Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Xứ Phật huyền bí »» CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ »»

Xứ Phật huyền bí
»» CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ

Donate

(Lượt xem: 7.204)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Xứ Phật huyền bí - CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ

Font chữ:

Việc những phép lạ đôi khi được các bậc chân sư chứng đạo thực hiện ở thế gian này đã trở thành một phần nổi bật khi người đời truyền tụng về các ngài. Nhưng thật ra đó là một sự sai lệch không nằm trong dụng ý của các ngài.

Trong kinh nghiệm thực tế trải qua của bản thân mình, tôi đã thấy rõ là một vị chân sư không bao giờ sử dụng bừa bãi các quyền năng siêu nhiên đã đạt được, trừ khi các vị đang nhắm đến một mục tiêu cụ thể nào đó, mà thường là nhằm mục đích giáo hóa. Rất nhiều khi, tai họa ập đến với các ngài do nghiệp quả đã gây ra từ trước, nhưng các ngài vẫn vui vẻ chấp nhận thay vì dùng đến những năng lực huyền bí đã có được của mình.

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở một phần sau nữa, nhưng trước hết, liệu có hay không vấn đề phép lạ, và vì sao có thể có những hiện tượng mà khoa học tưởng chừng như không sao giải thích được?

Việc xuất hiện các phép lạ trong lịch sử nhân loại đã không còn là vấn đề để bàn cãi nữa. Những tài liệu từ rất xa xưa đều có ghi nhận nhiều trường hợp phép lạ được thực hiện, và cho đến hiện nay cũng không ít những trường hợp tương tự đôi khi được tường thuật rộng rãi trên báo chí. Tuy nhiên, một số lớn các nhà trí thức không muốn xem đó là những “phép lạ” hoặc “thần thông”, mà cho rằng chỉ là những hiện tượng mà khoa học chưa giải thích được.

Trong một chừng mực nào đó, quan điểm này là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, cùng với sự tiến hóa của khoa học, rất nhiều hiện tượng trước đây được xem là phép lạ thì giờ đây đã được giải thích rõ và trở nên quen thuộc trong nhận thức của con người.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại ở điểm là, vì sao người ta có thể thực hiện được những điều đó bất chấp cả những kiến thức khoa học còn giới hạn vào thời điểm ấy? Hay nói cách khác, khoa học chỉ làm công việc chạy theo sau để giải thích những gì đã xảy ra trong thực tiễn, thay vì là thực hiện được một cái gì đó khả dĩ có thể gọi là phép lạ.

Hơn thế nữa, còn có nhiều trường hợp mà khoa học chỉ có thể thừa nhận là đúng nhưng không sao giải thích được làm thế nào một bậc giác ngộ có thể đạt được khả năng ấy.

Nếu ai đã từng trao đổi về giới không sát sinh với các vị tu sĩ Phật giáo, hẳn đều đã được nghe các vị nhắc đến một câu kệ đã xuất hiện từ thuở xa xưa.

Kệ rằng:

Phật quan sát thấy trong mỗi một bát nước,

Có tám vạn bốn ngàn sinh vật.[3]

Người xuất gia theo giới luật phải trì tụng một câu thần chú để chú nguyện cho chúng sanh trước khi uống nước, vì Phật dạy rằng trong nước có các loài sinh vật, cho dù vào thời ấy kính hiển vi chưa hề có trong kiến thức khoa học, và dùng mắt thường thì không ai có thể nhìn thấy được bất cứ loài sinh vật nào trong một bát nước sạch.

Ngày nay, khoa học đã có thể thấy rõ lời Phật dạy như trên là đúng, vì trong nước quả có rất nhiều loài vi khuẩn sinh sống. Nhưng bằng cách nào mà đức Phật có thể thấy được điều đó từ cách đây hơn 25 thế kỷ thì người ta không sao giải thích được!

Một ví dụ khác có thể được tìm thấy trong kinh A-di-đà, một bản kinh được người Phật tử trì tụng rất thường xuyên.

Trong bản kinh này, khi dẫn chứng đến việc chư Phật ở các thế giới khác đều chứng minh cho tính xác thực của kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca đã có một đoạn nhắc đến “các thế giới ở phương dưới”.[4] Điều này hoàn toàn vượt ngoài kiến thức của khoa học vào thời ấy, vì không ai có thể ngờ rằng quả đất chúng ta lại “treo lơ lửng” giữa hư không mà không tựa vào đâu cả. Ngay cả đến việc quả đất hình tròn cũng rất lâu về sau người ta mới biết được, vì từ thời cổ người ta vẫn tưởng là quả đất hình vuông!

Trong kinh Kim Cang, chúng ta cũng tìm thấy một đoạn khác cụ thể hơn. Phật nói với trưởng lão Tu-bồ-đề rằng:

“Tu-bồ-đề! Hư không về phương nam, phương tây, phương bắc,[5] bốn phương phụ, phương trên, phương dưới có thể suy lường được chăng?”[6]

 Ở đây Phật đã nhắc đến hư không về phương dưới. Một thực tế ngày nay chúng ta đều biết, nhưng hoàn toàn vượt ngoài hiểu biết của khoa học vào thời điểm cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng những năng lực của con người được đạt đến bằng vào sự tu tập giác ngộ đã vượt rất xa so với những kiến thức đạt được bằng vào sự suy diễn và chứng minh. Cả hai phương thức này xét cho cùng nếu đã chính xác thì không hề dẫn đến sự mâu thuẫn nhau, nhưng khoảng cách giữa cả hai thì có vẻ như chưa bao giờ bị triệt tiêu cả.

Mặc dù năng lực thần thông là một trong những kết quả của việc tu tập đạt đến giác ngộ, nhưng đó không phải là điều mà người tu tập chân chính nhắm đến. Bởi vì, xét cho cùng thì hết thảy mọi phép lạ cũng không giúp ích được gì cho sự giải thoát khỏi những hệ lụy của cuộc đời.

Chính đức Phật đã nhiều lần cảnh báo các đệ tử của ngài không được lạm dụng khả năng thần thông đã đạt được, mà cần phải tập trung nỗ lực, hết sức tinh tấn trong việc tu tập để đạt đến sự chứng ngộ hoàn toàn.

Câu chuyện sau đây có thể được hiểu như một ví dụ minh họa rất rõ cho quan điểm này.

Một vị thiền sư có việc phải đi qua sông. Ông đang ngồi chờ đò thì có một đạo sĩ ngoại đạo cũng vừa đến. Ông này nhìn vị thiền sư với ánh mắt khinh thường, rồi lấy chiếc nón đang đội trên đầu xuống, ông thả lên mặt sông, đứng trên đó và lướt đi qua đến bờ bên kia chỉ trong nháy mắt.

Lát sau, vị thiền sư qua sông trên một chuyến đò. Trong khi ông vừa lên khỏi bến sông để tiếp tục hành trình thì vị đạo sĩ liền xuất hiện trước mặt ông. Đạo sĩ xấc xược hỏi:

– Này ông kia, ông tu hành như thế nào mà không đạt được thần thông, để đến nỗi phải ngồi chờ đò một cách tội nghiệp như thế?

Thiền sư ngước nhìn và từ tốn hỏi:

– Đạo trưởng tu luyện bao lâu để đi được trên mặt sông như thế?

Đạo sĩ đáp:

– Ta tu luyện đã hơn hai mươi năm rồi.

Vị thiền sư lẩm bẩm như chỉ nói cho chính mình nghe:

– Ôi, đắt quá, đắt quá!

Đạo sĩ ngạc nhiên, liền gạn hỏi:

– Ông nói đắt quá là nghĩa gì thế?

Thiền sư đáp:

– Bần tăng vừa rồi chỉ trả có một đồng xu cho người lái đò để được chở qua sông. Còn đạo trưởng để làm được việc ấy phải mất hơn hai mươi năm, như vậy không phải là một giá quá đắt hay sao?

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rõ việc đạt đến thần thông không hề là mục đích của một người tu hành chân chính.

Điều này cũng có thể được thấy rõ ở điểm là, sự an lạc của một người tu tập không đến từ những phép lạ, mà từ trình độ nhận thức và sở đắc về tâm linh đạt được qua công phu hành trì pháp môn mình đã chọn.

Tuy nhiên, thần thông hay phép lạ vẫn là một hiện tượng có thật khiến cho con người luôn luôn thắc mắc và không sao hiểu được. Dựa trên những nguyên tắc nào để phát sinh những điều huyền bí mầu nhiệm vượt ngoài các quy luật vật chất thông thường?

Một trong những điểm chung thường thấy ở hầu hết các trường hợp xuất hiện của phép lạ là sự có mặt đồng thời của đức tin. Hay nói một cách khác, khi không có đức tin, hoặc đức tin không đủ sâu vững thì không thể có phép lạ.

Một kiểu phép lạ thường được nhiều người biết đến nhất là sự linh ứng của các lời cầu nguyện. Khi một lời cầu nguyện được thực hiện với niềm tin tưởng sâu xa, sự linh ứng hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Việc thoát khỏi những căn bệnh bất trị, những trường hợp tai qua nạn khỏi hoặc rất nhiều sự linh nghiệm khác... đã thường xuyên được biết đến mà không ai nghi ngơ gì.

Điều cần nói ở đây là đức tin sâu xa lại không xuất phát từ kiến thức khoa học. Khi người ta đặt niềm tin vào một lời cầu nguyện, đó không phải là kiểu niềm tin như hai với hai là bốn... Hay nói một cách khác, tiền đề để một sự linh ứng mầu nhiệm xảy ra là người cầu nguyện vốn đã chấp nhận sự linh ứng, mầu nhiệm ấy ngay từ khi nó chưa xảy ra mà không đòi hỏi phải có một sự giải thích hợp lý nào.

Mối quan hệ giữa đức tin và phép lạ cũng cần được hiểu rõ thêm ở điểm nữa là, rất nhiều khi phép lạ được thực hiện để mang lại niềm tin, nhưng đó chỉ là một kiểu niềm tin để bắt đầu. Kiểu niềm tin này không đủ sức để tự nó mang đến một phép lạ khác, nhưng đó lại là điểm khởi đầu rất tốt để đạt đến một niềm tin sâu vững về sau.

Sự mầu nhiệm không đạt đến khi người hành giả vì bất cứ một lý do nào đó còn có sự nghi ngờ trong lòng. Ngày kia, có vị tăng đi ngang qua một thôn vắng vào lúc trời sắp tối. Trên nền trời đã tắt nắng, ông nhìn thấy một vùng hào quang tỏa sáng từ một căn nhà tranh nhỏ ở cuối làng. Lấy làm lạ, ông liền tìm đến căn nhà ấy. Thì ra, trong nhà có một bà già đang trì chú Cát tường.[7] Lấy cớ xin nghỉ đêm lại, ông dò hỏi xem bà già này đang tu tập pháp môn gì. Nhưng thật ra bà không có hiểu biết gì khác ngoài bài thần chú Cát tường được một vị du tăng dạy cho bà cách đó 3 năm. Từ khi học được, ngày nào bà lão cũng trì tụng một cách rất chí thành. Quả thật, gia đình bà và cả ngôi làng nhỏ này đã ba năm qua sống bình yên, mưa thuận gió hòa và không hề xảy ra một tai họa nào.

Vị tăng liền bảo bà lão đọc câu chú cho ông nghe và nhận thấy bà lão đã đọc sai một chữ. Ông liền đọc lại cho bà nghe và chỉ ra chỗ sai để đề nghị bà sửa lại.

Hôm sau ông từ biệt ra đi. Và phải mất một thời gian sau ông mới lại có dịp trở lại ngôi làng. Điều thay đổi đầu tiên ông nhận thấy là cũng vào giờ giấc như lần trước, nhưng ông không còn nhìn thấy vùng hào quang tỏa lên từ căn nhà tranh kia. Trên đường vào làng, ông nhìn thấy một khu đất trống với dấu vết của một trận hỏa hoạn vẫn còn rất rõ. Hỏi ra mới biết đã có một người chết và ba căn nhà kế nhau bị thiêu rụi.

Rất kinh ngạc, ông tìm đến nhà bà lão hôm trước. Sau khi chào hỏi, ông nói:

– Thưa lão bà, phải chăng người đã không còn trì tụng thần chú Cát tường như trước kia nữa?

Bà lão đáp với vẻ ngạc nhiên:

– Tôi vẫn trì tụng bình thường như trước đấy chứ. Hơn nữa, tôi đã nhớ sửa lại chỗ sai như ngài chỉ dạy. Mặc dù điều đó thật khó khăn và tôi vẫn rất hay lầm lộn qua lại giữa chữ đúng và chữ sai ấy.

Vị tăng liền hiểu ra mọi việc. Chính sự thay đổi do ông yêu cầu đã đánh mất đi hiệu lực của việc trì tụng thần chú. Vì cho rằng trong câu chú có chỗ sai, nên bà lão đã sinh tâm nghi ngờ, không còn tin tưởng tuyệt đối vào việc trì tụng của mình nữa. Mặt khác, do ý niệm sửa sai trong khi trì tụng, bà đã bị phân tán tư tưởng mà không còn tập trung được như trước kia!

Và việc tập trung tư tưởng, hay định tâm, cũng là một yếu tố quyết định khác được tìm thấy trong những trường hợp phép lạ được thực hiện. Khi người ta phân tán tư tưởng vào nhiều việc, ý chí sẽ không đủ sức mạnh để làm nên những điều vượt khỏi các giới hạn thông thường, hay nói khác đi là không thể có phép lạ.

Mặt khác, định tâm và đức tin là hai điều hỗ tương cho nhau và rất thường phải đi đôi với nhau. Khi có một đức tin vững chắc người ta mới có thể định tâm, và chính việc định tâm làm củng cố thêm niềm tin sâu vững.

Sự thể hiện thần thông có thể là đề tài lôi cuốn sự quan tâm của rất nhiều người, nhưng ngay từ xưa, các bậc chân sư chứng ngộ đã rất dè dặt trong việc thực hiện phép thần thông. Trong những trường hợp nghiệp quả đã chín muồi, một vị chân sư thà rằng thọ nhận tai nạn hay tật bệnh chứ không dùng đến năng lực thần thông của mình để tránh né.

Một trong các đại đệ tử của đức Phật là ngài Mục-kiền-liên, đã nổi tiếng với việc nhìn thấu địa ngục để thấy mẹ mình là bà Thanh-đề đang chịu tội khổ và khẩn cầu với Phật chế tác ra phép Vu-lan-bồn để cứu độ cho mẹ, vẫn còn được áp dụng cho đến tận ngày nay. Thế nhưng Đại đức Mục-kiền-liên đã mặc nhiên chấp nhận cho các tà sư ngoại đạo hành hung mình đến chết tại xứ Magadha mà không hề sử dụng đến năng lực thần thông đã chứng đắc.[8] Bản thân đức Phật cũng rất nhiều lần từ chối không sử dụng đến thần thông, và luôn khuyến cáo các đệ tử rằng đó không phải là mục đích của việc tu tập.

Cho dù vẫn còn có rất nhiều sự hoài nghi và những hiện tượng thực tế đã xảy ra thách thức kiến thức khoa học của con người, nhưng đức tin và phép lạ luôn là một trong những vốn quý trong lịch sử tồn tại của loài người mà những ai mong muốn có một cuộc sống hoàn thiện về tinh thần không thể không quan tâm tìm hiểu.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.86.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...