Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Mất mùa đói kém phải cứu giúp lối xóm »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Mất mùa đói kém phải cứu giúp lối xóm

(Lượt xem: 5.013)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Mất mùa đói kém phải cứu giúp lối xóm

Font chữ:


Giảng rộng

Xét về phương thức cứu tế giúp đỡ khi mất mùa đói kém, có những biện pháp cứu giúp khi đã xảy ra, lại cũng có những biện pháp cứu giúp khi việc chưa xảy ra. Ví như xin giảm thuế má, ngăn tàu thuyền chở lúa gạo đi nơi khác, khuyến khích mở các điểm cứu tế phát lương thực cho người đói thiếu, nghiêm cấm những kẻ đầu cơ mua lúa gạo vào để trục lợi... Đó đều là những biện pháp khi đói kém đã xảy ra. Khai thông kênh rạch, củng cố đê điều, khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp, tiết kiệm nguồn nước, tích trữ lúa thóc phòng khi cứu giúp, mộ dân khai khẩn đất hoang, nghiêm cấm việc ngăn sông bắt cá, giết thịt trâu cày... Đó đều là những biện pháp cứu giúp khi việc đói kém còn chưa xảy ra.

Áp dụng các biện pháp khi việc đói kém còn chưa xảy ra, ắt tổn phí ít mà hiệu quả được nhiều, dân được ấm no mà nhà nước vẫn thu được đầy đủ thuế má. Nếu đợi đến khi đói kém đã xảy ra, người đói chết đầy đường, rồi sau mới tính chuyện quyên góp cứu tế, ắt là tổn phí phải rất nhiều, mà người chết cũng không ít.

Ở đây chỉ nói đến việc cứu giúp “lối xóm”, thật ra là cách nói biểu trưng, cần phải hiểu thật rộng ra nhiều đối tượng khác. Việc thiên tai mất mùa đói kém vốn có nguyên nhân từ nơi tâm tham lam, bủn xỉn, keo kiệt của con người, cho nên chính là do cộng nghiệp của nhiều người mà chiêu cảm xảy ra. Nếu dùng tâm lành để cứu giúp bằng cách cảm hóa người, thì những thiên tai đói kém trong tương lai ắt có thể tránh được.

Kinh nói rằng: “Vào lúc tuổi thọ trung bình của con người chỉ còn 30 tuổi, sẽ có nạn đói kém xảy ra. Khi ấy kéo dài trong 7 năm 7 tháng 7 ngày đêm không có mưa, trên mặt đất dù một cọng cỏ cũng không mọc được, người chết phơi xương trắng đồng. Khắp hết cõi Diêm-phù-đề, số người sống sót không quá một vạn. Con số ấy chỉ là đủ để lưu lại nòi giống con người trong tương lai.”

Luận Bà-sa nói rằng: “Nếu như có người phát tâm đại bi bố thí một miếng ăn cho người đang đói, thì trong tương lai người ấy nhất định không phải gặp cảnh thiên tai đói kém.” Như dùng phương tiện này để cứu trừ nạn đói, quả thật là có thể thành tựu mà chẳng lưu chút dấu vết nào.

Trưng dẫn sự tích

Chuốc họa khi có nạn đói

Những năm cuối đời Tùy, huyện Mã ở tỉnh Sơn Tây gặp nạn đói kém. Quan Thái thú là Vương Nhân Cung gấp rút khóa chặt kho lương, chẳng nghĩ gì đến chuyện cứu tế cho trăm họ.

Có người tên Lưu Vũ Chu nói rằng: “Nay trăm họ gặp nạn đói kém, người chết phơi thây đầy đường, họ Vương quả thật vô tâm ngồi nhìn không lo đến, như thế có thể gọi là quan phụ mẫu được chăng?”

Liền giết trâu lấy máu, họp những người đồng tâm lại cùng lập lời thề rằng: “Bọn chúng tôi không cam tâm ngồi chờ chết. Kho lương thực tích chứa trong huyện quả thật là do mồ hôi của muôn dân khổ nhọc mà có, mọi người có thể theo chúng tôi cùng đến đó lấy mà chia nhau, có thể sống thêm được ít lâu nữa.”

Mọi người đều hưởng ứng, cùng kéo nhau đến giết Vương Nhân Cung, mở kho lương thực cấp phát cho dân. Do đó mà tất cả các địa phương lân cận trong vùng cũng đều hưởng ứng.

Lời bàn

Lưu Vũ Chu nêu ra ý mình, bất quá cũng chỉ là muốn kêu gọi những người dân đang bị đói nhân cớ ấy mà nổi loạn thôi. Nhưng sự việc ra nông nỗi ấy, đều là do Vương Nhân Cung cả. Vào đời Bắc Tống, Triệu Thanh Hiến làm tri phủ Việt châu, gặp lúc khắp vùng Ngô Việt bị hạn hán to, ông không đợi đến lúc dân đói, đã sớm có sự quy hoạch, phủ dụ người dân, chuẩn bị mọi việc cần làm, nên sau dù có đói thiếu, lòng dân vẫn yên. Như đám cẩu quan chỉ biết lo bảo toàn cho bản thân với vợ con mình, quả thật không đáng để nhắc đến!

Tăng giá lúa cứu nạn đói

Đời Tống, Phạm Văn Chánh Công làm tri phủ Hàng Châu, gặp năm mất mùa đói kém, mỗi đấu lúa lên giá đến 120 đồng tiền, dân tình hết sức lo lắng. Phạm Văn Chánh Công chẳng những không lo giá lúa cao, ngược lại còn tăng thêm lên đến 180 đồng tiền một đấu, đồng thời cho yết bảng nói rõ khắp nơi, rằng Hàng Châu lúa thóc ít ỏi, nay bất chấp giá cao, quyết lòng mua vào. Lại sai người truyền bá tin ấy đi khắp nơi, các quan đồng liêu nghe biết việc này đều không hiểu được vì sao.

Qua mấy ngày sau, thương nhân khắp bốn phương nghe giá lúa ở Hàng Châu rất cao, ồ ạt tranh nhau chở lúa đến. Khi ấy, giá lúa chẳng cần tác động mà tự nhiên xuống thấp, thật vô cùng có lợi cho người dân.

Lời bàn

Cũng đồng một ý tưởng như thế này là vào năm mất mùa đói kém lại gia tăng thật nặng nề chuyện sưu dịch, sử dụng nhân công vào việc tu tạo chùa chiền tự viện, xây dựng sửa sang cầu cống...

Người ta thảy đều biết rằng khi mùa màng thất bát ắt việc sưu dịch công ích nên bãi bỏ, nhưng lại chẳng biết rằng những năm như thế thì người dân nghèo thật không có việc gì để làm, chẳng phải lại càng mau chết đói sao? Khi sưu dịch tăng cao, tất nhiên những nhà hào phú không muốn đi làm, buộc phải xuất tiền bạc lúa thóc thuê người làm thay, tự nhiên lúa thóc được phân tán ra cho dân nghèo. Như vậy cũng chẳng làm hại gì nhà giàu, nhưng mang lại lợi ích cho dân nghèo.

Trồng đậu thay lúa

Vào đời Tống, Trình Hướng làm quan tri phủ Từ Châu, trời mưa dầm kéo dài ruộng lúa đều hư hỏng. Trình Hướng tính toán thấy rằng khi nước rút ruộng khô ráo thì cày bừa cấy lúa không còn kịp nữa, liền vận động các nhà giàu trong địa phương được mấy ngàn thạch đậu giống, đem phân phát cho nông dân, dạy họ mang rải trên ruộng nước. Nước còn chưa rút hết thì đậu đã bắt đầu nảy mầm, kịp khi nước khô hẳn thì ruộng lúa bị hư hỏng nay đã thành ruộng đậu. Năm ấy tuy mất mùa lúa nhưng dân không đến nỗi đói kém chính là nhờ thu hoạch được đậu.

Lời bàn

Trước đây tôi từng đọc qua sách “Tứ hữu trai tùng thuyết”, thấy có nói đến một sách lược có thể dùng cho năm mất mùa đói kém. Đó là yêu cầu tất cả các phủ, châu, huyện đều áp dụng việc nộp tiền phạt chuộc tội, rồi tận dụng số tiền thu được để mua lúa thóc vào kho. Hết thảy những tội từ sung quân trở xuống đều cho phép nộp lúa chuộc tội. Nếu như một vùng gặp thiên tai hạn hán, nên liên lạc với những vùng không gặp thiên tai hạn hán để tạm thời vay mượn cứu dân, năm sau sẽ hoàn trả. Được như vậy ắt là trăm họ sẽ không phải lưu lạc phương xa, triều đình cũng không phải lo lắng nhiều. Những điều đúng đắn như thế rất cần phải gấp gấp thi hành, mong rằng những ai có thiện tâm sẽ cố gắng truyền bá đến với những người đang giữ quyền cai trị các địa phương.

Kháng nghị cứu dân Liêu Dương

Vào triều Minh, năm cuối niên hiệu Gia Tĩnh, vùng Liêu Dương gặp nạn hạn hán đói kém lớn, đến nỗi quân dân vì đói thiếu mà sát hại lẫn nhau. Binh bộ Thị lang họ Vương dâng sớ lên triều đình xin cứu tế, đề nghị giúp 2 vạn thạch thóc, lại tính toán việc vận chuyển theo đường bộ đến Sơn Hải, chi phí mỗi một vạn thạch ước đến 8.000 lượng bạc, quan viên địa phương đều cho là việc hết sức khó khăn.

Bấy giờ, Hứa Bá Vân, người ở Côn Sơn, đang làm quan Cấp sự, cho rằng người dân Liêu Dương mạng sống mong manh chỉ còn trong sớm tối, nếu dùng đường bộ để vận chuyển không chỉ là kéo dài ngày, mà trên đường còn gây phiền nhiễu cho dân chúng, không bằng nên tạm gỡ bỏ lệnh cấm đường biển, cho dùng thuyền chở lương thực đến Liêu Dương, như vậy ắt có thể giương buồm đến nơi nhanh chóng.

Suy tính rồi liền dâng sớ lên triều đình cực lực kháng nghị, xin thay đổi việc vận chuyển đường bộ sang đường thủy. Lại đem cả tánh mạng toàn gia của mình ra để đảm bảo cho việc vận chuyển bằng đường biển nếu có phát sinh bất kỳ vấn đề gì. Triều đình chấp nhận thỉnh cầu của ông, chuẩn y theo số lương thực trong bản sớ trước đó, lại lấy thêm lúa từ kho ở Thiên Tân, số lượng tăng lên đến hơn 10 vạn thạch, cấp tốc dùng thuyền vận chuyển theo đường biển đến Liêu Dương. Trăm họ ở Liêu Dương được cứu tế, tiếng hoan hô mừng vui kinh trời động đất. Nhờ đó, số người thoát chết tính ra rất nhiều. Dân chúng Liêu Dương lập đền thờ Hứa Bá Vân, đến nay vẫn còn.

Lời bàn

Ấy thật là đem tâm chí thành thương xót mà lo việc cứu tế, gấp rút như cứu người đang dầu sôi lửa bỏng, dâng sớ hết lời trần tình, ân đức rộng đến lê dân. Tuyệt vời thay Hứa Bá Vân! Ân đức ấy thật hết sức lớn lao!

Đức độ không phô bày

Vào đời nhà Minh, trong khoảng niên hiệu Sùng Trinh, có vị tiến sĩ quê ở huyện Thường Thục là Tưởng Uyển Tiên, ngẫu nhiên ghé lại Côn Sơn thăm nhà Chu Minh Viễn, vốn là bạn thi đỗ cùng khoa. Năm ấy gặp nạn đói kém dữ dội, đến nỗi vợ chồng, cha con trong một nhà cũng không còn khả năng lo cho nhau. Bấy giờ có người họ Quách, muốn bán vợ mình đi nhưng vì còn có đứa con quá nhỏ đang bế trên tay nên không bán được. Suy tính không còn đường nào khác, liền nói rằng: “Mỗi người phải tự lo tìm đường sống thôi.” Rồi mang đứa con nhỏ đặt bên lề đường.

Tưởng Uyển Tiên thấy việc như thế hết sức đau lòng, than rằng: “Sao có thể chỉ vì miếng ăn vào bụng mà trong phút chốc ly tán cả một gia đình?” Liền hỏi người ấy cần bao nhiêu tiền. Đáp: “Mười lăm ngàn đồng.” Uyển Tiên dốc hết túi riêng chỉ được mười ngàn đồng, liền hỏi Minh Viễn vay năm ngàn đồng cho đủ số. Minh Viễn nói: “Việc thiện ở thế gian nên để cho mọi người cùng góp sức, ông sao nỡ vô tâm chỉ muốn riêng mình làm người tốt?” Nói rồi liền góp vào số năm ngàn đồng ấy. Nhờ đó mà người vợ không bị bán đi, đứa con cũng được giữ lại.

Về sau, nhà họ Quách cũng gầy dựng được đôi chút sản nghiệp, đưa con đến tìm Tưởng Uyển Tiên lạy tạ ơn cứu giúp. Tưởng Uyển Tiên không cho lạy, lại cũng không bao giờ nhắc đến việc ấy.

Lời bàn

Chu Minh Viễn chính là ông nội của Chu Tử Di sau này, cùng với Tưởng Uyển Tiên giao du hết sức thân thiết. Tôi có đọc sách của Chu Tử Di viết về những công hạnh tốt đẹp của 3 đời nhà họ Tưởng, thật rất đầy đủ. Nhân đó mới trích ra một số chuyện, chép vào ở phần cuối của sách Bách phước biền trân (百福駢臻), ở đây không kể ra nhiều.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Vào thiền


Gõ cửa thiền


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.215.79.206 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...