Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Lời tựa viết năm Mậu Thân (1908) »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Lời tựa viết năm Mậu Thân (1908)

(Lượt xem: 6.512)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Lời tựa viết năm Mậu Thân (1908)

Font chữ:


(Viết theo lời thỉnh cầu của vị cư sĩ đất Thục là Lý Thiên Quế)

Lớn lao thay! Bản tâm ta vốn đầy đủ chánh đạo! Mầu nhiệm thay! Bản tâm ta vốn sẵn có diệu pháp!

Xưa nay lặng lẽ chiếu soi không phân biệt; đường chân nẻo tục thảy viên dung. Lìa tất cả niệm, dứt hết thảy tình; không sinh cũng không diệt. Nói là có đó mà không phải có; nhưng không có mà lại có. Nói là không đó mà chẳng phải không; tuy chẳng phải không mà lại không. Các vị Phật sống đều từ đó xuất sanh, bậc thánh kẻ phàm đều không thể gọi tên. Như gương sáng xưa nay không một vật, nhưng hiện ra muôn cảnh Hán, Hồ. Như hư không mênh mông xa lìa mọi hình tướng, ngại gì lúc mặt trời chiếu sáng hoặc mây che. Đó chính là thực tại rốt ráo, không vướng một mảy bụi trần; ngay trong tâm chưa giác ngộ này đã trọn gồm đủ các pháp như chỗ chứng đắc giác ngộ vô thượng của chư Phật, cũng như chỗ mê muội không nhận biết chân tâm thường trụ của chúng sinh.

Các bậc thánh nhân trong Tam giáo đều y theo một tâm tánh này mà rủ lòng thương xót dạy dỗ, dẫn dắt bao chúng sinh mê muội. Do ý nghĩa này mà Khổng Phu tử đề xướng thuyết “thành minh”, chọn lấy sự chí thành sáng suốt làm chỗ uyên áo, từ đó đưa ra những giềng mối tu sửa trị an; Lão tử nói ra sách Đạo đức kinh, giảng dạy phép sống lâu an ổn. Đấng Đại giác Thế Tôn nêu rõ tánh pháp giới, chỉ bày tâm chân như, dạy đạo chân thật buông bỏ phàm trần quay về Chánh giác, lập nên tông chỉ bất sanh bất diệt. Tuy chỗ cạn sâu lớn nhỏ không đồng, giữa thế gian với xuất thế gian có điều khác biệt, nhưng thảy đều không ra ngoài lẽ chung là ngay trong tâm này của chúng ta đã đủ đầy muôn pháp. Phát huy giảng rộng pháp này đến hết thảy chúng sinh hữu tình, từ nơi tự tánh mà khởi tu, chính là nhằm hiển lộ tự tánh, dứt sạch vọng niệm huyễn ảo, quay về tự tánh chân thật vốn có, vĩnh viễn ra khỏi đường mê, thẳng một đường lên bến giác.

Đức Văn Xương Đế Quân là người trong nhiều đời thường giữ theo năm mối luân thường, cung kính vâng lời dạy trong Tam giáo, lấy công hạnh của chính mình để giáo hóa người khác, chỉ một lòng muốn vươn lên chí thiện; công cao đức sáng, chấp chưởng quyền hành, thường lo cho những kẻ ít học vô trí, mê muội không biết đến bản tánh xưa nay thường trụ, nên nhân đó viết ra bài văn Âm chất (陰騭文), trong đó nói rõ ngài đã “trải qua mười bảy đời sinh làm kẻ sĩ có quyền thế”. Bài văn ấy nghĩa lý nhiệm mầu không cùng tận, liệu ai có thể đo lường được chỗ cội nguồn uyên áo? Tuy qua nhiều năm đã có rất nhiều người chú giải, nhưng vẫn chưa có ai thấu rõ được hết chỗ sâu xa thâm áo, khiến cho từ trước đến nay, kẻ dạy người học văn này đều còn có chỗ vướng mắc phân vân, không thể nào hài lòng thấu triệt.

Tiên sinh An Sĩ là bậc nhiều đời trồng sâu cội phúc, theo nguyện lành tái sinh cõi này, thông hiểu đến chỗ tột cùng của sách vở thế gian, thâm nhập sâu xa vào Kinh tạng Phật giáo, đem chỗ sở học ấy mà dạy dỗ dắt dẫn người đời, khiến cho ai nấy đều tin nhận. Tiên sinh dấn thân vào chốn thế tục để làm khuôn mẫu tốt đẹp cho người đời, dùng chỗ học hiểu am tường, chứng đắc mầu nhiệm để nắm lấy tinh yếu trong Phật pháp cũng như trong Lão học, thuận theo bài văn giảng pháp tùy căn cơ của Đế Quân, đưa vào những chú giải so sánh tường tận dễ hiểu cho tất cả mọi người, đạo lý căn bản chẳng lìa bản tâm mà văn từ đạt được chỗ tinh yếu, trưng dẫn những chuyện có thật, xua tan mây đen ngờ vực phủ che tâm ý, nêu rõ được tôn chỉ nghĩa lý, giương cao mặt trời trí tuệ chiếu soi giữa bầu trời chân tánh, khiến người đọc qua rồi thì mỗi mỗi sự việc đều có chỗ học theo, mỗi mỗi tâm niệm đều có chỗ tự răn ngừa, cải hối; ấy là trực tiếp tương giao với tấm lòng từ bi thương người của Đế Quân, giảng giải thấu triệt, bày rõ ngọn nguồn, khiến cho hết thảy trong thiên hạ, kẻ dạy người học văn này ngày nay đều có thể hiểu rõ mọi điều, không còn một chút gì phân vân vướng mắc.

Nhưng tâm bi mẫn như thế dường chưa đủ, đại nguyện từ ái vẫn khôn cùng, tiên sinh còn muốn cho người người đều phát triển lòng chân thật khoan thứ, đối với nhau như anh em một nhà, dứt binh đao cùng an ổn hưởng trọn tuổi trời, dùng lễ nghĩa làm giềng mối luật tắc, yêu đức tốt mà xa lìa sắc dục, nên liền viết ra một quyển sách để ngăn việc sát sinh hại vật, lấy tên là “Vạn thiện tiên tư” (萬善先資), và một quyển khác để ngăn việc đam mê dâm dục, lấy tên là “Dục hải hồi cuồng” (欲海回狂). Chỉ do người đời vốn tạo nghiệp giết hại quá nhiều, lại gặp chuyện dâm dục thì rất dễ phạm vào, nên tiên sinh mới thương xót chẳng ngại nhọc nhằn lao khổ, không ngớt lời răn dạy.

Thế nhưng, việc làm thiện của thế gian dẫu sao cũng chỉ được phước báo trong hai cõi trời, người. Hưởng tận phước rồi ắt phải đọa lạc vào những cõi thấp kém, khổ não độc hại biết làm sao dứt được? Vì thế nên tiên sinh đã tìm đọc qua các Kinh luận của tông Tịnh độ, chọn lấy những lời thích hợp mà soạn thành một tập sách lấy tên là “Tây quy trực chỉ” (西歸直指), truyền rộng để giúp cho muôn người, dù hàng phú quý cũng như hạ tiện, dù già trẻ nam nữ, dù kẻ trí người ngu, xuất gia cũng như tại gia, hết thảy đều có thể cùng niệm Phật A-di-đà, cầu sinh về thế giới Cực Lạc, vượt thoát luân hồi, thẳng lên địa vị không còn thối chuyển; dứt nỗi khổ vọng nghiệp hư huyễn, hưởng niềm vui bản tâm thường tại.

Ba pho sách được kể trước, tuy là giảng rõ pháp tu hành thiện nghiệp thế gian, nhưng đồng thời cũng có đủ pháp thấu triệt sinh tử. Một quyển sau cùng tuy giảng rõ pháp thấu triệt sinh tử, nhưng đồng thời cũng dạy phải tu tập thiện nghiệp thế gian. Cho đến những việc như “thuận đạo lý ắt hưởng quả lành, nghịch đạo lý ắt gặp tai ương”, mỗi mỗi đều phân tích chi ly, biện giải rành mạch, dứt điều nghi hoặc, làm rõ chỗ vướng mắc, lý lẽ thật trọn vẹn thuyết phục, ngôn từ lại hay lạ tuyệt diệu, có thể khai mở tâm tư người ngu độn hôn muội, lại đủ sức mạnh mẽ như vớt người chết đuối, cứu kẻ bị lửa thiêu. Chỗ chí thành có thể thấu suốt, hợp với lý lẽ trong trời đất; phân biện việc quỷ thần, có thể dứt sạch sự hoài nghi, càng thêm thanh thế Lục kinh, giúp định rõ kỷ cương trên dưới, quả thật là một quyển kỳ thư khuyến thiện bậc nhất trong thiên hạ, nếu so với những quyển sách khuyến thiện tầm thường khác, há có thể sánh cùng được sao? Lòng tôi vẫn tin chắc rằng tiên sinh hẳn là bậc Bồ Tát theo bản nguyện mà hiện thân cư sĩ để thuyết pháp độ sinh.

Tôi vốn người kém trí, thuở thiếu thời tuy có đọc sách Nho nhưng không rõ được chỗ tinh yếu truyền lại của Khổng Mạnh. Lại theo học Phật pháp đã lâu nhưng vẫn chưa chứng ngộ được thể tánh Như Lai. Thời gian thấm thoát, nay sắp bước vào tuổi “tri thiên mệnh” nhưng kiến thức nông cạn, chỉ có mỗi tấm lòng ưa thích việc lành, thật không chút sức lực làm lợi lạc người khác. Muốn đem quyển sách quý này khắc bản rộng truyền nhưng chẳng biết làm sao, phận nghèo không đất cắm dùi, lại thêm lười nhác trong việc hô hào quyên góp, nên trải qua nhiều năm vẫn chưa thành tựu tâm nguyện.

Có vị cư sĩ người đất Tây Thục là Lý Thiên Quế, vốn sẵn căn lành, siêng tu thiện hạnh, mong đạt được pháp Phật cao trổi, nhân tìm đến lễ bái nơi chùa Pháp Vũ trên núi Phổ Đà nên tình cờ gặp gỡ. Quả thật là:

Nếu không tiền định nhân duyên,

Cớ sao không hẹn, cửa thiền gặp nhau?

Vị ấy liền cung kính thưa hỏi, mong được chỉ bày chỗ tinh yếu của pháp môn vượt thoát luân hồi. Tôi nhân đó khuyên ông trước hết phải nỗ lực giữ theo giềng mối luân thường, chuyên cần tu tập tịnh nghiệp, thường làm những việc lợi mình lợi người, noi theo đó là chỗ thiết yếu nhất. Nếu có thể tự mình kiên trì thực hành như thế không gián đoạn, ắt rồi sẽ có thể cảm hóa mọi người chung quanh. Bằng như chỗ thực hành của tự thân không phù hợp với lời nói ra, thì việc truyền pháp sẽ ngược lại hóa thành hủy hoại giáo pháp. Công đức thế gian nếu chẳng tu tập bồi đắp, thì thiện tâm chẳng do đâu được chuyển biến. Công đức không tu, thiện tâm không chuyển, ấy đều là do không gặp được những bậc thầy hay bạn tốt để làm gương sáng cho mình noi theo.

Nhân đó tôi liền mang sách An Sĩ toàn thư này ra tặng cho một bản, khuyên vị ấy hãy đọc qua trọn vẹn, chú ý nơi nhất cử nhất động hằng ngày đều y theo những lời khuyên dạy trong sách, thảy thảy đều tương hợp, không chút sai lệch, hẳn có thể xem là thành tựu. Người ấy hân hoan như được báu vật, vui mừng không dứt, liền phát nguyện khắc bản in lại để rộng truyền khắp nơi, lại thỉnh cầu tôi viết cho lời tựa để công bố với mọi người.

Vì thế, tôi không ngại chỗ học kém cỏi, lược viết ra đây nguyên do sự việc, lòng muốn đem sự lợi lạc đến cho muôn người, khiến cho ai nấy đều có thể tu sửa tự thân, xây dựng gia đình, dạy dỗ cháu con theo gương các bậc thánh hiền, nhận biết chân tâm bản tánh, thấu triệt lẽ tử sinh. Nếu ai đọc kỹ rồi ra sức làm theo, ắt sẽ thấy đúng như lời tôi nói, không chút sai dối.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy nguyên trực chỉ


Những tâm tình cô đơn


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.226.126.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...