Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh »» Giới thiệu Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam »»

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh
»» Giới thiệu Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 6.246)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh - Giới thiệu Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

LỜI PHI LỘ


Lời tòa soạn: "Phi Lộ" là lời dẫn nhập được in ở những trang đầu của mỗi dịch phẩm, giải thích nhân duyên thành lập Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam.


Là Tứ chúng Phật tử trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam, không ai là người không muốn thấy Phật Giáo Việt Nam có một Tam Tạng Thánh Giáo hoàn chỉnh, bằng tiếng mẹ đẻ.
Từ nhiều trăm năm về trước, theo sử liệu của Phật Giáo Việt Nam ghi rõ là Thầy Tổ của chúng ta đã từng dịch từ Hán văn thành chữ Nôm, những bộ kinh quan trọng để phổ biến, như: Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Đàn ..v.v….
Một trăm năm gần đây, các ngài tiếp tục dịch từ Hoa [*Hán] văn ra Việt văn một số kinh, luật, luận đáng kể. Trong số đó, quý ngài dịch nhiều nhất là: Hòa Thượng Trí Tịnh, Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Trí Quang, Hòa Thượng Trí Nghiêm .v.v… Đặc biệt là Hòa Thượng Minh Châu, dịch xong Ngũ Bộ Kinh của hệ phái Nguyên Thủy, từ Pali thành tiếng Việt. Nhưng tất cả quý ngài đều dịch với tính cách tự phát, chứ chưa hệ thống thành Tam Tạng Thánh Giáo cho Phật Giáo Việt Nam.

Chúng tôi được nghe Hòa Thượng Trí Quang kể lại là năm 1951, chư Tôn Đức tại Huế có ý định mùa an cư năm đó, quý ngài vân tập về an cư tại chùa Thiên Mụ để tập hợp tất cả kinh, luật, luận tiếng Việt, lập thành tủ sách Tam Tạng Phật Giáo Việt Nam, nhưng rồi đã không thực hiện được.
Năm 1973, thừa lệnh Viện Tăng Thống, Viện Hóa Đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tổ chức một phiên họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, để thành lập một Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, nhưng vì thời cuộc nên cũng chưa thực hiện được.

Năm 1991, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay quyết định thành lập Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Đến nay (2002), thời gian 11 năm, Hội đồng mới tập hợp hầu hết những bản đã dịch như:
Ngũ Bộ Kinh do Hòa Thượng Thích Minh Châu.
Trường A Hàm do Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm.
Trung A Hàm do Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức .v.v..
hiệu đính in thành 33 đầu sách, theo mẫu mã của Đại Tạng Kinh Việt Nam. Còn Kinh, Luật, Luận của hệ phát triển (Đại Thừa) thì chưa in được tập nào ! Trong khi đó, theo mẫu mã hiện nay của Đại Tạng Kinh Việt Nam, thì Đại Tạng Kinh và Tục Tạng của Trung Quốc có thể in thành cả ngàn tập, mà mới in được 33 tập.
Theo sử liệu phiên dịch của Trung Hoa, thì Tăng, Ni, Phật tử Trung Quốc đã đầu tư vào việc chuyển ngữ – từ Phạn văn thành Hán văn – thời gian trên 800 năm mới hoàn thành hệ thống Tam Tạng Thánh Giáo của họ ngày nay.
Để góp phần mình trong vấn đề hoàn thành Tam Tạng Thánh Điển Việt Nam, đồng thời làm phong phú thêm cho ngôi nhà văn học và văn hóa của dân tộc ta, chúng tôi, nhóm Tăng, Ni, Phật tử tại Nha Trang (Khánh Hòa) tự nguyện đứng ra thành lập Ban Phiên Dịch "Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam", để chuyển ngữ từ Hán văn thành Việt văn, giới hạn các loại sau đây:
Lược thuật duyên khởi của Luật Tạng và Pháp Cú Thí Dụ.
Bộ "Hiện Đại Phật Giáo Học Thuật Tùng San".
Bộ "Thái Hư toàn thư".
Bộ "Ấn Thuận toàn thư".
Ngoài ra, chúng tôi còn dịch những bài giảng của Hòa Thượng Tinh Vân và một số sách giáo lý Phật giáo bằng tiếng Anh.
Chúng tôi dùng mẫu tự A (chữ Phạn ) làm phù hiệu cho Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam này.
Chúng tôi cho in mẫu tự A (chữ Phạn ) vào bìa trước của mỗi tập sách, gọi tắt là " Tạng chữ A (chữ Phạn ) ".
Theo trình tự trong sự phiên dịch của Phật Giáo Trung Quốc, thì mỗi dịch phẩm – từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành – gồm có 9 công đoạn. Với Phật Giáo Việt Nam ta hiện nay, thì không làm gì có đủ. Do đó, việc làm của chúng tôi được xem như tạo một "cảo bản", rồi hậu thế sẽ hoàn chỉnh.
Chúng tôi trân trọïng ghi vào đây một Tăng Thượng Duyên thù thắng, khiến cho Phật sự tương đối trọng đại này đã được thành hình một cách mau chóng, chỉ trong vòng 6 tháng, kể từ khi chúng tôi phát khởi ý niệm… Tăng Thượng Duyên đó là : quý Pháp hữu của chúng tôi hiện có mặt tại Hoa Kỳ, nguyên là những cựu Học-tăng của Phật Học Viện Việt Nam và đồng bào Phật tử ở ngoài nước hưởng ứng theo thư gợi ý của chúng tôi, liền đứng ra thành lập Ban Bảo Trợ cho phật sự phiên dịch này. Chúng tôi nghĩ rằng: Đây là "Pháp cúng dường" với tất cả lòng thành đúng chánh pháp của người con Phật chúng ta. Mong quý vị chứng tri !
Cầu Tam Bảo gia hộ cho chúng ta thành tựu viên mãn Phật sự này !

Mùa Phật Đản năm 2546 – 2002
THÍCH ĐỖNG MINH

Cẩn bạch


BAN BẢO TRỢ PHIÊN DỊCH PHÁP TẠNG VIỆT NAM

22232 Roscoe Blvd., Canoga Park, CA. 91304 – (818) 888-2108
THƯ NGỎ


Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa Quý đạo hữu Phật tử
Từ sự gợi ý của Hòa Thượng Thích Đỗng Minh và những lần trao đổi ý kiến tiếp theo đó, chúng tôi đã nhận lãnh trách nhiệm vận động tịnh tài hổ trợ Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam hiện do Ngài chủ trì. Có những lý do xa gần khiến chúng tôi đảm nhận trách nhiệm này:
1- Từ lâu, chúng tôi vẫn thao thức và chia sẻ hoài bão chung của chư Tôn đức Tăng Ni và quý vị thiện hữu tri thức về việc hình thành một Đại tạng kinh Việt ngữ. Lịch sử truyền thừa Phật giáo trên đất nước chúng ta cũng lâu dài không kém các quốc gia hiện đang có Đại tạng kinh với ngôn ngữ riêng của họ. Sự thiếu vắng một Đại tạng kinh như thế không chỉ là một điều buồn mà là một thiệt thòi cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam và những người Việt Nam muốn tìm hiểu, nghiên cứu tường tận kinh điển của Đức Phật; Cũng thiệt thòi cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam vì lịch sử đã cho thấy các công trình phiên dịch kinh điển Phật giáo đã làm phong phú ngôn ngữ và văn học của các quốc gia Trung Hoa, Tây Tạng, Đại Hàn..
2- Khả năng, quyết tâm và kinh nghiệm phiên dịch, chư Tôn đức Tăng Ni và quý vị cư sĩ trong các Ban phiên dịch kinh điển tại Việt Nam không thiếu, cái thiếu và thiếu nghiêm trọng là phương tiện và tài chánh. Không phải chỉ bây giờ mà mấy chục năm về trước, công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh cũng gặp tình trạng khó khăn như vậy. Đọc lại lịch sử phiên dịch kinh điển Trung Hoa, chúng ta thấy hầu hết những công trình phiên dịch lớn lao và những lần khắc bản in Đại tạng kinh đều do các vị vua bảo trợ. Chúng ta có thể đọc thấy nơi trang đầu của những bộ kinh có câu "Phụng chiếu dịch" là do như vậy.
3- Hòa Thượng Thích Đỗng Minh đã có những đóng góp lớn trong việc đào tạo được nhiều lớp Tăng Ni tại các Phật Học Viện Huế, Nha Trang, Sài Gòn từ những năm 1960 trở đi. Thời gian sau này, Ngài đã chuyên tâm giảng dạy và phiên dịch luật tạng. Đặc biệt, trong mười năm gần đây, cùng với các bậc tôn túc thiện tri thức trong nước lưu tâm đến nỗ lực thực hiện Đại Tạng Kinh Việt Nam, Ngài đã hướng dẫn một số Tăng Ni và cư sĩ dịch được 20 tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Điểm đặc biệt nơi Ngài là bên cạnh đời sống thanh bạch, giản dị, mẫu mực, đạo hạnh là sự quyết tâm. Ngài luôn luôn đi tới cùng những kế hoạch đã được hoạch định.
Đó là những lý do khiến chúng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm vận động tịnh tài để hỗ trợ Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam.
Kính xin chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử hỗ trợ công trình phiên dịch này.

San Diego, California, tháng 10 năm 2002
Trưởng Ban,
NHƯ BỬU



MỤC ĐÍCH
CỦA BAN BẢO TRỢ PHIÊN DỊCH

| PHÁP TẠNG VIỆT NAM
Khởi phát từ tâm nguyện muốn ngay trong cuộc đời này của mình thấy được Đại Tạng Kinh Việt Nam được hoàn thành và xuất bản, chúng tôi ấn hành mỗi ba tháng một bản tin nhằm mục đích:
Phổ biến những công trình, kế hoạch để thực hiện được Đại Tạng Kinh Việt Nam;
Phổ biến các tài liệu, sưu khảo, biên khảo và tin tức liên quan đến Đại Tạng Kinh để phát khởi phong trào nghiên cứu, tìm hiểu và hổ trợ công trình tập thành và xuất bản Đại Tạng Kinh Việt Nam;
Vận động tịnh tài bảo trợ Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam hiện do Hòa Thượng Thích Đổng Minh chủ trì để tiến tới đóng góp vào sự hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
Chúng tôi thành tâm bái tạ tri ân chư tôn đức Tăng Ni Phật tử đã và đang đóng góp tịnh tài bảo trợ công trình phiên dịch Pháp tạng Việt Nam;
Chúng tôi cũng thành tâm bái tạ tri ân chư tôn đức Tăng Ni Phật tử tác giả hoặc dịch giả của những biên khảo, tài liệu mà chúng tôi trích đăng trong bản tin số này và những số kế tiếp.
BAN BẢO TRỢ PHIÊN DỊCH PHÁP TẠNG VIỆT NAM

Danh Sách Những Tác Phẩm
Ðã Ðược Phiên Dịch Ra Chữ Việt
Từ 01-4-2002 đến 30-9-2002
A- Từ chữ Hán:

Tiểu sử Ðức Phật.
Phật giáo là gì ?
Con đường Giác ngộ.
Thế nào là tu giải thoát.
Nhân quả báo ứng.
Ðời sống người Cư sĩ.
Luật tôn khải thuật, thành lập và phát triển.
Duyên khởi Luật ngũ phần.
Duyên khởi Luật Bích-sô-ni.
Chùa tháp Phật giáo Trung quốc.
Tịnh độ sử luận.
Khái niệm cơ bản tin Phật.
Ðức Phật và chân lý cuộc sống.
Tư tưởng Tịnh độ.
Sơ lược lịch sử Tịnh độ.
Luật tôn giảng yếu.
Duyên khởi chơn như.
Hộ sanh giới sát.
Nhân lý nghiệp.
Luận Phật thừa tôn yếu.
Trung quốc Phật giáo thông sử luận.
Thập bát La-Hán.
Lược thuyết Phạm võng và Bồ Tát.
Cuộc đời, tư tưởng niệm Phật (của Đời sư Tuệ Viễn).
Nguồn gốc Tịnh độ.
Thiền định, con đường giải thoát.
Nhận thức về Tây phương.
Diễn biến Tịnh độ tông.

B- Từ chữ Anh:

Ðạo Phật như một nền Phật giáo.
Cuộc đời bất bạo động.
Ðường xưa Chánh giác.
Cây giác ngộ.

Nha trang, ngày 30 tháng 9 năm 2002
Phụ tá trưởng ban phiên dịch "Pháp tạng Phật giáo Việt nam"

Ðại Ðức Thích Huệ Ðắc



Danh Sách Những Tác Phẩm Ðã Ðược Phiên Dịch Ra Chữ Việt
Trong Ba Tháng 10, 11, 12 Năm 2002


A -Từ chữ Hán (Hiện Ðại Phật Giáo Học Thuật Tùng San):

1- Nghiên cứu Phật giáo Tây Vức (q. 80)
2- Lịch sử Tịnh độ tông Trung quốc (q. 65)
3- Ðàm luận về nghiệp (q.54)
4- Kỷ nguyên truyền thừa và giáo nghĩa Luật tông (q. 88)
5- Phụ lục niên phổ Ðại sư Huệ Viễn (q.65)
6- Nguồn gốc, diễn biến của thuyết Nghiệp và luân hồi (q. 54)
7- Khái quát luật nhân quả (q. 54)
8- Thiền Tịnh song tu của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (q. 54)
9- Khái niệm về Nghiệp lực (q. 54)
10-Sự thay đổi tư tưởng Tịnh độ (q.65)
11-Lược sử giáo lý Tịnh độ Trung quốc (q. 65)
12-Duyên sanh thông thích (q. 54)
13-Phân tích và luận về Nghiệp Phật giáo (q. 54)
14-Nghiên cứu nguồn gốc Tịnh độ (q. 66)
15-Niên phổ Huyền Trang pháp sư (q. 8)
16-Tinh thần Huyền Trang đại sư ( q.16)
17-Ngũ bộ luật (q. 88)
18-Sự phát triển tư tưởng giới luật (q. 88)
19-Sự phát triển Tịnh độ tông của Phật giáo Trung quốc (q.65)
20-Nghiệp là gì? (q.54)
21-Nhân quả (q. 54)
22-Vô ngã, sự sai biệt giữa Phật giáo và Số luận (q. 53)

B - Từ chữ Anh :

Từ bi hộ sanh ( To cherish all life, Roshi Philip Kapleau )
Quán niệm hơi thở ( Meditation on breathing )
Ðời sống là như vậy ( The way it is, Ajahn Sumedho )
Lời khuyên cho Tăng, Ni (Advice for Monks and Nuns, Lama Yeshe )
Chánh niệm là đương sanh ( Mindfulness: The path to deathless, Ajahn Sumedho )
Chánh niệm trong ngôn ngữ đời thường (Mindfulness in plain English,
H . Gunaratana
Con đường hạnh phúc ( A path to true happiness, Ven. Master Chin Kung )
Tứ Thánh Ðế ( The four Noble Truths, Ajahn Sumedho )

Nha Trang, ngày 31 tháng 12 năm 2002
Phụ tá trưởng ban phiên dịch "Pháp Tạng Phật giáo Việt Nam"
Thích Tâm Nhãn



PHƯƠNG DANH QUÝ VỊ BẢO TRỢ PHẬT SỰ PHIÊN DỊCH PHÁP TẠNG VIỆT NAM TỪ THÁNG 10 ÐẾN THÁNG 12 NĂM 2002

( tiếp theo Bản Tin số 1 )
Tháng 10 năm 2002 :
– Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ $2000
– Pháp Sư Giác Ðức $100 - Thượng Tọa Giác Ðẳng $100
– Đạo hữu Quảng Thành $100
– Đạo hữu Trần Ðình Minh $60
– Đạo hữu Diệu Anh Nguyễn Việt Nga $10
- Thượng Tọa Giác Minh, Tịnh xá Quan Âm $500
– Đạo hữu Thắng Tín Ðoàn Thị Hiệp $300
- Thượng Tọa Giác Sĩ $60
– Đạo hữu Như Bửu $60
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Nguyên Thần $25
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần thị Huyền $20
– Đạo hữu Tâm Huy $20
– Đạo hữu Tâm Quang $20
– Đạo hữu Thanh Hiền $100
– Đạo hữu Diệu An $8
– Đạo hữu Diệu Ðào $50
– Đạo hữu Diệu Hiền $50
– Đạo hữu Nhật Bao Ðức $40
– Đạo hữu Nghiêm Minh $5
– Đạo hữu Diệu Mỹ $5
– Đạo hữu Diệu Niệm $10
– Đạo hữu Thanh Ngọc $15
– Đạo hữu Chánh Tâm $10
– Đạo hữu Quỳnh Như $50
– Đạo hữu Diệu Minh $20
– Đạo hữu Diệu Quang $5
– Đạo hữu Ngọc Dung $10 .

Tháng 11 năm 2002:
– Đạo hữu Trương Văn Cảnh (San Jose) $100
– Đạo hữu Bùi Nhật Tiến $100
– Đạo hữu Van T. Phạm (San Diego) $200
– Đạo hữu Ðức Hạnh $20
– Đạo hữu Minh Thành Trang Anh Tuấn $20
– Đạo hữu Ninh Ðức Thuận $50
– Đạo hữu Ðồng Nghĩa Trần Minh An $30
– Đạo hữu Nguyên Lượng $40
– Đạo hữu Nguyên Ðạt $40
– Đạo hữu Ngọc Thuần $20
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Tâm Huy $20
– Đạo hữu Tâm Quang $20
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần Thị Huyền $20
– Đạo hữu Nguyễn Thế Ðức $200
– Đạo hữu Diệu Mỹ $120
– Đạo hữu Hoa Ðức $100
– Đạo hữu Hiền Ngọc $50
– Đạo hữu Diệu Trí $20
– Đạo hữu Hồng Quyên $20
– Đạo hữu Nguyên Hiền Hồ Thị Trang $20
– Đạo hữu Diệu Hạnh Ðỗ Hòa $20
– Đạo hữu Huệ Phương $5
– Đạo hữu Diệu Minh $5
– Đạo hữu Lê Phước $20
– Đạo hữu Quảng Hạnh $5
– Đạo hữu Diệu Tường Nguyễn Hương $30
– Đạo hữu Kim Nhân Phùng Thị Hai $20
– Đạo hữu Ðức Hương $20
– Đạo hữu Diệu Hằng $20.

Tháng 12 năm 2002:

– Đạo hữu Ðức Hạnh $40
– Đạo hữu Minh Thành $30
– Đạo hữu Tâm Thông Trần Chí Trung $20
– Đạo hữu Nguyên Minh Hồ Hương Lộc $10
– Đạo hữu Ellen Mỹ Lê Quang Hoa Nghiêm $10
– Đạo hữu Minh Tú Võ Phước Thiện $200 (cầu siêu cho thân mẫu là Cụ Bà Diệu Hảo Võ Thị Bảy thọ Ưu Bà Di giới)
– Đạo hữu Tánh Mỹ $40
– Đạo hữu Mật Nghiêm Ðặng Nguyên Phả $300
– Đạo hữu Tâm Phú $100
– Đạo hữu Nguyễn Văn Bảo $80
– Đạo hữu Tống T. Hoàng + Lại N Hoàng $100
– Đạo hữu Hoàng Xuân Phước $20
– Đạo hữu Vũ Ðức Thắng $100
– Đạo hữu Nguyên Ðạt $40 - Thượng Tọa Giác Sĩ $40
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần Thị Huyền $20
– Đạo hữu Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê $500
– Đạo hữu Tâm Huy $20
– Đạo hữu Tâm Quang $20
– Tu viện Trúc Lâm (Edmonton, Canada) $318.50 (500 Gia-kim)
– Gia đình Tứ Thoại (Linh Thoại, Phương Thoại, Quốc Thoại, Bảo Thoại) $100
– Đạo hữu Trương Văn Cảnh (San Jose) $100
– Đạo hữu Dean Trần (Santa Clara) $140
– Đạo hữu Nguyên Tu $40
– Đạo hữu Diệu My $30
– Đạo hữu Từ Lạc $40
– Đạo hữu Nguyên Nghiêm $20
– Đạo hữu Tâm Tịnh $50
– Đạo hữu Minh Châu $10
– Đạo hữu Nguyên Hương + Đạo hữu Nguyên Ðịnh $100
– Đạo hữu Nguyên Ðàm+ Đạo hữu Nguyên Hòa $20
– Bác sĩ Võ Ðình Ðức $100
– Đạo hữu Phan Minh Khánh $100
– Đạo hữu Diệu Cẩm Ðặng Thị Kim Trang $200 (hồi hướng công đức cho cha mẹ)
– Đạo hữu Hạnh Từ $100
– Đạo hữu Diệu Tường $10
– Đạo hữu Diệu Toàn $5
– Đạo hữu Diệu Hiền $10 - Đạo hữu Diệu Khải $10
– Đạo hữu Bửu Ðức $5
– Đạo hữu Diệu Hạnh $5
– Đạo hữu Diệu Minh $20
– Đạo hữu Diệu Hương $20
– Đạo hữu Diệu Phương $20
– Đạo hữu Quang Thùy $20
– Đạo hữu Nguyễn Thế Hoa $50
– Sư Cô Tịnh Giới $50
– Đạo hữu Nguyên Vi $20
– Đạo hữu Quảng Thiện $20
– Đạo hữu Chúc Duyên $10
– Đạo hữu Ðồng Hải $20
– Đạo hữu Diệu Trang $10
– Đạo hữu Nghiêm Minh $5.

Tháng 1 năm 2003

– Ban tổ chức đạo tràng Hoa Nghiêm tại chùa Liên Hoa do Đạo hữu Minh Thạnh Nguyễn Đức Mậu quyên góp: $860
– Đạo hữu Như Bửu $60
– Đạo hữu Tâm Phú $100
– Đạo hữu Nguyên Thần $25
– Đạo hữu Nguyên Đạt $20
– Đạo hữu Nguyên Lượng $40
– Đạo hữu Tâm Huy $20
– Đạo hữu Tâm Quang $20
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần thị Huyền $20
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Quảng Thành $100
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Lý Trọng Nhân & Hương $40
– Đạo hữu Ngọc Thuần $50
– Đạo hữu Bùi Thị Ngọc Bích $50
– Đạo hữu Thiện Ngọc Trương Tài $150
– Đạo hữu Hàn Xuân Dung & Pho Binh $50
– Đạo hữu Diệu Hạnh $20
– Đạo hữu Nguyên Cát $50
– Đạo hữu Phạm Đăng Khai $40
– Đạo hữu Nguyễn Thị Sách $100
– Đạo hữu Chúc Diệp $100
– Đạo hữu Đưc Hòa $100
– Đạo hữu Nhất Nhơn $60
– Đạo hữu Diệu Thuận & Thiện Ân $120
– Đạo hữu Diệu Ngọc $20.

Tháng 2 năm 2003

– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Huỳnh Văn Thuận & Trịnh Mỹ Phong $100
– Đạo hữu Nguyễn Thanh Liêm & Trịnh Mỹ Quyên $100
– Đạo hữu Lê Phương $20
– Gia đình Tâm Tư Viên $20
– Đạo hữu Chúc Tánh và Chúc An $20
– Đạo hữu Nguyễn Công Hội $20
– Đạo hữu Chánh Huệ $60
– Đạo hữu Từ Mẫn $100
– Đạo hữu Quảng Định Vũ Đức Thắng $100
– Đạo hữu Lê Văn Phước $20
– Đạo hữu Tâm Huy $20
– Đạo hữu Tâm Quang $20
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần Thị Huyền $20
– TT. Giác Sĩ $80
– Đạo hữu Diệu Minh (Chị Tiến) $100
– Đạo hữu Hải Tuệ $ 25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Diệu Mỹ Nguyễn Thị Kim Hoa $200
– Đạo hữu Ngọc Hòa Dương Thị Bảy $100
– Đạo hữu Nguyên Thần $25.

Tháng 3 năm 2003

- HT. Thích Chơn Thành $500
- Đạo hữu Trần Đình Minh $120
– Đạo hữu Bùi Nhật Tiến $100
– Đạo hữu Bùi Mai Khanh $100
– Đạo hữu Tâm Quang $40
– Đạo hữu Tâm Huy $40
– Đạo hữu Nguyên Ngọc $20
– Đạo hữu Tâm Thanh $10
– Đạo hữu Quảng Niệm Trương Thị Vân $100
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Tâm Thông Trần Chí Trọng $20
– Đạo hữu Thiện Thông $25
– Đạo hữu Nguyên Lượng $100
– Đạo hữu Nguyễn Đăng Hưng $50
– Đạo hữu Phạm Đăng Khai $40
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Huỳnh Văn Thất $20
– Đạo hữu Nguyễn Văn Qui $20
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Châu Nguyên $20
– Đạo hữu Diệu Thuân $20
– Đạo hữu Ngọc An $5
– Đạo hữu Diệu Thuân $20
– Đạo hữu Diệu Khanh $10
– Đạo hữu Diệu Phước $20
– Đạo hữu Quảng Thời $20
– Đạo hữu Quảng Hạnh 20
– Đạo hữu Nguyễn Thị Tài $10
– Đạo hữu Ngô Lang $20
– Đạo hữu San Tran Tack $10
– Gia đình Nguyễn Thị Hồng $50
– Gia đình Phạm Đình Oanh $50
– Đạo hữu Trần Thúy An $20
– Đạo hữu Lê Hoàng Sang $10
– Đạo hữu Sơn Trịnh & Diệu An $40.

Tháng 4 năm 2003

– Bs. Võ Đình Đức $100
– Đạo hữu Nguyên Định & Nguyên Hương $100
– Đạo hữu Tâm Định $20
– Đạo hữu Nguyên Anh $20
– Đạo hữu Nguyên Đàm & Nguyên Hoa $20
– Đạo hữu Từ Lạc $40
– Đạo hữu Nguyên Nghiêm $20
– Đạo hữu Như Mỹ $20
– Đạo hữu Diệu Mỹ 1 $20
– Đạo hữu Diệu Mỹ 2 $20
– Đạo hữu Tâm Chơn Lê Thanh $100
– ÔB. Dawn pharmacy $100
– Đạo hữu Nguyên Đạt $60
– Đạo hữu Nguyên Thần $50
– Đạo hữu Nguyên Ngọc $40
– Đạo hữu Trương Văn Cảnh (SJ) $100
- Đạo hữu Nguyễn Thị Bình & Nguyễn Anh Thơ $60
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Nguyên Khiết $100
– Đạo hữu Nguyên Nghị Nguyễn Hiến $240
Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County gồm:
– Đạo hữu Diệu Thuần $50
– Đạo hữu Chính Tâm $20
– Đạo hữu Vô danh $80
– Đạo hữu Ngọc Lạc Nguyễn Thị Thảo $100
– Đạo hữu Diệu Thanh $60
– Đạo hữu Diệu An $40
– Đạo hữu Nguyễn Thị Tuyết $10
– Đạo hữu Đại Hồng Chung $10.

Tháng 5 năm 2003

– Đạo hữu Quảng Học Ngô Dung $200
– Đạo hữu Tâm Huy $40
– Đạo hữu Tâm Quang $40
– Đạo hữu Nguyên Ngọc $20
– Đạo hữu Diệu Tánh Trần Kim Khanh $100
– Đạo hữu Như Bửu $60
– Đạo hữu Tâm Phú $80
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Tâm Khiết Lư Thanh Liêm $70
– Đạo hữu Nguyên Thái Vũ Chu Nhượng $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Gia đình Lý Trọng Nhân & Hương $50
– Đạo hữu Diệu Hạnh $20.

Tháng 6 năm 2003

– HT. Hạnh Đạo $300
- Đạo hữu Diệu Minh $140
– Đạo hữu Ngọc Thuận $70
– Đạo hữu Nguyên Thuận $50
– Đạo hữu Đức Hạnh $40
– Đạo hữu Trần Chí Trung $20
– Đạo hữu Chơn Quang $100
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Chương & Trúc & Thảo $20
– Đạo hữu Nguyên Thuận Lê văn Hòa $300
Canada (do Đạo hữu Hạnh Cơ chuyển):
– ÔB. Phan Hồng Ngọc 70 GK
– ÔB. Quảng Thiện 10 GK
– ÔB. Nguyễn Đạt 20 GK
– Gia đình Tứ Thoại 50 GK (tổng cộng 150 GK = US$ 110.46).

Tháng 7 năm 2003

– TT. Giác Sĩ $100
- Đạo hữu Như Bửu $60
– Đạo hữu Từ Mẫn $120
– Đạo hữu Nguyên Đạt $60
– Đạo hữu Nguyên Lượng $100
– Đạo hữu Quảng Thành $100
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Nguyễn Thị Sách $60
– Đạo hữu Diệu Ngọc $20
– Đạo hữu Nguyễn Anh $100
– Đạo hữu Trần Đình Minh $120
– Đạo hữu Thiện Ngọc Trương Tài $150
– Đạo hữu Vũ Đức Thắng $100
– Đạo hữu Tâm Quang $40
– Đạo hữu Tâm Huy $40
– Đạo hữu Tâm Thanh $40
– Đạo hữu Nguyên Ngọc Trần Thị Huyền $40
– Đạo hữu Hoàng Thị Lan $20
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Chương & Trúc & Thảo $20.

Tháng 8 năm 2003

– Đạo hữu Huệ Ngọc Nguyễn Hiền $500
– Đạo hữu Diệu Đức Bùi Thị An $500
– Đạo hữu Diệu Đoan $10
– Đạo hữu Chơn Tường $10
– Nam Phật tử Như Lai Thiền Viện $10
– Đạo hữu Đức Hạnh $20
– Đạo hữu Hòa Thiện $50
– Đạo hữu Chơn An Định Nguyễn Thị Giang $100
– ÔB. Nguyên Hòa Nguyễn Văn Lành $1000
– Đạo hữu Phùng Thị Nguyên $100
– Đạo hữu Dawn Pharmacy $200
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Chương & Trúc & Thảo $20.

Tháng 9 năm 2003

– Đạo hữu Nguyên Thần $125
– Đạo hữu Thiện Tứ & Minh Châu $100
– Đạo hữu Diệu Đức $100
– Đạo hữu Từ Lạc $40
– Đạo hữu Bích Cam DM $20
– Đạo hữu Nguyên Anh Bích Vân $20
– Đạo hữu Nguyên Đinh & Nguyên Hương $100
– Đạo hữu Như Bửu $60
– Đạo hữu Quảng Thành $75
– Đạo hữu Đức Hạnh $40
– Đạo hữu Phan Thị Chiêu $50
– Đạo hữu Nguyễn Thị Ngọc Hồng $50
– Đạo hữu Nguyễn Kim Hoa & Nguyễn Thị Châu $30
– Đạo hữu Tâm Huy $40
– Đạo hữu Tâm Quang $40
– Đạo hữu Tâm Thanh $50
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Chương & Trúc & Thảo $20.

Tháng 10 năm 2003


– HT. Chánh Lạc
– Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN-HoaKỳ $5,000
– HT. Chơn Thành $500
– TT. Chơn Minh $200
– Đạo hữu Trịnh Mỹ Phong $50
– Đạo hữu Nguyên Đạt $60
– Đạo hữu Chánh Huệ $60
– Đạo hữu Hải Tuệ $25
– Đạo hữu Nguyên Phương $25
– Đạo hữu Huỳnh Thị Ngọc Lộc $10
– Đạo hữu Quảng Định Vũ Đức Thắng $100
– Đạo hữu Chương & Trúc & Thảo $20
Phật tử vùng Grand Island, NE (do Đạo hữu Đồng Hóa chuyển) :
– Đạo hữu Quảng Như Nguyễn Xuân Thiều & Đạo hữu Tâm Phi Nguyễn Thị Kiều Phượng $50
– Đạo hữu Nguyên Hiền Nguyễn Thị Sang & Phương Văn Tống $20
– Đạo hữu Thiện Sáng Nguyễn Thị Nguyệt Choái $20
– Đạo hữu Vô danh $20
– Đạo hữu Phương Diễm Châu & Brenda Trần $50
– Đạo hữu Trần Thành Vinh & Trần Thị Mỹ Linh $20
– Đạo hữu Ngọc Lâm Nguyễn Ngọc Diệp $10
– Hương linh Trần Thanh Phong $100
– Đạo hữu Nguyên Trí Phương Văn Xuân & Lý Tý Linh $10
– Đạo hữu Nguyên Cát Nguyễn Ngưu $20
– Đạo hữu Vô danh $10
– Đạo hữu Phạm Văn Châu $10
– Đạo hữu Đồng Hóa Phạm Ngọc Tấn & Nguyên Diệu Phạm Trịnh Hoài $50
– Đạo hữu Nguyên Lực Nguyễn Bá Năng $20
– Đạo hữu Nguyên Bình Trịnh Thanh Nguyên $10
– Đạo hữu Mai Chinh Nhân $20
– Đạo hữu Phương Thị Kim Dung $20
– Đạo hữu Mai Trung Christopher $20
– Đạo hữu Mai Tín Jefferson $20.


* GIỚI THIỆU KINH SÁCH DO BAN BẢO TRỢ PHIÊN DỊCH PHÁP TẠNG VIỆT NAM ẤN HÀNH TẠI HẢI NGOẠI
GIÁO KHOA PHẬT HỌC


Rất tiện lợi và thích hợp để:
Học Phật pháp;
Nghiên cứu Phật pháp;
Dạy Phật pháp
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam sắp xuất bản vào trung tuần tháng 3 tới đây tập 1 của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ nguyên bản Hán văn của cư sĩ Phương Luân, xuất bản tại Ðài Loan.
Ðây là bộ sách gồm 3 tập, sắp xếp theo trình độ thành cấp một, cấp hai và cấp ba, trình bày giáo lý từ thấp lên cao, từ các giáo nghĩa bình dị đến các nghĩa lý sâu xa, từ trình đ ộ phổ thông đến căn cơ chuyên biệt, tương ứng với sơ cấp, trung cấp và cao cấp trong nguyên bản Hán văn.
Ba Tạng Kinh Ðiển, sách vở quá nhiều, một mặt, khó có đủ thời gian và tinh thần đ ể đọc hết được và không biết phải bắt đầu từ đâu; mặt khác, nếu không am tường những danh từ và những thuật ngữ Phật pháp chuyên môn thì vẫn mù mờ, khó hiểu thấu đáo, dễ thối chí và bỏ cuộc.
Bộ sách này sẽ giúp chúng ta biết chỗ bắt đầu, hiểu rõ toàn bộ những vấn đ ề cơ bản của Phật pháp, từ cạn đến sâu mà không mất nhiều thời giờ. Rồi từ những vấn đ ề cơ bản đã nắm được, chúng ta có thể tự mình tìm vào những lãnh vực chuyên biệt (trong khu rừng thánh điển) mà chúng ta thấy thích hợp.
Nội dung của tập 1 tức Giáo Khoa Phật Học cấp một bao gồm những giáo lý cơ bản: từ danh hiệu các đức Phật đến các quả vị tu chứng của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát; từ những giáo nghĩa khởi đầu như Ba Ngôi Báu (Tam Bảo), Bốn Sự Thật (Tứ Ðế), Mười Hai Nhân Duyên (Thập Nhị Nhân Duyên)... đến Năm Uẩn Ðều Không (Ngũ Uẩn Giai Không), Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo (Tam Thập Thất Trợ Ðạo Phẩm)…; từ những vấn đề giới luật như Bảy Chúng và Giới Luật (Thất Chúng dữ Giới Luật), Tăng và Sáu Pháp Hòa Kính (Tăng dữ Lục Hòa Kính) đ ến những vấn đề vũ trụ như Ðại Thiên Thế Giới, Kiếp và Sự Thành Hoại của Thế Giới và nhiều nữa...
Cư sĩ Phương Luân, tác giả nguyên bản Hán văn, đã soạn bộ sách này dựa trên kinh nghiệm và tài liệu qua nhiều năm giảng dạy Phật pháp hàm thụ, mà theo đó, về cách thức và kỹ thuật biên soạn, ông đã cố gắng hiện đại hóa, để cho cái căn bản của Phật pháp không bị sai lệch, mà lại phù hợp với trào lưu của thời đại, giúp cho người học có thể tiếp nhận và thông hiểu một cách dễ dàng.

Cư sĩ Hạnh Cơ, dịch giả của bộ sách này, vốn đã được quý trọng qua những tác phẩm trước đây của ông như Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản (Làng Cây Phong xuất bản năm 1996),một biên soạn công phu về những giáo pháp của Ðức Phật bắt đầu bằng các con số, hoặc Mười Vị Ðệ Tử Lớn Của Phật (Chùa Khánh Anh, Paris, xuất bản năm 1994 và Tu Viện Trúc Lâm, Canada, tái bản năm 1999), dịch từ nguyên tác Hán văn của Hòa Thượng Tinh Vân (Ðài Loan), hoặc Giấc Mộng Ðình Mai (Làng Cây Phong xuất bản năm 2001), một tiểu luận về tác phẩm văn học đầu thế kỷ 19 Mai Ðình Mộng Ký của Nguyễn Huy Hổ.
Khi đọc quyển Giáo Khoa Phật Học cấp một, tuy là một dịch phẩm, nhưng người đọc có cảm giác như mình đ ang đọc một tác phẩm viết trực tiếp vì văn từ trong sáng lưu loát, nghĩa lý rõ ràng dễ hiểu. Bên cạnh đó, các "chú thích" của người dịch, tuy nói là phụ thêm, nhưng thật là đầy đủ, kỹ lưỡng, công phu; so ra còn hơn những chú thích của tác giả rất nhiều; chứng tỏ dịch giả là người rất tận tâm,cẩn thận, đã bỏ nhiều công sức và thì giờ cho công việc.
Mỗi đề tài được trình bày trong một, hoặc hai, hoặc ba bài học với chú thích của tác giả và phần phụ chú của người dịch. Sau đó là bài tập và phần gợi ý trả lời. Sau mỗi ba bài học là bài "tổng kết yếu chỉ ” để tóm tắt những điều đã nói trong ba bài học đó; đồng thời nói thêm những chi tiết cần thiết mà trong ba bài học đó chưa nói tới.

Hiện nay, phong trào học Phật pháp của hàng cư sĩ Việt Nam đang bừng dậy mạnh mẽ khắp trong lẫn ngoài nước, sự ra đ ời thật đúng lúc của cuốn sách giáo khoa về Phật học này sẽ giúp ích rất nhiều cho nhu cầu tu học đó.
Ðặc biệt tại hải ngoại, sự khó khăn lớn lâu nay không chỉ là thiếu thì giờ, thiếu sách giáo khoa mà là thiếu người hướng dẫn trong vấn đề học hỏi Phật pháp. Với cuốn sách này, những khó khă n lớn đó hầu như không còn nữa.
- Mỗi người có thể học hỏi, nghiên cứu Phật pháp tại nhà vào những thời gian rãnh rỗi, thuận tiện của mình;
- Các tổ chức Gia Ðình Phật Tử, Sinh viên Phật tử, Thanh thiếu niên Phật tử, các chùa, các Niệm Phật Ðường, các đạo tràng hiện không có chư Tôn đ ức Tăng Ni hướng dẫn, có thể dùng cuốn sách này để tổ chức các lớp hoặc các nhóm tu học Phật pháp rất tiện lợi;
Ðược biết, quyển Giáo Khoa Phật Học cấp một được soạn và dịch thành hai bản: một bản dành cho Tăng Ni sinh, một bản dành cho quý vị giảng dạy và hiện đang được xử dụng trong các trường Cơ bản Phật học ở trong nước. Bản mà chúng tôi đang giới thiệu và sắp được phát hành nay mai ở hải ngoại là bản tổng hợp hai bản kia và bỏ những phần liên quan đến việc dạy và học chữ Hán, để làm thành bản phổ thông dành cho giới cư sĩ học hỏi giáo lý.

- Sách sẽ được phát hành vào tuần lễ thứ hai của tháng 3 năm 2003;
- Sách dày 700 trang bao gồm nguyên tác Hán văn để tiện việc tham khảo;
- Sách được để giá 20 mỹ kim;
- Trong giai đoạn đầu, vì số lượng in giới hạn, nên sách chưa được bày bán tại các hiệu sách;
- Có giá đặc biệt cho các chùa, Niệm Phật Ðường, các tổ chức Gia Ðình Phật Tử, Sinh viên Phật Tử và các tổ chức, hội đoàn Phật giáo;
- Ngân khoản thu được từ việc phát hành cuốn sách này, sau khi trừ chi phí, sẽ được bỏ vào Quĩ Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam, để tiếp tục in những kinh sách khác.

Mọi chi tiết xin liên lạc :
Cư sĩ Quảng Thành
22232 Roscoe Blvd.
Canoga Park, CA. 91304 - U.S.A.
Phone: (818) 888-2108
Chi phiếu xin đề tên và gởi về:
Mr. Nguyễn Ngọc Cảnh
15512 Lemoli Ave.
Gardena, CA. 90249 - U.S.A.
Phone: (310) 219-2177

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.93.2 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...