng như lời nguyện của Lữ Mông Chánh, con cháu đều đời đời được phú quý vinh hiển, phụng sự Phật pháp.

Lời bàn

Kinh Phật dạy rằng: “Ơn đức chư Phật còn hơn cả ơn cha mẹ.” Nhưng công ơn cha mẹ đã gọi là hết sức sâu nặng, nay lại nói ơn đức chư Phật còn hơn thế nữa là ý nghĩa gì?

Nói chung, công ơn cha mẹ tuy sâu nặng, nhưng chỉ giới hạn trong một kiếp sống. Trong khi đó, ơn đức của chư Phật còn xuyên suốt đến tất cả những kiếp sống trong tương lai. Công ơn cha mẹ chỉ là nuôi dưỡng thân thể này, còn ơn đức của chư Phật là cứu giúp sinh mạng trí tuệ, tâm linh của chúng ta. Lại như sự dạy dỗ giáo huấn của cha mẹ, bất quá cũng chỉ là dẫn dắt ta đi lên trên đường danh lợi, nếu mê lầm mà vận dụng sai lệch thì ngược lại tạo thêm nghiệp báo. Chư Phật, Bồ Tát có thể chỉ dạy cho chúng ta pháp môn giải thoát rốt ráo, chỉ cần làm theo lời dạy của các ngài ắt sẽ nhanh chóng thoát khỏi luân hồi. Cha mẹ nếu gặp phải đứa con ngỗ nghịch liền khởi tâm sân hận. Chư Phật, Bồ Tát tuy có gặp những kẻ hủy báng Phật, hủy báng Chánh pháp, vẫn khởi lòng từ bi thương xót vô cùng. Không chỉ là như thế, mà đến như cha mẹ thương yêu con cái cũng không tránh khỏi sự kỳ vọng mai sau sẽ nuôi dưỡng, lo việc hậu sự tống táng, tế tự cho mình. Còn chư Phật, Bồ Tát thì tuyệt nhiên không có chút mong cầu nào, dù cứu độ cho hết thảy chúng sinh, nhưng ngay từ đầu đã không hề thấy có tướng trạng chúng sinh được độ.

Cho nên, trong thế gian này thì bội ân bạc nghĩa nặng nề nhất không gì hơn những kẻ không tin Phật, hủy báng Phật pháp. Lữ Mông Chánh phát lời nguyện cho những kẻ như thế không sinh làm con cháu của ông, quả thật đã có được một nhận thức vô cùng sáng suốt sâu rộng hơn người.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Vì sao tôi khổ


Giải thích Kinh Địa Tạng


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.193.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...