Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Xứ Phật huyền bí »» CHƯƠNG IX: THIẾU SINH HỌC ĐƯỜNG »»

Xứ Phật huyền bí
»» CHƯƠNG IX: THIẾU SINH HỌC ĐƯỜNG

Donate

(Lượt xem: 6.318)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Xứ Phật huyền bí - CHƯƠNG IX: THIẾU SINH HỌC ĐƯỜNG

Font chữ:

Từ lâu tôi vẫn nuôi hoài bão gầy dựng một sự nghiệp giáo dục cho lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi. Cơ sở của hoài bão này chính là vì tôi đã nhận ra sự khiếm khuyết của nền giáo dục vào thời bấy giờ. Ngoài những kiến thức khoa học, xã hội, nền tảng đạo đức tâm linh của con người đã không hề được đề cập đến trong suốt những năm học tập của các em.

Việc thực hiện một hoài bão như thế là quá sức to lớn đối với một tu sĩ như tôi. Tuy nhiên, tôi có một dự cảm là bằng cách này hay cách khác, rồi cũng có lúc tôi sẽ thực hiện thành công điều đó. Mặc dù vậy, tôi không chấp nhận việc chờ đợi một cách thụ động, mà luôn nôn nóng bắt tay thực hiện ước mơ của mình.

Với sự đồng ý của sư phụ Śrỵ Yukteswar, tôi thành lập một lớp học nhỏ ở Dihika, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Bengale. Lớp học ban đầu vỏn vẹn chỉ có 7 thiếu niên theo học, nhưng tôi đã bỏ công nghiên cứu, tự đề ra và khởi sự áp dụng một chương trình giáo dục mà tôi thấy là có thể mang lại cho các em những kiến thức toàn diện nhất.

Ngay trong năm sau, thật bất ngờ khi Quốc vương Kasimbazar thân hành đến viếng thăm tôi, nghe tôi trình bày ý tưởng của mình, và phát tâm hỗ trợ cho tôi trong việc thực hiện những ý tưởng ấy.

Nhờ sự hỗ trợ tích cực đó, tôi đã có thể đưa lớp học của mình về tại Ranchi, một thành phố thuộc tỉnh Bihar, cách Calcutta chừng 200 dặm.

Đây là một thành phố có khí hậu rất tốt lành, được xem là dễ chịu nhất trên toàn cõi Ấn Độ. Lớp học được phát triển thành một trường học với quy mô tương đối lớn mà tôi đặt tên là Thiếu Sinh Học Đường. Mọi phí tổn đều do Quốc vương Kasimbazar đài thọ.

Trường dạy đầy đủ các môn học phổ thông, nhưng kèm theo đó học sinh được học thêm về thiền định và một môn thể dục hỗ trợ cho phương pháp tu thiền gọi là Yogada, do chính tôi nghĩ ra vào hồi năm 1916.

Trường có khả năng chứa được khoảng 100 học sinh nội trú, nhưng qua một năm học, số học sinh đăng ký đã vượt quá xa con số đó. Vì thế, chúng tôi buộc phải mở thêm rất nhiều lớp ngoại trú.

Do quy mô của trường phát triển, tôi không thể dành thời gian trực tiếp giảng dạy mà chỉ phụ trách việc tổ chức. Tuy vậy, tôi vẫn đích thân lo việc chăm sóc cho các em học sinh nội trú.

Vì là một lãnh vực hoàn toàn mới mẻ, nên trong thời gian đầu tôi đã vấp phải không ít những khó khăn. Một mặt là những vấn đề về tổ chức, mặt khác là những tư tưởng đối nghịch khác trong xã hội. Bởi vì mọi người không phải ai ai cũng đều dễ dàng chấp nhận tin vào những lý tưởng bất vụ lợi của chúng tôi.

Tuy nhiên, tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ sư phụ Śrỵ Yukteswar và cha tôi.

Sư phụ Śrỵ Yukteswar đã tiên liệu trước được mọi việc nên người có nói với tôi rằng:

– Khi con từ bỏ cuộc sống riêng tư để phụng sự những lý tưởng cao quý chung cho toàn xã hội, đó chính là từ bỏ những lo âu phiền lụy của một đời sống gia đình để nhận lấy phần trách nhiệm còn lớn lao to tát hơn nhiều. Đó là trách nhiệm đối với tất cả mọi người. Như vậy, con sẽ không sao tránh khỏi được sự hiểu lầm và đố kỵ của những kẻ nhỏ nhen. Nhưng bù lại, con sẽ nhận được phần thưởng cao quý nhất là một sự an lạc, hạnh phúc trong tâm hồn.

Cha tôi cũng đã đích thân đến thăm tôi tại trường học. Trong một buổi đi dã ngoại với các học sinh của tôi, người nhìn thấy tôi vui vẻ giữa những thiếu nhi vây quanh và đã nói:

– Tuy cha chỉ có 8 người con, nhưng cha có thể hiểu được những gì con phải trải qua lúc này để lo cho bọn trẻ.

Trường học phát triển trên một khu đất rộng chừng 26 mẫu, với những cây cổ thụ che bóng mát và khung cảnh thiên nhiên rất thoáng đãng, xinh đẹp. Dựa vào ưu điểm đó, tôi đã tổ chức cho hầu hết các lớp học đều được học tập ngoài trời, ngay trong bầu không khí gần gũi với thiên nhiên rất thú vị.

Mỗi ngày, các em được hướng dẫn có những giờ ngồi thiền nhất định với sự chỉ dẫn cặn kẽ và kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, tôi cũng mời nhiều vị tu sĩ đáng kính đến tiếp xúc với các em như một phương thức để các em được trực tiếp học hỏi.

Một trong các tu sĩ ấy là Pranab, người ngày xưa đã từng thực hiện phép phân thân ở Bénarès. Tôi còn nhớ, khi ấy ông đã có dự báo về một cuộc gặp gỡ giữa ông với cha tôi và tôi. Không ngờ là cuộc gặp gỡ ấy lại diễn ra tại Thiếu Sinh Học Đường.

Nhìn thấy các lớp học đã được tổ chức đi vào nề nếp, Pranab nói với cha tôi:

– Thật không ngờ rằng lý tưởng giáo dục của đức Lahiri Mahsaya ngày nay lại được thực hiện thành công bởi người con trai này của anh.

Cha tôi có vẻ lấy làm tự hào về lời khen tặng ấy.

Nhưng chuyến viếng thăm của Pranab có ý nghĩa nhiều hơn là một chuyến viếng thăm thông thường, bởi vì sau đó ít lâu thì chúng tôi được biết là sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn được nhìn thấy vị tu sĩ này nữa!

Mang theo một số hạt giống và các dụng cụ cần thiết, Pranab đi lên một vùng hẻo lánh gần chân núi Hy Mã Lạp Sơn và thành lập một đạo viện với những môn đồ tình nguyện đi theo ông. Một thời gian ngắn sau khi đã tổ chức xong đạo viện, ông thản nhiên từ bỏ cõi đời trong một tình trạng sức khỏe rất tốt, bất chấp việc ông đã khá lớn tuổi.

Người đệ tử lớn của ông là Sanandan thông báo việc ông ra đi cho tôi biết trong vài tháng sau đó. Anh đã kể lại trường hợp viên tịch của Pranab như tấm gương chói sáng của một bậc chân tu đã đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn trong tu tập.

° ° °

Trong khuôn viên trường, có một hồ nước mát. Một hôm, tôi dẫn các em thiếu nhi đến đó chơi và dặn các em:

– Các em không được phép lội xuống nước. Nếu muốn tắm, các em hãy dùng gáo múc nước lên trên bờ để tắm.

Sau một lúc đùa nghịch, có một vài em đã quên mất lời dặn của tôi và nhảy xuống nước tắm. Tuy các em bơi rất giỏi, nhưng vấn đề là dưới hồ có rất nhiều rắn nước. Khi phát hiện ra điều này, các em đã hốt hoảng nhảy vọt lên bờ và lấy làm ân hận đã không nghe lời dặn trước của tôi.

Sau khi tắm xong, tôi đưa các em lên dạo chơi trên một ngọn đồi và chúng tôi cùng ăn cơm trên một bãi cỏ. Sau đó, dưới bóng mát của một cây cổ thụ, các em đua nhau đặt với tôi rất nhiều câu hỏi. Dưới mắt các em, có vẻ như tôi là người biết hết tất cả mọi chuyện.

Trong số các em này, có một bé trai chừng 12 tuổi tên là Kashi, khuôn mặt rất sáng sủa nhưng bản tính rụt rè. Sau khi đứng yên một lúc lâu nhìn các bạn vây quanh hỏi tôi đủ mọi vấn đề, em mới rón rén lại gần và hỏi:

– Bạch thầy, về sau này con có thể xuất gia như thầy được chăng?

Một câu hỏi khá chín chắn làm tôi hơi giật mình. Tôi lặng nhìn em một chút rồi buột miệng nói ra không tự kiềm chế được:

– Tiếc thay, em sẽ phải chết một ngày gần đây thôi.

Vừa nói xong lời tiên tri ấy, tôi đã lấy làm hối hận ngay. Quả thật, câu nói đã phá hỏng niềm vui của thời gian còn lại trong ngày hôm ấy, vì tất cả các em đều lấy làm buồn rầu thay cho số phận của người bạn mình.

Khi về trường, Kashi tìm đến phòng tôi. Trước sự ngạc nhiên của tôi, em có vẻ rất bình tĩnh trước lời tiên tri chẳng lấy gì làm tốt đẹp của tôi:

– Bạch thầy, sau khi con chết, có thể nào con sẽ gặp lại thầy trong một kiếp sau để tiếp tục được thầy dẫn dắt hay không?

Tôi nhìn em một lúc rồi nói:

– Nếu chúng ta có đủ nhân duyên với nhau, thầy hứa sẽ không bao giờ quên em.

Sau đó ít lâu, tôi có việc phải đi xa trong một thời gian ngắn. Tôi gọi Kashi đến và dặn em không được rời khỏi trường trong suốt thời gian tôi vắng mặt. Tôi có dự cảm rằng nếu em được nằm trong sự che chở của tôi, rất có thể em sẽ vượt qua được số phận không may sắp tới.

Nhưng ngay sau khi tôi rời khỏi Ranchi, cha của Kashi đến trường tìm em và thuyết phục em về thăm mẹ ở Calcutta. Kashi đã nhớ lời dặn của tôi và không muốn đi, nhưng người cha sau đó đã dùng mọi cách cứng rắn để buộc em phải vâng lời.

Khi trở về Ranchi và nghe nói Kashi đã theo cha về thăm mẹ ở Calcutta, tôi lập tức đáp xe lửa đi Calcutta và đến tìm em tại nhà. Dự cảm của tôi đã hoàn toàn chính xác. Cậu bé mắc bệnh thời khí ngay trong ngày thứ hai khi trở về nhà và đã không qua khỏi được.

Cái chết của Kashi đã ám ảnh tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi có cảm giác em và tôi có những mối quan hệ lâu xa nào đó mà không sao giải thích được. Dự cảm chính xác về cái chết của em và nỗ lực ngăn cản không thành công, cùng với lời đề nghị cuối cùng của em trước lúc chết đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều.

Về sau, cũng bằng vào sự dự cảm của mình, quả thật tôi đã gặp lại được Kashi trong một căn phố nhỏ ở Calcutta. Cậu bé tái sinh này thật trùng hợp là cũng được cha mẹ đặt cho tên gọi là Kashi và có khuôn mặt không khác biệt gì lắm so với Kashi trước kia. Khi gặp tôi lần đầu, em đã quấn lấy tôi một cách lưu luyến lạ kỳ. Và cha mẹ em đã đồng ý cho phép em rời khỏi gia đình để đi theo học tập dưới sự dẫn dắt của tôi.

Cậu bé Kashi là một trong những trường hợp rất hiếm có và là một kỷ niệm đẹp của tôi trong những ngày đầu tiên ở Thiếu Sinh Học Đường.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Chuyển họa thành phúc


Truyện cổ Phật giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.209.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...