Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Thường không ngừng những việc giúp người, âm thầm làm đủ mọi công đức »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Thường không ngừng những việc giúp người, âm thầm làm đủ mọi công đức

Donate

(Lượt xem: 5.995)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Thường không ngừng những việc giúp người, âm thầm làm đủ mọi công đức

Font chữ:


Giảng rộng

Đoạn văn từ đây trở xuống nêu sự việc nên làm để khuyến khích, thúc giục, tổng quát những chỗ cương yếu đều nhằm nuôi dưỡng căn lành trong tâm thức. Những cách nói như “thường không ngừng những việc giúp người” vốn không cần phải diễn giải mở rộng gì thêm, mà nói “âm thầm làm đủ mọi công đức” thì cũng đã quá rõ ràng như vậy. Khi làm những việc giúp người, điều quan trọng là phải thường xuyên không gián đoạn; việc âm thầm tạo công đức, điều quan trọng là phải cố gắng làm đủ mọi điều, không xem thường, bỏ sót, dù chỉ là việc nhỏ. Nếu nói theo pháp thế gian thì quả thật rất khó có khả năng làm được như thế. Nhưng nếu biết vận dụng thông suốt Phật pháp thì rốt lại cũng chẳng có gì là khó cả. Nếu thấy việc thiện mà sức mình có thể làm được, liền hăng hái xông vào nỗ lực làm ngay. Nếu thấy việc thiện mà sức mình không thể kham nổi thì hãy phát khởi thệ nguyện lớn lao, và đợi đến đời sau khi mình có đủ khả năng ắt sẽ thực hiện điều ấy.

Luận giải về sự phát nguyện

Nguyện lành của thế tục


Nếu ở chốn quan quyền điều hành chính sự, nguyện cho mọi chính sách tốt đẹp đều được đến với người dân khắp nước; nếu ở chốn thôn quê, nguyện cho người người đều được mãi mãi an hưởng thái bình. Đối với tình cha con của người, nguyện cho được cha lành con thảo; đối với tình anh em của người, nguyện cho luôn giữ được sự thân ái, lễ độ. Khi bản thân mình có được miếng ăn, nguyện cho những kẻ đói thiếu trong thiên hạ đều được no đủ. Khi bản thân mình có được y phục, nguyện cho những kẻ đang chịu cảnh rách rưới lạnh lẽo đều được ấm áp với đầy đủ chăn mền quần áo. Đi qua nơi phố chợ, nguyện cho khắp thảy mọi nhà đều được dư dật no đủ; đi qua đường đê lối ruộng, nguyện cho năm nào cũng được mưa thuận gió hòa. Thấy người qua sông vượt biển, nguyện cho đừng gặp phải sóng to gió lớn; thấy người đi vào núi rừng hiểm trở, nguyện cho không gặp phải rắn rết hổ báo làm hại. Nhìn thấy kẻ nghèo cùng khốn khó, nguyện cho người ấy được giàu sang phú quý; nghe biết người bệnh tật khổ đau, nguyện cho người ấy được mạnh mẽ an ổn. Thấy người được thành tựu cũng tỷ như chính mình thành tựu; thấy người bị thất bại cũng xem như chính mình thất bại. Như có thể trong mỗi một niệm tưởng đều thường nhớ nghĩ đến những tâm nguyện như thế, không để dứt mất, thì việc mở rộng lòng thương yêu người trong bốn biển như anh em một nhà, hòa hợp vạn vật với chính mình như đồng một thể cũng đâu có gì là khó?

Lời bàn

Đây chỉ là những nguyện lành của thế tục mà thôi. Vì sao vậy? Vì tuy biết nghĩ suy việc thiện trong một đời sống này, nhưng không biết là còn có nhiều kiếp sống khác; chỉ lo đời này không đủ sức giúp người, nhưng không biết rằng chỉ cần giữ vững tâm nguyện thì trong những kiếp về sau ắt sẽ có ngày thành tựu. Hơn nữa, những nguyện như trên chỉ giới hạn trong phạm vi cõi người, không rộng mở đến các cõi trời, cho đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Những tâm nguyện như thế, ví dầu tất cả có được thành tựu như ý, chúng sinh trong sáu cõi đều được hưởng nhờ ơn đức, thì bất quá cũng chỉ là tạo được những quả báo để thụ hưởng trong phạm vi hai cõi trời người, không thể có khả năng giúp người nhổ bật cội rễ của sinh tử luân hồi. Chính vì thế mà người có trí tuệ lớn lao thì không thể không phát khởi tâm nguyện xuất thế rộng sâu.

Bốn tâm nguyện xuất thế rộng sâu

Chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ khắp.
Phiền não vô tận, thệ nguyện dứt sạch.
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện tu học.
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành tựu.

Lời bàn

Đây là bốn tâm nguyện rộng sâu của hàng Bồ Tát, trong mỗi câu đều hàm chứa vô số ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm. Người nào có khả năng thể hội được bốn câu này, sao cho trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều không lúc nào dứt mất, thì ngay nơi đó đã chính là Bồ-đề rồi. Trong kinh dạy rằng: “Tu hành mà không phát tâm Bồ-đề, khác nào như cày ruộng mà không dẫn nước vào, dù có cố công gắng sức để phát khởi nguyện lành của thế gian, trải qua số kiếp như cát sông Hằng, chẳng bằng như người chỉ tạm thời phát khởi được tâm Bồ-đề.”

Dẫn chứng

Ba người cùng phát nguyện


Vào thời quá khứ cách đây vô số kiếp, có đức Phật ra đời hiệu là Nhất Thiết Độ Như Lai. Bấy giờ, một gia đình quý tộc giàu sang có ba đứa con nhỏ. Một hôm, cả ba em mang ba hạt châu đến cúng dường Phật. Một em nói: “Con muốn sau này được như vị tỳ-kheo đứng bên phải đức Phật.” Một em khác lại nói: “Con muốn sau này được như vị tỳ-kheo đứng bên trái đức Phật.” Em thứ ba nói: “Con muốn sau này được như đức Phật ngồi giữa đại chúng.”

Đức Phật Thích-ca kể lại chuyện này rồi dạy rằng: “Em bé phát nguyện làm Phật, chính là ta ngày nay. Em bé muốn được như vị tỳ-kheo đứng bên trái Phật, nay là Xá-lợi-phất. Em bé muốn được như vị tỳ-kheo đứng bên phải Phật, nay là Mục-kiền-liên.”

Đồng hiệu với Cổ Phật

Đức Thế Tôn thuở xưa, từ vô số kiếp về trước nhiều như số cát sông Hằng, nghe biết vị Phật thuở ấy hiệu là Thích-ca Văn Phật đang thuyết giảng kinh Niết-bàn, liền tự bán thân mình để có tiền sắm sửa hương hoa đến dâng lên cúng dường Phật. Nhân được nghe một bài kệ trong kinh Niết-bàn mà phát nguyện rằng: “Nguyện trong đời vị lai ta sẽ thành Phật, cũng đồng một hiệu như đức Phật này.” Do phát nguyện như thế nên ngày nay đức Thế Tôn có hiệu là Thích-ca Văn Phật.

Phát nguyện độ người trước hết

Trong vô số kiếp về trước, đức Thế Tôn có lần sinh ra làm một vị tiên nhân nhẫn nhục. Một hôm, tiên nhân đang ngồi trong núi sâu, bỗng gặp lúc đức vua đi săn đến đó, đuổi một con thú chạy ngang qua chỗ tiên nhân. Vua thấy ngài ngồi đó liền hỏi xem con thú chạy hướng nào. Tiên nhân suy nghĩ: “Nếu nói thật là hại chết con thú, nếu không nói thật tức phạm lỗi nói dối.” Trầm ngâm như vậy hồi lâu không đáp. Vua nổi giận, chặt đứt một cánh tay ngài. Lại hỏi lần nữa, vẫn trầm ngâm không đáp, vua lại chặt luôn cánh tay còn lại. Ngay khi ấy, tiên nhân liền phát nguyện: “Người này độc ác, sau này khi ta thành Phật, nguyện trước tiên sẽ hóa độ ông ta, không để người đời lại bắt chước theo ông ta làm việc ác.” Quả nhiên, khi đức Phật Thích-ca vừa thành đạo, trước hết thuyết pháp hóa độ cho Kiều-trần-như, chính là vị vua ngày trước.

Bốn mươi tám đại nguyện

Đức Phật A-di-đà trong vô số kiếp về trước có một tiền thân là tỳ-kheo Pháp Tạng, từng phát khởi 48 đại nguyện, trong đó có lời nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, nguyện cho cõi nước ấy thanh tịnh quý báu, đẹp đẽ trang nghiêm. Chúng sinh trong mười phương, nếu ai có nguyện sinh về cõi nước ta, chỉ cần trì niệm danh hiệu ta thì đến khi lâm chung ta sẽ hóa hiện thân Phật, Bồ Tát đến tiếp độ, khiến cho người ấy được hóa sinh nơi cõi nước ta, sinh ra từ hoa sen, chứng được quả vị không còn thối chuyển.”

Vì thế, ngày nay bất kỳ ai có thể nhất tâm niệm Phật A-di-đà đều sẽ được vãng sinh về thế giới Cực Lạc của ngài.

Nhờ có nguyện nên dễ hóa độ

Vào thời đức Phật còn tại thế, có một xóm làng kia toàn những người buông thả theo tà kiến, không tin lời Phật dạy. Đức Phật bảo ngài Mục-kiền-liên đến giáo hóa, cả làng lập tức nghe theo lời dạy của ngài, thay đổi tâm niệm hướng về Phật pháp.

Nhân đó, đức Phật dạy: “Những người làng ấy với Mục-kiền-liên vốn có nhân duyên. Thuở xưa Mục-kiền-liên từng là một người tiều phu lên núi kiếm củi. Một hôm gặp phải tổ ong, cả bầy ong cùng bay ra hăm hở muốn chích. Người tiều phu khi ấy liền dạy rằng: ‘Tất cả chúng bay đều sẵn có tánh Phật, đừng nên làm việc độc hại. Ngày sau khi ta thành đạo, sẽ hóa độ tất cả bọn bay.’ Bầy ong nghe lời ấy đều bay đi tứ tán, không làm hại người tiều phu. Dân làng ngày nay chính là bầy ong ngày trước, nhân nơi việc Mục-kiền-liên đã từng phát nguyện hóa độ họ, nên nay chỉ cần một lần đến dạy dỗ họ liền nghe theo.”

Vừa phát tâm đã vượt trên Nhị thừa

Có một vị A-la-hán đã chứng Lục thần thông, một hôm dẫn chú sa-di mang túi đựng y bát của ngài đi theo sau. Khi ấy, chú sa-di trong lòng khởi lên tâm nguyện rằng: “Ta phải chuyên cần nỗ lực tu tập tinh tấn để cầu được quả Phật.” Vị A-la-hán ngay khi ấy liền quay lại nhận lấy túi đựng y bát để tự mình mang đi, lại bảo chú sa-di đi lên phía trước.

Chỉ trong chốc lát sau, chú sa-di lại khởi lên ý niệm rằng: “Cầu quả Phật thật xa xôi khó được, chẳng bằng ta nên cầu quả Thanh văn, sẽ sớm được tự giải thoát.” Vị A-la-hán khi ấy liền đặt túi đựng y bát lên vai chú sa-di, bảo chú đi ra phía sau.

Cứ như vậy lặp lại đến 3 lần, chú sa-di liền nói: “Hòa thượng già quá lú lẫn rồi, cớ sao lại bảo con khi thì đi trước, lúc lại đi sau?”

Vị A-la-hán đáp: “Ta không hề lú lẫn, chỉ vì lúc trước con phát tâm cầu quả Phật, tức đứng vào hàng Bồ Tát, vị thế ắt cao hơn ta, nên ta phải đi sau mà tự mang túi xách, không dám để con mang. Ngay sau đó con lại khởi tâm ưa thích quả Thanh văn, không còn tâm niệm cứu độ chúng sinh, vị thế đã thấp hơn ta, tất nhiên phải đi theo sau mang túi xách cho ta.”

Chú sa-di nghe thầy nói đúng tâm ý mình, trong lòng kinh hãi, từ đó tâm ý kiên định, hết lòng chuyên cần tinh tấn cầu quả Phật.

Lời bàn

Kinh Ưu-bà-tắc giới (優婆塞戒經) dạy rằng: “Khi có một người phát tâm Bồ-đề, tất cả chư thiên đều vô cùng kinh ngạc vui mừng, cho rằng nay đã có được một bậc thầy trong hai cõi trời, người.”

Chỉ nói rằng vừa mới phát tâm, tất nhiên có thể hiểu là chưa từng trải qua sự tu tập chứng đắc, như vậy mà đã vượt trên quả vị A-la-hán. Đó là vì đã phát tâm nguyện, ắt ngày sau sẽ được thành tựu. Cũng giống như vị thái tử vừa mới sinh ra, tuy hãy còn nằm trong nôi nhưng tất cả các vị lão thần quan chức trong triều đình đều phải cung kính lễ bái.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.164.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...